Cuộc chiến Việt-Trung 1979 P.2

Nguồn : lycafetanvo

Chiến tranh năm 1979 và cuộc đấu trí cân não giữa Trung Quốc - Việt Nam - Hoa Kỳ (kỳ 2)

Áp lực quân sự nơi biên giới

Song song với việc hoạt động phá hoại kinh tế, chính trị, ngoại giao, văn hóa, và tuyên truyền, bọn phản động Trung Quốc ráo riết tăng cường sức ép quân sự đối với Việt Nam từ mọi phía, đặc biệt là phía Bắc và phía Tây Nam.

Tại phía Bắc, họ đưa quân ra biên giới Việt – Trung, tăng cường những vụ khiêu khích vũ trang và xung đột quân sự, dùng mọi thủ thuật nham hiểm, âm mưu lấn chiếm lãnh thổ Việt Nam, xâm phạm chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam. Tạo nên tình hình thường xuyên căng thẳng ở vùng biên giới. Theo cuốn sách "Sự thật về Quan hệ Việt Nam - Trung Quốc 30 năm qua" của NXB Sự Thật xuất bản tháng 10 năm 1979, số vụ chạm súng, đụng độ quân sự, xung đột lãnh thổ giữa Việt Nam và Trung Quốc năm 1975 là 234 vụ, gấp rưỡi năm 1974, còn năm 1978 tăng đột biến 2.175 vụ, gấp mười lần.

Tại phía Tây Nam, theo chỉ thị của Bắc Kinh, bè lũ diệt chủng Khmer Đỏ khước từ các đề nghị của Việt Nam về việc hai bên thành lập một khu phi quân sự ở vùng biên giới và ký một hiệp ước hữu nghị không xâm phạm lẫn nhau, không can thiệp vào nội bộ của nhau, "nước sông không phạm nước giếng", họ làm thế là để duy trì cuộc chiến tranh biên giới chống Việt Nam, đồng thời chuẩn bị những cuộc phiêu lưu quân sự đại quy mô sau này.

Tại phía Tây, Trung Quốc dùng các gói viện trợ, dùng "cây gậy và củ cà rốt" để gây áp lực đối với nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào. Họ thông đồng với CIA Mỹ, nuôi dưỡng tàn quân của lực lượng đặc biệt Mèo do CIA tổ chức và chỉ huy trước đây, thông qua đạo quân làm đường của họ để tìm cách can thiệp sâu vào các tỉnh Bắc Lào, vu cáo Việt Nam “thôn tính” Lào, ly gián, chia rẽ Lào với Việt Nam, đưa nhiều sư đoàn áp sát biên giới Lào – Trung. Mục tiêu của họ là để tăng thêm sự uy hiếp Việt Nam về quân sự từ phía Tây, đồng thời làm suy nhược và từng bước khống chế Lào.

Tình hình Đại sứ quán Việt Nam tại Trung Quốc

Ngày3/7/1978 chính phủ Trung Quốc tuyên bố cắt hết viện trợ và rút hết chuyên gia đang làm việc tại Việt Nam về nước. Xung đột biên giới trên đất liền, nhất là tại điểm nối ray trên đường sắt liên vận Hà Nội-Bằng Tường ngày càng tăng (có lúc có nơi đã xảy ra đổ máu).

Tháng 7 năm 1978, các nhân viên ngoại giao của Việt Nam ở Bắc Kinh được phổ biến Nghị quyết TW 4, tinh thần là phải thấu suốt quan điểm nắm vững cả hai nhiệm vụ vừa xây dựng kinh tế vừa tăng cường lực lượng quốc phòng, chuẩn bị tốt và sẵn sàng chiến đấu với giặc xâm lược. Tháng 11 năm 1978, Việt Nam ký “hiệp ước hữu nghị và hợp tác” với Liên Xô.

