Chương 2

Tưởng Nã nhướng mày lắng nghe.

Diêu Ngạn nở nụ cười: "Hàng của nhà tôi đúng là hơi nhiều, không hợp quy tắc. Anh có thể gánh giúp nhà tôi một phần được không?".

Cô chuyển cuốn sổ tới trước mặt Tưởng Nã, lật vài trang ghi những vụ làm ăn rải rác gần đây.

Nộp tiền là việc làm không bao giờ đi đến hồi kết nhưng nếu nhường mối chở hàng không quan trọng cho họ, chẳng những thiết lập được giao tình, mà sau này nhận đơn hàng lớn cũng đỡ lo hơn.

Tưởng Nã tỏ vẻ lạnh nhạt, ngước mắt đánh giá Diêu Ngạn. Anh gõ gõ lên đùi cân nhắc, trong lòng thầm khen Diêu Ngạn tinh ranh. Chẳng buồn nhìn cuốn sổ ghi chép lấy một cái, anh cười gật đầu: "Được, không thành vấn đề".
Giải quyết được việc phiền toái, đến cả ánh mặt trời cũng trở nên dịu mát hơn nhiều.

Hôm nay, ông Diêu làm việc thuận lợi vô cùng. Xe ông chạy bon bon trên đường, về đến thị trấn Trung Tuyển chỉ mới bảy giờ. Trăng sáng trong giữa trời sao lấp lánh chiếu rọi con đường tăm tối. Tới một tiệm sửa xe, ông Diêu tấp vào, tìm người quen hỏi giá rồi để xe lại sửa chữa.

Ông Diêu và Diêu Ngạn lại đi bộ về nhà. Nhìn thấy một người phụ nữ bán dừa tươi bên đường, Diêu Ngạn muốn uống nước dừa nên bước tới hỏi giá. Bà ta nhanh nhẹn cầm dao tước vỏ, khoét lỗ, cắm ống hút vào trong, chẳng buồn ngẩng đầu lên, trả lời: "Mười lăm tệ một quả". Bà ta đưa trái dừa mới gọt xong cho một cậu bé đứng bên cạnh.

Diêu Ngạn "ờ" một tiếng, rồi kéo ông Diêu đi thẳng.

Ông Diêu ngoảnh đầu lại nhìn, nói: "Muốn uống thì mua đi con!".

"Không mua." Diêu Ngạn lắc đầu, "Chẳng thà con mua nước dừa lon uống còn hơn, chỉ có ba bốn tệ một lon."

Ông Diêu biết con gái muốn tiết kiệm tiền, lòng ông chua xót như bị xát muối.

Trong ngõ mấy ông cụ hàng xóm đang ngồi hóng mát, tay phe phẩy chiếc quạt hương bồ, một người trong số họ gọi với theo hai bố con Diêu Ngạn: "Ăn cơm chưa?".
Diêu Ngạn mỉm cười thưa: "Chưa ông ạ, bây giờ cháu mới về nhà ăn".

Vừa đi được vài bước đã nghe mấy ông cụ xầm xì bàn tán, nói Diêu Ngạn không tìm được việc làm ở thành phố Nam Giang, hết cách nên buộc phải về quê.

Ông Diêu ngoái nhìn, đột nhiên hỏi Diêu Ngạn: "Con tìm việc đến đâu rồi?".

Diêu Ngạn mở khóa, đẩy cửa vào nhà, cô nói: "Vẫn đang đợi tin". Thấy bà Diêu bê thức ăn ra khỏi bếp, cô gọi: "Mẹ, hôm nay nhà mình ăn gì thế?".

Bà Diêu đặt bát sứ nóng hôi hổi xuống, cười nói: "Mẹ vừa hâm nóng canh gà cho hai bố con. Mẹ với Yên Yên ăn rồi, hai bố con mau ăn đi."

Diêu Ngạn tiến lại, múc canh uống một ngụm, lè lưỡi kêu nóng. Cô chép miệng vài cái, đi vào toilet rửa mặt, gột sạch mồ hôi trên người.

Bà Diêu ngồi ngoài bàn ăn, lại bắt đầu đề tài đã nhai đi nhai lại suốt cả tháng nay: "Mẹ thấy con nên quay về Nam Giang. Công việc tốt như vậy, con lại xin nghỉ. Con là sinh viên mới ra trường, không thể kén cá chọn canh, cũng không được ra vẻ ta đây."

Diêu Ngạn dạ thưa nhưng miệng nhai chóp chép, nhìn qua cũng biết cô giả vờ nghe lấy lệ. Bà Diêu thở dài ngao ngán: "Yên Yên đi nhảy, tối con nhớ để cửa cho nó."
Diêu Ngạn nhíu chặt mày: "Chị ấy lại tới phòng khiêu vũ?".

Bà Diêu gật đầu không vui.
Thị trấn Trung Tuyển vẫn giữ lại phòng khiêu vũ đã có từ hơn chục năm trước. Đèn xoay trên trần nhà tán xạ đủ màu sắc, khiến gương mặt của những người trong phòng trở nên vô cùng kỳ quái. Phòng khiêu vũ ở đây chơi nhạc blues quanh năm suốt tháng.

Khách đến đa phần là người lớn tuổi, thỉnh thoảng cũng bắt gặp vài người trung niên độc thân. Diêu Ngạn không tránh khỏi lo lắng cho chị, có điều Diêu Yên Cẩn cũng biết chừng mực, trước chín giờ sẽ tự giác về nhà. Ngẫm nghĩ một hồi, cô cũng nói để bà Diêu yên tâm.

Diêu Ngạn theo xe liên tục cả tuần. Điều hòa sửa xong, theo xe không còn thấy vất vả nữa, thế nhưng sức khỏe của ông Diêu không chịu nổi. Dẫu sao cũng không ai thay ca, phải làm quần quật suốt mười hai tiếng đồng hồ, lưng ông đau ê ẩm, còn cánh tay mỏi rã rời.

Tưởng Nã nhướng mày lắng nghe.

Diêu Ngạn nở nụ cười: "Hàng của nhà tôi đúng là hơi nhiều, không hợp quy tắc. Anh có thể gánh giúp nhà tôi một phần được không?".

Tưởng Nã nhướng mày lắng nghe.
Diêu Ngạn nở nụ cười: "Hàng của nhà tôi đúng là hơi nhiều, không hợp quy tắc. Anh có thể gánh giúp nhà tôi một phần được không?".
Cô chuyển cuốn sổ tới trước mặt Tưởng Nã, lật vài trang ghi những vụ làm ăn rải rác gần đây.
Nộp tiền là việc làm không bao giờ đi đến hồi kết nhưng nếu nhường mối chở hàng không quan trọng cho họ, chẳng những thiết lập được giao tình, mà sau này nhận đơn hàng lớn cũng đỡ lo hơn.
Tưởng Nã tỏ vẻ lạnh nhạt, ngước mắt đánh giá Diêu Ngạn. Anh gõ gõ lên đùi cân nhắc, trong lòng thầm khen Diêu Ngạn tinh ranh. Chẳng buồn nhìn cuốn sổ ghi chép lấy một cái, anh cười gật đầu: "Được, không thành vấn đề".
Giải quyết được việc phiền toái, đến cả ánh mặt trời cũng trở nên dịu mát hơn nhiều.
Hôm nay, ông Diêu làm việc thuận lợi vô cùng. Xe ông chạy bon bon trên đường, về đến thị trấn Trung Tuyển chỉ mới bảy giờ. Trăng sáng trong giữa trời sao lấp lánh chiếu rọi con đường tăm tối. Tới một tiệm sửa xe, ông Diêu tấp vào, tìm người quen hỏi giá rồi để xe lại sửa chữa.
Ông Diêu và Diêu Ngạn lại đi bộ về nhà. Nhìn thấy một người phụ nữ bán dừa tươi bên đường, Diêu Ngạn muốn uống nước dừa nên bước tới hỏi giá. Bà ta nhanh nhẹn cầm dao tước vỏ, khoét lỗ, cắm ống hút vào trong, chẳng buồn ngẩng đầu lên, trả lời: "Mười lăm tệ một quả". Bà ta đưa trái dừa mới gọt xong cho một cậu bé đứng bên cạnh.
Diêu Ngạn "ờ" một tiếng, rồi kéo ông Diêu đi thẳng.
Ông Diêu ngoảnh đầu lại nhìn, nói: "Muốn uống thì mua đi con!".


"Không mua." Diêu Ngạn lắc đầu, "Chẳng thà con mua nước dừa lon uống còn hơn, chỉ có ba bốn tệ một lon."
Ông Diêu biết con gái muốn tiết kiệm tiền, lòng ông chua xót như bị xát muối.
Trong ngõ mấy ông cụ hàng xóm đang ngồi hóng mát, tay phe phẩy chiếc quạt hương bồ, một người trong số họ gọi với theo hai bố con Diêu Ngạn: "Ăn cơm chưa?".
Diêu Ngạn mỉm cười thưa: "Chưa ông ạ, bây giờ cháu mới về nhà ăn".
Vừa đi được vài bước đã nghe mấy ông cụ xầm xì bàn tán, nói Diêu Ngạn không tìm được việc làm ở thành phố Nam Giang, hết cách nên buộc phải về quê.
Ông Diêu ngoái nhìn, đột nhiên hỏi Diêu Ngạn: "Con tìm việc đến đâu rồi?".
Diêu Ngạn mở khóa, đẩy cửa vào nhà, cô nói: "Vẫn đang đợi tin". Thấy bà Diêu bê thức ăn ra khỏi bếp, cô gọi: "Mẹ, hôm nay nhà mình ăn gì thế?".
Bà Diêu đặt bát sứ nóng hôi hổi xuống, cười nói: "Mẹ vừa hâm nóng canh gà cho hai bố con. Mẹ với Yên Yên ăn rồi, hai bố con mau ăn đi."
Diêu Ngạn tiến lại, múc canh uống một ngụm, lè lưỡi kêu nóng. Cô chép miệng vài cái, đi vào toilet rửa mặt, gột sạch mồ hôi trên người.
Bà Diêu ngồi ngoài bàn ăn, lại bắt đầu đề tài đã nhai đi nhai lại suốt cả tháng nay: "Mẹ thấy con nên quay về Nam Giang. Công việc tốt như vậy, con lại xin nghỉ. Con là sinh viên mới ra trường, không thể kén cá chọn canh, cũng không được ra vẻ ta đây."
Diêu Ngạn dạ thưa nhưng miệng nhai chóp chép, nhìn qua cũng biết cô giả vờ nghe lấy lệ. Bà Diêu thở dài ngao ngán: "Yên Yên đi nhảy, tối con nhớ để cửa cho nó."
Diêu Ngạn nhíu chặt mày: "Chị ấy lại tới phòng khiêu vũ?".
Bà Diêu gật đầu không vui.
Thị trấn Trung Tuyển vẫn giữ lại phòng khiêu vũ đã có từ hơn chục năm trước. Đèn xoay trên trần nhà tán xạ đủ màu sắc, khiến gương mặt của những người trong phòng trở nên vô cùng kỳ quái. Phòng khiêu vũ ở đây chơi nhạc blues quanh năm suốt tháng. Khách đến đa phần là người lớn tuổi, thỉnh thoảng cũng bắt gặp vài người trung niên độc thân. Diêu Ngạn không tránh khỏi lo lắng cho chị, có điều Diêu Yên Cẩn cũng biết chừng mực, trước chín giờ sẽ tự giác về nhà. Ngẫm nghĩ một hồi, cô cũng nói để bà Diêu yên tâm.
Diêu Ngạn theo xe liên tục cả tuần. Điều hòa sửa xong, theo xe không còn thấy vất vả nữa, thế nhưng sức khỏe của ông Diêu không chịu nổi. Dẫu sao cũng không ai thay ca, phải làm quần quật suốt mười hai tiếng đồng hồ, lưng ông đau ê ẩm, còn cánh tay mỏi rã rời.

Diêu Ngạn nhận xong điện thoại, cô cất giọng nhẹ nhõm: "Bố, cô nói đã mời được tài xế mới, ngày mai sẽ bắt đầu làm việc."

Ông Diêu thở phào một hơi. Mắt ông tự nhiên nhòa đi, ông lắc lắc đầu, đến khi nhìn rõ trở lại thì đã muộn. Một người chạy xe máy bất ngờ lao ra từ con đường phía trước, ông Diêu đạp mạnh phanh xe.

Diêu Ngạn vội nhảy xuống xem lúng túng lay gọi người chạy xe máy. Nhìn anh ta ngã lăn xuống đất rên rỉ đau đớn, cô sợ hãi thốt lên: "Cám ơn trời đất", gấp rút lấy điện thoại gọi xe cấp cứu.

Ông Diêu luống cuống, không biết phải làm sao. Xe máy đổ, mảnh vỡ phụ tùng văng ra xung quanh, người nằm dưới đất gãy chân chảy máy. Không biết anh ta còn bị thương chỗ nào khác không mà cứ kêu rên ầm ĩ, nói không dậy nổi.

Mấy người bên công ty vận chuyển hàng hóa bên cạnh ùa ra xem. Sợ thiên hạ chưa đủ loạn, họ quát to: "Đừng hòng gây chuyện xong bỏ trốn!". Họ nháo nhào đòi báo cảnh sát.

Diêu Ngạn nào còn tâm trạng để ý tới họ. Sợ anh ta bất tỉnh, cô ngồi xuống cạnh anh ta trò chuyện, cam đoan sẽ chịu trách nhiệm.

Thị trấn Lý Sơn không có bệnh viện công. Xe cấp cứu điều từ thị trấn Trung Tuyển cần ít nhất nửa tiếng đồng hồ, vòng đi vòng về càng tốn nhiều thời gian. Diêu Ngạn bình tĩnh suy nghĩ, cô gọi ông Diêu: "Bố, chúng ta đưa anh ta đi bệnh viện trước!".

Ông Diêu cuống quýt nghe theo. Sợ làm vết thương của anh ta nặng hơn, ông không dám đụng mạnh, cứ lóng ngóng vụng về đỡ anh ta. Nào ngờ vừa chạm vào chân, anh ta liền la hét kêu đau. Diêu Ngạn mồ hôi nhễ nhại, cô buộc tạm tóc ra sau gáy, xua tay cản: "Bố đừng đỡ nữa. Anh ta không thể cử động được đâu."
Đảo mắt nhìn quanh một vòng, Diêu Ngạn đành nhờ đám côn đồ đang hào hứng đứng xem: "Mấy anh giúp một chút được chứ? Trong công ty mấy anh có nẹp hay vải bố không?"

Đám côn đồ cười hì hì: "Có, em đi theo bọn anh vào lấy nào! Nó ở ngay trong phòng anh thôi."
Diêu Ngạn thẹn quá hóa giận. Nhưng nghĩ tới người bị thương, cô nhẫn nhịn đến đỏ mặt. Đúng lúc này một tiếng quát dội đến: "Lý Cường, máu giúp đưa người ta vào bệnh viện."

Mắt Diêu Ngạn hướng về phía phát ra âm thanh, cô thấy Tưởng Nã khom người tựa vào cửa sổ mở rộng trên tầng hai. Anh cầm điếu thuốc lên hút, vừa cười nhìn Diêu Ngạn, vừa ung dung nhả khói. Làn khói trắng mờ lượn lờ một lát trong không khí rồi tan biến.

Diêu Ngạn cứng đờ người. Khi mấy người đứng cạnh vào công ty vận chuyển mang cáng cứu thương thô sơ đi ra, cô mới định thần, nhìn lên tầng hai lần nữa nhưng không còn thấy bóng dáng Tưởng Nã.

Lý Cường mang họ đến Trung Tuyển, anh ta không nói tiếng nào, bỏ đi ngay tức khắc. Diêu Ngạn cũng không có thời gian cảm ơn, cô chạy theo bác sĩ y tá, sắp xếp ổn thỏa cho người bị thương. May là người đó bị thương không nặng. Cô ở lại trông chừng, đợi người nhà anh ta tới mềm mỏng nói chuyền. Cuối cùng, cô gọi điện hỏi ông Diêu nên xử lý chuyện này như thế nào.

Ông Diêu buồn bã mở miệng: "Họ không báo án, may mà cảnh sát giao thông không tới. Cô con bảo giải quyết riêng, để cảnh sát giao thông biết sẽ giam xe, lỡ việc làm ăn."

Diêu Ngạn nói: "Con thấy họ cũng có ý muốn giải quyết riêng, đòi tiền bồi thường."

"Vậy cũng đỡ hơn chậm trễ việc làm ăn. Con thăm dò ý họ thử xem." Ông sầu não hỏi thêm vài câu rồi gác máy.

Diêu Ngạn đi vào phòng bệnh, cô khéo léo hỏi han người nhà nạn nhân: "Thưa cô chú, việc này xảy ra trách nhiệm đích thực thuộc về phía gia đình cháu. Vậy giờ cô chú định giải quyết thế nào ạ?"

Người nhà nạn nhân tranh thủ lúc cô vắng mặt đã bàn bạc trước với nhau, họ ra giá: "Tiền thuốc men, tiền bồi thường và thu nhập bị mất trong lúc nằm viện. Sau khi xuất viện không chừng còn để lại di chứng, bồi thường ít nhất ba vạn tệ."

Diêu Ngạn nhướng mày, cô nở nụ cười, nói với họ: "Nhà cháu đụng trúng anh ấy, phải chịu trách nhiệm là điều chắc chắn. Nhà cháu nhất định sẽ đền bù tiền thuốc men và các chi phí khác. Nói sao đi nữa cũng tại nhà cháu hại anh ấy nằm viện. Có điều ba vạn tệ nằm ngoài khả năng của gia đình cháu. Hay chúng ta nhờ cảnh sát giao thông can thiệp giúp, được không ạ?"


Đối phương giật mình, đưa mắt nhìn nhau. Họ cũng không nói đồng ý hay không mà lảng sang chuyện khác.

Tạm thời việc thương lượng chưa có kết quả, Diêu Ngạn đành đi về. Tới nhà, cô kể mọi chuyện cho bà Diêu, bà nói: "Thế này đi, mấy ngày tới mẹ vào chăm sóc người ta, còn con với chị con đi bán hàng."

Diêu Ngạn gật đầu đồng ý. Không thấy ngon miệng nên cô cũng chỉ ăn qua loa chút ít, cô mệt mỏi thức đợi ông Diêu về. Nhìn ông Diêu không sao, cô mới yên tâm đi ngủ.

Sáng sớm hôm sau, bà Diêu sang hàng xóm mua gà về nấu canh, mang tới bệnh viện.

Diêu Ngạn gom tượng vào túi, gọi Diêu Yên Cẩn thức dậy ăn cháo rồi hai chị em cùng ra khỏi nhà.
Trường tiểu học Trung Tuyển mở nhiều lớp học hè, thu học phí với danh nghĩa là học thêm. Vì vậy dù đang trong kỳ nghỉ hè, cổng trường vẫn vô cùng náo nhiệt.
Diêu Ngạn tìm một chỗ mát mẻ, mở túi vải, bày tượng ra bán. Cô để màu nước và cọ tô bên cạnh, kêu Diêu Yên Cẩn dựng ghế lên ngồi, bốc một nắm hạt dưa đưa cho chị.

Diêu Yên Cẩn ăn hạt dưa đến mức khát khô cả cổ, sau đó quay qua hỏi Diêu Ngạn bây giờ là mấy giờ. Diêu Ngạn nhìn đồng hồ, nói: "Gần mười một giờ! Lát nữa học sinh tan trường, chị em mình sẽ có việc làm."

Diêu Yên Cẩn gật đầu một cách chán chường.

Chuông tan học vang lên đúng giờ. Mặt trời đỏ rực chiếu xuống, mặt đất trở nên nóng rát, nắng rọi tới chỗ Diêu Ngạn bày hàng, cô bèn dời nó sang chỗ râm mát.
Học sinh ùa ra ngoài cổng trường tìm sạp hàng nhỏ quen thuộc, bắt đầu cầm cọ lên tô.

Diêu Ngạn mồ hôi đầm đìa mời chào các vị thượng đế nhỏ tuổi, cô đặt mấy mẫu tượng mới ra trước nói: "Mấy mẫu này mười tệ một bức, các em tô màu xong sẽ đẹp hơn nữa!".

Mấy cô cậu học sinh có mới nới cũ, lập tức bỏ mấy bức tượng đang tô một nửa, chuyển sang tô mấy mẫu mới.

Tô tượng không mất tiền nên đa phần học sinh chỉ đến tô chứ ít khi bỏ tiền ra mua, thế nhưng hôm nay tượng lại bán rất chạy. Không biết có phải do mẫu mới hấp dẫn hơn không, mà mấy cô cậu học sinh sau khi tô xong đều không nỡ để lại. Một học sinh hào phóng móc năm mươi tệ ra nói: "Em muốn mua cái này!".

Diêu Ngạn cười tươi nhét tiền vào ống tiết kiệm, lấy tiền lẻ trong chiếc hộp khác trả lại cho cậu bé. Một mình cô bận rộn, xoay sở không kịp, Diêu Yên Cẩn cũng giúp một tay. Chị phụ trách giao tượng, thỉnh thoảng có tiền to thì sẽ đưa cho Diêu Ngạn, lấy tiền lẻ từ Diêu Ngạn để trả lại.

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top