Chương 7-Ngoại truyện

Sách: Mãi mãi tuổi hai mươi.
_ Nhật ký thời chiến Việt Nam _
Tác giả: Các đọc giả thân mến, đây là một chương nói về liệt sĩ Nguyễn Văn Thạc trong quyển ' Mãi mãi tuổi hai mươi' hay 'Chuyện đời' của anh. Trong chương này sẽ viết về bài làm của anh Nguyễn Văn Thạc. Các đọc giả nếu không có hứng thú thì xin đừng đọc. Tôi tôn trọng các bài viết của anh nên sẽ viết theo đúng văn bản được viết trong sách và được chia thành hai tập vì nó khá dài. Còn một điều nữa tôi muốn nói đến là tôi có viết thêm một tác phẩm mới '[ Countryhumans Vietnam] Chào đồng chí Cộng sản' nên các bạn có thể ghé qua xem. Xin cảm ơn vì đã đọc, chúc các bạn một ngày tốt lành.

BÀI GIẢI NHẤT CUỘC THI HỌC SINH GIỎI VĂN TOÀN MIỀN BẮC LỚP 10 ( NĂM 1969-1970 )

Đề Thi
Trong bức thư của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam gửi Đại hội Văn nghệ toàn quốc lần thứ tư có viết: " Tổ quốc và chủ nghĩa xã hội là những đề tài cao đẹp của văn học nghệ thuật nước ta lúc này" .
Anh( chị) hãy giải thích ý kiến trên và chứng minh rằng văn học ta đã làm theo lời dạy đó của Đảng.

Bài làm

Hiện thực xã hội, một vườn hoa cho các nhà thơ nhà văn- những con ong hút mật- tìm thấy ở đó hương thơm, sắc đẹp. Ở chế độ xã xưa thiếu ánh sáng và mặt trời, hiện thực đó chỉ là lá vàng rơi lả tả, sao xác đến tận bài thơ, tận nhà thơ "nằm trên gác lạnh viết thơ sầu" ( Lưu Trọng Lư ).
Yêu biết mấy thực hiện vĩ đại của chúng ta ngày nay, cuộc cách mạng giải phóng dân tộc, cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa đã thổi vào văn học một nguồn cảm hứng mới, tràn trề hơi thở cuộc sống. Đúng như trong thư của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam gửi Đại đội Văn nghệ toàn quốc lần thứ tư có viết:" Tổ quốc và chủ nghĩa xã hội là những đề tài cao đẹp của văn học nghệ thuật nước ta lúc này ".
Lúc này. Chính là lúc dân tộc ta trải qua những biến cố phi thường!
Chúng ta đang chiến đấu vô cùng dũng cảm để chống lại đế quốc Mỹ, tên đế quốc đầu xỏ, hung hãn nhất thế giới, nhằm giải phóng đất nước, giải phóng dân tộc- đồng thời chúng ta tiến hành xây dựng chủ nghĩa xã hội trên nửa nước- Miền Bắc thân yêu, để mở ra một kỷ nguyên huy hoàng sán lạn cho lịch sử dân tộc.
Hiện thực vi đại đó, dưới ánh sáng đường lối cách mạng của Đảng, chính là biểu hiện sinh động của hai nhiệm vụ chiến lược giải phóng dân tộc và xây dựng Chủ nghĩa xã hội.
" Tổ quốc " mà Trung ương Đảng nhắc tới đây chính là nhiệm vụ giải phóng dân tộc và " chủ nghĩa xã hội" chính là nhiệm vụ xây dựng của miền Bắc chúng ta. Cuộc sống anh hùng, vĩ đại của dân tộc ta hướng tới hai mục tiêu đó.
Thật là cao đẹp, một muốn đề tài hết sức phong phú, một nguồn cảm hứng vô tận, giục giã, thôi thúc những người cầm bút: hãy lăn mình vào cuộc sống tươi đẹp, vĩ đại đó mà sáng tác.
Văn học của ta là một nền văn học" của dân, vì dân và do dân", là " một bánh xe nhỏ và một đinh ốc nhỏ trong sự nghiệp cách mạng của Đảng, của nhân dân, nền văn học đó phải phục vụ cho cách mạng, cho nhân dân. Là một bộ phận của cách mạng, văn học của ta và phục vụ đường lối chính trị của Đảng qua từng thời kỳ, từng giai đoạn lịch sử. Nhiệm vụ của chiến lược cách mạng hiện nay là " Tổ quốc và chủ nghĩa xã hội", là giải phóng dân tộc và xây dựng đất nước. Muốn phục vụ cho cách mạng, muốn " hiểu biết khám phá, sáng tạo phục vụ Tổ quốc, phục vụ chủ nghĩa xã hội" ( Phạm Văn Đồng ) các nhà văn nghệ thuật của ta phải đi sâu, cắm sâu vào hiện thực cuộc sống, phải tìm thấy ở " Tổ quốc về chủ nghĩa xã hội" một nguồn cảm xúc sôi nổi, say sưa, bất tận.

Tại sao " Tổ quốc và chủ nghĩa xã hội" lại là đề tài hết sức cao đẹp của văn học nghệ thuật nước ta lúc này? Chính bởi vì chúng ta đang tiến hành một cuộc cách mạng hết sức cao cả: giải phóng triệt để nhân dân lao động Việt Nam và góp phần vào sự nghiệp giải phóng nhân loại, nhằm đạt được ước mơ từ ngàn xưa: độc lập- tự do và công lý cho tất cả mọi người dân lao động. Cách mạng không chỉ có phá- phá tận gốc, phán nền móng áp bức bóc lột của kẻ thù bao năm đè đầu cưỡi cổ người lao động; chúng ta còn xây, xây những lâu đài hạnh phúc cho những "thằng Dần", " cái Tỉu", đem lại tiếng sáo thanh bình cho Vợ chồng A Phủ, mang lại " bát cơm, tấm áo" và mang cả " hương hoa, hồn người" trong một "kiếp người".
Cuộc cách mạng đó, không chỉ cao cả xa vời, quá trình phát triển của nó mang trong lòng biết bao điều đẹp đẽ. Mỗi tấm người chiến sĩ cộng sản, mỗi người anh hùng, mỗi suy nghĩ rung động thiết tha của con người Việt Nam lúc này đều đủ sức làm rung sợi tơ đàn của tâm hồn thi sĩ.
Vẻ đẹp biết mấy, những " cái mới " , cái tươi rói của cuộc sống xã hội chủ nghĩa đang nảy lộc đâm chồi trên Tổ quốc ta.

Nền văn nghệ của chúng ta, văn nghệ của nhân dân, phản ánh đầy đủ tâm tư, tình cảm, ước mơ của nhân dân ta, gắn liền mật thiết, hữu cơ với những vấn đề của dân tộc, gắn liền với đời sống tinh thần và vật chất của cả dân tộc. Không thể làm ngơ ngác chấp hiện thực vĩ đại, trước " cuộc đổi đời" của cả dân tộc và hơn nữa, trước sứ mệnh lịch sử mà Đảng ta tiến hành. Văn học của chúng ta phải lấy những đề tài đó, những đề tài hết sức cao đẹp ấy mà sáng tác, các văn nghệ sĩ chúng ta phải rung động, phải đi sâu vào hiện thực tốt đẹp ấy mà sáng tác; có như vậy mới xứng đáng là văn nghệ của nhân dân; và tác phẩm của họ- những áng văn thơ, truyện kí- mới là tiếng nói của tâm hồn quần chúng. Và làm được như vậy, Chính họ đã phản ánh được đúng hiện thực, phản ánh đúng vấn đề trung tâm của thời đại chúng ta: Tổ quốc và xã hội chủ nghĩa.
Văn, thơ là " tiếng nói của tình cảm, là hình thức nhuần nhị và sắc bén của tư tưởng", làm nhiệm vụ của mình bằng cách giáo dục quần chúng, hướng họ và con đường đấu tranh cải tạo cuộc sống. Bằng hình tượng và ngôn ngữ, con học đi vào trái tim bạn đọc, thúc giục họ vững bước đi lên.
Nắm rất chắc nguồn cảm xúc vô tận đó, các nhà văn, nhà thơ của chúng ta đã có nhiều cố gắng vươn lên cho kịp với đời sống, phục vụ đắc lực cho sự nghiệp cách mạng của Đảng trong giai đoạn hiện nay. Tổ quốc chúng ta đang kiên cường trên tiền tuyến chống đế quốc Mỹ, từng ngày, từng giờ, mỗi người dân Việt Nam đang bám đất, bám làng, bà nói Tổ quốc yêu thương của mình. Hơn bao giờ hết, lòng yêu nước lúc này sáng người trong lòng mỗi người dân đất Việt. Các nhà văn nghệ của ta, bằng ngôn ngữ và hình tượng của văn học đã miêu tả, biểu tượng và xây dựng cho quần chúng lòng yêu nước vô sản của Đảng ta. Cảm ơn các nhà thương miền Nam đã sáng tác Những bài thơ xuất sắc trong máu lửa, căm thù:
Đã bao đêm tôi nằm không ngủ
Nghe súng địch dội vào tim bé nhỏ
Máu sôi lên và nước mắt tuôn trào
Cắn chặt hàm răng viết vội vài câu
Giấy nhỏ quá mà thơ rất lớn.
( Giang Nam)

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top