CSTMQT và ĐTQT của Hàn Quốc. Liên hệ Việt Nam.
•Chính sách thương mại quốc tế.
a. Giai đoạn 1967 – 1971.
- Mô hình chính sách: Hàn Quốc thực hiện chính sách thúc đẩy xuất khẩu các hàng hóa sử dụng nhiều lao động có lợi thế so sánh với các quốc gia khác trên thế giới trong đó các mặt hàng xuất khẩu chủ lực bao gồm: Sợi nhân tạo, thiết bị điện, cao su, gỗ dán.
- Các biện pháp thực hiện:
+ Thực hiện chính sách ưu đãi về thuế trong đó thuế thu nhập công ty được miễn giảm 50 – 100% trong vòng từ 2 – 9 năm đầu hoạt động và miễn giảm 20 – 30% trong hai năm tiếp theo.
+ Thực hiện chính sách trợ cấp xuất khẩu: Cho vay tín dụng với lãi xuất thấp, kỳ hạn dài; đầu tư ưu đãi; trợ giá.
Ở HQ chú trọng thực hiện xây dựng và phát triển các tổ chức tài chính tín dụng để cung cấp những khoản vốn đầu tư cho các công ty sản xuất hàng xuất khẩu, trong đó biện pháp khuyến khích thường được áp dụng là mức lãi suất thấp và chính phủ đứng ra bảo lãnh tín dụng.
+ Tiến hành xây dựng hệ thống các tổ chức xúc tiến thương mại va thực hiện hệ thống luật pháp nhằm tạo điều kiện cho các hoạt động kinh doanh thương mại phát triển. Trong đó phải kể đến vai trò hoạt động của cơ quan xúc tiến thương mại HQ.
+ Cung cấp các thông tin về thị trường xuất khẩu cho các công ty trong nước. Hỗ trợ các công ty HQ trong việc quảng bá hình ảnh ở thị trường nước ngoài thông qua việc hội thảo, hội trợ triển lãm đồng thời cùng các công ty trong nước tìm kiếm các cơ hội xuất khẩu và hướng dẫn họ tổ chức các hoạt động sản xuất kinh doanh một cách có hiệu quả nhất.
+Chính phủ HQ ưu tiên đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động sản xuất và kinh doanh thương mại đồng thời chú trọng thực hiện chính sách phát triển con người nhằm xây dựng yếu tố quan trọng cho quá trình phát triển nền kinh tế trước hết là cun cấp nguồn nhân lực có trình độ tay nghề sản xuất ra các sản phẩm có khả năng cạnh tranh.
b. Giai đoạn 1972 – 1981.
- MHCS: thúc đẩy xuất khẩu các sản phẩm công nghiệp nặng và hóa chất với các sản phẩm tiêu biểu: đóng tàu, phương tiện vận tải, hóa dầu, sợi nhân tạo.
- Biện pháp thực hiện:
+ Thực hiện chính sách đa dạng hóa thị trường thông qua việc tăng cường vai trò hoạt động của các tổ chức xúc tiến thương mại đồng thời chính phủ tăng cường các hoạt động ngoại giao và ký kết các hiệp định hợp tác kinh tế với nước ngoài. Mặt khác Chính phủ Hàn Quốc hỗ trợ các công ty trong nước tiêu thụ sản phẩm ở nước ngoài bằng cách hỗ trợ tài chính cho hoạt động marketing xuất khẩu, và khuyến khích các công ty HQ liên kết với các công ty nước ngoài để sử dụng nhãn hiệu hàng hóa cho các sản phẩm sản xuất từ Hàn Quốc xuất khẩu ra nước ngoài.
Ngoài ra chính phủ HQ cũng từng bước tạo điều kiện cho các công ty trong nước đầu tư ra nước ngoài để tăng khả năng xuất khẩu, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm.
+ Chính phủ tiếo tục thực hiện các biện pháp cung cấp tín dụng ưu đãi và bảo lãnh tín dụng cho các công ty sẩn xuất và kinh doanh xuất khẩu.
+ Chính phủ HQ khuyến khích và hỗ trợ cho việc hình thành và phát triển các chaebol. Đây là sự hình thành và phát triển các trụ cột cho nền kinh tế với sự phát triển của da ngành nghề bao gồm sản xuất công nghệ, kinh doanh thương mại và dịch vụ. Đồng thời là nơi thu hút cà chuyển giao công nghệ từ nước ngoài vào trong nước.
Các chaebol đã có những đóng góp rất lớn cho sự tăng trưởng và phát triển kinh tế với tỷ lệ hàng năm trung bình từ 20 – 30% GDP, và giá trị xuất khẩu khoảng 40% đồng thời tạo ra một nền công nghệ hiện đại và phát triển cho nền sản xuất công nghệ HQ.
+ HQ thực hiện chính sách phát triển thị trường bằng cách xác định cụ thể các thị trường xuất khẩu chủ lực từ đó đưa ra các biện pháp chính sách thâm nhập một cách cụ thể nhằm duy trì và nâng cao sức cạnh tranh cho các sản phẩm xuất khẩu. Trong thời kỳ này thị trường xuất khẩu của HQ đã được mở rộng , ngoài các thị trường truyền thống như Nhật Bản, Mỹ, Tây ÂU còn bao gồm các thị trường các nước trong khu vực như Trung Quốc, các nước Đông Nam Á, Úc.
c. Giai đoạn từ 1982 đến nay.
- MHCS: thúc đẩy xuất khẩu các sản phẩm có hàm lượng công nghệ cao như điện tử, điện lạnh, robot, oto.
- Biện pháp thực hiện:
+ Tiếp tục thực hiện chính sách đa dạng hóa thị trường thông qua việc tăng cường hoạt động của các tổ chức xúc tiến thương mại và đầu tư đồng thời hỗ trợ nhiều hơn các công ty HQ tham gia vào các kỳ hội trợ triển lãm ở nước ngoài.
+ Thực hiện chính sách tự do hóa tài chính thông qua việc thả nổi lãi suất và giảm bớt các biện pháp kiểm soát của chính phủ đối với các hoạt động tín dụng nhằm tạo điều kiện hơn cho các công ty HQ tìm kiếm nguồn tài chính cho hoạt động sản xuất kinh doanh.
+ Chính phủ HQ tăng cường đầu tư đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao nhằm nâng cao trình độ chuyên môn và ngoại ngữ để đáp ứng môi trường làm việc luôn thay đổi.
+ Từng bước thực hiện tự do hóa thương mại như việc cắt giảm thuế quan nhập khẩu, đơn giản hóa thủ tục hải quan, giảm bớt danh mục các hàng hóa quản lý bằng giấy phép nhằm tạo điều kiện cho hoạt động xuất nhập khẩu trong đó hoạt động nhập khẩu các nguyên liệu đầu vào sản xuất được hưởng chính sách ưu đãi miễn giảm thuế => phân chia các sản phẩm mũi nhọn.
•Chính sách đầu tư quốc tế.
a. Giai đoạn 1960 – 1990.
- MHCS: HQ thực hiện chính sách khuyến khích đầu tư nước ngoài nhằm thu hút vốn để phát triển các công ty và nền sản xuất ở HQ.
Giai đoạn 1960 – 1980.
Thời kỳ này HQ thực hiện thu hút FDI với sự kiểm soát chặt chẽ của Chính phủ bằng các biện pháp cụ thể.
+Chỉ khuyến khích đầu tư sản xuất trong một số ngành nhất định. Ví dụ như công nghiệp đóng tàu, công nghiệp hóa dầu, công nghiệp oto và hạn chế nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào ngành dịch vụ đặc biệt là viễn thông, ngân hàng tài chính và truyền hình.
+ Chỉ cho phép nhà đầu tư nước ngoài góp vốn dưới 50% trong các công ty liên doanh.
+ Chính phủ thực hiện chính sách kiểm soát giá lương thực, giá điện và giá hàng tiêu dùng với mục tiêu duy trì mức giá nhân công thấp nhằm hấp dẫn những nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào các ngành sản xuất hàng xuất khẩu.
+ Áp dụng chính sách miễn giảm thuế đầu vào nhập khẩu đối với các công ty đầu tư sản xuất hàng xuất khẩu , đặc biệt là các công ty hoạt động trong các ngành đòi hỏi trình độ công nghệ cao.
Hồ sơ xin giấp phép đầu tư do chính phủ phê duyệt theo nguyên tắc chỉ đạo.
Giai đoạn 1981 -1990.
Đây là giai đoạn chính phủ HQ từng bước thực hiện tự do hóa đầu tư nước ngoài.
+ Xóa bỏ quan điểm về tỷ lệ góp vốn tối đa của các nhà đầu tư nước ngoài trong các công ty liên doanh.
+ Mở rộng danh mục các ngành, lĩnh vực được phép thu hút đầu tư nước ngoài trước hết là lĩnh vực thương mại và dịch vụ viễn thông.
+ Thực hiện chính sách tự do hóa thị trường ngoại hối và đơn giản hóa thủ tục hành chính nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho nhà đầu tư chuyển đổi tiền tệ và thực hiện các hợp đồng thanh toán.
+ Chính phủ HQ đã đầu tư xây dựng và mở rộng các khu công nghiệp dành riêng cho các công ty đầu tư nước ngoài với hệ thống cơ sở hạ tầng đồng bộ và hiện đại thuận lợi cho hoạt động sản xuất kinh doanh.
+ Cho phép nhà đầu tư nước ngoài đầu tư ra thị trường chứng khoán, trước hết là với các loại trái phiếu lãi suất không cố định và trái phiếu không đảm bảo do các công ty nhỏ và vừa phát hành.
+ Chính phủ tiến hành hoàn thiện hệ thống các đạo luật nhằm cải thiện môi trường đầu tư như áp dụng hình thức cấp giấy phép nhanh cho các nhà đầu tư nước ngoài đối với các dự án đặc biệt ưu tiên đồng thời rút ngắn thời gian thẩm định cấp giấy phép đầu tư từ 200 ngày xuống còn 45 ngày.
b. Giai đoạn từ 1991 đến nay.
- MHCS: Thực hiện tự do hóa đầu tư và tạo điều kiện thuận lợi cho các công ty HQ đầu tư ra nước ngoài.
- Biện pháp:
+ Chính phủ HQ cho phép các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào nhiều ngành dịch vụ hơn trước. Ví dụ NH – TC, Y tế, giáo dục.
+ Mở rộng vai trò hoạt động của các tổ chức xúc tiến thương mại và đầu tư nhằm hỗ trợ tích cực hơn các công ty HQ đầu tư ra nước ngoài thông qua việc cung cấp thông tin về thị trường đầu tư, đặc biệt là những nước chưa có quan hệ ngoại giao. Các tổ chức xúc tiến thương mại và đầu tư hoạt động không vì lợi nhuận.
+ Chính phủ ủy quyền phê chuẩn cấp giấy phép đầu tư cho ngân hàng HQ thực hiện (với các dự án có quy mô nhỏ hơn 100.000 USD)
+ Thành lập ủy ban hợp tác đầu tư song phương và hiệp hội các nhà đầu tư HQ nhằm hỗ trợ tích cực hơn các công ty HQ đầu tư ra nước ngoài bằng cách hàng năm tổ chức diễn đàn gặp mặt giữa ủy ban, hiệp hội của các nhà đầu tư nhằm đánh giá và nắm bắt những vướng mắc khó khăn của những nhà đẩu tư ở thị trường nước ngoài để có những biện pháp khắc phục giải quyết kịp thời.
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top