Cs thai phụ "chuyển dạ"

Câu 9:Ké hoạch CS điều dưỡng và theo dõi 1 thai phụ trong khi chuyển dạ

1.NHẬN ĐỊNH

-Về tinh thần

Thường thai phụ nào cũng lo lắng của riêng mình khi chuyển dạ,người đẻ con so không biết mình sẽ đẻ con trai hay con gái.người đẻ con rạ đã có con thì muốn "có nếp,có tẻ".nói chung các thai phụ đều lo con mình đẻ ra có lành lặn không.người chuyển dạ nhanh thì ít lo,người chuyển dạ lâu thì lo lắng,không hiểu có tự đẻ được hay không,mỗi thai phụ 1 tâm tư người ĐD cần hiểu để có kế hoạch cs về mặt tinh thần cho thích hợp

-Về vật chất

Cuộc chuyển dạ thường kéo dài từ nửa ngày tới 1 ngày có khi hơn.cơn co tủ cung gây đau bụng ngày càng tăng,làm cho việc ăn uống của thai phụ bị ảnh hưởng.có khi làm thai phụ không ăn uống được.nếu thai phụ có ăn uống được cũng không bù lại được số năng lượng đã mất do chuyển dạ,mà nhu cầu năng lượng cho cơn co tử cung và rặn đẻ đều hỏi cao.đây là những đặc tính để điều dưỡng viên pải nhận định làm cho cơ sở cho việc đặt kế hoạch cs về ăn uống cho thai phụ khi chuyển dạ

-Công tác vệ sinh

Khi chuyển dạ sẽ ra chất nhầy hồng,hoặc nước ối hoặc ra máu,những chất trên tạo đkiện môi trường cho vi trùng phát triển,đặc biệt ở những thai phụ đã bị viêm nhiễm đường sinh dục dưới từ trước xâm nhập vào tử cung gây nhiễm trùng sau đẻ.do vậy công tác ĐD pải có kế hoạch vệ sinh dự phòng tốt

-Nhận định về thời gian chuyển dạ

Chuyển dạ càng kéo dài thì không những ảnh hưởng tới s.hoạt,ăn uống của thai phụ mà còn tăng nguy cơ nhiễm trùng đường sinh dục do phải thăm khám nhiều lần,đặc biệt ở những trường hợp vỡ ối(ối vớ trên 6h đã có nguy cơ nhiễm trùng ối).do đó kế hoạch theo dõi cs khi chuyển dạ pải hạn chế thăm trong càng ít càng tốt

-Nhận định về tiến triển của các dấu hiệu đẻ

+Dấu hiệu động lực:đóng vai trò chính cho cuộc chuyển dạ,đó là cơn co tử cung trong quá trình chuyển dạ(xoa,mở CTC)đẻ thai,đẻ rau và cầm máu sau đẻ.hiện tượng động lực thứ hai là rặn đẻ của người mẹ hỗ trợ thêm cho cơn co tử cung trong giai đoạn sổ thai.nếu sức rặn của người mẹ yếu thì đôi khi trở thành đẻ khó do phải can thiệp hỗ trợ như:bằng giác hút hay bằng

fooc-xep

+Những hiện tượng thụ động là những dấu hiệu chuyển dạ do hiện tượng động lực sinh ra,đó là sự xóa,mở CTC,sự thành lập đầu ối,hiện tượng uốn khuôn,độ lọt của ngôi thai,sự giãn nở của âm đạo,tầng sinh môn và âm hộ

Cả 2 loại động lực và thụ động này trong chuyển dạ pải tiến triển nhịp nhàng với nhau thì cuộc chuyển dạ mới bình thường,nếu chúng không tiến triển nhịp nhàng sẽ đẻ khó cần pải can thiệp kịp thời mới tránh được hậu quả

+ngoài dấu hiệu trên cần theo dõi thêm về tình trạng sk mẹ và thai

2.CHUẨN BỊ PHƯƠNG TIỆN THEO DÕI CÁC DẤU HIỆU TRONG CHUYỂN DẠ

-phòng cho thai phụ nằm chờ đẻ

-giường cho thai phụ trải chiếu hay đệm bao giờ cũng được lót nilon vùng mông để chống ối thấm ra đệm

-cân và thước đo chiều cao cho thai phụ

-thước dây đo chiều cao tử cung và vòng bụng

-bảng tính tuổi thai

-ống nghe,máy đo HA

-ống nghe tim thai hay máy Doppler để nghe tim thai

-thước compa beaudelocque để đo khung xương chậu

-bộ làm vs vùng sinh dục ngoài:ấm đựng nước chín,kẹp dài,kẹp bông và bông không thấm nước để rửa

-cồn iot 1% để sát trùng vùng sinh dục ngoài

-dầu parfin vô trùng để làm tron dụng cụ khám trong

-găng tay vô trùng

-hồ sơ bệnh án sản khoa và các loại giấy xét nghiệm

3.CHUẨN BỊ THUỐC TRONG ĐIỀU DƯỠNG CHO THAI PHỤ TRONG CHUYỂN DẠ

-bình chứa oxy hay bóng chứa oxy để thai phụ thở khi cần thiết

-dd glucose5% để tiêm hay truyền TM khi cần

-papaverin sulfat 0,04g loại ống tiêm hay loại viên

-Dolosal 0,100g/1ml ông để tiêm giảm co khi cần

-oxytocin 5đv/1ml để dùng trong trường hợp cơn co yếu

4.LẬP KHCS CÁC DẤU HIỆU CHUYỂN DẠ

a.Về tinh thần

-giải thích cho thai phụ hiểu các bước diễn biến của quá trình chuyển dạ để thai phụ tiến hành với người đỡ đẻ được tốt như lúc nào cần thở sâu,lúc nào nghỉ,lúc nào phải cố gắng rặn đẻ lúc nào không được rặn đẻ dù đau cũng không nên kêu vì dễ mất sức khi đẻ

-với nv ĐD cần:thực hiện công tác vô trùng cho thai phụ và cho mình

-phải hiểu công việc mình sẽ làm trong những bước tới như sẽ đỡ đẻ cho ai,theo dõi đỡ đẻ thai 1 hay đôi

-khi có những bất thường sẽ phải làm những gì và báo cáo cho ai,cần ai hỗ trợ cho mình những gì

b.Về vật chất

chuẩn bị thức ăn,chế độ ăn cho thai phụ và sẽ thực hiện cho thai phụ ăn và uống như thế nào cho phù hợp với cuộc đẻ.chuẩn bị thức ăn và uống cho mình phòng khi cuộc chuyển dạ kéo dai.nếu phải thay phiên trực sau sẽ phải bàn giao ntn và những gi

c.Kế hoạch cs theo dõi trong chuyển dạ

-thực hiện chế độ vs vùng sinh dục ngoài trước mỗi lần thăm khám và khi cần thiết

-theo dõi sự tiến triển của các dấu hiệu khi chuyển dạ

+tình trạng sức khỏe của thai phụ thay đổi khi chuyển dạ

+đo và đánh giá tiến triển cơn co tử cung bằng tay hay bằng máy

+đo và theo dõi những biến động về tim thai và cử động của thai

+khám và đánh giá độ lọt,ngôi thai

+theo dõi sự tiến triển,xoa,mở CTC

5.THỰC HIỆN KHCS

a.Thực hiện cs tinh thần

giải thích để thai phụ hiểu thêm đẻ là hiện tượng sinh lý tự nhiên vì vậy thai phụ phải thực hiệ tốt mọi yêu cầu của chuyên môn để hoàn thành cuộc chuyển dạ đẻ cho tốt

b.Thực hiện chế độ ăn uống

-chế độ ăn:là những chất giàu dd,thức ăn không phải nhai lâu,hợp khẩu vị và có thể ăn nhanh.trước khi cho thai phụ ăn cần pải nắm được sự diễn biến của các dấu hiệu chuyển dạ,nếu có khả năng phải mổ lấy thai thì không nên cho thai phụ ăn,vì khi gây mê nội khí quản sẽ gây phản xạ trào ngược

-chế độ uống:nên uống những loại nước giàu dd và cũng không nên uống nhiều,nhất là khi tiến triển cuộc đẻ xấu đi,có khả năng phải mổ

c.Thực hiện chế độ vs cho thai phụ

thai phụ nên tắm nước ấm,tắm nhanh khi bắt đầu có dấu hiệu chuyển dạ như tự nhiên cảm thấy mỏi lưng ngày càng tăng lên,hay cảm thấy bụng "xuống" và thỉnh thoảng thấy nhâm nhẩm đau từng cơn nhẹ.nếu tắm trước khi đi đẻ không được tắm ở nơi có gió lùa

-trong thời gian chuyển dạ người ĐD giúp làm vs vùng sinh dục ngoài nhiều lần bằng xà phòng và dội nước,đặc biệt sau mỗi lần đại hay tiểu tiện

-trước khi thăm khám bao giờ cũng phải làm vs vùng sinh dục ngoài(làm từ âm môn ra ngoài tới 2 bên vế đùi và vệ).nếu sát trùng bên ngoài bằng cồn iot 1% trước khi thăm trong càng tốt.khi chuyển dạ hạn chế thăm trong 1 cách tối đa.thường thực hiện khám lần đầu để chấn đoán chuyển dạ.khám lần 2 xem mức độ tiến triển của các dấu hiệu chuyển dạ.khám lần 3 đánh giá điều kiện cho phép thai phụ rặn đẻ

d.Thực hiện cs và theo dõi các dấu hiệu chuyển dạ

*)thực hiện vs vùng sd ngoài sát trùng bao giờ cũng pải bắt đầu từ âm hộ ra ngoài đến vệ,2 đùi rồi mới đến tầng sinh môn,hậu môn

*)theo dõi đánh giá các dấu hiệu chuyển dạ

-theo dõi đánh giá toàn trạng thai phụ về sắc thái,về các thông số sống(mạch,t,huyết áp,nhip thở) sự chịu đựng những thay đổi của cuộc đẻ những thai phụ có bệnh mãn tính(biết trước hay không biết trước) lúc này dễ bị biểu lộ ra và đôi khi thai phụ không chịu đựng nổi cuộc chuyển dạ.1 trong các thông số sống thay đổi thì người ĐD pải báo cáo kịp thời cho bác sỹ biết,để có biện pháp xử lý kịp thời

-đo và đánh giá tiến triển cơn co tử cung

Đo bằng tay,người ĐD đặt bàn tay lên đáy tử cung(về phía sườn pải hay sườn trái tử cung để cảm nhận cơn co tử cung về cường độ mạnh,yếu). Về độ dài cơn co tử cung,sự tiến triển của cơn CTC bao giờ cũng pải phù hợp với sự tiến triển của sự xóa mở CTC và độ lọt ngôi thai.nếu tiến triển không đồng bộ dễ trở nên đẻ khó.khi đo xong người ĐD pải ghi vào biểu đồ theo dõi cơn co tử cung trong bệnh án of thai phụ

-Đo và đánh giá biến động tim thai bằng ống nghe gỗ

-thực hiện khám và đánh giá độ lọt ngôi thai bằng nắn ngoài thành bụng hoặc căn cứ vào sự di chuyển ngày càng xuống thấp phía xương vệ thai phụ của các yếu tố sau:bướu chẩm,trán,mỏm vai và ổ tim thai

-khám và đánh giá độ xóa,mở cổ tử cung

Đánh giá đường kính độ mở CTC trên lâm sàng bằng lọt 1 ngón tay,lọt 2 ngón tay,mở 2 ngón tay tùy theo mức độ mở mà ước đoán CTC mở 3cm,4cm..và mở còn vành,rồi mở hết.như vậy muốn khám và đánh giá độ xóa,mở ta pải thăm trong

-khám và xác định đầu ối đã vỡ hay chưa

Thăm trong:khi CTC đã mở,qua chỗ mở đầu ngón tay khám có khả năng chạm vào đầu ối và cảm giác từ màng ối đưa tay sâu thêm vào sẽ chạm vào đầu thai(ngôi chỏm).nếu từ đầu ối qua lớp nước ối mỏng khoảng 1cm goi là ối dẹt; nếu khoảng 3cm gọi là đầu ối phồng.thường ở đầu ối phồng thì sau mỗi cơn co tử cung nước ối được dồn xuống đầu ối làm đầu ối bị phồng thêm;chứng tỏ đoạn dưới không bình chỉnh tốt để ôm chặt vào đầu thai.nên còn khe hở để nước ối dồn xuống trước ngôi thai khi có cơn co tử ucng

Nếu ối vỡ hoàn toàn thì khi thăm trong không sờ thấy đầu ối,mà sờ thấy tóc thai nếu là ngôi chỏm

d.Những dấu hiệu lâm sàng ở cuối giai đoạn chuyển dạ

là giai đoạn ngôi thai đã lọt thực sự,CTC đã mở hết,ối đã vỡ hoàn toàn,chuyển dạ đẻ đã sang giai đoạn 2:giai đoạn đẻ thai thường có các dấu hiệu sau

-thai phụ thấy cơn co tử cung đau và kéo dài,khoảng cách ngắn lại

-thai phụ có cảm giác mót rặn khi có cơn co tử cung

-điều dưỡng viên thấy

+âm môn thai phụ giãn,thấy tóc thai nhi khi âm môn hé mở trong cơn co.nếu ối chưa vớ,màng ối phồng căng,qua màng ối thấy tóc thai nhi thì pải bám ối ngay

+lỗ hậu môn thai phụ giãn to dần sau mỗi cơn co

Đây là những dấu hiệu cho ĐD hướng dẫn cho thai phụ rặn đẻ và mình đỡ đẻ

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top