Cung Điện Topkapi: Lịch sử hơn 400 năm với những câu chuyện rợn gáy


Ngự trên đống đổ nát hoang tàn của một vương quốc theo Thiên chúa giáo là cung điện Topaki, một cung điện huy hoàng lộng lẫy, nhưng cũng đầy dẫy sự phản bội. Xưa kia, tại cung điện này, những cung phi đã từng quyến rũ những vị vua để giành quyền lực và những anh em trai từng tàn sát lẫn nhau vì những tham vọng cá nhân.

Câu chuyện bắt đầu từ triều đại của Mohamed đệ nhị. Mohamed đệ nhị là một nhà chính trị tài ba, người đã chiến thắng những cuộc trả thù đẫm máu và nội chiến để dẫn dắt những người du mục Ottoman bước vào một giai đoạn mới. Đế chế Ottoman luôn nung nấu trong lòng một sứ mệnh tôn giáo là phải quy phục những dân tộc láng giềng theo Hồi giáo. Năm 1453, các chiến binh của ông đã bao vây thành phố Côngxtantinốp, thủ phủ của cộng đồng Cô đốc phương Đông, nằm giữa Địa Trung Hải và Bắc Hải với một đạo quân hùng mạnh hơn 250.000 người. Dù lực lượng không cân sức, người dân thành phố vẫn chống trả quyết liệt nhờ vào những chiến lũy kiên cố và hệ thống phòng thủ dày đặc trên biển. Là một người trừng trải trong chiến tranh, Mohamed đệ nhị ra lệnh cho binh sĩ xông lên và thản nhiên nhìn họ ngã gục trước sự kháng cự của đối phương. Hàng vạn chiến binh đã tử trận và những người sống sót đã dùng xác đồng đội của mình làm nên một cây cầu màu xám để bước qua chiến lũy. Trước sức mạnh của đội quân thiện chiến, những người dân thành phố đành thất thủ. Lúc Mặt Trời lặn, đội quân của Mohammed đệ nhị đã chiếm được thành Côngxtantinốp, giết chết Hoàng Đế Côngxantlin XI và thảm sát thần dân của xứ sở này. Thế là sau 1000 năm tồn tại, đế quốc Bidăngtin sụp đổ hoàn toàn. Từ đó, Mohammed đệ nhị được gọi là kẻ chinh phục và thành phố Côngxtantinốp được đổi tên thành Ixtămbun.

-

Sau khi chiếm thành phố, những gì ông không tàn phá thì Mohamed dệ nhị cho cải tạo lại. Những nhà thờ Hồi giáo mọc lên vang vang lời cầu nguyện Thánh Ala và con người vĩ đại này cũng đã không quên xây dựng một cung điện Tốpkapi cho riêng mình.

Ban đầu, Môhamét cho thiết kế phần ngoài cung điện trải ra theo kiểu doanh trại quân đội Thổ. Thế nhưng, theo cấu trúc này, thì những kẻ mưu sát có thể đột nhập vào bên trong và sát hại quốc vương. Về sau Mohamed đệ nhị đã cho xây dựng thêm ba lớp trưởng thành với nhiều cổng được bảo vệ nghiêm ngặt và cung diện Tốpkapi đa loại trừ được mối đe dọa truyền thống này. Giờ đây, vị quốc vương của đế chế Ottoman đã có một ngai vàng vững chắc, lâu bền, một cung diện dành riêng cho một vị Hoàng để.

Cung điện Tốpkapi và sự lộng lầy của nó được người ta gọi là Đại hoàng cung.

Cung điện Tốpkapi có hơn 1000 phòng và vô số thấp cũng với một đội quân nó lệ có một không hai phục vụ bất kỳ yêu cầu nào của các quốc vương của đế chế Ottoman, từ quân sự, chính trị, giải trí và cả việc tình ái nữa. Phần lớn những nỗ lệ là những thần dân của thành phố Công Lantinop xưa kia theo dao Thiên chúa giáo bị buộc cải giáo theo đạo Hồi khi để quốc Bidängtin sup dổ. Họ là những con người tài năng được tách ly khỏi gia đình và được đào tạo những công việc triều chính quan trọng,

Cung điện Topkapi là nơi trị vì của những kể chinh phục, những kế tìm kiếm sự vui thủ, những nhà thông thái và cả những kẻ điên loạn. Tất cả những con người nay đã po nên một chương lớn trong lịch sử của đế chế Ottoman.

Moi bude dich Mohamed đệ nhị, nhất là trong những trận chiến được báo hiệu bằng những tiếng kèn. Từ năm 1475, vị quốc vương cao tuổi này còn mở rộng để chế của mình đến tận vịnh Batu va vang Ban Căng. Mặc dù không bao giờ rời xa đội cận vệ của mình và Topkapi luôn được bảo vệ nghiêm ngặt, nhưng nguy hiểm vẫn côn lần khuất đầu đó. Cũng như những quốc vương khác, Mohamed đệ nhị cũng đang đối mặt với những nguy hiểm chết người. Đó là sự giành giật ngai vàng của chính những người anh em.

Với thái độ lạnh lùng, Mohamed đệ nhị muốn làm một điều gì đó để đảm bảo rằng các quốc vương tương lai sẽ không bị dần vặt bởi những thù địch giữa những người anh em trong một Mohamed đệ nhị đã ban hành một sắc lệnh cho phép các vị hoàng đế ghép tội chết cho những anh em thân hữu của mình. Để làm mẫu, Mohammed đệ nhị, Mohammed đệ nhị đã xử tử những người anh em của chính ông. Dưới thời Mohammed đệ nhị, đầu của các cận thần tham nhũng được treo lơ lửng như một lời cảnh báo ngay trước cửa cung điện Topkapi. Mohammed đệ nhị đã từng tự hào với chính mình rằng ông có thể tha thứ cho những ai không đồng quan điểm nhưng không bao giờ tha thứ cho những ai không trung thành. Khi quân đội có những âm mưu bạo loạn, ông đã ra lệnh chặt hàng đống đầu của họ. Hơn 27 năm đứng trên cương vị đứng đầu nhà nước, ông đã tạo nên một đế chế vững mạnh cho đến khi qua đời vào năm 1481.

Kế tục sự nghiệp của Ốttôman là hoàng đế Xêlim. Ngự trong cung điện Topkapi, vị hoàng đế cũng tiếp tục làm những gì mà Mohamet đệ nhị đã từng làm trước đó là sát hại những người anh em của mình để bảo vệ ngai vàng. Tại những phòng xử vang vọng những lời vang xin và sau đó là những cuộc hành quyết. Quốc vương Xêlim phó thác việc quốc gia cho những cận thần của mình. Để có thể làm việc ở những nơi kín đáo nhất trong hoàng cung, một số cận thần đã cam chịu làm hoạn quan. Quốc vương buộc họ phải làm điều này để tránh sự cám dỗ. Những hoạn quan trở thành những người canh giữ tài sản trung thành nhất của quốc vương.

Trong cung điện Topkapi, hậu cung là nơi ẩn chứa nhiều bí mật của kẻ trị vì đế chế Ottoman. Nơi đây có hàng trăm cung tần mỹ nữ mà phần lớn được đưa vào đây ngay từ lúc còn nhỏ và được sống tách biệt với các nô lệ đàn ông. Những thiếu nữ này được dạy dỗ theo một cách riêng. Đến tuổi trưởng thành, họ đã thực sự điêu luyện về các điệu múa, khâu vá và nghệ thuật quyến rũ. Mục đích của họ là phục vụ cho các quốc vương và sinh hạ hoàng tử đế kế vị ngai vàng. Danh chánh ngôn thuận thì họ không có quyền như các quan lại. Thế nhưng, trong hậu cung, chỉ cần một mỹ nhân là có thể thay đổi tất cả. Theo tiếng Ả Rập, hậu cung có nghĩa là nơi cấm kị và đó là một thế giới huyền phí chiếm tới ⅔ cung điện Topkapi. Những cái tháp và những căn phòng sang trọng trong hậu cung ẩn chứa một thế giới kỳ thú. Chỉ có quốc vương cùng với những cận thần và thái giám mới có quyền bước vào mê cung với hơn 400 căn phòng này. Ở đây, những hành lang tối tăm lan tỏa khắp nơi đến những căn phòng được trang hoàng lộng lẫy như để xua tan bóng tối trong hậu cung. Những cái sân trong hậu cung mang lại ảo tưởng cho sự tự do, những đài phun nước tạo nên cảm giác về một thiên đường trên mặt đất còn sâu thẳm trong hậu cung lại là một địa ngục trần gian. Những bức tường lạnh lẽo trong hậu cung đã từng chứng kiến việc một ái phi đã đầu độc 6 kẻ tình địch của mình. Chứng kiến cung nữ cự tuyệt quốc vương và rồi nhận lấy cái chết từ những dòng sông. Chứng kiến về những cung phi đã vào cung từ khi còn rất nhỏ để không thể nhớ được bất kỳ người nào khác ngoài cung cấm. Cuộc sống của họ trong hậu cung thực sự là nhà tù mà lối ra của họ đã bị các thái giám canh gác nghiêm ngặt. Họ cũng hiểu rằng cánh cửa duy nhất của họ là thông qua chính quốc vương. Nếu là người được sủng ái và sinh ra được một vị hoàng tử thì họ sẽ được hưởng một cuộc sống có nhiều đặc ân, nhưng họ cũng phải luôn sống trong nỗi lo sợ nếu như con trai họ không kế nghiệp ngai vàng. Luật pháp của Mohammed đệ nhị đã quy định rằng, khi một hoàng tử nối ngôi thì tất cả các hoàng tử khác đều phải chết. Do vậy mà một vị quốc vương đa tình sẽ tạo nên cuộc chiến tranh đẫm máu trong hậu cung. Dưới thời trị vì của quốc vương Mô-rát III, thái giám tin cẩn của quốc vương có nhiệm vụ sắp xếp các cuộc viếng thăm nhằm tránh sự xô xát trong hậu cung. Mỗi đêm Mô-rát ngủ với một cung phi và trở thành cha của hơn 100 người con ngay trong cung điện Topkapi này.

Từ năm 1500, Ottoman đã là một trong những đế quốc hùng mạnh nhất thế giới. Năm 1545, quốc vương Xu-lây-mân được mệnh danh là người làm nên điều kỳ diệu khi ông mở rộng đế chế Ottoman ra đến tận thành Viên của Áo. Đế quốc Ottoman trải dài qua ba lục địa Á,  u và Phi. Bên cạnh vinh quang trên chiến trường, Xu-lây-mân còn gặp ý trung nhân của mình, một cung nữ người Nga tên là Rốt-xê-la-na. Rốt-xê-la-na đã chinh phục trái tim của hoàng đế và sinh hạ cho ông một hoàng tử. Trong khi quốc vương âu ếm gọi cô nàng là cô gái hay cười thì những cận thần gọi nàng là mụ phù thủy vì cho rằng Rốt-xê-la-na đã quyến rũ hoàng đế của họ. Lần đầu tiên trong lịch sử đế chế Ottoman, một vị quốc vương chỉ có duy nhất một bà vợ. Lợi dụng việc sủng ái, Rốt-xê-la-na đã biến hậu cung thành cung điện của riêng mình. Mục đích của nàng là làm sao đưa được một trong những con trai cùa mình lên ngai vàng. Các địch thủ của Rốt-xê-la-na cũng như các con trai của họ cũng không thể thoát khỏi bàn tay thâm độc của nàng. Có thể nói, sự xảo trá của Rốt-xê-la-na cũng tuyệt vời như sắc đẹp của nàng. Rốt-xê-la-na đã mở ra một thời đại mới cho đế chế Ốt-tô-man, thời đại cùa những người phụ nữ trị vì. Từ hậu cung, hoàng hậu và những vương phi thay nhau điều khiển việc kế vị ngai vàng. Trước khi qua đời vào năm 1562, Rốt-xê-la-na đã sắp đặt cho con trai mình lên ngôi và vị quốc vương này được mệnh danh là kẻ nát rượu. Không giống như những quốc vương trước đó, ông không ham mê quyền lực mà phần lớn thời gian dành cho những thú vui ở hậu cung. Ông có thể bỏ ra hàng giờ để xem những cung phi chơi trò tung hứng bóng mà không lo việc triều chính.

Năm 1595, khi Mêc-mết III lên ngôi, thì một lần nữa, những tiếng thét lại vọng trong hậu cung của cung điện Topkapi. Theo phong tục, ông đã cho treo cổ 19 người anh em của mình. Nỗi đau của sự hủy diệt đó đã khiến cho hoàng thái hậu bực tức và sắc lệnh kì quái này đã bị bãi bỏ, nhưng không hoàn toàn. Thay cho cái chết, những người anh em của quốc vương sẽ phải sống ở một nơi kín đáo trong hậu cung với tên gọi là khu ngục tù. Tại đây, các hoàng tử trở thành những tù nhân mà cánh cửa trở về của họ đã bị bịt kín. Lối thoát duy nhất của họ là giét chết quốc vương hay tự giết mình. Năm 1617, từ khu ngục tù này, Kara Mustapha đã đoạt được ngai vàng. Nhưng qua 14 năm bị cầm tù khiến ông bị mất trí và ông bị phế truất sau một cuộc đảo chính ở hoàng cung. Sáu năm sau, một hoàng tử khác thoát ra khỏi ngục tù và trở thành quốc vương Mô-rát IV. Thời gian bị cầm tù khiến cho vị quốc vương này trở nên điên loạn. Dù nghiện rượu, vị quốc vương này vẫn đề ra luật cấm rượu. Từ tối đến sáng, ông có mặt khắp nơi ở Ix-tăm-bun để xử trảm những kẻ sai phạm. Xác chết phơi bày khắp các hang cùng ngõ hẻm. Chính sự điên loạn và bất lực của những quốc vương khiến cho đế chế Ốt-tô-man suy yếu và dễ bị đỗ vỡ. Các vị quốc vương sau đó dần dần trở nên ít tham vọng hơn và đến năm 1623 thì đế chế này đã sụp đổ hoàn toàn.

Cuối cùng thì các quốc vương Ottoman cũng đã ra đi cùng với những người nô lệ của mình, mang theo xuống mồ những mưu đồ quyền lực. Mặc dù đế chế Ottoman không còn nữa nhưng đội nhạc công của cung đình vẫn tồn tại.  m nhạc của họ ẩn chứa sự tiếc nuối về một đế chế hùng mạnh hơn 400 năm đã làm rung chuyển thế giới và bài ca của họ là lời ca ngợi một cung điện với những bí ẩn đã từng làm say đắm lòng người - Cung điện Topkapi.

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top

Tags: