Cuộc chiến tranh Thái Bình Dương 1941-1945 P4

Bộ tổng tham mưu lục quân ở Tokyo gửi đến Rabaul một lực lượng phản kích 6.000 quân, gồm lữ đoàn của tướng Kawaguchi 3.500 quân, lữ đoàn của đại tá Ichiki 2.000 quân và tiểu đoàn xung kích hải quân 500 người. Riêng tướng Kawaguchi không đánh giá giống như Bộ tổng tham mưu. Ông ta tin chắc rằng Mỹ đã bắt đầu phản công và đây là một cuộc hành quân có tính cách chiến lược của họ, nhằm chiếm đóng lâu dài. Và quân số đổ bộ trong suốt ngày hôm ấy ít nhất cũng hơn 10.000 người. Người Mỹ sợ máy bay Nhật tấn công tiêu diệt đoàn tàu của họ nên họ phải tranh thủ đổ bộ trong ngày cho xong. Nhưng ít ai nghe theo lời ông ta.Đêm 18-8, lữ đoàn Ichiki được hải quân Nhật đổ lên mỏm Tassa Taronga, đợt đầu 915 quân với đại tá Ichiki và Bộ tham mưu của ông ta. Tiêu lệnh lập đầu cầu, bảo vệ đầu cầu, đợi lên đủ 6.000 quân, có ưu thế 3 chọi 1 rồi tấn công.Ichiki đổ bộ lên một cách êm ái không thấy một bóng dáng quân Mỹ nào cả, không một tiếng súng. Ông ta sinh ra chủ quan định "thừa thắng xông lên", chỉ để lại 125 quân giữ đầu cầu, số còn lại theo ông băng rừng tiến về sân bay cũ, luồn sau lưng đánh Mỹ. Ông ta nghĩ rằng người Mỹ bố phòng phía mặt biển, chống đổ bộ, còn phía sau lưng là rừng già, mà chiến đấu trong rừng già thì Mỹ phải thua Nhật.Tư lệnh thủy quân lục chiến Mỹ biết Nhật đã đổ bộ nhưng không biết ở đâu. ông ra lệnh cho trinh sát đi khắp 4 hướng. Vào ngày 20, tiểu đội trinh sát phát hiện và điện về cho biết lực lượng Nhật đã tiếp cận và hướng tấn công của họ.Mỹ dàn quân bên bờ sông Ihu, đợi quân Nhật vượt sông là cho xe tăng tiêu diệt. Đây là một đòn bất ngờ. Quân Nhật chết gần hết, đại tá Ichiki cho đốt cờ lữ đoàn và chết cùng đơn vị của mình. Chỉ có 2 người sống sót băng rừng về báo tin cho đầu cầu biết.Quân Mỹ mất 35 người chết và 75 người khác bị thương. Sở dĩ Mỹ không truy kích là vì nhiệm vụ của họ là tập trung quân cũng như cơ giới để làm xong sân bay trong vòng 48 giờ(việc mà Nhật dự định làm suốt hai tháng).(1)Tin chiến bại bay đến Rabaul làm kinh ngạc mọi người. Mỹ đã đổ bộ được cả xe tăng lên đảo!Đô đốc Yamamoto nhận thấy rằng Mỹ sẽ ở đây bằng mọi giá, nên họ sẽ không ngần ngại gửi hạm đội chở quân thêm nữa. Và đây là một cơ hội để bắt họ phải chấp nhận chiến đấu, không lẩn tránh được.Nhân dịp này, hải quân Nhật sẽ tiêu diệt lực lượng hạm đội Thái Bình Dương của Mỹ.Do đó quân trên đảo mất tiếp tế sẽ đầu hàng.(1) Nhật phải san bằng đường băng rồi rải nhựa gia cố bằng phương tiện thô sơ. Còn Mỹ cho xe cơ giới san bằng chỗ nào Nhật chưa làm xong.Đoạn lắp ráp vỉ sắt PSP (Peforated Steel Flate) không cần trải nhựa.Yamamoto quyết định gửi đến vùng quần đảo Salomons những lực lượng lớn thuộc Hạm đội liên hợp của mình. Dẫn đầu là lực lượng chi viện cho Guadalcanal gồm 6 tuần dương hạm, 1 tàu chở thủy phi cơ và 6 tàu ngầm do phó đô đốc Nobutake Kondo chỉ huy, yểm trợ cho 4 hải vận hạm chở bộ phận còn lại của lữ đoàn Ichiki và tiểu đoàn xung kích của hải quân sẽ đổ bộ lên Guadalcanal. Tiếp theo đó là Lực lượng đột kích, vẫn do phó đô đốc Nagumo chỉ huy, gồm 2 tàu sân bay Zuikaku và Shokaku, 2 thiết giáp hạm và 3 tuần dương hạm nặng cùng với một đội tàu làm nhiệm vụ nghi binh gồm tàu sân bay nhẹ Ryujo, một tuần dương hạm nặng và 2 khu trục hạm.Ngay trước khi nhận được tin hạm đội Nhật tiến về phía quần đảo Salomons, lực lượng đặc biệt 61 của hạm đội Thái Bình Dương Hoa Kỳ, gồm 3 tàu sân bay (Enterprise, Saratoga và Wasp), 7 tuần dương hạm và 18 khu trục hạm dưới quyền chuẩn đô đốc Fletcher, đã được lệnh trở lại đây để đề phòng nguy cơ đó.Chiều 24-8, đội tàu nghi binh của Nhật đến gần Guadalcanal và tàu sân bay nhẹ Ryujo đã cho máy bay bay đến đánh phá sân bay Mỹ trên đảo. Được tin, Fletcher lập túc cho 30 oanh tạc cơ xuất phát từ tàu sân bay của mình đi tiêu diệt tàu sân bay địch. Chiếc Ryujo bị đánh chìm, nhung nó đã làm xong nhiệm vụ chim mồi. Nhờ đó, Nagumo đã phát hiện được vị trí các tàu sân bay Mỹ.Gần 100 máy bay ném bom và phóng ngư lôi Nhật từ các tàu sân bay Zuikaku và Shokaku đã ập đến tấn công hai chiến Saratoga và Enterprise trước khi trời tối. Nhờ có rađa và rút được kinh nghiệm từ nhũng trận đánh trước, người Mỹ đã bảo vệ chiến hạm của mình một cách khôn khéo chống lại tinh thần cảm tử của các phi công nhật. Khi màn đêm buông xuống thì trận hải chiến trên vùng biển phía Đông quần đảo Salomons kết thúc. Nagumo mất một tàu sân bay nhẹ và 70 máy bay. Fletcher mất 17 máy bay và chiếc tàu sân bay Enterprise bị thương nặng, phải sửa chữa khoảng 2 tháng.Bị máy bay Mỹ săn đuổi và chặn đánh ráo riết, các lực lượng đổ bộ Nhật phải lánh vào một hòn đảo nhỏ ở phía Nam đảo Bougainville.Mãi đến đêm 31-8 lữ đoàn của tướng Kawaguchi, bị tổn thất một phần và sát nhập thêm bộ phận còn lại của lữ đoàn Ichiki, mới đổ bộ được lên Guadalcanal tại 2 địa điểm ở phía Đông và phía Tây sân bay Handerson (đó là tên người Mỹ đặt cho sân bay mà họ mới xây dụng xong trên đảo). Tập hợp lại lực lượng, Kawaguchi đã có trong tay 4.200 quân và một số phóng viên cùng đi chờ báo tin chiến thắng.Đêm 13-9, được sơn pháo của mình và hải pháo từ ngoài khơi bắn vào yểm trợ, lữ đoàn Kawaguchi tấn công sân bay Handerson giờ đã trở thành một căn cứ không quân vững mạnh.Sau một đêm huyết chiến với lực lượng quân Mỹ của tướng Vandegrift đông gấp 3 lần lại có chiến xa yểm trợ và phương tiện bố phòng dày đặc, Kawaguchi chỉ còn lại 800 quân có khả năng tiếp tục chiến đấu.Ngày hôm sau, quân Nhật phải băng rừng quay lại điểm đầu cầu, gởi thương binh và phóng viên trở về Rabaul. Khi họ đến Rabaul, tướng Nasu trong bộ chỉ huy sư đoàn 2 sắp đi tăng viện cho chiến trường, chặn phóng viên tờ Mainichi lại để hỏi.Phóng viên trả lời:"Chỉ có 3 vấn đề thôi:- Nếu muốn thắng phải đưa quân ào ạt đánh xả láng. Mỹ có hơn 10.000 quân, chứ không phải 2.000 quân như các ông nói.- Tinh thần thì cần thiết nhưng phải gởi lương thực, thực phẩm.Quân Nhật phải ăn - trái sakê và củ rừng để sống, làm sao đủ súc tiến công?Gởi đến nhiều quinine để phòng ngừa sốt rét".Rút kinh nghiệm từ trận đánh trên, đô đốc Yamamoto và Bộ tư lệnh Tokyo quyết định gởi nguyên quân đoàn 17 của trung tướng Harukichi Hyakutake sang chiến trường. Hải đoàn vận tải số 2 đổ quân lên mỏm Tassafaronga thành công. Quân đoàn 17 đợi nhận thêm đại bác sẽ hành quân.Trong lúc đó, phía Mỹ cũng tăng cường lực lượng, bằng cách cho đổ thêm sư đoàn bộ binh American xuống Guadalcanal, nâng tổng số quân Mỹ ở đây lên đến 25.000 người. Sân bay Handerson giờ đây là nơi trú đóng của hai phi đoàn chiến đấu cơ của thủy quân lục chiến và một phi đoàn oanh tạc cơ P.40 của lục quân.Người Mỹ đủ lương thực, đạn dược cho 6 tháng. Với lực lượng như thế, người Mỹ trên đảo có thể tự mình đẩy lui quân địch, không cần chiến hạm tiếp cứu. Yamamoto chỉ còn biết trông cậy vào cuộc tấn công của quân đoàn 17. Theo kế hoạch, quân đoàn 17 chia làm hai cánh tấn công sân bay Handerson vào đêm 21 tháng 10. Toàn bộ sư đoàn 2 dưới quyền tướng Masao Maruyama xuyên rừng, để từ trong núi đánh bọc ra. Đây là lực lượng chính. Còn sư đoàn Sumiyoshi thì đánh từ biển lên, làm lực lượng phối hợp và nghi binh. Nhưng, đoàn quân xuyên rừng gặp nhiều khó khăn trên đường hành quân nên không đến điểm xuất phát kịp.Tư lệnh quân đoàn cho dời thời điểm tấn công sang đêm 22, rồi lại đêm 23. Vì một sự trục trặc nào đó, Sumiyoshi không nhận được lệnh hoãn sau cùng.Do đó, lúc 8 giờ 30 đêm 22-10, ông hạ lệnh nổ súng. Sư đoàn Sumiyoshi một mình lãnh đủ sự phản công của Mỹ ở một vùng bãi biển mà họ dễ dàng sử dụng xe tăng.Đến khi sư đoàn 2 tiến công, họ rơi vào một bãi mìn và bị chặn đánh tơi bời bằng súng lớn của sư đoàn American.Cả trung đoàn 29 thiện chiến nhất của sư đoàn 2 Nhật bị xóa sổ. Cờ trung đoàn và đại tá trung đoàn trưởng đều bị mất tích.Tướng Maruyama ngã bệnh đột ngột phải trao lại quyền chỉ huy cho tướng Nasu, tư lệnh phó sư đoàn.Tướng Nasu (1) quyết tâm đánh tới cùng.Sau 2 ngày 2 đêm liên tiếp tiến công, Nhật thiệt hại 3.000 quân. Riêng tướng Nasu trúng đạn ở ngực về đến Bộ tư lệnh là chết.Thế là 3 lần tấn công, 3 lần thất bại.Với quyết tâm tiêu diệt sân bay Henderson, Nhật gửi thêm sư đoàn 38 bộ binh của tướng Tadayoshi Sano tăng cường cho quân đoàn 17. Giờ đây, người Nhật mới thấy rằng "Muốn thắng, phải đánh xả láng" như phóng viên tờ Mainichi đã nói cách đó vài tháng.Nhung từ Rabaul đến Guadalcanal đêm rạng ngày 13 - 11, hải đoàn chuyển vận của phó đô đốc Hiroaki Abe bị lực lượng đặc nhiệm 67 của chuẩn đô đốc Daniel Gallaghan phục kích tiến công.Đoàn tàu Mỹ bị tổn thất nặng với 2 chuẩn đô đốc là Gauaghan và Scott cùng tử trận, nhưng quân viện Nhật không đến chiến trường được. Chỉ có 4.000 quân trong số 12.000 quân tăng viện và 5 tấn đạn dược, lương thực, lên đảo, trong lúc đó 10 000 tấn đạn dược, lương thực, thuốc men bị chìm. Nhật thiệt mất một số tàu trọng tải là 77.000 tấn, gồm 2 thiết giáp hạm Hiei và Kirishima, 1 tuần dương hạm nặng, 3 khu trục hạm và 11 tàu chở quân.Uớc mơ tấn công tiêu diệt của tướng Hyakutake tan theo mây khói.(1) Người cầm đầu quân Nhật đổ bộ đầu tiên lên bán đảo Mã Lai, mở màn cuộc chiến tranh Thái Bình Dương vào tháng 12 năm 1941.

