Chương 3

Sáng sớm ngày thứ hai, chú thím Tư cùng đưa tôi đi Bảo Lộc.

Chú Tư vốn không muốn đưa tôi theo, nói là đường xá gập ghềnh xa xôi, sợ tôi không chịu nổi. Về sau thấy tôi năn nỉ quá, chú đành gật đầu, nhưng lại nháy mắt ra hiệu với thím Tư. Một lát sau, thím Tư kéo tôi qua một bên, thấp giọng bảo: "Con đi cũng được nhưng bộ đồ con đang mặc thật quá bắt mắt, đến lúc đó vừa vào thôn, mọi người sẽ đổ xô đến xem ngay, phải thay đi mới được." Tôi làm gì có bộ quần áo nào "giàn dị" hơn nữa, cuối cùng đành phải mượn một cái áo khoác cũ của thím khoác ra ngoài, sau đó lại thay đôi dép cao su, rồi mới cùng chú thím bắt đầu hành trình "chuộc" người.

Đường đi đúng như lời chú Tư nói, xóc lên xóc xuống làm mông tôi như muốn nứt ra thành bốn mảnh, may mà ngồi trên xe ngựa đầy khí trời, nên tôi không bị say xe. Khi trời sắp về trưa, chúng tôi đã tới thôn Hoà Bình - một thôn lớn thuộc thị xã Bảo Lộc, vừa mới vào thôn đã có người đi tới chào vợ chồng chú Tư rồi. "Chú thím Tư ghé thăm con gái hả?" "Con bé này là họ hàng của chú thím sao, đẹp gái quá." Còn có người cứ nhìn chằm chằm vào mặt tôi, như đang ngắm động vật quý hiếm vậy. Tôi vội cúi đầu xuống, vớ lấy một nắm tro trên ván xe, ngoảnh đầu đi bôi lên mặt. Thím Tư ở bên cạnh thấy thế không kìm được bật cười.

Thôn Hoà Bình này hình như khá giả hơn thôn ở Đức Trọng một chút, người dân trong thôn không gầy gò như người ở thôn kia. Có điều, chắc là vì ấn tượng xấu từ trước với chú thím của Phạm Thanh Hằng, nên tôi cứ luôn cảm thấy bọn họ không được chất phác như người dân Đức Trọng.

Xe đi một mạch tới tận sân nhà con gái chú Tư, thím Tư gọi to một tiếng, trong nhà lập tức có một cô gái chừng gần ba mươi tuổi chạy ra. Nhìn thấy hai cô chú, cô gái đó lập tức cười tươi hớn hở nói: "Ba mẹ ghé chơi!" Chú Tư Huỳnh gọi tôi cùng vào nhà, những người muốn xem chuyện náo nhiệt bên ngoài cũng muốn chạy vào theo, nhưng bị con gái của chú Tư đóng cửa, chặn ở bên ngoài.

Vừa vào nhà, thím Tư liền kể ngay chuyện của tôi cho con gái nghe. Con gái thím Tư vừa nghe nói chuyện này có liên quan tới cô thím đanh đá của nhà họ Phạm, lập tức đồng ý giúp đỡ ngay: "Cái bà đó vừa tham lam vừa lười nhác, thường ngày chẳng chịu làm việc gì, chỉ thích lợi dụng người khác, đối xử với bé Heo cũng tệ lắm. Trong thôn này có ai mà không mắng bả đâu. Em gái đã đến đây, bé Heo đi theo em có cái ăn cái mặc, chứ ở đây chắc chắn chịu khổ dài dài." Bà chị này cứ một câu bé Heo, hai câu bé Heo, khiến tôi ngây người ra suốt một hồi mới hiểu, chắc tên hồi nhỏ của Phạm Thanh Hằng là bé Heo.

Cả nhà chú thím Tư cùng bàn bạc một hồi, lát sau con gái chú Tư liền khẽ gật đầu nói với tôi: "Chị đoán chắc chỉ cần ít tiền là có thể dón bé Heo về thôi." Tôi sợ bà chị này chỉ vì chút tiền mà lại cãi nhau với người kia, liền vội vàng nói: "Tiền mất còn kiếm lại đc chứ em mà không đón đc con bé về, tội nó lắm. Con bé ở đó thêm ngày nào phải chịu khổ thêm ngày đó, trong lòng em quả thực rất khó chịu." Con gái chú Tư cười nói với tôi: "Em đừng lo, chị nói được là được mà." Nói xong, liền đi ra ngoài.

Chẳng bao lâu sau, con gái chú Tư đã tươi cười quay về, vừa vào nhà liền gật đầu với tôi, thấp giọng nói: "Ráng chút nữa thôi em, sắp xong rồi."

Quả nhiên, vừa húp thêm ngụm trà, tôi đã nghe ngoài sân có người lớn tiếng gọi: "Chị Năm có nhà không vậy?" Con gái chú thím Tư bước vội ra sân. Tôi len lén nấp ngay cửa nghe câu chuyện đang diễn ra. "Một chỉ vàng?" Khi nghe thấy cái giá này tôi không kìm được nghiến răng ken két, ả đàn bà khốn kiếp này, một chỉ vàng mà đã bán cháu mình đi rồi, khỏi cần nói cũng biết thường ngày đối xử với con bé tệ bạc ra sao. may mà hôm nay người tới là tôi, lỡ như thật sự là kẻ buôn người trời đánh nào đó, cuộc đời con bé coi như hỏng bét luôn.

Tôi cố đè nén sự phẫn nộ trong lòng, không dám thò đầu ra ngoài xem, sợ bị phát hiện ra điều gì khác thường, chỉ lẳng lặng gật đầu với thím Tư. Thím Tư hiểu ý, liền xoay người đi ra ngoài sân, nhưng cũng không vội trả lời, mà chậm rãi nói: "Giá cả người ta đồng ý rồi nhưng vẫn muốn nhin qua đứa trẻ một cái rồi nói tiếp. Con về dẫn con bé qua đây đi. Mình bàn bạc thêm." Người đàn bà đó lập tức đồng ý ngay, rồi vội vã chạy ra bên ngoài.

Chẳng bao lâu sau, cô ta đã bế theo một đứa bé gầy nhom đi tới. Thím Tư đón lấy đứa bé, không kìm được nhỏ giọng làu bàu: "Sao gầy nhom như vậy con?" Người đàn bà đó chỉ cười gượng gạo, không nói gì. Sau đó liền có mấy tiếng bước chân vang lên, ánh sáng ngoài cửa bị chặn mất.

Tôi ngẩng đầu nhìn lên, thấy thím Tư đã ôm theo một đứa bé vào nhà, nhỏ giọng nói: "Hà ơi. Bé Heo nè con!." Trời đang lạnh thế này, đến tôi còn phải mặc áo khoác trùm kín mít, vậy mà con bé chỉ mặc một chiếc áo thun cũ nát, hơn nữa còn rộng hơn một số, dưới chân không có giày dép gì, đôi chân bẩn thỉu lộ ra bên ngoài đã tím tái vì lạnh.

Lại nhìn cái dáng người gầy gò nhỏ bé kia, nào có giống với một đứa bé ba tuổi, khuôn mặt xanh xao vàng vọt, gầy trơ xương, cũng vì thế nên đôi mắt trông càng to hơn, trong mắt tràn ngập sự sợ hãi, chân tay co rúm lại nấp trong lòng thím Tư, không dám nhìn ai khác.

Bé Heo này, quả thực là quá đáng thương. "Thế này..." Thật sự không thể nói rõ tại sao, lòng tôi bỗng cảm thấy chua xót, rồi nước mắt bắt đầu tuôn rơi, cổ họng khó có thể phát ra thành tiếng, chỉ biết vội vàng đón lấy con bé và ôm thật chặt. "Hai cô cháu nói chuyện đi, thím ra ngoài này một chút." Thím Tư nói. Tôi đột nhiên nhớ ra chuyện tiền, vội vàng móc trong ví ra  đủ tiền đưa cho thím: "Thím ơi, con với gia đình biết ơn chú thím lám. Không có chú thím với chị Năm thiệt con không biết tính sao chuyện bé Heo." Thím Tư cười hiền, khẽ xoa đầu tôi: "Cái con nhỏ này. Có gì mà làm quá hà." "Dạ hiihii thím Tư giúp con nhờ chị Năm nấu chút nước sôi nha. Nhìn bé Heo haizz con xót quá chừng." Thím Tư  gật đầu rồi xoay người bước ra cửa.

Đợi đến khi trong phòng chỉ còn lại hai người bọn tôi, tôi mới ngồi xuống ngắm kỹ đứa trẻ bé bỏng này. "Thanh Hằng, chào con." Tôi dịu dàng gọi tên nó. Con bé cuối cùng đã chịu ngẩng đầu lên nhìn tôi, nhưng cái miệng vẫn mím lại thật chặt, dáng vẻ như đang hết sức sợ hãi. "Cho cô làm quen bé Heo nha, cô tên Hà là bạn thân của ba con, cô đến đây để đón con về. Đừng sợ, cô sẽ chăm sóc con thật tốt, sau này sẽ không còn ai bắt nạt con nữa..."

Bất kể tôi nói thế nào, con bé vẫn không chịu mở miệng. trong lòng tôi biết rõ, là do tâm lý của nó đã bị ám ảnh, trong thời gian ngắn chắc chắn không thể trở lại bình thường. Tuy có chút buồn bã, nhưng tôi cũng không sốt ruột, mà lẳng lặng xoay người tìm một bộ quần áo, giày vớ hoàn chỉnh từ trong chiếc nhẫn, mang ra cho nó thay.

Khi tắm, Thanh Hằng rất ngoan, đôi mắt cứ mở tròn xoe, thỉnh thoảng lại len lén nhìn tôi. Tôi chỉ coi như không trông thấy, vẫn vui vẻ xoa xà phòng cho nó. Bởi vì chị Năm nói chú của Thanh Hằng không biết lúc nào sẽ về, sợ sẽ lại xảy ra chuyện gì đó, nên chúng tôi bỏ luôn bữa cơm trưa, vội vã đi ngay. May mà buổi sáng trước lúc đi, thím Tư có mang theo mấy cái bánh bên người, lúc này liền chia mỗi người hai cái ăn tạm lót dạ.

Trong chiếc nhẫn không gian của tôi thiệt ra cũng có một ít đồ ăn vặt, như bánh kẹo, bánh quy, khô bò, ngay đến sữa cũng có, nhưng vì sợ chú thím Tư nghi ngờ nên không dám lấy ra.

Tờ mờ tối, chúng tôi mới về đến thon Đức Trọng. Bởi vì ở đây còn chưa kéo điện, người dân trong thôn lại không dám lãng phí, chưa tối hẳn thì chưa thắp đèn dầu, cho nên đường đi tối mịt. Hai vợ chồng chú Tư đều đã sớm quen với điều này, còn tôi thì lo Thanh Hằng sợ, nên không ngừng nói chuyện với nó, chính xác hơn thì tôi vẫn độc thoại suốt đường về.

Chuyện hôm nay tuy rằng suôn sẻ, thuận lợi, nhưng dù sao cũng phải thấp thỏm lo âu suốt cả ngày, nên bây giờ tôi thấy hơi mệt, thiệt muốn ngủ một giấc ngon lành. Tuy nhiên, nhìn thấy cảnh tượng náo nhiệt ngoài sân, tâm trạng tôi bất giác trở nên thoải mái hơn nhiều. Cúi đầu nhìn Thanh Hằng, chỉ thấy cô nhóc tuy vẫn mím chặt môi không chịu nói gì, nhưng đôi mắt luôn nhìn chằm chằm vào lũ gà đang không ngừng chạy qua chạy lại trong sân...

Thừa dịp chú thím Tư đều bận rộn, tôi lén lấy ra một bịch snack nhỏ từ trong nhẫn không gian, rồi xé vỏ đưa cho con bé, nhỏ giọng nói: "Cho con nè!" Tôi nở nụ cười thật tươi, Thanh Hằng né tránh một chút, rồi đột nhiên ngẩng đầu lên nhìn tôi, trong ánh mắt tràn ngập một tâm trạng khó có thể miêu tả bằng lời. Nó hấp háy đôi mắt một chút, rồi lại cụp mí mắt xuống, hai hàng lông mi dài như đang run rẩy không ngừng. Tôi đang chuẩn bị lên tiếng dỗ dành, nó đột nhiên nhận lấy bịch bánh, rồi xoay người đi vào trong nhà. Tôi mỉm cười nhìn theo dáng đi của con bé.

Lúc ăn cơm, chú Tư hỏi tôi sau này có dự định gì, tôi suy nghĩ một chút, cảm thấy bây giờ mang Thanh Hằng vào thành phố thật không phải là một quyết định sáng suốt. Tuy trong túi tôi có không ít giấy tờ giả, nhưng nghe nói thời buổi này hộ khẩu ở thành phố bị quản lý rất nghiêm, muốn đăng ký hộ khẩu ắt không phải là chuyện dễ. Thôi thì ở lại thôn này, giải quyết xong chuyện hộ khẩu đã rồi có gì tính tiếp.

Sau khi ngẫm nghĩ một chút, tôi bèn chậm rãi trả lời: "Dạ con định đưa con bé về Sài Gòn luôn nhưng nghĩ lại nó vừa trải qua chuyện không vui lại còn nhỏ quá, sợ về đó nó sợ, khó thích nghi cuộc sống đô thị ồn ào náo nhiệt. Con định ở lại thôn mình một thời gian cho Thanh Hằng chịu mở lòng với con xong rồi cô cháu con về lại đó." Thím Tư gật gù: "Ừ cũng phải, con bé cũng quen nếp sống đây rồi. Thôi tụi con cứ ở đây, bao giờ đi cũng được." Thím Tư Nói xong, tôi liền hỏi đến chuyện đăng ký tạm trú tạm vắng, hy vọng chú thím giúp được tôi. Chú Tư lại suy nghĩ chu đáo hơn nhiều, sau khi cúi đầu uống một ngụm canh lớn, liền trầm giọng nghiêm túc: "Con phải suy nghĩ cho kĩ đấy, dù sao con cũng là người thành phố, thật sự chịu ở lại vùng nông thôn này sao?" Tôi cười đáp: "Dạ, sống ở đâu mà chẳng giống nhau chứ. Trong thành phố cũng không có gì tốt cả đâu, nói không chừng mấy chục năm nữa người thành phố lại đổ xô về nông thôn ấy chứ." Thấy tôi nói năng chân thành như vậy, chú Tư rốt cuộc đã yên tâm, khuôn mặt trở nên tươi cười vui vẻ, cùng tôi trò chuyện một hồi lâu. Sau đó chú còn hứa sáng mai sẽ dẫn tôi đi tìm trưởng thôn, giải quyết dứt điểm chuyện đăng ký tạm trú.

Tôi lại hỏi chú xem nhận nuôi Phạm Thanh Hằng thì cần thủ tục gì không, định ngày mai lên thị trấn làm luôn một thể, ngoài ra cũng cần mua một số đồ dùng hằng ngày. Còn cả việc nơi ở cũng cần phải giải quyết. Ở hai, ba ngày thì còn có thể ở tạm nhà chú thím Tư, nhưng nếu đã quyết định ở luôn rồi, tất nhiên phải tính toán dài lâu, dù sao cũng không thể ở mãi nhà người khác được.

Chú Tư nói cách nhà bọn họ ba căn có một căn nhà nhỏ, là nơi các thanh niên tình nguyện từng về ở. Nhà đó trước có sân, sau có ao, diện tích cũng không nhỏ, nhưng đã mấy năm nay không có người ở rồi, chắc là cần phải dọn dẹp lại một chút. Còn về thủ tục nhận nuôi trẻ con, chú nói ở nông thôn này thích nuôi thì cứ mang về nuôi, những thủ tục đó chưa từng nghe nói tới bao giờ cả. Nhưng tôi vẫn không yên tâm, nếu phía bên đó không có ý kiến gì thì còn dễ nói, nhưng lỡ chú của con bé tìm đến đây gây chuyện thì rắc rối lắm, tôi cũng không phải người thuộc thế kỷ này. Suy nghĩ một chút, tôi vẫn quyết định ngày mai phải lên huyện một chuyến, mà hơn nữa, không phải là còn cần "mua đồ" hay sao?

Buổi tối tôi và Thanh Hằng ngủ cùng phòng, con bé vẫn còn lạ lẫm lắm, lúc ăn cơm im lặng hoàn toàn. Tôi cũng không ép nó, rửa mặt xong liền giúp nó thay bộ quần áo ngủ. Con bé vẫn có chút rụt rè, nhưng hiển nhiên là rất hứng thú với bộ quần áo ngủ vừa đẹp vừa mới này, lúc thì ngó bên trái, lúc lại nhìn bên phải, trong mắt tràn ngập nét vui mừng. Tôi giúp nó xắn tay áo và ống quần nên, sau đó lại hôn đánh chụt một cái lên má nó, thấp giọng nói: "Thanh Hằng thật đáng yêu." Khuôn mặt con bé lập tức đỏ bừng, cái miệng hơi mấp máy, dường như vừa mừng rỡ mà lại vừa ngượng ngùng. "Đi ngủ thôi." Tôi tắt đèn, rồi xoay người ôm Thanh Hằng vào lòng, đắp mền cẩn thận, từ từ nhắm mắt lại chìm vào giấc ngủ.

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top