CS Lãi suất

1.1.   Chính sách lãi suất thỏa thuận: từ tháng 6/2002 đến tháng 5/2008

1.1.1.     Hoàn cảnh

Việt Nam chuyển từ cơ chế kế hoạch hóa tập trung sang cơ chế thị trường nên quá trình đổi mới cơ chế lãi suất: từ kiểm soát trực tiếp à cố định lãi suất à lãi suất thỏa thuận, thực chất là từng bước tự do hóa lãi suất là một tất yếu khách quan để phù hợp với cơ chế thị trường. Đây là những bước đi thận trọng, giúp Việt Nam đạt được những thành công cơ bản từ quá trình tự do hóa lãi suất.

1.1.2.     Chính sách lãi suất và tác động

Thực tế, cơ chế lãi suất này được Ngân hàng Nhà nước chuyển đổi từng bước bắt đầu từ tháng 5/2001 áp dụng cho hình thức vay bằng ngoại tệ, tiếp theo 5/2002 là áp dụng cơ chế lãi suất thỏa thuận trong hoạt động tín dụng trong nước.

- Được quy định ở văn bản: QĐ của thống đốc NHNN số 546/2002/QĐ-NHNN ban hành ngày 30/5/2002 (có hiệu lực từ ngày 1/6/2002):

Các TCTD xác định lãi suất cho vay bằng Đồng Việt Nam trên cơ sở cung cầu vốn thị trường và mức độ tín nhiệm đối với khách hàng vay. LSCB do NHNN công bố (trên cơ sở tham khảo mức lãi suất cho vay thương mại đối với khách hàng tốt nhất của các TCTD) trong từng thời kỳ để tham khảo và định hướng lãi suất thị trường.

Sang đầu năm 2003, cơ chế điều hành lãi suất tiếp tục được điều chỉnh, theo đó lãi suất tái cấp vốn đóng vai trò là lãi suất trần, lãi suất tái chiết khấu là lãi suất sàn trên thị trường tiền tệ liên NH, lãi suất thị trường mở là công cụ điều hành thường xuyên của NHNN

Tình hình kinh tế - xã hội sau khi CS lãi suất thỏa thuận ra đời (tác động):

Chính sách lãi suất thỏa thuận được áp dụng đã tạo điều kiện cho các NHTM chủ động trong việc huy động và cho vay vốn, lãi suất phản ánh được cung cầu trên thị trường, tạo điều kiện khai thác triệt để sức mạnh của cơ chế thị trường, các nguồn lực được phân phối và sử dụng có hiệu quả, từ đó đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế. Chính sách lãi suất thỏa thuận đã có một số tác động cơ bản:

Lạm phát năm 2007 là 12,63%, cao nhất trong hơn chục năm trước đó khiến cho các mặt hàng đua nhau tăng giá. Chính sách thắt chặt tiền tệ được đưa ra để đối phó với lạm phát. Theo Quyết định số 187/2008/QĐ-NHNN, Ngân hàng Nhà nước sẽ mở rộng diện các loại tiền gửi phải dự trữ bắt buộc, bao gồm các loại tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn, thay cho việc áp dụng dự trữ bắt buộc đối với tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn từ 24 tháng trở xuống trong thời gian qua.

Tiếp đó là quyết định số 346/QĐ-NHNN ngày 13/2/2008 về việc phát hành tín phiếu Ngân hàng Nhà nước bằng tiền đồng dưới hình thức bắt buộc đối với các tổ chức tín dụng nhằm thu hút 20.300 tỉ đồng, dẫn đến tình trạng khan hiếm tiền đồng trên thị trường tiền tệ xuất hiện và ngày càng trầm trọng trong 6 tháng đầu năm 2008 (do các khoản thanh toán của doanh nghiệp tăng mạnh trong thời gian này; sự thiếu hỗ trợ trong cơ chế tái cấp vốn của và những hoạt động rút tiền khỏi hệ thống liên ngân hàng trên thị trường mở của Ngân hàng Nhà nước) khiến cho lãi suất tiền gửi VND liên ngân hàng tăng dữ dội, có thời điểm lên tới 30 - 40%/năm, đẩy các NHTM vào cuộc chạy đua lãi suất huy động như một phản ứng tự nhiên nhằm huy động đủ một lượng vốn lớn trong thời gian ngắn đáp ứng hàng loạt các yêu cầu thắt chặt tiền tệ của NHNN như dự trữ bắt buộc, mua tín phiếu bắt buộc…Và chỉ sau vài ngày chạy đua, lãi suất huy động của các NHTM (lên đến 15%-16%/năm) đã cao hơn khá nhiều so với lãi suất tái cấp vốn của NHNN (13%/năm) và lãi suất tái chiết khấu (11%/năm) mà NHNN cũng vừa nâng lên, đã tạo ra một làn sóng chuyển tiền từ NH lãi suất thấp sang NH lãi suất cao, mà đi kèm với đó là áp lực lạm phát. Lãi suất huy động liên tục tăng dẫn đến lãi suất cho vay cũng tăng theo tỷ lệ thuận khiến hệ thống tài chính – ngân hàng mất an toàn, các DN đều phải cân nhắc lại cơ cấu vốn của mình cũng như các dự định sản xuất

1.1.3.     Đánh giá

a. Ưu điểm

-                       LS trong nền kinh tế đã trở thành công cụ quan trọng của NN nhằm thực thi CSTT, ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát.

-                       Chính sách lãi suất đã tiến dần đến tự do hóa lãi suất, chuẩn bị cho sự hội nhập về lãi suất với nền kinh tế thế giới.

b. Nhược điểm

-         Thực tế từ khi cơ chế lãi suất thỏa thuận được đưa vào thực hiện thì lãi suất vẫn còn thiếu tính thị trường bởi vì:

-         Bốn “đại gia” NHTM quốc doanh (VCB, MHB, ICB và BIDV) đang chiếm 70% tổng tài sản của toàn bộ hệ thống NH, trong đó mỗi NHTM quốc doanh đang quản lý một khối tài sản tương đương 15 - 20% GDP với các khách hàng chính là các DNNN. Trong khi đó, chính phủ hạn chế việc tiếp cận thị trường NH của các NH liên doanh và chi nhánh NH nước ngoài ở Việt Nam. Do vậy 4 “đại gia” này dễ dàng chi phối lãi suất trên thị trường.

-         Quá nhiều ưu đãi về lãi suất của Chính phủ thông qua con đường cho vay chỉ định làm mất đi tính thị trường của lãi suất.

Kết luận: Như vậy, hiện thời chưa thể phát huy hiệu quả của cơ chế lãi suất thỏa thuận bởi các yếu tố nền tảng của cơ chế này vẫn đang trong quá trình hoàn thiện. Do đó, đòi hỏi phảicó sự điều chỉnh trong cơ chế điều hành cho phù hợp với tình hình hiện tại.

1.2.  Chính sách lãi suất cơ bản: từ tháng 5/2008 đến tháng 2/2010

1.2.1.     Hoàn cảnh

-         Những tháng cuối năm 2007 và những tháng đầu năm 2008, nền kinh tế thế giới lâm vào cuộc khủng hoảng, Việt nam cũng phải đối mặt với những khó khăn về vấn đề thanh khoản của hệ thống tín dụng, lãi suất ngân hàng cao, những cơn sốt giá lương thực và năng lượng, thị trường chứng khoán liên tục bị sụt giảm nghiêm trọng buộc NHNN phải thực hiện theo cơ chế trần lãi suất.

-         Chính sách tiền tệ định hướng thắt chặt và linh hoạt nửa đầu năm 2008, sau đó nới lỏng một cách thận trọng những tháng cuối năm. Đi cùng với quá trình này là tần suất điều chỉnh các công cụ điều hành chưa từng có của Ngân hàng Nhà nước, tập trung ở các lãi suất chủ chốt. Tính chung cả năm, Ngân hàng Nhà nước đã 3 lần tăng và 5 lần giảm lãi suất cơ bản.

-         Trước tháng 5/2008, tình hình kinh tế có nhiều biến động và bất ổn, lạm phát tăng cao, TTCK sụt giảm, các ngân hàng trong tình trạng thiếu khả năng thanh toán, chạy đua lãi suất, đẩy lãi suất cho vay liên ngân hàng tăng cao.

1.2.2.     Chính sách lãi suất, tác động, đánh giá

a.      Năm 2008

Giữa tháng 5, NHNN đã ra Quyết định số 16/2008/QĐ-NHNN về cơ chế điều hành lãi suất cơ bản bằng đồng Việt Nam, có hiệu lực từ ngày 19/5.

            Các tổ chức tín dụng ấn định lãi suất kinh doanh (lãi suất huy động, lãi suất cho vay) bằng đồng Việt Nam đối với khách hàng không vượt quá 150% của lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố để áp dụng trong từng thời kỳ.

Quyết định số 546/2002/QĐ-NHNN ngày 30 tháng 5 năm 2002 về việc thực hiện cơ chế lãi suất thỏa thuận trong hoạt động tín dụng thương mại bằng VNĐ của tổ chức tín dụng đối với khách hàng hết hiệu lực thi hành.

Mức trần lãi suất huy động 12%/năm theo công điện số 02/CĐ-NHNN ngày 26/02/2008 cũng không còn hiệu lực.

Chính sách này đã ngăn chặn được nguy cơ xáo trộn thị trường tiền tệ và mất khả năng thanh toán của các Ngân hàng thương mại trong những tháng cuối năm 2008; an toàn hệ thống ngân hàng được đảm bảo, củng cố lòng tin của các nhà đầu tư, doanh nghiệp và người dân đối với hệ thống ngân hàng. Khắc phục được tình trạng cạnh tranh không lành mạnh trong huy động vốn giữa các Ngân hàng thương mại.

Tình hình lãi suất chủ chốt năm 2008 và năm 2009:

            19/5/2008, lãi suất cơ bản là 12%, sau đó lên đến đỉnh điểm vào tháng 6 là 14%, lãi suất cơ bản đã giảm 5 lần liên tiếp xuống còn 8.5% vào cuối tháng 12. Kéo theo đó là lãi suất huy động, cho vay liên ngân hàng giảm xuống.

            Nguyên nhân: Đầu năm 2008, lạm phát tăng cao, NHNN sử dụng chính sách tiền tệ thắt chặt nhằm kiềm chế lạm phát, do đó tăng lãi suất chủ chốt. Tuy nhiên, những tháng cuối năm, lạm phát có xu hướng giảm, nhưng nền kinh tế chịu ảnh hưởng của suy thoái kinh tế toàn cầu, NHNN sử dụng chính sách tiền tệ nới lỏng nhằm kích thích tăng trưởng kinh tế, dẫn đến liên tục hạ lãi suất.

b.      Năm 2009 và đầu 2010

Mục tiêu của chính sách tiền tệ: ngăn chặn suy giảm kinh tế, duy trì tăng trưởng, đảm bảo an sinh xã hội. Ngân hàng Nhà nước đã chuyển hướng điều hành từ ưu tiên kiểm soát lạm phát trong năm 2008 sang chủ động ngăn chặn suy giảm kinh tế trong những tháng đầu năm 2009, thực hiện chính sách tiền tệ nới lỏng. Những tháng cuối năm, trước tình hình suy giảm kinh tế đã được ngăn chặn, giá cả có xu hướng tăng, NHNN đã điều hành chính sách tiền tệ theo hướng thắt chặt, thận trọng.

Trong năm 2009, NHNN vẫn điều hành lãi suất bằng chính sách lãi suất cơ bản. Lãi suất cơ bản được giữ tương đối ổn định trong cả năm:

+        Ngày 1/2/2009, điều chỉnh giảm lãi suất cơ bản từ 8.5% xuống 7%.

+        Ngày 1/12/1009, tăng lãi suất cơ bản  lên mức 8%/năm.

Tháng 2, lãi suất cơ bản là 7% nên trần lãi suất cho vay  sẽ là 10,5%. Với cơ chế điều hành lãi suất bằng lãi suất cơ bản đã ổn định lãi suất huy động và cho vay của các NHTM. Lãi suất cho vay không thể vượt quá trần nên chỉ tăng dần và tiến sát tới 10,5%/năm. Trong 6 tháng đầu năm 2009, lãi suất cho vay TB là 10,04%/năm và lãi suất huy động TB là 8,2%/năm. Với lãi suất cho vay thấp đã kích thích doanh nghiệp vay vốn tuy nhiên với mức lãi suất huy động vốn thấp, người dân có tâm lý không muốn gửi tiền. Tình trạng này đã dẫn đến khan hiếm tiền ở NH, các NHTM đã tăng lãi suất huy động. Những tháng tiếp theo, lãi suất huy động tăng và đỉnh điểm là  tháng 10, lãi suất huy động lên đến 9,5%/năm và lãi suất cho vay là 10,49%/năm.

Trước tình hình đó, NHNN đã tăng lãi suất cơ bản lên 8%/năm, giảm áp lực cho các NHTM. Kéo theo các NHTM đã đồng loạt tăng lãi suất huy động. Ngay sau đó, NHNN đã có quy định trần lãi suất huy động là 10,5%/năm. Trong 2 tháng cuối năm, lãi suất cho vay và huy động đều tăng.

