Chap 35: "Những kẻ màu xám."

Căn cứ của các nước Balkan cách nơi bọn họ gặp mặt một khoảng nói xa không đúng, mà nói gần chẳng phải. Thời gian đi bộ qua đó cũng đủ để Serbia kể vắn tắt tình hình ở bán đảo.

- Xin lỗi vì hiểu lầm vừa rồi. Dạo gần đây có tin bọn Phát Xít phái người tới tìm chúng tôi, nên tôi phải đi thăm dò trước.

Vietnam không lấy làm khó chịu:

- Không sao, không sao. Cậu chỉ là đang tự vệ thôi mà.

NLF nghiêng đầu sang hỏi:

- Gần đây không nghe nhiều tin tức về các cậu lắm. Tình hình sao rồi?

Serbia thở hắt ra, nói:

- Không ổn. Sau khi anh KOG (Kingdom of Greece) thất thủ, bọn Phát Xít quay sang nhằm vào chúng tôi, đưa quân tiến sâu vào bán đảo, nhất là bọn Ý. Mấy tháng qua chiến đấu không dễ dàng. Lương thực khan hiếm, đồ dùng hỏng móc cũng chẳng dám vứt. Đồ y tế may ra còn kha khá, nhưng phải dùng tiết kiệm.

Nói đến đây, Serbia ngừng một chút, rồi thở dài:

- Người dân đói khổ lầm than, nhưng chúng tôi không làm gì được, tôi ray rứt lắm. Bọn Phát Xít đã phái người đi truy bắt chúng tôi mấy tháng qua, chúng tôi phải trốn vào rừng, tiếp tế từ bên ngoài lúc có lúc không.

Kagitingan nghiêng đầu nhìn xung quanh:

- Ngoài cậu ra còn ai nữa không?

- Có Bosnia, Macedonia, Montenegro và Slovenia. Còn Croatia...

Khi nhắc tới cái tên ấy, giọng Serbia như căng cứng, hơi thở đông thành một khối băng. Ánh mắt anh theo cảm xúc bên trong trở nên sắc nhọn hơn, chứa đầy sự căm hận tận xương tuỷ.

Kagitingan nhận ra ngay nguyên nhân của sự thay đổi thái độ này:

- Hắn đi theo Phát Xít đúng không?

Serbia không lên tiếng, chỉ gật đầu xác nhận. Sự căm phẫn tột cùng bên trong anh chàng như khu rừng khô bị bén lửa, nhanh chóng cháy lan ra khắp nơi, đốt từng tế bào bên trong anh. Lửa cháy phừng phực, cháy nghi ngút vì cảm giác bị phản bội trước người anh từng xem là anh em.

Vietnam vô cùng đồng cảm:

- Tôi hiểu rồi. Đông Nam Á chúng tôi cũng mất Thailand vào tay Phát Xít Nhật rồi.

Serbia cắn chặt răng:

- Lũ chó chết khốn nạn đi liếm mông Phát Xít! Croatia bán đứng chúng tôi, hắn dẫn đường cho bọn Đức Quốc Xã vào tấn công bán đảo Balkan. Anh KOG bị đánh bại cũng là do tên chó đẻ đó đâm sau lưng!!! Mẹ kiếp tôi mà gặp hắn...

Vietnam đặt một tay lên bên vai căng cứng của Serbia:

- Serbia.

Nghe thấy giọng nói dịu dàng của bạn mình, Serbia nhận ra mình đang bắt đầu mất kiểm soát. Anh dừng lại, hít sâu một hơi:

- Xin lỗi.

- Cậu không cần xin lỗi. Cậu có quyền cảm thầy phẫn nộ, nhưng không nên để nó lấn át trí trí rồi hành động bộc phát. - Vietnam vô cùng thân mật khoát tay lên vai Serbia, mỉm cười. - Đừng dằn vặt vì tên phản bội kia nữa, hắn không đáng để cậu phải suy nghĩ. Bây giờ cậu có chúng tôi rồi. Anh em đồng chí phải luôn sát canh bên nhau, đúng không?

Serbia mỉm cười ấm áp trước lời động viên của Vietnam, cảm động vỗ vỗ lên cánh tay của anh thể hiện sự biết ơn. Anh luôn biết phải nói gì để an ủi người khác mà, thật là người bạn tốt.

Kagitingan ngước nhìn những tán cây dày rộng che khuất cả mảng trời bên trên, nôn nóng:

- Tới nơi chưa? Sao chúng ta phải đi lâu thế?

NLF trên lưng thấy hắn sốt ruột liền cười khinh:

- Mỏi lưng rồi nói đại đi.

Kagitingan xốc người trên lưng một cái:

- Cõng cậu còn nhẹ hơn vác bao gạch ấy. Quân nhân gì đâu người ngợm gầy gò ốm yếu, thế này thì vật nổi ai.

NLF hung dữ đe dọa:

- Ốm cái đầu dừa anh!

Vietnam quay phắt lại:

- Mặt Trận, đừng bất lịch sự!

Vì đang nhìn hai người kia nên Vietnam không để ý phía trước mà đâm sầm vào tấm lưng đã đứng lại của Serbia.

Vietnam hấp tấp lui ra sau vài bước, nghe Serbia bảo:

- Tới nơi rồi.

Vietnam nghiêng người, nhưng chỉ thấy phía trước là một ngôi nhà gỗ lớn mà cũ kỹ. Serbia vững vàng đẩy cánh cửa gần như mục nát ra, dẫn ba người còn lại vào trong.

- Phần nhà trên chỉ là đánh lạc hướng thôi, chúng tôi ở dưới tầng hầm.

Mọi người đi sâu vào trong nhà, với thứ ánh sáng duy nhất là mảng ánh trăng mờ mờ rọi qua khung cửa sổ vỡ hết kính. Mỗi khi đế giày giẫm lên sàn nhà lại kêu những tiếng "răng rắc" nghe phát ớn. Kagitingan bước đi còn cẩn trọng hơn hai người kia, tránh giẫm lên những ván gỗ có vẻ sắp gãy tránh gây tai nạn cho bản thân hắn và người trên lưng.

Khi đã tới gian nhà sau, Vietnam nhìn quanh vẫn không thấy cửa xuống hầm đâu. Anh định hỏi thì thấy Serbia giẫm ba cái xuống sàn nhà đang đứng rồi lùi ra sau. Một lúc sau, phần sàn nhà Serbia vừa giẫm lên xuất hiện bốn khe rãnh tách nó ra, mở ra thành một cái nắp hầm.

Nhưng chào đón họ trước tiên lại là một cái nòng súng chực xả đạn vào họ. Kagitingan giật bắn người, theo phản xạ né sang một bên, vô thức dùng thân mình che chở cho người đang cõng trên lưng:

- Có giặc!

- Bình tĩnh nào anh bạn! - Serbia xua tay, cười nói. - Là Bosnia đấy. Hắn chỉ đang đề phòng là người phe địch thôi.

Dường như vừa nghe thấy giọng nói của anh chàng, cây súng vừa thò ra liền thu lại. Lúc này người mở hầm mới trồi lên lộ diện bản thân. Đó là một người đàn ông cao lớn, nét mặt lạnh lùng nghiêm nghị. Hắn nhìn một lượt từ trên xuống dưới Serbia, rồi mới quét sáng Vietnam, Kagitingan và NLF. Thấy có hai người quen, hắn chỉ gật đầu một cái với họ.

- Vietnam, NLF.

Bosnia gọi tên. Khi quay sang Kagitingan đang cõng NLF, hắn đoán tên đó cũng là bạn, nên lịch sự chào:

- Chào anh.

Serbia vẫy vẫy tay với ba người kia:

- Đi nào, NLF đang bị thương.

Nghe Serbia nói vậy, Bosnia chỉ gật đầu nhưng không đáp, chỉ lặng lẽ di chuyển xuống. Từng người một, bốn người leo xuống hầm. Serbia đi cuối cùng, cẩn thận khép lại nắp hầm.

Vietnam nắm chặt sợi dây, cẩn thận leo xuống chiếc thang dây tự chế. Anh gần như nín thở, mong rằng sức nặng của mình sẽ không làm dây đứt giữa chừng. Đến khi đặt chân xuống và nhìn qua một lượt, Vietnam mới hiểu được tình cảnh các nước ở đây khốn đốn cỡ nào.

Căn phòng dưới hầm nhỏ vô cùng, miễn cưỡng chia thành hai buồng nhỏ hơn. Bosnia vén tấm rèm được chắp vá qua loa chia hai buồng với nhau, gọi vào trong:

- Có người bị thương.

- Ồ? Serbia tìm thấy người bị nạn sao?

Một cậu thanh niên tóc trắng như tuyết vừa hỏi vừa bước ra. Cậu đeo trên con mắt phải cái bịt mắt mang hình tựa ngọn núi, dáng người thấp hơn Bosnia và Serbia nửa cái đầu. Cậu chớp con mắt còn lại, nhìn ba vị "khách" vừa tới.

Đằng sau tấm rèm còn thò ra thêm hai cái đầu nữa hiếu kì nhìn xem, đều mang mái tóc vàng đỏ rực rỡ. Một người hỏi:

- Ai vậy?

Serbia giới thiệu sơ lược ba người với cậu, còn giải thích thêm:

- Họ là bạn cũ của tôi, không cần phải lo.

Rồi anh chàng quay sang ba người kia nói:

- Đó là Slovenia, Macedonia và Montenegro, họ sẽ giúp băng bó chân lại cho Vietcong.

Cậu thanh niên kia chỉ gật gật đầu, rồi quay sang Kagitingan và NLF:

- Hai anh trong đi, tôi sẽ thấy hộp cứu thương.

Bosnia hỗ trợ đưa hai người kia vào trong. Lúc này trong phòng chỉ còn lại Vietnam và Serbia.

Serbia chỉ vào một chỗ trống:

- Anh phủi đất rồi ngồi tạm ở đó đi. Chúng tôi chỉ có một cái giường xếp nhỏ, nhưng đặt ở buồng trong dành cho người bị thương nằm rồi.

Vietnam không ngại. Anh ngồi vào chỗ Serbia vừa chỉ, hỏi thăm:

- Các cậu có nghe tin gì về KOG chưa?

Serbia đang đứng trên ghế rướn người tháo một cây đèn dầu treo trên trần nhà, không nhìn anh mà trả lời:

- Chưa, vẫn đang tìm đây. Mấy ngày qua quân Phát Xít càn quét vào đây hung hăng hơn trước, rất khó để chúng tôi truyền được tin ra ngoài.

Anh chàng thêm dầu vào để lửa không bị tắt, rồi treo trở lên. Căn buồng chỉ treo hai cái đèn dầu cỡ vừa leo lét làm nguồn sáng duy nhất. Màu vàng nhạt của chúng hất lên vách tường đã vàng ố, bong tróc khắp nơi. Tuy vậy, khung cảnh bình yên này khiến Vietnam cảm thấy dây thần kinh đang căng như dây đàn thả lỏng dần.

Đây chính là những giây phút nghỉ ngơi hiếm hoi mà bất kỳ người lính ra trận đều khao khát. Không cần đĩa thức ăn ngon hay chăn ấm nệm êm, chỉ cần sự im lặng an toàn này là đủ.

Serbia nhảy khỏi ghế, dùng chân đẩy nó sát vào tường:

- Có một tiểu đội liên lạc cách một, hai tháng, cũng có khi hơn, vào rừng mang nhu yếu phẩm và thư từ cho chúng tôi từ trụ sở ngầm gần đây. À, tiểu đội đó được Poland hỗ trợ đằng sau lưng Nazi đấy.

Đã lâu rồi Vietnam không nghe tin tức tốt từ anh bạn này, nên anh vô cùng ngạc nhiên, lập tức dỏng tai nghe:

- Poland vẫn ổn ư?

- Ừ, bất ngờ lắm phải không? Tôi chỉ mới biết là Nazi dùng Poland làm con rối thuộc địa để thao túng người dân Ba Lan. Bình thường không có việc quan trọng thì hắn không quản cậu ấy, nên Poland có thể âm thầm tài trợ cho những tổ chức cứu trợ nạn nhân chiến tranh cỡ vừa và nhỏ.

Vietnam gật gù, cũng không thắc mắc vì sao tới nay chưa ai nghe tin về việc làm của Poland. Bí mật đe dọa đến tính mạng của hàng triệu người, dù là với đồng đội cũng phải giữ kín kẽ. Anh có thể hiểu cho, đồng thời cảm thấy khâm phục. Một công việc nguy hiểm như người đi trên sợi dây trong rạp xiếc, chỉ cần một bước sảy chân là có thể kéo bản thân xuống địa ngục.

Serbia chậc cười:

- Tinh ranh tốt hơn hùng mạnh. Poland vừa có ít danh phận, vừa có tài đàm phán, cậu sẽ chèo lái được thôi. Đừng lo.

Serbia nhấc chân đi luồn lách qua những bao tải, thùng hộp linh tinh đủ kích cỡ, khiến diện tích buồng càng thêm thu hẹp. Anh hướng về phía một cái thùng các tông méo mó, hỏi:

- Anh ăn gì không? Chúng tôi chỉ còn ít lương khô, nếu anh không ngại.

Vietnam từ chối:

- Tôi không đói. Để lát cho Mặt Trận ăn, cậu ấy cần được bồi bổ.

Khi nói, ánh mắt của Vietnam chạm lên cái ghế đẩu gần anh, nhưng nó lại được dùng làm cái bàn tự chế, đặt lên trên là những miếng các tông cắt nhỏ đựng thức ăn, thay thế cho chén đĩa.

Serbia chỉ gật đầu, lại cầm cây súng đi về phía thùng xốp ở góc phòng lục lọi trong đó, tiếp tục câu chuyện:

- Trong lá thư gần nhất, các đây hai tuần, Poland nói sẽ tìm cách đưa chúng tôi ra khỏi đây và đưa tới Thổ Nhĩ Kỳ.

Vietnam trố mắt:

- Nhưng chẳng phải các cậu và Turkey có hiềm khích sao?

Serbia trầm ngâm một lúc, rồi mới nói, giọng không rõ cảm xúc:

- Đúng vậy, nhưng Poland không còn cách nào khác. Đưa chúng tôi đến Thuỵ Sĩ lại quá gần với Đức Quốc Xã, Anh Quốc thì xa quá, Pháp, Hy Lạp thì rơi vào tay Phát Xít rồi. Đây là lựa chọn cuối cùng.

Câu cuối không biết là anh nhận xét với Vietnam, hay là tự nhủ với chính mình. Serbia không nói nữa, cố gắng lờ đi cảm xúc khó chịu bên trong bằng cách tháo cây súng của mình ra, tập trung kiểm tra lại phần bên trong của nó, chắc chắn rằng đạn bắn ra sẽ không bị kẹt.

Trong khi đó, Vietnam đang đắm chìm trong suy nghĩ của bản thân. Ban đầu anh cứ nghĩ ở đây cũng không khá hơn Đông Âu là bao. Nhưng khi nhìn thấy nơi gọi là "căn cứ" của Serbia, Vietnam nhanh chóng bỏ ngay suy nghĩ đó. Ít ra ở Moscow còn có trụ sở đàng hoàng, có thức ăn nóng để ăn. Còn ở đây không có gì cả, thật sự không có gì!

Và do đâu mà họ phải sống trong cảnh thiếu thốn bần cùng như thế?

Chiến tranh. Đó là nguyên do.

Vietnam hơi nắm lại bàn tay của mình, gương mặt nửa chìm vào bóng tối tĩnh lặng.

Serbia nhanh chóng phá vỡ sự tĩnh lặng đó:

- Bây giờ chắc quân Nhật đang cho truy lùng các cậu rồi. Cậu đã nghĩ ra cách nào để về nước chưa?

Vietnam ngước lên nhìn anh chàng:

- Chúng tôi có thể đi cùng cậu không? Có thể sang Thổ Nhĩ Kỳ rồi bắt xe lửa về Đông Dương. Turkey đang ở thế trung lập, JE sẽ không có quyền hạn kiểm soát các chuyến xe đi qua Thổ Nhĩ Kỳ đâu.

Serbia lắc đầu:

- Không nên. Chúng ta đã biết ở vùng Đông Âu và Nam Âu đang có lính Nhật, thậm chí JE có thể đã điều động thêm người tới đây. Tôi và cậu đều là người đang bị truy nã, nếu đi chung nhỡ xảy ra chuyện gì thì sẽ chết chùm mất!

- Vậy sao...

Vietnam lại lần nữa trầm mặc. Cái đầu anh bây giờ như bị vó lại thành một cục với một màn sương bao phủ, không thể suy nghĩ thông được. Anh cắn môi dưới, đưa hai tay lên vò đầu bứt tóc, oán trách cái đầu của mình thường ngày nhanh nhạy lắm sao giờ lại trở nên gỗ mục thế này.

Serbia thấy biểu cảm khó ở của Vietnam, bèn với tay vào một cái thùng khác, mở miệng hỏi:

- Này, dù cậu không muốn ăn gì, nhưng làm một nháy Rakija không?

Vietnam mở mắt ra:

- Rượu? Các cậu vẫn còn rượu ư?

Serbia lấy ra một cái chai thuỷ tinh, lắc lắc thứ chất lỏng vàng tươi sóng sánh bên trong chỉ còn lại một phần tư:

- Tôi vẫn còn giữ được một ít. Thỉnh thoảng trước khi đi trinh sát, tôi sẽ hớp một ít để lấy được tỉnh táo. Sao, cậu uống không?

Vietnam gật gật đầu. Cũng lâu rồi anh chưa uống rượu bia, cũng không nhớ lần cuối đụng đến chúng là khi nào. Có lẽ làm một ly thức uống cồn sẽ giúp anh lấy lại tinh thần.

Serbia rót Rakija vào hai ly nhỏ, đưa một cho Vietnam. Hai người cụng nhẹ thành ly tạo ra tiếng "keng" nhỏ, rồi đưa lên uống. Serbia uống rượu rất dứt khoát, nuốt sạch đồ uống trong một ngụm, cảm nhận hương vị của nó đánh thẳng lên não bộ. Vietnam lại thưởng thức một cách chậm rãi hơn, để hương vị nồng đậm cay xè của nó chảy từ từ xuống cổ họng của anh, như ngọn lửa cháy lan từ từ trong một rừng cây khô.

Nếu anh nhớ không lầm, Nazi không thích uống rượu. Hoặc là anh chưa bao giờ thấy hắn uống rượu. Trong mỗi bữa ăn, anh chỉ thấy hắn dùng nước hoặc trà, thỉnh thoảng có cà phê đắng không đường không đá.

Càng nghĩ về hắn, anh càng đau nhói trong tim. Đã tự nhủ là hãy quên đi người kia, nhưng càng ép buộc thì tâm trí anh càng hiện lên hình ảnh của hắn, thật thống khổ. Vietnam uống cạn ly rượu, đặt nó trở lên chiếc ghế đẩu nhỏ.

Vì lý gì hai người phải ở phe phái đối lập chứ? Sẽ ra sao nếu chúng ta được lựa chọn hướng đi của cuộc đời mà không bị ràng buộc bởi chiến tuyến của mình?

Lần đầu Vietnam nghĩ đến các nước trung lập. Anh nghĩ đến Thuỵ Sĩ, một quốc gia nhỏ bé nằm bao vây bởi Đức, Ý và Pháp thuộc Đức. Dù bị hai bên phe ép buộc cỡ nào, Switzerland vẫn giữ nguyên vị trí là một kẻ màu xám trung lập, không đồng thuận theo Phát Xít cũng không đồng tình với Đồng Minh.

Tuy vậy, Switzerland không phải là kẻ không tim không phổi chỉ đứng ngoài rìa nhìn máu đổ. Mặc dù y từng cho quân Đức hành quân qua đất mình, nhưng vẫn thu nhận người tị nạn của các quốc gia bị đóng chiếm. Vừa cứu người vừa giết người, đó là phong cách của những kẻ màu xám chăng?

Vietnam suy ngẫm, rồi khựng lại.

Trong đầu anh như vừa lóe lên một tia chớp.

Đúng rồi! Vietnam hạ đầu xuống, đưa tay xoa xoa cằm. Cuộc trò chuyện vừa rồi với Serbia đã đưa cho anh chiếc chìa khoá mà anh không biết.

"Vừa cứu người vừa giết người".

"Những kẻ màu xám".

Những cụm từ này vang vọng bên tai anh như câu trả lời cho bế tắc của anh. Các quốc gia trung lập có thể dung chứa người tị nạn mà không bị phản đối hay gây sức ép, bởi việc làm của họ không ảnh hưởng đến các quốc gia tham chiến, và được luật nhân đạo bảo hộ cho việc làm của mình.

Châu Âu là chiến trường mở màn cho Thế Chiến II, nhưng anh tin ở đây không phải không có quốc gia màu xám. Anh quay sang hỏi bạn mình:

- Serbia, Spain có phải đang trung lập không?

Serbia hơi nhíu mày cố gắng nhớ lại, rồi thừa nhận:

- Ừ, nhưng đừng quá hy vọng anh ta sẽ giúp đỡ cậu. Spain dù đứng giữa trong cuộc chiến nhưng vẫn hợp tác với Nazi ở nhiều mặt khác, có thể sẽ kiêng dè hắn ít nhiều.

- Vậy thì chúng tôi sẽ qua chỗ Portugal, y có quan hệ đồng minh khá lâu dài và bền vững với UK, chắc chắn sẽ giúp chúng tôi. Sau khi qua nước của y, chúng tôi sẽ sang Mỹ rồi bắt chuyến bay trở về Đông Nam Á. Tôi có chút quan hệ với America, có thể nhờ gã cho dừng chân tạm thời.

"Chút quan hệ với America" mà Vietnam nói chính là South Vietnam, chỉ là anh không tiện nói rõ ràng. Nhưng Serbia không quá để tâm.

Anh chàng hơi chần chừa:

- Vậy có ổn không? Muốn qua Portugal, cậu phải băng qua Ý!

- Tôi biết, có thể đi tàu qua Địa Trung Hải mà đúng không? IE có thuộc địa là Lybia ở ngay bên dưới. Chúng ta có thể trà trộn vào tàu di chuyển xuống châu Phi, rồi đi tiếp tới Bồ Ban Nha.

- Vậy còn Spain?

Vietnam không hề nao núng:

- Spain đã tuyên bố trung lập, kể cả có hợp tác với Phát Xít ở nhiều mặt khác, anh ta vẫn không có quyền can thiệp vào tù binh chiến tranh chạy trốn. Nếu anh ta bắt được chung tôi và thả về cho Phát Xít, đó là anh ta vi phạm lời tuyên bố trung lập của mình, khép vào mục hỗ trợ cho Phát Xít, dù không phải đồng minh nhưng sẽ trở thành đồng phạm.

Cũng đúng... Serbia cũng không phản đối nữa. Chỉ là ngẫm lại, lộ trình Vietnam vạch ra dài kinh khủng, này là đồng nghĩa với việc Vietnam đi hết nửa vòng Trái Đất và băng qua đại dương lớn nhất thế giới để có thể về nước. Quá xa, nhưng sẽ an toàn hơn là đi xe lửa trên đất liền. Serbia tôn trọng quyết định của Vietnam, cầu chúc cho người bạn của mình sẽ thuận buồm xuôi gió.

Kết thúc đề tài, anh chàng lại quay về công việc bảo trì súng của mình, cầm giẻ lau lau chùi chùi thân súng.

Sự yên tĩnh lần nữa lan toả trong bầu không khí giữa hai người, nhưng không được bao lâu. Ngay lúc này, bất ngờ một tiếng "huỵch" vang lên từ phía trên, thu hút sự chú ý của hai người.

Serbia là người phản ứng đầu tiên, đứng phắt lên mặc kệ có làm rơi mất cái giẻ trong tay. Anh đứng yên một hồi, lại nghe thấy có những tiếng "răng rắc" của mặt sàn có vật di duyển trên đó. Anh vô cùng cảnh giác xách súng lên, ánh mắt ghim chặt vào nắp hầm đang đóng chặt.

Vietnam như nín thở, gắt gao quan sát nơi vừa phát ra tiếng động.

Có người.

- Vietnam, ngồi yên ở đây.

Serbia chỉ kịp bỏ lại một câu dặn dò cho Vietnam, đôi chân dài của anh chàng đã thoăn thoắt chạy tới leo lên cầu thang dây. Khi tới nắp hầm, anh không vội mở ra mà áp tai vào nghe thử.

Không có tiếng động.

Serbia hơi nhíu mày, cố gắng nghe kỹ hơn, lần này phát giác có tiếng ho khụ khụ yếu ớt có phần... quen thuộc.

Nghi ngờ dâng lên trong lòng anh chàng. Serbia nhẹ nhàng, thận trọng đẩy nắp hầm lên, chỉ lộ ra một đường rãnh đủ nhỏ để mắt anh quan sát bên ngoài.

Đôi mắt xanh nhạt màu lướt qua mảng tường gỗ mục bám đầy rong rêu, cái cửa sổ không kính mang cơn gió mùa đông bên ngoài tràn vào, hất lên một thân ảnh nằm bẹp trên sàn. Người đó giống như không thể ngồi dậy, tay ôm chặt phần bụng đang rỉ máu tí tạch, run rẩy cố gắng chống đỡ cho bản thân.

Đây chính là kẻ đột nhập!

Serbia dán chặt ánh mắt lên người đang quằn quại đau đớn. Dường như vết thương quá sâu, người đó thở hồng hộc mấy tiếng rồi chửi khẽ:

- Σκατά... Chết tiệt...

Giọng nói này, vô cùng quen thuộc! Serbia còn chưa dám tin chắc vào những gì mình vừa nghe, đã thấy người đang chống đỡ trên sàn ngước mặt lên. Mớ tóc xanh dương xoăn trượt xuống, để lộ ra gương mặt của...

Kingdom Of Greece.

-----

Phần Poland giải cứu Israel là tui lấy cảm hứng từ câu chuyện của Irena Sendler, một người phụ nữ làm nhân viên xã hội Công giáo Ba Lan đã giải cứu hơn 2500 đứa trẻ Do Thái khỏi trại tập trung ở Warsaw trong WW2.

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top