chap 334 to 352

Chap 334:

Mười lăm phút giải lao giữa trậntrôi qua nhanh chóng, nhanh đến mức mà tôi cảm giác như mình chỉ vừa ngồi nghỉcó một tí chút mà đã hết giờ, hai chân tôi thậm chí giờ vẫn còn hơi mỏi do chạyxông xáo suốt hiệp một. Lục tục đi ra lại khu vực giữa sân và đổi lại vị tríhai đội theo như luật định, Tuấn rách ngửa mặt nhìn trời:

- Có khi nào đang đá thì mưakhông tụi bây? Sân chèm nhẹp thì khổ à nha!

Quả thật là thằng Tuấn lo lắngcũng có cơ sở, không riêng gì nó mà cả hai đội trên sân lúc này đều đang lo rằngnếu cơn mưa đầu mùa mà kéo đến bất chợt lúc này hoặc trong khi trận đấu diễn rathì rất có thể trận chung kết sẽ phải bị ngừng lại. Mà chẳng có ai muốn việckhông may như vậy lại xảy ra bởi người nào cũng đều đang bừng bừng nhuệ khí.Nhưng việc của con người là lo vẫn hoàn lo, bởi ông trời lúc này đang thảnnhiên vần vũ mây đen, chuẩn bị cho những cơn gió mang luồng không khí lạnh trờtới. Cây lá xung quanh sân bị thổi xào xạc làm những cánh lá vàng hoe của hàngme tây rơi lả tả trong gió, đâu đó trên khán đài có tiếng mọi người í ới gọinhau vì bị bay nón hay bất ngờ gặp gió mạnh.

- Chào mừng quý vị và các bạn đãtrở lại với trận chung kết siêu kinh điển giữa 12A21 và 11A1 tại sân vận động…trường mình. Ở hiệp một thì tỉ số đã được mở cho 11A1 với pha làm bàn rất đẹp củaTrí Nam sau thế giằng co gần như hết hiệp, và liệu hiệp hai sẽ có bất ngờ gì nữađây? À vâng, ở hiệp hai này thì đội bóng 11A1 sẽ ở bên tay trái màn ảnh nhỏ củacác bạn, 12A21 sẽ bên tay phải. Và… trận đấu bắt đầu !

Tiếng còi trọng tài ra hiệu chotrận chung kết tiếp tục diễn ra, ở hiệp này thì đội lớp tôi được quyền giaobóng trước. Thừa thắng xông lên và sẵn đang có lợi thế dẫn bàn, tôi lại tiếp tụcdẫn bóng để phát động đợt tấn công nhằm ghi thêm bàn nữa.

- Hờ… ! – Bảo Bư trờ tới ngay trướcmặt, vẻ như ông anh này nhận thấy giao cho hai hậu vệ kèm tôi là không an toànnên quyết định thân chinh xuất chiến.

Định bụng sẽ lừa gọn vài đường lảlướt rồi cho rơi luôn ông đội trưởng này như cách tôi vẫn làm mà tiếp tục tấncông, tôi lách người qua trái để thuận thế gặt lại qua phải thế nhưng chỉ ở khoảnhkhắc sau đó tôi đã biết mình lầm. Bảo Bư tự biết về kĩ thuật cá nhân không thểđọ lại tôi nên chủ động không tranh bóng mà chỉ tập trung vào kèm người. Và chỉlo kèm người không cần lấy bóng thì dễ hơn nhiều, chỉ cần để nhân ảnh trước mắtkhông thoát qua là được. Chính vì vậy mà với sức vóc to cao của mình, Bảo Bưhoàn toàn dễ dàng bám trụ được với màn lách người liên tục của tôi.

- Chuyền về đi Nam ! – Luân khùng la lên ở bên.

Thế nhưng tôi còn chưa kịp chuyềnvề theo ý bạn mình thì từ đằng sau, cặp anh em song sinh nhà kia đã trờ tới quyếtđịnh một đánh ba. Và chẳng cần tới một chút khó khăn gì, tôi mất bóng ngay lậptức vì bị phân tâm. Bảo Bư sau khi lấy được bóng từ trong chân tôi thì nhanhchóng thoát qua, chuyền luôn giữa hai chân Luân khùng mạnh y như sút.

Tiền đạo tên Tú nhận bóng gọn nhẹ, bằng một cú đảo người đã lách qua khỏi thằng Chiến mà chạy thẳng luôn vào trunglộ. Hai anh em sinh đôi này cứ thế bật tường cùng nhau cực kì ăn rơ, vờn thằngDũng mệt đến xoắn cả não, đổ mồ hôi hột suốt mấy phút mặc dù tụi tôi đã rút vềhỗ trợ phòng thủ. Cứ vậy, thế trận hồi giữa hiệp trước được tái lập khi mà12A21 tấn công không xong, luôn bị vây cản ở khu vực giữa sân.

Nhưng quả là sau khi nghỉ giảilao thì phải có khác trước, hai trung vệ đội bạn sau khi bỏ tuyến dưới để lêntham gia tấn công thì đã gây không ít khó khăn cho chúng tôi.

- Thôi rồi… dường như 12A21 quyết định tấn công ngay từ khi thời gian của hiệp hai còn chưa trôi qua được một nửa.Đến 5 cầu thủ trong đội đã có mặt ở phần sân của 11A1, có lẽ một đợt tấn côngvũ bão sẽ xuất hiện chăng ??!!!

Đúng là có thêm người thì có thêmtrợ lực, nhờ thêm hai đồng đội hộ công mà Luân khùng phải chạy nháo nhào hết từ bên này sang bên khác. Thêm một sự thật nữa rằng sau hiệp một mệt phờ râu vì phảichạy loanh quanh, đám tụi tôi hầu hết đều đã mệt lả người vì sức vóc không bằngđội bạn mà lại phải gồng người đuổi theo nhịp độ trận đấu luôn được đẩy nhanh.Chính vì thế nên dù qua 15 phút giải lao mà tụi tôi vẫn cảm thấy chưa hồi phụchoàn toàn sức lực, giờ đây lại thêm đội bạn định lấy thể lực đè kĩ thuật nên hầuhết tụi thằng Luân, thằng Dũng, thằng Chiến như bị quay mòng mòng. Hiệp hai chỉmới trôi qua được mười phút mà tụi tôi chưa dắt banh nổi sang phần sân đốiphương, chạy ná thở ở sân mình mà vẫn còn bị lấy bóng.

Toàn đội 12A21 biết điều đó nênáp dụng lối đá cứng rắn không thiên nặng về kĩ thuật mà chỉ chuộng sức bền, họ liên tục dùng những đường chuyền dài chuẩn xác để kéo giãn hàng phòng thủ củachúng tôi rồi lại đột ngột thu hẹp nhằm tiêu hao thể lực đối phương. Và chiếnthuật đó đã thật sự có hiệu quả sau một tình huống nguy hiểm không thể chống đỡtrước khung thành 11A1.

- Qua đây ! – Bảo Bư la to khitrung vệ bên mình đã chạy sát đường biên ngang, liên tục huých vai uỳnh uỵch vớiLuân khùng.

Thằng Luân cố gắng rướn người cảnlại đường chuyền nhưng vô ích, ngang tầm cổ của nó luôn có một cánh tay chắnngang đúng luật khiến nó cứ nhấp nha nhấp nhổm chạy sát theo người ta mà chảlàm được gì.

- Binh…. ! – Một cú sút tạt thẳngtừ cánh trái sang cánh phải.

Bảo Bư nhanh chóng nhận bóng, vẻnhư đội hình 12A21 đã quá quen khi biến những cú sút thành giống hệt như nhữngđường chuyền. Ông anh đội trưởng này không thèm quan sát mà cong chân sút luôn.Với bộ tướng to cao đó, thằng Chiến lúc này không biết làm gì khác hơn là giơlưng nhảy ra hi vọng cản được cú sút.

- Véo…. ! – Bóng sượt qua tay áothằng Chiến rồi lao thẳng vào xà ngang khung thành 11A1.

- Binh… binh…. Ahhh !!!!

Tình huống nguy hiểm chính làđây, cú sút trái phá của Bảo Bư đã trực chỉ khung thành đối diện mà đập mạnhvào xà ngang, dội luôn thẳng vô mặt thằng mập thủ môn đang còn thủ thế chờbóng. Khang mập ôm mặt rú lên sau quả dội banh cực mạnh đó, nó lăn đùng luôn rađất đưa hai tay bụm mũi mình lại.

Chứng kiến cảnh tượng đó, toàn độitụi tôi nhất thời sững lại một giây chứng kiến thằng Khang vừa “tử vì đạo”, quảnày không bể mũi thì thực là kì tích. Nhưng đội bạn quyết không bỏ lỡ cơ hội hiếmcó này, trông thấy bóng vừa bật ra đang nảy tưng tưng trên sân là hai anh emsong sinh kia vội nhào đến.

- Bốp ! – Ông anh Tú sút ngay lậptức, bóng xé gió bay luôn ngoài tầm với của pha dùng đầu cản bóng đầy bất lực củaDũng xoắn mà lao vào khung thành đang trống trải vì thiếu vắng thủ môn.

- Roét… vào  ! – Trọng tài thổi còi công nhận bàn thắng hợplệ.

- Vào rồi…. 12A21 đã gỡ hòa ởphút thứ 15 của hiệp đấu thứ hai rồi… Vâng, thế cục của trận đấu lại trở về vạchxuất phát với tỉ số 1-1 chia đều cho cả hai đội. Và như tôi nhận thấy trên sânlúc này thì thủ môn của 11A1 đang bị đau.. !

Không để chậm trễ, cả đám tụi tôivội chạy tới khung thành mà kéo Khang mập lúc này vẫn còn đang ôm mặt ngồi dậy:

- Có sao không chú? Xui… !

- Sặc… máu kìa…!

Vừa nghe có máu là thằng mập đã gầnnhư phát rồ, nó kêu lên đau đớn:

- Ư…ư… máu á… tao bị bể mặt…ahhh!!!!

- Bình tĩnh, không đến nỗi đâu ! –Tuấn rách lắc đầu.

Sự tình quả là không đến nỗi nhưthằng Khang đang tưởng, nhưng với vị trí vừa lãnh trọn quả bóng trái phá vào mặtnhư nó thì hoảng hốt hoàn toàn là cảm xúc tự nhiên. Thật ra thì thằng mập chỉ bịdập mũi mức độ nhẹ, máu có xịt ra nhưng không nhiều, mặc dù cảm giác đau đớnthì vẫn còn đó. Gì chứ bị đập vào mũi thì ai mà chẳng đau tái tê, tôi bất giácrùng mình khi nhớ lại hồi còn luyện võ thỉnh thoảng cũng bị ăn vài đấm từ sư phụvào mặt, ê ẩm cả mấy ngày liền.

Phải mất đến vài phút để “đội cấpcứu” từ phòng y tế tạm thời cầm máu lại cho Khang mập thì trận đấu mới được tiếptục.

- Ổn không? Đá được chưa? – Tôi áingại hỏi.

- Không được cũng phải được chứsao, có ai nữa đâu mà thay…ui daaa ! – Khang mập nhăn nhó, vẫn còn quen tay dòdẫm lên mũi rồi xuýt xoa.

Ôm bóng đặt lại vào vạch vôi giữasân, tôi thầm tiếc nuối vì bị gỡ hòa dù rằng chả thể trách gì được, lối đá thểlực của đội bạn kèm với những cú sút trái phá đúng là một đòn giáng mạnh vào lỗhổng chí mạng của một đội bóng thiên về kĩ thuật tụi tôi.

- Và… trận đấu lại được tiếp tục,bóng được phát từ khu vực giữa sân nhưng…rè..è…rè…. !

Lời nói của tên bình luận viên bịngắt quãng giữa chừng khi mà vừa lúc đó đột ngột có một cơn gió thổi mạnh đếnsân. Luồng không khí lạnh này mạnh đến nỗi quả bóng đang yên vị trên sân cũnglăn ngược về lại theo hướng phần sân của bọn tôi.

- Vâng… a lô một hai ba bốn… tôinói anh em có nghe rõ không… alô… gió to thế không biết, trận đấu vẫn được tiếptục…a lô !!!!

Tái mặt nhìn thằng Luân cũng đangnhìn mình, tôi phập phồng lo lắng khi nhận ra rằng tụi tôi đang ở… ngược chiềugió. Trên sân lúc này hầu hết các khán giả đều đưa tay giữ nón và kêu la oaioái khi hàng dàn lá rụng bay rít theo từng cơn gió thổi mạnh đến. Bên trên bầutrời lúc này cũng đang vần vũ mây đen như khẳng định rằng chắc chắc chỉ chiều tốihôm nay thôi, mưa sẽ cực kì lớn. Và oái ăm thay tại sao mà lúc này đây, nhữngcơn gió từ các đám mây đông đặc kia lại đang táp vào mặt tụi lớp tôi như thể muốndùng khí lạnh mà đóng băng luôn cả đám.

- Tiêu… ngược gió ! – Thằng Luânchỉ nói được nhiêu đó rồi tắt ngúm.

Và tôi không biết nói gì hơn, chỉdùng chân giao bóng sang cho nó vì không thể giữ bóng cố định được nữa rồi chạysang phần sân đội bạn. Theo như thói quen thì Luân khùng sẽ chuyền luôn cho tôiđể tổ chức tấn công, ấy vậy mà lần này tôi không đón được đường chuyền của nóchỉ bởi… bóng vừa lăn được một tí là chậm chạp trở lại, ì ạch như lăn giữa bùnlầy.

Nhận ra vì đang bị gió cản, tôi vộichạy lùi lại đón bóng, quyết định dùng lực chân mạnh hơn để đảm bảo rằng nhữngđường chuyền của mình sẽ vẫn được như ý.

- Kèm người ! – Bảo Bư la lớn, lậptức thế trận ba chọi một lại tái lập.

Không dám chần chừ, tôi vội chuyềnxỏ kim sang cho Tuấn rách, thế nhưng một lần nữa bóng bị những cơn gió làm chữnglại giữa chừng trước khi đến được chân thằng Tuấn mặc dù tôi đã chuyền mạnhhơn. Bị mất bóng ngay trong tích tắc, thằng Tuấn không nhịn nổi bèn bỏ luôn vịtrí cắm mà chạy theo trung vệ đội bạn lúc này đang tranh thủ dẫn bóng sang phầnsân chúng tôi.

- Qua đây… nhanh… ! – Bảo Bư rahiệu, và liền nhận được bóng từ đồng đội.

Có vẻ như khi ngược gió hay thuậngió thì việc chuyền bóng cũng đều khó khăn như nhau, lần này Bảo Bư tuy nhận đượcbóng nhưng lại phải nhoài người hết cỡ, kết quả là trượt luôn trên sân và bịLuân khùng cướp bóng.

- Binh…. !

Biết rằng đang bị ngược gió là mộtđiều bất lợi, thằng Luân quyết định sút thật mạnh để rót bóng vào trung lộ, dùrằng tôi dám cá lúc ở điều kiện thời tiết bình thường thì cú sút này của nócũng phải đến được trước vòng cấm địa của đối phương.

- Hay.... ! – Vẫn với lợi thế caoto hơn, hậu vệ đội bạn đã thành công trong pha tranh bóng trên không với thằngQuý khiến nó té chỏng gọng ra đất.

- Ái chà chà… dường như được ôngtrời ủng hộ hay sao mà nãy giờ 12A21 toàn tấn công tới tấp quý vị ạ… thuận gióquả là hên đó mà !!!! – Bình luận viên phấn khích la lớn.

Dù rất ghét nhưng tôi lúc nàycũng phải thừa nhận một điều rằng tên bình luận viên đó nói đúng, và sự thậttrên sân hoàn toàn đúng theo nhận định đó. Như đã nói ở trên thì 11A1 tụi tôitrước giờ đá thiên về kĩ thuật, vì vậy mà sau một hồi quần thảo với 12A21 thể lựcvượt trội thì chúng tôi đã có phần xuống sức trước lối đá chém đinh chặt sắtnày khi đội hình phòng thủ liên tục bị kéo giãn. Và bây giờ lại thêm yếu tố thờitiết chính là ngược gió, tụi tôi dù có mở đợt tấn công nào cũng đều bị chặn đứngdo những đường chuyền không chuẩn xác.

Trái lại với bất lợi của chúngtôi thì 12A21 lại có nhiều lợi thế hơn hẳn, dù rằng bị thuận gió cũng ảnh hưởngđến lúc chuyền bóng do có phần mạnh hơn khó kiểm soát. Bù lại những cơn gió nàydường như rất ăn rơ với lối đá mạnh mẽ của đội bạn do những cú sút trái phá vốnđã mang cường lực giờ lại thêm sức mạnh từ phong thần, vì vậy những cú sút củahọ đã mạnh nay càng mạnh hơn. Không ít lần Khang mập phải vất vả cản phá để rồiê ẩm cả đôi tay, cũng không ít lần tụi tôi nhăn nhó khi chặn bóng, và cũng có gầnchục lần xà ngang với cột dọc đã cứu nguy cho khung thành đội tôi.

Và còn một điều bất lợi rõ ràng nữarất dễ nhận thấy, đó là tình trạng xuống sức thê thảm của toàn bộ đội tôi. Vừatham gia phòng thủ một cách vất vả, vừa thực hiện những đợt tấn công nhưngkhông hiệu quả, cộng thêm nhịp độ trận đấu liên tục tăng cao do đội bạn, và nhữngcơn gió mạnh mẽ thổi ngược lúc này đã khiến chúng tôi gần như kiệt sức.

- Binh…. ! – Khang mập nhoài ngườicản bóng đúng hướng từ cú sút của trung vệ đội bạn rồi lỡ đà lăn luôn ra bênkhung thành.

Không bỏ lỡ cơ hội, ông anh Tú vộinhào đến định sút bồi thì bị Dũng xoắn cản lại:

- Bốp… ! – Một đường chuyền sangbên phải cho Bảo Bư.

Thế nhưng đường chuyền này đã bịgió làm cho biến dạng, nó không đi thẳng hướng mà bị bẻ cong khiến cho tôi chặnbóng bị hụt, kể cả Tuấn rách cũng sững sờ chôn chân tại chỗ vì kèm sai người.Bóng lăn luôn vào khoảng trống trước khung thành, ngay chỗ Khang mập đang lồm cồmbò dậy quờ quạng do cơn đau trên mũi vẫn còn, và… một tiền đạo 12A21 đang đứng ởđó !

- Binh… ! – Tôi bất lực nhìn lướiđội mình bị rung lên mãnh liệt vì bóng đã tung mành lưới, trận gió chết tiệtkia như muốn trêu ngươi càng làm nó tung cao hơn nữa.

- Vào… vào rồi… 2-1 cho 12A21thưa quí vị và các bạn, bàn thắng gần như quyết định này đã được ghi ở nhữngphút gần cuối của hiệp hai rồiiiii…. !! - Bình luận viên gào lên.

Bốn bề khán đài lập tức bùng lênnhững tráng pháo tay vui mừng từ phía khán giả, và cũng không ít những tiếngcãi cọ vì cho rằng bàn thắng này là không đẹp do có sự… trợ giúp từ lực lượngthiên nhiên.

- Không có gió thì sút vào kiểugì, hừ !

- Ơ hay… thế thì vào nhà mà đábanh, ở ngoài lại đổ tại gió, haha !!

- Rõ là xui, trời kiểu gì thếnày, cả sáng không mưa giờ lại nổi chứng !!!

Mặc cho đội bạn đang vui mừngkhôn xiết vì cuối cùng đã gặt hái được thành quả từ những đợt tấn công miệt màikhông ngừng nghỉ, tôi lẳng lặng bước vào khung thành kéo tay thằng Khang mập mệtmỏi ngồi dậy rồi ôm bóng quay đi.

Luân khùng chống tay thở dốc,Dũng xoắn quệt mồ hôi túa ra như tắm dù trên sân lúc này khá lạnh, thằng Chiếnthì mặt cắt không còn hột máu, nằm bệt luôn ra đất. Ở giữa sân lúc này chỉ cóTuấn rách và thằng Quý là đang nhìn tôi bước lại gần:

- Giờ sao… ? – Thằng Quý hỏi.

- Đá tiếp, kệ, đã hết giờ đâu ! –Tuấn rách hừ giọng, mặc dù nhìn cái bộ nó tôi biết cũng đã tuyệt vọng lắm rồi.

Hiệp hai chỉ còn tầm năm phút nữalà hết giờ, chẳng thể ngờ được là với tình hình ngược gió như thế này mà đám tụitôi vẫn có thể trụ lại ngần ấy thời gian suốt từ đầu hiệp đến giờ. Đưa bóng choTuấn rách, tôi thở hắt ra:

- Tranh thủ hít thở đi… sắp đá tiếprồi !!!

Rồi tôi thả lỏng toàn thân, ngửamặt nhìn bầu trời đang xám xịt và vần vũ mây mù bên trên. Những cơn gió lạnh ngắtđang thốc vào mặt tôi như đấm từng phát một, tôi nghe trong gió lúc này cóhương nồng của phố biển, có hơi đất ấm nóng từ bên dưới sân, có dư vị của hànglá cây đang xào xạc rũ rượi và rơi lả tả. Tôi nghe tận trong lòng tôi có một tiếngnói vang vọng đầy não nề và mệt mỏi:

- “Đến đây là… kết thúc rồi sao…?!”

Tự nãy đến giờ, dù chạy sân khôngngừng nghỉ, hỗ trợ phòng thủ hết đợt này đến đợt khác, tận dụng kĩ thuật cánhân của mình mà vừa chặn đứng bên kia là tôi đơn độc tấn công sang khung thànhđối phương. Có lần phối hợp được với Tuấn rách, có lần không… Vẻ như hôm nayông trời không ủng hộ tôi khi mà những cơn gió vẫn cứ ngược chiều đưa tới, và mộtthằng không biết sút bóng như tôi bỗng trở nên vô dụng, nhỏ bé đi dưới gầm trờirộng lớn đầy mây đen lúc này.

-------------------------

Bạn đang đọc truyện tại wapsite www.giaitri321.pro. Chúc bạn có những giây phút vui vẻ. 

www.giaitri321.pro – Wapsite giải trí miễn phí đích thực trên di động...!

-------------------------

Nhìn Khang mập lăn xả cứu nguycho đội, Luân khùng chạy đôn chạy đáo, Dũng xoắn méo cả mặt vì biết nó không thểthoát bài kiểm tra Địa, thằng Chiến nhăn nhó vì cái chân đau vừa bị sái củamình mà tôi tự nhủ mình phải càng cố gắng hơn nữa. Nhưng ngần ấy thời gian, vàimươi phút đồng hồ cũng là không đủ khi mà đội bạn quá vững chãi về thể lực lạicòn được thêm “mưa thuận gió hòa”, tôi hoàn toàn bị chặn đứng dẫu cho có đôi lầntạo ra vài tình huống nguy hiểm trước khung thành đội bạn.

- Nãy tao mà sút trúng là được rồi! – Tuấn rách tức tối nhắc lại tình huống mặt đối mặt với thủ môn nhưng nó lạisút ra ngoài khi nãy.

- Haizz… gió to thế thì biết đâumà lần ! – Thằng Quý lắc đầu đáp, nó cũng đã mệt lả người.

- Hoét… ! – Trọng tài thổi còi tiếptục cho trận đấu diễn ra.

- Hiệp hai của trận chung kết đãđi vào những phút cuối cùng, và tỉ số hiện là 2-1 nghiêng về 12A21, có vẻ nhưđã xác định được thắng bại mất rồi!

Chẳng buồn để ý đến những lờibình luận, và cũng chẳng nghe thấy gì từ những tiếng hò hét, kêu gọi, cổ động ởbên trên khán đài. Tôi lúc này như thu mình lại một góc giữa vùng trời rộng lớn,và rồi vươn người ra hết sức có thể… một lần cuối cùng của ngày hôm nay.

Lặng lẽ dốc bóng và gần như cúi gằmmặt xuống đất, tôi lúc này chỉ thấy trước mắt mình khung cảnh như mờ lại, chỉcó những cầu thủ trên sân, những đường biên và khung thành là hiện rõ mồn một.Xung quanh dường như rất tĩnh lặng, tôi nghe mồ hôi trong mình đang túa ra vừanóng, lại nghe gió thổi ngược về mình mang hơi mưa vừa lạnh, vừa nồng…

Lốp bóng từ đằng sau chân, tôicho rơi một lúc cả hai anh em song sinh đang kèm mình, xỏ kim thật chắc chắnqua người Bảo Bư rồi chuyền cho Tuấn rách kế bên. Tôi trông đường chuyền này đirất chậm, mà cũng lại rất nhanh, cứ như rẽ gió mà đi. Và khung cảnh dường nhưchậm lại, những tiếng nói xung quanh bị ù đi bên tai, nhưng tôi vẫn đón đượcbóng trở lại từ thằng Tuấn, để rồi loáng thoáng nhìn nó đang hét lên như là “sútđi…”

Tôi vẫn không sút, ở cự li này màsút thì không thể vào được, trong đầu tôi mặc định lúc này là sẽ dùng kĩ thuậtcủa mình mà đi bóng luôn vào tận khung thành, thế là chắc nhất. Thế nhưng đầunghĩ mà chân lại làm khác, sau cú đảo người thoát khỏi hậu vệ đội bạn, tôi quaylưng lại về phía thủ môn lúc này đang lao ra mà lại chuyền về cho thằng Quýđang chạy lên.

Nhìn thẳng vào mắt nó, tôi tin tưởngrằng thằng Quý sẽ chuyền chứ không dám sút…

-“Phút cuối rồi… mệt quá… !”- Tôinghe có tiếng người nói bên mình.

Bằng một nỗ lực cuối cùng, thằngQuý vung tay thoát khỏi Bảo Bư mà thực hiện một đường chuyền… thẳng vào tôi.Đúng rồi, phải vậy chứ….

Trong khi tất cả mọi người đều tưởngrằng thằng Quý vừa sút thì tôi đã đưa chân lên, nhưng không thực hiện một cú đánối mà tôi nhả bóng, mặc cho bóng lướt qua khoảng giữa chân mình.

- Binh… ! – Bóng bật ra từ tay thủmôn một cách ngẫu nhiên khi ông anh này quờ quạng vì quá bất ngờ trước một thằngQuý chuyền mà không sút, và trước một thằng là tôi như sút mà không làm.

Nhìn bóng nảy ra, tôi biết thờicơ duy nhất của mình đã đến, vội rướn người theo và chuẩn bị tung cú sút nhất định,tôi có thể chắc chắn rằng dù không biết sút nhưng ở khoảng cách này, tôi chỉ cầnchạm nhẹ chân vào bóng là đã có thể đẩy nó lăn vào khung thành…

Tuấn rách la lên, Bảo Bư đứng đựcmặt ra… và thủ môn đội bạn bất lực giơ tay níu lấy chân tôi..

- Huỵch… !

Té luôn ra đất, tôi nghe có tiếngcòi bên tai mình cất lên:

- Hoét… phạm lỗi trong vòng cấm…11A1 được hưởng đá phạt !

Tiếng còi của trọng tài đã kéotôi trở về thực tại, thoát khỏi trạng thái nhập tâm suy tưởng của một người đãquá kiệt sức. Và khung cảnh xung quanh đã rõ ràng trở lại, tôi có thể trông thấytoàn đội đang ùa tới bên mình, cầu trường dậy lên những tiếng hò reo vang dộichưa từng có.

- Vâng… đội 11A1 được hưởng mộtcú sút phạt vào những phút bù giờ… và… đó là một quả phạt Penalty…vâng. Có thểcoi đây là cơ hội gỡ hòa duy nhất của đội 11A1… chúng tay hãy cùng chờ xem, hâydà… !!!!

- Mày sút đi Nam… ! – Luân khùngvỗ vai tôi.

- Tao… ? – Tôi thẫn thờ như chưatin vào tình hình tiện tại.

- Ừm, mày kiến tạo ra pha bóngnày mà… thành bại giao cho mày, tụi tao không ý kiến gì hết ! – Tuấn rách gật đầuđồng ý.

- Sút đi, cơ hội cuối rồi ! –Khang mập cũng bỏ khung thành mà chạy lên, đơn giản vì tất cả đều biết hiệp haisẽ kết thúc sau cú sút phạt này.

Xung quanh là những đồng đội đã từngxem như vào sinh ra tử với mình, kinh qua bao nhiêu là trận chiến từ banh bóngđến đánh nhau đang nhìn mình bằng ánh mắt tin tưởng rồi dần lùi ra xa, để lạimình tôi ở trước vạch 11m, tôi bất giác cảm thấy mình như run lên.

Trọng tài chỉ tay vào vạch vôi đặtbóng và lùi đi, cầu thủ đội bạn cũng dạt sang hai bên căng mắt nhìn tôi, cả tứphía khán đài, gần như toàn bộ học sinh và thầy cô trong trường đều nín thở chờđợi khoảnh khắc này. Khoảnh khắc quyết định kết quả của trận chung kết sẽ đượctiếp diễn bằng hiệp phụ với bàn thắng vàng, hay là… tất cả sẽ chấm dứt tại đây.

Đứng trước bóng, trước khungthành đội bạn, trước một thủ môn đang căng thẳng trên nét mặt, tôi thấy chânmình lúc này nặng như đeo chì, tưởng chừng như chẳng thể nào nhấc lên nổi, cứnhư mất hết cảm giác. Áp lực lúc này là quá nặng, quá sức chịu đựng… Ước gì cáitình trạng lơ mơ khi nãy có thể trở lại với tôi một lần nữa.

Và tôi lại trông bầu trời đang chuyển dần sắp mưa, lại nghe trong gió đang thổi phần phật có luồng không khí lạnh mát rượi, lại nghe hơi đất ẩm và nồng từ bên dưới, lại nghe hương lá cây, nhựa cây lìa cành bay lả tả…

Cũng nghe như có ai đó đang nói loáng thoáng bên tai mình một cụm từ rất quen thuộc mà cũng rất xa lạ, vừa cần kíp mà lại vừa sợ hãi mỗi khi nhắc đến…

- Lá vàng rơi…!

Chap 335:

Với riêng bản thân mà nói, tôi luôn tin rằng cảmgiác của một cầu thủ khi đứng trước chấm phạt đền 11m cũng giống như đứng trênmột dòng thác lũ đang chảy cuồn cuộn xuống dưới vực sâu vậy. Trước mặt bạn là bầutrời, nhìn xuống một chút là vực thẳm sâu không thấy đáy, bên dưới chân bạn làdòng nước cuồn cuộn đang chảy xiết. Chỉ đứng yên một chốc nữa thôi, bạn sẽ bịnước kéo xuống vực, nhưng bạn cũng không đủ can đảm để di chuyển thêm một bướcnào, vì kết cuộc là bạn đâu biết mình có thể bay thoát lên trời, hay là rơi tòmxuống vực sâu?

Vào, hoặc không vào? Ghi bàn, hoặc không ghi bàn?Câu hỏi đơn giản này luôn gây ra những suy nghĩ phức tạp. Bạn sút bóng thànhcông vào lưới, hạnh phúc sẽ vỡ òa trong vinh quang. Nhưng nếu sút hỏng? Chỉ mộtmình bạn buồn ư? Không phải, đó là cả một nỗi buồn tập thể, những đồng đội đãtin tưởng bạn, hàng ngàn khán giả ủng hộ bạn, và không chỉ đơn giản để bạn cóđược vị thế như bây giờ.

Ngày hôm nay đây, tôi đứng trước chấm phạt đền 11mcho tình huống do chính tôi kiến tạo nên, đó là cả một sự nỗ lực. Đó là cả mộtchặng đường dài của những trận thắng mà đẩy phần thất bại về các đối thủ khác.Thua ở ngày hôm nay, thua ở tại lúc này, cũng tức là những đối thủ trước cũngthua, đồng đội tôi cũng thua, và cả tôi cũng thua.

Cuộc đời tôi biết đến mùi vị thất bại rất ít, bởitôi đã làm chuyện gì là làm hết sức mình, là chuyên tâm, là tập trung, là độcđoán để đổi lấy thành công.

Và giờ đây, tôi lại đang đứng trước một tình huốngnữa để quyết định thành bại của mình, cú sút quyết định của ngày hôm nay, quảPenalty trực tiếp để có thể đưa 11A1 tiến vào hiệp phụ trong trận chung kết với12A21.

Thời gian xung quanh tôi như đông đặc lại, lắng đọngthành từng khối đang chùng xuống, kéo theo hàng biết bao khán giả cũng lặng im,nín thở và chờ đợi. Toàn bộ cầu thủ trên sân, cũng nín thở và chờ đợi. Tất cảchỉ còn lại những cơn gió thổi như đấm vào mặt tôi lúc này, những chiếc lá vàngrơi lả tả trên sân, bay tán loạn theo một buổi chiều âm u trước cơn mưa đầu mùathật lớn.

- Viu…hiu….!!!!!

Lá Vàng Rơi ư?

Dù tôi chỉ là một thằng cầu thủ mới tập sút cũngdư biết ở cự li này, kĩ thuật Lá Vàng Rơi rất khó để thực hiện, nếu không muốnnói là bất khả thi, bởi chỉ chuyên dụng cho các khoảng cách xa và dùng trị ràochắn cầu thủ để tạo tính bất ngờ cho thủ môn. Còn ở khoảng cách 11m củaPenalty, muốn sút Lá Vàng Rơi thì khác nào tự đưa bóng bay luôn lên trời, quámuộn trước khi nó kịp giảm tốc và rơi đột ngột vào lưới?

Nhưng ngoài kĩ thuật sút lá vàng ra, tôi chẳng cònbiết cách sút nào khác. Giờ bảo tôi sút thẳng một mạch vào khung thành thì chỉcó hên xui, và phần xui luôn nhiều hơn. Tôi cũng không hiểu tại sao thằng Tuấn,thằng Luân lại để tôi sút. Đây đúng ra mà nói, sút phạt là trách nhiệm của haiđứa nó, Tuấn rách xưa giờ dứt điểm quen rồi, ghi bàn lúc này với nó là cầm chắctám chục phần trăm cơ hội. Luân khùng thì sút mạnh, nó cũng có khả năng biển cơhội thành bàn thắng. Còn tôi, chỉ mới tập sút, và biết mỗi sút lá vàng thôi mà?

Thôi kệ, giờ có nghĩ cũng chẳng được gì nữa, toànbộ mọi người đang dõi theo tôi mất rồi. Giờ tôi chỉ biết là mình phải sút, thếthôi. Đang ở hướng gió ngược về phía mình, tôi phải sút kĩ thuật lá vàng nhưnglà thật chuẩn, bởi chính cơn gió ngược này sẽ góp phần giúp bóng giảm tốc độtngột ở cự li gần hơn, khả năng thành bàn cũng cao hơn.

- “Đúng vậy, tận dụng gió ngược mà sút lá vàngrơi, góc trên bên phải khung thành!” – Tôi nghĩ thầm trong đầu mình đầy quyếttâm.

Giờ phút này, tôi rất muốn ngoái đầu lại chỉ đểnnhìn Tiểu Mai một lần duy nhất, chỉ để biết rằng dù thành công hay thất bại,nàng vẫn ở cạnh tôi. Không, thật sự là tôi chỉ muốn biết khoảnh khắc quyết địnhnày đây nàng có đang dõi theo tôi không thôi. Hay đôi mắt băng sương nguyệtlãnh kia vẫn nhìn tôi, nhưng là nhìn mơ hồ xuyên qua khoảng không trắng xóa?

-“Chân anh nặng như đeo chì vậy, Tiểu Mai ơi… haynghỉ đá đi, thua ở đây cũng được, mình về nhà nhé. Em nấu ăn, anh chạy lăngxăng qua phụ, lại vui vẻ như hồi đó, có được không? “

- Hoét…!!!! – Tiếng còi ra hiệu sút phạt của trọngtài cắt đứt đi dòng miên man suy nghĩ của tôi.

- “Vô lí, mình vừa nghĩ gì vậy kìa? Không phải lúcmất tập trung, thua ở đây là hết !”

Gạt phăng giây phút yếu lòng nhu nhược, tôi hít mộthơi thật sâu rồi bước lùi lại vài bước, chạy lấy đà như đi nước kiệu rồi dầntăng tốc, mắt nhìn đăm đăm vào quả bóng tròn bên dưới, chuẩn bị thực hiện cúsút quan trọng nhất từ trước đến giờ của mình.

Gió vẫn thổi mạnh, vẫn táp vào mặt tôi như du longhí họa…

- “Mày sút lá vàng rơi kiểu quái gì vậy? Khuỳnhngười xuống, đặt chân trụ gần sát banh, chạy lấy đà rồi gập người về phía trước…Đó, đúng rồi… Nhớ chạy lấy đà ngắn thôi, gần đến banh thì giảm tốc, lấy cạnhbàn chân sút mà vuốt mạnh lên theo hướng lòng bàn chân… Đó… thấy hông, banh rơikhó chịu bỏ xừ… lắc lư kinh dị chưa con trai…Cứ nghe anh Sơn Xủng Xẻng của màylà sẽ thành công tuốt, ê hê hê !!!! “

Chỉ trong một sát na thôi, tất cả những thao tácđó tôi đều thực hiện rất hoàn hảo, có thể xem là chuẩn nhất từ trước đến giờ.Nhưng… chuyện gì vừa xảy ra vậy? Cảm giác gì thế này?

- …………!

Một cách rõ ràng nhất, khoảnh khắc chân tôi sút quảbóng đi, tôi cảm nhận rõ ràng gió đã ngừng thổi một cách đột ngột và bất ngờ nhất,bằng chứng là cờ phạt góc không còn tung bay nữa mà rủ xuống lặng im.

Đất trời hoàn toàn không có gió !

Tôi đứng bất động, thủ môn cũng bất động, toàn bộmọi người có mặt trên sân và dưới gầm trời này cũng đều bất động.

Bóng bay theo quỹ đạo cong, xoáy thật mạnh rồi bấtthình lình như mất đi toàn bộ gia tốc mà đổi hướng rơi xuống khung thành đối phương.Một cú sút Lá Vàng Rơi hoàn hảo nhất tôi đã từng thực hiện được. Nhưng…

- Soạt… ! – Bóng bay vượt qua khung thành, rơi xuốngmành lưới bên trên và lăn tròn trên đó rồi nhẹ nhàng ôn nhu, nằm yên bất động.

Đứng gió ư…?

Nếu gió vẫn còn ngược hướng như từ nãy đến giờ,thì rất có thể bóng sẽ vào lưới lắm chứ? Còn đằng này lại đứng gió… thành ra cúsút quá mạnh rồi ư?

Cả ngàn người có mặt trên sân bóng lúc này đều lặngyên bất động trước tình huống quá đỗi đột ngột này, trước một đạo lí người tínhkhông bằng trời tính kia.

- ………. !

- Roét… không vào, trận đấu kết thúc! – Và trọngtài lại một lần nữa khơi mào cho thời gian chuyển động trở lại, chấm dứt khôngkhí yên lặng trên sân.

Một vài người đứng dậy, họ bắt đầu vỗ tay, nhữngtiếng vỗ tay lác đác từ khắp các hướng mà không rõ là đang chúc mừng cho ngườichiến thắng, hay là thương hại vì kẻ chiến bại.

Và trận bóng trong lòng mọi người sẽ kết thúc khimà một “thủ tục” nữa được thực hiện, đó là lời nhận định như chứng thực củabình luận viên:

- Vâng… tình huống này tôi cũng không biết phảinói gì hơn… e hèm… một cú sút phạt rất đẹp, nhưng chỉ tiếc là… có cố gắng nhưngkhông may mắn. Vâng… vậy là hiệp phụ sẽ không diễn ra, và trận chung kết của giảibóng đá toàn trường năm nay đã kết thúc với chức vô địch dành cho… 12A21 !!!!!

- DZÔ !!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!

-YEAH!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!

- VÔ ĐỊCH, 12A21 VẠN TUẾ !!!!!!!!!!!!!!

- GÔ GÔ GÔ… À LÊ À LẾ À LÊ…!!!!!!!!!!!!!!!!!!!

Kéo theo đó là những tràng hò reo vang dội rungchuyển một góc trời, những tiếng trống kèn, la hét vang lên ở một mức độ khôngthể hoành tráng hơn được nữa. Những cầu thủ 12A21, những cầu thủ của đội bóngvô địch vui mừng ôm chầm lấy nhau vì họ đã giành vinh quang cao nhất. Nhữngkhán giả của họ chạy ùa xuống sân chung vui và chúc tụng, kéo thành hàng màtung hô đội nhà bằng những lời lẽ cảm xúc nhất, chân thực nhất.

Còn chúng tôi ư? Không có một lời ca, một bài hátnào được vang lên. Không có những cái tay bắt mặt mừng, bởi lẽ…

- “ Thua thật rồi sao…?”

Tôi cúi mặt đứng thẫn thờ trên sân, vẫn chôn chânbất động trước chấm phạt đền mà ai oán nhìn bầu trời xám xịt mây đen kia, nayđã lại có gió, và gió lần này là thuận chiều. Chỉ tiếc là nó đến muộn một chútmà thôi, một chút thời gian nhưng cũng đủ quyết định thắng bại.

- Và với kết quả này thì 11A1 tuy lần đầu dự giảinhững cũng đã đoạt chức á quân, một thành tích rất đáng khen ngợi. Đứng vị tríthứ ba là 11A1… và thưa quí vị cùng các bạn, lễ trao giải sẽ diễn ra ngay ítphút sau đó !

- Ào… ào… ! – Gió thổi mạnh hơn nữa, hơi lạnh đãngày càng rõ hơn.

- Vâng… với quyết định của các thầy cô trong ban tổchức thì lễ trao giải sẽ được dời lại vào… thứ hai đầu tuần, tức là sáng ngàymai nha các bạn. Còn bây giờ là chương trình dự báo thời tiết, vâng mưa sắp tới,tui đoán là hơi bị to, các bạn chạy nhanh về nhà còn kịp đó. Giờ thì tui… ahhhhdzeeee… lớp tui thắng rồi !!!!!!!!!

Nói xong thì tên bình luận viên cũng quẳng luônmicro mà chạy ùa xuống sân bóng để chung vui cùng đội bóng của lớp mình. Ở trênkhán đài, từng dòng những người là người đang lũ lượt trong vội vã mà kéo nhaura về để kịp tránh cơn mưa đang chực chờ trút xuống trên đầu mình. Một bầukhông khí u ám mà những đám mây đen bên trên mang lại đang bao trùm lấy mọi thứ.

Một cầu thủ của 12A21 tiến đến lại gần, đặt taylên vai tôi đang buồn bã lúc này mà nói thì thầm:

- Em không có thua, chỉ vì đội hình của tụi em quáyếu mà thôi, ở trong đội này… uổng cho chú mày lắm, anh nói thật đấy!

- Hơ…..?!!!!

Rồi ông anh này bỏ đi trước ánh mắt thẫn thờ, trốngrỗng của tôi mà hòa vào đám đông đang kéo nhau đi ăn mừng bên kia sân bóng. Cònở bên này, chỉ trơ trọi lại những kẻ chiến bại đang cúi gằm mặt với những cái lắcđầu tiếc nuối. Những khán giả ủng hộ ở đâu? Họ đã về mất rồi, họ tháo chạy để kịptránh cơn mưa đang đến gần, chứ ở lại chia buồn làm gì nữa? Thua thì cũng thuarồi mà!

Tôi nghe sau lưng mình là những tiếng an ủi của bạnbè trong lớp, của mấy nhỏ bạn gái đang ra sức vỗ về đám con trai cầu thủ. Tôinghe Dũng xoắn tru tréo lên vì nó không thoát nổi cái hạn dò bài của thầy Địa,tôi nghe Khang mập gầm rú bực bội với nhỏ Huyền. Tôi cũng thấy Tuấn rách và thằngChiến, thằng Quý nằm sõng soài luôn ra sân, nhắm nghiền mắt lại chỉ để che giấumột điều gì đó mà tụi nó không muốn bộc lộ ra trước mặt mọi người.

- Thôi… đừng buồn…! – Luân khùng vỗ vai tôi an ủi,dù rằng nhìn vào mắt nó tôi biết, nó cũng đang nản ghê gớm lắm.

Vẫn còn thẫn thờ như chưa thể chấp nhận được sự thậtnày, tôi đăm đăm nhìn vào quả bóng hãy còn đang treo trên mành lưới đội bạn, làkết quả của pha sút hỏng khi nãy. Rồi tôi lại nhìn những đứa bạn đồng đội củamình đang nuối tiếc, đang vật vờ, đang lơ ngơ trên sân. Tôi nhìn dòng người kéonhau ra về, dòng người vừa nãy còn ủng hộ đội bóng hết mình, giờ họ chỉ trôngmong ra về và kịp lấy xe để chạy thật nhanh đến nhà, kịp thoát mưa giông.

Họ không một lời an ủi, đây là kết quả của kẻ thấtbại khi để vuột mất chiến thắng trong tầm tay hay sao?

Bất giác tôi lại nhìn tụi hội bàn tròn…

-“ Ở trong đội này… uổng cho chú mày lắm, anh nóithật đấy! “

Là như vậy ư? Có phải chăng là như vậy?

- Lộp… độp…viu….. !

Có mây đen, có gió giật, tức là có mưa đây mà…

Tùy phong, khởi vũ…

WAPSITE GIẢI TRÍ DI ĐỘNG

WWW.GIAITRI321.PRO

CƯA NHẦM CHỊ HAI...  Xuống Cuối Trang  

Một chốc sau, tôi thấy mình cùng hội bàn tròn ngồitrong quán nước mía trước trường. Không ai nói với ai câu nào, chỉ lặng nhìnmưa đang rơi ào ào trước mắt mình, dày đăc và trắng xóa. Tiếng mưa rơi thật mạnh,rơi ầm ĩ trên mái tôn của quán nước, gió thổi hung bạo đến mức có cảm tưởng nhưnhững gốc me tây dọc sân trường kia sẽ bị đánh bạt đến mức bật gốc.

- Vậy… thua hở tụi bây?

- ……… !

- Tiếc nhỉ, mà thôi đứng nhì cũng được ha !!!!

- ……………. !

- Ê ngồi tí nữa đi, chưa tạnh mưa mà???

- Ê Nam… đi đâu đó mày?

- Luân… Tuấn… mưa to lắm mà… điên à?

- Tao về… mai gặp !!!!

- Bye mày !

- Ê…ê… còn 3 thằng tao thì sao????

- Ehh … ào… rào… ê tụi…….!!!!!!

Tiếng í ới gọi nhau của mấy thằng bạn thân lẫntrong tiếng mưa dày đặc rồi mất hút.

******

Lại một chốc sau đó, tôi thấy mình đang thẫn thờ đạpxe dưới làn mưa trắng lờ nhờ trước mắt, nghe những giọt nước lạnh giá đập quavai áo đau đến rát buốt. Mưa rơi như thể nhấn chìm bất cứ ai đang ở ngoài đườnglúc này.

- “Bể mặt chưa Nam? Mày còn mạnh mồm bảo là sẽ đemchiến thắng về cho Tiểu Mai kia mà?”

- “Đấy, giờ thì thua bỏ xừ ra đấy… sau này xem còngiỏi nói, giỏi hứa nữa không?!!! “

- “Nhưng… thua thế này ư? Là lỗi của mình sao?Mình sút hỏng mà….? Thua là đúng rồi, trách gì ai được nữa, tiên trách kỉ, hậutrách nhân mà!”

Cũng không nhớ là tại sao, có thể tôi nhớ nhầm,nhưng hôm đó dường như tôi đã dừng xe lại ở trên đường biển Nguyễn Tất Thành, ngồitrên băng ghế đá công viên mà mặc cho cơn mưa lạnh giá đang trút xuống vô tìnhvà dữ dội. Tôi thẫn thờ, mơ tưởng, trách cứ, nuối tiếc với những suy nghĩ củariêng tôi.

- “Chú không có thua…. !”

Ào…ào…..

- “Ở trong đội này… uổng cho chú mày lắm, anh nóithật đấy! “

Ngẩng mặt nhìn trời rồi lại phải nhắm mắt vì nhữnghạt mưa nặng nề dội thẳng vào mắt mình, dường như tôi đã gào lên ai oán, gàolên tiếng lòng của một kẻ thua cuộc nhưng vẫn chưa thể chấp nhận được sự thậttrước mắt. Tiếng lòng của một kẻ đang chìm trong sự mê đắm của thắng thua màquên mất ý nghĩa đích thực của chiến thắng hắn muốn là gì.

Tôi quên đi tất cả, chỉ biết lúc này tôi thua cuộc,bại trận một cách không thể… diễn tả hơn được nữa, là sự chân phương nhất của từ“thất bại”.

Mưa vẫn rơi nặng hạt và dày đặc, trắng xóa và lạnhgiá trên con phố biển lại chuyển mình bước tiếp vào một mùa hè nữa, một mùa hèđầy mưa như bao năm trước.

Thua thật rồi… chỉ cách biệt một bàn…Không thể chốicãi gì được nữa, cũng không thể sửa sai thêm được nữa…

Chúng tôi đã thất bại , một thất bại cay đắngtrong trận chung kết của buổi chiều năm ấy…!

Chap 336:

Theo lời bé Trân kể lại thì chiều hôm đó, trong khingoài trời mưa ầm ầm như bão lũ, Trân thì sau trận bóng đã về đến nhà từ lâu màtôi thì vẫn chưa thấy đâu nên cả nhà tôi mới bắt đầu cuống lên. Thoạt tiên thìba mẹ tôi cứ nghĩ là tôi còn ngồi ở quán nước hay đi đâu đó với đám bạn sau trậnbóng, cho đến khi Trân không yên tâm gọi qua cho Khang mập thì mới biết là tôicòn đứng dậy ra khỏi quán nước mía trước cả tụi nó. Thế là ba tôi gần như nổitrận lôi đình, còn mẹ tôi thì cứ bần thần đứng trước cửa nhà mà ngóng thằng contrai út, lòng đầy lo lắng nhưng không biết phải làm thế nào bởi bên ngoài trờimưa quá lớn chả thể đi tìm được, chỉ biết mong cho nó đang trú mưa ở nơi nàođó.

Nhưng đến khi tôi về tới nhà thì mọi sự lại hoàntoàn đổi khác. Bước vào nhà với bộ dạng ướt sũng như chuột lột từ đầu đến chân,tôi chỉ kịp nói hai tiếng chào ba mẹ, để xe cho Trân tất tả dắt vào rồi bỏ lênphòng nằm. Tôi vẫn còn nhớ mang máng là mẹ tôi hình như mắng dữ lắm, nhưng batôi có lắc đầu bảo là thôi để nó yên, thế là xong chuyện. Vậy đó, tôi chỉ nhớđược như thế, còn lại là sau khi tôi lên phòng nằm phịch xuống giường thì lănra bất tỉnh nhân sự luôn một mạch.

Lần đầu tiên khi tôi tỉnh dậy là biết được mẹ tôiđang ngồi ở cạnh mình, tay vắt khăn nước trở qua trở lại hai mặt để đắp lêntrán tôi.

- Thua thì thôi, tội gì phải dầm mưa cho bị sốt thế này hở con…?! – Mẹ tôi khẽ lắc đầu nói.

Rồi tôi lại chìm vào giấc ngủ mê man, vừa kịp biếtthêm một sự thật là…

Tôi bị sốt !

Lần thứ hai khi tôi tỉnh dậy là lúc tôi nghe bêntai mình loáng thoáng có tiếng người nói chuyện, có vẻ như là lúc trời vừa sậptối.

- Cháu nó bị nhiễm lạnh nên sốt nhẹ thôi, cáichính là có dị ứng với thuốc theo lời chị nói nên tôi hơi lo, cần phải theo dõi thêm!

- Vậy… có cần phải nhập viện không bác sĩ?

- Không sao, sốt thế này thì nghỉ ngơi vài hôm làkhỏi thôi!

Và tôi lại thiếp đi, trong đầu mình chỉ còn lại lờđờ vài câu nói mà tiếng được tiếng mất, với nội dung là ngày mai ba tôi sẽ đếntrường xin phép cho tôi nghỉ học dăm ba bữa vì bệnh.

Tôi đang mơ… tôi mơ thấy một thằng con trai khácgiống hệt tôi đang đứng trước chấm phạt đền 11m, gương mặt nó trông căng thẳngtột độ. Để rồi nó lại chạy lấy đà, và sút… Cú sút không vào lưới, vì gió đột ngộtdừng lại nên bóng lỡ đà bay luôn ra ngoài. Và xung quanh nó lúc này là những tiếngcười chế nhạo của mọi người…

- Hấc.. !!

Tôi choàng người giật mình tỉnh dậy, nhận ra vừa rồichỉ là một cơn ác mộng của trận chung kết thất bại. Vậy là tôi lại tỉnh dậy lần nữa trong cơn sốt, nhưng chỉ khác là lần này tôi nghe có hương hoa bạch mai nhẹ nhàng, thanh khiết đang đưa đến trước mũi mình.

- ……….!

- …………..!

Tiểu Mai đang ngồi cạnh tôi ở đầu giường, cũng như mẹ tôi, nàng đang dỡ tấm khăn nước trên trán tôi ra để thay khăn mới. Quả đúng là nàng thật rồi, đây không phải là giấc mơ nữa, duy nhất có hương hoa của Tiểu Mai là mới khiến tôi có thể cảm thấy thật yên bình sau cơn ác mộng chỉ mới vài giây khi nãy.

Nhưng rồi cũng ngay sau đó, tôi chợt nhớ ra lại một sự thật cay đắng là tôi đã thất bại trong việc mang vinh quang về tặng nàng. Vậy thì còn gì nữa đâu chứ?

- Anh… xin lỗi…! – Tôi nhắm mắt lại, nói trong cay đắng.

- Được rồi… ngốc… !

Rất dịu dàng và ôn nhu, Tiểu Mai để tôi gối đầu lên đùi nàng rồi vỗ về an ủi, hệt như cái hôm mà tôi bị thua trận dưới tay Trần sư phụ vậy.

- Anh… xin lỗi….!

- Ngốc, sức khỏe là quan trọng nhất… ngốc !!!

- Đừng giận anh nữa… nhé…?

- Ai thèm giận anh, hứ…!

- Hôm giờ anh cứ tưởng… vậy là xong luôn…!

- Em chỉ đợi anh chân thành xin lỗi, vậy mà ngốc của em đến giờ mới nói được câu đó… khổ thân chưa, để bây giờ bị như vầy đây !

- Thế… thế thôi hả?

- Chứ anh mà biết xin lỗi thì em còn giận anh làm gì nữa chứ, đồ đại ngốc này !

- …..!

- ……….!

Và lần này tôi lại thiếp đi, trong tâm tưởng mang một chút tiếc nuối rằng tại sao tôi lại quá dở không chịu nhớ ra cái lần tôi bị Khả Vy giận, Tiểu Mai đã từng nói chỉ cần một lời xin lỗi chân thành là đủ.Nhưng như thế cũng không sao, đằng nào nàng cũng đã tha thứ cho tôi rồi, bằng chứng là lúc này tôi đang ngủ ngon lành trong vòng tay của nàng, thế đã tốt lắmrồi.

Vậy đó, tất cả kì trân dị thảo trên thế gian, mọi vật việc quý giá của cõi đời này cũng đều không bằng sự yên bình mà Tiểu Mai mang lại cho tôi như một nơi chốn trở về sau mỗi lần quỵ ngã. Có được Tiểu Mai làm bạn gái, làm người yêu, có thể…là cả làm vợ hiền đã là cả một phúc phận lớn nhất trong đời này mà vận mệnh thiên địa đã đối tốt với tôi.

Dù rằng nàng có hơi… lạnh lùng một chút, kiêu kỳ một…chút chút, nhưng cũng không sao, tôi thích vậy. Tôi thích một Tiểu Mai xinh đẹp thông minh không ai bằng, đảm đang thục nữ không ai hơn, lạnh lùng băng sương nguyệt lãnh, và cả kiêu kỳ để không một tên con trai nào dám tán tỉnh nàng, ngoại trừ tôi mà thôi.

Đúng vậy, Tiểu Mai là nhất rồi, Khả Vy gì chứ?Minh Châu gì chứ…..?

- Chóc !

- Ui da….! – Tôi nhăn nhó khi nghe bên tai mình đau nhói.

- Một điều chị Mai, hai điều chị Mai, dậy ăn cháo nè ông tướng, ngủ mà cũng nói lảm nhảm, gọi tên bạn gái trong yêu thương nữa ha?!

Trước mắt tôi lúc này là Trân đang ngồi cạnh bên,con bé bê tô cháo đặt lên chiếc bàn gỗ ở đầu giường, đưa mắt nhìn tôi nói vẻ bực dọc:

- Bệnh gì bệnh hoài, đàn ông con trai mà yếu đuối thấy mồ!

- Anh… bữa nay là… thứ mấy vậy? – Tôi quệt mắt hỏi.

- Dạ thưa anh, là sáng thứ ba rồi đó, anh hai ạ!

- Mẹ… anh đâu?

- Cả nhà đi làm hết rồi, em nghỉ học thêm ở nhàchăm anh đây, anh hai ạ!

Trân thủng thẳng đáp rồi đứng dậy đi về phía cửa sổ,con bé đưa tay vén màn lên rồi mở toang cửa ra đón gió trời lồng lộng.

Hơi nheo mắt lại vì ánh nắng tràn vào phòng mộtcách đột ngột, tôi quờ quạng hỏi:

- Vậy là… anh bệnh được hai ngày rồi hả?

- Dạ đúng rồi, cũng còn biết đó! – Trân nhún vaiđáp.

- Haizz !!! – Tôi thở dài, tựa lưng người ra thành giường một cách tiếc nuối.

- Sao đó? Mới dậy mà làm cái mặt gì đó? – Trân tò mò hỏi, nhìn tôi bằng ánh mắt ngạc nhiên.

Bằng một cử chỉ uể oải, tôi với lấy cốc nước trên bàn hớp một ngụm rồi chép miệng:

- Anh nghỉ học hôm qua, vậy là lỡ mất lễ trao giải đá bóng rồi…!

- À… ! – Con bé gục gặc đầu vỡ lẽ ra.

- Tiếc thật, vậy mà để thua… ! – Tôi tặc lưỡi, hãy còn cảm thấy tiếc ghê lắm.

- Ôi dào ôi, mấy anh thua mà y như thắng vậy đó,tiếc làm gì không biết nữa ! – Trân bĩu môi nói, đẩy tô cháo về phía tôi. – Anh ăn đi, rồi em kể cho nghe!

Thế là trong lúc tôi húp tô cháo soàn soạt một cách ngon lành, bé Trân cũng ngồi kể lại đầu đuôi tình hình cơ sự của diễn biến “hậu chung kết” trong hai ngày qua. Hôm đó sau khi tôi sút hỏng quả phạt đền là đầu óc thần trí không còn tỉnh táo nữa, chỉ biết nghe mấy lời loạn xạ của mọi người xung quanh. Thực chất hôm đó, tất cả khán giả trên sân khi ngồi theo dõi diễn biến của trận chung kết đều biết nếu ở hiệp hai mà không bị ngược gió thì chưa chắc 12A21 đã có thể chiến thắng 11A1 để giành chức vô địch. Hầu hết mọi người đều râm ran bàn tán vấn đề đó, cãi nhau ì xèo cũng có. Cho đến khi 11A1có cơ hội sút quả phạt đền thì mọi người đều nghĩ cuối cùng cũng có cơ hội để trận chung kết hấp dẫn này tiếp diễn.

Thế nhưng sự thật là tôi sút hỏng, và mọi người buồnthì ít mà giận ông trời thì nhiều, bởi ai đời lại trớ trêu đứng gió ngay lúc sinh tử quan đầu như vậy. Và sau khi bình luận viên thông báo kết quả chính thức trận bóng, những người đầu tiên đứng dậy vỗ tay lại chính là Trân, Khả Vy và cả Minh Châu, dĩ nhiên là không thiếu những bạn bè của cả lớp.

- Ai cũng biết là mấy anh thua thời tiết thôi,không thua mấy ông anh lớp trên. Cũng đúng, xưa nay có ai thắng ông trời bao giờ đâu nà, hì hì! – Trân cười khì nói.

- Thế… ra vậy hả? Anh còn tưởng… bà con chửi dữ lắmchớ? – Tôi ngỡ ngàng khi biết sự thật.

- Không có đâu, mấy anh như… người hùng á, thua màc òn vinh quang hơn mấy người thắng nữa, giờ trong trường ai cũng phục mấy anh hết, nhất là ông đó, ông anh ngốc ạ! – Trân lắc đầu trả lời, dí tay vào mũi tôi.

- Ừ… tốt ha…!

Thở phào nhẹ nhõm húp luôn thìa cháo cuối cùng,tôi giờ đã có thể hoàn toàn yên tâm rằng chí ít mình cũng không đến nỗi gọi làthất bại nhục nhã. Nhờ có bé Trân kể lại sự thật mà tôi đã có thể cảm thấy đượcan ủi rất nhiều cho những nỗ lực không ngừng nghỉ của toàn đội.

Đến đây thì Trân lại đột nhiên nhíu mày, nói với vẻthắc mắc:

- Nhưng có một sự lạ lùng là… hôm đó, lúc anh sút hỏng ấy…!

- Ừ, sao cơ? – Tôi ngạc nhiên.

- Lúc đó ai cũng im ru hết, em chả biết nên làm gì luôn, chị Mai em thấy tay chị ấy còn run run nữa mà. Rồi tự dưng ở dưới dãy ghế ban giám hiệu có một bà con gái nào đó đứng bật dậy mà vỗ tay, mà em dám cá luôn… nhỏ đó nhìn anh đó nghen. Sau khi bà nhỏ đó vỗ tay thì tụi em mới giậ tmình mà đứng dậy vỗ tay theo, kéo theo cả đám khán giả cũng làm y chang !

- Hả?.... ! – Tôi há hốc mồm, trong đầu đã có thể mường tượng ra nhân vật mà Trân đang nhắc đến là ai.

- Thật, lúc sau khi mọi người xuống sân thì em thấy bà nhỏ đó còn đứng nhìn anh nữa, hình như định đi tới gặp anh nhưng bị lớp mình vây quanh. Thế là đứng khiên cưỡng một hồi rồi buồn buồn quay về. Nhưng em để ý nha, mắt bà nhỏ đó màu xanh da trời, nhìn đẹp như người ngoại quốc luôn !

- …………… !

- Bộ có quen biết với anh hả?

- Đâu… đâu có.. !!

Dĩ nhiên là tôi chối đây đẩy ngay tắp lự, chứ còn gì nữa, có cho vàng tôi cũng không thể dám nói ra con nhỏ mang màu mắt xanh đại dương đó là Uyển Nhi, người bạn “vừa lạ vừa quen” của tôi cho Trân biết, vì Trân mà biết thì đồng nghĩa với Tiểu Mai biết, thế là tôi… tiêu chắc.

Vội đánh lạc hướng câu chuyện sang chủ đề khác,tôi hỏi trớ ngay:

- Thế hôm đó… Trúc Mai làm gì? Không vỗ tay choanh à?

Vào buổi chiều, tôi đã nhận được câu trả lời chochính câu hỏi ban sáng của tôi.

- Em… bối rối quá, không biết làm gì nữa.. ! – Tiểu Mai cắn môi đáp, nàng dường như đẩy sự khó khăn trong câu trả lời vào đôi tay đang gọt vỏ cam của mình.

- Ừm… anh cũng đoán vậy! – Tôi nói, giọng hơi rầu vì… có chút hụt hẫng. – Thế… lúc anh về thì sao? Lúc đó em cũng về luôn à?

Tiểu Mai không trả lời câu hỏi bâng quơ cho cóchuyện của tôi, mà nàng thừ người ra một lúc rồi đưa tay vuốt tóc, khẽ nói thì thầm:

- Không hiểu sao… nhìn dáng đứng buồn bã của anh lúc đó trên sân, em lại thấy… anh… đàn ông lắm, tuy thua nhưng mà như người hùng vậy… Hì… hết giận luôn !

Thề có trời đất là lúc đó tôi nở mũi một cách ghê gớm, từ trước đến giờ chưa nhận được lời khen nào của bất kì ai mà lại có thể làm tôi tự hào đến như vậy.

- Í… anh đỏ mặt kìa !

- Bậy… đâu có, làm gì… có !!!

- Rõ là có, được khen nên thấy thích chứ gì !

- Không…. !

Biết mạng mình không thể tồn tại ở chủ đề này lâu, tôi vội gãi đầu, nuốt gọn mẩu cam Tiểu Mai đút rồi hỏi qua chuyện khác:

- Thế… lễ trao giải ra sao? Có hoành tráng không? Anh nghỉ học không đi được!

- Cũng… bình thường, có vài người ở mấy lớp khác không thấy anh đâu, nên tưởng là anh thua không phục, không chịu lên nhận giải !– Tiểu Mai ngần ngừ trả lời.

- Uầy… bệnh chứ không là cũng phi lên rồi ! – Tôi thở hắt ra.

- Ai bảo dầm mưa làm chi, em cứ tưởng anh đi với mấy bạn xong là về thôi chứ! – Nàng nhăn mặt trách khẽ.

- Thì… buồn mà, ai biết đâu ! – Tôi lúng búng bào chữa.

Rồi tôi vội đế thêm cho đỡ lời:

- Bình thường là anh chạy qua nhà em rồi… nhưngđang bị giận nên mới phải đi lang thang, chứ thật tình anh có muốn bệnh nằm liệt thế này đâu!

Và như chỉ chờ có thế, Tiểu Mai véo mũi tôi rồi nói nửa đùa, nửa đe dọa:

- Vậy cho nên từ giờ ông tướng làm ơn nhớ dùm là đừng có mà tự quyết định mọi chuyện nữa nhé, không có tôi cạnh bên y như rằng chẳng thấy anh ra hồn vía chi hết !

- Au.. au da… em đối xử người bệnh thế à…? – Tôi nhăn nhó ôm mặt, vội lấy cái gối chèn lên mũi để phòng thủ.

- Phạt vậy là còn nhẹ đó, giờ có bỏ gối ra không?– Tiểu Mai bật cười, nàng đưa mấy ngón tay thanh mảnh gõ gõ lên mặt gối.

- Không… cho em nhéo nữa hả…. ! – Tôi quyết tâm cố thủ qua chiếc gối bông.

- Bỏ gối ra, ăn cam nè, ngọt lắm !

- Không…. !

- Em đích thân gọt mà anh không chịu ăn?

- Ứ… tí nữa ăn… giờ chưa muốn… ăn nhéo !

- Bỏ ra, em thưởng cho một tin mừng !

- Tin gì thì nói qua tai, anh không dễ bị dụ đâu !

- Tin này là tin từ lễ trao giải hôm qua, có liên quan đến anh, và anh được nhắc tên trước toàn trường, sao? Tò mò chưa?

Vừa nghe đến đó là tôi vội quẳng gối ra, nhưng chưa kịp hỏi là tin gì thì…

- Chụt…!

Trong khi tôi còn đang lơ ngơ chưa biết là tin gì thì Tiểu Mai đã cúi người nhẹ hôn vào môi tôi, thật dịu ngọt và … đầy quyến rũ.

Rồi mặc kệ tôi còn đang ngẩn ngơ như kẻ tình si bị cướp mất hồn, nàng duyên dáng đứng dậy hấp háy mắt:

- Đó là thưởng cho siêu cầu thủ, còn tin mừng thì ngày mai anh đi học lại để các bạn nói cho nghe, vậy sẽ ý nghĩa hơn. Giờ thì… em về nhé, chào anh!

Và nàng quay bước ra khỏi phòng, để lại tôi đang nằm trơ ra trên giường, chỏng gọng.

Ôi tía má ơi… con cảm ơn tía má đã sinh con ra để cho con được hưởng trọn giây phút này…

Con cũng cảm ơn ba vợ, má vợ đã sinh Tiểu Mai ra… trời ơi, hai người không thể nào biết được là hai người đã sinh ra một cô con gái tuyệt vời đến thế nào đâu…!!!!

-------------------------

Bạn đang đọc truyện tại wapsite www.giaitri321.pro. Chúc bạn có những giây phút vui vẻ. 

www.giaitri321.pro – Wapsite giải trí miễn phí đích thực trên di động...!

-------------------------

Công nhận là đúng như theo lời bác sĩ nói, lần này tôi chỉ bị sốt nhẹ, nằm nghỉ hai ngày là đã khỏe hẳn. Sáng ngày thứ tư, tôi lại đường hoàng… vác xác lên trường, tay trong tay cùng Tiểu Mai hiên ngang dạo bước.

- Hê hê, ai cũng nhìn anh hết kìa, có mấy em lớp dưới nữa ! – Tôi cười khoái chí khi cùng Tiểu Mai đi qua dãy hàng lang lớp học.

- Đồ tự mãn, hừ ! – Nói rồi nàng đưa tay đến hông tôi.

- Uiiii…daaaaaaaaaaaaaaa !!!!!!! – Tôi rú lên luôn giữa sân trường đầy đau khổ.

Lết thân tàn đi cùng Tiểu Mai đến lớp học, tôi còn đang nhăn nhó vì sáng sớm bị ăn “nhéo thần chưởng” thì đám bạn trong hội bàn tròn đã nhào tới “tấn công” quyết liệt:

- Ái chu cha… bữa nay mới ló mặt lên hả thằng kia? – Tuấn rách phóng tới đầu tiên vì nó ngồi ngay cửa lớp.

- Thánh… thánh đã hiển linh trở lại !!! – Dũng xoắn phi đến, nó… táng vào mặt tôi ngay dù trước đó còn gọi tôi là “thánh”.

- Cái đệch… mày báng bổ thần thánh thế à? – Tôi nửabực nửa phì cười vì hết ăn nhéo là tới ăn bạt tai.

- Bệnh phu, đá xong lăn ra ốm luôn, anh em còn tưởng là mày buồn quá… uống thuốc trừ sâu tự tử mất rồi chớ, hehe ! – Khang mập đứng trên bục giảng nói vọng xuống, nó đưa tay xóa tên tôi trên ô bảng vắng mặt.

Nhưng bắt gặp ánh mắt của Tiểu Mai đang nhìn nó như hình viên đạn, thằng mập biết mình nhỡ mồm vội chữa miệng:

- À… hết bệnh chưa mầy?

- Bây tốt quá ha, lúc tao bệnh chả thằng nào tới thăm, giờ mới hỏi han! – Tôi cười cười.

- Tụi tao định tới mà… ! – Luân khùng đang nói chợthạ giọng.

- Mà sao? – Tôi ngẩn tò te.

- Do… vợ mày bảo bệnh nhẹ, để yên mày nghỉ ngơi làđược nên tụi tao thôi không tới! – Nó thì thầm qua tai tôi khi cả đám chụm đầu lại.

- Kệ, cứ tới có sao đâu ! – Tôi chưng hửng. – Tụi mày sợ con gái từ hồi nào vậy?

Và câu trả lời giải đáp cho lí do nguyên đám tụi nó “hãi “ Tiểu Mai mà tôi cùng nhận được là…

- Tụi tao không sợ con gái, chỉ sợ… cán sự Anh Văn!

Vào giờ ra chơi hôm nay, khi mà tôi còn đang lục tục xếp sách vở vào ngăn bàn chuẩn bị rủ Tiểu Mai xuống dưới căn-tin uống nước thì nàng đã nháy mắt chỉ tay lên trên bảng ý bảo tôi chú ý kìa. Y chóc là thằng Khang mập đã phóng lên, húng hắng giọng:

- E hèm… Võ Trí Nam đâu, lên nghe… chiếu chỉ của hoàng thượng!

- Hoàng thượng gì? – Tôi thắc mắc.

- Hoàng thượng là… thầy hiệu trưởng đó Nam, hì hì!– Khả Vy quay xuống nói.

- Ờ… ! – Tôi gật đầu đáp, vỡ lẽ ra là hôm nay thầy hiệu trưởng lại còn xưng vương nữa cơ đấy.

Rồi Khang mập vờ như cầm tờ sớ trong tay, trướcánh mắt của đám bạn trong lớp đang nhìn tôi vẻ bông đùa, nó nói lớn:

- Phụng thiên thừa vận, hoàng đế chiếu viết… Võ Trí Nam do hôm thứ hai nghỉ học vì lâm trọng bệnh nên hôm nay mới nghe chỉ. Thay mặt cho huấn luyện viên kiêm tổ trưởng tổ thể dục là thầy Hưng, tuyên bố chọn Trí Nam vào đội bóng của trường do có biểu hiện rất tốt ở những trận bóng vừa qua. Cùng với những thành viên khác được chọn ra từ các đội hình xuất sắcđược khám phá trong giải bóng vừa rồi sẽ đại diện cho đội bóng trường Phan BộiChâu quyết một trận giao hữu… sống mái với trường chuyên Trần Hưng Đạo vào mùakhai giảng năm sau. Trước mắt thì Nam, mày sẽ vẫn giữ vị trí tiền vệ tổ chức,phải biết là rất vinh hạnh mới được đích thân thầy hiệu trưởng nêu tên trướctoàn trường, nhưng do mày nghỉ học nên không biết trời trăng mây gió chi hết.Khâm thử !!!!!!

Thằng Khang mập vừa dứt xong cái “chiếu chỉ” củanó là cả lớp lăn ra cười bò như vỡ chợ vì cái sự khôi hài đúng chỗ của nó.Riêng tôi thì cười không nổi, bởi lẽ tôi đang quá… tự hào, không biết vì sao màsố phận lại ưu ái tôi đến như thế này.

Tiền vệ tổ chức, đội hình mạnh nhất… rồi lại còn đạidiện cho trường… ái chà, quyết một trận sống mái với “kẻ thù” bên tụi trườngchuyên nữa chứ.

Quả này thì bảnh rồi, đời tui lên hương thiệt rồi ta ơi!

Đúng là y như lời bé Trân nói, tôi thua mà như thắng,Tái ông mất ngựa chưa hẳn đã là xui, và phúc họa song song, đây gọi là trong cái rủi luôn có cái may đây mà !

Chiều cùng ngày hôm đó, ôm niềm vui được chọn vào đội tuyển hí hửng về nhà sau một chầu ăn trưa hoành tráng siêu ngon lành tại nhà Tiểu Mai, tôi hăm hở dắt xe vào trong. Còn chưa kịp khoe với mẹ về chuyện mình được phong chức thì mẹ tôi đã lên tiếng trước:

- Ai đặt mua khô bò tặng con nè! – Bà chỉ tay vào cái hộp to đùng trên bàn.

- Sao? Có nhầm hông mẹ? – Tôi ngơ ngác vì chả hiểu mô tê gì sất.

- Nhầm sao được, ghi rõ địa chỉ nhà mình mà! – Mẹ tôi lắc đầu đáp.

- Thế có ghi tên người gửi không? – Tôi thắc mắc.

- Không, người của cửa hàng đến giao nói là bạn con, cả 5kg khô bò chứ chẳng ít ỏi gì đâu, mày liệu mà ăn cho đỏ cả mắt ra nhé con! – Mẹ lừ mắt đe dọa nhìn tôi.

- Dà… dạ…. ! – Nói rồi tôi vội ôm cái hộp to đùng phóng lên trên phòng khách mà “khui quà” dù chẳng biết là ai gửi cho mình.

-“ Chắc là thiên sứ trên trời rồi, chứ ai mà dư tiền đến mức mua tặng mình 5 kí bò như vậy chứ, cả một đống tiền đó trời ơi! “ – Tôi vừa tháo hộp ra, vừa toát mồ hôi hột.

Quả y chóc như lời mẹ tôi nói, bên trong hộp là cả một đống khô bò được gói lại kĩ lưỡng, màu đỏ vàng đặc trưng vừa nhìn vào là đã ứa nước miếng ra vì thèm, tôi cứ gọi là lóa cả mắt. Nhưng ngay bên trên đầu là một phong thư nhỏ với nét chữ ngay ngắn của… con gái. Đưa tay mở phong bì, tôi lôi ra một tờ giấy viết thư màu xanh lá.

- “Gửi Trí Nam, “

Vậy là đúng rồi, hộp khô bò này là của tôi rồi, ai mà tốt quá vậy ta, tôi vội vàng đọc tiếp mấy dòng tiếp theo.

- “Khi ông đọc thư này thì chắc là tui đang trên máy bay về nước rồi, còn nhớ là ông nói thích ăn khô bò của tiệm người hoa trên đường Nguyễn Huệ lắm nên tui đặt mua đem tới cho ông, loại ngon nhất đó. Vì gấp gáp với không tiện nên tui mới nhờ người mang giúp, ông ăn cho đã đi ha, 5kg chắc cũng nhiều, ăn cả tháng luôn hehe! Còn nếu thiếu thì sau này tui sẽ mua thêm cho ông! “

Đến đây thì tôi đã chắc chắn đến một trăm phần trăm là Uyển Nhi mất rồi, bởi cách xưng hô này với dạo gần đây chỉ có tôi nói với nhỏ này là tôi rất thích ăn khô bò, và có giỡn chơi đưa địa chỉ nhà mình ra với cái ước nguyện viễn vông là… Uyển Nhi sẽ gửi khô bò thật cho mình. Vừa nghĩ đến Uyển Nhi thì tôi đã đâm chột dạ, vội ngó ra đằng trước cửa dòm chừng như sợ bé Trân về đột ngột sẽ phát giác ra sự việc dù rằng mới có hơn 4 giờ chiều, trường vẫn chưa tan học.

- “Ông đá banh thua… chắc buồn lắm hả? Đừng có buồn nha, thua trong ngẩng cao đầu mà, bữa đó xui xẻo gì đâu á, bởi vậy ta nói lỗi do số phận đó mà. Với lại mấy người lớp kia thắng ông đâu có hay ho gì, nhờ gió mạnh thôi. Ông rủ tụi đó ra bắn CS coi, tui dám cá là ông chấp hết luôn á!”

Bật cười với cách an ủi có một không hai của cônàng, tôi phải gọi là bái phục vì quả thật là Uyển Nhi cũng háo thắng chả kém gì bọn con trai là bao.

- “Bữa đó tui định tới an ủi ông mà nghĩ lại nên thôi, thấy ông lúc đó buồn quá… bạn bè xung quanh nên không tiện. Mà giận nghen, tui tưởng ông nhớ hẹn ra biển nên cố chạy ra đó, kết quả là chờ hoài không thấy ông đâu, tui lại bị ướt mem, hu hu,ông để tui dầm mưa cả buổi luôn, đồ đáng ghét!”

Chết thật, quả tình là hôm đó tôi buồn quá hóa rồnên lang thang dầm mưa trên phố mà không biết là Uyển Nhi lại cũng đang đợi mình ở bãi biển Đồi Dương. Giờ Uyển Nhi nhắc lại thì tôi mới nhớ ra, nhưng kể cũng lạ, tôi đã có ừ hử gì về cái vụ đá banh xong sẽ ra biển chơi đâu cơ chứ,chỉ nói rằng… để tính sau thôi mà.

Hơi bối rối vì chuyện thất hứa này, tôi đâm ra áy náy mà chợt dại dột nghĩ không biết mình ăn 5kg khô bò đắt tiền này có bị… cắn rứt lương tâm không nữa. Mà… chắc là không đâu, chỉ có tôi cắn miếng bò chứ làm gì có chuyện lương tâm cắn tôi.

Đưa mắt nhìn xuống vài dòng còn lại của bức thư,tôi quyết định đọc hết xem cô nàng tinh quái này còn nói thêm gì nữa đây.

- “Mà ông cũng hay ghê, sút quả đó đẹp thật luôn, đừng tiếc nữa nha, còn năm sau cơ mà. Từ giờ… hì hì, tui nghĩ tui sẽ không gọi ông là baby nữa, vì ông…

Ê, hè tui lại về chơi đó, ông nhớ bày tui bắn Snap kĩ càng chút nha, tui thi xong tui lại bay về. Nhớ đó, tui biết nhà ông rồi đó, trốn không được đâu, hứ! Viết đến đây thôi, chúc ông hết buồn, thi học kì II thật tốt còn đợi tui về chơi, hihi, byebye!

Diệp Hoàng Uyển Nhi

Ngày… tháng…năm… ! “

Cầm bức thư trên tay mà tôi lúc này chỉ biết há hốc mồm, phát ra một tiếng duy nhất:

HẢ?!

Chap 337:

Diệp Hoàng Uyển Nhi ư?

Tôi có đang nhìn lầm không?

Kiểm tra lại chắc chắn là tôi không nhìn thừa cũng như thiếu chữ, và tôi cũng điên đến mức căng mắt nhìn xem đây có phải là nét chữcủa… Tiểu Mai hay không, vì có thể họa hoằn là nàng đang thử tôi. Nhưng làm gìcó chuyện đó được, Tiểu Mai là Tiểu Mai, còn Uyển Nhi là… Uyển Nhi, là cô nàng mắt xanh đại dương xinh xắn thông minh mà tôi tình cờ quen biết.

Thế quái này là thế nào? Hay là trùng họ ? Khôngthể nào có khả năng đó, ở Việt Nam thì chuyện trùng họ chỉ có thể xảy ra đối với một số họ như Nguyễn, Trần, Phạm,.. vì những họ này rất phổ biến. Riêng họ Diệp Hoàng thì lại không thể nào bị trùng được, bởi theo chủ quan của tôi mà nói thì họ Diệp Hoàng đã vừa hiểm, mà lại khi đọc lên vừa còn mang… hơi hướng Nhật Bản.

Nếu thế thì là… chị em họ của Tiểu Mai rồi sao?Nhưng Tiểu Mai có màu mắt đen mà, với cả tôi chưa bao giờ nghe nàng nhắc đến lànàng có một người chị em tên Uyển Nhi cả.

Hơn nữa, Tiểu Mai đang mang họ của ba, tức là họ Diệp Hoàng, mà theo tôi biết thì ba Tiểu Mai chỉ có một người em gái là cô Ba,dĩ nhiên cô này cũng họ Diệp Hoàng. Nhưng dàn con của nhà cô Ba thì lại theo họcủa chú Ba, và tôi cũng chưa hề nghe anh Triết nói gì đến mình có chị em họ ngoạitên là Uyển Nhi.

- “Là sao ta? “ – Tôi ngẩn người ra sau một hồi vậtlộn với thắc mắc này mà vẫn không thu được kết quả gì khá khẩm.

Tựa người hẳn vào ghế, tôi bắt đầu suy xét lại mọithứ theo một cách logic nhất mà não bộ mình có thể làm được. Trước tiên, UyểnNhi hiện giờ đang có chung họ với Tiểu Mai, nhưng ngoại hình cả hai đều rấtkhác nhau. Tiểu Mai xinh đẹp kiêu kỳ, nhẹ nhàng ôn nhu, mang phong cách quýphái của các tiểu thư sinh ra trong gia đình danh giá. Uyển Nhi thì phóngkhoáng theo kiểu phương Tây, hoạt bát thoải mái, cũng xinh đẹp, cũng dễ thương,và đặc biệt nhất là rất thông minh. Hơn thế nữa, Uyển Nhi có màu mắt xanh da trờicủa người nước ngoài, còn Tiểu Mai mang màu mắt đen truyền thống.

Ok, vậy là có thể loại được khả năng Tiểu Mai vàUyển Nhi là chị em ruột !

Vậy là chỉ còn lại hai khả năng, thứ nhất Uyển Nhicó quan hệ họ hàng với Tiểu Mai, thứ hai là khả năng một trên một ngàn, UyểnNhi thật sự trùng họ khác tên với Tiểu Mai.

Nếu suy đoán theo lối này thì chỉ có một cách duynhất để làm sáng tỏ cả hai khả năng trên, đó là… hỏi trực tiếp Uyển Nhi hoặc TiểuMai.

Nhưng Uyển Nhi thì đã về lại Anh quốc, tôi vôphương liên lạc.

Thủy chung từ đầu đến cuối, tôi vẫn chỉ còn cách hỏiTiểu Mai là chuyện này sẽ rõ ràng minh bạch. Nhưng nghĩ đến đây thì tôi lại thấynảy sinh ra một vấn đề khác nữa.

Đó là tôi phải hỏi Tiểu Mai ra làm sao đây?

Không lẽ bay đến và hỏi, Tiểu Mai bé yêu, em có chịem gì tên là Diệp Hoàng Uyển Nhi không? Cho tôi xin đi, chỉ sợ là tôi còn chưanhận được câu trả lời thì đã phải ăn tát từ Tiểu Mai, sau đó nhận lãnh một mànđiều tra ép cung ghê gớm từ nàng mất rồi.

-“Anh sao mà lại quen người ta? Sao anh quen nhiềucon gái quá vậy?”

-“Anh lăng nhăng quá đi, em chỉ giận anh vài ngàymà anh đã quen người khác rồi à?”

Thế đấy, vạn nhất tôi đều không muốn điều này xảyra một chút nào cả. Thế cho nên cách tốt nhất là tôi sẽ đợi, đợi đến mùa hè nămnay khi Uyển Nhi về lại Phan Thiết rồi tôi sẽ gặp cô nàng để hỏi cho ra nhẽ.

Á quên, tôi không thể nào giấu Tiểu Mai thêm chuyệngì nữa, vừa mới bị nàng giận rồi kia mà. Xui xẻo mà chuyện này vỡ lỡ ra thì tôiđảm bảo sẽ bị Tiểu Mai cho rơi ngay tắp lự không còn nghi ngờ gì thêm nữa.

Phải làm sao đây? Hỏi cũng không được, mà không hỏicũng không xong. Cái chính ở đây là không phải tôi tò mò tại làm sao Uyển Nhi lạimang họ Diệp Hoàng. Ừ thì cũng có thắc mắc một chút đấy, nhưng không đến mức phảiđiều tra cặn kẽ ngọn ngành. Nguyên nhân duy nhất ở đây chính là trời phú chotôi thiên tư thông minh trong những chuyện linh tinh, nên ngay từ lúc này đây,khi tôi đang ngồi trước hộp khô bò to đùng là đã suy nghĩ được một tương laisau đây.

Có thể là vào một ngày đẹp trời nọ, nói theo trườnghợp Uyển Nhi là chị em họ của Tiểu Mai thật sự, và tôi thì lại giấu béng TiểuMai cái chuyện này. Ở tại cái tương lai ấy, tôi đang đứng tần ngần trước nhà TiểuMai, mắt nhìn trơ ra vì sự lạ.

- Anh Nam, giới thiệu với anh đây là em họ của em,Uyển Nhi! – Tiểu Mai tươi cười giới thiệu.

Và thể nào ngay sau đó Uyển Nhi cũng nhảy bổ tớimà nói:

- Ủa? Hóa ra ông là bạn trai của chị tui sao?Gì…kì quá vậy? Quá sức kì!

Kì cái gì mà kì, tôi có tắm đâu mà… kì!

Rất yên tâm và khẳng định rằng ngay sau đó, TiểuMai sẽ ngạc nhiên không để đâu cho hết:

- Ơ… hai người biết nhau trước rồi à?

Biết đâu được lúc đó, Uyển Nhi sẽ quay lại mà nóivới chị họ mình rằng:

- Em biết Nam hồi trước rồi, chị khỏi giới thiệu,tụi em còn tập đá bóng với nhau nữa!

- Từ khi nào? – Vâng, đó là người yêu tôi, và nàngđang gằn giọng hỏi.

Với cá tính của Uyển Nhi, chắc chắn sẽ khai tất tầntật. Và với tính cách của Tiểu Mai, tôi biết...

- Chát !

- Đồ sở khanh !

Đó, đó là tương lai đen tối nhất là tôi có thểnghĩ đến. Bởi Tiểu Mai ở hiện tại chắc chắn sẽ cho tôi cơ hội giải thích, nàngyêu tôi mà, đúng không? Nhưng… dám yêu dám hận, vậy nên rất có thể tôi sẽ bịlưu đày nơi biên ải, dám lắm!

Chính vì lẽ đó, mãi đến buổi tối, khi cả nhà vừaăn cơm xong là tôi đã lẻn lên sân thượng mà ôm hộp khô bò ngồi nhâm nhi mộtmình, vừa cắn miếng bò hảo hạng ngon tuyệt mà vừa nghe lòng đầy hoang mang. Phảithế chứ

-“Có nên hỏi Tiểu Mai chuyện này không nhỉ? Giấu nàng thì thật không tốt chút nào.. !”

Ui chà… khô bò ngon tuyệt, làm miếng nữa luôn chứnhỉ ?!

-“Nhưng lỡ hỏi Tiểu Mai xong rồi bị nàng giận thìmình biết tính làm sao đây?”

Quá xá đã, ngon quá trời quá đất, vừa cay vừa ngon… cảm giác ăn thả cửa thế này thiệt là sướng nhất trần đời.

-“Không được, mình đang ăn khô bò của Uyển Nhi tặngrồi, làm rõ thân thế của nhỏ này là chuyện phải làm, xem như… là đáp lễ người ta mới đúng. Mà hỏi Tiểu Mai thì cũng hơi ớn ha, không hỏi rồi để bị giận lạicàng ớn hơn !”

Hây dà nghĩ hoài mệt quá, ăn tiếp miếng nữa xem nào, ngon hết sảy bà bảy !

- Vừa ăn cơm xong đã ăn vặt, khô bò đâu ra mà nhiều thế anh?

Trước mắt tôi là bé Trân đang đứng chống hông nhìntôi bằng ánh mắt… sẵn sàng nhảy bổ vào để giành phần ăn với tôi, phía sau máitóc đang bay lất phất trong gió đêm hè, tôi trông thấy rõ ánh trăng đang le lóisau những đám mây.

- Ê… cái này của anh nha ! – Tôi theo phản xạ, kéohộp khô bò về lại gần phía mình.

- Em không thèm, ăn vào nóng trong người thêm chứlàm gì! – Trân nói rồi ngồi xuống cạnh tôi, con bé đưa tay vuốt tóc mai khẽ mỉmcười.

- Vậy thì tốt, anh… cân ký bò hàng ngày đấy, đi vềlôi ra cân lại mà thấy sụt giảm tí nào là chỉ có em ăn thôi đấy nhé! – Chỉ cầnliên quan đến khô bò là tôi sẽ có thể chắc chắn xử sự một cách trẻ con và ích kỉnhất.

- Thoải mái đi, em chả thèm đụng vào miếng nàođâu! – Trân hứ một tiếng rồi lại hỏi. – Mà sao anh mua nhiều thế?

Mải ăn mải nuốt, tôi đã hớ miệng:

- Được tặng chứ tiền đâu mà mua!

Và Trân ngạc nhiên ngay lập tức, con bé hết nhìn lạihộp khô bò to tướng đầy tràn rồi lại nhìn tôi mà hỏi bằng một giọng không thểnào tin được:

- Tặng á? Ai mà tốt qua vậy?

- À…ừ…. ! – Đến đây thì tôi biết mình đã bị hố,não bộ hoạt động nhanh hết mức có thể.

- Bạn cũ tặng ấy mà, nhưng em quan tâm làm gì, cóăn là được rồi! – Tôi đáp bừa cho qua chuyện, tự tin rằng chỉ cần đem nhân vật“bạn cũ” ra thì bé Trân sẽ thôi ngay thắc mắc.

Quả nhiên vẫn là tôi ứng biến như thần, Trân khôngcòn hỏi ai là tác giả của màn tặng khô bò này nữa, có lẽ một phần vì con bé chẳngham hố gì mớ thịt cay xè này. Chỉ đơn giản là con bé đứng dậy bỏ đi, không quênbuông lại một câu độc ác:

- Ăn cho lắm vào, em méc chị Mai bây giờ!

Phải công nhận rằng đang sung sướng nhai khô bò màtự dưng nghe đến Tiểu Mai là tôi đâm ra cụt hứng ngay tắp lự. Bởi đã từng có lầntôi bị nàng cấm cửa không cho ăn rồi, dã man hơn nàng còn cất luôn gói khô bòngon lành của tôi vào tủ lạnh nhà nàng, chỉ thỉnh thoảng mới cho tôi ăn vài miếngrồi lại đem cất vô, nguyên nhân duy nhất là tôi ăn nhiều bị đỏ mắt. Và Tiểu Maithì lại không thích thú gì lắm với cái cảnh tôi luôn miệng kêu ca than thở là mắtanh rát quá em ơi, anh phải ngủ thôi, tối nay không đi chơi được rồi.

WAPSITE GIẢI TRÍ DI ĐỘNG

WWW.GIAITRI321.PRO

CƯA NHẦM CHỊ HAI...  Xuống Cuối Trang  

Thế cho nên để tránh đi cái thảm họa bị tịch thukhô bò này, tôi đã quyết định đi một nước cờ anh minh. Đó là tôi cũng đi xuốngnhà cùng với Trân, lựa lúc con bé đang nhìn mình mà đủng đỉnh ung dung cất hộpkhô bò vào tủ lạnh, hoàn toàn tự nguyện đóng cửa lại và không hề có chút vẻ camchịu hay ấm ức nào.

- Woa… chuyện lạ à nha ! – Trân tròn mắt xuýt xoa.

- Anh trưởng thành rồi, phải biết lo chứ bé!

Vừa khệnh khạng nói, tôi vừa tự mãn bỏ đi lên nhàtrên mà lôi sách ra học, dù rằng có hơi chút tiếc nuối khi đang vui mà bị đứtdây đàn, đang ăn mà phải lăng xăng đem cất.

Tối hôm đó, sau khi tạm ôn bài xong, tôi vật vạrón rén đi xuống nhà dưới uống cốc nước rồi quyết định đi ngủ, cố dằn lòng mìnhlà không được ăn cái-thứ-hại-người kia nữa.

-“Cái tay cái tay… tao bảo mày rồi, nước, và đóngcửa… không phải khô bò !!!!”

Rụt tay lại rồi đóng tủ lạnh, tôi bỏ đi lên nhàtrên sau khi tưởng tượng ra thứ nước nhạt nhẽo mình vừa uống là một miếng khôbò thơm cay tuyệt diệu. Cũng là trước khi đặt mình xuống giường và nhắm mắt tiếnvào cõi mộng, tôi đã có một quyết định.

Để sau khi thi học kì II xong thì tôi sẽ hỏi TiểuMai về chuyện của Uyển Nhi, như vậy thì tôi cũng đỡ phần áy náy là mình không giấu giếm Tiểu Mai, và cũng có thêm thời gian để suy nghĩ về thân thế bí ẩn củacô nàng mắt xanh đang ở bên kia đại dương.

Đời học sinh mà nói thì đi học đúng là vui thiệt,gặp bạn gặp bè thường xuyên như cơm bữa, nhưng thường có cái tốt cũng phải cócái xấu, đời học sinh không phải là ngoại lệ. À không, cũng không hẳn gọi đó làcái xấu, dù rằng nó mang một cái hỗn danh cực kỳ cực kỳ ghê gớm là loài quỷ ma ởâm giới.

Vâng, tôi đang nói đến đại ma vương Thi-Học-Kỳ !

Và bọn học sinh tụi tôi, sẽ là những chiến sĩngoan cường trong cuộc chiến trường kì chống lại sự xâm lăng ngày một tới gần của tên đại ma vương lừng lẫy danh tiếng và bất tử qua mọi thời đại này. Với kiếnthức là vũ khí, chúng tôi quyết tâm chiến thắng.

Nhưng có lượm được vũ khí để hạ gục ma vương khôngthì lại là một chuyện khó dễ tùy thuộc vào từng chiến sĩ một. Đối với tôi, đao kiếm là kiến thức các môn tự nhiên, phép thuật là chữ nghĩa các môn xã hội. Dĩ nhiên rồi, chỉ tính riêng trong 11A1 mà nói thì tôi là thiên hạ đệ nhất kiếm cơmà, anh hùng nhân giới ở lớp có ai mà không biết đến tôi?

À… đây là tôi đang loại trừ nữ hiệp Tiểu Mai ra,vì vị nữ hiệp này dường như đến từ một nơi thế ngoại đào nguyên, trời sinhthiên phú đã có căn cơ vượt xa người phàm tụi tôi. Thế nên nữ hiệp Tiểu Maitinh thông kim cổ, cả đao kiếm lẫn phép thuật đều nắm trong tay, suốt 2 năm quađược nhân gian xưng tụng là độc cô cầu bại.

Dù có một cô bạn gái học giỏi đến thế nhưng tôi vẫnchẳng thể nào khỏa lấp được cái sự yếu kém của mình ở các môn xã hội, tức là nếunhư đại ma vương Thi-Học-Kỳ mà chưởng ra một đạo hắc ám Ngũ Lôi Oanh Đình thìtôi chả có thể nào mà dụng Càn Khôn Đại Nã Di để hóa giải luồng chưởng pháp ngụydị kia được.

Thế cho nên, tôi không có phép thuật, tức là tôi dốtmôn xã hội, cũng tức là… tôi lười học bài!

Sau khi trận chung kết giải bóng đá toàn trường kếtthúc, tất cả học sinh 3 khối đều cắm mặt vào học bài để tập trung cho kì thiquan trọng đang đến gần trước khi bước vào kì nghỉ hè tuyệt diệu. Khác với nhữnghọc sinh khác, trong khi hết thảy bọn họ đều đang mày mò làm Toán, giải Hóa vàluyện Lí thì tôi lại toát mồ hôi với Anh ngữ, với Văn học, với… tất tần tật cácmôn xã hội còn lại, kể cả Giáo Dục Công Dân.

- I wonder did you truly focus on this exam, or you just now pretending you good to be, huh?

- Thôi anh lạy em, nói tiếng Việt dùm cái đi!

Tiểu Mai nhìn tôi đầy bất lực, nàng ngán ngẩm đếnmức dù đang chê tôi nhưng phải dùng tiếng Anh để cố không chạm đến tự ái củatên bạn trai đầy cao ngạo này.

- Haizz…! – Nàng thở dài, lắc đầu đóng cuốn sáchAnh ngữ lại.

- Ok, on your mark, let’s go ! – Tôi cuống quý tnói mà không chắc hẳn là mình đang nói gì.

- Arigato gozaimasu! – Nói rồi Tiểu Mai đứng dậy bỏ sách vở vào cặp.

- Ê ê… em nói cái gì thế? Bữa nay học tới đây thôi hả? – Tôi hoảng hốt.

- Em về nấu ăn, anh đi chợ cùng chứ? – Nàng nhìn tôi, không rõ là đang cười tình hay là cười chế giễu.

Ác nỗi lúc này tôi đang hoang mang vì mình chả chịuôn tiếng Anh để hôm nay bị Tiểu Mai khui ra, thế nên tôi gật đầu đồng ý ngay tắ plự.

- Ừ… đi, anh chở em đi, coi như ra ngoài thư giãntinh thần rồi về học tiếp!

Ít phút sau, tôi đã đứng trước cổng chợ, tay xáchnách mang cơ số những loại thực phẩm mà Tiểu Mai cho rằng rất tốt cho trí não vàomùa thi. Trong khi nàng đang đứng nhẩm tính xem có còn mua gì nữa không thì tôilại đang thắc mắc về một điều khác.

Tiểu Mai, tự bao giờ em nghĩ ra cái trò tra tấn anh bằng hai loại ngôn ngữ Nhật- Anh thế hử? Không lẽ em cho rằng nói tiếng Việt với anh là anh sẽ không thấm tháp nổi?

Hãy đợi đó cô em, rồi sẽ có ngày anh… quyết tâm học Văn, rồi sẽ có ngày anh đường hoàng biến hóa các câu chữ bằng chính tài năng của anh cho mà xem!

Còn bây giờ thì…

- Tiểu Mai !

- Hở?

- Qua bên tạp hóa đi !

- Làm gì?

- Mua sữa!

- Mua sữa làm gì cơ?

- Fristi, cho trí tưởng tượng bay xa, và anh sẽ dùng nó để “chém” các môn Văn, Địa, Sử !

- Haizz… xưa nay em cứ tưởng anh giả điên, ai ngờ hôm nay mới biết là anh điên thật !

- ………!

Đi chợ kết thúc như vậy đó, sao lúc nào tôi cũng lép vế trước Tiểu Mai hết vậy?

Chap 338:

Suốt một tuần sau đó, toàn trường chìm đắm trong bầuoán khí ôn thi đầy nặng nề và căng thẳng. Các bậc tiền bối lớp 12 thì vừa phải thi tốt nghiệp, vừa phải luyện ngay kì thi Đại học sau đó, chính vì vậy mà vẻ mặt đăm chiêu của bọn họ cũng lan xuống dưới khối dưới. Ở khối 11, không rõ là tin đồn thất thiệt từ đâu nhưng hồi hôm trước chúng tôi đã nghe râm ran thông tin ởđâu rằng… đề thi học kì II năm nay sẽ rất khó, học hết trong đề cương chưa chắc đã là ngon.

- Bỏ xừ rồi, thế này thì chết tao mất! – Dũng xoắn ôm mặt tru tréo khi nhận tin dữ.

- Thôi tuần này tao sẽ bắt đầu luyện Tứ Đại Giai Không ! – Khang mập quệt mũi, nặng nề nói.

- Là cái gì? – Đám tụi tôi đồng loạt thắc mắc.

- Không gái gú, không game ghiếc, không truyện tranh, không bạn bè ! – Nó thú nhận một cách đầy ngữ khí tẩy chay anh em.

- Ê ê… không bạn bè là thế nào mậy? – Luân khùngtrố mắt.

- Tao hỏi tụi mày đã luyện Tứ Đại Giai Không chưa?– Thằng Khang nhìn tụi tôi cạnh khóe.

- Chưa, vớ vẩn! – Tôi nhún vai nói chen vào.

- Thì đó, tức là tụi mày sẽ còn dính vào các tệ nạnlàm ảnh hưởng đến thi cử, nên tao phải không-bạn-bè tạm thời để tránh bị tụimày dụ dỗ, kéo tao xuống vũng lầy điểm kém !

Nhìn Khang mập bô bô cái mồm mà tụi tôi đâm ra bực,chỉ muốn đấm một phát vào mặt cho nó lăn đùng chết giấc luôn đi. Ở đâu ra cái lí lẽ vào mùa thi là phải tuyệt giao với bạn bè như thế chứ, thiệt đúng là cáithằng mập mà.

Ủa mà khoan, xưa nay nó có bao giờ được điểm caođâu mà sợ bị kéo xuống vũng lầy điểm kém cơ chứ?

Nói thì nói vậy, đám con trai hội bàn tròn tụi tôi lúc có anh có em thì luôn mồm chửi bởi thằng mập với cái triết lí cùn ngớ ngẩnmang tính chất cô lập bản thân của nó. Thế nhưng khi chỉ có một mình, thằng nàocũng… âm thầm tập luyện Tứ Đại Giai Không. Tất cả miệng thì nói, nhưng tâm thìbị cuốn vào không khí căng thẳng của những ngày ôn thi để mà đến lớp là chỉ gặpnhau cười xẹt qua rồi cắm mặt vào ôn bài. Đầu đuôi nghĩ lại cũng là do cái tinđồn thất thiệt đề thi sẽ khó kia mà đã gián tiếp làm chia rẽ anh em. Thật làchúng tôi căm thù tên đại ma vương Thi-Học-Kì này lắm rồi đấy !

Khác với đám bạn một tí, tôi chỉ tu luyện Nhị ĐạiGiai Không, bởi tôi có thể tạm bỏ game và truyện để tập trung ôn luyện, chứ bạn bè và… con gái thì chẳng thể nào. Bởi lúc ở nhà, tôi là bạn với bé Trân, khi đến trường, tôi là người yêu của Tiểu Mai.

Mà công nhận là bọn lớp 10 năm nay như bị trúng tàhay ông bà nhập hay sao mà cũng ôn thi hăng say phết, dù theo kinh nghiệm của tôi thì chương trình lớp 10 chẳng có gì là nặng nề. Nhưng đó là ý kiến có phầnchủ quan của tôi, bởi lẽ khi ở nhà luyện thi, bao giờ tôi cũng bị làm phiền, liên tục bị quấy nhiễu.

- Thầy ơi, chỗ này em không biết làm, xem hộ với!

- Hú hồn thầy hộ mệnh, cân bằng phương trình nàylàm sao vậy thầy ới?

- Bó tay rồi, thầy giúp em đi mà thầy!

Lúc bình thường, Trân gọi tôi bằng anh, những ngàyluyện thi, con bé gọi tôi bằng thầy. Và chả hiểu tại sao mà cái bàn ở phòng khách vốn là chỗ học mặc định của tôi thì dạo này Trân lại ôm sách vở xuống ngồiluyện chung.

- Đề thi năm nay khó lắm, phải ôn ráo riết thôi! –Trân cắn bút nói, giải thích cho việc di dời chỗ học của mình.

Và cứ y như rằng những lúc Trân đưa bài nhờ tôi giải là khuôn mặt dễ thương của con bé lại cứ nhè ra đến nơi, bởi tôi luôn lắc đầu từchối:

- Để anh tập trung, tự tìm hiểu đi!

Một trăm phần trăm, ngay sau đó sẽ là mẹ tôi ra lệnh:

- Mày bày cho con bé thì tốn thời gian lắm à, chỉ cho em nó học đi!

Thế là tôi đành phải gượng gạo nhìn lại mớ kiến thứclớp 10 để bày cho Trân giải đề, để rồi sau đó con bé lại cười răng khểnh tíutít vui mừng. Cứ như vậy, trong lúc tôi đang bốc khói đầu óc ngồi luyện thi, ởphía đối diện Trân cũng ngồi mặt nhăn mày nhó đắm mình trong mớ bài tập. Có nhữnglúc, bạn bè con bé đến hỏi han bài vở, bắt gặp “Tia chớp vàng” đang quần đùi áothun luyện thi bơ phờ rũ rượi thì lại cười hích hích một cách lén lút, báo hạitôi những ngày sau đó phải… mặc quần dài trong nhà ngồi làm bài.

Đấy là ở nhà, còn lúc đến trường thì tôi chạm mặtvới cô bạn gái của tôi. Tiểu Mai, vốn đã học giỏi lắm rồi nhưng về vấn đề luyệnthi nàng cũng không hề dám lơ là, cũng tập trung như bao người khác.

- Em học giỏi lắm rồi, ôn chi nữa? – Tôi chống cằmtrên bàn, nói phì phò.

- Giỏi không có nghĩa là không cần ôn, mà em cũngchưa giỏi! – Tiểu Mai đáp, mắt vẫn nhìn vào sách, tay vẫn viết lời giải.

- Em mà không giỏi thì ai giỏi đây!  - Tôi chưng hửng, chiếc bút bi quay điên cuồngtrên các ngón tay một cách thành thục.

- Anh làm bài đi, hỏi lung tung! – Nàng nhún vainói, ra ý chấm dứt cuộc nói chuyện ngắn củn và vô vị này.

Ngó sang bên cạnh, tôi trông thấy Khả Vy đang cùnghội con gái ngồi giải đề Hóa mà thầy vừa đưa tiết trước. Em ấy cũng toát mồhôi, gương mặt đăm chiêu nhìn các phương trình dài dằng dặc một cách chán ngán.Bất giác tôi nhớ lại cái hồi mà tôi còn… trẻ dại, cũng đã từng một thời vui vẻđược Vy dạy Anh ngữ, và tôi dạy lại em ấy các môn tự nhiên.

Dường như thấy được bộ dạng mơ màng của tôi, thằngTuấn rách từ bàn trên phá lệ Tứ Đại Giai Không, nó vò tờ giấy nháp lại rồi némthẳng vào mặt tôi.

- Chóc ! – Xui xẻo thay, có lẽ vì luyện thi quá độ nên thằng Tuấn lao lực, lệch tay mà ném nhằm ngay bả vai của Tiểu Mai khiến nàng giật thót người.

- Á à cái thằng này… đến cả vợ ông mày cũng dám đụng! – Tôi xắn tay áo hầm hố chuẩn bị phóng lên bàn.

Thế nhưng tôi không có cơ hội lộng giả thành thật,tức là vờ đi trả thù dùm bạn gái mà tót lên ngồi tán dóc với thằng Tuấn. Bằng một linh cảm nhạy bén của con gái, Tiểu Mai đã phớt lờ cú ném trật đường ray kia mànhìn tôi bằng một ánh mắt nghi hoặc, trực tiếp kéo tôi trở lại với giờ tự học củalớp.

Bị ánh mắt lạnh băng của vẻ đẹp kiều mị đó chạm đến,tôi sao có thể làm gì được nữa chứ?

Cũng cần phải nói là dạo gần mấy ngày thi học kìthì càng có nhiều tiết trống hơn, tức là thầy cô cho phép cả lớp tự ôn tập lấy, vậy cho nên tất cả số thời gian đó được chúng tôi cho vào một quỹ thời gian gọilà giờ tự học. Những lúc ấy dĩ nhiên là không khí có ồn ào hơn, nhưng thủychung thì tất cả cũng chỉ là trao đổi bài vở, hoặc giả cũng có một số ít điếc không sợ súng mà ngồi tán chuyện và chơi cờ ca-rô.

Phần tôi thì tôi cũng khoái lắm, chả cần biết làđang ôn thi, cứ được nghỉ tiết là tôi sẽ chiếu theo lệ cũ mà bị cuốn theo những trò chơi học sinh đầy hấp dẫn đó. Thế nhưng không biết có phải là lo cho chàngtrai yêu quý của mình đến mức công khai hay không mà Tiểu Mai thản nhiên từ bàn3 ôm sách vở xuống bàn 6 mà ngồi ngay bên cạnh tôi.

Không cần biết là ai, chỉ cần tự tiện đổi chỗ trong tiết học là Khang mập bằng quyền lực lớp trưởng sẽ trực tiếp đến tiễn khách về lại nhà ngay. Thế nhưng đây lại là Tiểu Mai, học sinh gần như toàn diện thuộc hàng top của trường, nó sao có thể dám vọng động?

Bị khí thế lạnh lùng vương giả của Tiểu Mai nhiếp hồn, thằng mập chỉ biết tiu nghỉu cắm mặt vào đề cương mà xem như ta đây chưa có thấy gì cả.

-“ Thằng hèn, thật không có nghĩa khí! “ – Tôi cay đắng rủa thầm thằng Khang tơi tả, nó sắm cái chức lớp trưởng ra làm gì cơ chứ, kiểu này chắc là bỏ tiền mua chức đây mà.

Chính vì sự không dũng cảm công chính liêm minh của thằng bạn có quyền lực cao nhất trong lớp mình mà tôi giờ đây phải nuốt hận mà lôi tập vở ra, bắt đầu giải bài.

- Anh học Sử đến đâu rồi? – Tiểu Mai nhìn tôi ônnhu hỏi.

- Tàm tạm, cũng gần xong ! – Tôi đáp nhát gừng, thầmớn lạnh nhớ lại cái cảnh Tiểu Mai bắt tôi chép bài ra giấy chứ không cho tụng bài theo kiểu học thuộc lòng.

- Em xong Sử rồi, giờ đến Địa nha, Toán- Lí- Hóa anh ổn chứ? – Nàng lại truy vấn.

- Ừ, ổn… ! – Tôi gật đầu lia lịa.

Vậy là Tiểu Mai bắt đầu kèm cặp cho tôi ôn Địa Lí,và phải nói là tôi không hề có tự nguyện lâm vào tình cảnh này một chút nào. Chứcòn sao nữa, bạn bè xung quanh ai nấy đều tự học, chỉ có mỗi tôi là dính phải ách đô hộ của bà la sát này, bả hét học là học, cho nghỉ mới được nghỉ.

Tự bao giờ, tôi đã trở thành một con rùa rút đầu trước mặt con gái mất rồi?

Nhưng may thay, vị cứu tinh của tôi đã đến kia rồi,thầy Phước dạy Lí kia rồi, biết ngay mà, dù cho Tiểu Mai có giỏi Lí đến cách nào đi nữa thì tự tiện đổi chỗ trong giờ học đã là sai rồi. Thầy Phước lúc này đủng đỉnh từ ngoài bước vào sau khi ban lệnh cho cả lớp nghỉ tiết để tự do ônthi, trông thấy sự lạ thay đổi vị trí của Tiểu Mai, thầy chậm rãi đi xuống dưới lớp, tiến về chỗ tôi.

Đúng rồi, đến đi thầy ơi, đến thể hiện khí phách của một bậc nhất đại tông sư đi!

- Giúp bạn luyện thi là tốt, hai đứa cố lên nhé !– Thầy nhìn Tiểu Mai bằng ánh mắt hài lòng, khen cô học trò xong rồi lại quayđi.

Ôi đệch…

Những ngày trước kì thi vì vậy mà trở nên dài lêthê bất tận, kết hợp với những đám mây xám xịt chứa mưa giăng ngang trên bầu trờicàng làm không khí thập phần ảm đạm. Với tôi mà nói, không khí lại càng thêm lạnhkhi mà cô bạn gái của tôi luôn ngồi ở bên. Thật sự thì ở trên lớp, tôi ít khingồi cạnh Tiểu Mai do khác vị trí ngồi, nhờ kì thi này mà tôi mới biết đượcnàng học ra sao. Liên tục ghi chép, cẩn thận đến mức tỉ mỉ mà dùng bút dạ đủmàu tô lên các chi tiết trọng điểm, những dòng chữ ngay ngắn và thanh tú nhưchính chủ nhân của nó liên tục được sinh ra trên từng trang vở.

Nhìn Tiểu Mai trong tà áo dài từ đằng sau, tôi thậtlà yêu cái cổ áo cộng phần gáy tóc trắng ngần quá đi, vài sợi tóc mai thanh mảnhrủ xuống càng làm thêm phần quyến rũ.

- Anh chép lại phần này đi, điểm ngữ pháp này cần phải tập trung hơn!

Bị nàng làm cho mất hứng thưởng ngoạn, tôi xuôi xịngoan ngoãn chép bài theo lệnh. Cũng có lắm lúc tôi muốn hỏi nàng về vụ Uyển Nhi, nhưng tính tới tính lui một hồi lại thôi, cứ để qua kì thi này đã. Giờ cứtập trung ôn luyện, vậy là đủ rồi!

Khang mập bị nhỏ Huyền kiểm soát chặt chẽ, nó đãchính thức phá giới và dính vào gái gú. Không biết làm sao mà ở bàn trên, Tuấn rách cùng thằng Chiến chiêu mộ Khả Vy được vào hàng ngũ gia sư môn Văn, tha hồhọc tập. Chỉ có mỗi Luân khùng là quyết tâm solo tới cùng, thằng này luôn tựtin vào bản thân mà không thèm nhờ cậy ai cả.

Dũng xoắn thì sao, nó luôn mồm kêu gào thảm thiết:

- Trời ơi thi nhanh đi, còn nghỉ hè nữa!!!!!!!!!!!!!

Và ngày thi đã đến theo lịch với một tốc độ ì ạch nhưng xuất hiện lại nhanh như chớp. Tôi còn nhớ sáng hôm đó là một ngày trời âm u, khi tôi đang xách cặp với một vẻ mặt căng thẳng nghĩ về đề thi Sử bữa nay sẽ như thế nào thì Tiểu Mai đã cất giọng lo lắng:

- Không biết có mưa không nhỉ, bị ướt thì phiền lắm,ôi áo dài… !

Trời ơi em ơi, anh đang lo sốt vó về bài thi, cònem lại thể hiện điều đó bằng cách dự báo thời báo thời tiết, thắc mắc về dị biến thiên tượng ư?

Bước vô trong lớp, tôi nhận ra gương mặt bạn bè ai nấy cũng đều căng thẳng như nhau, có chăng là những nét cười như mếu, mây đen dường như ẩn hiện trên mặt tất cả mọi người.

Và Dũng xoắn, nó lại la lên:

- Trời ơi sao thi nhanh quá vậy, chưa ôn xong mà!!!!!!!!

Không khí thêm phần căng thẳng trước màn ta thán của thằng này, và Tuấn rách thể hiện thêm điều đó bằng cách thở dài não ruột, chị đại Yên ù không hiểu do run hay sao mà đánh rớt luôn cặp mắt kính xuống đất.

- Reeng !!!

Chuông vang lên, báo hiệu giờ thi đã đến, các dũngsĩ tụi tôi chính thức bước vào trận đại chiến long trời lở đất với đại ma vương Thi-Học-Kì trong vòng 4 ngày liên tiếp.

Ngày đầu tiên của kì thi, tôi bị đại ma vương đán htac tác, giã nát như chày giã cối bằng mớ chưởng lực kì dị mà phải vất vả lắmtôi mới có thể chống đỡ được, hoàn toàn phòng ngự không hề có cơ hội phản công.

- Đề y chang phần ôn, anh làm đúng thì có gì mà phải sợ? – Tiểu Mai nhận xét khi tôi hãi hùng thuật lại trận chiến của mình.

Ngày tiếp theo, tôi vẫn bị lao đao với dàn phép thuật kinh hoàng kia, nhưng lần này đã có khá khẩm hơn khi tôi đã nhặt được Tuyệt Thế Hảo Kiếm, trực tiếp thi triển bộ kiếm pháp Độc Cô Cửu Kiếm mà chém bay hết các tên hộ pháp của ma vương thi cử.

- Đề Hóa dễ ợt, tao chỉ lo môn Văn thôi ! – Tuấnrách hớn hở khoe.

Ngày thứ ba, tôi khiếp đảm vận Càn Khôn Đại Nã Di để phòng thủ trước đòn phép Địa Lí Nhất Dương Chỉ, Công Dân Lôi Xuyên Vân. Ầm một cái to tướng, tôi bị đánh bật ra, mếu máo không ngờ mình vừa mấp mé bờ vực củacái chết, tên ma vương này thật là âm hiểm quá đi.

- Địa Lí khó quá, tao căm thù nó !!!!! – Khang mập nghiến răng ken két, và tôi vẫn không dám gật đầu đồng tình bởi Tiểu Mai đang đứngcạnh bên.

Ngày thi cuối cùng có Toán và Lí, tôi bằng chính sức mình đã có thể cầm chắc Nhất Ngự Hổ Triệt Thái Đao trong tay mà sử ra đại tuyệt chiêu Thiên Tường Long Thiểm, bi tráng chém vào tử huyệt của tên đại ma vương sừng sỏ, chấm dứt kì thi học kì II, chính thức mở ra kỉ nguyên sáng láng mới mẻ cho nhân loại, kỉ nguyên được mang tên…

Hè tới rồi !!!!!!!!!!!!!

Kì thi học kì cuối cùng trong năm vừa chấm dứt,đám học sinh không cần biết kết quả ra sao mà chạy ùa ra như ong vỡ tổ, hơn bảy chục phần trăm là những gương mặt tươi cười hớn hở, số còn lại buồn có, xụ mặtcó, tự kỉ có, và… khóc cũng có luôn.

Tôi mặc kệ chứ, tôi dù sao đã hoàn thành chỉ tiêu của mình rồi, trừ Toán Lí Hóa không 10 thì 9 ra, tất cả các môn còn lại tôi đềutự tin mình trên điểm trung bình, rất có thể sẽ bạo kích mà nhảy luôn điểm 7 điểm8 cũng không chừng, thế là quá đủ !

- Giỏi ghê, người yêu của em phải vậy chứ ! – TiểuMai chớp mắt nhìn tôi cười hài lòng, nàng thay đổi 180 độ mà từ trạng trái lạnh lùng lúc luyện thi đã trở thành rất đỗi nồng nàn tình cảm sau kì thi.

Sau khi đến chia buồn cùng bạn bè thân hữu, nhấtlà Dũng xoắn lúc này đang tru tréo bên tai cái điệp khúc “trời ơi biết vậy”,tôi đến vỗ vai Khang mập bảo nó tối đi game xả stress, rầu rĩ nhận được cái lắcđầu âu sầu của nó, vậy là dư biết kết quả như nào.

Luân khùng, Tuấn rách, thằng Chiến, Khả Vy, nhỏ Huyền cười vui vẻ, suy ra thi tốt.

Khang mập, thằng Quý, thằng Phát, chị đại Yên ù, Dũng xoắn, nhỏ Phương mặt như đưa đám, suy ra tạch mất tiêu rồi !

Về phần Tiểu Mai ư? Không cần hỏi cũng đoán được câu trả lời, nhưng có cái này thì tôi nghĩ bạn đọc sẽ muốn biết, đó là kì thi học kì II năm đó, Tiểu Mai được thầy hiệu trưởng nêu tên trước toàn trường với thành tích siêu việt giữ điểm 10 tuyệt đối trong toàn bộ các môn thi, chỉ trừ Văn Học 8 điểm, và Thể Dục thì nàng được miễn học. Cũng có một bà chị lớp 12A2 được tuyên dương y như vậy, khác là Văn bả đến 9 điểm lận, và bả… không được xinh cho lắm. So cả hai người con gái lên nhận phần thưởng danh dự thì rõ là cả trường đều thấy sự khác biệt về vẻ ngoài một trời một vực. Cũng có thằng con trai bên 11A2 nói rằng bà chị 12A2 kia được thêm điểm 7 môn Thể Dục, cộng lại sẽ hơn được Tiểu Mai. Thề là tôi chỉ muốn hốt xác thằng đó ngay tắp lự, so sánh nhảm thiệt !

-------------------------

Bạn đang đọc truyện tại wapsite www.giaitri321.pro. Chúc bạn có những giây phút vui vẻ. 

www.giaitri321.pro – Wapsite giải trí miễn phí đích thực trên di động...!

------------------------- 

Có một cô bạn gái với sức học kinh hoàng như thế, tôi bất giác đâm ra tự ti và thấy mình nhỏ bé đi trước nàng. Lén giấu bảng điểm có con sáu to đùng của môn Anh Văn và con bảy của môn Lịch Sử, tôi thở dài ngẫmnghĩ:

-“ Anh ngày càng ngưỡng mộ em, thì làm gì có chuyện anh hết yêu em chứ ?”

Nhắc đến cái triết lí này, tôi lại nhớ đến cô nàng Uyển Nhi, và biết rằng đã đến lúc mình phải gặp Tiểu Mai để hỏi những gì cần hỏi.

Hôm đó, những tiết học cuối cùng diễn ra trongkhông khí tưng bừng như lễ hội của cả lớp. Nhóm thì bàn tán hè này sẽ làm gì,nhóm thì nhắc lại bài thi cũ, nhóm thì bày trò chơi tại bàn, tán chuyện hệt nhưmột cái chợ. Các thầy cô biết ý, chỉ giới hạn đám học trò được giải lao trong mộtmức độ âm thanh nhất định, còn lại để cho tụi nhỏ muốn làm gì thì làm. Phải thôi, dù sao cũng thi xong hết rồi cơ mà, giờ đợi ngày tổng kết nữa là sẽ có batháng hè tuyệt vời rồi.

Và tôi đang hả hê với chức danh vô địch cờ ca-rô tựphong, cười thống khoái trước nét mặt nhăn như bị của Tuấn rách thì chợt nhìn sang Tiểu Mai, tôi thấy nàng cũng nhẹ mỉm cười nhìn tôi.

Bỏ vị trí quán quân nhường chỗ cho thí sinh khác,tôi bước đến bàn Tiểu Mai, chen qua nhỏ Huyền mà ngồi xuống cạnh nàng hỏi thì thầm:

- Làm gì vậy? Ra giỡn chơi cho vui!

- Em thế này được rồi, anh ! – Nàng cười giả lả.

- Được rồi là sao? – Tôi ngẩn ngơ.

- Là đủ nhẹ nhàng để anh biết em đang nhìn anh, và anh sẽ qua đây ngồi! – Tiểu Mai lơ đễnh vuốt tóc, nói thật khẽ chỉ đủ để tôi nghe.

Không biết các bạn sao chứ lúc mà tôi nghe được câu nói này thì lại càng thêm phần bị Tiểu Mai quyến rũ, quả là nàng luôn khiến tôi phải đi từ cung bậc cảm xúc này đến thanh âm tình yêu khác. Cộng thêm hương hoa bạch mai đưa từ chiếc kẹp tóc bằng dây buộc thanh mảnh màu trắng, tôi lại một lần nữa có cảm giác như mình đang… yêu lại từ đầu.

- À quên… anh hỏi em chuyện này được không?

- Gì vậy ? – Tiểu Mai thoáng ngạc nhiên trước vẻ dè dặt của tôi.

- Em… có chị em họ nào tên là Diệp Hoàng Uyển Nhi không ? – Tôi đi thẳng vấn đề luôn.

Cũng là về vấn đề chị em, nhưng lần này Tiểu Mai trả lời ngay sau tôi, bằng vẻ nghi hoặc:

- Không hề, sao lại thế được?

- Ừ… vậy hả ? – Tôi ngẩn tò te, trong đầu ngổn ngang trăm mối, và cô nàng mắt xanh lại hiện lên trong tâm trí.

- Bộ có người tên như vậy thật à ? – Tiểu Mai thắc mắc.

- Ừm, nhưng chắc là trùng họ thôi, anh biết cách đây mấy hôm… ! – Tôi ấp úng, đã bắt đầu giở mửng nói láo quen thuộc.

Lần này đến lượt Tiểu Mai nhíu mày, nàng lắc đầu phủ định ngay:

- Không thể, chắc chắn không có chuyện trùng họ được!

- Sao lại không, đời nhiều cái ngẫu nhiên mà ! –Tôi nhướn mắt phản bác.

- Vì họ Diệp là của ba em, ở Việt Nam em nghĩ họ Diệp đã hiếm rồi, và Hoàng là họ của mẹ em khi được phiên âm ra, nên mới có Diệp Hoàng. Anh nghĩ có sự trùng hợp như vậy ư?

Trước sự quả quyết của Tiểu Mai, cái giả thiết trùng họ của tôi đã bị đánh tan nát. Hóa ra họ Diệp Hoàng được sinh ra là vì thế,ghép từ họ cha và mẹ của Tiểu Mai mà có.

- Thế thì… có thể là chị em họ xa nào đó mà em không biết thì sao? – Tôi ngờ vực.

- Trùng họ nội mà anh bảo xa sao được? Hơn nữa mang họ Diệp Hoàng là chắc chắn có gia đình em thôi, làm gì có chuyện em khôngbiết người đó ? – Tiểu Mai kiên nhẫn nói.

Đúng ha, mang họ Diệp Hoàng thì chắc chắn phải làngười nhà Tiểu Mai rồi, hay là…

- Có khi nào ba em giống như… Đoàn Chính Thuần không? Có một người con gái riêng…!

Và tôi chỉ nói được đến đó rồi im miệng vì bị TiểuMai nhéo một phát thật lực vào hông, đau điếng đến mức tôi không tài nào thở được chứ đừng nói là phát ra tiếng la.

- Vớ vẩn ! – Nàng giận dỗi.

Như vậy là xong, cuộc điều tra của tôi về Uyển Nhi đã kết thúc bằng bài phỏng vấn đầy thảm hại với Tiểu Mai, tôi chẳng khai thác được thêm gì khác, vì Tiểu Mai cũng chẳng biết gì hơn tôi.

- Anh gặp người ta khi nào?

Chỉ với một câu hỏi như thế, tôi buộc phải khai ratất tần tật mọi thứ cho Tiểu Mai biết vì không muốn giấu diếm thêm nữa. Kết thúc câu chuyện, Tiểu Mai nhìn tôi bằng ánh mắt như sắp bùng lên lửa giận:

- Hay ha, bị tôi giận vài ngày đã đi quen cô khácrồi!- Không thể ngờ được là tưởng tượng về tương lai của tôi hồi tuần trước lại giống y chang câu nói này của Tiểu Mai vừa thốt ra.

- Không… tình cờ thôi mà, nếu anh có ý gì thì đã chẳng kể ra hết cho em nghe! – Tôi giải thích bằng điệu bộ vừa thành khẩn vừabi thảm.

Im lặng một vài giây nhìn thẳng vào tôi, Tiểu Maicuối cùng đã chấp nhận là nàng tin những gì tôi vừa nói, dù rằng tôi biết nếu đứng trên lập trường của nàng thì hẳn tôi cũng sẽ khó chịu ghê gớm lắm nếu một ngàynào đó tôi cũng biết nàng đang có rất nhiều tên con trai theo đuổi.

Thở hắt ra, Tiểu Mai nói:

- Em sẽ hỏi lại ba chuyện này vậy… Diệp Hoàng Uyển Nhi ư ?

Cuộc nói chuyện của chúng tôi chấm dứt bằng việc tôi năn nỉ Tiểu Mai cho giữ hộp khô bò, nhưng vẻ như con gái đều ghét tất cả những cô nào bén mảng đến gần người yêu của mình, thế nên hôm sau khi trở về nhà, tôi bất lực nhận hung tin là con bé Trân nội gián đã đem “gia tài quý báu” của tôi sang nhà Tiểu Mai. Với lí do không để tôi bị đỏ mắt, với sự ủng hộ của mẹ tôi, Tiểu Mai đã lạnh lùng đưa ra chính sách khi nào tôi muốn ăn khô bò thì qua nhà nàng, tất nhiên là ăn trong sự giám sát, sống và làm việc theo pháp luật.

Chiều hôm đó, tôi nằm vật ra trên ghế nhà Tiểu Mai, bất lực gác tay lên trán sau khi thất bại trong việc thương thuyết rằng tôi sẽ đem nửa số khô bò về nhà mình. Quá chán ngán khi ăn mà cũng bị cấm vận,tôi ỉu xìu bước xuống nhà dưới định bụng lấy chai trà đào uống thì bất chợt nghe bên tai mình là giọng nói của Tiểu Mai ở ngoài vườn sau.

Ngoài vườn có ai đâu mà nàng nói chuyện vậy kìa? À à… bộ này là đang nói chuyện điện thoại đây mà!

Như để khẳng định cho phán đoán của mình, tôi ngửamặt tu một hơi trà mát lạnh rồi bước ra cửa sau dẫn tới hành lang vườn hoa nhỏ hẹp, tựa vào thành cửa âu yếm nhìn Tiểu Mai đang áp tai vào điện thoại, kế bên là chậu trúc Hawai vừa mua lúc sáng đang bị xới đất dở dang.

- Là Uyển Nhi, đúng không ?

- …… !

- Ừa, chị đoán ngay từ đầu rồi mà !

- ………….. !

HẢ ?

Tôi có đang nghe lầm không vậy ????

Chapter 339:

Vẫn biết nghe lén Tiểu Mai nói chuyện điện thoại làkhông tốt chút nào, nhưng tôi lại chả thể ngăn được mình rời đi trong lúc này bởicái tên mà nàng vừa nhắc đến cũng chính là thắc mắc mà tôi vẫn mang hôm giờ, lạicòn vừa hỏi Tiểu Mai cách đây không lâu.

- “Là đang nói chuyện với Uyển Nhi ư? Lúc sáng vừamới nói là không quen biết cơ mà?” – Tôi hoang mang tột độ.

Bị sự tò mò thôi thúc, tôi quyết định ngưng thần bếkhí, nín thở dỏng tai lên nghe ngóng.

- Ừa, chị nói mà em có tin đâu, chỉ có thể là UyểnNhi thôi! – Tiểu Mai không hề phát giác ra sự có mặt của tôi ở đằng sau, nàng vẫnthản nhiên nói qua điện thoại.

- “Vậy là đang nói chuyện với ai, mà lại đề cập tớiUyển Nhi à?” – Tôi đã thấy lùng bùng đầu óc.

Tiểu Mai thả cành trúc trên tay xuống đất rồi tiếplời:

- Làm gì có chuyện giấu được mãi, sẽ có ngày bịphát hiện ra thôi. Đến lúc đó, hậu quả càng lớn hơn, em cũng xem đó mà rút rabài học nghen!

Cái gì mà… bí mật dữ vậy? Lại còn cả phát hiện vớicả hậu quả nữa chứ ??!!!

Và tôi có lẽ sẽ còn chôn chân đứng mãi nơi cửa bếpmà tiếp tục nghe lén nếu như không chợt cảm thấy nhột nhột dưới chân mà giật bắnngười lên, phát ra tiếng động:

- Hấc….!

Quay ngoắt người nhìn xuống thì tôi tẽn tò nhận rađó là con mèo đần Leo đang dụi đầu vào chân tôi, đoạn rồi nó ngẩng mặt lên màngước nhìn tôi bằng vẻ mũm mĩm của một con mèo “công tử” quen được nâng niu chiềuchuộng:

- Miao…..!

Tiếng kêu của Leo cũng là hồi chuông để Tiểu Maiphát hiện ra sự có mặt của tôi nãy giờ, và dĩ nhiên là nàng biết thừa tôi đãnghe lén điện thoại.

- Vậy thôi, nói chuyện sau nhé!

Nàng ậm ừ kết thúc cuộc nói chuyện rồi tắt điệnthoại, quay sang nhíu mày nhìn tôi:

- Nghe lén, xấu tính!

Vừa quê vừa nhục, tôi bất quá phải gồng mình nói cứngđể chữa thẹn:

- Ai… ai bảo, do em cả thôi!

Tiểu Mai tròn mắt ngạc nhiên, sững người lại mộtgiây rồi bước vào nhà:

- Sao mà do em? Chuyện gì cơ?

- Thì em bảo là không quen biết gì nhỏ Uyển Nhianh hỏi hồi sáng, thế sao nãy giờ lại nói chuyện từa lưa đó! – Tôi xổ ra nỗinghi hoặc của mình.

- Vậy là anh thừa nhận nãy giờ nghe lén? – TiểuMai nhìn xoáy vào tôi.

- Ừ… cực chẳng đã mới vậy! – Tôi tự bào chữa, dù rằngnghe chả hợp lí tí ti ông cụ nào.

Nhẹ nhàng bế con mèo đần lên tay, Tiểu Mai khẽ lắcđầu, ngán ngẩm trả lời:

- Em không có nhắc đến người anh hỏi, vừa nãy làem nói chuyện với Trân về nhân vật Thượng Quan Uyển Nhi trong phim Võ Tắc Thiên!

- Hả? – Tôi ngẩn tò te.

- Trân có tranh luận với em về dấu ấn đỏ son trêntrán của một người phụ nữ quyền lực trong lịch sử Trung Quốc. Em bảo đó là ThượngQuan Uyển Nhi mà con bé không tin! – Nàng nhún vai.

- Thế… thế không phải Uyển Nhi kia à? – Tôi há hốcmồm vì bị bé cái lầm.

Thoáng cười lạnh, Tiểu Mai đáp:

- Anh có vẻ để tâm đến cô Diệp- Hoàng- Uyển- Nhi đó quá nhỉ?

Nàng cố ý nhấn nhá từng từ một trong cái tên mà tôicho rằng… khá là đẹp này bằng một giọng điệu nghe như có băng phách kết tinhtrong đó, bất giác tôi cảm thấy hơi lạnh chạy dọc sống lưng. Và như có ông bànhập, tôi quíu cả lên mà nói:

- Đâu… đâu có, anh chỉ quan tâm mình bé Mai nhàanh thôi, bé Mai nhà anh là nhất…!!!!

Thánh nhân đãi kẻ khù khờ, thường cứ cho rằng phảilà những lời nói hoa mỹ, bay bổng lãng mạn mới có thể lay động được nhân tâm,thế nhưng hôm nay tôi buộc phải đổi lại quan điểm của mình đó là trong một vàikhoảnh khắc bất chợt nào đó, một câu nói vụng về cũng có thể giúp ta gỡ rối tìnhhình không thể nào hoàn hảo hơn được nữa.

Tôi nói bừa, thế mà Tiểu Mai lại ngượng ngùng đếnbất động cả người, đến khi con mèo Leo phóng xuống đất lủi vô gầm bàn thì nàngmới thẫn thờ ngồi xuống ghế, đôi gò má ửng hồng lên, thẹn thùng nói:

- Thôi… ai là bé nhà anh..!!!

- Em đó! – Tôi tròn mắt ngạc nhiên, mồm đáp tỉnh bơ.

- Đã… đã về nhà anh ở đâu..!

- Thì sau này sớm muộn gì chả về, em là vợ, anh làchồng, nhỉ ?!

- Thôi… vô duyên!

- ………..!

Nói sao nhỉ? Tiểu Mai lúc này đan tay vào nhau, àhá, vậy là đang bối rối lắm đây. Thêm cả đôi gò má ửng hồng thế kia là đang xấuhổ đây mà!

Đến đây thì tôi phải gọi là sau bao gian khó, nhờcơ duyên xảo hợp mà cuối cùng đã biết được nhược điểm đầu tiên của Tiểu Mai làgì rồi: Dễ xấu hổ, hay bối rối nếu bị đề cập đến chuyện… làm dâu gia đình, chuẩnmiễn chỉnh!

Phải vậy chứ, Tiểu Mai dù có lạnh lùng cách mấy cũngđâu nằm ngoài quy luật tạo hóa đã định sẵn về cảm xúc con người, cũng phải có lúcbị… tác động chứ. Băng giá còn phải tan kia mà, đâu có lạnh mãi được.

Quá tốt ấy chứ, tôi thích vẻ xấu hổ này của TiểuMai nè, thường ngày nhìn nàng xinh đẹp kiêu kỳ mãi cũng quen rồi, giờ trông yểuđiệu thẹn thùng mới đáng yêu làm sao.

- Ê… sao đấy? – Tôi vờ tò mò, khom người ngồi bệtxuống sàn nhà để thấp hơn Tiểu Mai rồi ngước mắt nhìn nàng.

- Không… không có! – Nàng lắc đầu nguầy nguậy.

- Xấu hổ, phỏng? – Tôi nhại giọng trêu.

- ……!

- …………..!

Dường như bị tôi áp đảo, Tiểu Mai không cam tâm chịubị trêu nên đành phá tan khoảng lặng, vụt đứng dậy đi đến tủ lạnh mà đánh trốnglảng:

- Quên… quên pha thêm trà rồi, anh uống nhiều quá!

- Ơ hay… sáng giờ đã uống giọt nào đâu? – Tôi chưnghửng, tiếp tục cù nhây.

- Thì giờ em pha cho anh uống… ! – Nàng đưa tay lấychai trà lạnh còn nguyên ra, để rồi lại nhanh chóng cất trở lại vô tủ.

Đến đây thì tôi đã muốn phá ra cười lắm rồi, nhưngráng nhịn mà tủm tỉm nháy mắt:

- Sao? Cả mấy chai trong đó đều còn đầy nhóc mà!

- ……..! - Tiểu Mai lại đỏ mặt, tựa người vào tủ,những ngón tay cứ miết mãi vào bề mặt mica.

- ………!

- ……………!

Cố ý không nói gì trong một vài giây rồi tôi bấtthần gọi:

- Bé Mai!

Trên cả mong đợi, Tiểu Mai giật mình trả lời theophản xạ:

- Dạ ?

- Ngoan…. Ha ha ha ! - Chịu không nổi, tôi phá racười sằng sặc.

WAPSITE GIẢI TRÍ DI ĐỘNG

WWW.GIAITRI321.PRO

CƯA NHẦM CHỊ HAI...  Xuống Cuối Trang  

Biết mình bị tên con trai phía trước này giỡn nhây,Tiểu Mai nửa thẹn nửa giận, cô nàng với tay lấy hai miếng khăn bông giảm nhiệttrên bếp mà ném thật lực:

- Gì chứ, tôi với anh bằng tuổi mà !!!!!!!

- Ha ha, tự em nói nha, chịu “dạ” luôn mới ghê! –Tôi cười gập bụng, kịp né “ám khí” khăn bông vừa vèo đến trước mặt.

- Tranh thủ thì hay lắm! – Nàng lườm tôi.

- Hê, em giống chị hai anh cả năm rồi, hôm nay phảicho vùng lên một bữa chứ! – Tôi vẫn còn cười, rung cả vai vì khoái chí.

- Làm gì mà giống chị hai?

- Thì dữ quá mà, kèm bài vở, cấm đi chơi, giờ cấmthêm cả khô bò, ghê quá, sợ quá!

- Vậy mới trị được ông, ông à, muốn tốt cho ông hếtđó, chứ người khác tui không thèm quan tâm chi cho mệt!

- Đó, hồi mới quen hiền bao nhiêu, giờ bắt đầu ha…!

Trước giọng điệu “xỉa xói” của tôi, Tiểu Mai chẳnghề nao núng, nàng hừ nhạt đáp trả:

- Ừa vậy đó, giờ hối hận rồi à?

- Đâu có, anh phải chịu ăn tát mới được như bây giờ,ngu gì hối hận! – Tôi cười cười nhắc lại hôm tỏ tình kinh điển, đồng thời nhíchchân lên cho mèo Leo nhảy vụt qua.

- Người thì học võ, bị con gái tát nhẹ hều mà saokêu ca hoài vậy ta? – Tiểu Mai nghiêng mái đầu, nháy mắt trêu.

- Tát vỡ mồm ra còn bảo nhẹ! – Tôi sửng sốt, đồ rằngchính Tiểu Mai cũng không biết là hôm đó nàng tát tôi mạnh tay cỡ nào.

- Thôi đi đừng có….!

- Reeng…. Reeng!!!!

Trả lời nửa chừng thì bị tiếng chuông điện thoại cắtngang, Tiểu Mai có vẻ hơi phật ý, dù vậy nàng cũng bước đến nhấc máy lên:

- À…ừ… của anh nè! – Nàng nói rồi chìa ống nghe vềphía tôi.

- Ai ế? – Tôi thắc mắc.

- Trân! – Tiểu Mai nhún vai đáp gọn lỏn.

Thoáng phân vân rồi tôi cũng cầm máy:

- A nô!

- Về chưa? Ăn cơm nè! – Giọng Trân nghe qua điệnthoại không hiểu sao mà cực kì tươi tỉnh.

- Sắp, mà nay ăn sớm thế? – Tôi ngạc nhiên hỏi lại.

- Thi xong rảnh nên em trổ tài bếp đó mà, phải đềnbù cho thầy vụ bò khô chứ, hí hí! – Con bé cười thích thú.

- Hừ, chưa xử vụ đó nhé, dám bán đứng cả anh! –Tôi vẫn còn tiêng tiếc vụ khô bò bị tịch thu trực tiếp có sự dính dáng củaTrân.

- Thôi về nhà nói sau, lẹ nha, rủ chị Mai qua luônnha!

- Ừm, giờ về nè!

Cúp máy xong tôi quay sang Tiểu Mai đề nghị:

- Qua nhà anh ăn cơm luôn nhé? Bữa nay nhỏ Trânnghe nói trổ tài nấu ăn gì đó!

- Thôi, anh cứ về đi! – Nào ngờ nàng lắc đầu từ chốingay lập tức.

- Sao thế? Qua cho vui, ở nhà một mình làm gì! –Tôi tròn mắt ngạc nhiên nhìn nàng, nãy giờ cứ chắc mẩm là rủ phát thì sẽ đicùng luôn chứ.

- Em còn dọn dẹp với thu xếp nhà cửa nữa! – TiểuMai trả lời.

- Thu xếp gì?

- Hè rồi, anh quên à?

Đến đây thì tôi ngớ người ra, sực nhớ rằng mùa hèđã đến, cũng tức là Tiểu Mai sẽ phải trở về Nhật để thăm gia đình trong kỳ nghỉdài 3 tháng này. Việc gì đến cũng đến, con gái xa gia đình thì phải có ngày vềthăm, không thể trách được. Nhưng sao nghĩ tới là tôi lại đâm ra… buồn hiu hắt,nghĩ tới cảnh không gặp Tiểu Mai trong một thời gian dài là tôi chịu hết xiết.

- Ừm… thế chừng nào em đi? – Tôi hỏi giọng rầu rầu,không thiết tha gì cho lắm, chỉ mong được hỏi tiếp câu sau.

- Chắc là… sau lễ tổng kết khoảng một hai ngày gìđó thôi! – Tiểu Mai cười gượng, nàng cũng đang cùng tâm trạng với tôi, không hẹnmà hai đứa cùng buồn.

- Rồi chừng nào về lại đây…? – Tôi lí nhí hỏi.

- Có lẽ… hết hè, gần nhập học! – Nàng đáp mà tránhnhìn vào tôi.

- Ừ……!

- ………….!

Tôi rất muốn bảo nàng về nhà chừng mười ngày nửatháng gì đó thôi, rồi hãy quay lại Phan Thiết. Nhưng tôi cũng biết rằng vậy thìmình quá ích kỷ rồi, Tiểu Mai còn có gia đình của nàng, dẫu sao ba mẹ nàng mớilà người quan trọng nhất, xa cách gần năm trời giờ mới gặp mặt thì so ra yêu cầunàng trở lại Việt Nam càng sớm càng tốt của tôi là chuyện không tưởng.

Nhận ra mình không thể làm gì khác hơn, tôi đànhthở hắt ra:

- Thì… bữa nay cứ qua nhà anh đi, rồi mai anh quadọn nhà phụ cũng được mà!

- Em thu xếp đồ đạc cá nhân thôi, khi nào đến phầndọn dẹp em sẽ nhờ anh! – Tiểu Mai mỉm cười.

- Ừm… cũng được!

Ít phút sau, tôi chầm chậm dắt xe ra khỏi nhà TiểuMai mà lòng tự ý thức được rằng kể từ lúc này đây, mình càng phải trân trọnghơn những giây phút được ở gần nàng hơn nữa. Vì sắp tới có lẽ sẽ là một khoảngthời gian khá là khó khăn của cả hai đứa.

- Anh về đây, mai gặp! – Tôi đưa hẹn luôn.

- Ừa, đi đường cẩn thận! – Tiểu Mai gật đầu, nàngtiễn tôi ra đến tận cổng.

Người ngoài trông vào cảnh này chắc sẽ buồn cười lắm,ai đời từ thềm nhà ra đến cổng chỉ vỏn vẹn vài bước chân mà hai đứa này cứ bịnrịn chia tay hệt như vợ tiễn chồng ra mặt trận không hẹn ngày về. Nhưng trongchúng tôi thì cảnh này lại chẳng có gì gọi là sến súa hay lãng xẹt nữa, bởi… tuổitrẻ mà, không cảm nhận, không bồng bột sao gọi là tình yêu học trò.

- À, còn vụ Uyển Nhi gì đó em sẽ hỏi lại, mà chắclà nhầm lẫn hay trùng hợp gì thôi! – Tiểu Mai bất ngờ nhắc lại.

- Ờ, em nói vậy thì là vậy chứ sao! – Tôi giờ hãycòn đang rầu rĩ vì sắp giã biệt người yêu nên buột miệng nói bâng quơ.

- Anh nói kỳ vậy? Không tin em à? – Nàng nhíu màyvẻ không vừa ý.

- Đâu có, tin chứ! – Tôi giật thót người.

Và Tiểu Mai lườm tôi bằng ánh nhìn sắc lạnh, nàngnói như thoảng vào gió, bật ra một lời hững hờ không quan tâm đầy kiểu cách:

- Anh không tin em thì về hỏi bé Trân ấy!

Chapter 340:

Lẽtất nhiên là tôi làm gì dám hỏi bé Trân theo như “gợi ý” của Tiểu Mai, và tôicũng biết thật ra nàng nhìn thấu vấn đề hết cả rồi, tôi đằng nào cũng nhận phầnthiệt thòi. Bởi vì nếu tôi mà hỏi Trân xem chiều nay có phải Tiểu Mai nói chuyệnvới Trân về Uyển Nhi trong Võ Tắc Thiên thật không thì thể nào Trân cũng kể lạicho Tiểu Mai, và thế là tôi mang tiếng không tin tưởng bạn gái. Nhưng nếu tôimà không hỏi thì liệu rằng có thật là… Uyển Nhi mà tôi quen biết thật sự khôngphải là nhân vật được đề cập trong cuộc điện thoại hồi chiều?

Tôithì rõ là tin Tiểu Mai, nhưng khốn nỗi tôi lại… sợ cái tính đa nghi của congái, nhất là trong mấy vụ léng phéng này, đâu ít trường hợp ngoài đời thực màcon gái âm thầm điều tra, tự thu thập thông tin về tình địch đâu chứ.

BịTiểu Mai đánh phủ đầu với yêu cầu hỏi Trân, tôi đâm ra lâm vào tình thế tiếnthoái lưỡng nan đầy bất lợi. Thế nhưng tôi đem so độ thông minh với Tiểu Maithì cũng một chín một mười, nên tôi muốn điều tra vụ này, tôi có cách của tôi.

Tốihôm đó, sau khi ních chật bụng toàn là đồ ăn ngon lành mà Trân dày công chuẩn bịthì tôi rệu rã lê thân lên phòng khách ngồi phịch xuống ghế bành đợi thời cơ đến.

Rửachén xong, y như rằng là Trân cũng lên phòng khách mà ngồi đối diện tôi, con béxuýt xoa ôm vai ra chiều mệt mỏi lắm:

- Oa… cuối cùng cũng xong!

- Giỏi, con gái thế mới là con gái chứ! – Tôi vờ nịnh lấy lòng con bé.

- Là sao? – Trân ngẩn tò te.

- Đảm đang, siêng việc nhà, tụi con trai khoái con gái vậy lắm! – Tôi tấm tắckhen.

- Thế… anh có khoái không? – Trân lém lỉnh hỏi lại.

- Dĩ nhiên là có! – Tôi hếch mũi đáp.

- Thật à? – Con bé sáng mắt lên.

- Xạo đó, anh là hoa đã có chủ rồi, hehe! – Tôi cười sảng.

Bĩumôi nhìn tôi đầy nộ khí, Trân bực dọc:

- Bị tịch thu khô bò là đáng lắm mà!

- Ờ, em nói sao cũng được! – Tôi tạm cho qua chuyện này, giả vờ đứng dậy vươn vainói bâng quơ mà cố ý để Trân nghe thấy.- Haizz… đi gặp Uyển Nhi nào!

Khôngngoài dự đoán, Trân sửng sốt rồi bộc trực hỏi:

- Uyển Nhi nào nữa?

- Thì là… Uyển Nhi đó, em gặp rồi mà! – Tôi thả mồi.

- Hồi nào? Em có quen ai tên Uyển Nhi đâu! – Con bé lại càng ngạc nhiên hơn nữa.

Đếnđây thì tôi đã chắn chắn mình có thể thu lưới lại, vì rõ ràng là Trân không hềbiết cô nàng Uyển Nhi mắt xanh mà tôi quen là ai, nhìn phản ứng con bé tôi cóthể đoán được điều đó. Vậy cũng tức là, chiều nay Tiểu Mai nói chuyện với Trânvề một Uyển Nhi khác thật.

- Thì là… Thượng Quan Uyển Nhi đó! – Tôi nhún vai tỉnh bơ.

- Hở? Anh cũng coi phim đó à? – Trân hỏi với theo.

- Ừ, giờ lên lầu coi tiếp nè! – Tôi dóc tổ, và đảm bảo rằng tối nay sẽ là lần đầutiên tôi coi seri phim về Võ Tắc Thiên này.

- Đợi em với… đang khúc gay cấn đó nghen, Uyển Nhi giấu Võ hậu vụ dan díu với ngườitình của bả nên bị phạt đóng dấu lên trán rồi á… !

- Ờ, mụ Võ Tắc Thiên dữ ta!

- Ghê lắm, mà chị Mai đoán ra hết rồi!

- Lẹ lẹ coi thôi!

Tốihôm đó, tôi nằm nhắm mắt ngủ sau một tập phim khá gọi là hay, có thể “luyện”trong dịp hè này, đồng thời cũng để lại trong đầu hai thắc mắc khôn nguôi:

Thậtsự thì, Diệp Hoàng Uyển Nhi rốt cuộc có thân thế ra sao đây?

Vànhững ngày sắp tới đây, vắng Tiểu Mai thì tôi biết làm gì cho qua ngày đoạntháng?

******

Nhữngngày học cuối cùng còn lại của năm lớp mười một nhanh chóng trôi qua trong tiếngcười náo nức của tất cả các học sinh, dĩ nhiên là trừ những bậc tiền bối lớp 12ra vì họ còn phải ôn thi tốt nghiệp và đại học.

- Ê Nam, đánh ca- rô mầy! – Thằng Chiến quay xuống rủ tôi, thằng này tự tiện đổichỗ ngồi trong tiết Sử sau khi được cô giáo cho cả lớp hoạt động tự do trong trậttự.

Thếnhưng tôi chỉ lắc đầu từ chối rồi mượn cơ hội này mà phóng lên chỗ của nó ngồi,tức là… ngay sau lưng Tiểu Mai.

- Ông Nam bon chen lên đây làm gì thế? – Nhỏ Phương la oai oái khi thấy tôi nhảyphốc lên ghế.

- Kệ tui, muốn làm gì làm! – Tôi cãi bướng.

Biếtkhông thể làm gì được tôi, nhỏ Phương bực bội quay lên, không quên hứ một tiếngý bảo là mặc xác nhà ngươi, bổn cô nương không thèm chấp mấy tên hiếu động.

- Hì hì!- Tôi cười cười khi Tiểu Mai nhận ra sự có mặt của mình.

- Sao lên đây? – Nàng hỏi, nhưng trong mắt ánh lên vẻ vui thích.

Nhìnquanh quất rồi tôi chồm người thật sát, ghé tai Tiểu Mai thầm thì:

- Nhớ em!

Rồitôi lại ngồi xuống, thích thú nhìn cô người yêu mình lắc đầu cười trừ mà đôi gòmá hồng lên, trông đáng yêu bỏ xừ. Thỉnh thoảng trong lớp học, được ngồi vị trísau lưng Tiểu Mai nhìn nàng cũng thú vị phết. Mà nói thật chứ tôi thấy thíchchiếc kẹp tóc tự chế của nàng ghê là, dù chỉ đơn giản là một sợi vải nhungthanh mảnh, màu trắng thuần túy nhưng trông lại quý phái vô cùng, nhỏ tới giờtôi mới chỉ thấy duy nhất một người con gái kẹp tóc như này là Tiểu Mai.

Đangđịnh hỏi Tiểu Mai có nhã ý tặng tôi chiếc kẹp tóc này luôn để gọi là trong mấytháng hè “nhìn vật nhớ người” hay không thì đã bị tràng phát thanh to tổ bố củathằng Khang mập chặn đứng:

- Cả lớp chú ý nha, ngày kia là lễ tổng kết rồi, chiều hôm đó đúng 5 giờ có mặt ởquán lẩu năm trước, địa chỉ như trên bảng để lớp mình ăn liên hoan cuối năm,sau đó ai đi tăng hai thì đến ghi danh ở bàn tui, có phụ thu nha!

Đúnglà thằng mập này có máu kinh doanh thật, chuyện gì nó cũng kéo tiền vào cho bằngđược, trong tương lai chắc là sẽ có nhiều triển vọng lắm đây!

******

Haingày tiếp theo trôi qua như gió thổi tên bay, dù rằng tôi đã cố hết sức kỳ kèotrong ngày phụ Tiểu Mai dọn dẹp nhà cửa:

- Cái này để đâu em? Có cần lau lại không?

- Phủ lên rồi, giờ kiếm gì chặn lại không gió thổi bay mất!

- Nắp Piano đậy lại sao đây Tiểu Mai? Đóng ụp xuống thôi hả?

Ítphút sau, tôi ngồi thở hồng hộc, mệt thì một mà chán thì mười vì lại một ngày nữatrôi qua, thời gian Tiểu Mai ở Việt Nam lại bị rút ngắn. Có lắm lúc tôi muốn ômnàng thật chặt từ đằng sau, chả là gì cả, chỉ như không muốn nàng rời đi màthôi. Nhưng tôi lại không làm thế được, vì cứ thấy ngường ngượng làm sao.

Đểrồi… ngày lễ tổng kết năm học cũng đã đến!

Cònnhớ sáng hôm ấy là một ngày trời đầy mây, vầng dương không hề để một tia nắngnào rơi trên con phố biển vốn đã quen với những cơn mưa mùa hạ trong thời gianvừa qua. Lễ tổng kết diễn ra trong không khí sôi động với những tiết mục vănnghệ mở màn, thoáng tưng bừng khi thầy hiệu trưởng có nhắc đến trận bóng giao hữuvới trường Chuyên vào đầu năm sau.

- Thầy nhắc tên mày kìa Nam! – Thằng Luân khều tôi khi đến đoạn thầy hiệu trưởngđề cập đội hình dự kiến của đội bóng.

Vàbuổi lễ lại rộn ràng với các tiết mục tiếp theo, để rồi không khí đột ngộtchùng xuống khi tiếng trống bế giảng vang lên, các bậc anh chị cuối cấp ôm nhaukhóc ầm ĩ vì đã đến lúc phải giã từ cuộc đời học sinh. Tôi cũng đứng thẫn thờtrong giây lát, lòng tự hỏi một năm sau, liệu mình có hệt như những người nàykhông? Có tiếc nuối vì phải tạm biệt bạn bè không?

Cũngtự hỏi rằng, liệu ngày mai, tôi có ôm Tiểu Mai mà chia tay giống hệt như cặpđôi trước mặt hay không đây? Lệ rơi ướt đẫm sương mi, ôi sao mà thảm quá đi!

******

- Vậy là… ngày mai em đi?

ChởTiểu Mai sau lưng, tôi thẫn thờ hỏi lại.

- Dạ, mai em đi anh hai à, ngày nay anh hỏi gần chục lần rồi đó! – Tiểu Mai cườikhúc khích.

- Vậy à…? – Tôi chả buồn cười.

- Em đi rồi lại về, như năm trước thôi! – Nàng khẽ giọng an ủi.

Hìnhnhư tôi đã bắt đầu hơi ghét mùa hè rồi đấy, cũng là năm trước, Khả Vy trước khiđi Đà Lạt cũng nói với tôi như này. Liệu bây giờ, sau 3 tháng nữa, Tiểu Mai trởvề có lạnh lùng mà chia tay tôi, để cho lịch sử lặp lại không?

Quánlẩu bò gần cầu Sở Muối hiện ra trước mắt, đây là nơi được chọn làm địa điểm liênhoan cuối năm của cả lớp. Khi hai đứa tôi đến nơi là cả lớp đã có mặt gần nhưđông đủ, đến cả cô Thảo chủ nhiệm còn đến trước cả gần nửa tiếng đồng hồ.

- Cặp vợ chồng quyền lực đã tới, thiệt là lề mề! – Dũng xoắn cố ý la to pha tròcho cả lớp.

Buổiliên hoan diễn ra trong không khí cực kỳ vui vẻ với những màn hài hước không thểnào tức cười hơn được nữa giữa Dũng xoắn và Luân khùng khi hai đứa nó tự tiệnchế lại Romeo và Juliet. Đến đoạn thằng Luân vờ chết để Dũng xoắn tru tréo khócthan như nhà mất sổ gạo thì thằng Khang mập nhịn cười không được mà phun luônra quả trứng cút thẳng vào mặt thằng Phát, mất vệ sinh không chịu được.

- Tổ bà mày… ahhh!!!! – Thằng Phát kêu gào giãy đành đạch.

Suốtthời gian đó, tôi bỗng dưng trầm hẳn đi, ngồi thẫn thờ khi biết chỉ sau hôm naynữa thôi, những giây phút vui vẻ này sẽ thay bằng những ngày trống vắng, tôi ởlại nơi phố biển này một mình, còn Tiểu Mai đã ở nơi xứ sở mặt trời mọc, cáchxa tôi hàng ngàn kilomét.

Mãiđến khi cả lớp quyết định kéo nhau đi tăng hai tại quán Karaoke thì tôi mới đứngdậy, khẽ nắm tay Tiểu Mai ra ngoài:

- Giờ này năm trước, trời cũng mưa nè…!

- Ừa….! – Nàng nhẹ đáp.

- Năm nay lại không mưa, em không để lại áo mưa trên xe anh nữa, nhỉ?

- …….!

- Chán ha?

- Thôi mà, em đi rồi lại về, anh làm như sinh ly tử biệt ấy!

Tôinhư thằng trẻ con sắp phải xa người bạn thân thiết, cứ bướng bỉnh giữ rịt mãikhông buông, dù biết rằng mình đang ấu trĩ vô cùng. Lại thẫn thờ chở Tiểu Mai đếnquán Karaoke theo lũ bạn, chìm trong nỗi buồn mang tên chia xa, tôi chỉ sực tỉnhkhi phát hiện ra…

Chảrõ là liên quan thế quái nào mà Khả Vy lại rủ thêm cả tên Vũ đến tham gia cùng,lúc này trước mắt tôi hai người họ đang cười nói vui vẻ. Khách quan mà nói, tôikhông có thâm thù đại hận gì với tên này, nhưng căn bản là tôi không ưa.

Khôngưa tức là ghét, ghét nhưng không phải vì hắn từng giành lấy mối tình đầu củatôi, mà là vì trong một cuộc nói chuyện của quá khứ, hắn đã dám đem Khả Vy ra đặtvào một hợp đồng tình yêu mà ở đó tôi là kẻ nội gián, hắn là kẻ bảo vệ bênngoài, đúng theo bốn từ “nội công ngoại kích” nguyên văn mà tên này đã nói. Saocó cái lẽ vô lí như vậy được? Đem người mình yêu ra để lòe mắt thiên hạ, và gọiđó là “anh với cậu làm một bản hợp đồng nhé!”. Vớ vẩn, nông cạn!

- “Ôn thi tốt nghiệp không lo, cũng ráng theo đến đây!” – Tôi lầm rầm trong bụng.

Miệngim dạ chửi, nhưng tôi vẫn cùng Tiểu Mai bước vào phòng hát, quyết định không đểtâm đến nữa. Thế nhưng chỉ vài mươi phút sau tôi đã buộc phải thay đổi lại quanđiểm này của mình.

- Em không hát à? – Tôi hỏi Tiểu Mai.

- Ngồi xem anh được rồi, lên hát với bạn đi kìa! – Nàng lắc đầu, nhìn tôi dịudàng.

Vậy là tôi đành hòa cùng đám bạn mà gào rú bản “Sóng tình” sôi động của MTV. Khi đếnphần lời thứ hai của bài thì tôi thấy Khả Vy cũng bước lên hát theo, nắm tay nhỏHuyền mà nhảy múa. Theo phản xạ, tôi nhìn về phía chỗ Tiểu Mai ý bảo nàng cũnglên cùng đi cho vui, cả lớp “lên đồng” hết cả rồi. Thế nhưng đập vào mắt tôilúc này là cảnh tên Vũ chủ động ngồi cạnh Tiểu Mai mà bắt chuyện tỉnh rụi.

Tôi không hát nữa, mà đứng nhìn từ trong góc phòng.

Khả Vy chưa phát giác ra, em ấy vẫn còn vui với chúng bạn.

Tên Vũ nói gì đó mà mặt cười hớn cả lên, khác hẳn vẻ đạo mạo bề ngoài vẫn thường diễn.

Tiểu Mai thoáng khó chịu, nàng khẽ dịch sang một bên, lạnh lùng trở lại.

Đến lượt Vy cũng thấy, em ấy bỏ về chỗ ngồi, buộc tên Vũ phải về theo, và Tiểu Mai thì ngồi yên vị, mỗi tôi là nghe máu nóng bốc lên.

-------------------------

Bạn đang đọc truyện tại wapsite www.giaitri321.pro. Chúc bạn có những giây phút vui vẻ. 

www.giaitri321.pro – Wapsite giải trí miễn phí đích thực trên di động...!

-------------------------

Tối khuya hôm đó, khi tôi chở Tiểu Mai về nhà nàng, trên đường có ngang qua nhà Khả Vy thì trông thấy Vy cùng tên Vũ đang có vẻ như tranh cãi với nhau, và không dám chắc hay không, tôi thấy Vy giận ghê gớm lắm, vai run lên vì phẫn uất, đồ rằng sẽ khóc đến nơi nếu tôi đoán không lầm.

- Về thôi… anh ! – Tiểu Mai khẽ nhắc khi chợt thấy tôi đạp xe chậm lại.

- À… ừ ..! – Tôi giật mình, lắc đầu nhận ra đúng là mình không còn can hệ gì đếnVy nữa, không nên quan tâm là hơn.

Nhưng sao… cứ như có một chút gì đó khó chịu trong lòng…

- Nãy tên đó nói gì với em vậy?

- Chào hỏi xã giao thôi, không có gì nhiều!

- Anh không có thiện cảm lắm với người này, thấy con gái xinh là tươm tướp, giờ thì gây sự với nhau rồi đấy!

- Hì…!

Lúcnày tôi chợt thắc mắc vì không hiểu sao Tiểu Mai lại bật cười, thật sự không tài nào hiểu nổi tâm tư con gái!

Đang định bụng sẽ chở Tiểu Mai dạo một vòng quanh con đường biển nữa rồi mới về nhàthì chuông điện thoại di động của nàng chợt vang lên.

- Dừng xe lại nhé ?! – Tôi hỏi.

- Ừa, mẹ em gọi đó, mình đến ghế đá kia đi! – Tiểu Mai vội vã nói.

Đếnghế đá trên hàng cây nơi mà hai đứa thường dạo bộ vào buổi tối, Tiểu Mai mở điệnthoại, tôi thì chậm rãi dắt xe lên lề. Ngồi cạnh bên nghe nàng xổ ra một tràngtiếng Nhật mà tôi ngớ người, rồi tự cười thầm trách mình sao quá khờ, dĩ nhiên là ở nhà thì Tiểu Mai phải nói tiếng Nhật rồi.

Trông nàng nói chuyện với mẹ rất hạnh phúc, tiếng cười trong trẻo thỉnh thoảng cất lên giữa công viên yên tĩnh buổi đêm mà lòng tôi như ấm lại, tôi biết rằng mìnhphải cười lên để ngày mai còn tiễn nàng về thăm gia đình. Ánh đèn vàng hiu hắt chiếu xuống lòng đường khiến tôi chợt nghĩ giá mà… mình cũng có cơ hội gặp thửmẹ của Tiểu Mai xem như thế nào nhỉ, ba nàng thì tôi gặp rồi đấy, tôi với… nhạc phụ đại nhân hợp gu nhau phải biết.

- Hi hi, tadaima…yeh!

- …….!

- Okie, mata ashite !

Tiểu Mai cúp máy, và nàng nhìn tôi, nửa cười nửa… xúc động:

- Ngày mai… em không về Nhật nữa!

- HẢ ? – Tôi há hốc mồm, kêu to lên giữa đêm.

- Mẹ em sẽ đến Phan Thiết thăm nhà nội trước đó anh, là ngày kia, sau đó em mới về Nhật!

- ……..! – Tôi nhất thời vui quá, không biết phải nói sao.

Nhưng câu nói kế sau của Tiểu Mai mới làm tôi thật sự rúng động:

- Và… mẹ cũng muốn gặp anh!

Điều này, liệu có phải là cầu được ước thấy?

Và buổi tối hôm đó, tôi không thể nào ngờ rằng cuộc gặp với người phụ nữ mà tôi đang gọi vui là nhạc mẫu đại nhân này vào ít ngày sau đó đã có ảnh hưởng rất lớn đến tương lai đời tôi đến như thế nào.

Chap 341:

Tôi biết, đối với một người con quanh năm sống xanhà mà nói thì việc được gặp lại ba mẹ là một điều hết sức đáng mừng, nhất là đốivới một người con gái chưa đến tuổi trưởng thành như Tiểu Mai. Thế cho nên ngaysau cuộc điện thoại báo tin mẹ sẽ về thăm vào tối hôm qua thì vừa tờ mờ sángnay, tôi đã vui vẻ có mặt ngay ở tại nhà nàng.

- Bắt tay dọn nhà lại nào! – Tiểu Mai hớn hở cườitươi rồi đeo khẩu trang vào.

Dĩ nhiên là tôi không thể nào giở cái tật làm biếngra rồi, lập tức xắn tay áo lên mà bước vào phụ giúp Tiểu Mai. Hai đứa tôi cùngnhau lật ra lại hết những miếng vải trùm bàn ghế, tranh thủ quét lại nhà cửa, cảgầm giường bàn ghế, cả trên tường và ngoài sân. Đến trưa sau khi đã mệt phờ,tôi cùng Tiểu Mai ăn đỡ gói mì tôm vì nàng cũng mệt, tôi không nỡ để nàng phảinấu ăn nữa.

- Mì tôm cũng ngon mà… soạp! – Tôi vừa nói vừa húpngụm nước dùng.

- Làm mệt mà đi ăn mì, anh không biết lo sức khỏegì cả! – Nói thì nói vậy chứ nàng cũng ăn mì ngon lành.

Ngồi nghỉ vài mươi phút rồi sau đó hai đứa lại tiếptục chuyển công tác dọn nhà ra ngoài vườn và cả trên sân thượng. Những phần đấtsân bị ùa ra nay đã được tôi hốt triệt để, cho hết vào những chậu cây, cỏ dạitôi lặt đúng một nửa, nửa còn lại theo lời Tiểu Mai nói là để cho đẹp. Đến chiều,tôi khệ nệ khiêng từ trên lầu xuống chậu trúc Hawai mà để giữa phòng khách:

- È…è….! – Tôi cắn môi, cố gắng giữ chặt hai taymình vì lỡ mà buông ra thì chậu trúc kiểng bể nát, tôi có nước cạp đất mà ăn hếtmớ đó.

- Cố lên anh yêu, cố lên! – Tiểu Mai cười tít mắt,nàng trông rất vui, cực kỳ vui.

Không biết các bạn thì sao chứ tôi vừa nghe mỹ từ“anh yêu” được thốt ra từ cô nàng xinh đẹp này là ngay lập tức mệt mỏi tiêu biến,năng lượng trong người trở lại đột ngột, bê một mạch đã đường hoàng đặt luôn chậutrúc xuống nền nhà.

- Giỏi ghê, còn lại để em! – Tiểu Mai khẽ vỗ tay rồicầm chậu đất đến.

Ngồi phịch ra ghế thở dốc, tôi nhìn nàng đang xúcthêm đất cho vào chậu mà thắc mắc:

- Mẹ em thích trúc Hawai lắm à?

- Em không biết! – Nàng lắc đầu, vẫn liền tay xúcđất.

- Chứ sao một hai bảo anh bưng xuống? – Tôi chưnghửng.

- Tên em có từ “Trúc” mà! – Tiểu Mai đáp.

Có liên quan gì không vậy ta? Nghe hình như có mộtchút vô duyên nhẹ trong đây nè!

- Xong rồiiii! – Tiểu Mai phủi tay, nàng vui tươiđứng dậy nhìn hết một lượt khắp nhà.

Nhà đẹp, sạch bóng từ tường đến sàn, cỏ cây hoa látrang hoành từ cả trong nhà ra đến ngoài vườn, bàn ghế mới tinh tươm như vừa đượcsắm từ cửa hàng nội thất. Nhìn Tiểu Mai đứng trước mặt, khẽ lẩm nhẩm tính xemcòn gì chưa làm nữa không mà tôi có cảm giác như hai đứa giống hệt cặp vợ chồngson, vừa cưới nhau về và giờ đang trang hoành nhà cửa, sửa sang tổ ấm của đôiuyên ương.

- Chết rồi… em quên mất! – Tiểu Mai buột miệng sửngsốt cắt ngang dòng suy tưởng của tôi.

- Hả? Gì em? – Tôi giật mình tỉnh mộng.

- Quên mất phần anh rồi! – Nàng quay lại nhìn tôimột lượt từ đầu đến chân.

- Anh… anh sao? – Tôi ngơ ngác chả hiểu ý nàng làgì.

Mặc tôi hỏi, Tiểu Mai lúc này lại càng nhìn tôi kỹhơn nữa, nàng ngó nghiêng ngó dọc, săm soi đủ chỗ rồi nói nhanh như chạy giặc:

- Giờ anh chạy đi hớt tóc, nhanh lên, anh có áo sơmi nào đẹp không? Quần tây, giày tây? Có không? Ôi sao sáng giờ em lại quên mấtđi chứ…..!

- Gì… gì nữa? Chi mà lắm thế? – Tôi ngẩn tò te.

- Không nói nhiều nữa, giờ hớt tóc nha!

- Đã dài đâu mà hớt, thế này nhìn được rồi mà!

- Thì… tỉa gọn lại một chút cho dễ nhìn, nghe emđi!

- Ừm… rồi, giờ đi!

- Khoan, anh có quần tây đen không? Áo sơ mi trắngnữa? – Tiểu Mai kéo tay lại khi tôi toan quay đi.

- Có, mà sao phải mặc như vậy? – Tôi lại càng đâmra thắc mắc tợn.

- Mặc vậy mới hợp đi giày tây chứ, không cần đónghộp, nhưng cũng sẽ thêm lịch sự! – Nàng đáp nhanh như cắt.

- Thôi em ơi cho anh xin đi, có thấy ai đi đồ tâymà đạp xe không? Cái gì nó cũng vừa vừa thôi chứ, với lại anh không có giày tâyđâu! – Tôi cười méo xệch.

- Ừ… ừ nhỉ..! – Nhận ra sự mâu thuẫn của mình, TiểuMai thẫn thờ vài giây rồi nàng thở hắt ra tiếp lời.

- Thôi cũng được, hôm đó anh ăn mặc lịch sự là ổn,còn giờ thì hớt tóc đi. Mẹ em dễ có thiện cảm với người lịch thiệp lắm!

Vậy là nghe lời Tiểu Mai, tôi vội vác xe phóng rađường mà chạy bở hơi tai để mong tìm được một tiệm cắt tóc còn mở cửa vào lúcchạng vạng tối này. May thay khi đến gần ga xe lửa thì tôi tìm ra được một cửatiệm vẫn còn tiếp khách, thế là lật đật chạy bang vào:

- Cắt tóc con đi chú ơi!

- Kiểu gì con? Ủa, thế này là dễ nhìn rồi mà? –Ông chủ sửng sốt.

- Dạ tỉa gọn là được, chú sượt qua vài kéo cho cóthôi gọn gọn tí! – Tôi cười nhăn nhở.

Ít phút sau, tôi đần mặt ra nhìn mình trong gươngvì so với lúc chưa hớt thì bây giờ căn bản là tôi và thằng Nam của mười lămphút trước cũng chả có khác nhau gì mấy. Thôi cũng được, giờ về nhà tắm rửa ăncơm vậy, dọn dẹp cả ngày mệt phờ râu rồi còn gì.

Sáng hôm sau, tôi lại đạp xe sang nhà Tiểu Mai đểchở nàng đi chợ mua trái cây về trữ sẵn trong tủ lạnh vì dự là khi mẹ nàng vềđây sẽ xảy ra… đại tiệc hoành tráng.

- Sao không mua thịt cá luôn mà toàn trái cây vậy?– Tôi thắc mắc hỏi.

- Tối khuya ngày mai là mẹ em về đến đây, nên mẹ bảosáng ngày mốt hai mẹ con sẽ đi mua mấy thứ đồ tươi đó sau! – Tiểu Mai trả lời rồilấy tiền ra trả cho người bán.

Nhận bọc dâu tươi Đà Lạt từ trong tay nàng, tôi lạitiếp tục dò hỏi:

- Thế hôm đó là mẹ em hay em nấu ăn?

- Chắc sẽ là mẹ, thường thì em giành nấu nhưngkhông được! – Tiểu Mai nhún vai đáp.

- Sao vậy? – Tôi ngạc nhiên.

- Không… có gì! – Thoáng một chút lưỡng lự rồinàng lắc đầu quay đi.

Không nhận ra một chút khác thường đó của TiểuMai, tôi vẫn thắc mắc những gì tôi muốn biết:

- Vậy… mẹ em nấu ăn ngon lắm à?

- Tất nhiên, ngon gấp… mấy chục lần! – Nàng cườihãnh diện trả lời.

- Gì ghê vậy? Đầu bếp hay sao? – Tôi trố mắt kinhngạc.

- Ở Nhật, mỗi người con gái trong gia đình đều xứngđáng được xem là đầu bếp, hì! – Tiểu Mai lại cười, từ hôm qua đến giờ nàng cườirất nhiều.

- Thế… thế mẹ em ra sao?

- Ý anh là sao?

- Là… hiền hay dữ? Mẹ em có giống em không?

- Khờ ơi, phải nói là em giống mẹ chứ, ai lại điso sánh ngược ngạo vậy, mà anh cứ gặp rồi sẽ biết thôi!

- Mà sao mẹ em lại muốn gặp anh?

- Em… có đôi lần kể về anh cho mẹ nghe, nên chắclà mẹ sẽ muốn biết về anh!

Tôi hỏi tiếp bằng giọng háo hức:

- Thế… nói tốt hay nói xấu?

- Hứ, nói xấu đó, sợ chưa ?! – Tiểu Mai nguýt dài.

- Èo…! – Tôi xuôi xị.

Và nàng lại quay đi, hai đứa tiếp tục đi vào sâutrong lòng chợ để tìm mua thêm ít cam tươi nữa. Mãi đến cuối giờ chiều, khi mặttrời đã dần khuất bóng thì Tiểu Mai mới thủ thỉ trong lúc cả hai tựa nhau mà ngắmđất trời mây gió:

- Chiều ngày mốt anh hẵng đến nhà em nhé!

- Chứ còn mai thì sao? – Tôi âu yếm nhìn nàng.

Làn gió mát nhẹ thổi qua khiến cây lá trong vườnrung động xào xạc, một buổi chiều mùa hè thanh bình đúng nghĩa.

- Ngày mai anh cứ ở nhà chuẩn bị thật tốt những gìem dặn, sáng ngày mốt gia đình em sẽ đi thăm nhà nội, rồi qua nhà cô Ba chơi,sau đó mới về lại nhà này. Lúc đó, khi nào em gọi điện báo thì anh qua chơi làvừa, nhớ dẫn bé Trân theo nha!

- Ừm, mà sao phải rủ Trân theo?

- Cho con bé đi chơi, thi xong rồi mà, với cả còncó anh Triết nữa, thế nào cũng rủ chị Diễm qua luôn thôi! – Tiểu Mai khẽ cười,đưa tay nhẹ vuốt tóc vén sang một bên mái.

- Hai người họ về nghỉ hè à? Anh không nghe Trânnói gì cả! – Tôi ngạc nhiên.

- Ừa, chắc tại anh không hỏi nó thôi! – Nàng đáp.

- Thế được, chiều mốt anh sẽ chở Trân qua đây! –Tôi gật đầu đồng ý.

- Hai người đi hai xe nha!

- Hả? Sao phải thế?

- Hì hì, giỡn đó chàng, anh chở Trân đi!

- Ờ, giỡn lạ lùng!

Đâu đó ở khoảng đất rộng cạnh nhà Tiểu Mai, tôinghe có tiếng ve râm ran gọi hè trên ngọn me tây đằng trước. Đang định nghĩthêm những gì văn hoa lãng mạn để nói thì Tiểu Mai đã mở lời trước tôi:

- Mà nè, lần này ba mẹ em về…!

- Hả, có bác trai nữa à?

- Ừa, anh để em nói. Lần này ba mẹ về thì sẽ cólúc anh phải gặp cả hai người, ba em thì dễ tính, anh cũng biết rồi, nhưng mẹem thì khác, anh ăn nói nhớ giữ ý tứ, suy nghĩ trước khi làm nhé!

- Mẹ em… khó lắm hở?

- Không khó, mẹ hiền với em lắm, nhưng em dặn anhtrước vậy để giữ lễ nghĩa, dù gì cũng xem như đây là lần đầu anh ra mắt giađình em!

- ……….!

- Sớm ha? Em ha? – Tôi buột miệng nói qua hơi thở.

- Sớm gì anh? – Tiểu Mai thắc mắc không hiểu điềutôi nói.

- Anh với em mới 17 tuổi mà đã gặp mặt gia đìnhhai bên hết rồi, như này thì sau này… chắc tụi mình sẽ tốt lắm ha! – Tôi cảmkhái.

Trong một buổi chiều nhẹ nhàng và yên tĩnh đến nhưvậy, khi mà bầu trời chuyển sang màu vàng đỏ của hoàng hôn, tôi hoàn toàn cảmthấy cuộc đời mình như lững lờ trôi giống hệt những đám mây trên trời. Rất ungdung tự tại, rất thư thái, cuộc sống tương lai như hiện ra trước mắt.

- Tốt là tốt gì cơ? – Tiểu Mai hỏi.

- Là… nếu cứ như vầy, thì anh mong… sau này em làvợ anh, đời vậy là tốt rồi! – Tôi cười cười, lời nói tuy có chút ngượng ngậpnhưng hoàn toàn là thật lòng, là xuất phát tự chân tâm.

Tiểu Mai hơi đỏ mặt, nhưng nàng không tránh né nhưtrước mà cũng tủm tỉm cười:

- Có ông chồng như anh kể cũng mệt thật, nhưng emnghĩ là… sẽ rất vui đó!

- Thế này… có được gọi là cầu hôn chưa nhỉ?

- Không, sao thế được!

- Tại sao?

- Không có lãng mạn, em không đồng ý đâu!

Tôi cười cười, nhẹ cốc yêu lên trán cô nàng:

- Em lúc nào cũng thích lãng mạn, thế sau này bớtlạnh lùng một chút đi nhé!

- Liên quan gì? – Nàng bĩu môi hứ khẽ. – Em thếnày cũng là vì nghĩ cho anh thôi!

- Em lạnh lùng thì mệt anh chứ sao lại là nghĩ choanh? – Tôi chưng hửng.

- Ngốc, em phải như vậy thì con trai mới không dámtán tỉnh em, họ càng nghĩ em kiêu, anh càng đỡ phải lo đối chọi với mấy đối thủđó chứ sao!

- Ơ… cả năm nay, ngoài thằng Huy ra, anh thấy cóthằng nào đến tán em đâu? Còn anh thì có mà… đầy nhé!

- Hứ, nằm mơ đi, anh cùng lắm là có vài ba côthích thôi, em mà để hở ra thì anh xem nhé, cả… cả khối lớp luôn cũng không chừng!

- Hê, làm dữ vậy!

- Không tin thì thôi, hồi cấp II em là… tâm điểm củabọn con trai đó, tin chắc rằng bây giờ vẫn vậy, có khi lại còn hơn!

Tôi thè lưỡi, vờ cười ba trợn:

- Cúp điện bây giờ đó em, đu dây cao thế là khôngtốt đâu, leo xuống cho bà con khu phố được nhờ!

Đến đây thì Tiểu Mai xấu hổ thật sự, nàng nửa giậnnửa ngượng, vung tay… đập vào lưng tôi cái đùng mạnh chà bá lửa:

- Ahhhh… anh chỉ giỡn thôi mà! – Tôi ôm vai la oaioái.

- Giỡn không vui! – Nàng lườm tôi bằng ánh mắt tóelửa rồi quay sang bên khác mà hờn dỗi.

Giỡn thì giỡn vậy thôi chứ tôi biết thừa là TiểuMai thật sự cực kỳ thu hút con trai rồi, mười thằng gặp nàng hết mười thằng bịhớp hồn, chắc chắn không có ngoại lệ. Thế cho nên tôi đâu có ngu gì… mà rời taynàng được chứ.

Khẽ bẹo má, tôi lại trêu, nhưng giờ là xuống nướclàm hòa:

- Giận lên là không đẹp, hết đẹp là hết đào hoađó!

- Không thèm! – Cô nàng vẫn còn dỗi, lắc đầu nói.

Nhưng rồi bất thần nàng chợt quay lại, nhìn tôi đầynghiêm túc:

- Em nói thật anh nghe, đào hoa không phải là tội,mà là một cái nghiệt đấy, đừng có mà tưởng bở!

- Sao… là nghiệt? – Tôi nửa tin nửa ngờ.

- Người đào hoa thì sẽ gieo nhiều tình cảm nhưng rốtcuộc lại không đi đến đâu, cuối cùng cuộc đời họ chỉ toàn cô độc thôi vì đến mộtngười bạn cũng sẽ không có. Dám yêu dám hận, anh nghĩ mấy ai từ yêu khi chiatay rồi, sẽ lại chuyển thành bạn được?

- Ờm… hiểu rồi!

- Hơn nữa, trong những lá số tử vi thì Đào Hoa làvì sao xấu, có vận mệnh bi thảm nhất. Thế nên em hoàn toàn không mong bản thânmình sẽ đào hoa, ai ham mấy thứ phù phiếm đó là tự hại chính bản thân họ thôi!

- Anh sẽ học theo em, đồng ý!

WAPSITE GIẢI TRÍ DI ĐỘNG

WWW.GIAITRI321.PRO

CƯA NHẦM CHỊ HAI...  Xuống Cuối Trang  

Tiểu Mai thoáng nhíu mày rồi nàng lắc đầu:

- Tôi không tin, ông là ông chưa có bao giờ xuốngnước nhanh vậy hết!

- Tin đi, lần này là thật, em nói đúng quá mà! –Tôi búng tay cái chóc.

- Không tin, hứ!

- Tin đi, bé Mai!

- Đừng có dụ, đây dỗi rồi!

- Dỗi nữa anh khóc đó, oa oa….!

- Làm gì có giọng khóc nào khả ố đến vậy, không biếtxấu hổ. Vẫn dỗi!

- Thế để khóc lại, hức… hu… hu… sao em nỡ… giận… hức…!

- Giả tạo, khóc mà không có tí nước mắt nào, diễndở quá!

- Giọt nước mắt chảy ngược đó em yêu à… hức hức…ểcó nước mũi rồi nè… sụt..!

- Ôi tránh ra… đừng có sì sụt nữa, dị quá ông ơi… ahhh!

- Hà hà… ái phi đừng chạy, bản vương đến với nàngđây, hà hà hà…!!!!!

Trời sụp tối, gió trong lành nhẹ mát đưa hương hoasữa thanh khiết lúc đậm đà, lúc như chợt thoảng qua nơi căn nhà có cánh cổngmàu đen ấy, hai đứa đã từng cười giỡn, nô đùa cùng nhau, thật hạnh phúc biếtbao nhiêu…

Tình yêu tuổi mới lớn, đẹp tươi và thuần khiết nhưchính loài hoa bạch mai vậy!

Chap 342:

Buổitối khuya của ngày hôm sau, tôi nằm gác tay lên trán, trằn trọc mãi mà vẫnkhông ngủ được. Trong đầu nảy sinh biết bao câu hỏi về ngày mai, khi gặp mẹ củaTiểu Mai thì tôi sẽ phải ra sao, thái độ thế nào, sẽ làm những gì để hi vọng…được lòng nhạc mẫu. Thoáng rùng mình vì trong quá khứ, Tiểu Mai đã từng kể vớitôi rằng mẹ của nàng vừa đẹp vừa sắc sảo, lại mang khí thế áp đảo. Nếu đúng lànhư vậy thì tôi… xem như đã chết nửa mạng rồi.

Lolắng mãi cũng không được gì, tôi đành lẩm nhẩm xem mình đã chuẩn bị đầy đủ hếtchưa, cả thể chất lẫn tinh thần, cả tư trang lẫn tâm lí, để rồi cuối cùng cũnggọi là có thể híp mắt lại mà chìm vào giấc ngủ trễ tàu, không quên nhoẻn miệngcười…

- “Chúc mừng em nhé Tiểu Mai, giờ chắc là em đã gặp lại ba mẹ rồi nhỉ, vui thì cóvui nhưng đừng… quên anh nha! Giờ anh ngủ đây, em ngủ ngon...!”

Oáp...khò khò… zzz… ZZZ…

Buổisáng của ngày định mệnh ấy, tôi còn nhớ rất rõ là trời mưa từ rất sớm, tôi tỉnhdậy là nhờ tiếng mưa rơi ầm ầm bên ngoài cửa sổ, lộp độp đập vào mái tôn nhàbên cạnh nghe điếc cả tai. Lò dò bước ra khỏi giường đi lững thững xuống nhà dưới,tôi quyết định quay trở lên lầu mà tập quyền Vịnh Xuân để gọi là… làm nóng trướckhi tắm vì trời mưa lạnh quá đi mất, brừ…uu..!

Hítmột hơi thật sâu, tôi chậm thật chậm áp dụng khí công Bát Đoạn Cẩm mà đưa vàoquyền Tiểu Niệm Đầu, nhẹ nhàng thư thái thảo lại hết toàn bộ bài quyền chí nhuchí cương này. Kết thúc hai mươi phút cho một bài quyền ngắn gọn mà thâm thúy,tôi toát cả mồ hôi ra bên ngoài, ướt đẫm khắp người, thấy toàn thân sảng khoáivà tỉnh táo hẳn ra.

- Ok, tinh thần thể lực đều ở trạng thái tốt nhất, tắm rửa nghỉ ngơi trước khi…đi gặp mẹ vợ nào!

Nóiđoạn rồi tôi đi xuống nhà dưới, kịp nghe mùi thức ăn thơm phức bay lên từ dướibếp:

- Chu choa… hèn gì bữa nay mưa to quá chừng, anh tui dậy sớm kìa! – Trân reo lênkhi thấy tôi lò dò mò xuống, con bé suýt chút nữa là hất luôn quả trứng gà trêntay bay ngược vô tường.

- Thơm quá, nấu gì vậy nhỏ? – Tôi hít hà.

- Cháo cá nấu, thơm hén? – Trân cười tươi rói khi nghe tôi khen.

Hítthêm một hơi dài nữa để tận hưởng hơi ấm và mùi thơm từ nồi cháo, tôi nhìnquanh quất:

- Ủa? Sáng nay nhà có hai đứa mình thôi à?

- Ừa, hai bác qua nhà ngoại anh từ sáng sớm rồi, dặn mình cứ ăn sáng trước! –Trân gật đầu, nhấc nồi cháo trên bếp xuống bàn.

- Sáng chủ nhật mà qua ngoại làm gì vậy ta? – Tôi lẩm bẩm rồi bước vô phòng tắm.

Ítphút sau, khi tôi tươm tất trở ra thì đã thấy Trân đang loay hoay dầm ớt vàochén mắm:

- Thêm mấy trái nữa đi, vậy chấm với cá nấu mới ngon!

- Ăn cay quá mắt đỏ đó, thế này đủ rồi! – Trân lắc đầu lạnh tanh.

- Để anh dầm thêm! – Tôi nói tỉnh bơ bước tới.

- Thì lấy chén mắm khác ra mà ăn riêng, em không ăn cay được! – Con bé trừng mắtkhiến tôi hoảng hồn sợ ngay tút xuỵt.

- Thôi… thôi, như này là được rồi, ăn… thôi… !

Chán,đến cả Trân mà cũng dọa được tôi nữa, cái số nhát gái nó khổ thế đấy!

Đếntrưa, trong khi tôi “kính cẩn” rót nước vào ly mời Trân uống thì con bé cũng đồngthời nhăn mặt nhìn tôi, tay cầm bàn là ủi trên chiếc sơ mi trắng bên dưới:

- Hay quá ha, em ủi đồ để anh mặc đi gặp ba má vợ, hay ha!

- Thì… giúp đi mà, mẹ anh ngủ rồi nên mới phải nhờ em! – Tôi nói giọng nài nỉ. –Uống nước đi nè, bé ăn gì không? Hay đọc truyện, xong anh đi mua!

NhưngTrân chỉ lắc đầu bực dọc:

- Không thèm!

Vàbầu trời cũng hết mưa theo cái lắc đầu của Trân, bất chợt nhẹ đi rồi tạnh hẳn,chỉ còn lại những áng mây màu xám đọng lại lãng đãng trên vùng trời.

Đếnchiều, tôi đang hồi hộp ngồi nhìn đăm đăm vào chiếc điện thoại bàn thì cuốicùng sau bao gian khó, nó… cũng đã reng chuông:

- Để con bắt máy cho, mẹ ơi! – Tôi nói vọng xuống dưới nhà rồi nhanh tay nhấc ốngnghe.

- Alô, anh nè!

- Ừa em đây, giờ anh qua nhà em nhé!

- Ừ, ba mẹ em về rồi à?

- Thì hôm qua rồi đó, qua nhanh nha!

Cuộcđiện thoại ngắn gọn hết mức có thể, và tôi nãy giờ cũng chỉ đợi có thế, phóng vộilên lầu mà chỉnh trang y phục. Ít phút sau, tôi đường hoàng bước xuống nhà dưới,trong lòng hoàn toàn tự tin bé Trân đang đợi đằng trước sẽ phải ồ lên trầm trồvì tôi quá bảnh, nhưng nào ngờ…

- Cái đầu chơm bơm như tổ quạ vậy, ông hai! – Trân lắc đầu chán nản.

Quáhoảng vía, tôi lại phóng ngược lên lầu, vì quýnh quáng mà dòm đại vô tủbuýp- phê phòng trên sửa lại đầu tóc. Nhưng đúng là cái khó ló cái… liều, tronglúc đang nhìn vô gương soi thì tôi chợt nhận ra lờ mờ bên ngăn dưới tủ, mặt bênkia của lớp kính là dàn rượu Tây mà ba tôi được tặng. Hằng ngày tôi vẫn thườngđi qua đây nhưng chẳng bao giờ để mắt tới, thế nhưng hôm nay tôi đã nảy ra mộtý kiến… không tưởng.

Phóngvội xuống lầu, tôi thảy luôn cái hộp to đùng mà mình vừa chôm được rồi quay vàonhà nói vọng xuống:

- Mẹ, con đi chơi, tối không về ăn cơm nha!

- Nhớ về ngủ, quá 11 giờ đêm mày chết với tao! – Đáp lại là ba tôi trả lời.

Thực sự rúng động, tôi vừa nghe giọng ba là đã bủn rủn tay chân, liền lập tức nhân lúc chưa có sự lạ mà chạy đi ngay tắp lự. Nhưng vừa ra đến cổng là Trân đã kêulên the thé:

- Trời… sao anh gan quá vậy? Chai rượu này trong tủ mà!!!

- Suỵt… im nào, ba anh không để ý đâu, cả đống trong đó, mất một chai có hề gì! –Tôi nhăn nhó rồi phóng lên xe đạp luôn một mạch ra đường.

Hôm đó, tôi đã chôm của ba tôi một chai… Chivas Regal 18 năm, lạy thánh thần, tội lỗi tội lỗi!

Khi tôi đến nhà Tiểu Mai, dừng xe lại trước cổng thì trời đã gần tối, và tôi ngay lậptức nhận ra được có tiếng cười nói râm ran vọng ra ngoài, cửa ngoài thì đã mở sẵnnhư đón khách, tôi chỉ việc dắt xe vô.

- Ê ê… coi lại xem anh ổn chưa? – Tôi lật đật hỏi Trân.

Nhìntôi một lượt, con bé gật đầu:

- Tạm, không giống Lương Triều Vỹ cho lắm!

- Bằng được Châu Tinh Trì là mừng rồi, đi… vô !!!

Bình tĩnh mà run, tôi ôm hộp rượu lò dò bước vào căn nhà mà thường ngày tôi vẫn rấthống hách đi thẳng. Nhìn số lượng giày dép để bên ngoài, tôi ước chừng trong nhà hiện giờ cũng phải có đến gần mười người.

- Vào thôi, anh làm gì mà núp sau lưng em vậy? – Trân cau có gắt.

- Hả? Có hả? – Tôi giật thót người, nhận ra so với lúc đầu đi trước, chẳng biết tự bao giờ tôi đã tụt lại phía sau.

Vội bước tiếp, tôi hít một hơi thật sâu rồi bình tĩnh thở ra, đi qua ngưỡng cửa địnhmệnh, chưa kịp định thần đã nghe… anh Triết gọi lớn:

- Nam, sao giờ mới tới?

Nhận ra người quen là tôi mừng hết lớn, định chạy ào tới luôn cho xong chuyện nhưng sực nhớ ra Tiểu Mai đã dặn mình phải cư xử đúng mực, tôi bèn khẽ cười chào anh Triết rồi bắt đầu quan sát tình hình.

Ở bàn ngoài phòng khách là hai người đàn ông khá quen thuộc với tôi đang chăm chúnhìn vào bàn cờ tướng, dĩ nhiên họ là ba của Tiểu Mai và chú Ba rồi. Kế bên đó là anh Triết cùng anh Minh đang ngồi, chị Diễm đang đứng tựa vào vai ghế mà bồng Bồ Câu nựng lấy nựng để. Trông thấy tôi và Trân bước vào, chị Diễm vội chạy tới:

- Bé, sao giờ này mới qua?

- Chị hai, mới về hả? – Trân mừng rỡ nhảy cẫng lên.

- Ừ, khỏe không? Woa… dạo này xinh ra nhiều nghen! – Chị Diễm cười tươi.

Tạm lược qua màn chào hỏi của hai chị em, nội dung đại loại là hồi tối khuya hômqua, chú Ba đã đích thân lái xe vào Sài Gòn mà đón ba mẹ Tiểu Mai, nhân tiện chởluôn anh Triết và chị Diễm đang học đại học ở đó cũng về nghỉ hè luôn. Thế chonên hôm nay chị Diễm sẽ về nhà tôi ngủ tạm, tất nhiên là chuyện này mẹ tôi vàcô Nguyệt đều đã đồng ý.

Nhưng tôi thì không quan tâm đến chuyện đó lắm, vội bước tới chỗ hai người đàn ôngđang nhìn mình mà kính cẩn cúi chào, trước là:

- Dạ, con chào bác, con… mới qua!

Sau là chào chú Ba, và cũng ngay sau đó, tôi trổ tài mồm mép liền:

- Có chút quà… dạ… cái hộp này con tặng bác… dạ…!

Vì đi quá gấp gáp, và lại cũng là… chôm chỉa quá gấp gáp nên tôi chẳng thể nào kiếmđâu ra tấm giấy bọc quà, thế cho nên bây giờ cái vỏ ngoài của hộp rượu nó lồ lộ ra trước mắt tất cả mọi người. Ngoại trừ đám con nít tụi tôi và anh Triết ra, hết thảy ba Tiểu Mai, chú Ba, anh Minh đều tròn mắt nhìn tôi đầy ngạc nhiên, và ba của Tiểu Mai hỏi tôi:

- Con… mua chai này đấy à?

Tôibiết, ba người bọn họ ngạc nhiên không phải là vì chai rượu này bởi tính raChivas Regal 18 năm thì cũng không quý lắm, thế nên học chỉ ngạc nhiên vì sao mộtthằng học sinh như tôi lại có chai rượu này làm quà.

Bối rối bảo con mua thì là dóc tổ, mà nói là con chôm của phụ thân ở nhà thì cũngkhông xong, tôi đành gãi đầu nói với nhạc phụ:

- Dạ… ba con cho con để… con tặng bác…!

Lúcđó, thề là tôi có nghe nói chú Ba cười phá ra mà nói lớn:

- Thằng rể quý, được!

Và bác trai cũng gật gù cười cười:

- Hà hà, thằng này vậy mà khá, uống được chơi được!

- Nó đánh cờ tướng cũng chắc tay lắm anh à! – Chú Ba tiếp lời.

- Thế hả? Được! – Bác trai nhìn tôi.

Dĩ nhiên lúc này tôi phải gãi đầu cười bẽn lẽn để tỏ vẻ ngại ngùng rồi, nhưng kỳthực là trong bụng bây giờ tôi đang vui ghê lắm vì đã qua được một ải đầu tiên ,đó là nhạc phụ đại nhân. Vừa vui vừa tiếc, tôi phởn quá đâm ra nghĩ xằng, đồ rằng nếu như khi nãy có khả năng thì chắc tôi cũng ôm hết nguyên cái tủ rượu của lão gia ở nhà mà đem qua đây luôn dám lắm!

Trởlại với tình hình bấy giờ, nghe chú Ba nói lớn có thằng rể quý đến nhà là từ đằngsau bếp, Tiểu Mai đã bước ra cười cười, nàng khẽ nháy mắt nhìn tôi ra ý: Thể hiệnrất tốt, anh yêu!

Vàcũng chả hiểu sao hôm nay, nhìn thấy Tiểu Mai mà tôi trông nàng lại càng đẹphơn, và quan trọng nhất đó là… rất thân quen, cứ như nàng là người thân duy nhấtbên cạnh tôi trông lúc này vậy.

- Bé Mai, cất chai rượu ra đằng sau nào, tí khui! – Bác trai ngoắc tay.

- Ba… có mẹ ở nhà đó nghen! – Tiểu Mai lắc đầu cười, nàng nói khẽ nhưng mọi người đều nghe thấy khiến cả bọn đều cười phá lên.

Tất nhiên, tôi cũng ngoác miệng ra cười chứ, nhất là khi Tiểu Mai âu yếm đưa mắt nhìn tôi tình tứ thì tôi lại càng cười lớn hơn.

Và… người làm tôi tắt cười, thất thần ngậm miệng lại là người bước ra ngay sau đó.

- Anh uống rượu thì để sau, hôm nay thì không nhé, bữa cơm gia đình thôi đấy!

Một giọng nói đầy mị lực, vừa nghe êm dịu như suối ngần, lại vừa sắc lạnh như có băng sương trong đó, không kém đi phần nào uy quyền. Điều bất ngờ chính là… giọng nói này có hơi lơ lớ, chắc chắn không phải là người Việt bản xứ, nhưng ít nhất là câu nói vừa rồi hoàn toàn đúng ngữ pháp và rất chuẩn xác, cứ như là người Việt Nam chính gốc đang nói vậy.

Vâng… bác ấy không phải ai khác hơn, chính là mẹ của Tiểu Mai, nhân vật mà tôi vừangưỡng mộ vừa… hãi hùng một phép.

Người phụ nữ được gọi là vợ của bác trai, là mẹ của Tiểu Mai bước từ sau bếp đi ra khiến quá nửa số người đang có mặt ở phòng khách đột ngột im lặng, thật may thay số người im lặng chỉ là đám con nít tụi tôi.

Bác trai nhún vai cười gượng:

- Rồi, biết, cơm canh xong chưa thế?

- Gần xong, nghe các anh đồn đãi rể quý thế nào nên tôi có hơi tò mò đấy thôi! – “Người ấy” nhẹ nói, tôi trông Tiểu Mai khẽ cười.

- Đây nè, rể của cô đứng đây nè! – Anh Minh giả lả đưa tay chỉ về phía tôi.

Và tôi… đang đối diện với bác ấy? Theo lí thì phải gọi là bác gái, nhưng… trẻ thế kia mà? Vậy là… cô ấy? Không… thế là xưng hô bậy bạ… Nhưng vậy thì biết phải xưng hô ngôi gì?

Trước mắt tôi lúc này là một người phụ nữ cực kỳ xinh đẹp, tuy đã bước sang tuổi trung niên (theo như Tiểu Mai kể trước đó là mẹ nàng năm nay 37 tuổi) nhưng trông vẫn trẻ như… thiếu nữ chỉ trong khoảng 25, bét nhất 28 tuổi là cùng. Người phụ nữ này tuy có nét già dặn của thời gian nhưng đồng thời vẫn giữ được nét tươi trẻ, tinh anh. Gương mặt xinh đẹp quyền quý nhìn vào là biết xuất thân không phải tầm thường, ánh mắt có phần còn sắc lạnh hơn cả Tiểu Mai đang nhìn tôi mà như thể thấu tận chân tâm tôi đang nghĩ gì, bất giác tôi cảm thấy bị… thấp kém đi vài bậc mà chịu không được ánh nhìn chính diện, phải quay sang chỗ khác.

Tôi luôn tin rằng con người ai cũng có một cảm giác là nếu trong đời khi phải gặp một người nào đó mà ta bất chợt cảm thấy bỗng nhiên có sự phân rõ đẳng cấp giữa ta và người đó thì cũng là lúc ta biết được, họ đã ở một vị trí khác với chúng ta, có một xuất phát điểm cuộc đời lợi thế hơn rất nhiều so với chúng ta.

- Chào con, Trí Nam phải không?

- Dạ… dạ con chào….! – Đến đây tôi bỏ lửng câu chào, càng lúc càng lí nhí dần,nhưng đổi lại tôi cúi người kính lễ.

- Không cần khách sáo vậy đâu, bé Mai, mời bạn vào đi! – “Người ấy” mỉm cười, lời nói tùy rất bình thường nhưng nếu tôi tinh ý thì ngay lúc đó tôi sẽ nhận ra có “điềm”bên trong.

- Còn chưa biết ra sao mà anh đã vội gọi là rể quý!

- Anh đã gọi đâu?

- Nhưng anh nghĩ vậy!

- Hê, ha ha!

Kể từ giây phút gặp gỡ đó, tôi đã biết chắc chắn một điều rằng Tiểu Mai đã thừa hưởng trọn vẹn sắc đẹp thuần khiết này từ người mẹ của mình, dù rằng người đời thường hay nói con gái giống ba. Nhưng có lẽ ở trường hợp này thì nhân thế đã sai mất rồi, vì con nhà tông chắc chắn giống lông lại còn trùng luôn cả cánh!

À quên, dù có thế nào đi nữa, có chuyện gì xảy ra đi nữa thì kể từ dòng này trở đi, để cho hợp với lẽ xưng hô, tránh gọi tên phạm húy, và cũng là tiện cho việc đọc nên tôi sẽ gọi ba của Tiểu Mai là nhạc phụ, và mẹ nàng là nhạc mẫu. Tuy có hơi hướng cổ trang hóa nhưng tôi tin rằng đây đã là hợp lí nhất rồi, các bạn làm quen dần nhé!

Ít phút sau đó, tôi xung phong cùng anh Triết đạp xe ra ngoài mua thêm thùngnước ngọt về nhà để gọi là bổ sung cho đại tiệc sum họp gia đình, trên đường đidĩ nhiên là tôi cũng tranh thủ hỏi han không ít. Chẳng ngờ tôi chỉ vừa lò dòhỏi thăm trước tình hình để xem còn liệu đường tác chiến thì anh Triết đã rụtcổ:

- Kinh… khủng lắm, nói chung là chú cứ chuẩn bị tinh thần đi!

- Sao mà kinh? Bộ bác gái dữ lắm à? – Tôi hoang mang.

- Không phải… ê mà đừng có gọi “bả” bằng bác, dập chết chú đó. Tuy là chừnghơn 30 tuổi nhưng nhìn vẫn còn trẻ lắm, gọi là cô cho an toàn! – Anh Triết gấpgáp nói.

- Ok, rồi sao nữa…? - Đến đây thì tôi đã hơi chột dạ, cảm thấy có điều chẳnglành.

- Sao trăng gì, tóm lại nếu được “bả” hỏi thì trả lời, không thì đừng có hóhé, anh mày gặp mới - có hai lần mà giờ còn sợ vãi mật đây!

- Vừa nãy em thấy… cô hiền lắm mà ??!! – Tôi ngơ ngác,

- Ừ, để rồi xem, hiền với con gái “bả” thôi, nãy mày thấy “bả” bước ra, anhmày với lão Minh tắt đài ngay không! – Anh Triết hù dọa.

Và lúc này đây, tôi đã cảm nhận được điều chẳng lành đang đợi mình ở phía trước, vì rõ là không phải tự dưng mà ông anh Triết bình thường vốn gan to lớnmật này giờ đây lại như con rùa rút cổ trước mặt một người phụ nữ mà lại không phải là mẹ mình đến vậy.

-------------------------

Bạn đang đọc truyện tại wapsite www.giaitri321.pro. Chúc bạn có những giây phút vui vẻ. 

www.giaitri321.pro – Wapsite giải trí miễn phí đích thực trên di động...!

------------------------- 

Đường đi đến quán tạp hóa gần nhất tuy có hơi xa nhưng hôm nay lại như thật gần, và bầu trời đã tạnh mưa từ trưa giờ đang mát mẻ bỗng dưng có chớp giật, sấm đánh oành một cái nghe muốn thủng màng nhĩ. Đồ rằng bây giờ mấy gốc cây ngoài đồng ruộng ở những vùng quê chắc bị sét đánh tan tác luôn mất.

Ít giờ sau đó, tôi cũng lâm vào hoàn cảnh tương tự như vậy, thân tôi cũng như cây khô giữa đồng không mông quạnh, liên tục hứng chịu những trận sấm sét lôi đình từ… những lời nói rất mực êm dịu mà lại mang đầy điện tích.

Nhạc phụ không thể cản nhạc mẫu, cô con gái yêu thì lại càng không, kết quả thằng rể hờ bị xoay như chong chóng, giật tung bay lượn tứ tán giữa cơn giông, thật là tạo hóa bi thảm vô cùng!

Chap 343:

Khi tôi cùng anh Triết ôm thùng nước ngọt về lại nhà Tiểu Mai thì đã thấy nhạc phụ và chú Ba không còn trong nhà nữa. Anh Triết nhanh nhẹn bê thùng nước ngọt ra sau bếp rồi vút lên phòng khách, đứng xem cả nhà quây quần bên Bồ Câu. Tất cả đều thích thú dán mắt vào cô bé con đang chơi đùa với… mèo đần Leo lúc này.

- Ih hi hi….! – Bồ Câu hớn hở chạy theo con Leo đang lòng vòng qua lại.

Thế nhưng trông thấy tôi bước vô là mèo đần lại phóng ngay đến mà nép sau hai chân tôi, cái đầu tròn lẳng của nó cứ cạ miết vào ống quần, nhột không thể tả.

- Mèo ơi, mèo… qua đây nè…! – Bồ Câu lồm cồm bò lại.

- Méo…! – Mèo đần kêu lên rồi lại xem chân tôi như rào chắn, tiếp tục núp lùm.

Lúng búng vì sao cả đám người đang ngồi ở phòng khách thế này mà con Leo nó không chọn ai lại chọn tôi để núp, tôi vội đưa tay nhấc bổng mèo đần lên:

- Đây… mày qua chơi với Bồ Câu nè!

Bồ Câu thấy thế thì thích chí lắm, cười tít cả mắt nhưng bị mẹ mình kéo lại:

- Từ từ con, phải nhẹ nhàng làm quen thì nó mới bớt sợ được!

Tôi không rõ là nghe mẹ thủ thỉ như thế thì Bồ Câu có hiểu gì không, chỉ biết con bé lại tiếp tục với tay đến chỗ mèo đần làm Leo nó giật thót mình, lại kêu lên:

- Méo….!

Trông thấy thế, Tiểu Mai liền bước đến chìa hai tay ra:

- Qua với chị nè, cưng!

Y như rằng con mèo đần này chỉ chờ có thể, nó phóng ngay lại gần Tiểu Mai mà an tâm để nàng bế lên.

- Hà hà, đúng là nó chỉ chịu chủ của nó thôi! – Anh Minh gật gù cười.

- Hay nhà mình cũng nuôi một con? – Anh Triết tranh thủ đề nghị.

- Học ở Sài Gòn, nhà trọ đã chật lại đi suốt thì chỗ đâu mà nuôi! – Cô Ba thoáng nhăn mặt không vừa ý làm ông anh Triết vẹo còi ngay tắp lự.

Và… nhạc mẫu nhà tôi lúc này mới nhẹ nhàng lên tiếng:

- Thật ra loài mèo cũng không cần không gian rộng, chủ yếu là có chỗ ấm áp để chúng ngủ là được, Triết muốn nuôi cũng không hẳn là sai. Ở một mình, có con mèo để bầu bạn qua lại cũng đỡ buồn!

- Dạ….! – Không hiểu sao được cô mình ủng hộ mà anh Triết lại xụ mặt xuống, đáp với giọng dè chừng nửa mực.

- Đúng rồi, vậy mua hay hỏi xin một con về nuôi đi anh? – Chị Diễm nhanh nhảu nói.

- Uầy….! – Đến đây, anh Triết đã xám hết cả mặt.

Nhạc mẫu thoáng cười, Tiểu Mai lo lắng đưa mắt nhìn sang cô Ba, anh Minh thì vô tâm lại chêm dầu vô lửa:

- Á à… hóa ra là bé Diễm hay qua chỗ thằng Triết trọ nhé, nên mới xin mèo về chứ gì?

- Bậy… lâu lâu mới gặp! – Anh Triết giật nảy người.

- Ừm… hai đứa bây không lo học đi nhé, nhỏ nhít mà yêu đương đi! – Cô Ba nghiêm nghị gằn giọng đầy ngữ khí đe dọa, chừng như sắp xách đầu ông con mình dứt điểm đến nơi.

Nhưng cũng như anh Minh, bé Trân thuộc dạng vô tư không kém gì, cứ cười hi hi mà đứng ngoài đía đểu, huých vai chị hai mình.

- Chà chà… hơi bị thân thiết quá mức nha, nha!

- Em… cứ nói bậy đi! – Chị Diễm đỏ mặt, giờ mới biết là mình đã hớ mồm.

Tôi không rõ đây có phải là ý của nhạc mẫu nhà tôi gài hàng chị Diễm hay không, vì chắc gì đã có người tính toán thần sầu như vậy, nhưng sao tôi cứ có cảm giác sao sao ấy. Trông nụ cười lạnh băng của mẹ Tiểu Mai là tôi lại đâm ra lo lắng.

Nhưng ngay sau đó tôi đã phải buộc mình tự tin tưởng rằng nhạc mẫu là một người rất hiền dịu mà lại không kém phần tinh tế, và ông anh Triết chỉ toàn nói xàm mà thôi.

- Bồ Câu, qua đây cô chỉ cho con cách chơi với mèo nè!

Bồ Câu nghe thế thì bẽn lẽn đứng yên một chỗ, vẻ như đây là lần đâu tiên con bé gặp người cô họ hàng này. Nhưng vợ anh Minh đã vui vẻ thủ thỉ với con gái:

- Cô kêu qua kìa, qua cô cho chơi với mèo kìa, con!

Vậy là Bồ Câu phụng phịu ngồi vào lòng nhạc mẫu tôi, phút chốc đã bị đánh lạc hướng khi Tiểu Mai ngồi cạnh mẹ nàng, ôm con mèo đần đưa sát tới:

- Đây nhé, Bồ Câu xòe tay ra nào!

- …..! – Bồ Câu hơi do dự, chầm chậm đưa bàn tay bé xíu ra.

Y phóc, mèo đần Leo thấy thế tò mò, cũng quen tật quệt một chân mình qua tay Bồ Câu, và nhạc mẫu tôi nhanh tay thu nắm tay của Bồ Câu lại.

- Miao…! – Mèo đần lấy làm thích chí, tiếp tục quệt tay với Bồ Câu.

Và thế là chỉ bằng một mẹo đơn giản, nhạc mẫu nhà tôi đã dễ dàng để cho Bồ Câu được thỏa ý nguyện là ngồi trên ghế nệm mà đùa giỡn với mèo đần.

- Chí…chí… hi hi!

- Méo….!

Hơi ngạc nhiên vì không ngờ lại có cách thuần hóa nhanh như vậy, tôi với Trân, anh Triết không hẹn mà cùng đưa mắt nhìn nhau. Duy chỉ có Tiểu Mai là vẫn bình thường, nàng mỉm cười đứng dậy và tiến lại gần:

- Hai người lớn kia qua nhà nội rồi, chút nữa mới về! – Nàng ý nói ba nàng và ba anh Triết.

- Thế ăn chưa? Đói rồi! – Anh Triết thì thào.

- Hình như chưa, mẹ em với mẹ anh còn ngồi nói chuyện kia kìa! – Tiểu Mai nhún vai đáp.

Thật vậy, phòng khách lúc này đã trở thành nơi người lớn tiếp chuyện với nhau, nhạc mẫu nhà tôi cùng gia đình anh Minh đang hỏi thăm lẫn nhau, nội dung đại loại xoay quanh sức khỏe và chuyện trong nhà. Nhìn lượt qua thì có vẻ là ai cũng đều hỏi và trả lời, thế nhưng nếu đứng dỏng tai nghe ngóng thì sự thật là mẹ của Tiểu Mai ngồi nghe nhiều hơn là nói, người phụ nữ này rất chi là điềm đạm và nhẹ nhàng, lắng nghe hết mỗi khi ai nói gì đó, thỉnh thoảng lại cười theo phép xã giao, trao đổi bằng ánh mắt và thái độ nhiều hơn là những lời nói khuôn mẫu và sáo rỗng.

Tôi nhận thấy khi tiếp chuyện, nhạc mẫu thường nhìn thẳng vào mắt người đang đối thoại, đôi lúc khiến cho cô Ba hay anh Triết phải rời mắt mà ngó sang hướng khác theo phản xạ.

- Anh… nhìn gì dữ vậy? – Tiểu Mai hỏi nhỏ vào tai tôi.

- À… ông Triết toàn nói bậy bạ! – Tôi trả lời.

- Ảnh nói gì cơ? – Nàng thắc mắc.

- Ổng bảo mẹ em ghê lắm, ghê theo kiểu… khiến ổng sợ ấy, làm nãy giờ anh cứ lo! – Tôi thât thà nói.

- Thì em đã bảo rồi mà, mẹ em hiền lắm, anh yên tâm đi! – Tiểu Mai tủm tỉm cười rồi quay sang bé Trân.

- Hai chị em đói chưa?

- Cũng… hơi hơi! – Trân đáp, nhìn chị Diễm đang nhíu mày vì ông anh Triết cứ cà khịa vụ xin mèo khi nãy.

Vậy là Tiểu Mai tiếp thu ý kiến nhân dân mà đến nói với chính quyền:

- Dạ mọi người ơi, tụi con cũng hơi đói rồi, hì!

- Ủa vậy hả? Ừ, vậy dọn bàn ăn thôi! – Cô Ba vội trả lời rồi quầy quả đứng dậy.

Chỉ chờ có thế, tôi vội nối đuôi theo mọi người đang lục tục kéo ra bàn ăn ở nhà bếp, hi vọng góp chút công sức để gọi là phụ… dọn bàn cho bữa tối. Vào đến bếp, tôi xông xáo tỏ ra mình đã thông thuộc mọi thứ ở chỗ này, chén dĩa tôi cứ thế mà bưng ra bàn nhanh như gió. Bé Trân cũng vậy, con bé nhanh nhảu lấy ly ra, đợi ông Triết đưa đá thỏi từ tủ lạnh mà bỏ vào. Chỉ có chị Diễm là phụ cô Ba và vợ anh Minh múc đồ ăn. Cứ tình hình như thế mà bỗng dưng hai mẹ con Tiểu Mai chỉ biết đứng cười trừ khi mọi người quá hăng hái, phản khách vi chủ.

- Mọi người ngồi chơi đi, con với Trân, chị Diễm dọn cũng được mà! – Tiểu Mai lắc đầu cười khổ lên tiếng.

Lúc ấy, chả hiểu làm sao mà tôi tự dưng lại ngứa mồm ngứa miệng, tỏ ra mình nguy hiểm:

- Không sao, bên đây dọn được hết mà! – Tôi gom hết luôn cả cô Ba và vợ anh Minh vào cả một phe mình, gọi tắt là “bên đây”.

Để rồi nhạc mẫu tôi hơi nhíu mày, thoáng cười lạnh rồi âu yếm nói với con gái mình:

- Bé Mai, bạn con là khách, để bạn làm vậy sao được?

Không biết là do tôi quá nhạy cảm hay là tôi nghe lầm mà rõ ràng cái từ “khách” của nhạc mẫu vừa nhắc đến cứ như có ý chỉ đơn thuần xem tôi là bạn bình thường của Tiểu Mai. Ừ thì cũng đúng, trong mắt người lớn thì tôi là bạn Tiểu Mai thật, nhưng kiểu là “tình trong như đã, mặt ngoài còn e”, đồng nghĩa là tôi y như bạn trai Tiểu Mai, giống con rể nhà này như lúc nãy ba của Tiểu Mai có nói đùa. Bởi vì vậy tự nãy đến giờ tôi mặc định xem mình là người trong gia đình, đâu có ngờ được bây giờ nhạc mẫu lại bảo mình là “khách”.

Là do tôi đã quá cả nghĩ chăng? Hay đích thực ý của người phụ nữ xinh đẹp đang đứng phía đối diện kia rằng, tôi chỉ là một vị khách đơn thuần có quen biết với sấp nhỏ trong nhà nên được mời đến chơi, không hơn không kém?

Tiểu Mai không biết những gì tôi nghĩ, nàng vô tư bước đến giành lấy hai cái tô trên tay tôi mà nói nhỏ:

- Anh lại bàn ngồi đi, ha!

Chẳng thể làm gì hơn, tiếp tục cắm đầu xông xáo như nãy giờ chỉ tổ rối chuyện, tôi hơi tẽn tò mà lò dò ngồi xuống ghế, thành người đầu tiên ngồi vào bàn ăn. Trông thấy vậy, anh Triết liền ngồi theo làm đồng minh, ổng ghé tai hỏi:

- Sao mặt chú căng thế?

- Có... có gì đâu! – Tôi chối phăng.

- Bị áp lực quá hả, anh mày hiểu mà! - Ổng vỗ vai tôi đầy an ủi, nhưng cá nhân tôi thì thấy giống như ổng đang tội nghiệp tôi hơn.

Nhưng ít phút sau, nỗi lo lắng mơ hồ không tên trong tôi đã mau chóng bị xóa đi bằng mùi hương thơm phức bay ra từ các món ăn đang được dọn ra trên bàn, lan tỏa khắp phòng ăn, đồ rằng có thể đứng ngoài phòng khách vẫn có thể nghe thấy. Tiểu Mai quả nói không ngoa, rằng mẹ của nàng nấu ăn đúng là ở một đẳng cấp cao hơn nàng mấy bậc. Bình thường Tiểu Mai nấu ăn đã ngon lắm rồi, thế nhưng đem so với những món cao lương mỹ vị, sặc sỡ màu sắc mà lại rất cầu kỳ trên bàn lúc này thì tôi chỉ có nước lắc đầu nếu lỡ có được hỏi, bởi lẽ chẳng biết phải diễn tả bằng lời ra làm sao nữa.

Trên bàn ăn, nào là các món gà nướng, sườn heo chiên hay cá hồi sốt cà mà trước đây tôi đã có dịp được Tiểu Mai nấu cho ăn thì còn có thêm các món ăn khác nhìn vừa đẹp mắt lại vừa mới lạ. Đặc biệt có mấy viên ngọc nhỏ màu cam đang đính đầy trên mớ cơm cuộn mà tôi được biết tên gọi là sushi.

- Cái gì thế? – Tôi tò mò hỏi.

- Trứng cua đó, ngon lắm! – Trân thì thào, mắt nhìn thức ăn mà không giấu nổi vẻ háo hức.

Thức ăn dọn ra, thức uống cũng đã sẵn sàng, mọi người chỉ việc mời nhau ngồi vào bàn và dùng bữa nữa là xong. Không biết vô tình hay hữu ý mà tôi lại được “diễm phúc” ngồi đối diện với nhạc mẫu, cạnh bên là nhạc mẫu là cô con gái Tiểu Mai. Quả thật là ngồi giữa anh Triết và bé Trân thì cũng không có gì gọi là mất tự nhiên, nhưng ngặt nỗi chị Diễm do bị ngồi cách xa anh Triết nên cứ đưa mắt dòm sang khiến tôi thấy nhột nhột.

Khi anh Minh bồng Bồ Câu từ phòng khách xuống bếp thì xem như đã gần đủ mặt. Phòng ăn không lớn cũng không nhỏ nhưng lúc này đã khá đông người hơn ngày thường rất nhiều, bàn ăn còn trống hai ghế, nhạc mẫu nhà tôi đưa mắt nhìn đồng hồ:

- Sao hai người kia chưa về nhỉ?

- Mình cứ ăn trước thôi, mấy ổng bảo về sau rồi mà, tụi nhỏ cũng đói rồi! – Cô Ba nói rồi đứng dậy gắp thức ăn vào đĩa cho mọi người, gọi là mở bát.

Bữa tối hôm nay, bàn ăn trước mắt tôi chỉ có thể diễn tả bằng hai từ: Đó là “đại tiệc”, một bữa ăn hoành tráng nhất mà tôi từng được chứng kiến ngoài đời. Đem so mấy lần đi ăn đám cưới họ hàng cùng với ba mẹ thì những bàn ăn đó chả là cái đinh gì. Tính theo phong cách Nhật Bản thì trên bàn ăn luôn có nhiều món, và số lượng các chén, dĩa nước chấm còn nhiều hơn tất cả chén dĩa trên bàn cộng lại. Vừa cầu kỳ trong cách thức bài trí mà lại cũng rất tinh tế trong hương vị món ăn, trộm đưa mắt nhìn sang phía đối diện mà tôi thầm thán phục nhạc mẫu, bất giác cảm thấy Tiểu Mai và mẹ nàng quả thật là… hai mẹ con tuyệt vời nhất trần đời, vừa xinh đẹp lại vừa đảm đang ngoài mức tưởng tượng, quả đúng là xuất thân từ gia đình danh giá. (À… thật tình thì họ chỉ… đứng nhì thôi, thua mẹ tôi hết! )

Toàn bộ đều là món Nhật, nhưng có pha thêm hương vị Việt Nam để ngoài gia đình Tiểu Mai ra thì những người còn lại tránh đi bỡ ngỡ, đề phòng trường hợp không hạp khẩu vị.

- Bữa tối hôm nay cả nhà tự nhiên nhé, gọi là họp mặt gia đình! – Nhạc mẫu cười hiền.

Được lời như cởi tấm lòng, đám con nít tụi tôi đã bắt đầu thấy rộn ràng trong bụng mà nhanh tay mở sức. Thế nhưng chỉ nhanh lúc đưa đũa, chứ gần chạm đến thức ăn là có phần hơi rụt rè mà bắt đầu giữ kẻ, cả tôi, Trân, anh Triết và chị Diễm đều như vậy. Phải chăng vì bàn ăn quá đẹp, quá kiểu cách nên giờ chúng tôi cảm thấy cần phải giữ lễ nghĩa?

- Coi kìa, mấy đứa sao thế? Ăn như mèo vậy? – Cô Ba ngạc nhiên.

Sự không qua mắt được “người ấy”, nhạc mẫu liền lên tiếng:

- Không sao đâu, nhìn cầu kỳ vậy thôi chứ dễ ăn lắm, toàn đồ trong nhà đấy, các con cứ tự nhiên, người nhà hết mà!

Tiểu Mai cũng hiểu ý, nàng tủm tỉm cười rồi bắt đầu “phổ cập” cách ăn những món trên bàn cho tụi tôi. Nào là món này phải ăn thế nào, ăn kèm rau gì, gia vị gì mới ngon, chấm nước dùng nào mới hợp. Mà đúng là ngon thiệt, ngon bá cháy con bọ chét, hết sảy con cào cào.

- Ngon…! – Anh Triết gật gù.

- Mẹ… kia kìa…! – Bồ Câu chỉ tay vào dĩa chả giò màu vàng rộm, nhờ mẹ nó gắp giùm.

- Mọi người toàn ăn vậy? Cụng ly cái nào! – Anh Minh giơ ly nước ngọt lên, hơi miễn cưỡng khi trong nhà lúc này chả ai uống bia.

- Dzô…! – Anh Triết vội hưởng ứng vị huynh đài của mình.

Đám trẻ tụi tôi khỏi phải nói, đũa muỗng đã bắt đầu chạm nhau bôm bốp, ly tách cứ thế cụng nhau đì đoàng, bữa ăn ngon quá xá là ngon. Về phần tôi thì nãy giờ cứ chú ý đến món bò kho ở bên tay phải mình, một phần vì thắc mắc sao trong bàn ăn món Nhật lại có món Việt như này, phần vì nhìn nó hấp dẫn và thơm tho lạ thường.

Không giữ kẻ nữa vì mọi người ai cũng bắt đầu ăn uống tự nhiên hết rồi, tôi nhoài người, hơi chồm dậy mà múc bò kho vào chén của mình, chính thức mở hàng cho món này trên bàn.

Và sự gay cấn nó đã diễn ra từ giờ phút này mà tôi nào đâu có biết chính cái món bò kho đã gây ra hậu quả nghiêm trọng đến như vậy.

Chap 344:

Bị hấp dẫn bởi màu đỏ quyến rũ của món bò kho cay nồng trên bàn, tôi liền đứng dậy múc ngay một muỗng to. Lúc ấy, bất thần nhạc mẫu tôi từ phía đối diện lên tiếng:

- Để cô múc cho, chồm người vậy thật khó!

Anh Triết mém sặc, ổng dòm tôi đầy cảnh giác, nhưng tôi nào mảy may để ý, chỉ tập trung cười lễ phép với nhạc mẫu mà bảo gì nghe vậy:

- Dạ… con cảm ơn cô!

Nhận chén bò kho thơm phức từ tay nhạc mẫu, tôi quả thực là có hơi run tí chút nhưng trong lòng không kém phần vui sướng bởi được đích thân mẹ của Tiểu Mai quan tâm thì xem như là đã hơi thành công rồi. Hóa ra mẹ nàng đúng là hiền thật, hiền y chang nàng vậy đó!

Tôi đúng là dốt, bị món bò che mắt, bởi Tiểu Mai hiền thì hiền, nhưng lúc nàng dữ lên cũng ghê gớm lắm thay. Ác nỗi lúc này tôi đâu có nhớ ra đâu chứ!

Cho miếng thịt bò mềm thơm vào miệng mà tôi hạnh phúc tràn trề, dỏng tai nghe nhạc mẫu hỏi bằng giọng nói êm ái khác thường:

- Ngon không Nam? Cô lo không hợp khẩu vị….!

- Dạ ngon, ngon lắm! – Tôi gật đầu lia lịa, khen thật lòng mà hóa ra y chang nịnh bợ.

Nhạc mẫu lại cười, và tiếp tục hỏi:

- Con có vẻ thích những món ăn được chế biến từ thịt bò nhỉ?

- Dạ đúng rồi, thịt bò ngon số một, liên quan đến bò là con thích lắm, đặc biệt là bò kho, bò khô! – Tôi vô tư kể ra vanh vách những món ruột của mình.

- Bò khô? – Nhạc mẫu thoáng ngạc nhiên, nhưng là vẻ ngạc nhiên đã được dự trù và diễn lại.

- Dạ, là thịt bò ướp khô đó cô, có thể ngày nào cũng ăn mà con không hề thấy ngán! – Tôi tiếp tục chứng tỏ rằng mình là thằng nói thật giỏi nhất quả đất.

Đến đây thì nhạc mẫu mới quay sang Tiểu Mai mà hỏi:

- Trước giờ mẹ có thấy con ăn thịt bò khô bao giờ đâu nhỉ? Vậy mà trưa nay về nhà, mẹ đã nhìn thấy một hộp to trong tủ lạnh…!

Câu hỏi được bỏ dở giữa chừng này vừa thốt ra thì tôi ngay lập tức cứng đờ cả người vì điếng hồn, mồm vẫn chưa nhai hết cục thịt bò bên trong. Anh Triết cười khổ, bé Trân thì hơi cúi mặt để che giấu thái độ, phía bên kia, gia đình nhà anh Minh đã và đang cố nín cười.

Phải nói đây là một câu hỏi hết sức tình huống và cực kỳ dễ liên tưởng. Tiểu Mai xưa giờ không thích khô bò, cái này ai cũng biết, mẹ nàng lại là người biết rõ nhất. Tôi cực thích khô bò, cái này ai cũng biết luôn, vì chính mồm tôi vừa nói ra. Tôi là bạn của Tiểu Mai, và tủ lạnh nhà Tiểu Mai lại đang có một hộp khô bò to tổ nái, nàng thì lại ở nhà một mình.

WAPSITE GIẢI TRÍ DI ĐỘNG

WWW.GIAITRI321.PRO

CƯA NHẦM CHỊ HAI...  Xuống Cuối Trang  

Vậy là rõ, không cần phải giải thích thì ai cũng đều biết một điều đó là… tôi chắc chắn phải có gì đó trên mức đặc biệt với Tiểu Mai nên cái món khoái khẩu của tôi mới nằm trong tủ lạnh nhà nàng (dù rằng tôi không thể nói là do Uyển Nhi tặng và bị Tiểu Mai tịch thu). Nhưng đúng là vậy mà, trong bàn ăn lúc này thì ai cũng đều gần như biết cả rồi, chỉ có người phụ nữ xinh đẹp lạnh lùng kia là đang kiểm chứng lại, khẳng định lại mà thôi.

Tiểu Mai hơi bối rối, nàng lí nhí nói:

- Con… vừa mua…!

Nhạc mẫu nhẹ cười, “khoan dung” tỏ ra như chưa có chuyện gì:

- Được rồi, mẹ hiểu rồi!

Nghe câu này xong thì trong đầu tôi liền dậy lên thắc mắc, mẹ nàng nói hiểu rồi thì tức là hiểu gì? Tức là cho phép hai đứa yêu nhau ư? Không, không được, phải đề phòng thôi.

Cấp độ phòng vệ trong tôi ngay lập tức được thiết lập, và giờ đây tôi buộc phải công nhận rằng những gì anh Triết nói là đúng, trong cuộc đối thoại với vị nhạc mẫu này đây, tôi có thể chết điếng bất cứ lúc nào. Tiếc là sự công nhận này hơi bị muộn màng, nhưng có còn hơn không.

-“ Ok, mình thông minh mà, bình tĩnh nào, cẩn thận cái miệng lại nào!”

Khi tôi không đề phòng, tất sẽ bị sơ hở. Khi tôi phát hiện sơ hở và bắt đầu đề phòng, thì tất sẽ bị tấn công, đó là điều chắc chắn.

“Vụ án khô bò” tạm thời được khép lại hồ sơ, bữa ăn tiếp tục diễn ra, và tôi đã bắt đầu đánh hơi thấy mùi nguy hiểm, vậy nên những cuộc đối thoại sau đó trong bàn ăn tôi rất ít can dự vào, chỉ cười hùa theo cho có lệ. Và tuyệt nhiên như một phản xạ, tôi không hề dám động đũa thêm một lần nào nữa vào món bò kho ngon lành kia.

- Thằng Triết học hành sao rồi mậy? – Chủ đề câu chuyện bữa ăn được anh Minh xoay từ vấn đề đường xá ở Nhật Bản so với Việt Nam sang vấn đề học hành của con em chúng ta, rất nhanh và có phần hơi lãng xẹt.

- Cũng bình thường! – Anh Triết ậm ừ cho qua chuyện.

- Bình thường là sao? Giỏi hay dở? – Cô Ba hỏi gặng.

- Là… rất ổn đó, mẹ ơi! – Triết cười khổ.

Và tiếng nói sắc sảo của nhạc mẫu nhà tôi lại xuất hiện:

- Nam, sao con không ăn bò kho nữa? Vừa nãy còn nói rất thích kia mà?

- Dạ… dạ…! – Được đích thân mẹ Tiểu Mai mời, tôi không dám chậm trễ, đưa tay múc ngay một muỗng.

- Con nói thích bò kho, món này xem như cô nấu dành cho bạn của con gái cô đấy!

- À… dạ… dạ…..! – Tôi toát mồ hôi hột.

Lạy thánh thần thiên địa, cô nói thế này thì làm sao con dám ăn nữa? Khác nào bảo con phải ăn hết cái tô to tổ bố trước mặt này, không hết thì sẽ phụ lòng cô.

Lại một câu nói nữa mà nhạc mẫu đã trực tiếp gán phần trách nhiệm của tôi vào cái món bò kho mà tôi suýt bị hại chết khi nãy. Mà ăn vì trách nhiệm thì còn gì là ngon miệng nữa chứ!

- Triết nhà mình học đại học ngành gì nhỉ? – Tạm tha cho tôi, nhạc mẫu đổi đối tượng, cũng là để tham gia vào chủ đề mới.

- Dạ, kiến trúc! – Anh Triết trả lời, nghe có phần run, lấm lét nhìn mẹ mình.

- Vậy may thật, cô muốn hỏi nhờ con một chuyện này được không?

- Dạ… cô cứ hỏi!

- Con thấy căn nhà này thế nào? Có hợp tỉ lệ vàng trong kiến trúc không? Kể cả cảnh quan và nội thất?

- Tỉ… tỉ lệ vàng á?  Cái này thì….!

- Sao vậy?

- À, con mới năm nhất, chưa học đến đó cô ơi!

Anh Minh lại vô tư, anh ấy rất vô tư và công chính liêm minh:

- Xạo mày, tao cũng lò kiến trúc ra đây, năm nhất đã có bài bổ sung nói về thuật ngữ này, ngay học kỳ vừa rồi, anh mày vẫn còn nhớ nhé!

Nhà lại cháy, nạn nhân đã méo cả mặt:

- Bữa đó… đệ ngủ quên, nên tạm nghỉ, giờ ôm sách theo về học lại nè!

Và cô Ba nhìn thằng con út mình bằng một ánh mắt mang ý nghĩa “tí nữa về nhà mày chết với bà”, khiến anh Triết mặt nhăn mày nhó đầy khổ sở.

Chứng kiến cảnh anh Triết chính thức lâm vào tuyệt địa, tôi bất giác đâm ra mủi lòng mà nảy sinh sự thông cảm, muốn ra tay trợ giúp huynh đệ. Thế nhưng tôi thì nào có hơn gì cho cam? Căn bản là từ nãy đến giờ tôi chẳng nói được một lời nào ra hồn cả, toàn lắp ba lắp bắp trước khí thế đầy áp đảo của người phụ nữ đang ở trước mặt.

- Ba em sao còn chưa về nữa? – Tranh thủ phút giây hiếm hoi lúc hai đứa cùng đến đưa thức ăn cho mèo đần Leo, tôi thì thầm hỏi Tiểu Mai, hỏi nhỏ thật nhỏ.

- Từ từ… bình tĩnh coi…! – Nàng bấm vào tay tôi, hơi bị đau.

Bất thần, mẹ của nàng hỏi một câu ngay giữa bàn ăn mà cả tôi, Tiểu Mai, Trân và anh Triết đều không hẹn mà cùng giật thót người:

- Mà cây Lakewood của con đâu rồi, bé Mai? Hồi giờ mẹ không thấy!

Bỏ xừ, cây đàn đắt giá đó hiện đang nằm ở nhà, trên giường phòng tôi chớ đâu, giờ có tài thánh thì nó mới xuất hiện lại ngay tại đây được. Không cần phải quá tinh ý lắm để có thể biết được cây Lakewood hiện đang ở đâu nếu căn cứ theo thái độ của tôi và Tiểu Mai lúc này.

- Con… con cho Nam mượn để tập đàn! – Tiểu Mai bối rối nói, nàng đã đan hai tay vào nhau.

- Ồ… con dạy đàn cho bạn à? – Nhạc mẫu ngạc nhiên hỏi.

- Dạ, đúng! – Tiểu Mai thừa nhận.

- Vậy thì bạn con có thể đến đây mượn đàn để tập trong lúc học là được rồi, sao con lại tự tiện để bạn đem về? Dù sao cũng là kỉ vật của ông ngoại kia mà, con phải là người biết rõ nhất giá trị của cây Lakewood đó chứ!

- ………….!

Trông thấy vì tôi mà Tiểu Mai giờ phải thập phần bối rối trước mẹ mình, cắn môi không biết nói lời nào mà tôi thương nàng không để đâu cho hết, bèn cố gắng mở mồm:

- Dạ… vì con học đàn nhưng lại ít qua nhà của Tiểu… à Trúc Mai, nên con mới năn nỉ được cho mượn về. Giờ con tập cũng gần xong rồi, nên ngày mai con có thể đem….!

Không kịp nói giúp cho Tiểu Mai, ý định của tôi đã bị nhạc mẫu cắt ngang, dập tắt từ trong trứng nước:

- Cá nhân cô thì không nghĩ là con ít qua nhà này theo như lời con nói đâu!

- Dạ… sao ạ? – Tôi thầm chột dạ vì mẹ Tiểu Mai làm gì biết tôi thường xuyên qua đây chứ, ở tận Nhật Bản kia mà.

Đưa ánh mắt như có băng sương về phía con mèo đần Leo đang vục mặt vào phần ăn của nó trong cái khay nhỏ, nhạc mẫu nhà tôi tiếp lời:

- Bé Mai, con nhận nuôi con mèo đó à?

- Dạ…! – Tiểu Mai khẽ nhíu mày xác nhận.

- Loài mèo thường hiếm khi quấn chân khách, trừ khi là chủ hay người quen lắm thì chúng mới có thói quen đó. Vừa nãy ở phòng khách, con mèo này chẳng phải liền ngay mà chọn núp sau chân Nam thì là gì?

- ………!

Điếng hồn vì có nằm mơ tôi cũng không thể nào ngờ rằng người phụ nữ này lại thông minh và tinh tế đến vậy. Cả một chi tiết nhỏ nhặt như con Leo chọn tôi để núp mà người cũng để tâm đến, lấy đó làm luận cứ mà bác bỏ đi những gì tôi vừa nói, dựa vào Tiểu Mai là chủ con mèo mà xác nhận luôn tôi là người quen của nó.

Thế cho nên, tôi đã không cứu được Tiểu Mai thì chớ mà lại còn trực tiếp đẩy mình lâm vào thảm cảnh, tự mình thừa nhận rằng vừa rồi mình đã nói dối trước mặt mẹ nàng. Cả tôi và Tiểu Mai lúc này đều gần như chết ngồi luôn tại chỗ, thất thần không biết phải nói lời nào trước ánh mắt lạnh băng của người phụ nữ xinh đẹp mà lại quá tinh tường này.

Không khí phòng ăn đột ngột chùng xuống và trở nên yên lặng khác thường. Tôi nhớ dân gian Pháp có câu rằng, khi không khí xung quanh bỗng nhiên chìm vào một vài giây yên lặng tức là đã có một vị thiên sứ vừa đi ngang qua.

Và ít ra thì bây giờ sự tích xa xôi này đã đúng, thiên sứ cứu tinh xuất hiện thật.

- Kính…coong….!

- Chắc hai ông kia về rồi đó! – Cô Ba lên tiếng, phá tan sự im lặng khó chịu rồi đứng dậy bước ra phòng khách.

Bữa tối tạm thời bị gián đoạn vì mọi người đứng dậy, lục tục ra ngoài đón chào hai “ông lớn” trở về. Tôi với Tiểu Mai cũng nhờ thế mà tạm thoát ra khỏi trạng thái đóng băng:

- Xui...! – Tôi nói nhỏ thật nhỏ, như muỗi vo ve.

- …………! – Tiểu Mai không nói gì, nàng khẽ thở dài não nề.

- Sao em bảo mẹ em hiền lắm mà? Anh thấy nãy giờ…. ! – Tôi thì thào.

- Mẹ hiền với Akira, với Hajiro, sao lại thế này với anh chứ? Thật không công bằng! – Nàng bực dọc cắt lời tôi.

- Hả? Hajiro nào nữa? – Tôi sửng sốt.

Thắc mắc của tôi về một tên tình địch nơi phương trời xa không được giải đáp vì sự xuất hiện của nhạc phụ đại nhân lúc này.

- Chà… thịnh soạn quá ta!

- Anh rửa mặt đi, cả nhà cũng vừa bắt đầu thôi! – Nhạc mẫu giúp nhạc phụ cởi áo khoác ra rồi móc hờ trên tủ.

- Ba nói ở lại làm vài ly, thế là giờ mới về được! – Chú Ba nói với vợ mình rồi ngồi vào bàn.

- Ngày mai lại qua, tự nhiên nhậu sớm vậy! – Cô Ba hơi nhăn mặt.

- Sơ khởi thôi mà, đàn ông gặp nhau nó phải vậy! – Nhạc phụ cười cười rồi quay sang nhìn tôi nháy mắt. – Phải không Nam ?!

Thiệt tình là lúc này tôi chỉ muốn bay tới ôm nhạc phụ mà bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc bởi chẳng những đã cứu tinh kịp thời mà lại còn đang thể hiện sự thân thiết đối với thằng rể này.

- Dạ…! – Tôi vội gật đầu ngay.

- Hà hà, nãy giờ không lấy bia ra uống? Bàn toàn nước ngọt không vậy, giang hồ coi ra gì! – Nhạc phụ cười thống khoái.

Nhạc phụ lên tiếng, nhạc mẫu đã đích thân mở tủ lạnh lấy ra liên tiếp mấy lon bia mát lạnh. Ít phút sau, nhạc phụ mặt mày tươi tỉnh bước ra, ngồi vào bàn ăn:

- Phiu… làm một hớp bia nào!

- Dzô, giờ uống mới đã này! – Chú Ba hưởng ứng nhiệt liệt.

Nhận ra rằng tôi đang chực cầm ly nước ngọt đưa lên, nhạc phụ chặn họng ngay:

- Sao lại nước ngọt? Lấy một lon đi Nam!

- Chán cho hai thằng bây, chắc phải thêm chữ Thị vào giữa tên tụi mày quá, đàn ông con trai gì mà không biết uống bia! – Chú Ba nhìn anh Minh và anh Triết lắc đầu, có vẻ hơi thất vọng về hai thằng con của mình.

Khui bia cái rụp, tôi rót vào ly mà thấy đã gì đâu:

- Phải vậy chứ, đã chào hỏi hết chưa? – Nhạc phụ cười.

- Dạ? – Tôi ngơ ngác không hiểu ý.

- Bác hỏi là chào hỏi hết trong nhà chưa? – Bác trai khẽ nháy mắt về phía nhạc mẫu.

Nào ngờ tôi còn chưa kịp trả lời thì nhạc mẫu đã lên tiếng:

- Rồi, còn hơn cả tưởng tượng!

Nhạc phụ bèn lấy làm ngạc nhiên, sững người lại trong giây lát rồi cười xòa:

- Hà hà, được rồi, ăn tối đã rồi nói sau. Dzô!

- Dzô…!

- Dạ… vô….!

Với sự xuất hiện đầy xôm tụ của nhạc phụ và chú Ba mà bàn ăn đã không còn bị nữ quyền làm chủ, không khí trở nên vui vẻ hẳn lên. Những câu chuyện hài hước trong hành trình chu du khắp thế giới của nhạc phụ luôn làm mọi người cười lăn bò càng, tôi thì ngày càng thán phục bác ấy hơn nữa, quả là đi nhiều sẽ giúp người ta trưởng thành nhiều hơn. Cũng trong thời gian đó, tôi để ý thấy nhạc mẫu nhìn chồng mình bằng ánh mắt trìu mến và đầy yêu thương, khác hẳn với ánh mắt… nhìn tôi khi nãy, lạnh như băng, hơn Tiểu Mai gấp mấy lần về khí thế áp đảo cục bộ.

Suốt từ lúc đó cho đến khi bữa ăn tối kết thúc, gia đình chú Ba lục tục kéo nhau ra về với lời hẹn ngày mai tất cả mọi người cùng đến thăm nhà nội Tiểu Mai. Tôi thì đứng tần ngần trước cổng sau khi đến cảm ơn chú Ba về việc đã giúp đỡ chuyện nhà Sơn đen hồi trước.

- Vậy anh về đây! – Anh Triết cố nán lại.

- Ừa, giờ em cũng chở Trân về nhà Nam, ngày mai anh đi chơi vui nhé! – Chị Diễm gật đầu.

- Rồi tí chú về bằng gì? – Anh Triết hỏi tôi.

- Chút em đi xe của Mai về sau cũng được! – Tôi cười gượng.

Bằng ánh mắt cảm thông, anh Triết vỗ vai tôi:

- Chúc chú may mắn, haizz…!

Trân cũng vậy, con bé nhìn tôi mà lay lay hai vai như cổ vũ tinh thần:

- Hông có gì đâu, có gì thì còn em, nha thầy!

- Ha ha, em tôi ghê qua! – Chị Diễm phá ra cười.

Tôi thì lúc này đã tắt cười mất rồi, chỉ biết đứng nhìn cho gia đình chú Ba rời đi, nhìn chị Diễm đạp xe tôi mà chở Trân về trước, cõi lòng bỗng chốc cảm thấy cô quạnh và đơn độc.

Tại sao tôi lại cảm thấy đơn độc? Bởi vì mười phút trước, khi tôi còn đang định nối đuôi mọi người mà cáo từ gia đình Tiểu Mai ra về thì nhạc mẫu đại nhân đã đề nghị:

- Trí Nam, con ở lại một chút nhé, cả nhà có chuyện muốn nói!

Và thế là giờ đây, tôi hồi hộp xốc lại cổ áo mà bước vào nhà, Tiểu Mai đóng cổng lại, nàng thì thầm an ủi:

- Bình tĩnh, anh!

Ở trong nhà, nhạc phụ tôi vừa hút xong một điếu thuốc, và nhạc mẫu cũng đã dọn dẹp nhà bếp xong xuôi:

- Vậy… bắt đầu nhỉ? – Nhạc phụ đại nhân hỏi.

- Ừa, hai đứa ngồi xuống đi! – Nhạc mẫu gật đầu nhẹ nói, đặt khay trà đào xuống bàn.

Căn nhà rộng rãi ấm cúng vừa nãy còn đầy ắp tiếng mọi người nói cười giờ bỗng chốc yên lặng hẳn đi, chỉ còn tiếng cây lá ngoài vườn xào xạc theo gió mà nhẹ đưa hương hoa sữa bay vào nhà. Nhưng hương thơm dịu nhẹ ấy bị hương thơm của trà đào theo làn khói bốc lên nghi ngút từ bốn chiếc tách nhỏ mà át đi.

Ba mẹ Tiểu Mai ngồi cạnh nhau, đối diện hai người dĩ nhiên là tôi và Tiểu Mai, mèo đần Leo ngoan ngoãn nằm phủ phục dưới chân bàn, nhắm mắt lim dim ra chiều phởn lắm.

- Con uống trà đi! – Nhạc mẫu chìa tay ra, khẽ cười.

- Dạ… con mời cả nhà! – Tôi lễ phép thưa, cầm tách trà của mình lên.

Trà vẫn thơm và ngon như trước, rõ ràng Tiểu Mai đã hoàn toàn học được tuyệt kỹ trà đạo này từ mẹ của nàng.

Thật nhẹ nhàng và khoan thai, nhạc mẫu nhà tôi lại rót thêm trà vào tách, rồi người mới lên tiếng:

- Gọi con ở lại đây là vì cô muốn nói một vài chuyện, con không phiền chứ?

- Dạ, không! – Tôi nói chắc chắn, cố tỏ vẻ chững chạc.

Nhạc mẫu cười mỉm, đưa ánh nhìn áp đảo về phía tôi:

- Như con cũng biết thì con gái cô về Việt Nam học đến giờ cũng đã hai năm rồi!

- Dạ…! – Tôi cố gắng ép mình nhìn thẳng vào mắt nhạc mẫu.

- Cả cô và ba nó đều đã không có những sự chuẩn bị tốt nhất để con bé có thể tự lập bước vào đời, thế nên gia đình đều rất lo khi con bé quyết định về Việt Nam sống một mình!

- Dạ… con hơi nghi ngờ về điều này ạ, vì con thấy Tiểu… à Trúc Mai thích nghi với cuộc sống ở đây rất tốt!

- Vậy sao có lần con bé gọi điện về gặp cô, vừa nói vừa khóc nhỉ?

- Hả? Dạ… hả?

Nhạc phụ đại nhân hơi nhíu mày nhìn tôi, và Tiểu Mai ở kế bên thì đan tay vào nhau, nàng đang rất bối rối.

- Hè vừa rồi, con bé bảo là sẽ không về Việt Nam nữa, cô đã rất vui, nhưng cuối cùng thì hiện giờ cô lại đang ngồi ở đây, trong một chuyến đi gọi là thăm-con-gái-xa-nhà!

- Con… không hiểu lắm ???

- Tất cả là do cậu, đúng chứ?

- ……..!

- Người được hỏi phải trả lời!

- ……….!

Một câu hỏi đanh thép đầy bá khí được một người phụ nữ xinh đẹp nói ra, chả thể nào tin được giọng nói êm ái này lại đáng sợ đến thế.

Trả lời ư? Nhưng tôi biết phải trả lời chuyện gì bây giờ đây? Câu hỏi này tự thân nó đã mang đáp án rồi kia mà, tôi đâu cần phải trả lời chứ?! Phải gọi là nhận tội mới đúng, quá khứ lỗi lầm non nớt ngày trước đã trót làm tổn thương cô con gái tiểu thư nhà người, để rồi giờ đây phải lâm vào thảm cảnh bốn mặt một lời này, tôi không còn lời gì để nói nữa.

Bữa tối vừa nãy chỉ là đoạn sơ khởi, và bữa trà này đây mới chính thức được gọi là mang đúng ý nghĩa mục đích của nó, ác mộng thực sự đã bắt đầu!

-------------------------

Bạn đang đọc truyện tại wapsite www.giaitri321.pro. Chúc bạn có những giây phút vui vẻ. 

www.giaitri321.pro – Wapsite giải trí miễn phí đích thực trên di động...!

-------------------------

Chap 345:

Sao vậy? Sao Tiểu Mai ra mắt nhà tôi thì hoàn toàn dễ dàng, không tốn công sức bày vẽ gì cũng đã chiếm trọn hảo cảm từ gia đình tôi. Ấy thế vậy mà đổi lại, giờ đây đến lượt tôi ra mắt gia đình nàng thì lại lâm vào tình cảnh thập phần gian khó.

Phải đối mặt với vị nhạc mẫu mà theo lời ái nữ là còn sắc sảo hơn gấp mấy lần, tôi đâm ra á khẩu toàn tập. Vừa bị tra vấn, vừa bị khí thế áp đảo, đầu óc tôi quay mòng mòng như chong chóng, bất giác cảm thấy chóng mặt vô cùng.

Đúng, đúng là vì tôi mà Tiểu Mai đã phải buồn khổ nhiều phen, thế nên việc nàng có lần khóc kể cùng mẹ là lẽ đương nhiên, tôi không hề trách cứ nàng điều gì. Quan trọng là bây giờ, không lẽ trước câu hỏi của nhạc mẫu rằng có phải tất cả những điều không hay đó đều là do tôi gây ra, tôi phải xác nhận là có hay sao?

Đến những ai dù chỉ có một nữa bộ não cũng biết câu hỏi của nhạc mẫu lúc này không phải là muốn tìm câu trả lời, mà là chỉ để dò xem thái độ của tôi.

- Con… con thừa nhận là… nhưng bây giờ thì tụi con cũng đã…. ! – Tôi khó khăn lắm mới mở miệng thành tiếng được.

- …….!

Thế nhưng lời còn chưa nói hết ra thì tôi đã chạm ngay phải một ánh nhìn sắc lạnh từ phía đối diện, cứ như thể chỉ cần tôi nói rằng “tụi con cũng đã yêu nhau” thì vị nhạc mẫu này sẽ nộ khí xung thiên mà đuổi cổ tôi về luôn vậy.

- Dạ… dù gì thì tụi con… cũng đã làm hòa rồi…! – Tôi đổi từ “yêu đương” sang “hòa hoãn”.

Ánh mắt nhạc mẫu thoáng dịu lại, khẽ lắc đầu nhìn tôi:

- Cô cho con bé về đây học, là để học, chứ không phải vướng vào những rắc rối không đáng có!

- Dạ…! – Tôi khép nép thưa.

Nhìn sang Tiểu Mai, nhạc mẫu nói:

- Con vẫn chưa thể rút kinh nghiệm hồi cấp II sao?

- Nhưng đó là khác mà mẹ…! – Tiểu Mai phản ứng yếu ớt.

- Khác về thời gian, bản chất là giống. Lúc trước vì con khăng khăng muốn về Việt Nam nên mẹ mới đồng ý, nhưng con nhớ đã hứa với mẹ những gì không? – Nhạc mẫu hạ giọng.

- Dĩ nhiên là con nhớ, nhưng… ! – Tiểu Mai khổ sở đáp lại.

- Nhưng con đã không giữ lời, mẹ nói rồi, không chỉ riêng mẹ mà cả ông bà đều đồng ý rằng chuyện tình cảm hiện giờ đối với con chỉ là một gánh nặng. Con chưa trưởng thành, sẽ rất dễ chịu nhiều đau khổ nếu chưa biết cách đối mặt!

- ……!

- Cả nhà cũng là vì muốn những gì tốt nhất cho con, mẹ không cấm cản chuyện tình cảm nam nữ, nhưng phải để sau khi con vào đại học!

Đến đây thì nhạc phụ bất thần ở cạnh bên lên tiếng:

- Tình cảm bộc phát tự nhiên nên cũng khó trách, cả hai đứa không hẳn là đã sai. Em càng cấm thì càng khó quản thôi, mà mình dạy con là làm bạn với con, không phải là quản thúc!

- Anh thì quá cưng con, em biết, nhưng nếu chuyện như trước tái diễn lại một lần nữa thì em biết làm sao? Anh thì lại đi suốt… !

Trước lời nói nửa gay gắt, nửa như khẩn thiết của vợ mình, nhạc phụ thở dài não ruột:

- Hết năm nay nữa thôi, là anh yên tâm về nhà rồi!

- ……..!

- Ba, mẹ… chuyện qua lâu rồi mà, cũng 10 năm kể từ lúc đó rồi…!

Không hiểu sao lúc bấy giờ, cả 3 người gia đình Tiểu Mai đều trầm xuống, ánh nhìn buồn bã hẳn đi. Nhạc phụ đưa mắt nhìn xa xăm ra cửa sổ, Tiểu Mai thì rời tôi mà bước đến ngồi cạnh mẹ mình, nắm chặt tay mẹ như an ủi.

Và giờ đây thì tôi lại càng chẳng biết làm gì hơn khi mà cục diện câu chuyện lại bị đẩy sang một vấn đề khác. Có vẻ như trong quá khứ cách đây 10 năm, gia đình Tiểu Mai đã xảy ra một chuyện buồn nào đó mà đến giờ nhắc lại, cả ba người họ vẫn còn rất buồn.

Thời gian trôi đi trong im lặng, từng giây từng phút cứ lững lờ kéo nhau theo làn khói từ những tách trà đào trên bàn đi về một chiều không gian khác. Cũng phải tầm năm phút sau, khi mà tôi đã bắt đầu gần như là ngồi thiền luôn trên ghế, tai lắng nghe tiếng tíc tắc đồng hồ mà đếm như tay lần tràng hạt thì ở phía đối diện, nhạc mẫu mới thở hắt ra rồi lên tiếng:

- Con qua kia ngồi đi, mẹ còn chưa nói chuyện của hai đứa xong!

Lời nói ra đã kéo tất cả mọi người trở lại thực tại, nhạc phụ lại theo thói quen nhấp một ngụm trà, và Tiểu Mai nghe lời mẹ, nàng lại bước sang ngồi ở ghế cạnh bên tôi.

Nhạc mẫu nhìn tôi, bây giờ thì ánh nhìn của người có vẻ ôn hòa hơn, và tôi bỗng thấy nhẹ nhõm hẳn ra chính là vì vậy.

- Hai đứa quen nhau như thế nào? – Nhạc mẫu nhẹ nhàng hỏi.

- Dạ, tụi con học chung lớp! – Tôi ngu ngơ đáp.

Và Tiểu Mai khúc khích cười, đến cả nhạc phụ bên kia cũng lắc đầu nhìn tôi đầy hài hước tỏ ý là bó tay trước câu trả lời có mà như không có của tôi.

- Dĩ nhiên là hai đứa phải học chung lớp, cô biết! – Nhạc mẫu thoáng cười chế giễu.

- Dạ… thế nên… tụi con quen nhau! – Tôi lại thật thà nói.

Bạn có bao giờ sử dụng một mệnh đề mà tất nhiên là nó đúng để kể chuyện, vì nó là chuyện hiển nhiên? Cứ như đang đề cập về con gà thì phải đẻ trứng, và con mèo thì phải đẻ con?

Tôi lúc đó đích thực là đang như vậy đấy, trả lời liên tiếp hai câu mà chẳng đâu vào đâu. Khiến cho vị nhạc mẫu đáng kính kia phải nhíu mày hỏi:

- Sao… con kể bạn con thông minh lắm mà?

- Cũng… tùy lúc! – Tiểu Mai uể oải bào chữa hộ rồi nàng nhìn tôi mà lắc đầu chán ngán.

- Cô hỏi là muốn biết Nam với con gái cô, đã quen nhau như thế nào? Lẽ tất nhiên là con không cần phải kể hôm đó con mặc gì, đi bằng gì, trời có nắng hay là mưa, độ ẩm không khí có hợp với một ngày để tỏ tình hay không!

Không hiểu là lúc đó trông cái mặt tôi có giống như là sắp sửa phun ra mấy cái chi tiết thừa thãi đó không nhưng qua lần hỏi thứ ba mang ý mỉa mai của nhạc mẫu, thì tôi rốt cuộc cũng đã biết là mình phải cần kể những gì.

Nhưng tôi còn chưa kịp kể thì Tiểu Mai đã lên tiếng:

- Con kể với mẹ rồi mà…!

- Mẹ muốn nghe chính từ bạn trai của con kể, được chứ? – Nhạc mẫu cười dịu dàng.

- Dạ… được! – Tiểu Mai ửng hồng đôi gò má, nàng thẹn thùng gật đầu.

Ối làng nước cha mẹ thánh thần ơi, có phải là tôi đã ăn rùa? Có phải do điệu bộ khờ khạo lấc cấc của tôi đã làm động lòng thương cảm của nhạc mẫu nên người cuối cùng cũng đã chấp nhận mối lương duyên giữa tôi và Tiểu Mai, gọi tôi là bạn trai của con gái người rồi sao?

Không cần phải đợi thêm nữa, tôi hăm hở thuật lại ngay hết thiên tình sử đầy lãng mạn giữa tôi và Tiểu Mai cho ba mẹ nàng nghe. Phải thôi, được lời như cởi tấm lòng mà, tôi kể hết, kể sạch sành sanh từ cái chiều hôm định mệnh Tiểu Mai ôm cặp đợi tôi hồi đầu năm lớp 10 cho đến cái đêm nàng vì nhường áo mưa mà đứng đợi tôi dưới hiên nhà cũng mùa hè năm đó.

- Dạ, toàn bộ là vậy đó! – Tôi hăm hở hết thúc câu chuyện của mình, trong lòng chắc mẩm rằng nhạc phụ nhạc mẫu sẽ cảm động không để đâu cho hết vì tôi chốt ngay khúc mình dẫn Tiểu Mai đi ăn vào đêm Valentine trắng.

Dè đâu kết quả không như tôi tưởng, và cũng không như Tiểu Mai nghĩ. Trước mắt hai đứa lúc này là một nhạc mẫu đang dần để lộ hàn khí ra ngoài, đến cả nhạc phụ ngày thường hòa nhã vui vẻ giờ cũng thoáng nhíu mày, ủ dột lắc đầu nhìn tôi.

- …….! – Tôi chợt rùng mình, đã bắt đầu dự là có điềm chẳng lành rồi đây.

- ……….! – Tiểu Mai cạnh bên tôi cũng không khá hơn, ngày thường nàng luôn là… chỗ dựa tinh thần vững chắc cho tôi vì tính điềm đạm cố hữu, thế nhưng lúc này nàng cũng đang khẽ cắn môi lo lắng nhìn hết ba rồi đến mẹ.

Và Tiểu Mai lại đan tay vào nhau, mà khi nàng đã đan tay bối rối rồi thì tôi biết là… Tiểu Mai lúc đó đã tạm thời mất đi sự thông tuệ vốn có mất rồi.

Thế là chỉ còn tự thân tôi mà thôi!

Nhưng câu chuyện vừa nãy tôi kể có gì sai? Nhạc mẫu muốn nghe chuyện thì tôi kể, tuyệt không dám nói dối hay thêm bớt nửa lời, có sao nói vậy đấy chứ!

Lúc đó, nhìn nhạc phụ cũng đang nhìn ngược lại tôi như tỏ ý khá thất vọng thì trong đầu tôi chợt vang lên văng vẳng một câu:

- “Mày không biết nói giảm, nói tránh sao Nam?”

Vâng, có một sự thật đáng buồn là như các bạn theo dõi truyện từ đầu đến giờ cũng đã biết, nếu phải đưa ra một cuộc bình chọn nhân vật yêu thích giữa tôi và Tiểu Mai thì chắc chắn gần chín mươi chín phần trăm các bạn sẽ bình chọn lá phiếu của mình cho Tiểu Mai. Và tôi dĩ nhiên là thằng tội đồ đã dám làm sầu làm khổ một người con gái xinh xắn, mỏng manh như vậy.

Đến cả người ngoài như các bạn mà còn cảm thấy bất bình như thế thì nói gì đến… hai đấng sinh thành, hai bậc phụ mẫu giờ đã tận tai nghe được ái nữ của mình đã từng buồn khổ thế nào, tận mắt thấy dáng dấp của thằng oắt từng “hành hạ” con gái mình ra sao.

Bấy giờ thì tôi mới phát hiện ra cái sự ngu của mình đó là đem kể một câu chuyện mà không chịu bớt đi những điểm gây bất lợi cho mình. Ở đây không có ý xúi giục rằng phải nói dối, mà chỉ là đôi khi giấu giếm một điều gì đó vì một lợi ích tốt hơn thì tại sao ta lại không làm? Và đặc biệt nhất là lại đang ở trường hợp của tôi, chỉ cần hớ miệng là xem như cầm chắc sao quả tạ trong tay mà ngậm ngùi rời bước khỏi gia đình Diệp Hoàng.

Nhưng thằng Nam của lớp 11 ngày xưa đâu có nghĩ xa được vậy, bị áp đảo từ đầu trận đến giữa trận rồi, nên khi nhạc mẫu mở lối thoát bằng chất giọng dịu êm thì nó tưởng vậy là đã qua cửa, hăm hở “kể chuyện theo yêu cầu” mà đâu biết mục đích thực sự của lời kể chuyện đó chính là…

- Anh nghe rồi chứ, em cũng chỉ lờ mờ đoán được phần nào nhưng không ngờ là lại quá đến vậy! – Nhạc mẫu lạnh lùng nói.

- Ừm… ! – Nhạc phụ đại nhân gật đầu rồi quay sang nhìn tôi. – Bác đã trông đợi ở con nhiều hơn thế, không quá nặng nề nhưng ít nhất là hơn chuyện con vừa kể!

- ……..! – Tôi câm họng luôn, trơ mắt ếch ra đầy ngơ ngáo.

Hóa ra…

Hóa ra nhạc mẫu bảo tôi kể chuyện này không phải là tò mò, mà là… chỉ bằng lí lẽ không thôi thì chưa đủ để buộc tôi, mà còn cần phải có cả bằng chứng. Và bằng chứng lúc này chính là câu chuyện tình giữa tôi và Tiểu Mai.

Và quá nửa trong câu chuyện tình đó đều là những gì tôi làm Tiểu Mai buồn, dù rằng tôi kể không thật chi tiết nhưng chỉ cần căn cứ vào một vài tình tiết chính yếu như tôi chạy theo Khả Vy ra sao, tôi hắt hủi Tiểu Mai thế nào. Rồi đem ghép lại với các mốc thời gian như Tiểu Mai từng khóc trong điện thoại với mẹ lúc nào, vậy là đã quá đủ. Và chắc hẳn một người thông minh như nhạc mẫu thì giờ đây cũng đã tường tận cả rồi.

Tất nhiên dù chúng ta có nghĩ ra lí do nào, hay ý kiến gì về việc mẹ của Tiểu Mai lại đối xử, thăm dò bạn trai của con gái mình bằng nhiều cách như thế là đúng, hay là sai thì chúng ta cũng không có quyền bắt bẻ, cũng không có tư cách phản biện. Bởi tấm lòng của cha mẹ đối với con cái là một tình cảm rất đặc biệt mà ở phạm trù đó, mọi thứ dù có là sai đối với thế nhân cũng là thành đúng để được nhìn thấy nụ cười của con mình. Huống hồ gì từ nãy đến giờ, tự bản thân tôi cũng nhận thấy được nhạc mẫu nhà tôi không làm gì sai cả, đó là sự thật.

Đưa ánh nhìn như ý hỏi “nhà người có còn gì để nói” về phía tôi, nhạc mẫu điềm tĩnh trực diện:

- …….!

- Con… thừa nhận là đã từng… nhưng hiện giờ con hoàn toàn thật lòng với…! – Tôi bỏ dở câu nói của mình, quay sang Tiểu Mai lấm lét nhìn nàng.

Nhạc mẫu không đếm xỉa gì đến lời tôi vừa nói, bắt đầu hỏi:

- Tôi hỏi cậu, con gái nhà tôi trong mắt cậu là như thế nào?

- Dạ…? Con chưa hiểu?

- Hỏi ra sao cứ trả lời như vậy!

- Dạ… Trúc Mai… rất… hiền, giỏi… nấu ăn ngon… !

- Chỉ như vậy?

- Lại… còn rất xinh nữa…!

Tôi định nịnh luôn là Tiểu Mai xinh vì rất giống nhạc mẫu nhưng kịp thời tắt đài.

- Nếu con bé không đẹp, không giỏi thì cậu có đổi ý?

Trả lời là không thì rõ là nói láo không biết ngượng thì sự thật là… tôi chỉ thích con gái xinh đẹp, mà rành rành là tôi vì thấy Tiểu Mai quá đẹp nên mới ngỏ ý làm quen ngay từ đầu. Mà trả lời là có thì… chết đứng không kịp trối.

- Dạ… con… dạ nhưng Trúc Mai vốn dĩ vậy… rồi mà!

- Vậy sao lúc đầu tiên, cậu biết con bé đã có ý như vậy, tại sao lại từ chối?

- Vì… lúc đó con đang… quen với… bạn khác…!

Bốn từ cuối cùng, phải khó khăn lắm tôi mới thốt ra được.

- Vậy hóa ra sau này khi cậu ngỏ ý với con bé, là chỉ vì đã chấm dứt với người khác?

- ……….!

- Vì biết rõ con bé thích cậu nên mới để lại như một phương án dự phòng?

- Con… thật tình là không dám có ý đó…!

- Thôi…mẹ ơi…! – Tiểu Mai lí nhí, nàng nhăn mặt như sắp mếu.

Nhạc mẫu không để tâm đến vẻ khổ sở của con gái mình mà cứ đăm đăm vào thằng nhóc đang sợ toát mồ hôi hột trước mặt:

- Ban đầu cậu biết là con bé thích cậu, thế tại sao không thể vì đó mà y theo? Chính cậu cũng kể là bị thu hút kia mà?

Vì… con gái của người lạnh lùng quá chứ sao, quay con như chong chóng, con biết đâu mà lần hở trời? Lúc đó Khả Vy lại tấn công con tới tấp nữa!

- ……….! – Tôi nghĩ một đằng nhưng không dám trả lời, thể hiện theo một nẻo khác là câm nín.

- Đúng là tôi không thể can thiệp sâu vào chuyện này, nhưng theo lí mà nói, cậu có tự thấy mình sai?

Thì… nãy giờ con đâu có một lần nào tự nhận là mình đúng đâu… Với cả tình yêu mà, làm gì có đúng có sai? Với cả… nhạc mẫu hỏi con như thế là đâu có giống như đang hỏi, giống… đang buộc tội con hơn…!

- Dạ… con sai…nhưng giờ con…!

- Giờ cậu đã đúng?

- Dạ….!

- Đúng vì nhận ra mình đã sai?

- Hở…? Dạ…!

- Vậy là cậu nhận mình sai, đến giờ?

- Dạ… con sai… nhưng mà sao…??

Thế rốt cuộc là sao vậy nhạc mẫu ơi? Con khù khờ chậm chạp mà người đổi trắng thành đen, hỏi sai thành đúng, lại còn tới tấp thế này thì đào đâu ra tỉnh táo mà con trả lời chứ… Vậy có quá bất công không?

Dường như cảm thông cho số phận của thằng rể hờ nên nhạc phụ tằng hắng tham chiến, hên là… lại về phe tôi:

- Thôi, em cũng hơi quá rồi đấy. Chuyện tình cảm con trẻ, mình can dự vào làm gì!

Nào ngờ nhạc mẫu chỉ cười lạnh mà đáp:

- Em không đến nỗi vô duyên đến vậy mà đi tra hỏi chuyện đó, tình cảm là tự nhiên, hai đứa thích nhau em không ngăn cản vì chuyện cũng đã rồi!

- Nãy giờ em vẫn hỏi vậy đó thôi? – Nhạc phụ chưng hửng.

- Em chỉ thử xem bạn trai của con gái mình ra sao, hóa ra chỉ là vì sợ mà đổi sai thành đúng, cái đúng của mình vì bị người khác ảnh hưởng mà trở mặt thành sai. Nam nhi như vậy thì sao là chỗ dựa cho con, bé Mai?

Hả?

Cái gì ????!!!!!!!!!!

Té ra nãy giờ không phải là hỏi đúng sai chuyện tình cảm kia, mà là… thử con á ???!!!!!!!!

Như biết được tôi đang nghĩ gì, hoặc có lẽ là mặt tôi đã biểu lộ ra hết cả, nhạc mẫu lắc đầu nhìn tôi, khách sáo nói:

- Cô không có khó khăn đến mức nãy giờ con nghĩ, và cô cũng xin lỗi nếu con có cảm thấy vừa rồi rằng cô quá vô duyên, không ý tứ khi hỏi sâu vào những chuyện riêng tư hai đứa. Nhưng… ổn thôi, cô đã biết điều cô muốn biết!

Là sao? Rốt cuộc nhạc mẫu đã biết điều gì?

Bỏ mặc vẻ ngơ ngác của tôi và nét cười vì bất ngờ của chồng mình, nhạc mẫu quay sang Tiểu Mai lạnh lùng nói chắc một lời:

- Mẹ cho con về Việt Nam là không muốn chuyện như cấp II với Akira tái diễn, con đã từng khổ sở thế nào chắc hẳn vẫn còn nhớ rõ. Thôi… chuyện đó không quan trọng nữa, hồ sơ học tập của con ở đây ba sẽ thu xếp. Ngày mốt con theo mẹ về nhà, tiếp tục học hết cấp III một năm nữa rồi vào đại học ở Nhật!

- Ơ…! – Cả Tiểu Mai và tôi đều cùng sửng sốt.

Nhạc mẫu nhìn con gái mình nửa nghiêm khắc, nửa trìu mến mà nhẹ nhàng nói, nhưng trong lời nói như có hàm ý không phản bác:

- Hai đứa nhà Shiho và Kitsudo có lẽ hợp với con hơn, mẹ sẽ cân nhắc khi họ đến đặt vấn đề một lần nữa!

Shiho?

Kitsudo?

Vậy con thì sao?

Chap 346:

Ngay khi nhạc mẫu quyết định phải đưa Tiểu Mai về Nhật, tôi thậm chí còn không có thời gian để ngạc nhiên. Mà trước mắt tôi lúc đó chỉ là một… điều gì đó trắng xóa, một cảm giác trống rỗng không chừng.

- “Cuộc gặp ngày hôm nay… kết quả là vậy sao?”

Có nằm mơ tôi cũng không bao giờ nghĩ đến điều đó. Tôi với Tiểu Mai chỉ vừa quen nhau, cạnh nhau được hơn nửa năm, vậy sao đến lúc này mọi chuyện lại phải chấm dứt như thế?

Tiểu Mai ở cạnh tôi cũng đang run lên, nàng nhìn sang ba mình cầu cứu. Trước ánh mắt khẩn thiết của con gái yêu, nhạc phụ không thể làm ngơ dù rằng có vẻ như người cũng đang cân nhắc với quyết định của vợ mình.

Ba Tiểu Mai thở hắt ra, lắc đầu nói:

- Anh không hẳn là đồng ý, nhưng cũng không có gì gọi là cấm cản, hai đứa còn nhỏ, cứ để tự nhiên quen nhau, em áp đặt vậy là cũng không…..!

- Em có vấn đề gì à? - Giọng nói ấy… lại vang lên, lạnh như băng.

- Không… không hợp lí lắm! – Bác trai húng hắng giọng, thoáng bối rối.

- Nhưng hợp tình, phải không? - Vẫn lạnh, vẫn dứt khoát.

- Sao? – Bác trai ngạc nhiên.

- Trên tư cách là một người mẹ, những gì em nói đều là hợp tình!

Bị lập luận chặt chẽ và có một không hai của vợ mình áp đảo, bác trai nhất thời không biết phải làm thế nào, chỉ khẽ thở dài thêm lần nữa rồi tặc lưỡi:

- Ừm….!

Cứu cánh cuối cùng đã sụp đổ, tôi thẫn thờ nhìn Tiểu Mai đang ở cạnh bên mình mà như cảm thấy nàng ngày càng xa, và lại càng xa hơn khi bắt gặp ánh mắt cương quyết của nhạc mẫu như chẳng hề có vẻ gì là đang thử hay sẽ thay đổi ý định gì nữa.

WAPSITE GIẢI TRÍ DI ĐỘNG

WWW.GIAITRI321.PRO

CƯA NHẦM CHỊ HAI...  Xuống Cuối Trang  

Tôi hoàn toàn vô vọng, và rất có thể tôi sẽ lại một lần nữa bất lực chứng kiến người mình yêu dần vuột khỏi tầm tay.

Giờ năn nỉ ỉ ôi liệu có được chăng? Có lẽ là không, tự tôi cũng biết điều đó, tiếng nói của tôi căn bản là không có một chút trọng lượng gì trong gia đình này cả.

Nhạc mẫu thì đã quyết, Tiểu Mai thì khó cãi lời mẹ, nhạc phụ im lặng xem như là đã đồng ý.

Hoàn toàn bất lực thật rồi, hi vọng mất hết thật rồi !

Tiểu Mai đau khổ đưa mắt hướng về phía tôi, đôi mắt trong veo giờ đã đã ngân ngấn nước, ầng ậng chực trào ra.

- Ngay từ đầu… mẹ đã không muốn gặp Nam rồi, đúng chứ…? Mẹ… đâu có tin con. Mẹ đồng ý gặp bạn con chỉ để thử sức, để thử cái giới hạn mà mẹ đặt ra ! – Nàng uất ức, nấc lên thành tiếng.

- Khi nào lớn rồi, có con rồi thì con sẽ hiểu lại mẹ thôi! – Nhạc mẫu đáp, lạnh tanh.

- Nhưng bây giờ con không hiểu, con không thể hiểu nổi. Từ nhỏ đến lớn con luôn nghe lời mẹ mà, từ đi đứng học hành đến chuyện quen ai, mẹ đều quyết định. Nhưng sao mẹ không thử một lần… một lần hỏi xem là con muốn gì?

- Con muốn về Việt Nam, mẹ đã đồng ý, chẳng phải vậy rồi sao?

- Nhưng….!!!!

- Không nhưng gì cả, mẹ với ba cũng chỉ là muốn tốt cho con thôi, về gần mẹ sẽ dễ chăm sóc con hơn, để con một thân ở đây mẹ lo lắm!

Có lẽ… Tiểu Mai dù sắc sảo đến mấy cũng không thể bì được với mẹ nàng, và dù có thể thì nàng cũng không cãi lí được, vì dù gì… Đúng, đúng như lời nhạc mẫu nói, và tôi cũng hiểu điều đó, tình cảnh lúc này cũng chỉ là vì nhạc mẫu muốn tốt cho Tiểu Mai. Nếu nàng về lại Nhật Bản ở cùng gia đình thì ba mẹ nàng sẽ yên tâm hơn, nàng sẽ được chăm sóc tốt hơn. Tin chắc nếu việc này hỏi ý ba mẹ tôi thì cả hai người cũng sẽ đồng ý với quyết định của nhạc mẫu.

Quyết định của nhạc mẫu là chính xác, hoàn toàn đúng đắn, tôi không trách cứ nửa lời.

Nhưng…

- Hức… con… con không thích Akira… cả Hajiro con cũng không. Con không hợp với họ, con không hợp với gia đình quyền quí truyền thống gì đó… con không… hức hu hu…!

Từng giọt nước mắt long lanh đang lăn dài trên đôi gò má cao kiêu hãnh, rồi thi nhau rơi xuống đôi bàn tay thanh mảnh giờ đã run lên và bấu chặt vào nhau…

- Miao….! – Chứng kiến cô chủ mình đang khóc nức nở, mèo đần Leo nhẹ thè lưỡi liếm tay nàng như để vỗ về cô chủ.

- Thôi nào… ngoan, mẹ cũng chỉ vì….!

- Chỉ là vì muốn tốt cho con mà phải áp đặt ý kiến bản thân, không tự đặt mình vào vị trí của Tiểu Mai sao?

Cả nhạc phụ và nhạc mẫu đều sửng sốt quay sang nhìn tôi.

- Cô có bao giờ tự hỏi vì sao chuyện cấp II đó mà Tiểu Mai lại phải khổ không? Con xin thưa, chính là vì Tiểu Mai không muốn làm mất lòng hai gia đình mà phải chấp nhận điều tiếng từ trường lớp, bạn bè đấy, cô đã từng biết qua ???!

Đúng, tôi có thể bất lực trước những ai thông tuệ hơn tôi, giỏi giang hơn tôi, bá khí áp đảo được tôi. Nhưng nếu làm người con gái tôi yêu phải khóc thì họ cứ thử xem, và tôi dám chắc rằng họ đã rất gan cùng mình khi đã chọc vào loài sư tử bình thường biếng nhác nhưng bá đạo thường xuyên.

Tôi không thể nào để Tiểu Mai phải khóc, một lần không, ngàn vạn lần không !

- Không phải việc của cậu, sao vậy? – Nhạc mẫu ngạc nhiên nhìn tôi.

- Cô thử con nãy đến giờ, sao lại bảo không phải là việc của con? Cô rất thương Tiểu Mai, nhưng có bao giờ cô tự hỏi rằng Tiểu Mai thích gì, muốn làm gì chưa?

- Cậu chưa hiểu được, giờ tôi không trách nhưng ít nhất là nên cư xử lễ độ!

- Vâng, có thể bây giờ hai đứa con không hiểu thật. Nhưng tại sao phải bắt hai đứa con hiểu chuyện của người lớn mà không phải là người lớn hiểu lại chúng con?

- ……..!

- Cô càng áp đặt, càng cấm đoán thì chuyện lại càng xấu hơn. Cô đã từng dùng một hòn đá chặn một khe suối chưa? Nước không chảy ra thành dòng nhưng sẽ len theo các kẽ khác mà đi!

- …………..!

- Méo…! – Mèo đần giật mình, chui tuột xuống gầm ghế.

Tôi lúc ấy dường như không còn biết đến bản thân, mà là tôi chỉ biết mình đang nói thay cho Tiểu Mai, và tự lúc nào không rõ, tôi đã đứng chắn giữa nàng và nhạc mẫu.

- Người lớn luôn bảo con trẻ chưa hiểu chuyện, nhưng chính họ cũng đâu biết là họ không hiểu trẻ con. Chính vì không hiểu nên họ mới nghĩ ra các cách thức ngăn chặn, cấm đoán. Mà cũng chính vì đó nên họ ngày càng xa rời con cái mình hơn. Cuộc sống là có qua có lại mà, mình không hiểu người thì sao trách được người không hiểu mình?

- ………..!

- Con rất phục vì cô có một người con hoàn hảo như Tiểu Mai, con thực lòng rất khâm phục. Nhưng con nói thật, chính vì vậy mà cuộc sống trước đây của Tiểu Mai quá chán ngán, quá vô vị!

- ………………!

Nhạc mẫu nhìn thẳng vào tôi, người thoáng lúng túng.

- Con biết, con hiểu trong mắt cô lúc này con chỉ là thằng con trai nhà quê ở vùng ven biển, không thể nào so bì được với Akira hay Hajiro ở xứ sở anh đào hoàn mĩ. Gia đình truyền thống hoàn hảo, cách sống hoàn mĩ không có một sai sót nào, vậy thì là hay, là… tốt sao… ?

Tự dưng nói đến đây, tôi đâm ra không dám nói nữa vì rõ là ý tứ dù cứ tuôn trào nhưng sao tôi lại không thể nói? Vì nếu tiếp tục nữa, e rằng tôi sẽ vượt mức giới hạn ý kiến mà chuyển sang luôn thành… xúc xiểm.

- ……..!

- Cứ tiếp tục, tôi muốn nghe xem thử vì sao một cuộc sống hoàn hảo mà nhiều người mơ ước lại là đáng chán! – Nhạc mẫu nhẹ cười.

Và tôi bất giác quay sang nhìn nhạc phụ:

- Ừm…!

Được cái gật đầu đồng ý của người, tôi mới dám tiếp lời:

- Một lối sống, một cách xử sự mà được áp đặt phải… không có một sai sót nào thì khác gì bị động và chậm tiến!

- Vậy thì sao? Có gì tốt hơn sao?

- So với những gì hoàn hảo thì với con, sống một cuộc sống biến động, được tự do thử những gì mới mẻ, tất sẽ có lúc nếm trải thất bại nhưng chính vì điều đó sẽ khiến cho cái từ “hoàn hảo” ngày một… ngày một….!

- …………!

Ngày một gì ta…? À đúng rồi!

- Ngày một hoàn thiện hơn nữa, đó mới gọi là không ngừng hoàn hảo!

Cả nhạc phụ và nhạc mẫu đều nhìn tôi bằng ánh mắt như không thể nào tin được, nhưng quan trọng nhất là Tiểu Mai, nàng đã… hết khóc, và cũng đang tròn mắt nhìn tôi.

Với tôi, vậy là đủ rồi, Tiểu Mai hết khóc là được, mà nói đi cũng phải nói lại, bộ dáng sau khi khóc của Tiểu Mai nhìn trông yêu quá đi mất!

E hèm, cũng phải thừa nhận là bây giờ, tôi tưởng tôi ngon thật, có lẽ vừa rồi ông bà nhập vào nên tôi mới nói… hay như vậy.

Thế nhưng nhạc phụ chợt bật cười và thủng thẳng nói:

- Nhưng cuối cùng là con đang muốn nói gì? Sao từ quan điểm cá nhân, à không… từ quan điểm đại diện cho hai đứa mà chuyển sang thế nào là hoàn hảo và hay hoặc dở?

- Ơ….!

Vâng, và tôi đã… ngu trở lại!

Nhạc phụ lắc đầu cười cười nhìn vợ mình rồi tiếp lời với tôi:

- Tranh luận muốn người khác phục mình là phải đi vào trọng tâm vấn đề, biết mở ra thì phải biết gói lại để còn chốt hạ, vậy mới là có lí lẽ và sức thuyết phục!

- Dạ…. ! – Tôi bối rối đáp.

Đó là bài học đầu tiên mà nhạc phụ dạy tôi về “Thế nào là thuyết trình và tranh luận?”, sau này tôi phải nói là cực kì biết ơn người vì bài học đó đã cứu tôi thoát hiểm vài cơn nguy khốn. Đến cả Tiểu Mai sau này còn tránh phải tranh luận với tôi về một vấn đề gì đó, và hai đứa thống nhất rằng… tôi là con trai nên phải nhường nàng. Vậy cũng như không, hic hic…!

Trở lại với khoảnh khắc hậu tranh luận hôm đó, trong khi tôi đang bối rối nhận ra mình vừa rồi đã có hơi hứng chí mà quá lố thì nhạc phụ đã lại ngồi xuống ghế cười thành tiếng:

- Mọi người ngồi xuống đi, sau đứng dậy hết thế?

Thật ra là chỉ có nhạc mẫu và tôi là lúc này đang đứng, còn Tiểu Mai thì ngồi quệt nước mắt, hãy còn đang thút thít nhưng đã yếu dần.

Ngồi lại xuống ghế, tự dưng lúc đó tôi thấy khát khô cả cổ, không ngăn được mắt mình nhìn về hướng ấm trà đào thơm ngon phía trước.

Và… như đã quá nắm rõ tôi, nhạc mẫu không nói không rằng, đưa tay nhấc bình trà lên rồi rót vào tách của tôi:

- Con dùng trà đi!

- Dạ… dạ… con cảm ơn !

Tự dưng bây giờ tôi lại đâm ra không muốn uống nữa, quái đản vậy chứ, chỉ mong… nhạc mẫu sẽ đổi ý mà thôi.

Im lặng một hồi, nhạc mẫu đưa mắt nhìn Tiểu Mai hãy còn đang thút thít, vẻ như thấy cô con gái yêu quý của mình đang mắt đỏ hoe nên người động lòng mà lại quay sang phía tôi và… hỏi một câu chẳng ăn nhập gì với những điều tôi đang mong đợi:

- Con đã từng nghĩ qua sau này, tương lai sẽ làm gì chưa?

- Dạ… sao cơ? – Tôi chưng hửng vì không hiểu ý.

- Điểm mạnh của con là gì? – Nhạc mẫu nhìn thẳng vào tôi hỏi tiếp.

- Dạ… con… giỏi Toán, bóng đá với… võ….! – Tôi thành thật khai.

- Nam tính nhỉ? – Nhạc phụ bật cười. – Nhưng không liên quan cho lắm!

- Hi…..! – Tiểu Mai cũng khúc khích cười, khiến tôi mừng hết lớn.

- Dạ… hơ hơ! – Thế là tôi cũng ngoác miệng cười theo cho vui nhà vui cửa.

Nhạc mẫu không cười, người hỏi tiếp:

- Hết năm sau là phải thi đại học, con có ý định sẽ vào ngành gì? Hay có dự định gì sau này?

- Dạ… giờ con cũng chưa biết! – Tôi gãi đầu lúng búng, hơi tự xấu hổ trước mọi người.

- Là nam nhi mà đến giờ vẫn chưa biết sau này mình phải làm gì?

- ……….!

- Bản thân còn chưa chắc lo được, sao có thể lo thêm một người nữa?

Bạn đã từng có những đêm dài nằm gác tay lên trán và tự hỏi một câu mà ngay sau đó bạn phải cảm thấy sợ ?

Đó là sau này mình sẽ trở thành gì đây ? Sẽ chết đi như một anh hùng hay sống đủ lâu để nhận ra mình quá tầm thường?

Hay cuối đời sẽ hối hận vì luyến tiếc thời gian còn trẻ đã qua, không dám tự làm những gì mình mơ ước?

Hay gần nhất là… hiện giờ mình đã có gì trong tay? Và vài năm nữa mình sẽ ra sao? Vẫn cứ như vậy hay sẽ khác đi ?

Có thể đôi khi chúng ta trách người lớn luôn giảng đạo nói lí, nhưng quả thật nếu ngẫm kĩ thì đó toàn là những bài học thấm tháp mà họ đã phải dùng cái giá đắt nhất trần đời để mua lấy, đó chính là thời gian. Và chắc chắn sau này, sẽ có lúc bạn cũng nói lại với con cháu mình y chang như thế.

Đúng ra là tôi sẽ định im lặng, ngậm bồ hòn làm ngọt luôn nhưng tự dưng lúc đó, tôi thấy nhạc mẫu đưa mắt sang nhìn Tiểu Mai khi nói “một người nữa” đầy ẩn ý thì tôi tự dưng… nhuệ khí bừng bừng, mạnh mồm nói cứng:

- Có thể… con không lo được bản thân nhưng chắc chắn con sẽ không để Tiểu Mai phải buồn hay lo nghĩ bất cứ chuyện gì, ít nhất là những gì con có thể làm được, con nhất định sẽ làm!

- ………..!

- E hèm… có hơi văn vẻ rồi đó! – Nhạc phụ tằng hắng.

Chính tôi bây giờ ngồi nghĩ lại cũng không biết vì sao ngày ấy, miệng tôi lại trơn như bôi mỡ thế không biết!

Trước câu trả lời của tôi, nhạc mẫu thoáng phân vân, nhẹ nhàng nhấp một ngụm trà rồi điềm đạm nói:

- Con nên tự tìm ra điểm mạnh của mình rồi phát huy, có thể không cần phải giàu có, nhưng… phải có tiếng tăm một chút, làm một điều gì đó được nhiều người công nhận và biết đến. Dòng họ nhà này chỉ cần như vậy, hay ít nhất là phải như vậy!

- Dạ… là sao ? – Tôi đần mặt ra ngơ ngác.

Nhạc mẫu không giải thích thêm mà chỉ nhìn tôi bằng ánh mắt… như ánh mắt của mẹ tôi vẫn thường hay nhìn tôi mỗi lần “giảng đạo” :

- Con bảo một cuộc sống hoàn hảo là đáng chán?

- Dạ… lúc nãy… con có nói vậy…!

- Bây giờ vẫn vậy?

- Thì… dạ… đúng là như vậy… nhưng kể ra… dạ, đúng là như vậy….!

- Sau này có thể con sẽ được gặp Akira, khi đó có chắc là còn tự tin như bây giờ?

- Con… không chắc, cái duy nhất con chắc là….!

Tôi lấp lửng, nhìn về phía Tiểu Mai:

- Là gì? – Cả hai người, ba mẹ nàng đều hỏi.

- Là… không để Tiểu Mai khóc nữa ! – Nói rồi tôi nhe răng cười với nàng.

- Thế lỡ sau này gặp ai đó giỏi hơn, lấy lòng được con bé thì sao? – Nhạc phụ nhíu mày.

- Dạ… không có ai đâu! – Tôi gãi đầu.

Và giờ đây thì nhạc mẫu đã cười, nụ cười đầu tiên từ nãy đến giờ:

- Thế giới này rộng lớn lắm, cậu trẻ à!

- Vậy hãy làm cho nó nhỏ lại là được! – Tôi nói như một phản xạ.

Đến lượt nhạc phụ ngạc nhiên, người nhìn tôi như thể không tin rồi quay sang nhìn vợ mình, và bắt gặp nhạc mẫu cũng đang… thập phần bất ngờ.

- Ăn to nói lớn thật, nghé mới sinh không sợ hổ đây mà! – Nhạc phụ phá ra cười hài lòng.

Thế là nhạc mẫu không nói gì nữa, người đưa tay như bảo Tiểu Mai qua sang bên cạnh mình ngồi, đợi cho con gái yêu nửa dỗi nửa vui phụng phịu sà vào lòng mình rồi thì mới lại nhìn chồng mình:

- Em hỏi, được không?

Nhạc phụ vỗ vỗ trán, lại cười khổ:

- Không phải chứ, sớm quá!

- Gì vậy mẹ? – Tiểu Mai lại lo lắng, nàng hỏi dồn.

Nhưng nhạc mẫu không chịu lý giải là sẽ hỏi gì mà chỉ khẽ ôm con gái rồi gật đầu nhìn chồng mình mà lên tiếng:

- Võ Trí Nam, đúng chứ?

- Dạ… dạ đúng! – Tôi giật bắn người lên.

- Nếu giả sử bây giờ cả cô và bé Mai đều rơi xuống một dòng sông mà hai người đều không biết bơi, và chỉ có mình con là biết bơi đang đứng trên bờ. Khả năng con chỉ cứu được duy nhất một người, con sẽ chọn cứu ai?

HẢ?

HỎI KIỂU GÌ THẾ NÀY ???!!!

Tôi nhất thời chết điếng, há hốc mồm vì… câu hỏi oái ăm này quả thực là trả lời đằng nào cũng chết. Chọn cứu nhạc mẫu thì lại bảo sao không cứu con gái, nhạc mẫu mất đi ái nữ thì sao thiết sống nữa. Nhưng chọn cứu Tiểu Mai thì sẽ lại… làm phật lòng nhạc mẫu, càng dở hơn nữa.

Bên nghĩa bên tình, sao cho trọn vẹn?

- Dạ… con có một thắc mắc…! – Tôi giơ tay.

- Ừ, nói đi! – Nhạc mẫu gật đầu mỉm cười.

- Dạ… lúc đó bác trai ở đâu? Có xuống phụ con cứu người chứ? – Tôi trơ tráo.

Nhạc phụ nhún vai bình thản đáp:

- Dĩ nhiên là bác cũng sẽ cứu, nhưng vậy thì con đang phá vỡ tính thuần thiết của câu hỏi rồi. Cứ trả lời đi, đúng thì là đúng, sai thì là sai!

- À… dạ….!!!

Đến tận bây giờ khi ngồi viết những dòng này tôi cũng chẳng thể nào quên được khung cảnh của ngày hôm ấy. Đó là một buổi tối khá lạnh sau cơn giông, ba người gia đình nhà Tiểu Mai ngồi một phía đối diện với tôi trước bình trà đào thơm ngát, và đều chờ đợi câu trả lời cho câu hỏi oái ăm nhưng… muôn thuở đó.

-------------------------

Bạn đang đọc truyện tại wapsite www.giaitri321.pro. Chúc bạn có những giây phút vui vẻ. 

www.giaitri321.pro – Wapsite giải trí miễn phí đích thực trên di động...!

-------------------------

Toát mồ hôi hột mà nghe tim đập binh binh, các nơron trong não cứ chạy xẹt qua xẹt lại như điện mà hoạt động hết công suất. Thế nhưng tôi chẳng thể nào tìm ra được câu trả lời nào xác đáng mà lại có thế trọn vẹn nghĩa tình.

Cứu nhạc mẫu, tiêu ái nữ. Mà cứu ái nữ, tiêu nhạc mẫu.

Một trong hai người bọn họ mà tiêu thì tôi cũng… chết theo chứ sống sao nữa.

Chết… chết theo?

Ơ-rê-ka !!!!!!!!!!!!!!!!!!!

Nghĩ xong là tôi trả lời ngay dù rằng vẫn còn chưa chắc được là mình sẽ nói đến đâu.

- Dạ… con sẽ cứu cô trước, rồi sau đó ở luôn dưới sông chết chung với Tiểu Mai cho trọn tình trọn nghĩa!

- ………….!

- ……………….!

- ……………………..!

Tại đây, ngay lúc này, có một sự im lặng nhẹ…

******

Hơn hai mươi phút sau, tôi dắt xe ra khỏi nhà Tiểu Mai mà giật mình biết được hóa ra… tay mình vẫn còn run từ nãy đến giờ. Tiểu Mai thấy vậy liền siết chặt tay tôi, lần đầu tiên tôi thấy được trong ánh mắt nàng một niềm quyết tâm mãnh liệt và kiên định đến thế:

- Chỉ khi không còn có thể, em mới không còn bên anh!

- ………!

- Nhưng có chuyện gì trên đời này là không thể, em với anh tài giỏi vậy kia mà!

- ………….!

Cũng là lần đầu tiên suốt ngần ấy thời gian quen nhau, tôi được thấy Tiểu Mai tự nhận rằng nàng giỏi giang, nhưng sự thật không phải là đúng như vậy hay sao?

Nhẹ đưa tay cốc đầu Tiểu Mai đầy yêu thương, tôi cười:

- Ngốc này, đụng chút là khóc!

- Ừ… nhờ vậy mới biết anh yêu của tui giỏi quá chừng đi! – Nàng yêu kiều tủm tỉm.

Hơi tiếc vì lúc này đang ở trước nhà Tiểu Mai và ba mẹ nàng lại còn bên trong nên chả thể ôm nàng một chút cho… đỡ lạnh, tôi ngồi lên yên xe luôn:

- Thôi về đây, trễ rồi!

- Ừa, về cẩn thận, gió lạnh đó! – Tiểu Mai dặn.

Đang định đạp xe quay đi thì tôi chợt ngoảnh lại kề tai nàng hỏi nhỏ:

- Nè, lỡ sau này mình sinh con gái thì em có làm khó thằng rể anh như mẹ em nãy giờ hông?

- Dĩ… dĩ nhiên là không rồi, ông hỏi… kỳ quá đi! – Tiểu Mai đỏ hồng mặt, khẽ dậm chân.

- Hề hề, nhớ là không đấy nhé!

- Ừa, về đi, đồ vô duyên!

Vậy là tôi đủng đỉnh đạp xe về nhà, buổi đêm nơi phố biển giờ này sao mà yên ắng và cũng lạnh quá đi mất. Ánh đèn vàng quen thuộc từ con đường biển vẫn tỏa xuống mà không làm tôi ấm thêm chút nào trước những cơn gió ban khuya đang thổi ngược lại.

Khiến cho tôi bất giác phải đưa một tay vào túi áo khoác của mình, và thoáng mỉm cười khi biết… lọ nước hoa của nhạc mẫu đại nhân vừa tặng mình vẫn còn nguyên trong hộp, và chiếc hộp đang nằm yên vị trong túi áo của tôi.

Đêm hôm đó tôi không tài nào ngủ được, vì cứ mỗi lần nhớ lại mấy tiếng đồng hồ vừa nãy ở nhà Tiểu Mai mà tôi cứ đứng tim lại mấy lần, và cũng cười vui mãn nguyện y vậy mấy lần. Cuối cùng tôi quyết định chợp mắt để sáng mai còn dậy sớm trả lời ba tôi vì cái tội về trễ, và trả lời bé Trân về lọ nước hoa quý giá màu xanh lá cây trên bàn tôi từ nãy đến giờ.

Khò… khò…zzz..ZZZ……

Một thời gian dài sau đó, rất rất dài, trải qua biết bao nhiêu đổi thay thế sự thì tôi tình cờ được biết một điều bí mật mà rất liên quan đến buổi tối hôm nay. Đó là theo như lời cô ấy kể lại thì ngày trước, ông ngoại của nàng có tiết lộ rằng… ngày xưa, ba nàng cũng từng bị… bà ngoại nàng quay như chong chóng hệt như tôi đêm nay với những câu hỏi oái ăm, những lần hù dọa áp đảo.

Và cũng hỏi cái câu “trọn vẹn nghĩa tình” kia, nhưng nhạc phụ trả lời sao thì tôi không được biết, chỉ biết là hồi đó, nhạc mẫu đại nhân nhà tôi không có ngồi khóc như con gái mình mà vụt bỏ ra ngoài luôn vì bất mãn, để lại nhạc phụ méo xệch mặt một mình chịu trận.

Để rồi cơ duyên xảo hợp sao đó mà ba của nàng cũng có hỏi mẹ nàng một câu, đó là…

- Sau này sinh con gái, hi vọng em không làm khó rể quý của anh như ba mẹ em hôm nay nhé! – Trích nguyên văn lời nhạc phụ.

- Yên tâm, em không có dữ đến vậy đâu! – Trích nguyên văn lời nhạc mẫu.

Vậy là sao đây?

Hai người rõ là đã thống nhất với nhau rồi thì sao lại còn… quay con như quay heo thế?

May là con tài năng kinh thế, thông minh tuyệt đỉnh nên đã đường hoàng qua ải, chứ không thì biết tính làm sao? Con gái hai người… ế chắc luôn đó, chả ai thèm lấy đâu!

Thôi, nói chứ con cũng không trách hai người đâu, vì con biết nếu mà… lỡ tụi con có con gái thật thì lẽ dĩ nhiên là… con sẽ y theo truyền thống mà làm.

Quốc có quốc pháp, gia có gia quy chứ, hừ hừ !!!

Nghĩ đến đây thì tôi chợt bật cười vì trong đầu mình đang dần hiện ra một cảnh tượng ở tương lai, khi mà tôi ngồi thủng thỉnh uống trà, âu yếm nhìn… Tiểu Mai cạnh bên đang “nhiệt tình” chất vấn thằng rể tương lai. Dùng ánh mắt sắc lạnh, dùng lối nói sắc sảo, dùng… bá khí áp đảo mà hù cho thằng nhóc con kia sợ đến vãi mật ra, vậy mới công bằng so với các bậc tiền bối đời trước.

Để rồi sau khi kết thúc (tất nhiên là trong trường hợp thằng nhóc không tung cửa chạy lấy người vì quá sợ), tôi sẽ ung dung mà nói với nó rằng:

- Nhóc con, ngày xưa bác và cả ba vợ của bác đây cũng từng bị y chang như vậy, phải trầy vi tróc vảy, khó khăn lắm mới có người để bây giờ nhóc mày đến nhà này hỏi vợ. Mà nghe đâu là sóng sau xô sóng trước cơ mà, thế cho nên ráng phải chịu đựng nhé. Ê… tao đang nói mà bây cứ gãi đầu là sao? Nam nhi mà, phải dũng mãnh lên chứ mậy!

Và tôi sẽ phá ra cười trước bộ dạng như gà mắc tóc của thằng nhỏ, cười thống khoái cực kì, hắc hắc !

Chứ còn sao nữa? Muốn lấy bé Tiểu Diệp nhà này đâu có dễ vậy bây !!!

Chap 347:

Ngày tôi và Tiểu Mai tạm biệt nhau để nàng trở về Nhật nghỉ hè cùng gia đình là một ngày thời tiết diễn ra khá lạ lùng. Hôm ấy bầu trời trong xanh không một gợn mây dù thời tiết đang vào hè, cũng là vào mùa mưa. Những tia nắng sớm nhảy nhót trên vai một thằng con trai đang vừa đạp xe vừa cười toe toét nhưng trong lòng… có một sự buồn nhẹ.

Cười vui vì thuận lợi qua ải, khiến cho nhạc mẫu đã thôi quyết định Tiểu Mai phải về Nhật vĩnh viễn, hơi buồn vì mấy tháng hè sắp tới đây, tôi sẽ lại ở trong tình trạng giống năm trước, đó là không được cùng bạn gái tay chung tay bước vào một kỳ nghỉ hè đầy mơ mộng.

- Đồ điệu, sáng sớm cũng xịt nước hoa!

Trân ngồi sau lưng tôi, con bé đập vào lưng một phát thật lực làm tôi giật cả mình, thoát ra khỏi dòng suy tưởng miên man.

- Hì hì, được bác gái tặng mà, hôm nay đi tiễn thì phải xịt cho thơm chứ! – Tôi cười khoái chí.

- Ờ, anh thì nhất rồi! – Trân cố tỏ ra hờ hững, hích mũi mà nói.

- Mà thơm hen, từ giờ chắc đi đâu anh cũng xịt luôn quá! – Tôi xuýt xoa.

- Hứ! – Trân nguýt dài ngoảnh mặt đi.

Vâng, sáng nay vừa tỉnh dậy là tôi đã vồ ngay đến lọ nước hoa được nhạc mẫu tặng, sau khi quan sát lọ nước hoa có dạng hình cầu dẹp màu xanh Sapphire trong suốt một hồi, thích thú nhìn loại chất lỏng đang lúc lắc theo từng cử động của bàn tay thì tôi bắt đầu… xịt.

Người ta bảo xịt nước hoa là phải nhẹ nhàng, tránh không xịt nhiều để bị gắt, gây khó chịu cho người xung quanh. Nhưng tôi lúc đó nào biết, cầm lọ nước hoa quý giá mà xịt khắp người mình như thể đang… xịt phòng. Kết quả là tôi vừa mò mặt ra khỏi phòng thì cả nhà tôi đều trố mắt nhìn bởi tôi đi đến đâu thì… thơm đến đó, hệt như thiên sứ hương thơm đang lướt qua trần thế, mỗi lần lướt một đường là lại thơm hương lần đó. Đến nỗi chị Diễm cũng phải che miệng cười để tránh lăn bò càng ra mà sặc sụa, Trân thì la toáng lên cho cả ba mẹ tôi đều biết.

Thây kệ, có nước hoa thơm thì cứ xịt, sao phải xoắn?

- Dẫn em theo làm gì nhỉ? – Tôi hỏi.

- Ai biết, chị Mai dặn thì anh làm theo thôi mà! – Trân nhún vai đáp.

- Nói giọng gì đấy, làm như anh bị sai vặt vậy? – Tôi hơi ngờ ngợ ý của con bé đang nói là tôi sợ vợ nên liền cự lại.

- Tự anh nhận nha, em đã nói gì đâu! – Con bé thè lưỡi trêu.

- Ờ, chọc cho đã đi, đằng nào mai anh cũng thoát rồi, hehe!

- Thoát gì?

Nhướn lông mày lên tỏ vẻ nguy hiểm, rồi tôi ngoác miệng cười:

- Mai em với chị Diễm về lại nhà rồi, anh thoát, hehe, không phải ngày nào cũng nghe em cằn nhằn nữa, ô hô hô!

Chính là vậy đấy, theo lời cô Nguyệt đã bàn với mẹ tôi thì dù gì chị Diễm cũng đã về nghỉ hè, thế cho nên cô Nguyệt hoàn toàn tin tưởng con gái lớn của mình sẽ chăm sóc tốt cho bé út, vì vậy vào ngày mai thì hai chị em Diễm Trân sẽ dọn trở lại về nhà mình. Tức là, sau vài tháng trời “tạm trú” tại nhà tôi thì ngày mai bé Trân sẽ rời đi và trở về nơi thường trú quen thuộc. Để rồi khi ba mẹ của con bé quay trở về vào thời gian tới thì cả nhà đoàn tụ, và nghe đâu sẽ là một chuyến du lịch Nha Trang đã được lên lịch cho kỳ hè này.

Trông thấy cái bộ vui sướng của tôi, Trân thở dài rồi chán ngán nói:

- Ờ, vắng em rồi xem ai buồn cho biết, ha!

- Mơ đi cưng, hehe! – Tôi vẫn tí toét.

Vài phút sau, hai đứa tôi dừng xe trước nhà Tiểu Mai rồi đứng ngây ra luôn tại chỗ.

- Trời đất, mình đi sớm lắm mà! – Trân sững sờ.

- Ừ… sớm thiệt, mới có hơn 7 giờ mà! – Tôi cũng thẫn thờ nhìn lại đồng hồ mình.

Trước mắt tôi là chiếc Camry của chú Ba mà tôi từng có dịp đi hồi cắm trại đang đậu ngay cổng nhà Tiểu Mai. Và nhạc phụ đại nhân cùng chú Ba đang chuyển hành lí vào cốp xe.

- Ô, đến tiễn à Nam? - Nhạc phụ thấy tôi ngay trước nhất, người liền cất tiếng gọi lớn.

- Dạ… con tưởng đến trưa mới đi chứ! – Tôi để xe cho Trân giữ rồi bước lại gần.

- Trưa là đến Sài Gòn rồi, giờ phải đi để còn kịp chuyến bay chiều! - Nhạc phụ giải thích rồi nhìn vào trong nhà. – Bé Mai đang ở cùng với mẹ nó trong đó, con có vào thì vào!

Có vào thì vào? Tức là sao vậy kìa?

Trông bộ dạng đần thối của tôi, nhạc phụ đại nhân lắc đầu cười rồi nháy mắt:

- Không chào tạm biệt nhau sao?

- À.. dạ… có chớ! – Tôi ngớ người hiểu ra rồi cũng dợm bước quay vô nhà.

- Nam, bưng cái này phụ chú! – Nào ngờ chú Ba đã chặn lối.

Không còn cách nào khác, dù gì nếu vừa đến mà tôi đã vội xáp vào Tiểu Mai thì kể cũng kỳ, thôi thì ở lại phụ dọn đồ còn hơn. Mà kể ra cũng chẳng có gì phụ, vài cái vali cùng túi đồ tuy nhỏ nhưng hơi nặng, không đến nỗi cồng kềnh cho lắm, ba chú cháu hè nhau bưng lên rồi quẳng vào cốp xe là xong. Tôi cũng lăng xăng phụ ngược phụ xuôi, Trân thì tự lúc nào đã để luôn xe tôi ở ngoài đường mà chạy vào nhà.

- Vậy… bay thế này thì khi nào về Nhật vậy bác? – Tôi tò mò hỏi.

- Khoảng giữa trưa hôm sau đấy! - Nhạc phụ phủi tay rồi đáp.

- Dạ…!

Thật ra tôi hỏi là hỏi cho có, chứ dù có biết khi nào gia đình Tiểu Mai đến Nhật thì tôi cũng chẳng làm được gì, có không biết cũng không có hại gì.

Thu xếp đồ đạc xong hết vào xe, trong khi nhạc phụ và chú Ba đang rít thuốc lá mà hóng mát tán chuyện thì tôi dựa cửa xe, đưa mắt nhìn xa xăm vào nhà.

Căn nhà này giờ đây đã rất đỗi quen thuộc và như trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống của tôi, vì hầu như ngày nào tôi cũng đến đây, gần như toàn bộ thời gian rảnh rỗi tôi đều dành trọn cho Tiểu Mai. Vậy mà những ngày tới đây, tôi sẽ phải tự cố ép mình không nên đến đây nữa, không nên bước vào nhà này nữa. Bởi… tôi làm quái gì có chìa khóa, lỡ nhớ quá hóa liều mà leo tường vào, bị dân phòng túm đầu a lê về bót thì bỏ xừ.

Nhưng nghĩ theo một hướng khác thì lần tạm biệt Tiểu Mai này cũng là khoảng thời gian riêng tư cho cả hai. Nếu ngày nào cũng gặp thì lại đâm ra nhẵn mặt nhau, ít nhiều cũng có sự lâu dần thành quen, quen quá hóa bình thường, bình thường quá cũng dễ thành… chán ngán. Nên tin rằng lần tạm biệt này, sau hơn 2 tháng gặp lại chắc chắn hai đứa tôi sẽ lại còn tình cảm hơn trước. Lâu lâu có cơ hội “đông lạnh” tình yêu, đến ngày tái ngộ thì “rã đông” ra cũng thú vị lắm chứ. Hơn nữa hè này không giống hè trước, tôi với Tiểu Mai đã là người yêu, hoàn toàn có thể tâm sự qua điện thoại.

Rồi tôi lại lan man nghĩ xem liệu một ngày nào đó, mẹ tôi mà phát hiện ra hóa đơn điện thoại hàng tháng bất chợt có tầm vài chục gọi đường dài sang Nhật thì không biết bà sẽ nghĩ sao nhỉ? Nhưng tôi chưa kịp nghĩ đến cái hậu quả nghiêm trọng nào sất thì tôi đã phải vụt đứng thẳng lại, nghiêm túc chỉnh trang hệt như lính diễu binh.

Bởi một lẽ đơn giản, nhạc mẫu đại nhân đang từ trong nhà bước ra, và đối diện với người phụ nữ quý phái này, tôi bất giác cảm thấy mình chợt thấp kém đi vài bậc.

- ……..! - Nhạc mẫu nhìn tôi thoáng cười rồi đưa ánh mắt sang chồng mình như ý hỏi mọi sự đã xong xuôi hết chưa.

- Được rồi, giờ qua nhà cậu Ba thôi nhỉ! - Nhạc phụ gật đầu, rít thêm một hơi nữa rồi dập thuốc, quẳng tàn đi.

Nhạc mẫu đúng thật là… mẹ của Tiểu Mai, à không, phải gọi là nàng đúng là con của mẹ mình mới đúng. Bởi lẽ so phần lạnh lùng thì nhạc mẫu cũng thuộc hàng kinh thế ghê lắm, tưởng đâu sau cái đêm mà nhạc mẫu mỉm cười tặng tận tay tôi lọ nước hoa thì hôm nay người sẽ đối xử với tôi khác chứ. Nhưng nhạc mẫu chỉ nhìn tôi cười nhẹ rồi quay đi, từ đó về sau tuyệt nhiên không nhìn tôi lấy một lần.

Cực kì hoang mang, tôi tự hỏi liệu có phải sáng nay mình đã làm gì sai không? Không, hơn nữa tôi vừa mới gặp lại nhạc mẫu thôi mà, đã có làm gì đâu? Chết mồ, hay do sáng nay tôi xịt nước hoa “đậm” quá nên bị ghét? Mà lí nào lại thế được, nhạc mẫu chỉ đi ngang qua tôi có chút chứ mấy, có đứng gần đâu mà nghe được?

Như một phản xạ khi gặp chuyện nan giải, tôi liền quay sang bên phải mình rồi cũng thẫn thờ nhận ra ngay là Tiểu Mai không đang ở cạnh bên nhìn tôi như mọi khi. Nàng vẫn còn trong nhà, chưa có bước ra theo ba mẹ.

- “Làm gì trong đó mà lâu thế nhỉ? “ – Tôi thắc mắc nghĩ thầm trong bụng.

Như đọc được thắc mắc của tôi, nhạc phụ lên tiếng, dùng tay gõ vào đồng hồ ra ý quan tâm về thời gian:

- Con bé làm gì nữa vậy em?

- Dunno! - Nhạc mẫu nhún vai đáp, nói gì đó mà tôi nhất thời không hiểu.

Nhưng hiện thời thì tôi cũng chưa cần thiết phải bắt ép mình hiểu hết về vị nhạc mẫu bí ẩn này, tôi chỉ quan tâm là… Tiểu Mai của tôi đang từ trong nhà đi ra, trên tay nàng là mèo đần Leo được bồng bế cưng như trứng, hứng như hoa. Bé Trân tíu tít đi sau, trên tay là giỏ xách được phủ khăn mà nhìn vào thì tôi đồ rằng có lẽ là… đồ ăn đây mà.

Trông thấy tôi đang đợi, Tiểu Mai mỉm cười bước lại gần, nàng hỏi vừa đủ nghe:

- Đợi em hở?

- Đợi… cả nhà em! – Tôi định gật đầu nhưng kịp chữa lại cho hợp hoàn cảnh.

WAPSITE GIẢI TRÍ DI ĐỘNG

WWW.GIAITRI321.PRO

CƯA NHẦM CHỊ HAI...  Xuống Cuối Trang  

Hôm nay Tiểu Mai khác hẳn với thường ngày, nàng không còn là cô học trò áo dài của Việt Nam, cũng không hẳn là cô bạn gái sống ở Phan Thiết như mọi khi, mà có vẻ đã trở lại là… một cô tiểu thư thật sự. Nàng mặc áo sơ mi trắng, bên ngoài lại còn khoác thêm chiếc áo đen như đồ vest dành cho nữ, trông hệt như các… nữ sát thủ vẫn thường thấy trên phim Hàn Quốc.

Biết tôi nghĩ gì, Tiểu Mai cười tủm tỉm:

- Ở Nhật khác ở đây, anh à!

- À… ừ… thế giờ đi nhỉ? – Tôi lúng búng gãi đầu, hơi bị choáng ngợp trước vẻ đẹp có phần… chuyên nghiệp đầy chững chạc này.

- Chưa, nói chuyện chút! – Nàng thản nhiên trả lời.

- Ba mẹ em đang gấp kìa! – Tôi vừa nói vừa nhìn sang hai người, bắt gặp hai người cũng đang nhìn lại mình bèn giật thót cả người.

- Không sao!

Nói rồi Tiểu Mai vẫn cứ tay bồng mèo Leo mà đến nói với ba mẹ:

- Mọi người qua nhà cậu Ba trước đi, năm phút sau con qua!

- Sao? - Nhạc phụ tỏ ý ngạc nhiên.

- Nam chở con qua bằng xe đạp! - Tiểu Mai nói.

- Rồi bé Trân? - Nhạc phụ hỏi lại.

- Trân đi xe của con, đằng nào để xe đạp lại đây cũng không ai đi, con gửi sang nhờ Trân thỉnh thoảng chạy giùm, vậy ha ba! - Giở giọng nũng nịu ra, Tiểu Mai hấp háy mắt nhìn ba mình mà sử dụng đặc quyền “con gái cưng”.

Im lặng tức là đồng ý, nhạc phụ cười lắc đầu rồi đến gần tôi chìa tay ra. Chợt hiểu ý, tôi cũng chìa hai tay ra để đón lấy cái bắt tay như giữa hai người đàn ông.

- Thế thôi, nhà bác về đây, hẹn gặp lại!

- Dạ, cả nhà đi đường cẩn thận! – Tôi khẽ cúi đầu chào.

- Mười lăm phút nữa, bác muốn bé Mai ở nhà chú Ba nhé! - Nhạc phụ nháy mắt ý nhị, hào phóng cho tôi thêm hẳn mười phút “chia tay”.

- Dạ… con cảm ơn! – Tôi xúc động không để đâu cho hết, đồng ý ngay tắp lự.

Rồi nhạc phụ quay đi sau khi xoa đầu Trân, hứa hẹn sẽ mang cho con bé một bộ truyện dài tập vào lần gặp sau nếu có. Nhạc mẫu cũng nhìn tôi, khẽ gật đầu như thay cho lời chào tạm biệt rồi chợt người bất ngờ cười hiền:

- Chăm sóc mèo cưng cho tốt nhé!

- Dạ? – Tôi há hốc mồm.

- Hở? - Tiểu Mai cũng sửng sốt cạnh bên.

- Con định gửi mèo cưng cho nhà bé Trân à? - Nhạc mẫu hỏi.

- Dạ… sao mẹ biết? - Tiểu Mai thắc mắc.

- Có vẻ nó thích Nam hơn đấy, thử xem!

Trước lời mẹ, Tiểu Mai thoáng ngần ngừ rồi nhìn mèo Leo mà thủ thỉ:

- Chị sắp về nhà nghỉ hè rồi, không mang theo cưng được, thôi hẹn gặp lại cưng nha. Giờ cưng qua nhà chị Trân, chị Trân cho cưng ăn cá suốt ngày, được hôn?

Rồi nàng nựng nhẹ vào má nó.

- Mi…ao….! – Mèo đần như có linh tính, nó chợt hết đần mà kêu lên một tiếng hơi bị… buồn bã, mắt cụp xuống tỏ ý không muốn rời tay cô chủ của mình.

Nhưng tôi biết tính Tiểu Mai, nàng thương thì thương nhưng lúc cần cũng rất dứt khoát, bồng mèo cưng mà đặt ngay sang tay bé Trân.

- Woa… về nhà chị nhaaaa! – Trân thích thú reo lên.

- Méo ! – Nhưng mèo Leo không làm vậy.

Mèo Leo nó hơi bị đần, tôi đã nói rồi mà, ở cùng Trân chắc chắn là cực tốt cho nó, tha hồ mà ăn cá suốt ngày. Nhưng nó đâu chịu, nó nhảy phốc khỏi tay Trân xuống đất mà chạy đến núp sau chân tôi, ngoe nguẩy cái đuôi cạ miết vào giày tôi ý như đề nghị “cho ở ké”.

- Ơ cái… cái đứa này…! – Tôi định kêu “ơ cái đệch” nhưng phút cuối kịp ngậm mồm lại.

Không để cho bọn trẻ có thêm thời gian ngẩn ngơ, nhạc mẫu chốt hạ:

- Rồi, quyết định như vậy nhé!

- Ơ….! – Trân khá bất ngờ với quyết định chóng vánh này.

Rồi nhạc mẫu bước lại gần tôi, kề tai nói nhỏ nhưng lại nhấn nhá từng chữ một như trong lời nói có thép có gang:

- Tôi mà biết bé Mai khóc lần nữa thì sự không được dễ như hôm vừa rồi đâu nhé!

Chỉ đủ cho mình tôi nghe thấy, nhưng cũng dư sức khiến tôi phải rùng mình. Nhuệ khí đêm trước tiêu biến mất, tôi lắp bắp:

- Dạ… dạ, con biết rồi!

- Ừm, thôi cô về, gửi lời chào hỏi thăm đến gia đình con nhé! - Nhạc mẫu nói rồi quay trở vào xe, không quên dặn cô con gái cưng lúc đi ngang qua. - Tạm biệt thôi, còn về nữa đấy!

Ngày ấy, tôi chưa hiểu hết ý nghĩa của lời dặn cho nhạc mẫu gửi lời chào hỏi đến gia đình tôi, mà tôi chỉ xem như đó là một lời chào tạm biệt thông thường và thêm tính trang trọng. Vậy thì nó còn có thêm ý nghĩa nào khác?

Ba mẹ Tiểu Mai vào xe, chú Ba nổ máy rồi lái xe về nhà mình, băng ra khỏi đường Tuyên Quang hướng về phía biển Đồi Dương. Còn lại trước nhà lúc này là tôi, mèo đần bên dưới, Tiểu Mai cạnh bên và bé Trân hãy còn ấm ức đứng chiếc xe của Tiểu Mai.

- Không chịu đâu, em muốn nuôi Leo, anh Nam có biết gì đâu! – Trân bất chấp nể nang, dậm chân nói bực bội.

Không biết phải nói gì, Tiểu Mai quay sang nhìn tôi cười khổ.

- Ừ thì… nhưng Leo nó chịu qua với em đâu chứ, thôi thì… để anh nuôi, thỉnh thoảng dẫn nó qua nhà em! – Tôi ngoài mặt nói thản nhiên mà trong lòng nghe đau như cắt, rủa thầm con mèo đần chết toi sao lại không phóng qua chỗ Trân ngay đi.

- “Mày ở với ông, ông… vặt râu mày, treo mày lên nóc nhà nha con!” – Tôi nghiến răng nhìn mèo đần, cố bí mật trừng mắt nhìn nó.

Và nó lại thể hiện trình độ… đần của mình, bị chủ hờ trừng mắt mà còn ra chiều thích thú, ngoác miệng kêu lên vui sướng:

- Mi…aooo…!

Thế là xong, chứng kiến tình hình như vậy cũng đủ để Trân biết được cơ hội nhận nuôi Leo trong kỳ hè này là bằng con số không to tướng, đến Tiểu Mai cũng miễn có ý kiến thì xem như… tôi nuôi Leo là chắc rồi.

- Vậy… anh thấy em chăm Leo ra sao thì làm lại y vậy là được, cũng dễ nuôi mà! - Tiểu Mai cười cười.

Định nói là không dám đâu chị hai, nuôi con nào chứ con mèo đần này hơi bị mệt đó. Thôi kệ, vì chiều em nên anh sẽ biến nó từ đần thành thông minh giống anh!

- Ừm, cứ để anh, có gì không biết anh hỏi em là được chứ gì! – Tôi gật đầu cái rụp.

- Em ở xa, anh hỏi thế nào? - Tiểu Mai thoáng cười buồn.

- Thì… gọi điện thoại chứ sao! – Tôi chưng hửng.

- Phí gọi đường dài đắt lắm, anh để thỉnh thoảng em gọi về là được!

- Thôi, em gọi được chẳng lẽ anh không được?

- Vậy… tùy anh, nhưng nè… tặng anh!

Trước ánh mắt bất ngờ của tôi, Tiểu Mai đặt vào tay tôi chiếc điện thoại di động của nàng.

- Giữ nhé, em sẽ gọi vào máy này, anh chỉ việc sạc pin đầy đủ là được!

- Bậy… đâu được! – Tôi hốt hoảng, mẹ tôi mà biết được là rắc rối lắm.

- Không được cũng phải nhận! – Nàng trừng mắt. – Em gọi là anh phải nghe máy liền đấy, không có chuyện để nhỡ cuộc gọi đâu!

Cái này… là tặng điện thoại sao? Đúng hơn là Tiểu Mai muốn kiểm soát tôi ấy chứ, gọi điện là phải nghe máy thế mà nãy còn bảo là “thỉnh thoảng gọi về”. Ôi… đúng là con gái!

Không còn cách nào khác, tôi đành nhận lấy chiếc điện thoại của nàng.

- Rồi em lấy gì mà xài?

- Sẽ mua cái khác, anh không phải lo đâu! – Nói rồi nàng lại đưa thêm tôi… chùm chìa khóa nhà của nàng.

- Gì nữa? – Tôi lại há hốc mồm.

- Thỉnh thoảng anh qua nhà em… quét sân dùm, lá rụng rơi nhiều, hì hì! - Tiểu Mai vừa nói vừa cười khúc khích nhưng lại ấn chùm chìa khóa vào tay tôi như ý “nhận đi cấm cãi”.

- Ờ….! – Tôi uể oải nhận thêm nhiệm vụ.

Thật khổ, hết nuôi mèo đến quét nhà, tôi sắp thành tạp vụ 3 tháng hè đứt đuôi con nòng nọc rồi!

- Vậy… em đi đây, hết hè lại về! - Tiểu Mai chợt nói nhỏ dần.

- Ừm… về đến nơi thì gọi! – Tôi cũng rầu rĩ theo.

- Dạ bye chị, nghỉ hè vui vẻ! – Trân nói chen vào như muốn phá đám.

Dường như không để tâm đến, Tiểu Mai lúc này khẽ nhón chân, yêu kiều đặt vào môi tôi một nụ hôn phớt ngọt lịm rồi cười dịu dàng:

- Đây là để khẳng định chủ quyền!

- Chủ quyền… gì? – Tôi còn chưa hết ngẩn ngơ, thoáng trông thấy bé Trân đang đỏ bừng mặt.

Không trả lời cho thắc mắc của tôi, Tiểu Mai chỉ khẽ bấm tay mà tiếp lời:

- Ở đây đừng có mà… léng phéng cô nào đấy, tôi biết được thì liệu hồn anh!

- Yên tâm, không có đâu! – Tôi lắc đầu lia lịa.

Thật mà, có bạn gái thập toàn thập mỹ như Tiểu Mai, tôi hơi đâu léng phéng cho mệt xác!

Hay ít nhất là… lúc này tôi đã nghĩ như vậy…

- Thế… được rồi, anh chở em qua nhà chú Ba đi! - Tiểu Mai vỗ nhẹ vào lưng tôi và ngồi lên yên sau xe.

- Ừm, đi…! – Tôi nói, có một chút run trong giọng mình.

Và gió cũng có một chút nhẹ, ánh nắng dần dịu đi, bầu trời trở lại một màu xám tro hơi nhạt như mọi ngày…

- Cho vài phút còn lại này mình thêm gần nhau, ngốc nhe….!

Bạn có thể từ chối được lời đề nghị này không?

Tôi thì không, chắc chắn không!

Chap 348:

Trân chạy theo sau, tôi và Tiểu Mai chung một xe đi trước, tất cả đang dạo qua lại cung đường biển quen thuộc trước khi đến nhà chú Ba, tiễn Tiểu Mai trở về Nhật Bản.

Dọc đường đi, dù bé Trân biết ý đã chạy tụt lại phía sau một quãng khá xa nhưng cả tôi và Tiểu Mai đều không biết phải nói với nhau những gì, bất giác khoảng lặng giữa hai đứa lại xuất hiện.

Tôi cũng không biết Tiểu Mai đang nghĩ gì, nàng có vẻ chỉ là đang ngắm nhìn cảnh vật hai bên đường, từng chiếc ghế đá công viên hay đến từng trụ đèn xen lẫn những hàng cây cối.

Bất chợt từ đằng sau, nàng khẽ giật áo tôi:

- Nè!

- Hở? – Tôi ngạc nhiên.

- Ở nhà ít ăn khô bò thôi nhé, phần còn lại em gửi trong giỏ của Trân đấy!

- Ừ, nhớ rồi!

- Cũng hạn chế chơi game đi, tập thể thao hay chơi bóng đá cho khỏe người, nha?

- Ừm, biết luôn!

Còn hai ngã rẽ nữa là đến nhà chú Ba.

- Gì cũng nói biết nói nhớ, mà có chịu làm không? – Rất dịu dàng.

- Có, em yêu cứ yên tâm! – Rất rất quý giá sự dịu dàng ấy.

Cung đường biển vẫn dài, và hai đứa đi ngang qua mái hiên năm nào…

- Chăm sóc mèo cưng của em nhé!

- Ờ… ok!

- Hứa chứ?

- Rồi… anh hứa, mèo cưng của em sẽ như Miêu Vương, sung sướng một đời.

- Hì hì, vậy được rồi!

Tôi giảm tốc, rẽ vào đường nhà chú Ba, từ đằng xa đã trông thấy chiếc Camry đang đậu.

- Này….!

- Sao em?

- Ở đây không có em, nhớ… đừng có để mắt tới ai khác đấy…!

- Ừm, mà lỡ có thì sao?

- Em không về Việt Nam nữa, ở Nhật vĩnh viễn! – Cương quyết và nói như thật.

- Thôi giỡn mà, anh không có ai khác đâu! – Hoảng hốt, vội chữa lời.

- Nhớ đó nghen!

- Ừ, anh biết mà, em cũng vậy, không có để thằng nào nó tán đâu nhé!

- Họ tán kệ họ, em không thích là được!

- Ừm… vậy cũng tốt!

- ………!

- ……………!

Vậy là sắp phải tạm biệt thật rồi sao….?

- ……..!

- …………!

Gió biển thổi nhẹ mát, khẽ đưa tiếng rì rào từ xa vọng đến tầm nghe của hai đứa, rất an lành như bao buổi chiều mà cả hai cùng ngồi hóng gió trên thảm cỏ xanh rì của Đồi Dương.

- ………..!

- Yêu em nhiều… cực kỳ nhiều, vậy nên… nhớ về lại nhé, anh đợi!

- Dạ… sớm thôi, em sẽ về!

- …………….!

******

Buổi sáng hôm ấy, trước khi Tiểu Mai bước vào xe nàng có ngoái nhìn lại đằng sau thêm một lần nữa. Và tôi dù rất buồn nhưng cũng cố nặn ra một nụ cười tiễn biệt để nàng an tâm về nhà, dù có hơi tự hỏi rằng không giơ tay vẫy chào như bé Trân là có thất lễ quá không.

-------------------------

Bạn đang đọc truyện tại wapsite www.giaitri321.pro. Chúc bạn có những giây phút vui vẻ. 

www.giaitri321.pro – Wapsite giải trí miễn phí đích thực trên di động...!

-------------------------

Cả tôi và bé Trân đều đứng nhìn đến khi chiếc xe của chú Ba chở gia đình Tiểu Mai vào Sài Gòn, đến sân bay Tân Sơn Nhất khuất xa tầm mắt rồi thì hai đứa mới lững thững đạp xe quay trở về nhà. Dọc đường đi, tôi cũng chẳng buồn nói với Trân câu nào vì cảm giác buồn tẻ và trống rỗng đang rất nhanh lấp đầy tim tôi như một loại chất lỏng đang được rót vào ly tách.

- Ding… ding… ding…!- Tiếng chuông điện thoại như tiếng thủy tinh của chuông gió va vào nhau phát ra từ trong túi quần khiến tôi giật thót người.

Sao vừa đi mà Tiểu Mai đã gọi tôi sớm thế nhỉ? Hay là nàng quên gì đó?

Vội lôi chiếc điện thoại màu bạc của nàng ra, tôi nghe máy ngay:

- Alô, em yêu mới đó đã nhớ anh hay sao mà gọi sớm thế?

- Anata… dare?

- Em… nói gì vậy?

- Tút…tút…tút…….!

- Alô… anh nghe nè… alô!

Quái, rõ là Tiểu Mai vừa gọi vào chiếc điện thoại này cơ mà, sao nàng nói gì lạ lùng thế nhỉ? Hay là gọi nhầm cho ai đó? Chứ lí nào vừa gặp mình đây mà giờ đã gọi được?

Hay là gọi cho bạn bè để báo tin nàng sắp về, nhưng nhầm gọi qua cho mình, mà có ba mẹ ở cạnh nên Tiểu Mai ngại, không gọi lại giải thích? Hoặc là ngồi trong xe nên… mất sóng?

Cố nghĩ mãi mà cũng không được gì, tôi đành tặc lưỡi nhét điện thoại vào túi quần rồi lên xe chạy tiếp, lòng lại miên man khi nghĩ đến ba tháng hè tới xa Tiểu Mai, tôi biết phải làm gì đây.

- Chị Mai hết hè lại về mà, trông cái mặt anh cứ như là chị đi luôn không bằng! – Trân lên tiếng.

- Ờ…! – Tôi đáp vu vơ, chả buồn tranh luận với con bé.

- Được hôn xong lại không thích, làm mặt đần ra, y chang con mèo trên giỏ xe anh!

- Ê ê… em không được hôn thì đừng có xài xể nha. Á à… không được nuôi con Leo nên giờ quay sang chửi nó đần chứ gì?

- Miao…!

- Không có, em mắng anh đần vì… mặt anh lúc này đần thiệt!

- Con nhỏ… đứng lại đó, lần này chết với ông!

- Ngon rượt theo em nè, bleu! – Trân thè lưỡi trêu rồi đạp xe nhanh hơn.

Tôi cũng không chịu thua kém, vội dốc sức đuổi theo để mong cốc được vào đầu con bé bướng bỉnh tinh quái này vài cái cho bõ tức. Trước tốc độ đạp xe hiện giờ của tôi thì khá là nhanh, dự là tính theo đường… chim bay thì tôi chẳng mấy chốc có thể cốc được vào đầu Trân rồi.

Xe chạy nhanh, gió thổi ngược lại mát rượi làm mèo Leo đang ở trong giỏ xe của tôi thích chí kêu lên mấy tiếng rõ to.

- Mi..aoooo!!!!!!!!!!!!

Tôi có nên cảm ơn bé Trân vì đã làm tôi hết buồn trong một thời gian hơi bị nhanh không nhỉ?

******

Ngày tạm biệt Tiểu Mai tính từ lúc nàng ra đi thì chỉ còn vài sự kiện đáng để kể sơ qua. Đầu tiên là khi gia đình tôi biết tin tôi nhận nuôi mèo đần giùm Tiểu Mai thì ba tôi không nói gì, ý bảo tôi muốn làm gì làm. Mẹ tôi cũng không hẳn là đồng ý, tuy nhiên sau một hồi được cả tôi, Trân và chị Diễm năn nỉ thì bà cũng hơi xuôi xuôi mà gật đầu, vậy là xong luôn qua ải.

Bữa tối hôm đó cũng là bữa cơm chia tay bé Trân, sáng mai là ba tôi sẽ nhờ xe đến dọn đồ của Trân về lại nhà con bé. Suốt bữa ăn tối ấy, mẹ tôi cứ tỏ ý khá là buồn lòng khi mấy tháng vừa qua bà đã gần như hoàn toàn xem Trân như con gái út trong nhà. Tình hình lại thêm bi đát khi mà không rõ là giả vờ hay thật tình mà con bé Trân lắm trò lại còn… sụt sịt, xúi luôn cả mẹ tôi gọi điện năn nỉ cô Nguyệt cho nó ở đến hết hè.

Dĩ nhiên chị Diễm đời nào chịu, và thế là sau một hồi an ủi vỗ về các kiểu, có cả dọa nạt thì Trân mới thôi ý định ở lại nhà tôi mà ngoan ngoãn chịu lên lầu thu xếp quần áo. Tôi thì không có ý kiến, vì thực tình một nửa trong tôi muốn Trân đi ngay lập tức bởi… con bé hay cằn nhằn tôi suốt ngày. Mà nào có phải tội gì lớn lao, con bé cứ toàn canh mắng tôi khi dậy trễ, tối không đánh răng, trước khi ăn không rửa tay,… vân vân và vi vi hàng tỉ những thứ nhỏ nhặt mà tôi trước giờ cứ tưởng chỉ có là mẹ tôi thì mới nhắc nhở như vậy. Riết tôi cũng đâm bực chứ, cứ nhây ra đó, có bữa tôi vừa đi đá banh về là ăn cơm luôn, khỏi có rửa ráy gì sất.

Nhưng một nửa còn lại trong tôi thì muốn Trân… cứ ở nhà tôi đi, vì dù sao con bé cũng biết chăm mèo đần Leo chứ không có hờ hững như tôi. Với lại thật tình mà nói thì… có con bé trong nhà cũng vui, mẹ tôi cũng vui.

- Sao nãy anh không năn nỉ em ở lại? – Trân dỗi khi hai đứa ngồi trên sân thượng buổi khuya.

- Ôi dào đi dùm con nhờ bà ơi, về nhà của bà mà ở đi! – Tôi giỡn.

Nào ngờ Trân giận thật, con bé như không tin được nó vừa nghe gì, cũng không kịp cho tôi có cơ hội giải thích mà vùng vằng bỏ đi luôn một mạch xuống dưới.

- “Hây dà…” ! – Tôi lắc đầu thở dài ngao ngán.

Còn lại một mình, tôi khẽ ngoắc mèo đần chạy tới:

- Qua đây, Leo đần!

Mèo đần được tôi kêu tới thì mừng lắm, hí hửng phóng tới ngay. Nào ngờ bị tôi dùng tay đập nhẹ hều một phát vô mặt, con mèo lỡ trớn té lăn quay ra đất, nằm luôn tại chỗ.

- Ha ha, mày đần dễ sợ!

Nói rồi tôi nắm hai chân trước kéo nó lại gần rồi khẽ nhấc bổng nó lên, nhẹ ôm vào lòng mà vuốt ve thủ thỉ:

- Đùa tí thôi, đàn ông đừng có giận dai, mai tao mua cá khô cho mày ăn!

- Méo! – Mèo đần kêu lên, chắc là vẫn còn bực vì bị cậu chủ nó chơi đểu.

Hơi gõ nhẹ những ngón tay của tôi lên trán nó, rồi đưa mắt nhìn lên bầu trời đêm bao la trước mặt, tôi bất chợt trông thấy ánh đèn tín hiệu chớp xanh chớp đỏ của một chiếc máy bay đêm trên trời. Khẽ nựng con Leo, tôi thì thầm:

- Giờ này chắc cô chủ của mày đang ở trên máy bay rồi, không biết có nhớ tao với mày không nhỉ? Leo nhỉ?

- Meo…. Meo….!

Tôi không biết hai tiếng meo meo của con Leo có nghĩa gì, tôi chỉ biết là lúc này đây, tôi đang thầm cầu chúc cho gia đình Tiểu Mai được thượng lộ bình an mà thôi…

- “Đi sớm về sớm, em nhé…!”

Ngồi hóng gió đêm trên sân thượng thêm một chút nữa rồi tôi bồng mèo đần xuống dưới nhà, trở vào trong phòng mình mà đặt Leo lên bàn học, vỗ vỗ vào đầu nó:

- Thích ngủ chung với tao không? – Tôi chỉ tay vào tấm nệm vừa êm vừa ấm.

- ……! – Mèo đần nhìn ngang ngó dọc, đã dợm chân định nhảy xuống.

Dè đâu tôi lại búng chóc vô trán nó mà cười khì:

- Mơ đi, tối nay mày qua ngủ với bé Trân!

Thế là tôi ôm mèo đần một mạch sang phòng Trân và chị Diễm để nhờ cho con mèo đần này tá túc một đêm rồi trở về phòng mình, lăn ra đệm ngủ ngon lành.

Sáng hôm sau khi tôi tỉnh dậy đã nghe rào rạo ở phòng bên cạnh, dụi mắt mở cửa ra thì thấy chị em bé Trân đang bê thùng đồ cuối cùng ra và chuyển xuống trước nhà để chất lên xe. Tranh thủ hất đại ít nước vô mặt cho tỉnh táo rồi tôi cũng ra trước nhà đứng xem, khá ngạc nhiên khi mèo đần giờ này cũng đang lăng xăng chạy ngoài hiên nhà mà đuổi bắt chuồn chuồn ra chiều thích thú lắm.

Tầm mười lăm phút sau thì hành lí đã được dọn xong xuôi lên xe, và chị em nhà Trân thì lễ phép chào ba mẹ tôi hết một lượt, còn hứa hẹn thỉnh thoảng sẽ đến nhà chơi rồi chị Diễm mới dùng xe của Tiểu Mai để chở Trân về. Suốt từ sáng đến lúc đó, tôi để ý tuyệt nhiên thấy Trân không hề nhìn tôi lấy một lần, chắc là con bé còn đang giận tôi vì vụ tối hôm qua.

- “Thây kệ, con nít mà, mau giận cũng mau hết, chả sao!” – Tôi nhún vai rồi quay vào trong nhà.

Đến trưa, khi đang nằm đọc truyện thì chợt điện thoại di động rung lên, tôi hơi ngờ vực rồi cũng nhấc máy, và quả nhiên là giọng nói quen thuộc ấy lại vang lên:

- Bắt máy nhanh quá hen! – Tiểu Mai đang cười.

- Ôi dào, anh mà lị, về rồi à em? – Tôi mừng rỡ.

- Ừa, về lúc sáng, giờ em mới gọi anh nè! – Nàng đáp.

- Thế… cả nhà khỏe hết chứ? Em có mệt không? – Tôi lại hỏi.

- Khỏe, mọi người vui lắm. Mà… anh ở bên đó sao rồi?

- Bình thường, đang đọc truyện!

- Ừm, Trân về nhà rồi à?

- Nó với chị Diễm vừa về hồi sáng!

- Thế… con Leo đâu?

- Đang nằm kế bên anh nè, ngủ rồi!

Thật vậy, mèo Leo múp máp giờ nằm chễm chệ luôn trên mặt bàn ghỗ cạnh tôi, mắt nó nhắm nghiền và ngủ say như chết sau bữa trưa quá trời là cá khô chiên được tọng vô bụng.

- Hì, nó dễ nuôi lắm, chăm cẩn thận nghen!

- Ừ, anh nhớ mà!

- Vậy… bye ha, em cúp máy có chút việc, khi khác lại gọi về nhé!

- Ừa, bye em, nghỉ hè vui nhé!

- Anh cũng vậy!

Vậy là xong, tôi lúc này đã có thể thở phào nhẹ nhõm vì Tiểu Mai đã về đến nhà an toàn, xem như tạm không còn lo nữa. Đưa tay vuốt đầu mèo đần đang ngủ, tôi ghé mắt nhìn ra cửa sổ trông bầu trời quen thuộc bên ngoài mà thầm nghĩ…

Mùa hè vậy là đã đến thật rồi!

******

Thực tình mà nói thì tôi muốn thừa nhận rằng tự dưng đùng một lúc cả hai người đẹp mà ngày nào cũng gặp đột nhiên biến mất cũng có để lại trong lòng tôi một sự hụt hẫng cao độ. Tiểu Mai về Nhật thì không nói, nhưng Trân cũng trở về nhà luôn và từ hôm đó cho đến hôm nay là vừa chẵn một tuần cũng chẳng hề liên lạc gì với tôi. Trong khi Tiểu Mai cứ đều đặn ba ngày một lần lại gọi điện cho tôi.

- Anh Nam hở?

- Anh chứ còn ai nữa, em yêu đang làm gì đó?

- Đang nói chuyện với anh yêu chứ làm gì, hì hì!

- Ồ ồ… sao quá dễ thương!

Thế đấy, để gọi là tạo cảm giác gần gũi và xóa đi quãng địa lí xa xôi cách nhau giữa Nhật Bản và Việt Nam thì Tiểu Mai rất hay gọi điện về hỏi thăm tôi, dù chỉ là mười hay hai mươi phút cũng đủ để hai đứa cảm thấy vui rồi.

Phần tôi thì khi Tiểu Mai và Trân đều không ở cạnh bên thì tôi quay trở lại “lối sống lành mạnh” của thanh niên nghiêm túc, đó là… rủ thằng Khang mập đi chơi game và rủ băng bọn bàn tròn đi đá bóng. Hết tung hoành ngoài bãi biển rồi lại đá lấn sân sang cả khu 36hecta, có mấy lần cả bọn dầm mưa mà vui hết lớn. Mùa hè thật sự đã đến với tất cả bọn học trò chúng tôi, từ sáng là tôi đã phóng xe ra đường chơi, trưa tạt về nhà ăn cơm, thi thoảng có dẫn mèo đần đi dạo mát, có lúc đi đá banh tôi cũng ôm nó theo luôn.

- Thằng Nam đá banh mà ôm mèo chi thế? Cược tiền chứ đâu có cược mèo? Hay túng quá nên đem bán luôn? – Tuấn rách thắc mắc hỏi.

- Cục cưng của vợ tao đó, lỡ hứa rồi, phải đem theo thôi! – Tôi tặc lưỡi rồi quay sang dặn mèo đần. - Ở yên trong giỏ xe nha mậy, tao đá banh xong chở mày về!

Và đúng thật theo như lời Tiểu Mai nói là con mèo Leo này rất dễ nuôi, mà dễ nuôi ở đây có nghĩa là… nó vừa đần vừa lười. Nó lười đến mức suốt ngày chỉ lê lết vác thân mập mà đi loanh quanh trong nhà, đợi đến giờ ăn là sà mặt vào mà táp, no nê thì lăn ra ngủ, ngủ rồi lại ăn. Chính vì lẽ đó nên tôi rất yên tâm là dù có thả nó ra đường thì nó cũng ngồi yên luôn một chỗ mà xem tôi trổ tài đá bóng, nó cũng được ra ngoài hóng gió, xem như là nhất cử lưỡng tiện.

Nhưng cũng có hôm khi tôi đá bóng xong rồi quay lại xe thì chẳng thấy nó đâu, gọi mãi cũng không nghe thấy nó trả lời, cả đám hội bàn tròn A1 có túa ra tìm cả buổi cũng không thấy. Đến khi trời gần sập tối, khi mà tôi đã thiếu điều muốn mếu mặt ra đến nơi vì không biết phải ăn nói sao với Tiểu Mai thì nó lại mò về, trên miệng vẫn còn ngoạm một cành trúc Hawai.

- Trời đất… đừng nói với tao là mày… vừa phi vô nhà cô chủ mày nghen? – Tôi há hốc mồm.

Nhưng có vẻ thật vậy, dường như quá nhớ… nhà cũ hay sao mà nó đã phóng một mạch từ biển ra đến nhà Tiểu Mai rồi phóng vào như hồi còn nhỏ, quậy bung bét khu vườn một hồi rồi mới quay trở lại với tôi.

- Cái… con đần này, chắc tao đem rô-ti mày quá! – Tôi nghiến răng ken két.

Nóng giận là thế nhưng nhìn cái bản mặt… dốt dốt mà lại hơi ngẩn ngơ của nó, tôi lại đâm ra mủi lòng khi biết chắc là nó đang nhớ cô chủ lắm. Vậy là chiều hôm sau, tôi hoãn một kèo đá banh mà chở nó sang nhà Tiểu Mai để cho nó được tung hoành chốn cũ một bữa, nhân tiện tôi cũng quét sân nhà nàng luôn.

- Leo ơi là Leo, hôm qua mày quậy đến thế này đây hử? – Tôi lắc đầu ngao ngán khi mà đất trong vườn nhà bị mèo đần xới tung tóe, văng cả lên thềm gạch.

Xắn tay áo lên, è lưng ra mà dọn dẹp một hồi thì tôi mới hài lòng nhìn sân vườn nhà Tiểu Mai trở lại sạch đẹp như trước. Xong xuôi đâu đó, tôi vào phòng tắm rửa mặt rồi mới dắt xe ra, không quên bế mèo đần như cục bông gòn bỏ vào giỏ xe.

- Đi về mầy, tuần sau qua chơi tiếp! – Tôi cười cười vỗ đầu nó, khóa cửa nhà rồi phóng xe đi.

Trên đường về tự dưng có vẻ hôm nay mát trời hay sao mà tôi lại nổi cơn… thèm phá lấu. Thế là tôi quay ngược đầu xe rẽ về hướng khu di tích Dục Thanh để đến tiệm phá lấu quen của nhà tôi mà mua… vài kg về ăn cho bõ thèm.

Sang đến khu di tích Bác, khi tôi còn đang định đạp thẳng xe lên lề luôn để chạy cho nó… quậy một chút thì chợt trông thấy một bóng dáng rất quen thuộc đang ngồi ở ghế đá dọc khu di tích mà… nức nở.

Gì vậy? Hình như có người đẹp đang khóc?

Đôi mắt Sharingan của tôi cực nhạy, gì chứ gặp gái xinh là cảm ứng ngay, phát hiện được mục tiêu là tôi theo phản xạ mà phóng xe tới. Thế nhưng càng đến gần thì tôi lại càng tá hỏa khi nhận ra đó là… Dạ Minh Châu, hoa khôi trường Phan Bội Châu đang ngồi cúi gằm mặt, vai rung lên mà khóc.

- “Chết mồ… vụ gì gay cấn nữa đây?” – Tôi bối rối nghĩ thầm.

Giờ sao…? Thà không thấy thì thôi, chứ thấy mà… bỏ đi thì kể cũng hơi ngại, hơn nữa dù gì thì tôi… vẫn còn nợ một lời hứa với cô bạn ấu thơ này kia mà!

Vậy là thu hết can đảm, tôi xuống xe dắt bộ, lững thững đi lại gần phía Minh Châu đang ngồi khóc. Ánh mặt trời lãng đãng về chiều như càng làm cho bóng của cô gái này thêm phần cô độc và… thê lương đang in trên thềm đất.

Không nói, hay đúng hơn là không biết nói gì, tôi chỉ lẳng lặng dựng xe và ngồi xuống cạnh Minh Châu. Đợi đến khi cô nàng ngạc nhiên khi phát hiện ra có người ngồi cạnh mình mà nhướn đôi mắt xinh xắn đã nhòe đi vì khóc mà nhìn sang thì tôi mới...

- E hèm… sao khóc vậy?

- Hức…hu  hu hu….!

Nào ngờ vừa gặp tôi thì Minh Châu lại càng khóc to hơn nữa, nức nở hệt như… vừa bị phụ bạc tình yêu.

- Ế ế… chuyện đâu còn có đó… gì vậy..? – Tôi đâm quíu, gì chứ nước mắt con gái thật là có quyền năng cực kì lợi hại.

- Hu hu….! – Minh Châu vẫn ôm mặt khóc, cắn môi đầy tức tưởi mà không lý gì đến tôi.

Lúc đầu thì tôi còn có hơi bối rối, nhưng lâu dần lại đâm ra bực mình vì người đi đường đã bắt đầu nhìn tôi, hơn nữa tôi là chúa ghét con gái ưa khóc dai, thế là tôi nói như sẵng giọng:

- Khóc, khóc hoài, có giải quyết được gì đâu? Nhìn tui nè!

- ……….!

Và Minh Châu nhìn tôi thật, cô nàng đưa mắt nhìn tôi, lệ vẫn tuôn tràn trên đôi bờ mi thanh mảnh ngay lập tức xua đi ác khí trong tôi. Rồi… cô nàng đứng dậy, ôm tay mà bỏ đi một mạch.

- Ế ế… đi đâu đó?

Vừa hỏi tôi vừa vội dắt xe đi theo, hơi nhẹ cốc đầu mèo đần ý bảo ngồi yên trong giỏ cho tao rồi tôi chạy theo Minh Châu, được vài bước chân thì cũng sực nhớ ra là nhà cô nàng cũng gần đây vì cửa tiệm mà tôi mua hoa hồng trắng tặng Tiểu Mai ngày trước giờ đang ở trước mặt.

- “Hóa ra là về nhà, vậy cũng tốt, chắc khóc mệt nên giờ đói bụng, về ăn cơm xong ra lấy sức khóc tiếp đây mà! “ – Tôi tếu táo trộm nghĩ.

Nhưng Minh Châu chưa kịp bước vào nhà thì đã sững người đứng ngây lại trước cổng vì có một tiếng quát khá to từ trong nhà vọng ra, giọng người đàn ông này nhất thời cũng khiến tôi phải giật mình vì bất ngờ:

- Ngày trước anh nói với em rồi thấy chưa, nếu con bé nghe lời anh thi vào trường Chuyên thì điểm Toán giờ nó đâu có thấp vậy. Em cứ chiều nó, đồng ý cho nó vào cái trường kia, giờ thi học kỳ xong mới thế này đây. Học hành như vậy đấy, trong khi con nhà người ta, mà nói đâu xa, nhà ông anh Hai kìa, hai thằng con ổng đứa nào cũng thi học sinh giỏi Toán!

- Thôi mà anh… con nó nghe được lại buồn!

- Buồn gì, nó học hành vậy thì làm ba như tôi không buồn à? Điểm thi không trên nổi trung bình, nó ngày xưa nghe tôi thi vào trường Chuyên, gửi cho thầy Hùng thì có phải giờ tốt hơn không? Con cái mà cãi lời cha mẹ là hư vậy đấy, hư, hư hết!

- ………!

Đến đây thì Minh Châu lại khóc, vai cô nàng run lên mà cả người thì gần như khuỵa xuống khiến tôi phải quẳng xe mà nhảy bổ đến đỡ lấy.

- Bình… tĩnh….!

Tôi chỉ kịp nói như thế rồi Minh Châu hoàn toàn tựa hẳn vào lòng tôi mà khóc, cô nàng trong cơn tức tưởi dường như còn có cả… đấm vào ngực tôi liên hồi như một lời trách cứ mà không bao giờ được hồi đáp.

Mèo đần như biết điều, nó len lẻn chui ra khỏi giỏ xe mà chạy đến gần, im lặng nhìn quanh quất rồi ngồi xuống cạnh luôn hai đứa tôi.

- Hu hu… .!

Từng tiếng khóc, từng cử chỉ run rẩy của Minh Châu lúc này cũng như từng nhát búa dội vào tôi, dội vào thằng nhóc con năm nào đã từng mạnh miệng tuyên bố rằng:

- “ Tui không có thi trường Chuyên đâu, vào lớp chọn Phan Bội Châu là ngon rồi, nên bà cũng phải như tui mới được, rồi tui dẫn bà đi chơi cho biết Phan Thiết!”

Như vầy thì… là lỗi của tôi hay là sao?

Và… mùa hè năm nay đã được mở đầu như thế đấy, không có Tiểu Mai ở cạnh bên và tôi phải tự thân chống chọi với nhiều sóng gió không thể lường trước được, nhưng cũng không hề kém đi chút nào… nhiều khoảnh khắc rung động đầy lãng mạn của những ngày từ cơn mưa sinh ra.

WAPSITE GIẢI TRÍ DI ĐỘNG

WWW.GIAITRI321.PRO

CƯA NHẦM CHỊ HAI...  Xuống Cuối Trang  

Chap 349:

Chọn một quán nước mía bên đường nằm ở góc khuất lối vào nhà Dạ Minh Châu, tôi dừng xe rồi cùng cô nàng hãy còn đang thút thít bước vào trong ngồi, mèo đần Leo như lệ vội nhảy phốc xuống lẽo đẽo chạy theo chân tôi.

- Ngồi đi, uống… gì?

Tôi hỏi rồi chợt ngớ người nhận ra vào quán nước mía thì dĩ nhiên là phải uống nước mía rồi, bèn quay sang gọi luôn.

- Cho hai ly nước mía bác ơi, một ly pha thêm tắc với chanh muối!

Nhìn Minh Châu lúc này đã bớt khóc, chỉ có mắt là còn đỏ hoe và đang cố nhìn lơ đễnh sang một hướng khác, tôi bất thần đâm ra bối rối nhất thời không hiểu tại sao tôi lại “cả gan” lôi kéo Minh Châu không về nhà mà đi uống nước. Mà cũng lạ lùng là thế quái nào Minh Châu lại đồng ý đi cùng tôi mới sợ, chỉ biết hồi nãy tôi thấy ba cô nàng la dữ quá, sợ ở lại nghe ngóng thì thể nào cô nàng cũng khóc ré lên, thế cho nên tôi đành kéo Minh Châu tạm thời đi khỏi nhà một chút.

Đợi tình hình chiến sự dịu lại rồi mới trở về nhà phục mệnh, đó là cách tôi hay làm nhất mỗi khi bị ba mẹ la mắng và giờ tôi nghiễm nhiên áp đặt luôn chước ba mươi sáu của binh pháp Tôn Tử vào Minh Châu luôn.

- Thôi… đừng buồn nữa…! – Tôi thở dài nói giọng an ủi.

- …..! – Minh Châu có hơi nấc lên, cô nàng vẫn nhìn sang hướng khác.

Chính tôi cũng tự biết là câu an ủi này hoàn toàn là sáo rỗng, tình huống như vậy thì ai mà không buồn sao được. À không, đúng hơn là gặp trường hợp này thì con gái sẽ buồn, còn con trai bọn tôi sẽ thập phần rúng động, trong lòng ngay ngáy lo toan không biết có ăn đòn hay không.

Hai đứa cứ thế im lặng ngồi đối diện nhau, và bác chủ quán nước cùng vài người khách kế bên thì đang nhìn tôi như thể một thằng không đàng hoàng vừa làm cô bạn gái xinh đẹp thế này phải khóc vậy. Chưa kể vài ông mãnh nhoi nhoi ở đằng sau cứ nhấp nhổm ra vẻ nếu là ta đây, ta có bạn gái như này thì đời nào bạn gái ta phải khóc vậy.

Lâm vào tình trạng khó xử, tôi buộc phải tìm cách gì đó để phá tan đi bầu không khí im lặng và đầy khó chịu này. Nhưng thực tình thì tôi chẳng biết phải làm gì cả, cũng không biết phải nói gì cả. Minh Châu với tôi tuy là học cùng trường và lớp học thì sát cạnh nhau nhưng tôi rất ít khi gặp cô nàng kể từ sau cái vụ “kẻ phản bội”. Thêm cả tôi lúc nào cũng đi cạnh Tiểu Mai thì hơi đâu mà để ý đến hoa khôi trường này. Lúc nãy tôi dẫn Minh Châu ra quán nước là cũng chỉ vì tôi… có hơi lo cho bản thân tôi, chứ còn gì nữa, nếu mà để ai đó đi đường bắt gặp tôi đang ôm một cô gái đang khóc sì sụt giữa đường giữa sá thì có mà chết nhục.

Nhưng nói đi cũng phải nói lại, tuy là bây giờ tôi không biết phải nói gì với Minh Châu nhưng kì thực thì trên đoạn đường từ nãy giờ đến quán nước tôi đã suy nghĩ rất nhiều, phải gọi là não bộ hoạt động hết công suất.

Tại sao? Vì tình huống được đặt ra là như vầy, giờ đang là mùa hè, học sinh đang nghỉ, nhưng Minh Châu vừa bị ba mắng vì điểm thi kém, tức là điểm thi học kỳ II. Nếu như chỉ có vậy thì tôi cũng chẳng thèm quan tâm, cô nàng có… khóc tôi cũng mặc kệ, bất quá thì tới hỏi han tí đỉnh rồi thuận đà buông lời ngọt ngào ong bướm.... Á không, tôi nhầm, bất quá thì tôi cũng an ủi vài câu cho gọi là xã giao phép tắc thôi.

Thế nhưng đằng này lí do trực tiếp mà ba Minh Châu nêu ra lại chính là do Minh Châu hồi hai năm trước không chịu thi vào trường Chuyên, thế cho nên theo ông thì đó chính là nguyên nhân khiến con gái mình học kém Toán, dẫn đến điểm thi thấp lè tè không qua nổi trung bình.

Tôi thì không có cái quyền gì để phán xét xem phụ thân cô nàng mít ướt trước mặt mình đây là đúng hay sai, và tôi cũng không bận tâm lắm đến lí lẽ của các vị phụ huynh. Cái tôi quan tâm duy nhất, và cũng là áy náy nhất chính là… thế đếch nào mà tôi lại dính ngay cái sự thể oái ăm này, dính ngay cái lúc ba của Minh Châu đổ thừa rằng cô nàng học hành dở ẹc là tại vì không thi vào trường Chuyên.

Nhưng bác ơi, con gái bác đẹp thế này cơ mà, bác phải tự hào mới đúng chứ? Có mấy khi một hot girl, một người mẫu nào lại học giỏi đâu, mà lại giỏi toán nữa, nếu có thì cũng thuộc dạng cực hiếm. ( Và Tiểu Mai là một trong những trường hợp hiếm hoi đó, chứ Khả Vy với Trân thì học hành cũng làng nhàng, ba trời ba đất chứ chẳng có ăn thua gì được đến trình độ của hai “vợ chồng” tụi tôi)

À xin lỗi các bạn vì tôi lạc đề, trở lại với vấn đề tôi quan tâm đó là thế quái nào mà ông trời lại run rủi ngay hôm nay cho tôi thèm phá lấu, rồi dẫn đường cho tôi đến để Minh Châu gục vào mà khóc, rồi kéo tai tôi lên mà nghe ngay cái khúc tại-vì-không-nghe-lời-ba-thi-vào-trường-Chuyên-nên-giờ-học-dở tai hại đó.

Mà cái thằng hồi hai năm về trước xúi dại Minh Châu đừng thi vào trường Chuyên là ai? Chính là tôi, thằng hiện thời đang ngồi trước mặt cô nàng đây. Thiệt đúng là oan gia ngõ hẹp mà!

- Cạch…! – Hai ly nước mía được đặt xuống bàn một cách lạnh lùng.

Đưa tay đẩy ly bình thường về phía Minh Châu ý bảo uống đi, còn tôi thì lấy cho mình ly “đặc biệt” còn lại. Chứ sao, uống nước mía mà pha thêm chanh muối vô thì ngon phải biết.

Tôi còn chưa kịp đưa mồm ngậm cái ống hút để thưởng thức món nước ngon lành cành đào này thì con mèo đần đã chồm cái đầu tròn lẳng của nó lên mà đưa mũi khụt khịt vào ly nước.

- Ơ… tránh ra, mầy! – Tôi vỗ nhẹ đầu con Leo cái chóc vì tội phạm thượng khi quân.

Mèo đần giật thót người vội rụt đầu xuống nhưng mắt thì hãy còn đảo tròn láo liên nhìn quanh quất lên bàn.

- Hi! – Nào ngờ đâu cái đầu tròn ngộ nghĩnh của con mèo đần này lại khiến Minh Châu bật cười, cô nàng trong một chốc bỗng thoáng vui lên.

Bắt gặp ánh mắt ngạc nhiên của tôi, Minh Châu không giấu được vẻ bối rối vội trở về lại trạng thái “người đẹp trầm lặng” hệt như nãy giờ, tuy là nhìn sang chỗ khác nhưng vẫn không ngăn được ánh mắt tò mò về phía mèo đần đang cố với chân chạm vào ly nước mía.

- “Ồ… con mèo đần này cũng có chỗ được việc ta…!” – Ngay lúc đó trong tôi bừng nắng hạ, mặt trời chân lí chói qua tim.

Nhấc hẫng con mèo đần qua bên Minh Châu, tôi cười:

- Nè, giỡn với nó vui lắm!

- Ưm…! – Cô nàng khẽ ngập ngừng rồi cũng đưa tay đỡ lấy con Leo.

- Méo…! – Mèo đần ngơ ngác nhìn quanh quất tưởng rằng bị tôi đem bán.

Thoạt đầu thì mèo đần có vẻ lạ lẫm với “người mới”, nó cứ chực chờ tìm cách phốc ra khỏi tay Minh Châu. Nhưng dường như cô nàng kia cũng rất biết cách giỡn với mèo, dùng những ngón tay của mình thu hút sự chú ý của Leo rồi bất thần xòe bàn tay ra, và khi mèo đần tò mò đặt chân vào thì Minh Châu đột nhiên nắm lại khiến Leo giật mình nhưng lại tỏ ra cực thích, cứ nhây mãi với trò này.

Thế là coi như trong cái rủi cũng có cái may, ít nhất thì đến hôm nay tôi cũng thấy con mèo trắng béo ú này có chỗ dùng được chứ không phải chỉ có mỗi hai việc là há miệng táp thức ăn rồi cuộn tròn ngủ khò.

Tạm để Minh Châu giỡn với mèo đần, tôi lại tiếp tục với những suy nghĩ của riêng mình.

“ Sao giờ? Câu trả lời thì gần như là có rồi đấy, dù gì thì ít nhiều mình cũng có trách nhiệm liên đới, mình đã là thanh niên rồi, phải nghiêm túc lên.

Dù gì thì Toán cũng là sở trường của mình.

Và dù gì thì mình cũng đang rảnh...

Nhưng có nên nói cho Tiểu Mai biết chuyện này không? Nếu nàng biết thì chưa chắc sẽ từ chối vì nàng cũng biết mình còn nợ Minh Châu một lời hứa, và dịp này là không thể tốt hơn.

Không được, Tiểu Mai sẽ lo mất, và nàng lại còn ở Nhật đến hơn hai tháng nữa mới về, không lẽ mình cứ để nàng trải qua gần chín mươi ngày nghỉ hè mà luôn trong tâm trạng bồn chồn, bất an vì ngại mình sẽ… lăng nhăng?

Mà nếu không nói ra thì sao? Đến lúc Tiểu Mai biết được thì nàng lại giận như lần trước nữa là mệt. Nhưng… mình không nói thì sao nàng biết? Ở cách nhau cả hàng ngàn cây số cơ mà…

Phải rồi, chỉ là dạy học thôi, ừ thì là dạy kèm, nhưng tuyệt nhiên không có chuyện gì xảy ra đâu.

Ừ, sẽ không có gì xảy ra đâu, hè này cũng trôi qua bình thường mà thôi! “

Vậy là câu trả lời đã được quyết định, tôi đã có sự lựa chọn của riêng mình, mặc dù tôi cũng không lấy làm gì chắc chắn lắm rằng lựa chọn này có thể giúp tôi hay là đày đọa tôi xuống tuyệt luân địa ngục đây.

Đợi cho Minh Châu đủng đỉnh giỡn với mèo đần thêm một chút nữa, tôi tranh thủ uống hết ly nước của mình rồi đưa tay nhìn đồng hồ, đã gần bảy giờ tối.

- Này, định không về nhà luôn à?

Bị tôi bất ngờ hỏi, Minh Châu hơi bối rối rồi đưa mắt nhìn ra bên ngoài và có phần thảng thốt khi biết được trời đã sụp tối, cô nàng vội gật đầu ngay:

- Ừm… về thôi!

Trả tiền nước xong xuôi, tôi cùng Minh Châu bước ra khỏi quán và để lại đằng sau là ánh mắt ngạc nhiên của bác chủ khi mà hôm nay tự dưng có hai đứa ngồi uống nước mà chẳng ai nói với ai câu nào, xong đùng một phát đứng dậy đi về.

Chính tôi cũng cảm thấy lạ cơ mà, khi không đang thèm phá lấu lại chuyển sang uống nước mía và đóng kịch câm cả buổi. Rồi còn lạ hơn nữa khi lúc này đây, tôi không có đạp xe nữa mà dẫn bộ, Minh Châu thì vẫn bế con mèo đần trên tay như thích ghê lắm, cứ vuốt ve bộ lông trắng muốt của nó mãi. Vô hình chung chiếc xe đạp đã trở thành vách ngăn duy nhất giữa tôi và Minh Châu, hệt như một vệt sơn màu đen được vẽ trên đường thành một dải phân cách, tách riêng cái bóng của hai đứa lúc này đang in lên nền tối của con đường công viên, lững thững bước đi như đang dạo bộ.

Tôi thì không biết Minh Châu có đang tự hỏi rằng tại sao tôi lại rủ cô nàng đi uống nước để rồi im ru cả buổi, xong đi về một cách lãng nhách như vầy chưa. Nhưng tôi có thể chắc chắn một điều rằng cô nàng đã bớt buồn, và rõ ràng là đã không còn khóc nữa, gương mặt xinh xắn giờ đã tươi tỉnh hẳn ra.

- Mèo… nhà Nam nuôi à?

- Hả? À… ừ, mèo nuôi!

Tôi hơi giật mình vì bị hỏi bất thần nên trả lời như cái máy, không kịp nói đây là mèo hoang vô chủ đã dám leo vào nhà người ta, may phước là được giữ lại mà nuôi.

- Trúc Mai… hôm nay không đi cùng à?

- À… về nhà nghỉ hè rồi!

- Về nhà?

- Ừm, tức là về Nhật Bản ấy!

- Ồ… hèn gì…!

Không biết có phải là do tôi quá nhạy cảm hay là đã vô tình quá… chú ý đến Minh Châu hay không mà tôi cảm giác dường như cô nàng vừa cười một nét cười nhẹ nhõm. Dẫu sao thì tôi cũng đang cười, vì cuối cùng đã có cơ hội bắt chuyện.

- Giờ… về nhà à? – Tôi hỏi một câu hết sức bâng quơ và cũng rất mực đần độn, thì rõ là đang đi về nhà chứ sao.

- Ừa… chứ còn đi đâu nữa? – Minh Châu ngạc nhiên nhìn tôi.

- À không… ý là… ngày mai Châu có rảnh không ấy mà! – Tôi vội nói trớ đi.

- ……!

Minh Châu thoáng im lặng, cô nàng có vẻ nghĩ ngợi trong giây lát.

- “Ôi dào, muốn tốt cho bà thôi chứ có bắt cóc đem bán qua biên giới đâu mà nghĩ với chả ngợi!”- Tôi nóng ruột nghĩ thầm mà cũng không nhận ra là chính mình vì sao lại nóng vội như thế.

- Ưm... mình rảnh, gì vậy? – Minh Châu ngập ngừng nói.

- Tốt, giờ có muốn giỏi Toán lên không? – Tôi mở màn ngay.

Dĩ nhiên là cô nàng sẽ nói có rồi, giỏi lên thì ai chả muốn, hơn nữa đây lại là giỏi Toán để cho ba mình không còn la nữa kia mà.

- Không….! – Minh Châu thở hắt ra, lắc đầu đáp.

- Hả… sao…? – Tôi chưng hửng vì câu trả lời vượt ngoài quy định mong đợi.

- Học Toán đau đầu lắm, với lại mình có học mấy cũng không giỏi được đâu! – Cô nàng buồn bã nói.

- Tại sao? – Tôi thắc mắc.

- Chắc mình không hợp với Toán, học mãi không vô!

- Toán dễ ẹc mà, có gì mà khó!

- Nam giỏi thì dĩ nhiên là thấy Toán dễ rồi, mình thì khác….!

- Ờ… vậy chứ giỏi môn gì?

- Chắc là… tiếng Anh! – Minh Châu ngại ngùng nói.

- Tiếng Anh mấy phẩy mà giỏi? – Tôi hỏi ngay.

- Chín phẩy ba…! – Cô nàng trả lời.

- Ờ… cũng tạm đó, còn phải cố gắng nhiều! – Tôi dạy đời mà không biết nhục.

Nghe đến cái môn ngoại ngữ này là tôi đã thấy mệt, và nghe có người giỏi hơn mình thì tôi lại càng thấy nhột hơn nữa.

- Chứ giờ không học Toán thì để ba của Châu là hoài à? Ngày nào cũng nghe thì điếc cả lỗ tai! – Tôi trề môi chán chường nói.

- ……..! – Minh Châu im lặng không đáp, vẻ như cô nàng cũng không biết phải làm như thế nào.

- Thôi, để Nam dạy kèm toán cho mà học, tuần ba bữa thôi, không học nhiều đâu! – Tôi tằng hắng nói, ra vẻ ta đây.

Liền ngay sau đó thì Minh Châu nhìn tôi như thể không tin vào được sự thật bản thân vừa nghe thấy, vậy mà sự thật đó lại phát ra từ ngay bên cạnh mới ghê chứ.

- Gì…? Học không, kèm cho! – Tôi lúng búng nói, thầm cảm ơn trời tối đã giúp che đi vẻ bối rối trong mắt mình.

- Nhưng… sao lại vậy? – Minh Châu vẫn chưa hết ngạc nhiên.

Có cho vàng thì tôi cũng chẳng thể nào bắt mồm mình nói ra là tôi muốn bù đắp lại cái vụ tại tôi mà Minh Châu không thi vào trường Chuyên, và trên hết là tôi còn nợ cô nàng một lời hứa của một thời xa xôi.

- Thì… thấy vậy nên muốn giúp! – Tôi khó nhọc chữa lời, cố đánh trống lảng.

Đến đây thì Minh Châu không nói gì nữa, chỉ lững thững sóng bước cạnh tôi và lặng im, để lại trong tôi muôn vàn câu hỏi không lời hồi đáp.

Và khi cả hai đã gần đến ngôi nhà có cửa hiệu hoa tươi to đùng kia thì tôi đã gần như đinh ninh là lời đề nghị khi nãy của mình có hơi sỗ sàng nên đã bị từ chối mất rồi.

Tốt thôi, cũng chả sao, không ảnh hưởng gì đến tôi cả, đỡ mất ba bữa đi chơi!

Chính lúc đó thì Minh Châu chợt lên tiếng:

- Ba mình thật ra trước giờ cũng đã biết mình yếu Toán nên đã cho mình học thêm ở ngoài khá nhiều nơi. Bình thường ba không bao giờ la mình chuyện học hành cả, chỉ là có ông bác kia là bạn của ba thường hay qua nhà chơi, và khoe về hai con trai của ổng điểm Toán lúc nào cũng cao, nên… khi nãy ba mình mới vậy!

- Ừm…! – Tôi gật đầu, cảm thấy trong lòng mình dấy lên một nỗi bực dọc vô cớ về ông bạn của ba Minh Châu dù rằng trắng ra mà nói, tôi chả có liên quan gì ráo.

- Ổng thường hay khoe rằng bên trường Chuyên dạy hay hơn, nên con của ổng giỏi lắm, lại còn thi cả học sinh giỏi Toán! – Cô nàng kể tiếp mà tâm tư nặng trĩu.

Tôi tức khí xung thiên, đập hai tay vào nhau:

- Trường Chuyên hay quái gì, còn học sinh giỏi Toán thì ai thi chả được, có gì là ghê gớm. Hừ! Cũng chỉ là khoe con khoe cái mà thôi!

Minh Châu nhìn tôi và chợt cười, ánh mắt hấp háy vẻ biết ơn:

- Nên mình không mong rằng mình sẽ giỏi Toán, chỉ là khá hơn bây giờ là đã tốt lắm rồi, nên… nhờ Nam nhé!

- Không lo, tui mà đã kèm thì chỉ có giỏi hơn chứ không có khá hơn. Mà hả… lại còn giỏi hơn hai thằng bên trường Chuyên kia cho xem, cứ yên tâm! – Tôi mạnh mồm nói cứng.

- Không… không cần phải vậy đâu! – Cô nàng hơi bối rối.

- Cứ để đó, Nam lo, giờ… về nhà đi, tối rồi! – Tôi khoát tay một cách rất chi là hào sảng.

- Vậy… khi nào thì học?

- Ớ… quên mất, tuần ba bữa nhé!

- Nhưng ở đâu, và khi nào?

- À… sáng hai tư sáu đi, học đến mấy giờ cũng được!

- Rồi học ở đâu? Mình đem theo những gì nhỉ?

- Chà… cái này thì phải coi chỗ nào cho tiện đã, nhà Nam thì chắc là không được rồi! – Nghĩ đến nhà mình thì tôi vội xóa ngay phương án đó vì sợ bé Trân đến nhà bất tử thì Tiểu Mai sẽ chắc chắn biết chuyện ngay tắp lự.

- Nhà mình được không? – Minh Châu dè dặt đề nghị.

- Không, tuyệt đối không! – Tôi lắc đầu từ chối thẳng.

- Sao vậy? – Cô nàng tròn mắt ngạc nhiên.

- Phải giữ bí mật, đột ngột sau một thời gian tự dưng học giỏi lên, vậy mới oách chứ! – Tôi khịt mũi đáp.

Thật ra là lí do chính là tôi ngại khi phải đóng vai thầy giáo đến nhà Minh Châu mà thôi. Và cũng chưa chắc là ba của cô nàng sẽ đồng ý để tôi dạy kèm, dĩ nhiên tâm lí các vị phụ huynh là như thế rồi, đám trẻ mà tụm lại thì chỉ có ăn chơi hú hí chứ học hành cái nỗi gì!

- Vậy… chứ ở đâu? – Hơi nghi hoặc về lí do ba trời của tôi đưa ra, Minh Châu cắn môi lo ngại.

- Đưa số điện thoại đây, lúc nào nghĩ ra thì gọi báo cho! – Tôi sáng mắt lên vì ý tưởng của mình.

- Cũng được… nhưng gọi đến lỡ gặp ba mẹ mình thì cứ bảo là bạn học cùng lớp nha! – Minh Châu cẩn thận dặn.

Nhưng tôi thì lại ngẩn tò te:

- Đưa số di động ấy, số điện thoại bàn làm chi?

- Mình… chưa có điện thoại di động! – Đến lượt Minh Châu chưng hửng.

Thật sự là vậy, ở vào thời của tôi thì điện thoại di động hầu như chưa phổ biến, và trong lớp tôi thì tuyệt nhiên chỉ duy nhất Tiểu Mai mới có. Phải đến khi tôi vào đại học thì các hệ thống điện thoại di động mới mọc lên như nấm, dẫn đến nhà nhà đều mua, người người đều xài.

Điều tôi tiếc duy nhất là lớp trẻ bây giờ tiếp cận với điện thoại di động quá sớm nên những năm cấp III của các hậu bối bây giờ đã không còn được ngây thơ đến mức ngây ngô mà lứa tuổi mới lớn này đáng ra phải có nữa. Không còn những bức thư chuyền tay một cách lén lút pha lẫn thích thú, không còn sự hồi hộp đợi chờ câu trả lời mà phải mất đến cả vài ngày hay cả tuần nữa. Mà thay vào đó là những tin nhắn huỵch toẹt ra hết mọi thứ, những gì cần nói là phải nói ngay, mất đi điều thú vị nhất trong những sự rung động đầu đời gọi là… chờ đợi, mất đi điểm tuyệt vời nhất của giai đoạn quen nhau là sự thích thú và tò mò về nửa kia của mình.

Quay trở lại thì lúc bấy giờ tôi ngớ người ra, chợt biết mình có di động là nhờ Tiểu Mai nên tôi đành gãi đầu ấp úng:

- À quên, thế đưa số điện thoại nhà cũng được!

- Ừm, không có giấy bút sao ghi lại? – Minh Châu thắc mắc.

- Nhớ được mà, vô tư! – Tôi nói.

Trao đổi xong số điện thoại bàn lẫn nhau thì tôi dừng lại ở khúc cua gần công viên chứ không tò tò theo Minh Châu vô nhà, để lại lời hẹn rằng tôi sẽ gọi điện khi nào ấn định được địa điểm và thời gian chính xác nhất về khóa “học kèm” này.

Trên đường đạp xe về nhà, tôi cứ tự hỏi mãi rằng vừa rồi mình có hơi sốt sắng quá không nhỉ, liệu vụ dạy kèm này có gì… nguy hiểm không ta? Và tối hôm đó khi đặt lưng xuống giường chuẩn bị ngủ thì tôi mới chợt điếng hồn nghĩ lại rằng hôm nay mình đã vừa tuyên bố một câu nói quá sức là hùng hồn, mà đến chính bản thân còn chưa nghĩ là mình sẽ làm chuyện đó, chứ đừng có nói là làm được hay là không.

Chap 350:

Đúng vậy, tôi đã mạnh miệng dám tuyên bố với Minh Châu rằng tôi sẽ “luyện thi” cho nàng ta còn giỏi hơn cả hai thằng con trai Chuyên toán kia nữa. Khi đó tôi quả thật là có nói “trường Chuyên quái gì” thì đúng là ý kiến chủ quan của tôi, bởi trước giờ đi học thêm Toán thỉnh thoảng tôi có học chung vài thằng bên trường Chuyên thì tôi tự thấy là một nửa trong số đó là những thằng học hành dở ẹc, do con ông cháu cha nên mới được xin vô. Phần còn lại là cũng giỏi, xét riêng về môn Toán thì cũng có đứa ngang ngửa với tôi, nhưng nói về giỏi hơn thì tôi chưa thấy, hoặc cũng có thể là tôi chưa có cơ hội gặp.

Chính vì vậy nếu bảo tôi ra chiến đấu với dân chuyên Toán bên đó thì tôi có thể hoàn toàn tự tin là không thua ai, bất quá thì kém vài ba nhân tài cá biệt. Thế nhưng đó là trường hợp của riêng tôi, có thiên phú và căn cơ từ nhỏ. Chứ còn bảo giờ giúp cho một học sinh có điểm thi Toán dưới trung bình mà giỏi hơn hai thằng chuyên Toán bên kia thì quả là chuyện… không tưởng.

Nhưng lúc đó vì quá sĩ diện, với cả tôi xưa giờ luôn ức chế cái cảnh các vị phụ huynh luôn đem nhân vật truyền kỳ “con nhà người ta” ra mà uy hiếp. Chẳng cần biết con nhà người ta là cái đứa nào, cứ hễ ti vi hôm nào chiếu ngay đúng chương trình nhà nghèo hiếu học hay học sinh vượt khó là y như rằng ba mẹ tôi và cơ số các bậc phụ huynh khác đều nói:

- Đó, mày thấy con-nhà-người-ta chưa? Cơm ăn áo mặc thiếu thốn mà học giỏi chưa, còn con-nhà-này thì ăn uống có sẵn, chỉ mỗi việc học mà nó còn làm biếng!

Vâng, ở bất cứ một cuộc đấu nào thì “con nhà này” luôn bị “con nhà người ta” giành chiến thắng áp đảo, đấm phát chết luôn.

Bực không thể tả được!

Nhưng thôi kệ, có tính toán hay hối hận gì cũng muộn rồi, tôi đã lỡ nói chắc như đinh đóng cột với Minh Châu rằng thời khóa biểu học kèm sẽ là tuần ba buổi hai tư sáu tại thư viện thành phố, nơi duy nhất rộng rãi ít bị ai làm phiền mà lại còn cho phép người ta có thể ngồi liền tù tì từ sáng đến hết giờ chiều. Và chương trình học sẽ bắt đầu vào tuần sau với lí do tôi cần thời gian để… soạn giáo án, đồng thời Minh Châu cũng cần thời gian để thuyết phục gia đình rằng cô nàng sẽ đến thư viện để tự học một vài ngày trong tuần.

******

- Vậy là… tháng sau anh mới đi học thêm?

- Ừ, tháng này ăn chơi cái đã, vừa nghỉ hè mà!

Tôi áp sát điện thoại vào tai mình và thích thú nằm trên ghế salon êm ái mà tán chuyện với Tiểu Mai, tất nhiên là con mèo đần Leo vẫn cuộn tròn nằm ngay cạnh tay tôi.

- Qua năm là thi đại học rồi đó, cứ lo chơi miết! – Tiểu Mai nói giọng như chế giễu.

- Trời, sao em lo xa quá vậy, mới hè lớp 11 thôi mà! – Tôi thiểu não đáp lại đầy chán nản.

- Ơ, em lo cho anh mà thái độ gì đó? – Nàng bất ngờ đanh giọng lại.

- Thì… ý là còn nghỉ hè mà, khoan nhắc đến chuyện học hành đi! – Tôi nhăn nhó gãi đầu, chắc mẩm nếu Tiểu Mai đang ngồi đối diện mình lúc này thì hẳn là tôi sẽ ngậm miệng câm như hến vì bị hàn khí áp đảo cùng cực.

- Ừ thì thôi không nói chuyện học, nói chuyện chơi nhé! – Tiểu Mai nói mà tôi nghe như có sự chẳng lành.

- Cũng được… nói chuyện chơi! – Tôi chột dạ.

- Nghe đến đi chơi là mừng lắm, thế hôm nay anh không đi đá bóng với hội à? – Nàng hỏi, ngụ ý hội ở đây là hội bàn tròn với tụi thằng Luân thằng Khang.

- À chiều nay mưa, nghỉ ở nhà một bữa! – Tôi đáp, đưa mắt nhìn ra màn mưa ngoài cửa sổ mà nghe lòng… quặn thắt cơn đau.

- Ưm, trời mưa ra ngoài nguy hiểm lắm, đá bóng lỡ trượt chân có gì thì khổ!

- Hay ta, trời mưa ra ngoài nguy hiểm á? Chứ ai mấy lần trời mưa cũng lang thang ngoài đó!

- Em không có, tự anh chạy đi tìm chứ bộ!

- Hơ… em không chạy ra ngoài mưa thì anh mắc gì phải đi tìm cho cực!

- Xạo, anh bị em quyến rũ lâu rồi, thể nào mà không chạy theo cơ chứ!

- Hê hê, lúc đó anh còn cặp với Vy mà, sao em biết chắc là anh chạy theo em được? – Tôi cười hí hửng bắt chẹt Tiểu Mai.

- Em biết anh với Vy có chuyện không ổn từ lâu rồi nhé! – Tiểu Mai vẫn rất bình tĩnh.

- Anh không nói, sao em biết?

- Ai nhìn vào cũng biết, không chỉ mình em!

Đến đây thì tôi lại chợt nhớ lại cũng vào những ngày hè năm trước, tôi đã từng có một thắc mắc không lời giải đáp mà tôi chưa từng hỏi.

- Này, anh hỏi em chuyện này nhé!

- Ưm, hỏi đi!

- Cái hôm mà học quân sự ấy, lúc đó anh tình cờ đi gần bên thì nghe em… nói qua điện thoại, à anh không có ý nghe lén đâu, thật đấy!

- Anh… đã nghe được những gì?

- Thì… anh nghe em nói là đại loại hai người đó có vẻ ra sao ấy, không ngoài dự đoán. Là… em kể chuyện giữa anh và Vy với ai, đúng không?

- Hi hi!

- Gì?

Tiểu Mai bật cười khúc khích, nàng thổi thật mạnh vào điện thoại cho tôi ù tai đi rồi mới nói:

- Em hơi đâu mà kể chuyện của anh với người khác, lúc đó em… nói chuyện riêng với bạn em thôi!

- Là chuyện gì? Sao giống thế?

- Anh tự kỷ ám thị, sầu đời đến mức chuyện của người ta cũng giống chuyện của anh mà!

- Phải không đó…?

Đáp lại vẻ nghi hoặc của tôi là Tiểu Mai lần đầu tiên chủ động đổi sang chủ đề khác của cuộc nói chuyện điện thoại từ xa:

- Lọ nước hoa của mẹ tặng anh sao rồi? Thích không?

- Quá đã, thơm phức, mà… anh không biết cách xài!

- Sao không biết? Chỉ là xịt lên người thôi mà!

- Nhưng… xịt chỗ nào cũng được hả? Bữa anh xịt thử, bữa mà em về Nhật đó, con bé Trân nó kêu là… nồng quá chừng!

- Anh… xịt như thế nào?

- Thì cứ chĩa vô người rồi… xịt!

- Ôi, làm như xịt phòng xịt muỗi vậy ông… phải để lọ nước hoa cách khoảng 15 đến 20 centimét rồi mới xịt chứ, vào cổ tay nè, rồi một ít sau gáy, trên ngực là được mà!

- Ừm, mà để xa vậy thì có thơm không?

- Có chứ, nước hoa nào cũng có ba dây hương hết, dây hương đầu tiên là lúc vừa xịt anh sẽ nghe thấy, dây hương giữa là mười phút sau đó, và dây hương cuối là mùi hương sẽ theo anh suốt cả ngày!

Chà, đến giờ tôi mới biết là nước hoa cũng quá phức tạp đến như vậy cơ đấy, dễ cũng phải có một bộ môn tên là… Nước Hoa Học mất.

- Thế… em cũng xịt y chang vậy à?

- Không, cách khác! – Tiểu Mai đáp.

- Cách gì? Bày với! – Tôi tò mò hỏi.

- Em xịt nước hoa vào khoảng không trước mặt rồi mới bước vào khoảng đó để hương thơm phủ đều khắp người, vừa thơm lại vừa không quá nồng!

- Được đó, anh cũng thử xem!

- Thôi… như em thì tốn nước hoa lắm, với cả… đó là cách của em, không cho anh bắt chước!

- Keo thế!

- Ừa, hi hi!

Tiếp tục tán chuyện thêm một hồi nữa, mãi đến khi ngoài trời bất thần có tiếng sấm nổ đùng một phát cực bự khiến cho mèo đần hoảng hốt ré lên:

- Miaó……!

Thì cả tôi và Tiểu Mai mới giật mình nhận ra hai đứa đã “nấu cháo” điện thoại hơn bốn mươi lăm phút đồng hồ.

- Mưa to ghê há, mèo cưng của em giờ chắc đang sợ lắm! – Tiểu Mai cảm khái.

- Sợ gì, nó ăn như hạm ấy! – Tôi làu bàu nhìn con Leo đang rúc sát vào người tôi.

- Ráng đi, em về thì anh khỏi mệt nữa, hì hì, có khi lúc đó lại nhớ nó ấy chứ! – Nàng buông lời dụ dỗ hòng xoa dịu tôi.

- Thế… nghỉ hè mà em không đi chơi đâu à? – Tôi hỏi.

- Có chứ, tuần sau cả nhà em đi Hokkaido, cuối tháng chắc sẽ đến Hà Lan thăm bác em!

- Sướng ta, được du lịch tùm lum!

- Ộ ôi… có người gần trọn một năm đi chơi từa lưa bỏ người ta ở nhà một mình, giờ đến khi hơi thua kém rồi thì lại ghen tị kìa!

- Không thèm, vớ vẩn!

- Ha ha, rõ là có mà bảo là không!

- Mơ đi, cưng!

Tán chuyện thêm vài phút nữa thì Tiểu Mai bảo rằng nàng phải gác máy để phụ bà ngoại làm bánh, thế là tôi đành “tiếc nuối” sắp sửa chấm dứt cuộc điện thoại kéo dài gần một giờ này.

- À quên, anh hỏi chuyện này nữa!

- Gì thế?

- Hôm bữa em về Nhật ấy, lúc vừa lên xe của chú Ba thôi thì có gọi điện vào máy di động em đưa anh không?

- Không… lúc đó em đâu còn điện thoại nào mà gọi!

Một thoáng rùng mình chợt hiện lên, tôi quýnh quíu:

- Trời đất, rõ ràng anh nghe giọng em mà, nhưng em lại nói tiếng Nhật hay tiếng Anh thì đó nên anh không hiểu, rồi sau đó cúp máy liền!

- Chắc… do bạn em không biết nên gọi hỏi thăm đó thôi, anh đừng nghĩ nhiều!

- Kì lạ nhỉ, anh nhớ đó là giọng nói của em!

- Có thể do anh chưa quen nghe tiếng Nhật nên một cô bạn nào đó của em nói khiến anh tưởng lầm là em thôi, với cả giọng nói qua điện thoại thì có thay đổi mà!

- Sao em biết là người gọi cho anh nói tiếng Nhật?

- Em đoán vậy, anh hỏi nhiều ghê. Thôi bye ha, giờ em phải cúp máy đây, ngoại em đang đợi!

- Ừm… bye em…!

Gác máy điện thoại rồi mà tôi vẫn còn hơi thẫn thờ với một vài thắc mắc cứ lợn gợn trong đầu, thật sự thì những gì tôi thắc mắc là do tôi tự làm khó mình mà thôi. Nhưng sao cứ như có một cảm giác gì đó rất khó tả, nó như bảo cho tôi biết rằng tôi đã tiến đến rất gần đầu mối của vấn đề bằng một cách tình cờ rồi, cứ tiếp tục đi. Để rồi giờ đây tôi lại hoang mang không biết gọi nỗi thắc mắc không tên của mình là gì, chỉ đọng lại mỗi cảm giác rằng… Tiểu Mai đối với tôi vẫn còn rất nhiều bí ẩn.

Đang định với tay lấy cốc nước thì chợt trước cửa nhà, tôi trông thấy một người đàn ông mặc áo mưa có vẻ khá chật vật để dựng xe xuống và lại bước về phía nhà mình.

- À em ơi, cho anh hỏi phải nhà của Trí Nam không?

Nghe đến tên mình thì tôi vội bước ra dù rằng trong lòng khá nghi hoặc làm sao người đàn ông này lại biết tên mình, không biết là có chuyện gì đây.

- Dạ đúng rồi anh, em là Nam! – Tôi mở cửa nhà, hơi nhíu mày vì phân vân chưa biết có nên mời người này vào nhà không.

- Anh gửi hàng chuyển phát, em kí vào giấy này là xác nhận đã nhận hàng nhé! – Người này vuốt nước mưa trên mặt rồi chìa ra một hộp to được quấn băng keo rất kĩ cùng một biên bản đã lấm tấm nước.

- Ơ… em có đặt mua hàng gì đâu anh? – Tôi ngạc nhiên quá đỗi.

- Ủa? Đúng địa chỉ nhà này rồi mà, em là Võ Trí Nam đúng không? – Người đàn ông nhăn mặt.

- Dạ… thì đúng, nhưng em có mua hàng gì đâu! – Tôi ngẩn tò te.

- Vậy chắc là có người đặt mua khô bò ở chỗ anh rồi gửi đến tặng em mà không báo trước đấy!

- Hả? Khô bò?

- Ừ, người ta đặt mua 5kg khô bò ở Tùng Loan tiệm anh nè, đúng địa chỉ rồi, em nhận hàng rồi kí vào giúp anh, mưa to quá. Rồi hỏi lại người trong nhà hay bạn bè xem ai gửi là biết liền chứ gì!

Bị hối thúc, và hơn nữa thì mưa cũng to nên tôi đành kí nhận vào biên bản giao hàng rồi chào cảm ơn người đàn ông khi đã cầm trên tay cái hộp to đùng. Khi bóng dáng người đàn ông đã khuất sau màn mưa dày đặc của buổi chiều xám xịt mưa gió này rồi thì tôi mới khẳng định rằng đây không phải một trò đùa nào cả, và người giao hàng đó đúng là nhân viên của cửa hàng thực phẩm Tùng Loan mà tôi vẫn thường hay chạy ngang qua, có để tâm vào chiếc xe in đầy logo của cửa hiệu này. Và người giao hàng ban nãy đúng là chạy chiếc xe y chang như vậy.

Nhưng mà thế thì… ai mà chơi sộp đến mức tặng tôi những 5kg khô bò cơ chứ? Lại là của Tùng Loan, đây là cửa hàng mà tôi chả mấy khi ghé tới bởi giá bán đắt hơn nhiều so với trong chợ. Khô bò thì xưa giờ tôi toàn mua mấy gói đóng bọc nhỏ nhỏ ngoài chợ, có chơi sang thì cũng chỉ dám ra Lý Chấn Kí mua nửa kg về là thấy bay sạch tiền tiêu vặt cả tháng rồi.

Xưa giờ thì chỉ có Uyển Nhi là bất ngờ tặng cho tôi hẳn một hộp khô bò to, đúng loại mà tôi hay mua ở Lý Chấn Kí, và cũng đã được Uyển Nhi xác nhận kèm theo thư. Không lẽ… nhỏ này hôm nay lại nổi hứng tặng tôi tiếp hay sao? Mà sao nhỏ Nhi lại biết Tùng Loan mà đặt hàng, tôi có nói đến chỗ này bao giờ đâu?

Mà 5kg khô bò này ăn thì chỉ có lòi bảng họng chứ chả thể đỡ đằng nào được, tôi cầm còn thấy nặng trĩu trên tay.

- “Nếu là Uyển Nhi thì sẽ có thư đính kèm, cứ mở ra xem sao!” – Nghĩ bụng làm liền, tôi vội xé lớp băng keo bọc ngoài hộp rồi cẩn thận dùng dao rọc giấy miết từng đường quanh hộp.

Nắp hộp bật mở, và tôi… đồng thời cũng gần như bật ngửa vì quy mô đồ sộ của số khô bò lần này. Chúng nhiều quá mức quy định, vả lại còn là loại thượng hạng mà tôi chỉ dám nằm mơ chứ không dám ăn, nhìn xuyên qua lớp hộp nhựa trong suốt thì miếng bò nào miếng nấy to bản mà lại dày cộm, có cả những thớ gân bò phủ đầy gia vị trông cực kỳ hấp dẫn.

- Ực…! – Tôi nuốt nước bọt, thầm nghĩ cái bọc khô bò của Uyển Nhi trong tủ lạnh giờ chỉ còn vài miếng chắc tôi sẽ không thèm đụng vào nữa quá.

Cố kìm nén cơn thèm thuồng vì ham ăn, tôi cũng để chiếc hộp ra xa tầm với của con mèo đần đang cứ nhấp nhổm nhìn vào đầy háo hức mà đưa tay mình lục tìm trong hộp xem có bức thư với chữ viết của Uyển Nhi hay không. Vì tôi vẫn đinh ninh là Uyển Nhi bằng cách nào đó đã có thể đặt hàng được ở cửa hàng này, hoặc cũng có thể là… nhỏ này đã về Việt Nam nghỉ hè như lời đã nói hồi tháng trước rồi.

- Đây, biết ngay mà! – Tôi gần như reo lên khi bắt gặp một mẩu giấy thiệp cứng được chèn bên hông chiếc hộp.

- Để xem viết gì nào, Uyển Nhi chứ còn ai nữa! – Tôi háo hức mở thiệp ra.

- “Tuyệt diệu nhé Nam khờ, ăn sạch số bò khô này cho đỏ mắt ra đi, đỏ như ác quỷ Hell Boy vậy đó, he he!”

Là sao? Cái quái gì vậy?

Toàn bộ mẩu thiệp chỉ có vỏn vẹn một dòng chữ như thế, và lại không hề đề tên người gửi. Vậy là không phải Uyển Nhi rồi, nếu là nhỏ này thì sẽ có đề tên bên dưới, hơn nữa đây không phải là nét chữ của Uyển Nhi mà tôi biết.

Vội phóng lên lầu tìm lại mảnh thư của Uyển Nhi kỳ trước đã gửi rồi chạy xuống dưới nhà lọ mọ so sánh một hồi, tôi lại càng thêm khẳng định rằng đây là nét chữ của hai người khác nhau. Cùng là nét chữ con gái nhưng chữ của Uyển Nhi trông không đẹp bằng nét chữ của người này.

Không phải Uyển Nhi gửi, vậy thì càng không phải là bé Trân vì con bé này chỉ lăm lăm cướp lấy số khô bò quý giá của tôi. Lại càng không phải Tiểu Mai, nàng đời nào cho tôi ăn đến đỏ mắt như vậy.

Thế này là thế nào? Rốt cuộc là ai gửi cho tôi vậy? Ai mà… sộp quá vậy? Tí nữa mẹ tôi hỏi, tôi biết phải ăn nói thế nào đây?

Nhưng quan trọng nhất, ai là người đã gửi chiếc hộp này, và tại sao lại gửi cho tôi?

******

Sáng hôm sau, tôi lồm cồm bò ra khỏi giường, vươn vai ngáp một hơi dài sảng khoái và nheo mắt lại khi nhận ra sau một đêm mưa dài tầm tã, bầu trời hôm nay rốt cuộc đã có chút nắng hiếm hoi quen thuộc. Bước xuống nhà dưới rửa mặt, tôi vội lảng đi thật nhanh khi thấy mẹ vẫn còn đang ở nhà. Vì tôi không muốn lại phải bị chất vấn thêm nữa về số khô bò đồ sộ kia như hồi tối hôm qua. Cuối cùng tôi đã có thể tạm thuyết phục mẹ tin rằng đây là của bạn cũ cấp II của tôi, sau đó nó vào Sài Gòn học và đợt này về chơi tự dưng nó… dư tiền mua tặng tôi ăn chơi cho đỡ buồn miệng.

- Cả đống này mà ăn đỡ buồn miệng? Mỗi ngày mầy ăn no cành hông thì một tuần cũng chưa hết đó con! – Mẹ tôi quạu đeo khi tôi chống chế.

Rửa mặt xong xuôi, tôi húp tạm tô cháo cá nấu mẹ đưa làm bữa sáng rồi lò dò bước lên nhà trên, lôi tờ báo Thanh Niên ra đọc. Đến gần 9 giờ hơn, tôi cảm thấy mình nên nhìn sơ qua một lượt sách Toán 11 vừa rồi để hệ thống lại các kiến thức cần phải dạy cho Minh Châu, chuẩn bị cho buổi dạy kèm ngày mai thì đúng ngay khi tôi vừa giở trang bìa ra là một chiếc taxi Mai Linh đỗ cái xịch ngay trước cửa.

Cho rằng đó là khách nhà kế bên, tôi cũng không chú tâm mà quay trở lại nhìn vào quyển sách, đến khi giật thót người khi nghe tiếng gọi tên mình bằng một giọng nói lém lỉnh hết sức quen thuộc:

- Ê… Nam, ông Nam, xùy xùy!

Quay ra nhìn theo phản xạ thì tôi phải gọi là há hốc mồm khi vừa nhắc đã thấy, chỉ mới hôm qua tôi còn nghĩ đến ấy vậy mà sáng nay đã có mặt, cuộc đời đôi khi có sự trùng hợp ngẫu nhiên đến như thế sao ?!

Trước mắt tôi lúc này là Diệp Hoàng Uyển Nhi, con nhỏ mang màu mắt xanh đại dương rất đỗi thông minh xinh xắn, hết sức duyên dáng đưa tay ngoắc tôi như thượng khách ngoắc hầu bàn chạy tới.

- Hi, nhanh lên! – Con nhỏ vẫn gọi.

- …..! – Tôi quá thể ngạc nhiên đến mức không thể nói được câu nào, chỉ biết bước nháo nhào mà đi tới mở cửa, đứng ra ngoài thềm tam cấp.

Uyển Nhi cười thật tươi, con nhỏ nghiêng mái đầu nhìn tôi hết một lượt:

- Sao đơ luôn rồi? Tui biết tui đẹp, ông không cần phải thể hiện lòng ngưỡng mộ thái quá như vậy đâu!

- …….! – Tôi vẫn đờ mặt ra.

- Hê, sao thế? Nói gì đi chứ? Tui về chơi mà ông bị câm thì chán lắm! – Con nhỏ quơ tay qua lại trước mắt tôi như kiểm tra thị lực.

Và sau bao nhiêu khó khăn để có thể mở mồm, sau ngần ấy thời gian để có thể gặp lại, tôi không hề hỏi thăm Uyển Nhi một cách xã giao, cũng không thắc mắc về hộp khô bò to tổ nái hôm qua mà tôi chỉ có thể hỏi đúng một câu duy nhất, một câu hỏi mà tôi đã canh cánh trong lòng suốt hơn một tháng dài ròng rã:

- Bà… sao lại mang họ Diệp Hoàng vậy? Diệp Hoàng… Uyển Nhi.. ?

Khi ấy, có một sự ngạc nhiên đi kèm chút đỉnh thất vọng trên gương mặt của Uyển Nhi, và con nhỏ lại rất nhanh đã cười trở lại, đưa đôi mắt xanh đại dương tuyệt đẹp nhìn thẳng vào tôi, nhẹ vuốt tóc và đủng đỉnh nói:

- Vì bạn gái ông, Diệp Hoàng Trúc Mai gọi tui là em gái, trả lời như vậy thì được rồi chứ?

Từ duy nhất tôi có thể nói ra lúc này, cũng hệt như khi tôi đọc thư của Uyển Nhi, đó là…

.................... HẢ?

WAPSITE GIẢI TRÍ DI ĐỘNG

WWW.GIAITRI321.PRO

CƯA NHẦM CHỊ HAI...  Xuống Cuối Trang  

Chap 351:

Trông thấy tôi trợn mắt lên và há hốc mồm ra như thể vừa bị kê nguyên cái tủ buýp-phê vô miệng, Uyển Nhi khúc khích cười:

- Sao thế? Bị sốc quá đúng hông?

- Không thể vậy được, Tiểu Mai chưa bao giờ nói mình có em gái mà…! – Tôi lắp bắp.

- À, ra ông gọi chị tui là Tiểu Mai, nghe dễ thương nhỉ! – Uyển Nhi gật gù.

- Chuyện đó không quan trọng, nhưng rốt cuộc là sao? Gần hai năm nay tui có nghe nói gì về vụ này đâu, với cả màu mắt của hai người khác nhau mà… Ủa? Hai người là chị em ruột à?

Đúng vậy, nếu Uyển Nhi là em gái ruột của Tiểu Mai thì hai nàng phải giống nhau không ít thì nhiều chứ, đằng này Tiểu Mai mang màu mắt đen tuyền của người Á Châu, trong khi Uyển Nhi thì lại có màu mắt xanh đại dương đặc trưng không lẫn vào đâu được của người phương Tây.

Thêm cả tại sao trong khi Tiểu Mai ở Nhật cùng mẹ và gia đình ngoại thì Uyển Nhi lại ở Anh quốc cùng ba, mà… nếu đúng theo lời Uyển Nhi nói thì ba của cô nàng cũng chính là ba của Tiểu Mai rồi. Giả sử đúng thật là như vậy thì Uyển Nhi mới mang họ Diệp Hoàng, nhưng… tại sao trước đây Uyển Nhi lại nói là mẹ mình đã mất, trong khi mẹ của Tiểu Mai vẫn còn sống rành rành cơ mà, tôi chỉ vừa mới gặp cách đây không lâu đó thôi.

- Gì… gì kỳ vậy? Bà nói với tui là mẹ bà đã mất rồi mà? Nếu thế thì làm sao tui lại vừa gặp bác ấy được chứ? – Tôi tiếp tục màn “tra vấn” của mình.

- ……! – Uyển Nhi thoáng buồn bỏ lơ ánh mắt nhìn sang hướng khác, cô nàng lặng im như tờ.

- Phải không? Họ Diệp Hoàng là ghép từ họ cha và mẹ của Tiểu Mai, nếu đúng thật bà là em gái Tiểu Mai thì tại sao màu mắt lại khác nhau? Và… tui trông hai người không có gì giống nhau hết, hơn nữa Tiểu Mai cũng chưa bao giờ nói với tui là có một người em gái sống ở Anh! – Tôi vô ý tứ, vẫn luôn mồm hỏi sát sao.

Trước màn tấn công như vũ bão bằng những câu hỏi thắc mắc của tôi, Uyển Nhi chỉ thở dài lắc đầu rồi chép miệng nói:

- Chuyện này dài lắm, tui sẽ kể cho ông nghe sau!

- Không, kể nghe bây giờ đi… à thôi, để tui gọi điện hỏi Tiểu Mai cũng được! – Tôi đưa tay định lấy điện thoại ra.

- Ờ gọi đi! – Uyển Nhi như cổ súy, gật đầu ngay tắp lự và trong giọng nói có phần như… rất thích thú.

Đang định nhấn nút gọi lại theo số máy của Tiểu Mai lần trước đã gọi về thì tôi chợt sực nhớ ra rằng nàng có dặn đừng bao giờ chủ động gọi cho nàng vì lí do nếu gọi, tôi sẽ phải chịu tiền cước điện thoại rất lớn do tính theo mức phí ngoại địa, nên chỉ có Tiểu Mai là mỗi tuần gọi về thăm tôi khoảng bốn, năm lần.

Thế là tôi đành tặc lưỡi tiếc nuối:

- Thôi, để vài hôm nữa mới biết được, giờ thì tui… không gọi!

- Sao lại không gọi? – Uyển Nhi tròn mắt ngạc nhiên.

- Tui không có nạp thẻ điện thoại, với lại phí gọi ngoại địa đắt lắm! – Tôi nhăn nhó, có phần hơi bị quê xệ.

- Cứ gọi đi rồi tui trả cho, tiền thôi chứ gì! – Cô nàng huých vai tôi.

Nghe đến đây tính sĩ diện trong tôi nổi lên, đồ rằng dù trong tài khoản điện thoại có hơn chục triệu đồng thì tôi cũng không thèm gọi sang Tiểu Mai.

- Khỏi đi, sớm muộn gì Tiểu Mai cũng gọi về! – Tôi nhún vai nói ra vẻ tỉnh bơ.

- Thật ra giờ tui kể ông nghe cũng được, đâu có gì phải giấu! – Uyển Nhi cũng bình thản không kém gì tôi.

- Thật..á…? – Tôi hơi tẽn tò vì thái độ bất ngờ của nhỏ này.

- Dĩ nhiên, với điều kiện là ông có thật sự muốn biết hay không thôi! – Uyển Nhi phì cười nhìn tôi bằng ánh mắt như nói rằng nếu tôi không nhanh lên thì cô nàng sẽ đổi ý liền lập tức.

- Ừ ừ, muốn chứ, vô nhà đi! – Tôi vội dịch người sang bên, đồ rằng nếu cước lực mạnh mẽ thì tôi sẽ không ngần ngại gì mà đạp béng cánh cửa cho nó mở toang ra để thuận đường cho cô nương đầy bí mật Uyển Nhi giá đáo.

Nhưng Uyển Nhi chỉ bước lùi một bước rồi hạ giọng nói nhỏ:

- Ra ngoài chơi đi, ở nhà có người đúng không?

- Ừ… mà giờ thì đi đâu mới được? – Tôi hơi nhíu mày, có chút hụt hẫng.

- Quán nước cũ đó, chỗ đường Tuyên Quang nhà chị Mai ấy! – Uyển Nhi hấp háy mắt.

Nghe đến cụm từ “nhà chị Mai” là tôi đã quýnh quíu cả lên, bất giác trong lòng nảy sinh một cảm giác quen thuộc đối với Uyển Nhi. Không để chậm thêm lúc nào nữa, tôi lao ngay vào nhà và dắt xe ra đường, mặc kệ luôn cái vụ soạn giáo án cho buổi dạy kèm Minh Châu ngày mai.

Có một điều cần phải nói đó là Uyển Nhi tuy bằng tuổi tôi nhưng phong thái, tính tình thì được chia ra 30% bà cụ non, xui xẻo sao 70% còn lại là tinh nghịch nhí nhảnh như trẻ con. Không tính đâu xa, chỉ nội cái chuyện ngồi sau xe cho người ta chở đến nơi thôi cũng đã quậy quọ không kể sao cho hết.

- Bà ngồi yên coi, loi choi loi choi như con dòi, té cả nút thì bỏ xừ! – Tôi sẵng giọng nói, hơi bực mình vì tại cú nghiêng sang phải của con nhỏ mắt xanh ngồi sau lưng mà mém nữa tôi đã lao đầu vào một chiếc xe đang băng sang đường.

- Hi hi, vậy mới vui chứ, ông là con trai mà nhát quá! – Uyển Nhi cười tít mắt, cố tình dang hai tay ra định làm trò giữ thăng bằng sau khi lại lách sang trái.

- Ahh…! – Tôi la thất thanh, kịp sử ra Mai Hoa Bộ Pháp trứ danh hòng giữ cho cả hai khỏi té lăn cù khỏi xe.

- Ha ha, giỏi quá, ha ha….! – Tiếng cười khúc khích của Uyển Nhi nghe giòn tan cả một cung đường biển nơi tiếp giáp với quán nước Tuyên Quang gần nhà “chị Mai”.

Sở dĩ Uyển Nhi gọi nơi này là quán nước cũ số vì hồi hai đứa tôi mới quen, khi bị nhỏ này thách thức có dám chạy đến đầu đường nhà bạn gái không thì tôi đã chấp nhận chơi tuốt. Thật ra không phải tôi ăn gan hùm mật gấu mà dám mạo hiểm chạy đến quán nước tôi đã từng hát Mouse Love Rice tặng Tiểu Mai đêm Noel, mà là vì tôi bị trúng kế… khích tướng. Lúc đầu tôi cũng cứng rắn giữ lắm, còn nghĩ Uyển Nhi dù có tài thánh cũng đừng hòng lung lạc được mình. Thế nhưng chỉ sau hai ngày, khi mà nhỏ này bắt đầu giở trò láu cá ra thì…

- Hay là bạn gái ông không đẹp bằng tui nên ngại, sợ bị tui thấy rồi chê chứ gì?

Thế là tôi nổi cơn tam bành, lủi luôn vô quán nước quen thuộc một thời mà ngồi cầu nguyện ước gì Tiểu Mai cũng vào đây mua đồ uống. Nhưng phước chủ may thầy, tôi trong cơn u mê sĩ diện đã chạy vào cái quán đầu đường nhà Tiểu Mai thì chợt gặp bác bảo vệ từng giữ xe một thời cho tôi thực hiện chiến dịch tán tỉnh hồi Tết. Và thế là tôi bừng tỉnh, cố ngồi thêm tí nữa rồi mới vờ đói bụng mà kêu Uyển Nhi đứng dậy đi về.

Vẻ như nhỏ này rất thích nơi đây, thế cho nên lần này vừa về Việt Nam đã kêu tôi đạp xe chở ra đó. Và giờ thì tôi hoàn toàn vững dạ mà có thể đường hoàng chạy đến quán nước Tuyên Quang vì Tiểu Mai giờ chắc đã vi vu tận Hokaido xa xôi rồi.

Đã đến nơi cần đến, dắt xe vô bãi gửi rồi tôi đi xăm xăm vào quán chọn ngay một bàn cách xa lối ra vào rồi ngồi xuống.

- Con trai gì thiếu ga-lăng, không kéo ghế mời ai đã lo đến thân! – Uyển Nhi châm chọc, ngồi xuống phía đối diện tôi.

- Có phải tui đi hẹn hò với bà đâu mà ga-lăng! – Tôi phản đòn ngay, nghĩ bụng chắc cô nàng sẽ được một phen tẽn tò.

Nhưng Uyển Nhi vẫn vô tư cười tít:

- Ờ ha, quên!

- Gọi nước đi, lẹ lẹ! – Tôi giục, đã rất nóng lòng muốn nghe đầu đuôi câu chuyện “chị Tiểu Mai, em Uyển Nhi” là như thế nào.

- Để xem… uống gì đây ta…! – Nhỏ này rất… tỉnh, chẳng thèm để ý gì đến vẻ hồi hộp của tôi.

Chỉ qua vài phút là hai món uống được đem ra, phải nói là quán này phục vụ nhanh phết. Nhưng có lẽ do tôi đang trong trạng thái thiếu kiên nhẫn hay sao mà thấy vài phút này dài lâu vô kể. Đến nỗi tôi đâm bực khi một thằng con trai bàn cạnh bên cứ quay sang nhòm Uyển Nhi, mồm miệng bi ba nói hế lô khi tưởng nhỏ này là người ngoại quốc trăm phần trăm.

- Kể đi, trời ơi! – Tôi ôm đầu, đã chuẩn bị nổi quạu.

- Roạt…! – Uyển Nhi hút một hơi hết luôn ly nước ép trước ánh mắt tròn quay của thằng con trai đang tán tỉnh.

- Rồi, kể nè! – Đẩy ly nước giờ chỉ còn mấy viên đá sang bên, Uyển Nhi đưa đôi mắt xanh tinh nghịch nhìn tôi.

- Ừm…! – Tôi hồi hộp gật đầu, nghe tim mình đập binh binh.

Đáp lại vẻ nhấp nhổm của tôi, Uyển Nhi vẫn thư thái thong dong, mở lời nhẹ nhàng:

- Thật ra chuyện này xảy ra đã lâu lắm rồi…!

Vừa nghe câu đầu là tôi đã giật thót người vì nhớ ngay đến chuyện buồn bí ẩn của gia đình Tiểu Mai cách đây nhiều năm. Vậy là chuyện này có liên quan đến Uyển Nhi rồi, chắc có lẽ là con nhỏ này ham chơi đi lạc, hoặc bị vụ gì gay go lắm đây.

- Ông còn nhớ buổi chiều ông đá banh bị thua chứ?

- Ừ, nhớ, sao nữa?

- Thực ra hôm đó tui ngồi ở hàng ghế giáo viên là do….!

- Do gì? Bà quen biết hiệu trưởng hả?

- Ừ, lúc đó tui mò tới bắt chuyện, giả vờ đi ngang qua ham vui nên chạy vô, nên… thầy kêu tui vô ngồi chung, nói là quảng bá giải đấu cho trường với học sinh nước ngoài!

- Hả? Thì có liên quan gì chuyện đang nói?

Uyển Nhi tủm tỉm nhìn tôi há hốc mồm rồi tiếp lời:

- Có chứ, nhờ ngồi ở hàng ghế dưới nên có mấy lần tui thấy ông hay ngoái nhìn lên trên, thế là tui nhìn theo hướng ông nhìn!

- Ờ… thì tui…! – Tôi nhớ là hôm đó bị Tiểu Mai giận, tôi có nhìn nàng nhiều lắm.

- Vậy nên tui mới tình cờ nhận ra… chị ấy, thiệt là đẹp ha, nổi bật nhất đám đông luôn, ông không có nói xạo tui là bạn gái ông rất đẹp. Rồi tui tò mò, tui mới hỏi thầy tên của chị Mai!

- Khoan… vậy là lúc đó bà chưa biết mặt Tiểu Mai? – Tôi cắt lời vì thấy ngờ ngợ.

- Ừm, ít nhất là cho đến trước khi gặp lại! – Uyển Nhi đáp.

- Thế sao lúc đó bà biết Tiểu Mai là bạn gái tui? – Tôi hỏi.

- Khờ vậy ông, tui thấy ông nhìn lên hướng khán đài, mà nguyên khu đó có mình chị Mai là xinh nhất thôi, thêm nữa tui xem phim nhiều rồi, quan sát thái độ hai người lại không phải là một cặp hay sao? – Nhỏ này huơ tay lia lịa, nhìn tôi bằng ánh mắt trịch thượng.

- Ờ… rồi sao nữa? Chưa có liên quan gì hết! – Tôi chưng hửng.

- Thì sau đó tui mới hỏi tên của chị Mai với thầy hiệu trưởng, sau khi biết tên rồi thì….! – Uyển Nhi bỏ lửng câu nói.

- Thì sao?

- Thì tui quyết định là lấy họ trong tên của bạn gái ông để… giỡn chơi, ha ha!

- HẢ….. ?

- Nghe không rõ à, tui thấy họ tên nhỏ bạn ông cũng hay, nên tui mượn rồi viết vô thư để trêu ông đó, khờ quá đi mất, eh he he. Chứ họ của tui khác xa lắm cơ, ha ha!

Thế là Uyển Nhi phá ra cười, rung cả vai, nhúc nhích cả ghế, cười khoái chí trước vẻ mặt đần thối của tôi đang dần chuyển sang tím tái.

- Sao ế? Lại bị câm nữa hở? Sốc ghê hơ! – Uyển Nhi vô tư tiếp tục trò cà khịa của mình, hấp háy mắt cù nhây.

Khỏi phải nói, lúc này tôi chỉ có cảm giác mình như một thằng ngốc bị con nhỏ mắt xanh tinh quái này lừa một quả đau đớn, lấy dây xỏ mũi rồi dắt thẳng vô tròng. Kể từ cái hôm nhận thư của “Diệp Hoàng Uyển Nhi”, tôi luôn mang trong lòng một dấu hỏi to tướng không lời đáp. Đợi mãi chờ hoài đến mùa hè để con nhỏ trời đánh này về chơi với ước mong sẽ nhận được lời giải thích hợp lí. Ấy vậy mà tất cả chỉ là một trò đùa tinh quái của con nhỏ này.

Tất cả chỉ là một trò đùa, con nhỏ Uyển Nhi chả phải họ Diệp Hoàng gì sất, cũng đếch có là em gái Tiểu Mai, mà chỉ là một con tiểu yêu quậy phá nghịch ngợm, suốt ngày thích bày trò hành hạ người khác trong sự vui thích của mình. Ấy thế mà tôi lại cứ nhẹ dạ cả tin, thơ ngây tin lời con nhỏ mà chạy đôn chạy đáo, nó kêu gì cũng dạ, nó hú gì cũng thưa.

Nghĩ đến đâu tôi càng tức đến đó, gương mặt sa sầm lại rồi thu nắm tay mà nghiến răng kèn kẹt:

- Vui lắm à? Bà giỡn vậy là vui lắm à? Cười cười cái con khỉ khô!

Không hề lường trước được tôi lại đột ngột nổi giận như vậy, Uyển Nhi lúng túng im bặt nhìn tôi nửa sửng sốt, nửa thẫn thờ.

- Thôi mà….!

- Thôi thôi cái đầu gối, dẹp hết, đi về! – Tôi được nước làm tới, đập bàn nói như quát.

Nói là làm, tôi dợm người vụt đứng dậy định quay đi bỏ con nhỏ ác nhơn này ngồi một mình, không quên ném ánh mắt khinh khỉnh về phía chỗ đối diện thì giây phút đó, tất cả những gì tôi thấy là…

Tất cả những gì tôi thấy là một đôi mắt xanh đại dương tuyệt đẹp giờ đang tròn xoe nhìn tôi, nhưng đôi mắt ấy như biết nói, đã ươn ướt long lanh và đầy thảng thốt.

Rất nhanh, trong khi tôi còn đang đực mặt ra ngơ ngác thì Uyển Nhi đã khép mắt mà đứng dậy quyết đoán, không kịp để thêm bất kỳ ai nhận ra là mình chuẩn bị khóc.

- Ê…ê…! – Gần như là phản xạ, tôi nắm tay Uyển Nhi trong vô thức.

Cô nàng gạt tay tôi đồng thời cùng một lúc, bước xăm xăm ra cổng chẳng nói chẳng rằng.

- Thôi mà… ê… ! – Tôi vô tình lặp lại đúng lời năn nỉ của Uyển Nhi khi nãy, nhanh tay níu cô nàng lại quyết chẳng thể để vuột.

- …..! - Bị tôi kéo, Uyển Nhi buộc phải đứng lại, đưa tay quệt mắt mà vẫn quay lưng về phía tôi.

- Được rồi, ngồi xuống đi, tui hơi nóng tính mà... được rồi! – Tôi hạ giọng nài nỉ, cơn giận bùng phát khi nãy giờ đã tiêu biến cũng nhanh y chang như lúc nó xuất hiện.

Uyển Nhi đứng bất động vài giây, nấc nhẹ thành tiếng rất khẽ một lần rồi lại ngồi xuống ghế, không quen gạt tay tôi ra. Phần tôi thì đã tạm thở phào nhẹ nhõm, cố tránh ánh mắt xì xào của vài người trong quán rồi cũng ngồi xuống, bối rối nghĩ xem nên phải làm gì tiếp theo.

- Xin lỗi tui, mau! – Uyển Nhi nói như ra lệnh.

Tôi… quả thật là một thằng dại gái và hoàn toàn chịu thua trước nước mắt thiếu nữ, vừa nghe Uyển Nhi nói thế là tôi đã giương cờ trắng đầu hàng mà hoàn toàn phủ phục.

- Ừ… tui xin lỗi, là lỗi của tui, lần sau tui không vậy nữa!

- Còn có lần sau à?

- À không… chuyện này sẽ không tái diễn nữa!

Uyển Nhi khẽ hứ một tiếng trước vẻ thành khẩn ăn năn của tôi và lại quệt mắt để “lau khô đau thương”, rồi bất ngờ cười khì duyên dáng như chưa có chuyện gì xảy ra:

- Tui cũng xin lỗi ông, vậy là huề rồi, ha!

- À… ừ… huề thì huề! – Tôi ngơ ngác như không tin vào mắt mình.

- Hết giận tui há? – Nhỏ này tranh thủ tiếp.

- Ờ… hết giận rồi! – Tôi lúng búng gãi đầu đáp.

Rồi Uyển Nhi mỉm cười đưa mắt nhìn thẳng vào tôi như biển xanh đón nắng, khẽ khàng nói lên trong hơi thở:

- Ông là bạn duy nhất của tui ở đây đó, tui không muốn ông giận tui đâu, hôm nay mà có gì chắc tui… chết mất!

- ………!

Không thể chối cãi được đằng nào khác mà hoàn toàn dám thề với các bạn rằng, giây phút khi ấy tự cõi lòng tôi đã bất giác dậy lên một sự… rung động nhẹ nhàng mà đã lâu lắm rồi tôi mới được cảm giác lại, một vị ngọt dịu dàng lâng lâng giống hệt như khi mới hôm nào tôi gặp được Tiểu Mai.

Chap 352:

Quá lúng túng vì bất ngờ trước cử chỉ dễ thương vượt mức quy định của Uyển Nhi, tôi gãi đầu bối rối nói:

- Làm… gì đến nỗi chết chứ, tui không giận ai lâu đâu. Mà lần sau đừng có giỡn kiểu vậy nữa!

Uyển Nhi cười tít mắt:

- Ờ, tui xin lỗi vì không biết!

Thật vậy, Uyển Nhi không biết là vấn đề Tiểu Mai liệu có em gái hay không đối với tôi là vấn đề rất quan trọng vì từ mấy hôm giờ tôi cứ không hiểu sao là mình có cảm giác đó. Thế nhưng ngay khi tôi tưởng mình đang tiếp cận gần sát với vấn đề thì lại hóa ra chỉ là trò đùa của Uyển Nhi. Vì vậy nên mối nghi ngờ trong tôi cũng theo một trò đùa giỡn mà tự nhiên tiêu biến đi mất.

Kể từ lúc này, tôi đã không còn để tâm đến chuyện Tiểu Mai có chị hay em nữa, tôi hoàn toàn tin tưởng ở nàng.

Và giờ đến lượt Uyển Nhi thắc mắc:

- Chứ bạn gái ông không kể về gia đình hay sao mà tui người ngoài giỡn chút ông đã tưởng là thật?

- Thì có kể, nhưng hơi ngờ ngợ thôi! – Còn hơn là nghe kể ấy chứ, tôi đã gặp cả gia đình Tiểu Mai rồi mà, có nghe ai nói nàng còn có thêm chị em nào đâu.

- Ờ thôi, thật ra…

- Hở?

Trông thấy Uyển Nhi ngập ngừng giữa chừng, tôi mới hỏi:

- Thật ra gì?

- Thì tui giỡn vậy để ông… còn nhớ tui, chứ gặp nhau đi chơi có mấy ngày, tui không tạo ấn tượng thì ông quên tui mất. Mà tui chỉ định làm ông bất ngờ lúc đọc thư thôi, cứ tưởng là qua bữa sau ông hỏi bạn gái Tiểu Mai của ông là biết tui giỡn liền. Chứ đâu có ngờ là…! – Uyển Nhi hơi ngượng ngùng, giải thích mà không thể nhìn thẳng vào tôi.

Mà Uyển Nhi nghĩ thế cũng đúng, nếu căn cứ vào người ngoài nhìn vô thì sẽ nghĩ ngay tôi với Tiểu Mai là bạn gái, thể nào tôi lại không nhận ra được đây chỉ là trò đùa. Tôi chỉ cần hỏi Tiểu Mai một tiếng là xong thôi mà. Nhưng ác nỗi ở đây là tôi lại không dám hỏi Tiểu Mai mới đau, không hiểu sao tôi có cảm giác chỉ cần mình đem chuyện Uyển Nhi ra mà hỏi với Tiểu Mai thì dám nàng sẽ giận tôi ngay tức khắc vậy.

- Thôi không nhắc chuyện này nữa, thế tên thật bà là gì? – Tôi xua tay lảng sang chuyện khác.

- À… Uyển Nhi, ông biết rồi mà! – Cô nàng thoáng bối rối, đưa tay vuốt tóc.

- Không, họ tên đầy đủ kìa! – Tôi chưng hửng vì thái độ như đang né tránh của Uyển Nhi.

Đến đây thì cô nàng đâm ra bối rối, nhưng khi nhìn tôi có vẻ như rất muốn biết thì mới thở hắt ra một cách phiền não rồi hỏi:

- Ông muốn nghe tên họ nội hay họ ngoại?

- Là sao? Con cái thì lấy họ của cha, họ nội chứ còn gì nữa! – Tôi lại ngạc nhiên lần nữa.

Uyển Nhi cắn môi đầy phân vân:

- Tui… chuyện nhà tui không có bình thường, nên tên tui cũng vậy!

- Là sao? Kể nghe với! – Tôi bỗng dưng đâm ra tò mò, chồm người tới hỏi vẻ háo hức.

Nhưng ngược lại với vẻ háo hức của tôi là thái độ lảng tránh của Uyển Nhi, cô nàng nhìn tôi cười gượng, để đôi mắt xanh nói thay lời mình rằng tôi không nên biết là hơn.

- Gì thế? – Tôi ra vẻ ngơ ngác, quyết tâm hỏi cho bằng được.

- Thì… tui có hai tên lận, một tên bên nội là ở nước ngoài, tên Việt Nam thì lấy theo họ ngoại! – Uyển Nhi mấp máy môi nói nhỏ mà phải cố lắm tôi mới nghe thấy được.

- Ừm, thế có gì đâu mà không bình thường! – Tôi ngẩn tò te.

Bất chợt Uyển Nhi nhìn thẳng vào tôi vẻ cương nghị hiếm thấy, chừng như để thăm dò xem tôi có đáng tin không, hoặc giả chỉ là muốn biết tôi có muốn tìm hiểu chuyện này tận cùng không. Và chắc là do ánh mắt của tôi lúc háo hức nó hút hồn quá độ hay sao mà Uyển Nhi cuối cùng cũng đã khẽ gật đầu đồng ý.

Cô nàng hạ thấp giọng, nhẹ cười gượng gạo:

- Ông nhớ là tui từng kể với ông rằng mẹ tui đã mất rồi chứ?

- Ừ… có! – Tôi giật thót người, tự hỏi mình có nên nghe tiếp không vì hình như do thỏa mãn tò mò mà đã khơi gợi lên nỗi đau trong lòng Uyển Nhi.

Nhưng tôi không có cơ hội thay đổi ý định của mình nữa, Uyển Nhi đã chầm chậm tiếp lời:

- Ông là người đầu tiên tui kể chuyện gia đình cho đấy, trước giờ không có ai tui thấy muốn kể cho họ hết. Thật sự thì… ba hiện nay của tui không phải là ba ruột…!

- ……! – Tôi lặng người vì bất ngờ, cố thể hiện một thái độ chăm chú và nhã nhặn nhất có thể bằng cách đan tay vào nhau.

Rồi Uyển Nhi bắt đầu câu chuyện về gia đình mình bằng giọng nói đã mất đi vẻ tinh nghịch thường thấy, mà thay vào đó là chậm rãi nhưng buồn bã hệt như sóng biển cứ vỗ miên man lúc chiều tà.

- Chuyện thật ra là như vầy, hồi đó mẹ và ba gặp nhau…

( Đến đây thì tôi không thể nào viết được đoạn đối thoại của ngày hôm đó lại theo lối văn nói thường thấy vì rất khó để diễn tả được vẻ man mác buồn của Uyển Nhi. Thế nên tôi chỉ kể lại theo lối văn kể chuyện một cách súc tích nhất để bạn đọc có thể hiểu rõ hơn về thân thế của Uyển Nhi, cô nàng cá tính mang màu mắt xanh đại dương này.)

Theo lời Uyển Nhi kể lại thì mẹ và cha cô gặp nhau khi cả hai còn là sinh viên đại học. Mẹ của Uyển Nhi khi đó đã nổi tiếng khắp trường với sắc đẹp mỹ miều của mình, nhưng bà ấy lại không hề xiêu lòng trước bất kỳ người con trai nào trong hàng tá vệ tinh đang bám đuổi mình. Còn ba Uyển Nhi là sinh viên một trường đại học nước ngoài, trong một dịp giao lưu sinh viên Việt- Anh hai nước thì ông mới tình cờ gặp được mẹ Uyển Nhi tại một bữa tiệc nhẹ. Bị chinh phục trước vẻ đẹp của hoa khôi trường đại học nước bạn, ông đã quyết tâm phải lấy người này làm vợ.

Thế nhưng cùng đi với ba Uyển Nhi năm đó lại là… anh trai của ông ta, và người anh trai cũng phải lòng cô hoa khôi kia. Cả hai anh em cùng biết điều đó và vui vẻ chấp nhận một cuộc cạnh tranh công bằng. Cuối cùng thì người em trai đã thành công, toại nguyện nhận được cái gật đầu đồng ý và nét cười mê mẩn của cô sinh viên người Việt. Và người anh trai không còn cách nào khác hơn là vui vẻ chúc phúc cho em trai và em dâu của mình. Thế là ba Uyển Nhi đã chính thức cầu hôn mẹ Uyển Nhi làm vợ ngay trong tháng ấy, cả ba người quyết định cùng về Phan Thiết, đến nhà gái để mong được ra mắt và hỏi cưới.

Tạo hóa trêu ngươi khi mỗi người có mỗi cách sống riêng, mỗi gia đình cũng có phép tắc khác. Không hiểu lí do vì sao mà ông ngoại Uyển Nhi đã kiên quyết tuyệt đối không để con gái mình lấy chồng ngoại quốc, nhất là người theo đạo Thiên Chúa. Bà ngoại Uyển Nhi cũng hết lời khuyên can con gái mình hãy nghe lời ba mà từ bỏ ý định. Việc đã đến nước, ba Uyển Nhi vì quá si tình nên cũng chấp nhận sẽ cải đạo, quyết định sau khi lấy vợ sẽ chọn tôn giáo cho mình là Phật Giáo. Thế nhưng kể cả đến như vậy thì ông ngoại Uyển Nhi vẫn không chịu, nhất quyết từ chối thành ý của chàng sinh viên người Anh trẻ tuổi đầy lãng mạn.

Đêm hôm đó, có lẽ là vì tuổi trẻ, và hơn hết thảy là vì tình yêu, mẹ Uyển Nhi đã chấp nhận rời bỏ gia đình mà đi theo tiếng gọi của trái tim. Nghe đâu đó cũng là lúc mà nhà ngoại Uyển Nhi đã quyết định từ con vì không chấp nhận được chuyện này. Và ít lâu sau, vợ chồng chàng trai Anh quốc vui vẻ đón cô con gái xinh xắn kháu khỉnh chào đời, đó là Uyển Nhi. Người chồng rất đỗi hạnh phúc với niềm vui được làm cha, nhưng ông cũng không thể nào không biết đến ánh mắt buồn bã của vợ mình khi phải xa gia đình, xa quê hương đất nước.

Vài năm sau đó, người chồng chủ động khuyên vợ nên trở về nước thăm gia đình, với hi vọng nhờ vào đứa cháu gái Uyển Nhi này sẽ làm ông bà ngoại hồi tâm chuyển ý. Vậy là gia đình nhỏ về lại Việt Nam sau thời gian dài xa cách. Đáp lại chuyến đi dài mệt mỏi của cả ba người là ánh mắt hờ hững của ông ngoại, và sự vừa vui vừa buồn của bà ngoại. Nguyện ý không thành dù cho mẹ của Uyển Nhi đã khóc hết nước mắt mà cha mình vẫn không hề mảy may quan tâm hay hỏi han một tiếng, gia đình nhỏ đã phải ngậm ngùi trở lại Anh quốc.

Kể từ lần đó trở đi, cứ hai hoặc ba năm một lần thì cha mẹ Uyển Nhi lại đưa con gái mình về thăm quê hương xứ sở, về thăm ông bà ngoại. Sang đến lần thứ tư, thứ năm thì Uyển Nhi lớn lên theo thời gian, cô nàng mang màu mắt xanh đại dương giống cha và sở hữu nét đẹp duyên dáng của mẹ, vừa có trí thông minh thiên bẩm lanh lợi, nói năng líu lo vui vẻ như hát nên rất được lòng họ hàng nhà ngoại của mình, đến cả bà ngoại cũng phải xiêu lòng mà mở lời khuyên nhủ ông ngoại nên xem lại về việc của con gái.

Ông ngoại Uyển Nhi hiển nhiên là rất thương cô cháu gái dễ thương xinh xắn, nhưng ông cũng rất khổ tâm giữa một bên là thể diện dòng họ, một bên là tình cảm cha con. Và lần trở về nước năm ấy, mẹ Uyển Nhi chỉ nhận được một cái gật đầu từ ba mình khi họ đến chào tạm biệt để bay sang Anh quốc. Nhưng được bà ngoại cho biết rằng ông ngoại đã đồng ý có thể cho bé Nhi lấy họ ngoại làm tên Việt, vậy là cũng đủ để mẹ Uyển Nhi hứa chắc chắn nhất định sẽ lại trở về Việt Nam vào năm sau.

- Năm đó tui nhớ là tui có chơi game CS với một ông nhóc, ông đó chơi cũng được, nhưng cứ hay làm tàng làm phách mãi thôi, lại còn hứa hẹn phục thù mà tui đợi mãi chẳng thấy đâu! – Uyển Nhi kể bâng quơ.

Và không ai có thể ngờ rằng mùa xuân năm đó cũng là lần cuối cùng ông bà ngoại Uyển Nhi còn được thấy con gái của mình. Vào một đêm đông tại Anh quốc, trên đường trở về nhà sau khi chọn quà Giáng Sinh cho cô con gái cưng đang nghịch tuyết ở nhà thì cha mẹ Uyển Nhi đã không may gặp tai nạn giao thông. Một chiếc container vượt đèn đỏ đã tông thẳng vào chiếc xe chở hai người bọn họ khiến cả hai mất mạng tại chỗ. Nguyên nhân tai nạn được cảnh sát xác nhận rằng do người tài xế ngủ quên nên mới để xảy ra chuyện đáng buồn này.

Mùa Giáng Sinh năm đó, Uyển Nhi đã khóc hết nước mắt, cô gào thét vô vọng giữa trời đông giá rét, giữa màn tuyết trắng dày đặc vô tình và lãnh cảm. Người anh trai vì tình thương với em trai mình, cũng là vì tình yêu một thời nay còn lại đã nhận Uyển Nhi làm con gái nuôi, và thương đứa con của vợ chồng em trai hệt như con ruột của mình.

- Ba tui giờ nói rằng mỗi lần nhìn vào tui, ông như thấy được em trai mình trong mắt tui và… hình hài của mẹ tui cũng đang là tui… Ba thương tui lắm, tui muốn gì ông cũng chiều hết. Nhưng… tui biết ông rất buồn, có nhiều đêm tui thấy ông khóc một mình, có khi tui nằm giả vờ ngủ, ông đến đắp chăn cho tui rồi cứ thế ngồi cạnh bên nhìn tui mà khóc…! – Uyển Nhi buồn bã kể, nhưng tuyệt nhiên không có một giọt nước mắt nào rơi cho câu chuyện bản thân.

Hai năm sau, Uyển Nhi được ba nuôi đưa về thăm Việt Nam kể từ sau lần gặp cuối cùng định mệnh ấy. Ông bà ngoại như khóc ngất khi thấy cháu gái mình, và cũng đã chấp nhận danh phận của con gái đã mất dù có muộn màng.

- Là… kỳ vừa rồi bà về đây chơi, là… để gặp nhà ngoại à? – Tôi cảm thông hỏi, trong lòng tự dưng cảm thấy áy náy và buồn lạ lùng.

- Ừm…! – Uyển Nhi gật đầu.

Thật không ngờ đằng sau một Uyển Nhi cá tính, mạnh mẽ lại là cả một câu chuyện gia đình gần như gọi là bi kịch đến như vậy. Tôi có tài thánh cũng không thể biết được rằng hồi trước hè vừa rồi, khi Uyển Nhi về chơi cũng là lúc gặp lại ông bà ngoại kể từ sau khi ba mẹ cùng mất mà không kịp có cơ hội nhìn con gái yêu lần cuối. Trong mắt tôi những ngày đó, Uyển Nhi chỉ là một con nhỏ nhà giàu thích chơi trội chứ hoàn toàn không phải là một thiếu nữ mạnh mẽ đã trải qua chuyện buồn nhất của cuộc đời.

- Ông đang hỏi tại sao bây giờ tui không khóc, phải không? – Uyển Nhi cười gượng.

- Ừ….! – Tôi bối rối thừa nhận.

- Khóc hết nước mắt rồi, còn gì để khóc nữa!

- …..!

Và Uyển Nhi lại cười, nhưng nét cười lần này đã tươi tắn hơn:

- Với lại ba tui nói đôi mắt tui đẹp như vậy mà cứ để ầng ậng nước thì trông kỳ cục lắm, như… hai cái đáy chai nước lọc dán trên mặt ấy. Mà tui thì biết tui đẹp, nên tui không có khóc!

- …….!

Không biết các bạn nghĩ sao chứ tôi còn nhớ ở vào thời điểm đó, dậy lên trong lòng tôi gần như là một niềm ngưỡng mộ pha lẫn… cảm xúc dạt dào mà tôi không thể nào cắt nghĩa được là tại sao mình lại như vậy. Một người con gái xinh xắn, cá tính, mạnh mẽ hoàn toàn hơn bất kỳ ai mà tôi từng gặp. Tuy biết rằng so sánh với Tiểu Mai là hơi khập khiễng nhưng tôi đồ rằng nếu bị ép buộc phải so sánh thì…

Cả Tiểu Mai và Uyển Nhi có thể gọi cùng là hai tiểu thư, tuổi thơ mỗi người một khác nhưng so với nhau thì Uyển Nhi có phần bất hạnh hơn rất nhiều khi đã mất ba mẹ từ thuở nhỏ, đau đớn hơn là cả vào khi Uyển Nhi đã biết buồn biết khóc.

Tiểu Mai của tôi cũng từng trải qua nhiều buồn khổ, nhưng nàng chưa đến mức phải gọi là cùng một lúc vuột đi hai chỗ dựa lớn nhất cuộc đời người.

Bất giác lúc này đây, vẻ đẹp của Uyển Nhi đang ngồi trước mặt tôi đã tự dưng được nhân lên gấp mười lần, cả về tài sắc lẫn tâm hồn. Và… nói không ngoa khi tôi buộc phải thừa nhận mình đã hơi bị rung rinh trước Uyển Nhi mất rồi.

Hay tôi chỉ đơn giản là một thằng con trai đa tình, và đa cảm?

- Giờ ông muốn nghe tên tui chưa? Hay là cứ ngồi nhìn tui miết vậy? – Uyển Nhi hơi đỏ mặt thỏ thẻ.

- À…à muốn chứ! – Tôi giật mình tỉnh mộng.

- Tên tiếng Anh của tui là Christine, ông gọi là Chris cũng được!

- Ừ, hello Chris!

- Hi, bày đặt nữa, dốt English mà thích thể hiện!

- ……..!

Bị quê xệ, tôi hơi mất hứng mà cúi gầm mặt xuống. May thay Uyển Nhi lại kịp chữa cháy:

- À… tên tiếng Việt của tui là Uyển Nhi, ông biết rồi đó!

- Ờ… ủa, mà họ tên đầy đủ là gì? – Tôi nén nhục hỏi tiếp.

- Ừm… không có đẹp như Diệp Hoàng Trúc Mai đâu nha…!

- Trời, tên người thì phải khác chứ!

Trước cái thở dài thườn thượt của tôi, Uyển Nhi hơi cắn môi rồi nói nhỏ dần:

- Tui… tên là Trình Uyển Nhi!

- Trần… Uyển Nhi? – Tôi khá bất ngờ, hỏi lại lần nữa.

- Trình…, là Trình Uyển Nhi chứ! – Cô nàng bối rối nhưng cũng nhướn mi lên đáp trả.

Phải công nhận là… ở Việt Nam có rất ít người mang họ Trình, mà cũng không biết có phải là ít không hay là duy nhất nữa.

- Trình Trình à…! – Tôi bắt đầu giở giọng bông đùa.

- Thôi… gì chứ…! – Uyển Nhi đỏ mặt, vẻ như cô nàng giờ cũng đã biết mắc cỡ.

- Thiệt đó, tên bà nghe giống Trình tiểu thư trong phim Bến Thượng Hải quá, hay từ giờ tui gọi bà là Trình Trình nha! – Tôi cười toét miệng đầy khoái chí.

- Không! – Ai dè Uyển Nhi bướng bỉnh cãi lại.

- Thôi mà Trình tiểu thơ, Trình tiểu thơ à, thiệt là đẹp quá đó mà, tên đẹp, tên đẹp! – Tôi cứ cù nhây mà không hay biết là bản thân mình đã sắp bước vào ma trận mang tên “nghệ thuật quyến rũ”.

Đó là lần đầu tiên của mùa hè năm ấy, tôi đã có một ngày không hề mong chờ cuộc gọi từ phương xa của Tiểu Mai mà hoàn toàn bị cuốn theo một người con gái khác mang màu mắt xanh đại dương, người con gái mà tôi hay gọi vui là Trình tiểu thơ, hoặc có khi là Trình Trình đầy cá tính, thông minh và xinh đẹp.

Trình Uyển Nhi, viết đến đây tự dưng thấy nhớ em quá đi…!

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top

Tags: