CT5hungNghien
Câu 5: triển khai chiến thuật tàu phóng lôi, đội hình chiến đấu. Các phương pháp TKCT
Mục đích, nội dung TKCT biên đội tàu ngư lôi
- Mục đích của TKCT là chuyển BĐTNL từ đội hình hành quân sang đội hình chiến đấu.
- Nội dung TKCT BĐTNL bao gồm:
+ Các NĐK (TCT) thực hiện vận động chiếm lĩnh vị trí XPTC để công kích ngư lôi.
+ Các nhóm bảo đảm thực hiện vận động để chiếm lĩnh các vị trí quy định nhằm thực hiện các NV bảo đảm của mình.
Triển khai chiến thuật có thể bắt đầu từ trên đường hành quân vào khu vực chiến đấu hoặc bắt đầu tại khu trú đậu (vị trí đợi cơ).
Đội hình chiến đấu của biên đội tàu ngư lôi
Đội hình CĐ của BĐTNL là sự bố trí phối hợp giữa các NĐK (TCT) và LL bảo đảm tương đối so với địch và giữa chúng với nhau nhằm tiến công bằng ngư lôi có kết quả.
* Yêu cầu khi xây dựng ĐHCĐ:
- Bao vây địch ở nhiều hướng bằng các NĐK (TCT)
- Các NĐK (TCT) chiếm vị trí phóng ngư lôi đồng thời.
- Thực hiện phóng ngư lôi trong thời gian nhanh nhất.
- Cơ động an toàn và chỉ huy thuận tiện.
* Thành phần ĐHCĐ:
- Các NĐK (TCT)tàu NL là nòng cốt của đ/hình CĐ, dùng để giải quyết nh/vụ được giao. Ngoài những NĐK (TCT) để đánh vào mục tiêu chủ yếu, còn có thể tổ chức NĐK (TCT) khác đánh đòn bảo đảm vào các tàu bảo vệ, tàu cảnh giới bằng rađa và các tàu khác của địch cản trở các tàu NL cơ động tiến công mục tiêu chủ yếu.
Thông thường, mỗi NĐK gồm 2-3 TCT, mỗi TCT có 2-3 tàu ngư lôi. Mỗi TCT phải có khả năng tiến công ngư lôi từ một hướng, bảo đảm xác suất trúng đích của một ngư lôi ≥ 0,8. và mỗi TCT có thể tiến công từ 2-3 mục tiêu.
- Nhóm trinh sát chiến thuật.
- Nhóm tàu TCĐT và nhóm mục tiêu giả, nghi binh
- Tàu chỉ huy
Các phương pháp TKCT của biên đội tàu ngư lôi
Biên đội tàu NL chuyển sang đội hình chiến đấu (TKCT) có thể tiến hành theo 1in2 ph.pháp:
* TKCT theo phương pháp so với địch
Được tiến hành khi tới thời điểm TKCT, biên đội trưởng đã có đầy đủ các tin tức chính xác về địch (vị trí, HT, VK …)
+ Nội dung phương pháp
Phương pháp được thực hiện bằng cách qui định vị trí xuất phát tiến công cho các NĐK (TCT) và các nhóm BĐ theo phương vị (mặt quạt phương vị)và khoảng cách (dải kh/cách) tương đối so với mục tiêu cần tiến công và thời gian chiếm lĩnh các vị trí ấy.
- Khi nhận được tín hiệu (mệnh lệnh) bắt đầu TKCT, các NĐK (TCT) và các nhóm BĐ độc lập vận động để chiếm lĩnh vị trí của mình trong đ/hình chiến đấu theo thời gian qui định.
* TKCT theo phương pháp so với tàu chuẩn (tàu CH)
Áp dụng khi tiến gần địch mà không có đủ những tin tức về địch, và đến lúc nhận được những tin tức chính xác về địch thì khoảng cách từ ta tới địch không đủ t/g để các nhóm chiếm vị trí có lợi. Để khỏi mất thời cơ, biên đội tiến hành triển khai trước
+ Nội dung phương pháp
- Giai đoạn đầu các NĐK (TCT) và các nhóm BĐ cơ động chiếm lĩnh các vị trí do BĐT qui định theo phương vị và cự li so với tàu chuẩn (hoặc tàu CH).
- Khi nhận được những tin tức chính xác về địch, BĐT chỉ định cho các nhóm chiếm vị trí mới lợi theo D và Pc so với địch. Khi đó, các NĐK (TCT) độc lập cơ động chiếm lĩnh các vị trí mới đã được chỉ định trong thời gian qui định.
Trong cả 2 trường hợp: TKCT được kết thúc khi các NĐK chiếm được vị trí XPTC, các nhóm BĐ chiếm được các vị trí do BĐT quy định.
Lưu ý: - Trong quá trình TKCT, BĐT phải thường xuyên tìm mọi cách xác định rõ về địch, tiến hành phân chia cụ thể mục tiêu cần tiêu diệt cho các NĐK (TCT), xác định rõ giờ “G”. Sau khi các NĐK chiếm lĩnh các vị trí XPTC, theo tín hiệu của BĐT bắt đầu tiến công NL vào mục tiêu.
- Quá trình TKCT khả năng phòng vệ của biên đội giảm đáng kể với các giai đoạn khác, vì vậy cần chú các biện pháp phòng vệ, đặc biệt là phòng không.
Biên đội tàu ngư lôi triển khai chiến thuật theo phương pháp
so với tàu chuẩn (sơ đồ nguyên lí)(H.b)
(H.b)
Xác định vị trí triển khai chiến thuật của BĐTNL
- Vị trí TKCT của BĐTNL là vị trí chuyển biên đội từ đ/hình h/quân (hoặc đội hình tìm kiếm) sang đ/hình CĐ. - Yêu cầu:
+ Đảm bảo bí mật khi vận động chiếm lĩnh vị trí XPTC.
+ Cách địch ở khoảng cách đảm bảo cho biên đội chuyển sang đội hình CĐ ngoài tầm quan sát bằng phương tiện quang học của địch.
- Cách chọn: Vị trí TKCT được xác định bằng 2 yếu tố: Gk và D
+ Chọn Gk: Để cho các NĐK (TCT) và các nhóm BĐ chiếm lĩnh các vị trí có lợi trong thời gian ngắn nhất, nên chọn vị trí TKCT trong phạm vi mặt quạt phía trước từ 40° - 60 của mục tiêu.
- Khi chuyển từ đội hình hành quân sang đội hình chiến đấu, từng NĐK (TCT) và các nhóm bảo đảm độc lập chiếm lĩnh các vị trí quy định trong thời gian đã định.
+ Chọn cự li (D): Khi biên đội tàu NL hành quân tiếp cận KVCĐ trong đội hình chung, TKCT được bắt đầu ở vị trí thường cách địch ở khoảng cách khoảng 200 liên (đảm bảo cho biên đội tàu NL chuyển sang đội hình CĐ ở ngoài tầm quan sát bằng các phương tiện quang học của địch và bảo đảm bí mật khi vận động chiếm lĩnh vị trí XPTC).
Vị trí xuất phát tiến công
- Vị trí xuất phát tiến công là vị trí các NĐK (TCT) bắt đầu cơ động vào chiếm vị trí phóng NL. Vị trí này được xác định bằng góc mạn mục tiêu (Gk) và khoảng cách (D) đến mục tiêu cần tiến công.
- Yêu cầu chọn vị trí XPTC:
+ Ngoài tầm phát hiện của radar và tầm bắn hiệu quả của vũ khí trên tàu địch.
+ Nằm trong tầm phát hiện của các phương tiện quan sát trên tàu ta.
- Cách chọn vị trí XPTC:
+ Về kh/cách: Để thỏa mãn các yêu cầu trên, vị trí XPTC thường chọn cách m/tiêu cần tiến công ở D≥ 120-130 liên (căn cứ vào tầm phát hiện lẫn nhaucủa tàu ta và tàu địch).
+ Về góc mạn mục tiêu:GK=0°-60°P(T).Nhằm bảo đảm cho các tàu NL chiếm các vị trí phóng NL có lợi trong thời gian ngắn và gây khó khăn cho địch khi cơ động tránh đòn tiến công ngư lôi của tàu ta.
- Góc kẹp phương vị giữa các vị trí XPTC có thể ≥ 30°( 30°- 90°) nhằm bao vây được địch ở nhiều phía, không gây khó khăn cho các TCT của ta khi vận động.
* Việc qui định vị trí cho các nhóm bảo đảm cũng theo phương vị (mặt quạt Pc) và khoảng cách (dải D) tương đối so với địch.
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top