Ai ra lệnh rút quân?

Gặp thất bại này và lại bị uy hiếp nặng nề ở đảo New Guinea, Bộ tư lệnh Nhật ở Tokyo thay đổi kế hoạch và nhân sự.- Quân đoàn 17 chịu trách nhiệm chiến trường ở quần đảo Salomons.- Quân đoàn 18 lo chiến trường ở New Guinea, phòng ngự trước sức phản công của quân Mỹ - Úc dưới quyền của tướng Mac Arthur.Cả hai quân đoàn kết hợp thành Tập đoàn quân Quan Nam, dưới quyền chỉ huy của tướng Hitoshi Imamura.Đến quan sát chiến trường, vị tướng này nêu ra yêu cầu: muốn chiến thắng ở Guadalcanal phải có đầy đủ 370.000 tấn vũ khí quân trang, lương thực, thuốc men (1).Đây là lần đầu tiên vấn đề tiếp vận được đưa ra ưu tiên hàng đầu trong quân đội Nhật bởi một vị tư lệnh chiến trường. Yếu tố tinh thần trở thành thứ yếu.Bộ tổng tham mưu Nhật bối rối. Làm sao chuyển vận khối hàng hóa này, nếu có đủ?Thế là họ bàn ra, nhiều vị nói bóng gió: "Cần xem lại tầm mức quan trọng của Guadalcanal".Ngày 25-12-1942, hải quân và lục quân họp duyệt xét tình hình. Vấn đề không còn ở chỗ "rút quân hay không?", mà là "ai ra lệnh rút quân?" vì hải quân không chịu nhận trách nhiệm lịch sử và lục quân cũng thế.Ngày 31, trước mặt Thiên hoàng, Tổng tham mưu trưởng hải quân, đô đốc Nagano, và Tổng tham mưu trưởng lục quân, nguyên soái Sugiyama, trình bày diễn tiến hành quân ở Guadalcanal và đề nghị xin rút quân.(1) Quân Nhật trên đảo này mỗi ngày chết trên dưới 100 người vì sốt rét rừng và đói. Nhật hoàng hỏi:- Có lẽ Hoa Kỳ có ưu thế hơn ta về không quân phải không?Hỏi như vậy là đỡ mất mặt cho hai vị này, vì một là hải quân một là lục quân.Xem như là không quân thua chứ không phải họ thua.Nhật hoàng hỏi tiếp:- Tại sao Hoa Kỳ có khả năng lập xong sân bay trong hai ngày mà ta thì làm hai tháng chưa xong?Hải quân trả lời:- Tâu Hoàng thượng, họ làm bằng cơ giới còn ta làm bằng tay.Nhật hoàng:- Ta hãy học tập điều này, khi khác làm tốt hơn. Thôi, hải quân và lục quân cố gắng làm tốt trong việc rút quân, sau khi không quân đã bị thua trên đảo.(1)Cái khó là làm sao rút quân ra khỏi đảo mà không bị địch phát hiện và phản công tiêu diệt, trong lúc đại bộ phận các lực lượng Nhật trên đảo đều tiếp cận với vòng đai phòng thủ của Hoa Kỳ.Đại tá Imoto được gửi đến đảo, để góp ý kiến với Tư lệnh hành quân về vấn đề rút quân. Nhưng gặp các cấp chỉ huy ở đây, ông ta lại vấp phải khó khăn khác: không ai chịu rút quân hết. Không ai muốn mình là vị tướng "chạy thua" đầu tiên trong lịch sử chiến tranh Thái Bình Dương này.Họ đã tưng ra lệnh: đào hố rải rác khắp nơi, ẩn núp trong đó đợi dịp đánh Mỹ. Nếu Mỹ đến, giết càng nhiều càng hay. Giờ đây, làm sao có thể thuyết phục họ rút lui được?Cuối cùng sứ giả phải nói:"Đây là lệnh của Thiên hoàng".(1) Thực ra, đây là câu nói rất chua cay. Vì lục quân cũng có không quân và hải quân cũng có không quân riêng của mình tham chiến. Còn Bộ tư lệnh không quân thì không có máy bay chiến đấu ở đây. Sự triệt thoái là một kiệt tác của nghệ thuật hành quân Nhật. Đêm 23-1-1943, những toán quân tiếp cận với hàng rào phòng thủ Mỹ rút lui, chỉ để lại nhũng thương bệnh binh đi không nổi, sắp chết. Họ được giao nhiệm vụ hy sinh cao độ, là bắn quấy phá, duy trì sự hiện diện của Nhật.Đêm sau, tuyến thứ hai cũng rút y như thế.Trong vòng một tuần lễ, những phần còn lại của sư đoàn 2, sư đoàn 38 đều rút về bãi biển.Ba đêm liên tiếp, các khu trục hạm đến chở họ đi. Đêm cuối cùng là Bộ tư lệnh hành quân cuốn cờ.Người Mỹ vẫn tưởng là Nhật đổ thêm quân chứ không phải là triệt thoái.Thế là hải quân cứu được 13.000 người. Trong lúc đó 20.000 quân Nhật chết từ đầu chiến dịch cho đến lúc lui quân. Phía Mỹ 1.592 người chết và 3.000 bị thương.Như ta đã thấy, tại Guadalcanal, bên cạnh cuộc chiến đấu của lục quân, còn có cuộc chiến đấu của hải quân nữa.Đó là nhũng trận hải chiến liên tục xảy ra, đúng như ước muốn của Yamamoto. Vị tư lệnh hạm đội liên hợp muốn biến Guadalcanal trở thành cái mồi nhử hải quân Mỹ đến đây để ông tiêu diệt.Ở đây Mỹ chấp nhận giao chiến. Mỹ mất hai đô đốc tài ba, 3 tàu sân bay bị hư nặng và nhiều chiến hạm các loại khác nhau.Hạm đội Nhật thì thiệt hại ít hơn Mỹ nhưng số máy bay bị hạ lên đến 893 chiếc. Đó là cuộc chảy máu của con tim, vì kỹ nghệ và nền sản xuất của Nhật khó mà thay thế được những mất mát ấy.Mỹ mất ít phi công hơn, và số mất mát đó sẽ được sẵn sàng thay thế bằng hàng loạt phi công từ các trường sắp ra. Còn Nhật thì mất 2.362 phi công tài ba, được tôi rèn trong các chiến thắng từ Trân Châu Cảng, Ấn Độ Dương. Và còn lâu Nhật mới tạo ra được những con người như vậy.Như thế, về mọi mặt, với thảm bại Guadalcanal, gió đã xoay chiều. Sự thuận lợi không còn ở phía Nhật nữa. Mỹ đã bắt đầu phản công và thắng lợi. Bên kia trời Âu, Liên Xô đang phản công như vũ bão tại Stalingrad.

PHẦN THỨ HAI :ĐỒNG MINH PHẢN CÔNG

CHƯƠNG VI :Ở TÂY NAM THÁI BÌNH DƯƠNG

Nếu chiến dịch Stalingrad (kết thúc ngày 2-2-1943) đã giành lại ưu thế cho phe Đồng minh, đánh dấu bước ngoặt lớn nhất của cuộc chiến tranh Xô-Đức và toàn bộ Chiến tranh thế giới thứ hai, thì trận Guadalcanal (chấm dứt trước đó mấy ngày) cũng mở đầu thời kì phản công của Đồng minh trên chiến trường Thái Bình Dương.Tuy nhiên, quan điểm chiến lược toàn cầu của chính phủ Mĩ và chính phủ Anh khi bước vào thời kì này có khác nhau. Điều đó thể hiện trong cuộc họp thượng đỉnh tháng 1-1943 tại Casablanca, hải cảng lớn trên bờ Đại Tây Dương của xứ Maroc thuộc Pháp mà Mĩ mới chiếm đóng được 2 tháng, sau cuộc đổ bộ thắng lợi ở Bắc Phi. Hai vị nguyên thủ Hoa Kỳ và Anh quốc đã nhất trí quyết tâm đi đến cùng trong cuộc chiến tranh đánh bại hoàn toàn phe Trục. Họ cũng nhất trí ưu tiên trước hết cho chiến trường châu âu để tiêu diệt nước Đức Hitler, rồi mới đến chiến trường Thái Bình Dương để thanh toán nước Nhật quân phiệt. Nhưng vấn đề là ở chỗ: mỗi chiến trường sẽ được cung cấp bao nhiêu phương tiện vật chất và hoạt động mạnh đến mức độ nào? Thủ tướng Churchill (được Tổng tham mưu trưởng Sir Alan Brooke phụ tá) cho rằng phải dành 85% cho chiến trường châu Âu để có thể tấn công quyết liệt giành chiến thắng vào cuối năm đó. Ở châu Á - Thái Bình Dương chỉ tiến hành các hoạt động có giới hạn nhằm kiềm chế Nhật Bản trong thế phòng thủ, cho đến khi đánh bại Đức mới thực sự tiến công quyết hệt. Còn Tổng thống Roosevelt (với tướng G.Marshall, đô đốc Ernst J. King tháp tùng) lại muốn dành cho chiến trường chống Nhật tới 30% để có thể tiếp tục tiến công đẩy lùi quân Nhật. Người Mĩ giải thích rằng Nhật Bản còn mạnh, và sẽ ngày càng củng cố thêm lực lượng nếu Đồng minh không liên tục tiến công trong thời gian chờ cho Hitler sụp đổ.Sau những cuộc tranh luận gay gắt, hai bên đi đến một hiệp định về mục tiêu tổng quát cho hoạt động của Đồng minh trong năm 1943, ghi nhận rằng: "Các chiến dịch ở Thái Bình Dương sẽ tiếp tục với mục đích gây sức ép mạnh mẽ với Nhật Bản, nhưng những chiến dịch đó sẽ không làm thất thoát quá nhiều các phương tiện chiến tranh cần dành cho châu Âu (1).Như vậy, người ta hiểu rằng cuộc phản công của Đồng minh trong năm 1943 sẽ diễn ra trên một qui mô hạn chế, với lực lượng chủ yếu của Hoa Kỳ. Còn nước Anh vẫn chưa khởi sự những chiến dịch phản công trên các chiến trường của họ.

CHIẾN TRƯỜNG NEW GUINEA VÀ VÙNG PHỤ CẬN

Hình thái chiến trường đến đầu năm 1943

Với diện tích 829.300 km2, New Guinea là đảo lớn thứ hai trên thế giới, do nước Úc cai quản. Từ nửa đầu năm 1942, Nhật Bản đã chiếm hơn 2 phần 3 đảo ở cả 3 phía Tây, Bắc và Đông. Họ tập trung lục lượng ở thành phố cảng Lae nằm trên bờ một vịnh biển phía đông và hải cảng Salamaua cách Lae 50 km về phía nam. Quân đội Úc (có Mĩ trợ lực) vẫn chiếm giữ vùng đồng bằng phía Nam đảo cùng một dải bờ biển kéo dài về phía đông Nam có thành phố cảng quan trọng nhất của đảo là Moresby nhìn về phía nước Úc. Ngăn cách vùng Nhật chiếm với phần còn lại của Đồng minh là những dải núi kéo dài từ Tây sang Đông gần suốt chiều dài hòn đảo. Đây là những dải núi vô cùng hiểm trở có độ cao trung bình tới hơn 4000m với rùng già huyền bí bao phủ, che chở cho một số bộ lạc nguyên thủy sống hoàn toàn cách biệt với thế giới bên ngoài.Sau thất bại của "chiến dịch MO" (1), người Nhật hiểu rằng họ không thể dùng đường biển để đổ quân chiếm Moresby và phần còn lại của đảo. Họ liền thiết lập 3 căn cứ ven biển kế cận nhau là Gona, Sanananda và Buna cách Salamaua hơn 200km về phía Đông Nam để cho quân xuất phát từ đây băng qua dãy Owen Stanley mà tiến đánh địch. Trong khi đó, quân Mĩ - Úc cũng tìm mọi cách để phản công quân Nhật. Do đó, chiến sự ác liệt đã diễn ra ở Papua, phần cực đông của New Guinea, giữa hai sư đoàn Úc cùng một sư đoàn Mĩ với một quân đoàn Nhật. Với không quân yểm trợ và các đội biệt kích đánh phá sau lưng địch, hai bên đã sử dụng « đường mòn Kokoda" và « đường mòn Kapa Kapa" để băng rừng vượt núi tấn công nhau. Tháng 9-1942 quân Nhật dã tiến đến Loribaiwa cách Moresby 40 km nhưng lại bị đánh lùi.Tháng 11 năm đó, Đồng minh lại phản công. Quân Úc đánh chiếm được bản Kododa án ngữ con đường mòn dẫn tới 3 căn cứ xuất phát ở ven biển của Nhật, đồng thời quân Mĩ nhảy dù cắt đút liên lạc của 3 căn cứ này với Salamaua và Loe.Quân Nhật ở đây bị vây chặt nhưng vẫn kháng cự quyết liệt. Với sự yểm trợ đắc lực của không quân, Đồng minh lần lượt chiếm Gona, Buna và sau cùng là Sanananda vào ngày 19-1-1943. Quân Nhật không rút lui và cũng không đầu hàng, đánh đến cùng nên đã bị diệt 12000 quân. Đồng minh mất 3000, một phần không nhỏ là do bệnh tật. Sau thắng lợi trên, Đồng minh đã nắm được ưu thế nhưng chưa đủ sức quét sạch quân Nhật khỏi đảo. Nhật Bản củng cố lại lực lượng và xin tăng viện để giữ vũng New Guinea.Ở ngoài khơi cách bờ biển phía Đông New Guinea khoảng 100 km là đảo New Britain (thuộc quần đảo Bismarck) mà người Nhật đã chiếm từ đầu năm 1942. Thành phố cảng Rabaul, thủ phủ của đảo này, đã trở thành căn cứ trọng yếu của hải lục không quân Nhật. Nơi đây có một quân cảng và bơn sân bay lớn. Với bộ tư lệnh tập đoàn quân Quan Nam cùng Bộ tư lệnh quân đoàn 8 của tướng Imamura và Bộ tư lệnh quân đoàn 17 của tướng Hyakutake đặt ở đây, Rabaul là đầu não của các lực lượng Nhật đang hoạt động ở New Guinea và quần đảo Salomons.Cho đến đầu năm 1943, Rabaul và New Britain vẫn được coi là hậu cứ tương đối an toàn của Nhật ở Tây Nam Thái Bình Dương. Từ New Britain vượt biển gần 300 km theo hướng đông nam sẽ đến hòn đảo đầu tiên của quần đảo Salomons kéo dài

1200 km cũng theo hướng đó. Bougaỉnville cũng như một số đảo khác phía Tây Bắc quần đảo này vẫn do Nhật Bản chiếm đóng, trong khi các đảo phía Đông Nam đã về tay Hoa Kỳ sau trận Guadalcanal, và người Mĩ vẫn liên tục tiến công nhằm chiếm trọn quần đảo.New Guinea, New Britain và quần đảo Salomons liên quan chặt chẽ với nhau trong mọi hoạt động quân sự ở khu vục này. Nhưng nơi đâu sẽ là chiến trường chính của năm 1943? Người ta vẫn còn bàn cãi trong các Bộ tư lệnh tối cao của Hoa Kỳ cũng như Nhật Bản.

Nhật Bản cố xoay chuyển tình thế

Bị đẩy lùi cả ở New Guinea và Salomons, lại gặp nhiều khó khăn trong việc tăng cường lực lượng và phương tiện, song Nhật Bản không hề có ý định rút bỏ khu vục này, thậm chí cũng không hề dự định co về phòng ngư. Họ muốn tiến công để chiếm trọn New Guinea và giành lại quần đảo Salomons. Tuy nhiên, giữa lục quân và hải quân Hoàng gia đã diễn ra một cuộc tranh cãi gay gắt xem đâu là chiến trường chính để được ưu tiên tăng cường lục lượng và phương tiện. Lục quân cho rằng chiến trường New Guinea quan trọng nhất. Phải giữ bằng được New Guinea để lực lượng đe dọa Úc, không cho địch có đường phản công lên Indonesia và Philippines. Còn phía hải quân thì khẳng định quần đảo Salomons là quan trọng nhất. Nếu mất hết các đảo ở đây thì sẽ mất New Britain cùng căn cứ Rabaul, quần đảo Caroline bị đe dọa và Truk, căn cứ của hạm đội Liên hợp sẽ không còn an toàn. Hơn nữa, quần đảo Salomons có nhiều căn cứ không quân hơn New Guinea.Trong cuộc tranh cãi này, cái "logic về chiến lược" thuộc về phía hải quân, nhưng "các biện hộ gia" của lục quân lại tỏ ra tài ba hơn.Giữa lúc tranh cãi chưa ngã ngũ và chiến sự tạm thời lắng dịu, Tướng Hitoshi Imamura quyết định tăng viện 6400 quân cho Lae, căn cứ quan trọng nhất của Nhật ở New Guinea. Đêm 28-2-1943, một đoàn gồm 8 hải vận hạm chở số quân đó cùng vũ khí quân trang và 8 khu trục hạm hộ tống do chuẩn đô đốc Masatomi Kimura chỉ huy đã rời Rabaul tiến về New Guinea. Khi đi vào vùng biển Bismarck, đoàn tàu đã bị máy bay Mĩ phát hiện. Trong các ngày 2 và 3-3, hơn một trăm máy bay ném bom thuộc Tập đoàn không quân thứ 5 Hoa Kỳ, gồm phần lớn là những chiếc B.24 và B.25 mới chế tạo, xuất phát từ các căn cứ ở New Guinea đã tấn công dồn dập đoàn hạm tàu Nhật.Tất cả các tàu chở quân bị đánh chìm xuống biển cùng với 4 khu trục hạm.Trong số 4 khu trục hạm còn lại thì 3 chiếc bị thương, chỉ còn 1 chiếc thoát nạn. Tổn thất đáng kể này đã giúp thêm cho lục quân một dẫn chứng để kết luận: quân địch có mặt ở New Guinea là điều vô cùng nguy hiểm. Tại cuộc họp ngày 25-3, giới lãnh đạo lục quân và hải quân đã quyết định dành ưu tiên số một cho New Guinea để phản công tại đây. Nhiệm vụ chiến đấu được giao cho Tư lệnh hạm đội Liên hợp và tướng Hitoshi Imamura phối hợp thực hiện.Hạm đội Liên hợp cho tiến hành "Chiến dịch I - Go" nhằm đánh phá các lực lượng không quân và hải quân địch tập trung tại New Guinea và Salomons, tạo điều kiện cho lục quân phản công tại New Guinea.Ngày 7-4, hạm đội đã tung ra một cuộc oanh tạc lớn nhất kể từ sau trận Trân Châu cảng, với 224 máy bay tiến đánh Guadalcanal nhưng chỉ đánh chìm được 1 khu trục hạm, 2 hạm tàu nhỏ và bắn rơi 7 máy bay Mĩ. Trong 3 ngày tiếp theo, máy bay của hạm đội đã tập trung đánh phá các căn cứ Mĩ - Úc trên đảo New Guinea như vịnh Oro, cảng Moresby và vịnh Milne. Theo báo cáo tổng hợp của các phi công, phía Mĩ - Úc thiệt hại 175 máy bay, 1 tuần dương hạm, 2 khu trục hạm và 25 tàu chở quân. Thật ra, phía Đồng minh chỉ mất 5 máy bay, 1 tàu chở quân và 2 thương thuyền. Tuy nhiên, trước khi chết trong chiếc máy bay bị không quân Mĩ bắn hạ ngày 18-4, tư lệnh hạm đội Liên hợp là đô đốc Yamamoto vẫn tin rằng ông đã giáng cho không quân địch một đòn chí tử.Cũng tin vào báo cáo sai sự thật trên, tướng Imamura yên tâm mở cuộc phản công ở New Guinea bằng lực lượng chính gồm 2 sư đoàn bộ binh.Vì những con đường mòn quen thuộc đã nằm sâu trong vùng Đồng minh kiểm soát, quân Nhật phải mở đường mới băng qua núi rừng hiểm trở của dãy Owen Stanley. Chưa ra khỏi núi thì 1 phần 4 quân số đã bị loại khỏi vòng chiến vì mất tích, vì sốt rét, rắn độc và kiệt sức. Tiếp đó, lực lượng không quân hùng hậu của Đồng minh đã oanh tạc tơi bời vào đội hình quân Nhật. Cuộc phản công của Nhật Bản ở New Guinea đã bị tan vỡ khi chưa thực sự giao chiến với bộ binh Đồng minh. Lúc ấy, người Nhật vẫn chưa biết rằng đây là cuộc phản công cuối cùng của họ ở New Guinea.

Đồng minh giành lại miền đông New Guinea

Theo kế hoạch trước đây của tướng Mac Arthur, cuộc tấn công giành lại New Guinea và New Bntain là bước thứ 3 sau khi chiếm xong Guadalcanal, Tulagi và toàn bộ phần còn lại của quần đảo Salomons.Nhưng vì quân Nhật ở Salomons kháng cự quyết liệt kéo dài nên Đồng minh đã phải mở cuộc tiến công ở New Guinea trong khi chiến sự ở Salomons còn đang tiếp diễn. Bởi thế, đây là cuộc tiến công trên hai trục tiến quân ở New Guinea và quần đảo Salomons.Thêm vào đó, sự bất đồng về quan điểm chiến lược giữa lục quân với hải quân Hoa Kỳ cũng gây bất lợi cho Mac Arthur. Giống như bên phía Nhật, lục quân Hoa Kỳ coi trọng chiến trường New Guinea, còn hải quân thì lại khác.Tướng Mac Arthur và giới lãnh đạo lục quân nói chung coi việc chiếm lại New Guinea và New Britain là rất quan trọng để tiến đánh Philippines, rồi từ Philippines sẽ đổ bộ lên Okinawa trên đường tiến tới Nhật Bản.Nhung các đô đốc E.J.Keng, C. Nimitz và Bộ tư lệnh hải quân lại hình dung con đường tới Nhật Bản sẽ qua các quần đảo Gilbert, Marshall, Caroline...Cuộc tranh cãi giữa hai bên bất phân thắng bại buộc Washington phải phân chia lực lượng và phương tiện cho mỗi bên tiến hành theo kế hoạch riêng của mình.Trong điều kiện đó, tướng Mac Arthur quyết tâm đẩy mạnh cuộc phản công giành lại New Guinea. Sau khi "Chiến dịch I - Go" của Nhật bị thất bại, ưu thế không quân trên chiến trường New Guinea và vùng phụ cận đã thuộc về phe Đồng minh. Không quân Mĩ kiểm soát chặt chẽ con đường hàng hải từ Rabaul di Lae và Salamaua, đánh chìm hầu hết các hạm tàu Nhật Bản trên con đường này. Bởi thế, mặc dù đoán biết Đồng minh sắp tấn công ở New Guinea, Bộ tư lệnh Nhật không thể tăng viện cho nơi này.Ngày 4-9-1943, tướng Mac Arthur mở màn chiến dịch bằng một cuộc tấn công ba mũi vào các căn cứ trọng yếu của Nhật ở miền Đông New Guinea.Từ phía Nam nhằm Salamaua tiến tới là các lực lượng bộ binh của liên quân Mĩ - Úc đã giao chiến với Nhật suốt thời gian qua. Cùng lúc đó, một lực lượng thủy quân lục chiến Mĩ đổ bộ vào bờ biển phía Đông Lae, sau lưng phòng tuyến địch. Đồng thời, một lữ đoàn 1700 quân đã nhảy dù xuống phía tây Lae và Salamaua. Ngồi trên máy bay, tướng Mac Arthur cùng đi với quân nhảy dù để quan sát chiến trường. Vòng vây ngày càng khép chặt quanh hai thành phố cảng. Ngày 11, liên quân Mĩ- Úc đánh chiếm Salamaua. Ngày 16-9, thủ phủ New Guinea của Nhật là Lae rơi vào tay lính thủy đánh bộ và lính dù Mĩ. Quân Nhật chuyển sang bán đảo Huon ở phía Bắc Lae và kháng cự quyết liệt Ngày 20-10, thị trấn ven biển Finschhafen ở cực Đông bán đảo Huon rơi vào tay Mĩ. Nhưng tại bán đảo này, quân Nhật đã chặn được đà tiến của Đồng minh suốt gần nửa năm trời .Mac Arthur hiểu rằng ông chưa đủ lục lượng và phương tiện để nhanh chóng quét sạch quân Nhật ở đây.

Đổ bộ Bougainville và tiến đánh New Britain

Sự kháng cự quyết liệt của quân Nhật ở quần đảo Salomons chỉ làm chậm bước chứ không chặn đứng được cuộc tấn công của hải quân Mỹ.Cuối tháng 6-1943, thủy quân lục chiến Mĩ do đô đốc W.Halsey chỉ huy tấn công mãnh liệt vào New Georgia, hòn đảo then chốt ở trung tâm quần đảo. Các sư đoàn của Halsey đã đánh tan 5000 quân địch phòng thủ và chiếm đảo vào đầu tháng 8. Tiếp đó, sau các cuộc tấn công "nhảy cóc" từ đảo này đến đảo kia, lần lượt các đảo Kolombangara, Vella Lavella, Treasury và Choiseul lọt vào tay Hoa Kỳ.Tàn quân Nhật trên khắp quần đảo xuống tàu rút về cố thủ tại Bougainville, hòn đảo lớn nhất quan trọng nhất và duy nhất còn lại thuộc về Nhật Bản trong quần đảo Salomons.Ngày 2-11-1943, sau những cuộc oanh tạc dữ dội của không quân vào vị trí địch, 14000 thủy quân lục chiến Hoa Kỳ đã đổ bộ lên vịnh "Hoàng hậu Augusta" ở phía Tây Bougamviue. Quân Nhật chặn đánh ngay trên bãi biển và liên tục phản kích. Quân Mĩ không bị hất xuống biển nhưng cũng chỉ giữ được một dải bờ biển hẹp làm căn cứ hải quân ở Piva và ở nhóm đảo nhỏ Vertes kế cận để có đường giao thông tiếp tế với Rabaul và đánh quân tiếp viện Nhật trên biển. Nhiều trận chiến hạm nhỏ nhưng ác liệt dã diễn ra quanh Bougainville. Nhờ ưu thế không quân mà đưa thêm được viện binh đến, quân Mĩ chiếm được một phần đảo và thiết lập trên đó 3 sân bay.Từ ngày 25-12, Tập đoàn không quân thứ 13 Hoa Kỳ đã thường xuyên sử dụng các sân bay đó để oanh tạc Rabaul trên đảo New Britain. Tuy nhiên, quân Mĩ không sao tiêu diệt được 20.000 quân Nhật vẫn cố thủ trên phần còn lại của Bougainville.Họ phải chuyển sang bao vây triệt để và dùng phi pháo đánh phá liên tục làm cho đám quân Nhật ấy bị kiệt quệ và vô hiệu hóa (1).Mặc dù quân Nhật vẫn còn ở Bougainviue cho đến hết chiến tranh, chiến sự ở quần đảo Salomons coi như kết thúc vào cuối năm 1943.(1) Tháng 11-1944, quân Úc đến Bougainville thay cho quân Mỹ đi nhận nhiệm vụ mới. Quân Úc dồn đuổi quân Nhật đến vùng cực Bắc của đảo. Quân Nhật thiếu vũ khí, ăn đói, mặc rách, bệnh tật và chết rất nhiều vẫn còn đánh du kích cho đến ngày chiến tranh chấm dứt. Việc quân Đồng minh chiếm giữ phía Đông New Guinea và đứng vững ở Bougainville đã tạo nên hai gọng kìm cho cuộc tấn công vào New Britain với căn cứ đầu não Rabaul.Từ đầu tháng 10-1943, máy bay Đồng minh suốt ngày đêm oanh tạc quân cảng Rabaul và các sân bay trên đảo. New Britain bị bao vây cô lập với bên ngoài nhưng 50.000 quân Nhật ở đây đã sẵn sàng đối phó với cuộc tiến công của dịch.Ngày 15-12-1943, các lục lượng thuộc tập đoàn quân 8 bộ binh Hoa Kỳ dưới quyền tướng Mac Arthur đã đổ bộ lên Nrawe trên bờ biển phía Nam New Britain. Quân Nhật phản công rất mạnh nhưng quân Mĩ vẫn lập được căn cứ đầu cầu và mở rộng thêm phạm vi hoạt động.Ngày 26-12, đến lượt các lực lượng của đô đốc Nimitz đổ bộ lên đoạn bờ biển thuộc dãy núi Gloucester, phía Tây New Britain.Bất ngờ bị đánh sau lưng, cánh quân Nhật trú đóng tại một sân bay ở đây hốt hoảng tháo chạy về phía Bắc.Quân Mĩ từ hai phía Tây và Nam thẳng tiến về Rabaul. Ngày 15-2-1944 nhiều trận giao tranh ác liệt dã diễn ra ở phía đông Rabaul. Cuối tháng 2 đến đầu tháng 4, quân Mĩ lại đổ bộ lên New Ireland, hòn đảo kế cận phía Đông Bắc New Britain, chỉ cách Rabaul một eo biển hẹp chưa tới 50km. Đồng minh chiếm thêm 2 sân bay quan trọng và căn cứ hải quân Lorengau. Toàn bộ quân Nhật ở New Britain và New Ireland phải kéo hết về Rabaul cố thủ. Thay vì tấn công tiêu diệt, bộ tư lệnh Đồng minh chủ trương bao vây ngặt nghèo làm cho quân Nhật còn lại ở Rabaul đi dần đến chỗ kiệt quệ. Để thục hiện nhiệm vụ đó, sư đoàn bộ binh số 5 của Úc đã thiết lập một phòng tuyến rất kiên cố ngăn cách Rabaul với phần đất liền của đảo. Bị giam trong thành phố ba bề giáp biển, riêng phía Tây Nam lại đối mặt với phòng tuyến này, quân Nhật ở Rabaul chịu đựng mọi cảnh thiếu thốn cùng những trận mưa bom của Đồng minh cho đến ngày chiến tranh chấm dứt.

Thắng lợi cuối cùng ở New Guinea

Chiến thắng ở quần đảo Salomons và ở New Britain tạo điều kiện và cổ vũ cho tương Mac Arthur đẩy mạnh cuộc tấn công ở New Guinea.Ngày 15-2-1944, quân Mĩ đổ bộ thêm ở Saidor trên bờ biển phía Tây Bắc bán đảo Huon và tiến xuống phía nam gặp các đạo quân Mĩ - Úc đã chiến đấu ở bán đảo này từ mấy tháng trước. Sợ bị bao vây, quân Nhật rút khỏi Huon di chuyển về phía Tây. Ngày 3 và 4-3, quân Đồng minh lại đổ bộ ở Mindiri cách Saidor 50km về phía tây. Quân Nhật tiếp tục chạy về phía Tây, trụ lại ở Madang và Wewark là hai thị trấn ven biển phía Bắc New Guinea.Ngày 22-4, tập đoàn quân 6 Mĩ của trung tướng Walter Krueger đổ bộ ở Hollandia và Tanahmera cách Madang 650km về phía Tây, chặn đương rút của Nhật. Ngày 24, cánh quân Đồng minh từ phía Đông tiến qua đã đột nhập Madang, khiến toàn bộ quân Nhật ở đây đổ dồn về Wewark. Tại thị trấn ven biển này, quân đoàn Nhật của tướng Adachi gồm 60.000 người thuộc 3 sư đoàn đã bị vây 4 phía: phía Bắc là biển, phía Nam là dãy núi Tomcelli vô cùng hiểm trở, phía Đông giáp sông Sepik mà bờ bên kia là liên quân Mĩ - Úc, phía Tây là sông Drinuimor với tập đoàn quân 6 Hoa Kỳ. Những trận kịch chiến và những cuộc oanh tạc không ngừng của máy bay Đồng minh trong khu vục Wewark làm quân Nhật bị tiêu hao nặng.Tháng 7-1944, tập đoàn quân 8 Hoa Kỳ của trung tướng Robert Eichelberger từ New Britain quay về New Guinea để thanh toán nốt số quân Nhật còn lại ngoài vòng vây. Ngày 30-7, sau khi tràn ngập vị trí Manokwari do 10.000 quân Nhật đóng giữ, quân Mĩ tiến tới dãy núi Sansapor ở đầu mút phía Tây đảo và quét sạch quân địch. Như vậy, cuộc phản công giành lại New Guinea đã hoàn toàn thắng lợi, ngoại trừ số quân Nhật bị vây ở Wewark sẽ chịu chung số phận với đồng dội của chúng ở Bougainville và Rabaul (1).(1)Từ tháng 12-1944, Bộ tổng tư lệnh quân đội Úc chính thức nhận nhiệm vụ bao vây và diệt trừ những cụm quân Nhật còn trụ lại ở phía sau quân đội Đồng minh trên toàn chiến trường Thái Bình Dương để thay cho quân Mỹ tiếp tục tiến lên phía trước. Tại New Guinea, sư đoàn Úc số 6 đã tân công chiếm Wewark ngày 15-5-1945 , tiêu diệt rất nhiều địch. Hơn 10.000 quân Nhật còn lại tiếp tục dựa vào rừng núi để kháng cư cho đến hết chiến tranh.

ĐÁNH CHIẾM CÁC QUẦN ĐẢO GILBERT VÀ MARSHALL

Phòng tuyến ngoài cùng của Nhật Bản trên Thái Bình Dương chạy qua các quần đảo Salomons (với căn cứ chính Tulagi và Guadalcanal), Gilbert với các đảo chính Makin, Tarawa) và Marshall (với căn cứ chính là đảo Kwajalein). Sau khi đã chiếm xong quần đảo Salomons, đô đốc C.Nimitz quyết định đánh chiếm tiếp 2 quần đảo kia để khởi đầu cuộc tiến quân về phía Nhật Bản theo kế hoạch của ông.

Đánh chiếm quần đảo Gilbert

Sáng ngày 20-11-1943, sau một cuộc bắn phá mãnh liệt của hải pháo trên các chiến hạm, sư đoàn 27 Hoa Kỳ đã đổ bộ lên bãi biển của đảo Makin, thuộc quần đảo Gilbert. Lực lượng phòng thủ đảo chưa tới 800 người, phần lớn thuộc đội quân lao động, nhưng đã chiến đấu mãnh liệt đến mức phải mất 4 ngày sư đoàn Mĩ mới làm chủ được tình hình sau khi đã mất 66 sinh mạng.Cùng ngày, ở cách đó 105 dặm về phía Nam, sư đoàn 2 thủy quân lục chiến Mĩ dùng xe tăng lội nước đổ bộ lên đảo Tarawa, một đảo nhỏ có 10 ha, được Nhật bố phòng mạnh với 5000 quân dưới quyền chỉ huy của chuẩn đô đốc Keijo Shibasaki. Khi hạm đội Mĩ vừa đến, chưa kịp thả tàu đổ bộ, hải pháo ở pháo đài Betio đã đón tiếp họ. Hạm đội Mĩ dội lên tất cả là 3000 tấn đạn đại bác suốt 2 giờ 30 phút, tưởng như không ai trên đảo có thể sống sót được.Nhưng khi đợt xe tăng lội nước đầu tiên đến bờ thì quân Nhật dưới các hố trồi lên tiêu diệt gần hết. Tuy vậy thủy quân lục chiến Mĩ hết đợt này nối tiếp đợt khác vẫn tiếp tục tiến lên, và vào 12 giờ trưa, khoảng 5000 quân đã bám chặt bờ biển. Suốt đêm ấy, họ bị quân Nhật phản công mãnh hệt nhưng đến ngày hôm sau, quân Nhật chết phân nửa, kể cả tư lệnh Shibasaki.Phải mất một tuần lễ sau quân Mĩ mới làm chủ tình hình đảo. Hầu hết quân Nhật trú phòng đều chết, trong khi quân Mĩ mất hơn 1000 sinh mạng. Người Mĩ chỉ bắt được 17 tù binh Nhật và 129 công nhân xây dựng người Triều Tiên mà thôi.Với chiến thắng Tarawa, đô đốc Nimitz có cơ sở để khởi đầu cuộc 'Tiến về Tokyo" của hải quân Hoa Kỳ. Và đó cũng là kết thúc chiến dịch quần đảo Gilbert.

Đánh chiếm quần đảo Marshall

Từ Gilbert, người Mĩ nhìn về phía Bắc, tới quần đảo Marshall với một diện tích thềm lục địa 400.000 km2, gồm 867 đảo rải rác. Theo kế hoạch, quân Mĩ sẽ cùng một lúc đánh vào Kwajalein và 2 đảo khác.Nhưng rút kinh nghiệm từ trận đánh Tarawa, tướng Holland Smith (chỉ huy lực lượng đổ bộ) và đô đốc Spruance (chỉ huy đoàn tàu xâm nhập) muốn đánh theo kiểu "nhảy cóc": Tù đảo thứ nhất sang đảo thứ hai rồi mới đến Kwajalein. Đô đốc Nimitz dứt khoát bác bỏ quan điểm đó, ông hạ lệnh bỏ qua luôn hai đảo kia để tập trung đánh thẳng vào Kwajalein, trái tim của quần đảo Marshall, gồm một đảo san hô ở giữa có sân bay lớn với hàng trăm đảo san hô nhỏ bao vây, tạo thành một vành đai, bên trong là một bể nước sâu, không bị sóng, thích hợp cho một quân cảng lớn.Sau một cuộc oanh tạc dữ dội hiếm có trên chiến trường Thái Bình Dương, cuộc tấn công ngày 1-2-1944 của quân Mĩ hoàn toàn giành được yếu tố bất ngờ. Nhật có 8500 người trên đảo nhưng phần lớn là nhân viên chỉ huy sở và lính hậu cần, chỉ có 2500 quân thiện chiến, mà lại không có vũ khí chống xe tăng Mỹ.Đây là cuộc chiến đấu tuyệt vọng nhưng người Nhật vẫn đánh đến cùng. Phải một tuần lễ, người Mĩ mới làm chủ tình hình. Sau chiến thắng ấy, ngươi Mĩ đã bước một bước dài đến vĩ tuyến 15 độ Bắc để tiến về gần nước Nhật hơn. Một năm trước, họ còn ở vĩ tuyến 10 độ Nam. Trong trận đánh chiếm quần đảo Marshall này, đô đốc Nimitz đã tạo ra một số chiến thuật tấn công mới, được gọi là "nhảy cừu" : bỏ qua một số vị trí địch để đánh thẳng vào mục tiêu chính. Với điều kiện có ưu thế lớn về không quân để có thể ngăn chặn sự hỗ trợ lẫn nhau giữa các vị trí địch, lại có thể vô hiệu hóa các vị trí địch bị bỏ qua, chiến thuật này sẽ được áp dụng rộng rãi trong hải quân cũng như lục quân Đồng minh trên khắp chiến trường Thái Bình Dương. Nhờ đó, thời gian tiến hành các chiến dịch sẽ được rút ngắn.Việc đánh chiếm phần còn lại của quần đảo Marshall sẽ tiếp diễn trong năm 1944, nhưng với các căn cứ không quân và hải quân vừa giành được ở Kwajalein, quân Mĩ đã có thể vươn xa hơn về phía trước.

Uy hiếp hạm đội Liên hợp Nhật

Khi quân Mĩ đã có mặt ở các quần đảo Gilbert và Marshall thì quân cảng Truk, căn cứ chính của hạm đội Liên hợp cách Kwajalein 1.800 km về phía tây, trở thành vị trí tiền tiêu của phòng tuyến Nhật và bắt đầu bị đe dọa.Ưu thế của không quân và hải quân Mĩ làm cho tổn thất của hải quân Nhật ngày càng tăng không sao bù đắp nổi. Do đó, từ tháng 12-1943, hạm đội Liên hợp Nhật đã ngừng xuất kích mà cố gắng ẩn tránh, để dành lực lượng cho những trận đánh quyết định về sau.Nhưng người Mĩ không để yên như vậyNgày 13-2-1944, không quân Mĩ xuất phát từ Kwajalein đã oanh tạc dữ dội Truk. Ngày 26-2 lại thêm một đợt ném bom ác liệt xuống căn cứ này. 12 chiến hạm, 11 thương thuyền và 200 máy bay Nhật đã bị phá hủy. Đô đốc Mineichi Koga, tư lệnh hạm đội Liên hợp thay đô đốc Yamamoto tử trận từ năm ngoái, buộc phải dời bộ tư lệnh của ông trên thiết giáp hạm Musashi đến Palau, một đảo gần vùng biển Philippines cách Truk về phía tây 2500 km. Nhưng nhận thấy ở đây vẫn không ổn, ông liền chuẩn bị dời về Philippines.Ngày 31-3, trên đường đi Phihppines, máy bay của ông gặp giông tố và biến mất. Cùng bay chuyến đó, chiếc thủy phi cơ chở tham mưu trưởng hạm đội là phó đô đốc Shigeru Fukudome bị lạc hướng hết xăng phải hạ cánh ở một vùng gần đảo Cebu và Fukudome cùng đoàn tùy tùng bị du kích Philippines bắt.Mặc dù Fukudome giữ kín tung tích của mình, du kích Philippines vẫn cảm thấy ông là một nhân vật quan trọng. Họ điện về cho tướng Mac Arthur ở Úc, ông ta ra lệnh chuyển tù binh bằng tàu ngầm về Úc.Nhưng Nhật Cho quân lùng sục và thông báo sẽ đốt phá hết các làng mạc trên đảo nếu những tù binh kia không được trao trả cho họ trước 5 ngày. Cuối cùng là phó đô đốc Fukudome cùng nhóm tù binh được trao trả cho Nhật, nhưng chiếc cặp tài liệu của ông ta được giữ lại, chuyển xuống tàu ngầm về Úc.Sau khi đô đốc Koga mất tích, Bộ hải quân chọn đô đốc Soemu Toyoda lên thay. ông này đã "lên bờ" từ lâu, ít có dịp cập nhật hóa những hiểu biết của mình so với tình hình hạm đội Liên hợp hiện nay.Cũng như các vị tiền nhiệm của mình, ông luôn bị ám ảnh bởi ý nghĩ "một trận chiến quyết định", giống như trận Tsushima (Đối Mã) 1905.Người Nhật quên rằng, nếu Sa hoàng chỉ có một hạm đội thì người Mĩ có hàng ngàn tàu chiến và mỗi tháng, họ có khả năng đóng xong ít nhất một tàu sân bay mới loại 30.000 tấn Từ quan niệm sai lầm ấy đưa đến sai lầm chiến thuật, chiến lược, kéo theo sự sụp đổ của hải quân Nhật.

CHIẾN SỰ Ở QUẦN ĐẢO MARIANAS - TRẬN SAIPAN

Đầu năm 1944, hải quân Mĩ nhận thấy đã có thể tiến chiếm một bàn đạp chiến lược mới: quần đảo Marianas gồm một chuỗi đảo chạy dài theo hướng Bắc Nam nằm giữa con đường từ quần đảo Marshall đi Philippines, Đài Loan hay Nhật Bản. Đây là một quần đảo núi lửa ngầm dưới nước. Phần nhiều nhũng gì nổi lên trên biển là những đỉnh núi lửa. Lớn nhất và nằm ngay giữa quần đảo này là đảo Saipan rộng gần l00 km2 với 30.000 dân, phần đông là người Nhật, chỉ có 4.000 người Chamarros. Vì vậy Saipan được gọi là Tiểu Tokyo.Từ Saipan đi về phía Tây Nam sẽ gặp đảo Tinian rồi đến đảo Guam ở tận cùng phía Nam quần đảo. Hai đảo quan trọng này đều trở thành các căn cứ không quân và hải quân Nhật.

Chuẩn bị của đôi bên

Trong cuộc chiến tranh Thái Bình Dương, Saipan là trung tâm tiếp vận và hậu cần cho hải quân và lục quân Nhật tham chiến ở chiến trường Nam Thái Bình Dương. Người Nhật không làm gì để gia cố sự bố phòng của trung tâm tiếp viện lớn lao này vì họ quan niệm đó là "hậu phương". Cũng theo chiến thuật thường dùng của đô đốc Nimitz, ông ta bỏ qua các đảo tiền tiêu để tiến công vào ngay trung tâm: đảo Saipan.Sáng sớm ngày 23-2-1944, máy bay Mĩ xuất phát từ các tàu sân bay giã nát các phi trường Nhật ở Tinian, Saipan và Guam, tiêu diệt hơn 100 máy bay Nhật trên mặt đất, bắn rơi 67 chiếc trong trận không chiến. Chỉ có 6 máy bay Mỹ bị bắn rơi.Người Nhật thấy Mĩ sắp tấn công nên cho di tản gia đình các viên chức về Nhật. Đô đốc Nagumo "người hùng Trân Châu cảng", sau thảm bại Midway bị đổi đến đây, làm Tư lệnh hạm đội Trung Thái Bình Dương vừa được hình thành. Trên nguyên tắc ông ta vừa là tư lệnh hạm đội vừa là tư lệnh chiến trường chịu trình nhiệm về phòng thủ.Đến tháng 5-1944, Nhật tăng cường thêm 1 sư đoàn bộ binh cho Saipan (sư đoàn 43) nhưng chỉ có 7.000 quân đến được, số còn lại bị máy bay, tàu ngầm Mĩ đánh chìm ngay trên đường từ Nhật đến đảo.Trung tướng Hideyoshi Obata, tư lệnh lục quân quần đảo Mananas (quân đoàn 31) yêu cầu gửi xi măng, sắt thép để làm hệ thống phòng thủ. Nhưng phần lớn đồ tiếp tế đã bị đánh chìm xuống đáy biển. Quân bố phòng Saipan lên đến 31.629 người, trong đó lục quân 25.000 người, còn lại là hải quân. Để chiếm đảo, quân Mĩ đưa đến đây 127.000 người, trong đó 2 phần 3 là thủy quân lục chiến. Ngày 7-6-1944, đang trên đường tiến về Saipan họ được tin về cuộc đổ bộ của Đồng minh vào miền Bắc nước Pháp.Giữa trưa 11-6, người Mĩ tiến hành một cuộc dội bom dữ dội với 208 máy bay chiến đấu và 8 máy bay ném bom tập trung đánh Tinian và Saipan.Ngày 13-6, 7 tuần dương hạm và 13 khu trục hạm dùng hải pháo bắn phá Saipan và Tinain. Trên bờ, các cơ sở bố phòng của Nhật sập gần hết, nhưng tướng Yoshitsugu Saito, tư lệnh quân trú phòng trên đảo quyết tâm đánh trả mọi cuộc đổ bộ với một sự lạc quan cao độ. ông ta là một sĩ quan chuyên chỉ huy kị binh ở chiến trường Trung Hoa nên ít kinh nghiệm về phòng ngư.Ngày mà Mĩ đổ bộ, đô đốc Nagumo đi thanh tra quần đảo Palau vừa về, quyền chỉ huy còn nằm trong tay tướng Obata, tư lệnh quân đoàn 31 , chịu trách nhiệm toàn thể quần đảo Marianas, trong đó có Saipan, Tinian.

Giao tranh trên bãi biển

Đêm 14-6, các sư đoàn 2 và 4 thủy quân lục chiến Mỹ đã sẵn sàng. Sĩ quan tâm lí chiến sử dụng những giờ còn lại để thuyết trình về mục đích, yêu cầu và thông qua các điều lệnh hành quân.Trên chiếc tàu chở 1.700 quân đổ bộ đợt đầu, sĩ quan này nói cho binh lính biết, ngoài súng đạn chờ đón họ, khi họ chiến thắng rồi, vẫn còn nhiều hiểm nguy như rắn rết, nước độc, sốt rét cấp tính, cá mập...và mọi loại bệnh trên trần thế này như ghẻ ngứa, phong củi, kiết lị, phong tình. Một binh sĩ độ 18 tuổi xin có ý kiến: "Thưa đại úy, tình hình xấu xa như vậy, tại sao ta không để người Nhật chiếm luôn đảo này và chết với các tai ách ấy?". Mọi người phá lên cười làm dịu phần nào sự căng thẳng tinh thần.Sáng hôm sau, 2 sư đoàn xuống tàu nhỏ để chuẩn bị đổ bộ lên bãi biển phía tây đảo, cách thành phố Garapan, thủ phủ của đảo này 5 dặm về phía nam. Đến 5 giờ 30 sáng 15-6, hải pháo bắn dọn bãi.Đúng 6 giờ, phó đô đốc Kelly Turner, tư lệnh hành quân ra lệnh đổ bộ.Tàu con rời tàu mẹ, hướng mũi vào bờ, trong lúc đó hải pháo vẫn bắn tới tấp.Khi các tàu đổ bộ cách bờ độ 1,5 km thì dừng lại cho xe lội nước chở thủy quân lục chiến từ bên trong bò ra tiến vào bờ. Khi ấy máy bay từ tàu sân bay tiến vào, thay thế cho hải pháo. 155 chiếc quây quần trên các bãi biển, bắn phá không cho quân trú phòng ngóc đầu dậy được. Đúng 8 giờ 10, 719 chiếc xe lội nước chở 8 tiểu đoàn thủy quân lục chiến được xe tăng lội nước có gắn pháo 105 li và đại liên bảo vệ, bắt đầu đổ quân vào bờ. Họ tiến thành một hàng ngang 4 km bề rộng. Súng cối, pháo binh của Nhật bắn ra xối xả nhưng đến 8 giờ 20, khoảng 8.000 quân Mĩ đã lên bờ, quét sạch bãi đổ bộ, tiến vào vùng tiếp cận bờ biển, người này ngã xuống, người khác tiến lên hướng về làng nhỏ Charan Kanoa. Trong làng này, mỗi căn nhà là một pháo đài, mỗi bụi tre là một ổ súng cộng đồng. Suốt ngày ấy Mĩ đổ bộ lên được 25.000 quân. Tướng Saito đợi đêm đến sẽ phản công, vì đánh đêm là sở trường của quân Nhật và sở đoản của quân Mĩ. Nhưng Hoa Kỳ có ưu thế hơn về hỏa lục. Khi phản công, ngươi Nhật chỉ tập trung được 36 chiến xa với 1.000 bộ binh. Từ lúc bắt đầu tối, họ đợi mãi vẫn không thấy có lệnh xuất kích của Saito. Thì ra đạn cháy của Mĩ rơi vào vườn mía, nơi Bộ chỉ huy hành quân đóng, đã thiêu sạch mấy trăm mẫu mía và cắt đứt đường điện thoại liên lạc.Đến 12 giờ khuya, Nhật tấn công. Xe tăng và bộ binh tiến về phòng tuyến Mĩ. Hỏa pháo Mĩ bắn diệt hết đợt này đến đợt khác cuối cùng quân Nhật tháo chạy để lại hơn 800 xác chết và tất cả xe tăng tham gia cuộc phản công. Thế là người Nhật thất bại trong việc hất quân Mĩ xuống biển.Ngày hôm sau, sư đoàn 27 bộ binh Mĩ lên bờ. Tướng Saito nắm lại tình hình bố phòng trên đảo và ra lệnh phản công từ vị trí đài phát thanh Garapan đánh vào sườn trái quân Mĩ. Nhưng sự thông tin kém cỏi khiến cho khi đến giờ xuất phát chỉ tập trung được 25 chiến xa và 500 bộ binh. Lẽ dĩ nhiên là cuộc phản công bị bẻ gãy sau một giờ giao tranh. Người Nhật nhận được bức điện do Bộ tư lệnh lục quân gởi nhân danh Thiên Hoàng:"Số phận của nước Đại Nhật Bản tùy thuộc vào trận chiến này. Vậy mỗi chiến sĩ phải thấm nhuần tinh thần này, chiến đấu dũng cảm đẩy lùi quân Mĩ xuống biển để làm an lòng Thiên Hoàng".Tướng Igeta, thuộc quân đoàn 31 điện về Tokyo: "Rất xúc động trước sự quan tâm chiếu cố và lòng đại lượng của Thiên Hoàng. Tất cả mọi chiến sĩ ước mong được chết mười ngàn lần để được xứng đáng với ân huệ trên".Thế là quân Nhật lại một lần nữa quyết tâm cố thủ đến người cuối cùng.Dựa vào hệ thống công sự chuẩn bị sẵn kĩ càng, quân Nhật đã giữ vững trận địa, kìm chân quân Mĩ ở bãi biển suốt 3 ngày đêm.Ngày 18, thủy quân lục chiến Mĩ đã đột phá ở ngay giữa Saipan và tiến ngang đảo từ Tây sang Đông qua chân núi Mount Donnay. Quân Mĩ tràn vào điểm đột phá này, cắt phòng tuyến Nhật ra làm hai: phía bắc và phía nam đảo không liên lạc được với nhau. Tuy vậy, quân Nhật vẫn chiến đấu giữ từng thước đất.

Trận hải chiến phía Đông biển Philippines

Nhận được tin Mĩ đổ bộ ở Saipan, đô đốc Soemu Toyoda, tư lệnh hạm đội Liên hợp cho rằng thời điểm của "trận đánh quyết định" đã đến. Ông lập tức hạ lệnh cho phó đô đốc Jisaburo Ozawa, tư lệnh hạm đội Cơ động đang trú đóng tại cực nam Philippines: "Tấn công địch tại khu vục quần đảo Marianas và tiêu diệt hạm đội của chúng". Tiếp đó, ông gửi một thông điệp dựa theo câu nói nổi tiếng của đô đốc Togo trong trận Tsushima (Đối Mã) năm 1905: "Sự quang vinh hay suy tàn của Đại Nhật Bản tùy thuộc vào trận chiến đấu này. Mỗi người phải cống hiến hết sức mình".Hạm đội Cơ động nhổ neo rời đảo Tawi Tawi (cực nam Phihppines) lên đường chiến đấu sau nửa năm im hơi lặng tiếng đế xây dụng thành lực lượng chiến đấu mạnh nhất của hải quân Hoàng gia Nhật. Dựa theo các phương án đã chuẩn bị sẵn cho ,'trận đánh quyết định, Ozawa vạch kế hoạch cho trận đánh. Ông cho rằng máy bay của hạm đội mình có tầm hoạt động xa hơn máy bay trên các tàu sân bay Mĩ. Do đó, ông có thể tấn công địch. từ khoảng cách xa 300 dặm, trong khi người Mĩ chỉ có thể tiến công trong vòng 200 dặm. Do đó ông có thể đánh địch mà không bị lo đánh trả. ông ta còn được sự yểm trợ của 500 máy bay của lục quân và hải quân trên quần đảo Marianas.Nhờ đó ông có ưu thế 2 chọi 1, và đây là cơ hội ngàn vàng để tiêu diệt các tàu sân bay của hạm đội Mĩ. Nhưng kế hoạch chỉ tốt khi người ta được thông tin đầy đủ về các dữ kiện. Người ta dã không cho ông ta biết rằng, các sân bay trên các đảo đều bị tấn công, số máy bay không còn là bao. Ngoài ra, máy bay Hellcat được trang bị cho tàu sân bay Mĩ bây giờ vượt xa các máy bay Zéro của Nhật mà người Nhật không ngờ (1). Hơn nữa, phi công Mĩ năm 1944, không phải như thời 1941 khi Nhật đánh Trân Châu cảng.Trưa ngày 18-6, thủy phi cơ trinh sát Nhật bắt gặp đoàn tàu khổng lồ của lực lượng đặc nhiệm 58 do phó đô đốc Marc Mitscher chỉ huy, gồm 7 tàu sân bay nhẹ được 7 thiết giáp hạm, 8 tuần dương hạm nặng, 13 tuần dương hạm nhẹ và 69 khu trục hạm hộ tống. Đây là lực lượng lớn gấp đôi hạm đội Cơ động Nhật.Khi được tin báo về cho biết vị trí hạm đội Mĩ, chuẩn đô đốc Sueo Obayashi, người chỉ huy 3 tàu sân bay của hạm đội cơ động điện về Tư lệnh hạm đội, đồng thời ra lệnh phóng máy bay lên tấn công theo nguyên tắc: lợi thế thuộc về người đánh trước. Nhưng ông bỗng nhận được lệnh của Tư lệnh hạm đội gọi máy bay về, đợi ngày mai tập trung lực lượng sẽ đánh. Thế là người Nhật bỏ mất một cơ hội ngàn vàng, vì nếu họ đánh lúc ấy phía Mĩ hoàn toàn bị bất ngờ (2). Mãi đến khuya hôm ấy, rađa trên chiến hạm Mĩ mới "thấy" được hạm đội Nhật. Nhưng nhiệm vụ của Mitscher là bảo vệ cuộc đổ bộ Saipan với tất cả lực lượng không quân của mình, nên ông không tấn công vội.(1) Ngày 4-6 1942, một máy bay Zéro của Nhật hạ cánh khẩn cấp trên đảo Arutan (quần đảo Aleutians cua Mỹ). Phi công chết tại chỗ nhưng máy bay gần như nguyên vẹn. Các kĩ sư hàng không Mỹ đã tháo gỡ, nghiên cứu và hoàn thiện một loại máy bay mới trên cơ sở chiếc Zéro của Nhật. Đó là chiếc Hellcat F6 - F (con mèo địa ngục). Nó có khả năng « thăng thiên" và « chúi xuống » nhanh hơn chiếc Zéro, vũ khí mạnh hơn, phi công được bảo vệ phía trước, phía sau và bay xa hơn.(2) Để giữ bí mật, hạm đội Mỹ được lệnh không phóng máy bay đi thám sát nên họ không hay biết gì về hạm đội cơ động của Nhật gần kề.

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top