Chương 3.

Khi bước vào căn phòng này, Vỹ Dạ không kìm được đưa mắt nhìn quanh căn phòng một chút - hồi còn đi học, cô đương nhiên là không trọ tại phòng này rồi.

Ký túc xá của trường kỳ thực cũng có phân chia đẳng cấp, cô thầm cảm thấy may mắn vì hồi ấy nhà trường còn giữ lại hai tòa nhà cũ để sinh viên nghèo trọ.

Ở nơi đó, một gian phòng ký túc kê bốn chiếc giường tầng làm bằng sắt, có thể ở được tám người, không có tủ quần áo, đồ đạc đều phải để ở gầm giường, cũng không có ban công, quần áo được phơi dưới mái che mưa ngoài cửa sổ.

Đương nhiên tiền trọ ở đó thấp nhất, còn chưa bằng một nửa nơi này.

Lúc này, một chân của Lan Ngọc vẫn còn đang đặt trên bậc thang, đầu thì ngoảnh lại nhìn cô bằng ánh mắt nghi hoặc - đó nhất định là Lan Ngọc, bởi vì khuôn mặt của Lan Ngọc có nhiều nét giống ông Ninh. Cô gái này có đôi mắt sắc xảo và dài, sống mũi cao thẳng tắp, đôi môi mọng, vóc người cân đối mỗi tội em ấy cao quá, phải ngước lên nhìn quá là đau cổ, nước da trắng bóc rất mịn.

Con gái của ông Ninh quả nhiên là đệ nhất xinh đẹp.

"Ăn cơm thôi, đừng để bị đói." Sau khi Vỹ Dạ đóng cửa lại, cô liền đặt hộp cơm lên bàn học của Lan Ngọc.

Con bé ngốc nghếch đó vẫn giữ nguyên tư thế cũ, Vỹ Dạ cảm thấy rất tức cười.

Con bé này thật đáng yêu, đặc biệt là đôi mắt mơ màng kia, bên trong chứa đầy những câu hỏi.

Lan Ngọc cuối cùng cũng bỏ chân đang để trên bậc thang xuống, đưa tay dụi mắt. Sau khi định hình được, đôi mắt kia ánh lên những tia sáng có chút hững hờ.

"Cô là...Lâm Vỹ Dạ?" Qua giọng nói của người trước mặt, Lan Ngọc rốt cuộc đã phán đoán ra thân phận của đối phương.

Mà Vỹ Dạ đáng ra phải có bộ dạng thế nào nhỉ?

Là một tình nhân, theo Lan Ngọc thấy, cô ta nên ăn vận theo lối diêm dúa, ánh mắt thì toát ra vẻ nịnh bợ, còn phải có vẻ ngoài lẳng lơ nữa.

Nhưng sao trông cô ta lại giống sinh viên thế này? Còn cả mái tóc buông dài kia nữa, thậm chí còn giống sinh viên hơn cả cô.

Có điều, khi nhìn thấy hộp cơm đặt trên bàn học, bụng của Lan Ngọc lại bắt đầu réo lên.

Vỹ Dạ khẽ nở nụ cười, lẳng lặng mở hộp cơm ra. Bên trong có cơm, rau cải luộc, đậu hũ, thịt thái sợi, còn có một ít canh trứng.

Khi nhìn thấy, bụng của Lan Ngọc kêu còn mãnh liệt hơn.

"Em mau ăn, để lâu đồ ăn sẽ nguội mất." Vỹ Dạ nhìn Lan Ngọc đang ngẩn ngơ đứng đó, chiếc áo thun rộng thùng thình màu đen buông đến tận đùi, che mất cả chiếc quần ở phía dưới, cặp chân dài trắng nõn và thẳng tắp lộ hẳn ra ngoài.

Khi Lan Ngọc ngồi xuống bàn học, bắt đầu dùng bữa, Vỹ Dạ liền đi giúp cô sắp xếp đồ đạc. Chiếc vali của cô lúc này đang được đặt bừa trên sàn nhà cạnh bàn học, quần áo bên trong còn chưa được lấy ra.

"Đừng..."

Lan Ngọc khi quay đầu qua nhìn thấy động tác của Vỹ Dạ thì cô đã bắt đầu công việc của mình rồi, điều này khiến Lan Ngọc bật dậy khỏi ghế, có điều chưa kịp nói hết câu đã bị sặc cơm. Một tràng tiếng ho sặc sụa vang lên không ngớt, khiến cô cong người lại tay bám vào cạnh bàn, tay còn lại cầm đũa chỉ vào Vỹ Dạ, nhưng lại chẳng thể nói thêm nổi lời nào nữa.

Tình cảnh đó khiến Lan Ngọc xấu hổi vô cùng.

Vỹ Dạ dừng việc sắp xếp quần áo lại, đứng vụt dậy. Nhanh chóng đến chỗ Lan Ngọc vội vàng đưa tay vỗ lưng cô, đồng thời ôn tồn bảo.

"Từ từ thôi, từ từ thôi, sao lại không cẩn thận như thế chứ?"

Lan Ngọc vừa há miệng nói được một chữ "Tôi" thì lại bị cơn ho cắt ngang.

Mãi một lúc lâu sau, Lan Ngọc thở dốc liên hồi, sau đó mặt đỏ tía tai nói ra một câu hoàn chỉnh.

"Cô đừng động vào, để tự tôi làm được."

Lan Ngọc lúc này đã rảo bước đến chiếc vali của mình, đóng sập lại, rồi quay lại về bàn tiếp tục dùng bữa.

Vỹ Dạ kéo ghế ngồi kế Lan Ngọc, ôn tồn nói.

"Sau này nếu có quần áo cần giặt thì cứ mang qua để chị giặt cho. Cha em nói là em không biết giặt quần áo."

"Không cần đâu, trong trường có tiệm giặt quần áo rồi."

Nghe Vỹ Dạ nhắc đến ba mình, trong lòng Lan Ngọc dâng lên cảm giác hơi khó chịu.

"Tiệm giặt quần áo trong trường mỗi ngày đều phải giặt rất nhiều quần áo, lại để lẫn cả vào nhau, không an toàn lắm đâu."

Vỹ Dạ lấy tay chống cằm, nhìn bộ dạng ăn như hổ đói của Lan Ngọc.

Tình cảnh này khiến Vỹ Dạ nhớ đến cậu em trai của mình. Khi ăn cơm, đứa trẻ đó cũng ăn kiểu y hệt vậy, tuổi tác cũng ngang Lan Ngọc, à không, lớn hơn một chút. Cô còn có một đứa em gái nữa.

Nhìn vẻ mặt của Vỹ Dạ, Lan Ngọc cảm thấy hơi quái dị, bởi Vỹ Dạ lúc này trông thật quá thân thiết với cô. Nhưng rất xin lỗi, Lan Ngọc cảm thấy giữa cô và Vỹ Dạ vẫn chưa có chút gì gọi là thân thiết cả, dù gì hai bên chỉ mới gặp nhau lần đầu.

Trước đây mỗi lần cô gặp tình nhân của cha, đối phương nhìn cô bằng ánh mắt thân thiết, bên trong còn mang theo vẻ cưng nựng rất rõ.

Đáng tiếc, khi sự thân thiết này của Vỹ Dạ được thể hiện ra, Lan Ngọc thật sự không chấp nhận được.

Một cô bé mà lại nhìn mình bằng ánh mắt đó, chuyện này còn kỳ lạ đến mức nào nữa đây? Dù rằng Lan Ngọc không thể không thừa nhận, theo như lời cha cô nói thì "cô bé" này hơn cô năm tuổi.

"Quán ăn của chị nằm ngay ngoài cổng, cách khu ký túc này rất gần, sau này em hãy qua đó ăn cơm. Chờ em nghỉ ngơi xong rồi, ngày mai chị sẽ dẫn em đi tới đó để biết đường lối." Giọng của Vỹ Dạ vẫn nhẹ nhàng như cũ.

"Khỏi cần, đồ ăn ở căn tin của trường rất đa dạng." Sau khi ăn xong, Lan Ngọc đậy nắm hộp cơm lại, chuẩn bị mang đi rửa.

"Không cần đâu, để chị mang về rửa là được. Nơi này ồn quá, không dễ ngủ, có điều mấy ngày đầu bảo vệ không đi kiểm tra đâu, hay em gọi điện cho các bạn cùng phòng nói một tiếng, sau đó qua chỗ chị ngủ được rồi." Vỹ Dạ bỏ lại hộp cơm vào túi, rồi nói với Lan Ngọc.

"Chị thật giống mẹ tôi." Lan Ngọc nhìn Vỹ Dạ, đột nhiên thốt lên một câu như vậy.

"Hả?"

Vỹ Dạ giật mình ngoảnh đầu nhìn Lan Ngọc. Con bé quả đúng là không nói thì thôi, đã nói là khiến người ta giật mình.

Ngay sau đó, Vỹ Dạ bật cười một tiếng.

Ông Ninh đúng là đã từng dặn dò cô rất kĩ rằng Lan Ngọc không thích ăn cơm tập thể ở căn tin, cũng không thích nơi ồn ào, lại không biết giặt quần áo, tính cách thì hơi bộp chộp, còn bướng bỉnh - tóm lại, theo lời của ông Ninh thì Lan Ngọc là một cô bé không thể tự lo liệu cho cuộc sống của bản thân.

Vỹ Dạ xách túi đựng cơm đứng dậy, đưa mắt đến nhìn điện thoại, tám giờ, chính là thời điểm quán ăn bận rộn nhất, nên cô về phụ giúp đỡ một chút. Mấy ngày đầu khai giảng, khách đến quán ăn rất đông. Những đứa trẻ đã không gặp nhau trong suốt một kỳ nghỉ dài nên muốn đi ăn một bữa để tán dóc.

"Có chuyện gì thì cứ gọi điện cho chị nhé." Dứt lời, Vỹ Dạ liền bước ra khỏi phòng.

Lan Ngọc nhìn cánh cửa phòng đã đóng, hơi cau mày lại, nhủ thầm: "Người phụ nữa này thật kỳ lạ mà!"

Làm gì có tình nhân nào như thế chứ, nếu không xét tới vẻ chín chắn và điềm đạm khi nói chuyện, cô ta thật chẳng khác nào một cô gái vừa mới từ nông thôn lên thành phố.

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top