CPĐT C1
• Khái niệm chính phủ điện tử
• Giới thiệu chung
– Vai trò ngày càng quan trọng công nghệ thông tin và truyền thông (ICT).
– ICT trên bình diện chính phủ: cung cấp dịch vụ và dịch vụ công, cải tiến các thủ tục và cách thức quản lý của chính phủ, xác định lại các khái niệm truyền thống về quyền công dân và dân chủ.
– Ảnh hưởng của ICT đối với xã hội là rất sâu rộng nhưng lại không đồng đều. Vai trò quan trọng của chính phủ trong việc giảm và xóa cách biệt
• Khái niệm chính phủ điện tử
v Khái niệm: CPĐT là việc sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông nhằm cung cấp và cải thiện các dịch vụ của chính phủ, các giao dịch và tương tác của chính phủ với người dân, với doanh nghiệp và với các cơ quan chính phủ khác.
• Mục tiêu của chính phủ điện tử
a) Tạo môi trường kinh doanh tốt hơn cho DN và môi trường sống tốt hơn cho người dân
b) Cung cấp một cách hiệu quả các hàng hóa và dịch vụ công cộng.
c) Tăng cường sự điều hành có hiệu quả của chính phủ và sự tham gia rộng rãi của người dân
d) Nâng cao năng suất và tính hiệu quả của các cơ quan chính phủ đối với người dân và doanh nghiệp, CPĐT là sự đơn giản hóa các thủ tục và tăng tính hiệu quả của quá trình phê duyệt.
e) Nâng cao chất lượng cuộc sống cho các cộng đồng vùng sâu vùng xa
• Các rủi ro tiềm tàng của CPĐT
a) Sự kiểm soát quá mức: Phạm vi tương tác giữa chính phủ và công dân tăng lên, có thể dẫn đến bí mật riêng tư của công dân bị vi phạm, nguy cơ xuất hiện sự chuyên quyền từ phía nhà nước.
a) Chi phí cao: Triển khai CP ĐT đòi hỏi nhiều chi phí, nhưng trong nhiều trường hợp không đem lại kết quả tương xứng
c) Sự bất bình đẳng (dãn cách số): Nhiều người dùng ở các vùng sâu, vùng xa, vùng kinh tế khó khăn, người nghèo, người đau ốm, người già… ít có khả năng truy cập vào site của chính phủ.
d) Nguy cơ thiếu sự minh bạch: Các site chính phủ đều do chính phủ quản lý, có khả năng cơ quan chính phủ thêm bớt thông tin tùy ý theo hướng có lợi cho mình, không có lợi cho cộng đồng công dân và doanh nghiệp.
• Các loại hình giao dịch trong CPĐT
• 4 loại quan hệ tương tác trong CPĐT (các loại hình giao dịch):
– Công dân (Government-to-Citizen -G2C);
– Cộng đồng doanh nghiệp (Government-to-Business -G2B);
– Các nhân viên chính phủ (Government-to-Employee - G2E);
– Các cơ quan chính phủ (Government-to-Government -G2G).
• Trong mỗi lĩnh vực quan hệ, đều có thể có 4 loại hoạt động (4 mức độ) tương tác :
- Đưa thông tin lên Internet, ví dụ thông tin về các văn bản pháp luật, về các ngày nghỉ, các thủ tục hành chính, các thông báo…
- Truyền thông tương tác giữa cơ quan quản lý và công dân, với doanh nghiệp, hoặc với cơ quan quản lý khác, người dùng có thể đàm thoại với các cơ quan quản lý và nêu ra các vấn đề tranh luận, bình luận, yêu cầu….
- Tiến hành các giao dịch ví dụ nộp thuế, nộp đơn xin các dịch vụ, trợ cấp….
- Các hoạt động chính trị, ví dụ bỏ phiếu, bầu cử, vận động tranh cử…
• Các loại hình giao dịch trong CPĐT
• Cách thức thực hiện các giao dịch CPĐT: việc đưa ra yêu cầu dịch vụ và nhận dịch vụ thực hiện qua:
– Internet
– Các phương tiện hoặc hệ thống điện tử khác (telephone, fax, PDA, SMS text messaging, wireless networks and services, Bluetooth, tracking systems, biometric identification, road traffic management and regulatory enforcement, identity cards, smart cards, communication applications; TV and radio-based delivery of government services, email, online community facilities, newsgroups and electronic mailing lists, online chat, and instant messaging technologies).
– Trong một số trường hợp, các dịch vụ chính phủ được cung cấp thông qua một cơ quan (bộ phận) chính phủ thay vì nhiều cơ quan chính phủ.
– Trong một số trường hợp khác, các dịch vụ chính phủ được hoàn tất mà không phải liên lạc trực tiếp với các nhân viên chính phủ.
• Các dịch vụ
chính phủ điện tử cung ứng
• Tương ứng với 4 loại hình giao dịch CPĐT có 4 nhóm dịch vụ CPĐT cung ứng: Dịch vụ Chính phủ cho Công dân (G2C), Chính phủ cho Doanh nghiệp (G2B), Chính phủ cho nhân viên (G2E) và các cơ quan chính phủ đối với nhau (G2G).
• Dịch vụ G2C bao gồm việc phổ biến thông tin tới công chúng, các dịch vụ công dân cơ bản như gia hạn giấy phép, cấp giấy khai sinh/khai tử/đăng ký kết hôn và kê khai các biểu mẫu nộp thuế thu nhập cũng như hỗ trợ người dân đối với các dịch vụ cơ bản như giáo dục, chăm sóc y tế, thông tin bệnh viện, thư viện và rất nhiều dịch vụ khác.
• Các dịch vụ
chính phủ điện tử cung ứng
Cổng giao dịch điện tử Chính phủ - Công dân của Xin-ga-po
(Giao dịch G2C)
Thông qua cổng giao dịch điện tử của Chính phủ - Công dân Xin-ga-po (www.ecitizen.gov.sg), người dân Xin-ga-po có thể truy cập tới 1.600 dịch vụ bao gồm từ kinh doanh, y tế, giáo dục, giải trí đến việc làm và gia đình. Trong đó, 1.300 giao dịch điện tử đã được giao dịch trực tuyến giữa người dân với chính phủ. Cổng giao dịch điện tử Chính phủ - Công dân được chia theo từng danh mục dựa trên nhu cầu thực tế cuộc sống của từng cá nhân, trong đó từng bộ và ủy ban luật pháp cung cấp dịch vụ điện tử thông qua cùng một cổng. Qua đó, người dân Xin-ga-po có thể truy cập một cửa đến các dịch vụ của chính phủ. Điều này giúp cho họ không phải đi qua một rừng các thủ tục hành chính. Một vài dịch vụ điện tử thông dụng nhất thường được cung cấp là: nộp đơn xin mua nhà, tìm kiếm thông tin về các trường học, tìm kiếm việc làm, phát triển nghề nghiệp và đăng ký bầu cử. Tới tháng 6 năm 2002, khoảng 77% dịch vụ công đã trở nên khả thi để có thể cung cấp trực tuyến.
• Các dịch vụ
chính phủ điện tử cung ứng
• Dịch vụ G2B dịch vụ trao đổi giữa chính phủ và cộng đồng doanh nghiệp:
– Phổ biến các chính sách, biên bản ghi nhớ, các qui định và thể chế.
– Các dịch vụ được cung cấp bao gồm truy xuất các thông tin về kinh doanh, tải các mẫu đơn, gia hạn giấy phép, đăng ký kinh doanh, xin cấp phép và nộp thuế, kê khai hải quan
– Hỗ trợ việc phát triển kinh doanh, đặc biệt là phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ.
– Việc đơn giản hóa các thủ tục xin cấp phép, hỗ trợ quá trình phê duyệt đối với các yêu cầu của các doanh nghiệp vừa và nhỏ sẽ thúc đẩy kinh doanh phát triển.
– Ở mức cao hơn, các dịch vụ G2B bao gồm cả việc mua sắm điện tử trực tuyến giữa chính phủ với các nhà cung cấp (đấu giá, đấu thầu qua mạng làm cho quá trình mua bán trở nên minh bạch hơn, doanh nghiệp tham gia đông hơn, tiết kiệm chi phí thông qua việc cắt giảm người môi giới trung gian và giảm chi phí hành chính của các nhân viên mua bán).
• Các dịch vụ
chính phủ điện tử cung ứng
• Giao dịch G2E bao gồm
– Các dịch vụ G2C (E là một bộ phận của C)
– Các dịch vụ chuyên ngành khác dành riêng cho các công chức chính phủ như việc cung cấp đào tạo và phát triển nguồn nhân lực, qua đó cải tiến các chức năng hành chính hàng ngày, cũng như cách thức giải quyết công việc với người dân.
• Các dịch vụ
chính phủ điện tử cung ứng
Thông tin bảng lương của bang Mississipi, Mỹ (Giao dịch G2E)
Tới tháng 10 năm 2002, các nhân viên của chính quyền bang Mississipi có thể xem các bản kê khai thông tin về thuế và tiền lương của mình một cách trực tuyến thông qua một ứng dụng được thiết kế dưới dạng tự phục vụ và đảm bảo tính an toàn, dựa trên Web có tên gọi là Kênh truy nhập cho nhân viên (ACE). ACE được kết nối trực tiếp tới hệ thống lương của bang cho phép các nhân viên chính phủ với mã số cá nhân và mật khẩu có thể xem tài khoản lương của mình (gọi là W-2). Ngoài ra, các nhân viên chính phủ nhận được séc trả tiền của mình thông qua các khoản đặt cọc trực tiếp có thể xem cuống séc của 10 lần gần nhất. Các nhân viên sẽ được thông báo bằng e-mail thời gian các cuống séc thanh toán của họ được gửi đến và họ có thể xem xét thông tin trước khi thanh toán thực tế. Ứng dụng này đã giúp cho bang Misssissipi tiết kiệm được 0,5 USD cho mỗi biểu mẫu W-2 được in và gửi đi bằng đường bưu điện. Ngoài việc tiết kiệm chi phí, nếu các nhân viên có sai sót trong các biểu mẫu W-2 của mình, việc in lại điện tử chỉ mất hai ngày so với hai tuần như trước đây. Trong số hơn 40.000 nhân viên của bang Mississipi, 17% đã chấp nhận và sử dụng mẫu biểu mới này.
• Các dịch vụ
chính phủ điện tử cung ứng
• Giao dịch G2G bao gồm
– Giao dịch G2G được triển khai ở hai cấp độ: ở địa phương hoặc trong nước và ở cấp độ quốc tế. Các dịch vụ G2G là các giao dịch giữa chính phủ trung ương/quốc gia và các chính quyền địa phương, giữa các vụ và các công ty, cơ quan có liên quan. Đồng thời, các dịch vụ G2G là các giao dịch giữa các chính phủ và có thể được sử dụng như một công cụ của các mối quan hệ quốc tế và ngoại giao.
• Các dịch vụ
chính phủ điện tử cung ứng
Hợp tác quốc tế về đấu tranh chống tội phạm xuyên quốc gia
(Giao dịch G2G)
Bản chất xuyên quốc gia của Internet không chỉ cho thấy sự chuyển đổi của các hoạt động kinh doanh hợp pháp mà còn tạo ra cơ hội mới cho việc kinh doanh phi pháp. Trong những năm gần đây, việc hình thành tội phạm có tổ chức và tiến hành các hành động buôn bán phi pháp đã ngày càng trở nên tinh vi hơn do tính nặc danh được sử dụng trong Internet.
Để chống lại khuynh hướng trên, 124 nhà lãnh đạo đứng đầu chính phủ đã tới Palermo, Ý vào tháng 12 năm 2000 để ký công ước quốc tế chống tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia. Để làm công ước trên trở nên có hiệu lực, Liên hợp quốc đã xây dựng “Chương trình quốc tế về đấu tranh chống tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia” (www. uncjin. org/CiCP/cicp.html) nhằm nâng cao việc chia sẻ thông tin và hợp tác quốc tế.
• Các dịch vụ
chính phủ điện tử cung ứng
Hợp tác quốc tế về đấu tranh chống tội phạm xuyên quốc gia
(Giao dịch G2G)
Các mục tiêu chủ yếu của chương trình này bao gồm:
- Đánh giá các băng nhóm tội phạm có tổ chức trên thế giới theo mức độ nguy hiểm và sự đe dọa mà chúng gây ra cho xã hội.
- Cung cấp cho các chính phủ thành viên và cộng đồng quốc tế những thông tin tin cậy và phân tích về các băng nhóm tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia mới xuất hiện.
- Hỗ trợ và mở rộng các hoạt động hợp tác kỹ thuật của Trung tâm Phòng chống tội phạm quốc tế trong việc xây dựng các chiến lược phòng chống tội phạm có tổ chức.
- Hỗ trợ các nước có nhu cầu trong việc xây dựng các chính sách và hướng dẫn nhằm ngăn chặn, đấu tranh chống tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia.
Mục tiêu ở đây là xây dựng một mạng lưới của các nhà cung cấp số liệu và các điểm nóng của các quốc gia trong lĩnh vực trên (Ví dụ các cơ quan hành pháp, chính quyền, các tổ chức phi chính phủ, các trung tâm nghiên cứu và các tổ chức quốc tế có liên quan) nhằm tạo ra một cơ sở dữ liệu toàn cầu và xây dựng một trung tâm báo cáo của các nước thành viên.
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top