Đếntháng 12 năm 1978, mọi việc chuẩn bị cho tình huống xấu nhất trong đại sứ quán đã làm xong. Sứ quán nhận được máy phát điện chạy xăng (đề phòng bọn bá quyền chơi xấu, cố ý cúp điện), gạo nước, thực phẩm khô (đề phòng bọn bành trướng chơi bẩn, cúp những cung cấp cơ bản, giữ không cho ra ngoài đi chợ, mua đồ) đã được tích trữ đầy đủ, đại sứ quán các nước anh em thân thiết cũng nhận được các đề nghị cụ thể khi bất trắc xảy ra,thỏa thuận, nhất trí với nhau cùng chống bành trướng, chống bá quyền…

Ông Dương Danh Dy và một số đồng chí lúc đó được phân công đọc và lựa chọn các tài liệu lưu trữ quan trọng, cái phải gửi về nhà, cái có thể hủy.

Tháng 12, năm 1978, theo lời kể của ông Dương Danh Dy trên đài BBC, trong chuyến thăm các nước ASEAN với mục đích trấn an, xoa dịu,làm công tác tư tưởng, công tác chính trị, chia rẽ, ly gián, nói xấu Việt Nam với các nước Đông Nam Á. Trong một cuộc trả lời phỏng vấn, ĐặngTiểu Bình cố ý tỏ ra hùng hổ và "tức tối" nói nguyên văn: “Việt Nam là bạo đồ (chính xác là "bạo đồ", 暴徒), phải dạy cho Việt Nam bài học”. Sáng hôm sau, báo chí Trung Quốc thấy câu này không phù hợp với tư cách một lãnh đạo quốc gia, một lãnh tụ quốc gia lại có thể chửi bới mất tư cách,mang tính chất "hàng tôm hàng cá" như thế, nên họ đã cắt xén bớt đi phần: "Việt Nam là bạo đồ", chỉ giữ lại phần "phải dạy cho Việt Nam bài học".

Thật ra Đặng Tiểu Bình “nhập vai” trên truyền hình và nói vậy là để gián tiếp tuyên truyền cho quan điểm "Trung Quốc chỉ đánh Việt Nam vì VN xấu, vì VN sai, vì VN là bạo đồ, để dạy VN một bài học thôi chứ không xâm lược VN, không tham lam 1 tấc đất ngọn cỏ nào của VN". Nhằm trấn an quốc tế và làm cho VN lơ là, chủ quan, nguội đi nhiệt huyết và quyết tâm đánh giặc.

Ngày 22 tháng 12 năm 1978, Trung Quốc đơn phương ngừng vận chuyển hành khách xe lửa liên vận tới Việt Nam, rất nhiều cán bộ, sinh viên Việt Nam từ Liên Xô, Đông Âu trở về bị kẹt lại trong nhà khách sứ quán chờ đường hàng không và cuối cùng đến đầu tháng 1 năm 1979 đường bay Bắc Kinh - Hà Nội cũng bị cắt.

Đầu tháng 1 năm 1979, quân đội Việt Nam bất ngờ tổng phản công thần tốc trên toàn tuyến biên giới Tây Nam, chỉ trong thời gian ngắn đã đập tan sức chống cự của KhmerĐỏ, đánh mau đánh mạnh, tốc chiến tốc thắng tiến vào giải phóng Nam Vang. Hành động quân sự và chiến công nhanh chóng này của Việt Nam là điều mà Đặng Tiểu Bình và Trung Quốc không thể nào ngờ trước. Đây là một quả đắng khó nuốt trôi đối với tên trùm xâm lược Đặng Tiểu Bình.

Cuối tháng 1 năm 1979, Đặng Tiểu Bình thăm Mỹ, được Tổng thống Jimmy Carter đón tiếp với nghi lễ long trọng chưa từng thấy trong lịch sử ngoại giao Hoa Kỳ, hai nước quyết định thiết lập quan hệ bang giao, và Trung Quốc đã nhận được sự đồng thuận, bật đèn xanh của Mỹ. Hai lãnh đạo nhất trí cùng nhau chống Liên Xô, Đông Âu, và Việt Nam. Như vậy, Trung Quốc càng dấn thân vào con đường phản trắc, "đi đêm" với đế quốc, phản bội lại những đồng minh cũ, phản bội các nước XHCN, đón gió trở cờ, chơi trò hai mặt, lá phải lá trái.

Nguyên nhân Trung Quốc xâm lược Việt Nam

Đầu tiên là quan hệ Mỹ - Trung, lúc bấy giờ Hoa Kỳ và Trung Quốc đều có chính sách thù địch với Liên Xô và Việt Nam. Mỹ muốn "trả thù chính trị"VN, đồng thời cũng muốn chia rẽ Việt Nam và Trung Quốc, muốn kích cho Trung Quốc đem quân đánh Việt Nam, chia rẽ 2 nước cộng sản, muốn quan hệ hai nước bị "mất cầu" và không còn đường về.

Trung Quốc thì cay cú trước một nước Việt Nam thống nhất, vốn đã hằn học, thù địch với VN từ lâu, từ giấu mặt đến công khai, do đó 2 tên cướp này hình thành một "liên minh ma quỷ" để thực hiện những mưu đồ riêng, dụng tâm riêng và mục đích chung, nhu cầu chung của hai nước, chủ yếu đó là chống Liên Xô và chống Việt Nam, chống VN để cho LX mất một đồng minh chiến lược quan trọng. Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh đã cho biết trong cuộc trả lời phỏng vấn trên BBC: "Vì Trung Quốc lúc bấy giờ muốn phát triển quan hệ với Mỹ. Đánh Việt Nam là một món quà tặng cho Mỹ."

Tất cả đều nằm trong ý đồ chia rẽ Trung - Việt của Mỹ và ý đồ "liên Mỹ đả Việt" của Trung Quốc. Một tên thực dụng và một tên "thâm nho", đều biết mánh của nhau nhưng vì những lợi ích của mình, chấp nhận "thuận nước đẩy thuyền","tương kế tựu kế", lợi dụng lẫn nhau trong một ván bài lật ngửa. Đây thật sự là một cuộc đấu trí chính trị ngoạn mục nhưng cũng đầy thủ đoạn dơ bẩn của hai cường quốc.

Trong bản dịch của học giả Dương Danh Dy nhân kỷ niệm 32 năm Chiến tranh Biên giới, Đặng Tiểu Bình tiết lộ là Mỹ đã cung cấp nhiều tin tức tình báo cho Trung Quốc trước cuộc chiến, những tin tức tình báo này có lợi cho việc đánh Việt Nam, và trong cuộc chiến thì Mỹ cũng tiếp tục giúp đỡ, hỗ trợ tình báo cho Trung Quốc qua cơ quan CIA. Nhiều quan chức CIA đã sang Trung Quốc để nghiên cứu, tư vấn, chia sẻ, và nhiều quan chức tình báo Trung Quốc cũng sang Mỹ lúc đó để tham vấn, bàn thảo, học hỏi. Hai bên đã chia sẻ thông tin tình báo về Việt Nam cho nhau. Tình báo về VN là những thông tin mà Mỹ nắm rõ nhất, nhất là trong thời điểm đó, ở miền Nam VN vẫn còn rất nhiều "săn" làm việc cho CIA.

Thứ nữa là quan điểm cá nhân của trùm xâm lăng Đặng Tiểu Bình, trong bài dịch của học giả Dương Danh Dy từ một số tư liệu Trung Quốc thì cho thấy Đặng Tiểu Bình tỏ ra có quan điểm thù ghét Việt Nam một cách khác thường, có cách nhìn về VN một cách cực đoan hơn hẳn các đồng liêu.

Lịch sử chính trị của CHND Trung Hoa cũng cho thấy, từ khi Đặng Tiểu Bình thắng thế trong cuộc tranh quyền đoạt vị, đấu tranh quyền lực quyết liệt và đẫm máu thì Trung Quốc dần chuyển sang hướng thân Mỹ, thân Tây, chống Việt, chống Xô, "viễn giao cận công", "bán láng giềng gần mua người dưng xa". Quyền lực của Đặng Tiểu Bình càng củng cố, càng mạnh, quyền hành của ông ta càng nhiều, càng rộng lớn, thì Trung Quốc càng hung hăng và quan hệ Trung - Việt càng tồi tệ hơn. Cho thấy Đặng Tiểu Bình chính là kẻ đứng đầu bọn bành trướng, bá quyền, phản động trong giới cầm quyền Bắc Kinh.

Trong lịch sử quan hệ Việt - Trung mấy nghìn năm nay, phần lớn thời gian là hai bên sống chung hòa thuận trong sự dè dặt, cẩn trọng nhất định. Xung đột, chiến tranh nổ ra thường đầu tiên xuất phát từ mâu thuẫn lợi ích giữa 2 nước, 2 dân tộc, sau đó chủ yếu là từ một bọn chống Việt, hiếu chiến, cực đoan, quá khích trong triều đình, nhà nước Trung Hoa.

Sau những cuộc cách mạng tư sản lật đổ chủ nghĩa phong kiến, trong các quốc gia tư bản luôn có một bộ phận lớn chính trị gia như những ký sinh trùng, ăn bám, sống bám trên chiến tranh, quân sự. Có chiến tranh, có đổ máu, có các chiến dịch quân sự, có xung đột quân sự, phải dùng đến súng đạn, vũ khí, khí tài chiến tranh, công nghệ quốc phòng, ngân sách quốc phòng phải cao thì họ mới làm giàu được. Trung Quốc tuy mang danh là một nước XHCN, nhưng dần chệch hướng và phản bội, và với thực lực quân sự đáng kể của một đại cường quốc, trong giới cầm quyền Bắc Kinh cũng có những bộ phận sống ký sinh trên chiến tranh này, phải có chiến tranh thì họ mới có lợi, chiến tranh, quân sự, công nghiệp vũ khí, giao dịch vũ khí v.v. đã gắn liền với lợi ích, quyền lợi của họ.

Những thành phần trên (chống Việt, hiếu chiến, cực đoan, ký sinh trùng) chưa hội đủ quyền lực thì Việt Nam và Trung Quốc yên ổn, đến khi chúng hội đủ quyền lực, có được quyền cao, hay nguy hiểm hơn là chúng lên nắm quyền, thì Việt - Trung khó tránh khỏi chiến tranh. Đây là một quy luật chính trị, một vòng lẩn quẩn suốt nhiều ngàn năm nay. Do đó, khi Đặng Tiểu Bình và đồng bọn cùng tư tưởng, cùng quan điểm, cùng ý chí, "ngưu tầm ngưu, mã tầm mã" lên cầm quyền thì có thể thấy quyết định xâm lược Việt Nam chỉ còn là vấn đề thời gian.

Trong một nghiên cứu năm 2010, tiến sĩ người Mỹ gốc Hoa Trương Tiểu Minh từ U.S. Air War College, Hoa Kỳ cũng thừa nhận Đặng Tiểu Bình có vai trò cá nhân nổi bật, và là vai trò quyết định trong chiến tranh xâm lấn Việt Nam. Theo ông, nhìn từ quan điểm của ban lãnh đạo TQ khi đó thì có 3 yếu tố khiến cho cuộc chiến trở nên khả thi; đó là quan hệ đặc biệt giữa Moscow và Hà Nội sau hiệp định 1978, vai trò chủ chốt, thiết yếu của Việt Nam ở Đông Dương, đối với Campuchia và Lào, cản đường Trung Quốc mở ra và tiến xuống Đông Nam Á, và quan hệ xấu đi nghiêm trọng giữa Bắc Kinh và Hà Nội. Còn về nội bộ, theo tiến sĩ Trương Tiểu Minh, chính việc thăng chức của Đặng Tiểu Bình,từ vị trí phó thủ tướng lên chức vụ cao nhất, nắm Quân ủy Trung ương tại Hội nghị Trung ương 3, Ban Chấp hành Trung ương khóa 11 của Đảng Cộng sản Trung Quốc, là yếu tố quyết định cho việc xâm lược CHXHCN Việt Nam.

Đó là đại cương về yếu tố Hoa Kỳ, yếu tố Đặng Tiểu Bình, người nắm quyền cao nhất Trung Quốc thời đó. Bây giờ chúng ta hãy cùng đi sâu vào các chi tiết cụ thể, các mục tiêu, mục đích Trung Quốc, để giải đáp câu hỏi: Trung Quốc muốn gì, Trung Quốc xâm lược Việt Nam để làm gì.

Quan hệ ngoại giao rạn nứt giữa Việt - Trung

Có nguyên nhân thì mới có hậu quả, trước hết cần xem xét lại những mâu thuẫn đưa tới sự rạn nứt, dần đưa tới sự xung đột, và rồi là chiến tranh tổng lực, chiến tranh toàn diện giữa Trung Quốc và Việt Nam năm 1979. Đi ngược thời gian, năm 1972, chuyến thăm của tổng thống Mỹ Nixon tới Bắc Kinh và thỏa thuận giữa Mỹ và Trung Quốc được Việt Nam xem là một sự phản bội và ta công khai nói rõ điều này, triệu tập quan chức đại sứ quán Trung Quốc đến để bày tỏ bất bình và phản đối.

Năm 1975, trong chuyến thăm Bắc Kinh, Bí thư thứ nhất Lê Duẩn đã thẳng thừng từ chối đưa Việt Nam vào liên minh chống Liên Xô của Trung Quốc, bác bỏ ngay quan điểm của Trung Quốc rằng "chủ nghĩa bá quyền Liên Xô" là mối đe dọa đối với các nước cộng sản châu Á.

Ông Lê Duẩn rời Trung Quốc mà không tổ chức tiệc đáp lễ theo truyền thống, và cũng bác bỏ không ký vào thỏa thuận chung. Tư thế của ông Lê Duẩn lúc đó xứng đáng là của một người Việt Nam, một VN đã dám đánh Mỹ và biết thắng Mỹ. Bắc Kinh điên tiết, từ đó bắt đầu nói về một Việt Nam "hắc tâm", "vô ân", "ngạo mạn". Viện trợ của Trung Quốc sau đó giảm xuống không còn bao nhiêu, đến năm 1978 thì cắt toàn bộ. Để vừa có thể chấm dứt viện trợ cho Việt Nam, thất hứa (năm 1973 Trung Quốc trước áp lực của Liên Xô và các nước XHCN, muốn giữ uy tín nên đã cam kết viện trợ cho VN) mà không bị "mất mặt bầu cua", muốn vớt vát chút uy tín, mặt mũi, giữ tư cách đứng đầu phe XHCN, Trung Quốc bày ra trò đặt "điều kiện" cho Việt Nam, rằng muốn TQ viện trợ thì phải từ chối tất cả các khoản viện trợ của Liên Xô, trong khi đã biết trước Việt Nam không bao giờ làm thế, và dĩ nhiên Việt Nam không quan tâm và không đáp ứng. Từ đó, nhà cầm quyền Trung Quốc nói chung và Đặng Tiểu Bình nói riêng có ác cảm với Lê Duẩn, sau này Mỹ - Trung tăng cường ráo riết tuyên truyền chống Lê Duẩn. Trung Quốc tập trung tuyên truyền trong nội bộ những người cộng sản. Hoa Kỳ tập trung tuyên truyền trong bọn phản động gốc Việt. Đồng thời, một số sai lầm trong công tác lãnh đạo, những tính chất độc tài, độc đoán, chuyên quyền trong phong cách lãnh đạo của Lê Duẩn cũng làm những tuyên truyền này phát huy hiệu quả nhất định.

Tự "mua dây buộc mình", Trung Quốc càng ngang ngược gây sức ép thì càng đẩy Việt Nam quan hệ chặt chẽ hơn với Liên Xô, ép Trung Quốc vào giữa, vào thế gọng kìm, rồi Trung Quốc lại thấy mình bị đe dọa từ hai phía. Đồng thời, Việt Nam cũngđang cố gắng xây dựng mối quan hệ đoàn kết giữa 3 nước Đông Dương mà Việt Nam giữ vị thế đứng đầu. Cùng với thực tế rằng nước Việt Nam thống nhất đã trở thành một sức mạnh quan trọng trong vùng, làm suy giảm đáng kể ảnh hưởng của Trung Quốc. Những điều này làm cho Trung Quốc cay cú không muốn chấp nhận, và luôn rêu rao, lu loa tuyên truyền về một "tiểu bá quyền", "tiểu bá Việt Nam" và "đại bá quyền Liên Xô bao vây chúng tôi

từ phía Bắc, khiến chúng tôi không có lối ra". Từ đó, một Nhà nước Campuchia chống Việt Nam đã trở thành một quân cờ, một lá bài quan trọng đối với TQ.

Quan hệ Việt Nam - Khmer Đỏ ngày càng đi xuống, bắt đầu từ tháng 5 năm 1975, ngay sau khi Việt Nam thắng Mỹ, Khmer Đỏ dưới sự xúi giục của quan thầy Trung Hoa, cho quân xâm lược, đánh chiếm các đảo Phú Quốc, Thổ Chu và bắt cóc hàng trăm dân thường, lên cao trào vào những năm 1977-1978 khi Khmer Đỏ liên tục quấy phá đánh sâu vào lãnh thổ Việt Nam tàn sát hàng chục ngàn dân thường. Trong suốt thời gian đó và cả về sau, Trung Quốc luôn là nước viện trợ đắc lực cho Khmer Đỏ về vũ khí, khí tài cũng như cố vấn quân sự. Hoa Kỳ thì ngầm ủng hộ và bênh vực, giúp đỡ Khmer Đỏ trên mặt trận ngoại giao. Các nỗ lực ngoại giao của Việt Nam nhằm đạt được mục tiêu hòa bình, hay chí ít để xoa dịu căng thẳng với Trung Quốc và Khmer Đỏ đều vô hiệu, sự thật là Trung Quốc đã sử dụng chư hầu Khmer Đỏ tấn công Việt Nam.

Từ năm 1973, Liên Hiệp Quốc bắt đầu thảo luận về vấn đề chủ quyền của các quốc gia đối vớivùng đặc quyền kinh tế trên biển. Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa khi đó đã tuyên bố ngay chủ quyền với các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa dựa theo hiệp ước Pháp - Thanh ký kết năm 1887. Về phía Trung Quốc, với cuộc khủng hoảng dầu lửa những năm 1970, họ đã tìm kiếm các nguồn khai thác dầu mỏ trên Biển Đông sát với Việt Nam, đồng thời cũng nhân việc này thực hiện chiến lược bao vây Việt Nam, "nhất thạch nhị điểu", "một đá chọi hai chim". Tranh chấp giữa hai nước về hai quần đảo này đã bắt đầu ngay từ năm 1975 sau khi nước Việt Nam thống nhất tiếp tục tuyên bố chủ quyền đối với hai quần đảo này.

Tuyên bố chủ quyền của nước Việt Nam thống nhất năm 1975 đối với các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa;cách ứng xử của Việt Nam đối với một bộ phận người Hoa; và cố gắng của Việt Nam trong việc xây dựng quan hệ chặt chẽ giữa ba nước Đông Dương được bọn bá quyền Trung Quốc xem là nỗ lực nhằm "thống trị Đông Dương" và là ví dụ về sự "vô ơn", "đen tối" và "tham vọng", "cuồng vọng" của Việt Nam. Ngay trong năm 1975, Trung Quốc viện trợ không hoàn lại (cho không) Khmer Đỏ một số vũ khí Liên Xô viện trợ trước đây, và một số vũ khí Liên Xô viện trợ cho Việt Nam nhờ TQ chuyển hộ, nhưng TQ giấu lại rồi báo cáo gian trá, cũng như một số quyền lợi kinh tế.

Họ cho Khmer Đỏ vay không lấy lãi 1 tỷ USD và ký kết một hiệp ước quân sự bí mật với chính quyền Khmer Đỏ vào tháng 2 năm 1976. Chính sách ngoại giao của Trung Quốc với khu vực Đông Nam Á cũng được thay đổi theo hướng tăng cường quan hệ và chơi trò mặt trái, mặt phải với khối ASEAN, mưu đồchia rẽ, ly gián, muốn "bẻ gãy từng chiếc đũa một", đồng thời dụ dỗ các nước này theo Trung Quốc chống Việt Nam và Liên Xô, thân Khmer Đỏ, và cắt bỏ viện trợ của các nước này đối với các đảng cộng sản ở Đông Nam Á.Càng lúc càng lún sâu vào con đường bội phản.

Cuối năm 1978, căng thẳng giữa Việt Nam với cả hai thầy trò Trung Quốc và Khmer Đỏ đều lên một đỉnh cao mới. Ngày 23 tháng 12 năm 1978, Quân đội Nhân dân Việt Nam tổng phản công trên biên giới Tây Nam, đánh mau đánh mạnh, tốc chiến tốc thắng, tiến vào thủ đô Nam Vang lật đổ chính quyền diệt chủng Khmer Đỏ. Đặng Tiểu Bình cũng vừa kết thúc chuyến công du và công tác ở Mỹ, cùng với việc ông ta lớn tiếng đe dọa "dạy cho Việt Nam một bài học", Trung Quốc tự tin vì có được hậu thuẫn, tán thành từ Hoa Kỳ. Trung Quốc thâm hiểm cắt nguồn viện trợ dầu cho Việt Nam vào cuối năm 1978, vốn chiếm tới hơn một nửa tiêu thụ dầu của Việt Nam, trong khi Liên Xô chưa

kịp viện trợ bổ sung, cũng khiến dự trữ dầu chiến lược của Việt Nam bị thiếu hụt trong thời điểm quyết định khi quân Trung Quốc tấn công.

Ngày24 tháng 2, Trưởng Ngân khố Mỹ Blumenthal và các cộng sự của chính quyền Carter công du và làm việc với CHND Trung Hoa, ủng hộ và khuyến khích Trung Quốc mạnh tay hơn, và đảm bảo với TQ tình hình tại vùng duyên hải Phúc Kiến đối diện với Đài Loan sẽ yên tĩnh trong thời gian đầu năm 1979, khiến họ có thể yên tâm tái bố trí các lực lượng tại Phúc Kiến về hướng biên giới phía Nam với VN. Sách lược "liên Mỹ đả Việt" đã quá rõ ràng.

Quan hệ trong khu vực

Cùng lúc căng thẳng Việt Nam - Trung Quốc lên cao thì ở biên giới phía Tây Nam của Việt Nam, chính quyền Khmer Đỏ, với sự bảo trợ của Trung Quốc, cũng bắt đầu leo thang hoạt động quân sự xâm lấn miền Nam Việt Nam. Các xung đột lẻ tẻ ở khu vực này đã nhanh chóng bùng nổ thành Chiến tranh biên giới Tây Nam với hệ quả là Việt Nam đưa quân vào Campuchia lật đổ chính quyền diệt chủng Khmer Đỏ. Việt Nam phải giải quyết vấn đề Campuchia, tiêu diệt Khmer Đỏ gấp, vì tình hình căng thẳng với Trung Quốc đã rõ, lúc đó TQ đã dồn trọng binh lên biên giới Việt - Trung, sớm muộn gì cũng sẽ có chiến tranh với bọn bá quyền phương Bắc, nếu khi đó Khmer Đỏ chưa bị diệt thì VN sẽ lâm vào tình thế "lưỡng đầu thọ địch", bị cô lập và dồn vào trong thế gọng kìm. Trong lịch sử phong kiến, Lê Đại Hành, Lý Thường Kiệt đều phải đánh Chiêm Thành trước khi đánh Tống là vì thế.

Do đó, Trung Quốc quyết định tấn công xâm lược Việt Nam một phần là để phân chia lực lượng quân đội của Việt Nam, giúp Khmer Đỏ, ép VN phải rút quân về hoặc điều bớt quân từ Campuchia lên Bắc Việt phòng thủ để giảm áp lực quân sự cho dư đảng Khmer Đỏ.

Ngoài ra, theo một số nhà nghiên cứu quân sự Nga và phương Tây, do Việt Nam gia nhập Hội đồng Tương trợ Kinh tế (SEV), và ký hiệp ước Hữu nghị và hợp tác với Liên Xô năm 1978, trong đó có điều khoản về tương trợ quân sự lẫn nhau. Theo nhận định của Quân ủy Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, thỏa ước này là hiểm họa quốc phòng lớn của TQ vì đặt nước này vàotình thế "lưỡng đầu thọ địch" khi xảy ra chiến tranh với Việt Nam hoặc Liên Xô.

Do đó, Trung Quốc đã sắp xếp sẵn con bài Hoàng Văn Hoan và đồng bọn, khi nào cần thì sẽ dùng danh nghĩa "diệt Duẩn phò Hoan", "cùng nhân dân Việt Nam tiêu diệt tập đoàn Lê Duẩn", nếu tình thế chiến sự thuận lợi thì sẽ đánh tới thủ đô Hà Nội, và nếu chiếm được Hà Nội thì sẽ dựng lên ngụy quyền Hoàng Văn Hoan, đóng quân lâu dài dùng chiêu bài "chống Lê Duẩn" để chống Việt Nam và xâm lược VN lâu dài, để giữ cho Trung Quốc không bị rơi vào thế gọng kìm Xô - Việt. Bởi nếu họ chỉ đánh rồi về, thì thế gọng kìm vẫn còn, họ vẫn "lưỡng đầu thọ địch". Tương tự, Việt Nam muốn phá thế gọng kìm Trung Quốc - Khmer Đỏ, không muốn bị "lưỡng đầu thọ địch" thì phải tận diệt Pol Pot và đóng quân lâu dài để ổn định tình thế, không để dư đảng Khmer Đỏ từ trong rừng chui ra hồi phục, "chặt đầu này mọc đầu khác".

