|3|

Bánh chưng thơm mùi nếp.
Canh thịt dồn khổ qua.
Tết dậy mùi từ bếp.
Dậy hương vị của Nhà.
Bạn thường lo nghĩ Tết đến rồi mà mình chưa có thêm nhiều quần áo mới, chưa kịp làm đẹp gì cho bản thân, nhưng đã nhiều năm rồi, bà hay mẹ đều không mua gì mới cho bản thân, đã nhiều năm rồi, mẹ vẫn để một kiểu tóc, túm gọn lại đằng sau. Chiều 30, bạn cau có khi chưa có được bộ móng thật lung linh, chưa ra hàng gội đầu, làm tóc, nhưng mẹ vẫn tất bật nấu cơm, không quên đun nồi nước mùi chờ bạn về tắm rửa cho thơm tho, sạch sẽ.

Không phải mẹ không thích làm đẹp, không phải mẹ không mong được nghỉ ngơi, ra hàng gội đầu, làm một bộ tóc mới, mặc một bộ quần áo thật đẹp đi thăm hỏi họ hàng, nhưng những mâm cỗ vẫn đang chờ mẹ nấu, đợi lũ con về, vì chúng nó cả năm bận bịu công việc, chẳng mấy khi có đông đủ để ăn một bữa cơm đoàn viên, thế thì so với quần áo mới, mái tóc đẹp, bộ móng xinh, niềm vui của mẹ giản đơn hơn nhiều - là bữa cơm đong đầy yêu thương để cúng Tổ tiên, trước là tưởng nhớ người đã khuất, sau là niềm vui sum vầy. Những đứa con lớn lên trong vòng tay mẹ, từ lúc khó khăn đến lúc đủ đầy, chúng đều tìm thấy niềm vui khác, chỉ có mẹ vẫn vậy, đem hết yêu thương và sự quan tâm dành cho gia đình.

Chúng ta, khi đã đủ trưởng thành, khi đã có một mái ấm để nhìn về, đôi khi vẫn cứ ích kỷ với những đủ đầy của bản thân, để không nhận ra rằng, chúng ta đã thật sự hiểu được ý nghĩa của ngày Tết hay chưa? Chúng ta nhìn về Tết bằng sự ngao ngán, bằng tiếng thở dài, bằng những điều chán ghét, nhưng nếu ta chỉ cần nghĩ đến ở nhà, mẹ vẫn đang cặm cụi gói bánh, làm nem, tóc mẹ vẫn rối, quần áo đẹp cũng chẳng kịp mặc, nhưng Tết vẫn luôn là ngày mà mẹ trông ngóng, vì những đứa con sẽ trở về, vì Tết là dịp để tưởng nhớ người đã khuất, vì Tết là để người với người gần gũi nhau hơn. Thế thì thay vì tấm áo cái quần, bất công hay bình quyền, mẹ chẳng nghĩ nhiều đến thế, với mẹ, Tết chỉ thật sự ý nghĩa khi chúng ta luôn đặt tình thân ở trong tim.

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top

Tags: #lpa18112005