CHƯƠNG 1.1: BỐ HITLER CHOÁNG VÁNG KHI NGHE QUYẾT ĐỊNH MÔN HỌC CON MÌNH




Gia đình đã quyết định tôi sẽ học lên trung học.

Bố tôi tin chắc rằng với bản chất của tôi, nhất là với cái tính khí của tôi, theo học ở một trường Gymnasium thiên về xã hội nhân văn là không đúng năng lực. Một trường theo kiểu Realschol có vẻ hợp ý ông hơn. Ông càng khăng khăng ý kiến của mình khi thấy tôi bộ lộ rất rõ năng khiếu vẽ vời, một thứ mà ông cho rằng luôn bị bỏ bê trong các trường Gymnasium. Lý do nữa có thể là do những trải nghiệm nghề nghiệp của bản thân đã khiến ông cho rằng các môn học khối xã hội nhân văn thật chẳng ích lợi gì cả và vì thế mà ông không thích. Về cơ bản, ông nghĩ và cáo ý định rằng con trai ông nhất định sẽ trở thành một viên chức giống như ông. Cũng là lẽ tự nhiên khi ông tin rằng chính nhờ những gian khó thời trai trẻ mà ông có được thành tựu như hôm nay, và nhất là ông đã thành ông bởi nghị lực và cần cù của bản thân. Chính lòng kiêu hãnh vì đã tự mình làm nên thành công ấy đã thúc đẩy ông mong muốn con trai cũng phải làm được như vậy, và tất nhiên có thể còn làm hơn thế nữa. Mong muốn ấy càng được củng cố khi ông tin rằng ông có thể giúp con trai mình rất nhiều trong bước đường phát triển.

Với ông, việc tôi từ chối trở thành người mà cả đời ông mong muốn là điều không thể tưởng tượng được. Bởi vậy, quyết định của ông rất đơn giản, dứt khoát, rõ ràng; tất nhiên đấy là bản thân ông thấy vậy. Rốt cuộc, với bản tính độc đoán áp đặt người khác hình thành từ những ngày tháng vật lộn mưu sinh vất vả, ông dường như không thể chịu đựng nổi khi phải từ bỏ quyết định về sự nghiệp của cậu con trai chưa trải đời mà cũng chẳng có tí ý thức gì về trách nhiệm. Không chỉ thế, với ông, đó là sự yếu đuối tội lỗi và đáng trách bởi đã không áp đặt được cái quyền làm cha mẹ và đã không thực hiện được trách nhiệm với tương lai của cậu con trai, và nói cho đúng thì điều đó hoàn toàn trái ngược với khái niệm của ông về bổn phận và nghĩa vụ.


Mọi việc sau này hóa ra hoàn toàn khác.

Vừa tròn mười một tuổi, lần đầu tiên trong đời tôi buộc phải chống đối người khác. Với một người luôn cứng rắn và kiên quyết thực hiện bằng được các kế hoạch và ý định của mình như bố tôi, cái việc cậu con trai cứ khăng khăng và ngoan cố không chấp nhận ý kiến của mình là một điều không dễ chịu một chút nào.

Tôi không muốn trở thành một viên chức.

Sự thuyết phục và các cuộc tranh luận nghiêm túc cũng chẳng hề làm tôi nao lòng. Không, nghìn lần không, tôi không muốn làm một viên chức. Dù bố tôi có cố hết sức kể những câu chuyện về chính cuộc đời ông để làm cho tôi thấy yêu quý cái nghề đó và hãnh diện vì được là viên chức, vẫn chỉ có một kết cục là sự chống đối. Tôi ngán ngẩm và ớn đến tận cổ với ý nghĩ ngồi trong một văn phòng, mọi tự do bị tước đoạt, không được làm chủ thời gian của mình và buộc phải làm cho cả đời mình trống rỗng thay vì đầy ắp những điều thú vị.

Vậy cái viễn cảnh ấy đã khơi lên những suy nghĩ gì ở một cậu bé trong thực tế chỉ được coi là "khá tốt" theo đúng nghĩa thông thường?

Việc học ở trường thì quá dễ nên thời gian tôi ở bên ngoài còn nhiều hơn là ở nhà. Ngày hôm nay, khi các đối thủ chính trị của tôi dành những tình cảm quan tâm tới cuộc điều tra về cuộc đời tôi, ngược dòng thời gian tìm về những ngày thơ ấu ấy và cuối cùng đã khám phá ra những trò đùa quá quắt mà Hitler này đã chơi ngay từ thời trai trẻ, tôi cảm tạ đấng thượng đế vì đã lưu giữ trong tôi những ký ức đẹp đẽ này. Những khu rừng và những bãi cỏ cũng chính là chiến trường, nơi giải quyết các cuộc xung đột vẫn tồn tại khắp mọi nơi trong đời sống.

Xét ở góc độ ấy, việc học hành của tôi mới bắt đầu ở trường Realschule quả có hơi khác biệt.

Nhưng lúc này, chắc chắn rằng có một cuộc xung đột cần giải quyết.

Chừng nào cái ý định bắt tôi làm viên chức của bố chỉ gặp phải thái độ khó chịu của tôi về mặt lý thuyết thì cuộc xung đột còn có thể ở mức chịu đựng được. Vì thế cho tới lúc ấy, ở một chừng mực nào đó tôi đã có thể giữ kín suy nghĩ của mình; không phải lúc nào tôi cũng cãi lại bố. Tôi đã xác định rất rõ sẽ không bao giờ trở thành viên chức và thế là đủ để tôi có được sự bình yên tuyệt đối trong tâm tưởng. Với tôi, quyết định ấy là không thể thay đổi. Mọi chuyện khó khăn hơn khi kế hoạch mà tôi tiến hành lại hoàn toàn đối lập với kế hoạch của bố. Điều đó xảy ra khi tôi mười hai tuổi. Bản thân tôi cũng chẳng rõ nó xảy ra thế nào, chỉ biết một ngày tôi bỗng nhận ra rõ ràng rằng tôi sẽ trở thành một họa sĩ, một nghệ sĩ. Đúng là chính vì năng khiếu vẽ của tôi mà bố tôi cho tôi học ở trường Realschule, nhưng chẳng bao giờ ông nghĩ rằng ở đây tôi lại được dạy dỗ theo chiều hướng ấy. Mọi việc diễn ra trái với suy nghĩ của bố. Sau một lần cãi lại ý muốn của bố, lần đầu tiên tôi được hỏi muốn làm nghề gì sau này, tôi đã buột miệng nói ra quyết định của mình, khiến bố tôi trong khoảnh khắc bỗng choáng váng lặng đi.

"Họa sĩ á? Nghệ sĩ á?"

Bố ngờ rằng tôi không được minh mẫn, hay có thể ông cho rằng đã nghe nhầm hoặc hiểu sai ý tôi. Nhưng khi hiểu rõ mọi chuyện, và nhất là khi cảm thấy tôi rất nghiêm túc với ý định của mình, ông bắt đầu phản đối bằng tất cả sự quyết tâm trong bản chất của mình. Quyết định của ông cực kỳ đơn giản bởi nhất quyết là không có cân nhắc gì hết, bất kể tôi có năng khiếu gì đi chăng nữa.


"Họa sĩ ư, không đời nào, chừng nào tao còng sống!" Nhưng rồi cậu con trai, ngoài những phẩm chất của mình lại thừa hưởng sự ngoan cố của bố nên vẫn cứ khăng khăng câu trả lời của mình. Tất nhiên, lần này câu trả lời đã ẩn chứa sự chống đối.

Cuộc chiến giữa hai bên xảy ra. Bố tôi nhất quyết "Không đời nào!" Còn tôi cũng khăng khăng "Có chứ ạ!".

Kết quả dĩ nhiên chẳng vui vẻ gì. Bố tức điên lên còn tôi, dù rất yêu quý bố, cũng cảm thấy vô cùng bực bội. Bố ngăn cấm tôi không được nuôi bất kỳ hy vọng nào dù mong manh nhất rằng tôi có thể theo học nghệ thuật. Tôi tiến thêm một bước và tuyên bố rằng nếu vậy tôi sẽ không học hành gì nữa. Dĩ nhiên, với tuyên bố ấy tôi đã chuốc lấy sự trừng phạt; bố bắt đầu áp đặt quyền hành bắt tôi nghe theo ông một cách không thương xót. Chính vì thế mà về sau tôi chỉ im lặng nhưng lại hành động đúng như đã đe dọa. Tôi tin rằng một khi bố tôi thấy tôi học hành không tiến bộ, ông sẽ để tôi dành thời gian cho ước mơ của mình, cho dù ông có thích điều đó hay không.

Tôi không rõ mình tính toán như vậy có đúng không. Lúc đó, chỉ có một điều là chắc chắn: phải làm sao để ai cũng thấy là tôi học hành chẳng ra gì. Tôi chỉ học những gì mà tôi thấy thích và có thể cần cho tôi khi trở thành họa sĩ. Còn những cái tôi thấy vô bổ và nhạt nhẽo tôi chỉ phá mà thôi. Thế nên phiếu kết quả học tập của tôi, vì phụ thuộc vào môn học và sự tính toán của tôi, toàn thấy những điều đối nhau chan chát. Ngay cạnh những nhận xét "xuất sắc", "giỏi", lại thấy ngay lời phê "trung bình", thậm chí "dưới trung bình". Tôi được điểm cao nhất ở môn địa lý và môn lịch sử. Đó cũng là những môn học tôi yêu thích và luôn dẫn đầu trong lớp.

Giờ đây, sau bao nhiêu năm, khi nhìn kết quả của giai đoạn này, tôi chỉ thấy hai điều đặc biệt có ý nghĩa:

Một: Tôi đã trở thành một người theo chủ nghĩa dân tộc.

Hai: Tôi đã học để hiểu và nắm bắt được ý nghĩa của lịch sử nước Áo cũ là đất nước của các dân tộc.

Nhìn chung, vấn đề của Đế chế Đức, ít ra tại thời điểm đó, là hoàn toàn không thể nắm bắt được ý nghĩa của thực tế này đối với cuộc sống của người dân. Sau chiến thắng vẻ vang của đội quân anh dũng trong cuộc chiến Pháp-Đức, mọi người dần dần bớt quan tâm tới những người Đức sống ở nước ngoài; nhiều người không thể, có người còn không có khả năng đánh giá được tầm quan trọng của mình. Đặc biệt là khi nhắc đến những người Áo gốc Đức, người ta rất hay nhầm tưởng cái triều đại thoái hóa này với những con người khỏe mạnh, tráng kiện.


Điều mà họ không thể nhận thức được đó là: chỉ khi nào những người Đức sống tại Áo thật sự là dòng giống ưu việt nhất họ mới giành được cái quyền khắc dấu ấn của mình vào một đất nước của năm triệu tâm hồn, với sự sâu sắc tới mức ngay cả ở Đức, người ta cũng nhầm tưởng rằng Áo chính là một bang của nước Đức. Đó là một sự ngu xuẩn kéo theo những hậu quả thảm khốc, và cũng là tấm bằng khen chói lọi tặng cho mười triệu người Đức sinh sống trong đế chế Ostmark. Chỉ có vài người Đức của Đế chế có khái niệm mơ hồ về cuộc chiến đấu không ngừng và quyết liệt để bảo vệ ngôn ngữ Đức, trường học Đức và lối sống Đức. Chỉ đến hôm nay, khi chính những nối thống khổ đau đón đó xảy đến với những người Đức của Đế chế, những người ở trong ách thống trị của ngoại bang vẫn mơ về tổ quốc chung và đấu tranh để bảo vệ quyền lợi thiêng liêng của mình với tiếng mẹ đẻ, người ta mới hiểu ra rằng thế nào là bị buộc phải chiến đấu cho dân tộc. Ngày hôm nay, có lẽ nhiều người đã nhận ra sự vĩ đại của những người Đức trong Đế chế Ostmark xưa cũ, những người chỉ biết dựa vào chính bản thân mình và hàng thế kỷ nay vẫn bảo vệ Đế chế khỏi xâm nhập từ phía Đông, rồi cuối cùng đã tiến hành cuộc chiến tranh du kích nhằm bảo tồn biên giới ngôn ngữ Đức, vào đúng thời điểm Đế chế đang mải mê quan tâm tới các thuộc địa nhưng lại thờ ơ với máu thịt của chính mình.

Cũng giống như mọi cuộc chiến khác, trong cuộc chiến ngôn ngữ ở nước Áo cũ, luôn luôn có sự tham gia của ba tầng lớp:

Các chiến sĩ, những người ngoài cuộc thờ ơ, và bọn phản bội.

Quá trình sàng lọc phân loại bắt đầu từ trong nhà trường. Sự thật đáng ghi nhận về cuộc chiến ngôn ngữ này là các phong trào đấu tranh nổi lên mạnh mẽ nhất ở khu vực trường học, bởi đây là nơi gieo mầm cho thế hệ tương lai. Đó là cuộc đấu tranh vì tâm hồn của thế hệ trẻ, và lời kêu gọi đầu tiên dành cho những người trẻ tuổi là:

"Các chàng trai Đức, đừng quên bạn là người Đức", và "Hỡi các cô gái, hãy nhớ rằng các bạn sẽ trở thành những người mẹ Đức".

Bất kỳ ai hiểu rõ tâm lý của đám thanh niên thì cũng sẽ hiểu rằng chính chúng ta là những người lắng nghe thích thú nhất những lời kêu gọi chiến đấu. Chúng tiến hành đấu tranh với vô vàn hình thức khác nhau, theo cách thức và bằng vũ khí của riêng chúng. Chúng từ chối hát những bài hát không phải là tiếng Đức. Mọi người càng cố tách chúng khỏi nước Đức anh hùng vĩ đại thì lòng nhiệt tình chiến đấu của chúng càng trở nên cuồng nhiệt; chúng nhịn ăn để tiết kiệm từng đồng xu cho cuộc chiến, nhạy cảm với những bài giảng của các giáo viên không phải là người Đức và đồng thời cũng phản đối kịch liệt các giáo viên đó; chúng đeo các phù hiệu đã bị cấm biểu tượng cho dân tộc mình và thấy hạnh phục với ai đó trừng phạt hay đánh đập chúng vì điều đó. Như vậy, xét ở phạm vi hẹp, chúng là hình ảnh phản ánh trung thực về cha mẹ mình, trừ một điều là niềm tin của chúng thì mạnh mẽ và chân thực hơn.


Bản thân tôi, khi còn trẻ, cũng đã có cơ hội tham gia cuộc chiến dân tộc ở đế quốc Áo cũ. Bọn tôi quyên góp cho Sudmark và các hiệp hội trong nhà trường; chúng tôi củng cố niềm tin bằng cách cài hoa xa cúc lam và mặc trang phục với ba màu đỏ, đen và vàng; "Heil", chúng tôi chào nhau như vậy, và thay vì hát quốc ca của Đế quốc chúng tôi hát bài "Deutschland uber Alles", bất chấp những lời cảnh báo và sự trừng phạt. Cứ như vậy, bọn trẻ được dạy về chính trị trong một thời kỳ mà theo thông lệ, môn học về quốc gia dân tộc hầu như chẳng chắc gì tới quốc tịch hay ngôn ngữ của chúng. Khỏi phải nói, ngay cả khi đó tôi cũng phải là kẻ thờ ơ lãnh đạm. Chỉ trong một thời gian ngắn, tôi đã trở thành một người theo "chủ nghĩa dân tộc Đức" cuồng nhiệt, dẫu rằng khái niệm ấy không giống với khái niệm mà Đảng của chúng ta ngày nay đang nói tới.

Điều này đã đem lại cho tôi những bước tiến bộ nhanh chóng, mười lăm tuổi, tôi đã hiểu được sự khác biệt giữa "chủ nghĩa yêu nước" của vương triều và "chủ nghĩa dân tộc" của nhân dân; và ngay cả khi đó tôi cũng chỉ quan tâm tới khái niệm sau:

Với những người chưa từng khổ công tìm hiểu về những điều kiện nội tại của nền quân chủ Habsburg, thật khó có thể hiểu hết một quá trình như vậy. Ở đất nước này, việc dạy môn lịch sử thế giới buộc phải cung cấp những mầm mống ban đầu cho quá trình phát triển ấy, bởi lẽ thực tế là hầu như không có thứ nào tương tự như lịch sử nước Áo. Vận mệnh của đất nước này gắn chặt với đời sống và sự phát triển của tất cả những người Đức tới mức sự chia cắt lịch sử thành các giai đoạn của Đức và Áo dường như là điều không tưởng tượng nổi. Thực vậy, khi rốt cuộc nước Đức bị chia thành hai phạm vi quyền lực, chính sự phân chia ấy lại là một phần trong lịch sử nước Đức.

Biểu tượng cho vinh quang của triều đại trước, được giữ gìn ở Vienna, dường như vẫn mang một lời nguyền ma thuật; nó tồn tại như một bằng chứng cho sự hợp nhất vĩnh viễn của hai số phận ấy.

Lời kêu gọi mãnh liệt của những người Áo gốc Đức đòi tái hợp với nước mẹ Đức vĩ đại được cất lên trong những ngày vương triều Habsurg sụp đổ chính là kết quả của niềm khao khát bấy lâu ngủ yên trong trái tim của mọi người – khao khát được trở về nơi quê cha đất tổ. Điều này thật khó lý giải nếu sự giáo dục lịch sử của những người Áo gốc Đức không khơi dậy một niềm khát khao lớn đến vậy. Ẩn trong sự giáo dục ấy là một giếng nước không bao giờ cạn, vào chính thời điểm của sự quên lãng, lại dâng lên cao hơn cả sự phồn thịnh khi đó, không người nhắc nhở về quá khứ và khẽ thì thầm một tương lai mới.

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top