Do đó cuộc chiến này không phải chỉ là cuộc chiến "dạy cho Việt Nam bài học" như Đặng Tiểu Bình và Trung Quốc tuyên truyền, không phải là một cuộc xung đột quân sự hạn chế, đánh một chút rồi về, "trừng phạt" rồi về, quấy nhiễu rồi về, mà làmột cuộc chiến tranh xâm lược thời đại mới, thuận theo tình hình rồi

tính, nếu thuận lợi thì sẽ chiếm đóng lâu dài, dựng lên ngụy quyền (do Hoàng Văn Hoan đứng đầu) và thực hiện chế độ thực dân kiểu mới. Nếu tình hình bất lợi, thì sẽ rút về rồi tuyên bố "đã trừng phạt xong", "đã dạy xong bài học".

Như vậy thì dù kết quả cuộc chiến có thế nào thì Trung Quốc cũng đều có thể tuyên bố "chiến thắng". Đó là lý do vì sao mà ngay từ đầu Bộ ngoại giao Trung Quốc và Đặng Tiểu Bình lặp đi lặp lại "dạy cho Việt Nam một bài học", "không tham vọng 1 tấc đất nào của Việt Nam", che giấu ý đồ thật sự. Một tác dụng khác nữa là để trấn an dư luận trong nước và thế giới và làm giảm quyết tâm bảo vệ đất nước của quân đội VN, hy vọng một bộ phận nào đó nghe vậy sẽ an lòng, lơ là, chủ quan, giảm bớt ý chí quyết chiến. Họ lặp đi lặp lại điều này trước cuộc chiến, và ngay trong cuộc chiến thì họ cũng vẫn tuyên truyền như thế để hạ bớt tinh thần chiến đấu của các chiến sĩ VN, đồng thời làm giảm thiểu sự phẫn nộ của dư luận quốc tế, và sau cuộc chiến thì họ càng gia tăng tuyên truyền điều này để biện hộ, bào chữa cho việc bại trận, che giấu sự thật thua trận, và giữ lại phần nào thể diện.

Đặng Tiểu Bình và các "mưu sĩ", "quân sư" nghĩ ra tiểu xảo này là vì họ không tự tin sẽ chiến thắng trước Việt Nam, một quốc gia vừa mới ban cho đại cường quốc Hoa Kỳ một thất bại chưa từng có trong lịch sử, một quân đội vừa mới thần tốc đánh đổ chế độ diệt chủng Khmer Đỏ với khí thế "sấm chớp không kịp bưng tai". Quan điểm chiến lược không công khai của họ là "cứ đánh, dựa trên kết quả và tình hình thế nào rồi sẽ tính". Nếu tình hình chiến cuộc thuận lợi thì họ sẽ tuyên bố "thay đổi kế hoạch cho phù hợp với tình hình mới" và sẽ có hàng chục lý do, danh nghĩa, chiêu bài chính trị khác ra đời. Nếu tình hình bất lợi thì rút quân về, tàn phá những vùng tạm chiếm, phá hủy cơ sở hạ tầng, cướp bóc tài sản nhân dân, và cướp được tấc đất nào hay tấc đất đó, giữ được nhiều đất đai càng tốt, đó chính là lý do sau cuộc chiến, Trung Quốc vẫn giữ một số địa điểm mà Việt Nam phải đánh vào trong những trận đụng độ lẻ tẻ sau này mới giành lại được.

Về phía Liên Xô, nguy cơ bị cô lập về ngoại giao sau khi quan hệ Trung Quốc - Hoa Kỳ trở nên nồng ấm khiến họ phải tìm cách tăng cường quan hệ đối với ta. Viện trợ kinh tế của Liên Xô cho Việt Nam tăng đều từ năm 1975 đến 1979, viện trợ quân sự cũng tăng mạnh do sự kiện xung đột Việt Nam - Campuchia.

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top

Tags: