Cuộc Chiến Việt-Trung 1979 P.3

Nguồn : lycafetanvo

Chiến tranh năm 1979 và cuộc đấu trí cân não giữa Trung Quốc - Việt Nam - Hoa Kỳ (kỳ 3)

Mục tiêu của Trung Quốc

Tuyên bố chiến tranh của bọn bành trướng Trung Quốc nói rằng đây là cuộc chiến để quân Trung Quốc "phản kích tự vệ" chống lại các khiêu khích của Việt Nam. Phát ngôn viên của Tân Hoa xã nói: "Các lực lượng biên phòng Trung Quốc đã hành động khi tình hình trở nên không thể chấp nhận được và không còn lựa chọn nào khác. Chúng tôi không muốn một tấc đất nào của Việt Nam. Cái chúng tôi muốn là một đường biên giới ổn định và hòa bình." Tuy nhiên, như đã phân tích ở trên, Trung Quốc muốn đánh, xem tình hình thế nào, nếu chiếm được thủ đô Hà Nội thì sẽ chiếm đóng lâu dài ở miền Bắc VN, và trước đó họ đã dự tính trước khả năng này nên đã thủ sẵn con bài Hoàng Văn Hoan và các chiêu bài chính trị, những con bài chính trị cần thiết. Và thực tế sau này đã cho thấy họ có tham vọng đất đai, do đó những gì mà họ tuyên bố, tuyên truyền, chỉ là dối trá.

Trước cuộc xâm lược, tướng Dương Đắc Chí còn hung hăng nói với thuộc cấp và binh lính: Chúng ta sẽ ăn Phở ở Hà Nội. Và nếu muốn thì chúng ta cũng thừa sức ăn Phở ở Hà Nội buổi sáng, ở Huế buổi trưa, và Thành phố Hồ Chí Minh buổi chiều... Điều này càng cho thấy tham vọng của bọn phản động Trung Quốc.

Nhiều nhà sử học phương Tây cho rằng cuộc chiến có những mục đích không rõ ràng do bọn bá quyền phương Bắc giấu kín, chỉ tuyên bố, tuyên truyền những lời hay ý đẹp để giải thích cho dư luận trong nước, trấn an dư luận quốc tế, và để cho phía VN bị hoang mang không rõ ràng. Trong đó, theo họ, việc dễ thấy nhất là Trung Quốc muốn cứu nguy Khmer Đỏ, là một trong những chế độ độc tài tàn bạo nhất của thế kỷ 20.

Theo nhà nghiên cứu, chuyên gia quân sự, giáo sư người Úc Carl Thayer trên BBC, trong mắt Trung Quốc, Hà Nội đã "quên ơn" Bắc Kinh: Sau khi được giúp đỡ trong 2 cuộc chiến chống Pháp và chống Mỹ thì quay sang bạc đãi cộng đồng người Hoa, quan hệ nồng ấm với Liên Xô mà khi đó Trung Quốc coi là kẻ thù, rồi lại tấn công quân sự lật đổ đồng minh Khmer Đỏ của Bắc Kinh. Bọn phản động phương Bắc không chinh phạt Việt Nam thì danh dự, quốc thể, thương hiệu, uy thế của Trung Quốc sẽ bị ảnh hưởng không tốt, gần như họ sa vào cái thế phải đánh, không đánh không xong. Bọn bành trướng phương Bắc mở cuộc nam chinh, xua quân vào phương Nam là vì Việt Nam "dám" thách thức uy quyền, tầm vóc, vị thế, địa vị, và tầm ảnh hưởng của Trung Quốc trên bán đảo Đông Dương nói riêng và châu Á nói chung. Bên cạnh việc xâm lấn Việt Nam để "bình định vùng biên giới" sau nhiều năm căng thẳng với các xung đột ngày càng nhiều, ngày càng lớn, bọn họ phải hành động để chứng tỏ uy tín của mình trong việc bảo vệ đồng minh Khmer Đỏ, và để chứng minh họ không thua Liên Xô.

Theo Trung tướng Lưu Á Châu của Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc, Chính ủy Đại học Quốc phòng Trung Quốc, giáo sư thỉnh giảng của Đại học Stanford ở Mỹ, mà dịch giả Vũ Hồng Ngự và Nguyễn Hải Hoành dịch lại một số bài viết, bài nói của ông và đăng trên Tuần Việt Nam và tạp chí Hồn Việt, thì: "Cuộc chiến này của đồng chí Đặng Tiểu Bình là đánh để hai người xem, một là Đảng Cộng sản Trung Quốc, hai là người Mỹ." và: "Vừa rồi, tôi nói gây ra cuộc chiến tranh này vì người Mỹ, chính là trả hận cho người Mỹ. Có bằng chứng không? Có đấy. Ngày hôm trước rời Nhà Trắng thì ngày hôm sau, Đặng Tiểu Bình bắt đầu đánh Việt Nam. Vì sao có thể giúp Mỹ hả giận? Bởi vì, người Mỹ vừa tháo chạy nhục nhã khỏi Việt Nam. Chúng ta sao lại giúp người Mỹ hả giận? Thực ra không phải vì Mỹ, mà là vì chúng ta, vì cải cách mở cửa. Trung Quốc không thể cải cách mở cửa mà không có viện trợ của các nước phương Tây, đứng đầu là Mỹ. Nhờ cuộc chiến này, Mỹ đã ồ ạt viện trợ kinh tế, kỹ thuật, khoa học kỹ thuật và cả viện trợ quân sự, tiền vốn cho Trung Quốc... Cuộc chiến này đem lại cho Trung Quốc những gì? Đó là một lượng lớn thời gian, tiền bạc và kỹ thuật. Nhờ những yếu tố này, Trung Quốc tiếp tục đứng vững sau khi Liên Xô sụp đổ. Đây là thành công vĩ đại. Thậm chí có thể nói, bước đi đầu tiên của cải cách mở cửa Trung Quốc chính là từ cuộc chiến tranh này."

Đối với Việt Nam, cuộc chiến là một phần trong kế hoạch bành trướng, Nam xâm của bọn bá quyền phương Bắc, noi gương bọn phong kiến phương Bắc. Theo phân tích của giới quân sự và các chuyên gia Việt Nam, mục tiêu chính của Trung Quốc trong hành động quân sự lần này gồm:

- Nhanh chóng chiếm đóng vùng biên giới Việt - Trung, đặc biệt là các thị xã trọng yếu gồm Lạng Sơn (chốt chặn nối Quốc lộ 1A của Việt Nam với Trung Quốc), Cao Bằng và Lào Cai. Vùng chiếm đóng dự kiến với bề sâu chừng vài chục km sẽ được Trung Quốc sử dụng làm bàn đạp cho các cuộc tấn công vào sâu nội địa Việt Nam.

- Tiêu hao lực lượng chủ lực và làm suy yếu khả năng phòng ngự phía Việt Nam bằng việc quét sạch các đồn biên phòng, tiêu diệt một phần lực lượng quân địa phương và các đơn vị võ trang độc lập khác của Việt Nam.

- Hủy diệt cơ sở hạ tầng và nền kinh tế ở các vùng chiếm đóng để đưa nền kinh tế Việt Nam tới chỗ kiệt quệ, sụp đổ.

Tương quan lực lượng tham chiến

Để tấn công Việt Nam, Trung Quốc sử dụng 9 Quân đoàn chủ lực và 32 sư đoàn bộ binh, 6 trung đoàn xe tăng, 4 sư đoàn và nhiều trung đoàn pháo binh, phòng không. Lực lượng được huy động khoảng trên 40 vạn binh sĩ, 550 xe tăng, 480 khẩu pháo, 1.260 súng cối và dàn tên lửa, chưa kể hơn 200 tàu chiến của hạm đội Nam Hải và 1.700 máy bay sẵn sàng phía sau. Quân đội nam chinh đặt dưới sự thống lĩnh của hai tướng Hứa Thế Hữu và Dương Đắc Chí.

Tướng Hứa Thế Hữu, tư lệnh Đại Quân khu Quảng Châu chỉ huy hướng tiến công vào vùng Đông Bắc Việt Nam với trọng điểm là Lạng Sơn và Cao Bằng. Tướng Dương Đắc Chí, tư lệnh Đại Quân khu Côn Minh đảm nhiệm hướng Tây Bắc với trọng điểm là Hoàng Liên Sơn (nay là Lào Cai). Đây là đợt huy động quân sự lớn nhất của Trung Quốc kể từ chiến tranh Triều Tiên.

Ngoài lực lượng quân chính quy, Trung Quốc còn huy động hàng chục vạn dân công và lực lượng dân binh ở các tỉnh biên giới để tải đồ tiếp tế, phục vụ, tải thương, hỗ trợ quân chính quy, phục vụ cho chiến dịch xâm lược. Tại Quảng Tây đã có đến 21 vạn dân phu được huy động. Về phân phối lực lượng của Trung Quốc: Hướng Lạng Sơn có Quân đoàn 43, 54, 55; hướng Cao Bằng có Quân đoàn 41, 42, 50; hướng Hoàng Liên Sơn có Quân đoàn 13, 14; hướng Lai Châu có Quân đoàn 11; hướng Quảng Ninh, Hà Tuyên (nay là Hà Giang) mỗi nơi cũng có từ 1 đến 2 sư đoàn. Tổng số khoảng 60-65 vạn người.

Về phía Việt Nam, do phần lớn các Quân đoàn chính quy (3 trong số 4 Quân đoàn) đang chiến đấu ở Campuchia hoặc đóng ở miền Nam Việt Nam đề phòng Mỹ quay lại, tàn quân ngụy nổi loạn, sự phá hoại của bọn khủng bố "Mặt trận Hoàng Cơ Minh" (tiền thân của tổ chức khủng bố Việt Tân), và để tiếp ứng cho quân đội ta ở Campuchia, đặt trọng tâm vào chiến cuộc phía Nam, nên phòng thủ ở biên giới với Trung Quốc chỉ có một số sư đoàn chủ lực quân khu (chủ yếu là tân binh) của Quân khu I và II cùng các đơn vị bộ đội biên phòng, bộ đội địa phương tỉnh, huyện, công an vũ trang (biên phòng), công an xung phong, du kích xã và dân quân - tự vệ.

Lực lượng thiện chiến nhất của Việt Nam đóng ở biên giới Việt - Trung là Sư đoàn 3 (vốn là sư đoàn có truyền thống hào hùng, lập nhiều chiến công, thành tích trong kháng chiến chống Mỹ, từng trải qua trăm trận, có kinh nghiệm và năng lực chiến đấu cao, được điều động từ miền Nam lên đóng tại Lạng Sơn để đề phòng bọn bá quyền) và sư đoàn 316A (đóng tại Sa Pa), ngoài ra còn có các sư đoàn 346 ở Cao Bằng, 325B ở Quảng Ninh, 345 ở Lào Cai, 326 ở Phong Thổ, Lai Châu.

Sư đoàn 346 đóng tại Cao Bằng nhiều năm chủ yếu làm nhiệm vụ kinh tế, thời gian huấn luyện sẵn sàng chiến đấu trở lại chưa nhiều. Lực lượng biên giới có khoảng 7 vạn quân, về sau được hai sư đoàn (327 và 337) từ tuyến sau lên Lạng Sơn tiếp viện. Lực lượng độc lập gồm các trung đoàn 141, 147, 148, 197, trung đoàn pháo binh 68, các trung đoàn quân địa phương 95, 121, 192, 254 và 741. Quân đoàn 1 được xây dựng thành một phòng tuyến, thành những hàng rào phòng thủ đóng quanh Hà Nội, bảo vệ thủ đô, ngăn chận Trung Quốc tiến sâu vào vùng trung châu.

Ngày 27 tháng 2, Quân đoàn 2 là chủ lực của Bộ quốc phòng được lệnh cơ động về để bảo vệ miền Bắc, đến ngày 5 tháng 3 bắt đầu triển khai trên hướng Lạng Sơn. Do 3 danh tướng Lê Đức Anh, Lê Khả Phiêu, Lê Trọng Tấn đều chỉ huy ở Campuchia chống Khmer Đỏ nên chiến dịch chống Trung Quốc lần này do 3 tướng Văn Tiến Dũng, Đàm Quang Trung, và Vũ Lập thống lĩnh.

Xâm lăng Việt Nam từ hai hướng

Suốt thời gian này, Trung Quốc dần hiện nguyên hình, lộ chân tướng ngụy quân tử, đạo đức giả, từ chống Việt Nam một cách giấu mặt đến chống công khai. Những mưu đồ chống phá đó đều hiểm độc và đã gây khó khăn cho Việt Nam, nhưng cuối cùng đều thất bại, cho nên đầu năm 1979, Trung Quốc phải tính đến việc tấn công trực tiếp, xâm lược thẳng thừng Việt Nam từ hai phía.

Phía Tây Nam, theo kế hoạch của Bắc Kinh, sau khi tập trung khoảng 20 vạn quân ở sát biên giới Việt - Miên, ngày 22 tháng 12 năm 1978, Pol Pot đã sử dụng những sư đoàn tinh nhuệ, thiện chiến nhất của họ, có xe tăng và pháo binh yểm trợ, đánh vào khu vực Bến Sỏi thuộc tỉnh Tây Ninh (cách TPHCM 100 km), với ý đồ đánh chiếm chớp nhoáng thị xã Tây Ninh, mở đường tiến sâu vào miền Nam Việt Nam, đồng thời làm suy yếu Việt Nam để quân Trung Quốc đánh vào Việt Nam từ phía Bắc.

Việt Nam đã phản công mạnh mẽ và làm thất bại hoàn toàn kế hoạch quân sự đó. Đồng thời, tiến quân đánh thẳng vào và san bằng sào huyệt của giặc xâm lược, phá tan hang ổ của Pol Pot, lật đổ chế độ Khmer Đỏ, cứu người dân Campuchia thoát khỏi họa diệt chủng, làm tròn nghĩa vụ quốc tế, tận diệt mầm mống xâm lược, ổn định lại biên giới Việt Nam – Campuchia, các tỉnh biên giới, và miền Nam VN, phá thế gọng kìm, thoát khỏi tình trạng "lưỡng đầu thọ địch".

Phía Bắc, Trung Quốc huy động hơn 50 vạn quân, gồm nhiều Quân đoàn và sư đoàn, nhiều đơn vị binh chủng kỹ thuật với gần 800 xe tăng, hàng ngàn khẩu pháo, hàng trăm máy bay các loại của hầu hết các quân khu của Trung Quốc, phát động chiến tranh xâm lược tổng lực và toàn diện vào Việt Nam ngày 17 tháng 2 năm 1979 trên toàn tuyến biên giới.

Để lừa gạt dư luận Trung Quốc và dư luận thế giới, những người cầm quyền Bắc Kinh đã tuyên bố rằng đấy chỉ là một cuộc “phản kích tự vệ”, một cuộc "Chiến tranh đánh trả tự vệ trước Việt Nam" (对越自卫还击战, Đối Việt tự vệ hoàn kích chiến) bằng những đơn vị biên phòng, nhiều tài liệu quốc tế đã cho thấy là có ít nhất 50 vạn quân, tài liệu của một số nước châu Âu như Tây Ban Nha, Hà Lan, Bồ Đào Nha và tài liệu của Liên Xô cũ và Nga ngày nay đều cho thấy là có từ 50 đến 60 vạn quân, nhưng trong tài liệu của Trung Quốc thì chỉ còn "20 vạn quân".

Sự thật đây là một cuộc chiến tranh xâm lược toàn diện bằng quân lực chính quy, bằng lực lượng chủ lực có tuyển chọn, tinh nhuệ, thiện chiến nhất từ hầu hết các quân khu của Trung Quốc, nhiều tướng lĩnh, sĩ quan có kinh nghiệm chiến đấu trong nội chiến Trung Quốc chống quân Quốc dân đảng và chiến tranh Triều Tiên chống liên quân Liên Hiệp Quốc do Mỹ cầm đầu. Ngoài ra có nhiều lão thành quân sự đã từng trải trong cuộc chiến tranh Trung - Nhật chống phát xít, chống Tưởng Giới Thạch, chống quân phiệt, từng thân chinh bách chiến, thân trải trăm trận vào sinh ra tử trên các chiến trường Đại Lục và Triều Tiên, chống với nhiều quân đội khác nhau, trong đó có những người nguyên là thuộc cấp dưới trướng của danh tướng Bành Đức Hoài trước đây, cũng tham gia với vai trò cố vấn quân sự.

Đây là một cuộc chiến tranh xâm lược được chuẩn bị chu đáo, kỹ lưỡng, tỉ mỉ về các mặt, từ việc xây dựng những công trình quân sự, đường xá, hầm hào, sân bay dọc biên giới Việt – Trung đến việc vu cáo Việt Nam, phá hoại tình hữu nghị Việt – Trung, kích động tư tưởng đại dân tộc, tinh thần Đại Hán trong nhân dân Trung Quốc hòng biện bạch và che giấu hành động xâm lược. Về mặt đối ngoại, họ cũng chuẩn bị chu đáo, đặc biệt là họ đã phát động cuộc chiến tranh xâm lược sau khi Phó thủ tướng Đặng Tiểu Bình đi thăm Mỹ về, thực tế là sau khi tranh thủ được sự đồng tình của Mỹ và Nhật, một đàn em thân cận của Mỹ.

Tướng Diệp Kiếm Anh của QGPNDTQ lúc đó vốn đang tranh giành quyền lực và có nhiều bất bình, bất đồng chính kiến với Đặng Tiểu Bình và chính sách cải cách, đã nói: Diệu võ dương oai đánh Việt Nam thì được gì? Không khác gì Gia Cát Lượng Bắc phạt Tư Mã Ý, đánh vào nơi nào và làm sao đánh thắng được? Chúng ta không thể đánh thắng một đội quân lưu động trong nhà của họ. Mỹ muốn báo thù Việt Nam bằng máu Trung Quốc. Không được dùng máu của người Trung Quốc để phục hận cho người Mỹ... Rất tiếc Đặng Tiểu Bình và đồng bọn hiếu chiến, hiếu thắng đã không nhận ra điều này và bỏ ngoài tai những lời can gián trung thực, ngay thẳng.

Hai cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam mà Trung Quốc gây ra từ hai hướng là bước leo thang cao nhất trong cả một quá trình hành động tội ác chống lại sự độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam từ trước đến nay nhằm làm yếu, thôn tính và khuất phục Việt Nam. Trái với mọi tính toán của Bắc Kinh, cuộc chiến tranh xâm lược của họ đã thất bại thảm hại, đã bị toàn thế giới (trừ Mỹ và các đồng minh thân cận) lên án và một bộ phận nhân dân Trung Quốc phản đối. Ngày 5 tháng 3 năm 1979, do bị tổn thất, thiệt hại, thương vong nặng nề, không còn đủ sức duy trì cuộc chiến, và nhìn thấy nhiều đơn vị khác của Việt Nam từ Campuchia quay về, từ miền Nam trùng trùng điệp điệp kéo ra Bắc, họ đành phải lui quân kịp thời trước khi quân bổ sung của Việt Nam tới nơi.

Dùng đàn em Khmer Đỏ xâm lấn từ phía Tây Nam

Sau cuộc kháng chiến chống Mỹ của Việt Nam, Trung Quốc và Khmer Đỏ ngày càng hiện rõ chân tướng, lộ diện chân dung, bộc lộ bản chất đón gió trở cờ và bộ mặt thật của mình, càng lúc càng dấn thân vào con đường phản bội phong trào giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp và giải phóng con người trên thế giới, câu kết với Hoa Kỳ và chủ nghĩa đế quốc, trở mặt với Việt Nam, Liên Xô, và cả Cuba. Trong thời gian đó Đặng Tiểu Bình và truyền thông Trung Quốc liên tục chửi bới Cuba là "tay sai của Điện Cẩm Linh" là "một Việt Nam mới của châu Mỹ", "tiểu bá châu Mỹ" v.v. Hai thầy trò Đặng Tiểu Bình - Pol Pot lúc đó không dám nói động đến Hoa Kỳ, nhưng lại liên tục chửi bới Việt Nam, Liên Xô, Cuba và ép cả Bắc Triều Tiên cùng đứng về chiến tuyến của họ, đồng thanh chửi bới và tuyên truyền xuyên tạc. Áp lực Bắc Triều Tiên phái cố vấn quân sự, một số quân lính vào Campuchia và viện trợ một số vũ khí cho Khmer Đỏ.

Tranh chấp và xung đột biên giới phía Bắc và phía Nam xảy ra liên tục trong các năm 1977 và 1978, nhưng cuộc xung đột quân sự thực ra đã bắt đầu ngay sau khi miền Nam hoàn toàn giải phóng. Ngày 4 tháng 5 năm 1975, một toán quân Khmer Đỏ đã đột kích đảo Phú Quốc; 6 ngày sau, quân Khmer Đỏ xâm chiếm, thảm sát và hành quyết hơn 500 dân thường ở đảo Thổ Chu.

Căm giận, phẫn nộ trước hành vi xâm lấn tàn ác của Khmer Đỏ, quân ta đã phản công và nhanh chóng tái chiếm các đảo này. Trận Phú Quốc làm quan hệ Việt Nam - Trung Quốc và tình hình khu vực vốn đang rất tồi tệ lại càng xấu đi. Mặt nạ của Trung Quốc đã hoàn toàn rơi xuống, mặt thật của họ đã hoàn toàn phơi bày với sự hiện diện của cố vấn Trung Quốc trong những đội quân Khmer Đỏ xâm lược và có rất nhiều trong nội địa Campuchia, và sự tăng cường viện trợ kinh tế và quân sự cho lực lượng khủng bố Khmer Đỏ. Theo nhà sử học Ben Kiernan trong sách "The Pol Pot Regime: Race, Power, and Genocide in Cambodia Under the Khmer Rouge", xuất bản năm 1996, thì trong khoảng thời gian 1975 - 1977 Trung Quốc đã viện trợ cho Pol Pot 2 tàu chiến tốc độ cao tải trọng 800 tấn, 4 tàu tuần tiễu, 200 xe tăng, 300 xe bọc thép, 300 pháo, 6 máy bay tiêm kích, 2 máy bay ném bom, 1300 xe vận tải và 30.000 tấn đạn dược các loại.

Tiếp theo cuộc đột kích vào các đảo Thổ Chu và Phú Quốc, bên cạnh nhiều cuộc đột kích nhỏ thì bọn khủng bố Khmer Đỏ còn tiến hành 2 cuộc xâm lăng quy mô vào miền Nam Việt Nam. Cuộc tấn công lớn đầu tiên diễn ra vào tháng 4 năm 1977, quân chủ lực Khmer Đỏ tiến sâu 10 km vào lãnh thổ Việt Nam, chiếm một số vùng ở tỉnh An Giang và tàn sát một số lớn dân thường. Cuộc tấn công thứ hai diễn ra vào ngày 25 tháng 9 cùng năm. Lần này, 4 sư đoàn Khmer Đỏ đánh chiếm nhiều điểm ở các huyện Tân Biên, Bến Cầu, Châu Thành (tỉnh Tây Ninh), đốt phá 471 ngôi nhà, làm gần 800 người dân bị giết, bị thương hoặc mất tích.

Ngày 31 tháng 12 năm 1977, 6 sư đoàn Quân đội Nhân dân Việt Nam đánh sâu vào đất Campuchia đến tận Neak Luong rồi mới rút lui từ ngày 5 tháng 1 năm 1978, giải cứu một số nhân vật lãnh đạo quan trọng của Campuchia, trong đó có đồng chí Hun Sen. Đây là một cuộc phản công khá lớn, mang tính chất trừng phạt, cảnh cáo, răn đe đối với Khmer Đỏ. Việt Nam đề nghị một giải pháp ngoại giao nhằm thiết lập một vùng phi quân sự dọc biên giới, nhưng Pol Pot gạt đi, và điên loạn chống Việt Nam tiếp tục.

Ngày 1 tháng 2 năm 1978, Trung ương Khmer Đỏ họp bàn chủ trương chống Việt Nam triệt để, chống VN toàn diện, và quyết định thành lập 15 sư đoàn. Pol Pot ra Nghị quyết: "Chỉ cần mỗi ngày diệt vài chục, mỗi tháng diệt vài ngàn, mỗi năm diệt vài ba vạn thì có thể đánh 10, 15, đến 20 năm. Thực hiện 1 diệt 30, hy sinh 2 triệu người Campuchia để tiêu diệt 50 triệu người Việt Nam". Pol Pot đã điều 13 trong số 17 sư đoàn chủ lực và một số trung đoàn địa phương liên tục tấn công vào lãnh thổ Việt Nam, có nơi vào sâu tới 15-20 km. Trong các đợt tấn công đó, Khmer Đỏ đã gây ra nhiều cuộc thảm sát đối với người Việt Nam, một ví dụ là vụ thảm sát Ba Chúc vào tháng 4 năm 1978 với 3157 dân thường bị giết hại. Điều này cho thấy đôi thầy trò Trung Quốc - Khmer Đỏ đã lộ ra bộ mặt phát xít dã man tàn bạo, vô nhân đạo, mất tính người, "noi gương" và nối nghiệp Đức Quốc Xã của Hitler. Với một chính sách phân biệt chủng tộc, bài Việt Nam, kỳ thị và tẩy chay người Việt, và đại diệt chủng, những cái gọi là "nghị quyết", "chính sách", cách làm, hành vi, hành động của họ rất quái đản và mang tính chất bệnh hoạn, biến thái.

Ngày 13 tháng 12 năm 1978, Khmer Đỏ huy động 10 trong 19 sư đoàn tấn công, xâm lược Việt Nam trên toàn tuyến biên giới. Ba sư đoàn đánh vào Bến Sỏi với mục tiêu chiếm thị xã Tây Ninh, 2 sư đoàn đánh vào Hồng Ngự, 2 sư đoàn đánh khu vực Bảy Núi, 1 sư đoàn đánh Trà Phô, Trà Tiến thuộc tỉnh Kiên Giang. Quân đội Việt Nam đã chống trả quyết liệt và đã kìm chân bước tiến, đồng thời làm tiêu hao sinh lực của giặc. Các hướng tiến quân của bọn khủng bố bị chặn lại và không thể phát triển được. Ngoại trừ Hà Tiên bị chiếm giữ trong thời gian ngắn, không một thị xã nào của Việt Nam bị chiếm được. Theo Tạp chí Time, Không quân Nhân dân Việt Nam đã tiến hành những cuộc không kích và lực lượng bộ binh giao tranh trên bộ, đánh vào các đơn vị quân Khmer Đỏ dọc biên giới nhằm làm suy yếu quân Khmer Đỏ trước khi quân Việt Nam bắt đầu chiến dịch phản công thì đã tiêu diệt khoảng gần 2 vạn quân Khmer Đỏ.

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top

Tags: