ctxhnhom3

Câu 3: Phân tích các dạng nhóm CTXH. Cho VD?

 1. Nhóm giải trí:

- Nhóm giải trí là tập hợp những người có động cơ, mục đích, sở thích giống nhau. Hoạt động của nhóm tập chung chủ yếu vào hoạt động vui chơi, giải trí (VD: nhóm những người yêu ca hát)

- Thông qua các hoạt động giúp cho các nhóm viên xây dựng và phát triển tính tích cực cá nhân, thu hút các thành viên vào các hoạt động bổ ích, tạo cơ hội để họ thể hiện khả năng của mình, đồng thời ngăn chặn những hành vi không phù hợp

=> Nhân viên XH cần có những hiểu biết về các loại hình vui chơi, giải trí phù hợp với từng lứa tuổi, là người có khả năng tổ chức, biết xây dựng kế hoạch hoạt động, biết đặt ra các câu hỏi tạo điều kiện cho nhóm viên thể hiện được khả năng của họ.

 2. Nhóm giáo dục:

- Là nhóm quy tụ những người có động cơ, nhu cầu muốn nâng cao hiểu biết về 1 vấn đề nào đó (VD:nhóm các bà mẹ chống suy dinh dưỡng cho con, nhóm chăn nuôi, nhóm đồng đẳng HIV/AIDS)

- Mục đích: giúp cho nhóm viên có thêm kiếm thức, kĩ năng để thoả mãn nhu cầu, nhận thức của họ hoặc giáo dục những hành vi lệch lạc giúp họ hoà nhập với cộng đồng

=> Nhân viên XH cần có những kiến thức về vấn đề liên quan đến nhóm có kĩ năng truyền đạt và tiếp nhận thông tin, có khả năng thu hút, khả năng cảm hoá, có phẩm chất đạo đức tốt

 3. Nhóm trị liệu: (VD nhóm cai nghiện, nhóm gia đình)

- Nhóm là môi trường chia sẻ cảm xúc và trao đổi những kinh nghiệm, những vấn đề gặp phải

- Mục đích: nhóm nhằm giúp cá nhân chia sẻ vấn đề của mình với những thành viên khác, từ đó hiểu rõ hơn về vấn đề của mình và có cách giải quyết cho phù hợp, giúp họ bộc lộ thoả mãn nhu cầu, qua đó thay đổi thái độ, hành vi cho phù hợp

=> Nhân viên XH cần có những hiểu biết về vấn đề của nhóm mình, nắm được nhu cầu của nhóm viên, tạo điều kiện cho nhóm viên bộc lộ suy nghĩ tình cảm của mình, giúp họ cảm thông, chia sẻ với nhau, cùng đi đến vấn đề

 4. Nhóm tự giúp:

- Nhóm được thành lập với những người có cùng cảnh ngộ. Việc thành lập nhằm mục đích giúp đỡ lẫn nhau, cùng đáp ứng những nhu cầu, vượt qua khó khăn để vươn lên hoà nhập cộng đồng (VD nhóm người khuyết tật, nhóm đồng đẳng, nhóm cai nghiện)

=> Nhân viên XH cần nắm được nhu cầu, vấn đề của từng nhóm viên, từ đó xây dựng chương trình hỗ trợ khi cần thiết

 5. Nhóm hành động:

- Nhóm thường hoạt động không vì mục tiêu cá nhân mà hướng tới mục đích lớn hơn là phát triển cộng đồng. VD nhóm sinh viên tình nguyện, nhóm những nhà hảo tâm ủng hộ người nghèo

 6. Nhóm với mục đích XH hoá hay tái XH hoá:

- Nhóm giúp tăng cường khả năng XH. VD nhóm trẻ có hành vi không thích nghi (nhóm học sinh cá biệt tại trường học, nhóm trẻ đường phố)

- Mục đích: hình thành và phát triển nhân cách, giáo dục con người, giúp cho những người có hành vi lệch chuẩn tái hoà nhập cộng đồng.

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top

Tags: #long