CSNN
CƠ SỞ NGÔN NGỮ
Trong Tiếng Việt, tổ hợp có tính cố định bao gồm:
- Các tổ hợp có trật tự ngược cú pháp: Văn học, hải quân, công nghiệp,...
- Các tổ hợp chứa các thành tố không hoạt động độc lập: Dưa hấu, giấy má, dai nhách
Tính thành ngữ: Là khi ý nghĩa chung của tổ hợp là một cái gì mới, khác với tổng số ý nghĩa của những bộ phận tạo thành. Được phân loại thành:
1/ Thành ngữ: là ngữ cố định hoàn chỉnh về cấu trúc và ý nghĩa. Trong đó nghĩa của chúng không phải được suy ra trực tiếp từ các thành tố cấu tạo nên nó, có tính hình tượng hoặc/ và gợi cảm.
2/ Quán ngữ: là từ ngữ cố định, dùng nhiều thành quen, có chức năng đưa đẩy, rào trước đón sau, nhấn mạnh hoặc liên kết các đoạn văn và các câu với nhau khi nói và viết.
3/ Ngữ cố định danh: là tổ hợp từ vốn ổn định về cấu trúc và ý nghĩa của các quán ngữ, nhưng chưa có ý nghĩa mang tính hình tượng như thành ngữ thường dùng.
4/ Những hiện tượng trung gian: là những đơn vị được cấu tạo theo lối thành ngữ nhưng tính tự do, kém ổn định và vẫn còn rõ nét
- Tính thành ngữ khá cao nhưng kém bền chắc về chỉnh thể cấu trúc: đắt như vàng, nhức như búa bổ, đen như cột nhà cháy,...
- Tính ổn định cấu trúc khá cao nhưng tính thành ngữ, tính nhất thể về nghĩa chưa cao (nghĩa do từng thành tố cộng lại): bàn mưu tính kế, suy đi tính lại, yêu trẻ kính già, mua quan bán tước,...
Nghĩa của từ: Là những liên hệ được xác lập trong nhận thức của chúng ta giữa từ với những cái mà từ chỉ ra hay làm tín hiệu cho. Đó là liên hệ phản ánh, mang tính quy ước, được xây dựng bởi cộng đồng người bản ngữ. Nó có 2 mặt: mặt hình thức vật chất âm thanh và mặt nội dung ý nghĩa. Từ có liên hệ với nhiều nhân tố, nhiều hiện tượng nên nghĩa của từ cũng không phải chỉ có 1 thành phần, 1 kiểu loại. Người ta phân biệt thành các thành phần nghĩa:
- Nghĩa biểu vật: là sự quy chiếu của từ vào sự vật mà nó làm tên gọi
- Nghĩa biểu niệm: là sự phản ánh các đặc trưng, thuộc tính được coi là bản chất nhất của sự vật vào trong ý thức con người
- Nghĩa ngữ dụng (hay nghĩa biểu thái, nghĩa hàm chỉ): là mối liên hệ giữa từ với thái độ chủ quan, cảm xúc của người nói
- Nghĩa cấu trúc: là mối quan hệ giữa từ với các từ khác trong hệ thống từ vựng
Phân loại nghĩa của từ: Có 4 lưỡng phân
1/ Nghĩa gốc – Nghĩa phát sinh: dựa trên sự xuất hiện trước sau của nghĩa
2/ Nghĩa tự do – Nghĩa hạn chế: dựa trên ngữ cảnh mà bộc lộ
3/ Nghĩa trực tiếp – Nghĩa gián tiếp (nghĩa bóng): dựa trên ý định nói năng, mối quan hệ định danh giữa từ với đối tượng
4/ Nghĩa thường trực – Nghĩa không thường trực: dựa trên tính ổn định của nghĩa. Nghĩa thường trực dùng trong mọi trường hợp. Nghĩa không thường trực ngữ cảnh hạn chế, có khi biến mất
Từ đồng âm: Là từ có vỏ âm thanh giống nhau nhưng có nghĩa khác nhau. Có 2 loại:
- đồng âm đồng tự như: "đường" đường tàu Thống Nhất, mua một cân đường.
- đồng âm dị tự như: too – to – two trong tiếng Anh.
Từ đồng nghĩa: Là những từ có vỏ ngữ âm khác nhau nhưng nghĩa tương đồng nhau.
Có 2 đặc điểm: khác nhau ở: phạm vi sử dụng, khả năng kết hợp, sắc thái phong cách, vd: má – mẹ - u; quả tim – trái tim; hy sinh – chết, ngủm,...
- các từ đồng ngữ được tập hợp trong nhóm từ đồng nghĩa, trong mỗi nhóm thường có 1 từ làm trung tâm, trung hòa về phong cách và sắc thái. Vd: ăn, xơi, xực, tọng,... thì trong nhóm từ đồng nhĩa này, ăn là từ trung tâm về phong cách, sắc thái.
Từ trái nghĩa: Là từ có nghĩa đối lập nhau trong thế tương liên
Phương thức ngữ pháp: Là những biện pháp, hình thức chung nhất để thể hiện ý nghĩa ngữ pháp.
1/ Phương thức phụ tố: là cách một ngôn ngữ sử dụng phụ tố đi kèm với chính tố để biểu thị ý nghĩa ngữ pháp bổ sung cho từ. Đây là phương thức quan trọng trong ngôn ngữ Châu Âu
2/ Phương thức biến dạng chính tố(luân phiên âm vị/ biến tố):là cách thức biến đổi một bộ phận của chính tố để thể hiện sự thay đổi ý nghĩa ngữ pháp
3/ Phương thức thay chính tố: là cách thức thay đổi hoàn toàn vỏ ngữ âm của một từ để biểu thị sự thay đổi ý nghĩa ngữ pháp hay chức năng ngữ pháp, chứ không thay đổi ý nghĩa từ vựng. Được sử dụng nhiều trong ngôn ngữ Ấn – Âu.
4/ Phương thức trọng âm: là phương thức sử dụng trọng âm để biểu thị ý nghĩa ngữ pháp của từ. Được sử dụng chủ yếu trong ngôn ngữ Châu Âu. Trong tiếng Anh, phương thức trọng âm thay đổi từ loại của từ bằng cách chuyển vị trí trọng âm.
5/ Phương thức lặp: là phương thức lặp lại toàn bộ hoặc một bộ phận vỏ ngữ âm của chính tố để biểu thị sự thay đổi ý nghĩa ngữ pháp của từ. Phương thức này dùng nhiều trong ngôn ngữ Đông Nam Á
6/ Phương thức hư từ:Hư từ là những từ không biểu thị ý nghĩa từ vựng mà chuyên dùng biểu thị ý nghĩa ngữ pháp, tức là thể hiện ý nghĩa ngữ pháp giữa các thực từ. Trong đó giới từ là nhóm rất quan trọng. Đây là phương pháp được sử dụng phổ biến trên thế giới
7/ Phương thức trật tự từ: là phương thức biểu hiện ý nghĩa ngữ pháp bằng thứ tự sắp xếp các từ trong câu. Phương thức này được sử dụng trong hầu hết các ngôn ngữ, đóng vai trò tạo câu.Trong loại hình ngôn ngữ đơn lập thì có giá trị rất lớn.
8/ Phương thức ngữ điệu: biểu thị ý nghĩa tình thái của câu như tường thuật, nghi vấn, khẳng định, phủ định. Được sử dụng chủ yếu trong ngôn ngữ Châu Âu
Phạm trù ngữ pháp: Là thể thống nhất của ý nghĩa ngữ pháp ở dạng đối lập nhau, được thể hiện ra ở những dạng thức đối lập nhau
1/ Phạm trù ngữ pháp số: có 3 phạm trù số tương ứng với 3 từ loại khác nhau
- Danh từ: biểu thị số lượng của sự vật. Trong ngôn ngữ Châu Âu: có số ít – số nhiều: book – books. Trong tiếng Việt: có số ít – số nhiều – số trung
- Động từ: biểu thị mối quan hệ giữa hành động, trạng thái với 1 hay nhiều sự vật, thường có trong ngôn ngữ Châu Âu.
- Tính từ: thường xuất hiện trong tiếng Nga, tiếng Pháp, đối lập số ít – số nhiều
2/ Phạm trù ngữ pháp thời: là phạm trù ngữ pháp của động từ, biểu thị quan hệ hành động với thời điểm phát ngôn hoặc với thời điểm nhất định nêu ra trong lời nói. Có 2 dạng:
- Thời tuyệt đối: chỉ quan hệ giữa hành động với thời điểm nói
- Thời tương đối: chỉ quan hệ giữa hành động với thời điểm nêu trong lời nói
Tiếng Việt có 7 hư từ biểu thị ý nghĩa thời gian: đã, từng, vừa, mới, đang, sẽ, sắp nhưng không xem là phạm trù thời được vì không bắt buộc phải có để chỉ yếu tố thời gian cho động từ hoặc đôi khi các hư từ ấy không dùng phản ánh thời gian VD: Vài ngày nữa, tôi đi Hà Nội đấy. Cách đây một tháng cây cối còn đang xanh tươi, nay đã vàng rực
Quanhệ ngữpháp:
Quan hệ ngữ pháp là quan hệ hình tuyến giữa các từ tạo ra những tổ hợp từ có khả năng được vận dụng độc lập, được xem như là dạng rút gọn của một kết cấu phức tạp hơn và có ít nhất một thành tố có khả năng được thay thế bằng từ nghi vấn.
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top