Chính sách lãi suất 2009, đầu năm 2010 tuân theo mục tiêu chung của chính sách tiền tệ, phù hợp với tình hình thực tế, đã góp phần duy trì tăng trưởng kinh tế và ngăn chặn lạm phát.

1.3.   Chính sách lãi suất thỏa thuận giai đoạn 2/2010 đến hết năm 2010

1.3.1.     Hoàn cảnh

Trong bối cảnh kinh tế những tháng cuối năm 2007 và những tháng đầu năm 2008, nền kinh tế thế giới lâm vào cuộc khủng hoảng, Việt nam cũng phải đối mặt với những khó khăn về vấn đề thanh khoản của hệ thống tín dụng, lãi suất ngân hàng cao, những cơn sốt giá lương thực và năng lượng, thị trường chứng khoán liên tục bị sụt giảm nghiêm trọng buộc NHNN phải thực hiện theo cơ chế trần lãi suất. Tuy nhiên, sau một thời gian áp dụng, cơ chế này đã bộc lộ quá nhiều hạn chế khi giới hạn khả năng kinh doanh của hệ thống ngân hàng. Do đó các chuyên gia, các lãnh đạo ngân hàng đã đưa ra nhiều ý kiến muốn quay trở lại lãi suất thỏa thuận.

1.3.2.     Chính sách lãi suất và tác động

Ngày 26/2/2010 Ngân hàng Nhà nước đã ban hành Thông tư số 07/2010/TT-NHNN cho phép các ngân hàng thương mại được thực hiện lãi suất thỏa thuận đối với các khoản vay VNĐ trung dài hạn, và có hiệu lực ngay. Theo đó, lãi suất cho vay kỳ hạn trung và dài hạn của các khoản vay phục vụ sản xuất kinh doanh, dịch vụ, đầu tư phát triển của các tổ chức tín dụng nói chung sẽ được thỏa thuận với các khách hàng trên cơ sở cung cầu thị trường và sự đánh giá mực độ tín nhiệm khác hàng của tổ chức tín dụng. Các khoản cho vay phục vụ trực tiếp đời sống của cá nhân tiếp tục được thỏa thuận lãi suất tất cả các kỳ hạn ngắn trung và dài. Thông tư cũng quy định việc lãi suất cho vay, hạn mức cho vay phải đảm bảo phù hợp các tỷ lệ an toàn vốn và điều kiện kinh doanh của tổ chức tín dụng. Điều này có nghĩa là tổ chức tín dụng, ngân hàng có thể thỏa thuận với khách hàng để cho vay với lãi suất cao hơn lãi suất trần cho các khoản vay trung dài hạn như trước đây.

Nhận thấy sự hoạt động có hiệu quả hơn của hệ thống ngân hàng sau sự ra đời của Thông tư 07, Ngân hàng Nhà nước tiếp tục soạn thảo và công bố Thông tư số 12/2010/TT-NHNN vào ngày 14/4/2010 hướng dẫn các tổ chức tín dụng cho vay khách hàng bằng đồng Việt Nam theo lãi suất thỏa thuận. Thông tư này chính thức mở cửa thỏa thuận lãi suất cho vay đối với các khoản vay ngắn hạn. Như vậy, từ thời điểm đó, lãi suất tất cả các khoản vay phục vụ nhu cầu sản xuất kinh doanh, dự án, đáp ứng nhu cầu đời sống của người dân không kể kỳ hạn đều sẽ được thỏa thuận trên cơ sở cung cầu vốn thị trường, điều kiện hoạt động của ngân hàng và biến động của lãi suất huy động. Thông tư 12 ra đời cho phép các ngân hàng chủ động hơn trong việc đề ra kế hoạch kinh doanh, cho vay cho phù hợp nhất với khả năng hoạt động của bản thân ngân hàng. Giống như Thông tư 07, lãi suất cho vay phải tuân thủ các cơ sở pháp lý của các văn bản hiện hành.

Không giống như lãi suất cho vay, lãi suất huy động vẫn bị giới hạn bởi trần lãi suất được quy định trong từng thời kỳ.

Tác động

Chỉ vài ngày sau khi thông tư 07 được ban hành, lãi suất cho vay đã được các ngân hàng thương mại cổ phần tăng lên mức phổ biến 15-17%, với các ngân hàng quốc doanh, mặt bằng lãi suất thấp hơn, khoảng 15-16%. Cá biệt, một số ngân hàng cổ phần nhỏ đã tăng lãi suất cho vay lên đến 18-20%/năm.

Một điều đáng chú ý trong giai đoạn này chính là việc lãi suất cho vay tăng cao không ngừng nhưng lãi suất huy động thì không thể tăng được, có nghĩa là mở rộng đầu ra nhưng lại đang hạn chế đầu vào. Bảng sau đây thể hiện lãi suất trong mấy tháng đầu năm 2010.

Trong thông tư 07, ngân hàng cũng gặp khó khăn khi cơ chế thỏa thuận chỉ áp dụng với tín dụng trung dài hạn. Chiếm tới 60-70% trong cơ cấu tín dụng toàn ngành là vay ngắn hạn. Với vay trung và dài hạn, do không có đủ nguồn đầu vào tương ứng, phần lớn các ngân hàng đều phải tận dụng vốn ngắn hạn để cho vay. Theo quy định, ngân hàng chỉ được phép dùng không quá 30% vốn ngắn hạn để cho vay trung dài hạn. Để đảm bảo hoạt động, thực tế, khoảng 90% ngân hàng đã cho vay chạm hoặc vượt tỷ lệ cho phép. Có ý kiến thì cho rằng nên ''dỡ trần lãi suất huy động 10,5% và mở rộng cơ chế thỏa thuận đối với cả vay ngắn hạn'' để giải quyết bài toán trên.

Diễn biến lãi suất điều hành năm 2010 của NHNN

Thời gian

Lãi suất cơ bản (%)

Lãi suất tái cấp vốn (%)

Lãi suất tái chiết khấu (%)

Lãi suất cho vay qua đêm (%)

1/1 – 4/11/2010

8

8

6

8

5/11 – 12/2010

9

9

7

9

Lãi suất huy động VND một số kỳ hạn tại một số thời điểm  (đơn vị: %)

Ngày

1 tháng

2 tháng

3 tháng

6 tháng

9 tháng

12 tháng

18 tháng

24 tháng

36 tháng

31/12/09

10.29

10.289

10.35

10.37

10.36

10.37

10.367

10.387

10.38

26/06/10

11.19

11.28

11.38

11.468

11.47

11.51

11.29

11.32

11.32

31/12/10

13.68

13.69

13.65

13.34

13.05

13.38

12.32

12.34

12.35

1.3.3.     Đánh giá

a. Ưu điểm

ü  Cho phép các ngân hàng có thể đưa lãi suất cho vay lên cao hơn mức lãi suất trần, đảm bảo lợi nhuận cho ngân hàng cũng như vốn trung dài hạn cho các doanh nghiệp phục vụ mục đích đầu tư, mở rộng sản suất. Ngoài các khoản vay trung dài hạn vừa được chấp thuận cho thực hiện lãi suất thỏa thuận, hiện các ngân hàng còn có thể áp dụng cơ chế lãi suất thỏa thuận cho các khoản vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn nhằm đáp ứng nhu cầu vốn để trực tiếp phục vụ đời sống của cá nhân và hộ gia đình của khách hàng vay, cũng như cho vay thông qua nghiệp vụ phát hành và sử dụng thẻ tín dụng.

ü  Phần nào giải quyết bớt gánh nặng cho hệ thống ngân hàng. Các ngân hàng được phép cho vay ngắn hạn với lãi suất thỏa thuận nên có thể mở rộng cho vay ngắn hạn. Nhìn chung, lãi suất cho vay trung bình ngày càng tăng. Cuối năm 2010, lãi suất cho vay bình quân rơi vào khoảng 15-16%.

b. Nhược điểm

ü   Một nhược điểm của chính sách này là việc các ngân hàng đẩy lãi suất quá cao gây khó khăn cho các doanh nghiệp. Trong lúc các ngân hàng kỳ vọng vào cơ chế mới thì nhiều doanh nghiệp, khách hàng có nhu cầu vay vốn đang phải đau đầu tính toán, cân đối bài toán thu, chi. Lãi suất càng cao, gánh nặng trả nợ của các doanh nghiệp, cá nhân ngày càng lớn, trong khi đó, khả năng thu lợi nhuận của ngân hàng càng cao. Điều này dẫn tới tình trạng doanh nghiệp vay không được mà không vay cũng không xong. Vay thì chi phí quá lớn, không vay thì không có nguồn đầu tư.

ü   Lãi suất cho vay theo thỏa thuận cũng khó bề khống chế ở mức hợp lý theo kỳ vọng trong mục tiêu cân bằng kinh tế vĩ mô mà trọng tâm là kiềm chế lạm phát, đảm bảo tăng trưởng theo tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top

Tags: