Conver Watter in Plant #2

TRAO ĐỔI NƯỚC Ở THỰC VẬT

Nguyễn Thị Thu Huyền

Trường THPT chuyên Trần Phú - Hải Phòng

I. NỘI DUNG KIẾN THỨC        

1. Các thể nước, dạng nước trong tự nhiên và trong thực vật và vai trò của nó

2. Quá trình hấp thụ nước ở rễ

 2.1. Sự hấp thụ nước ở cây thuỷ sinh và cây trên cạn

 2.2. Cấu trúc của rễ liên quan đến quá trình hấp thụ nước

 2.3. Quá trình hấp thụ nước và các chất khoáng hoà tan trong nước từ lông hút đến mạch gỗ của thân :           

- Đặc điểm    

- Con đường       

- Cơ chế

3. Quá trình vận chuyển nước ở thân

3.1. Cấu trúc của mạch gỗ, mạch rây liên quan đến quá trình vận chuyển nước và các chất hữu cơ trong thân

3.2. Mối liên quan giữa hai quá trình vận chuyển vật chất ở thân

3.3. Quá trình vận chuyển nước và các chất khoáng hoà tan trong nước ở thân

            - Đặc điểm

            - Con đường

            - Cơ chế

4. Quá trình thoát hơi nước ở lá

4.1. Cấu trúc của lá liên quan đến quá trình thoát hơi nước

4.2.Vai trò của quá trình thoát hơi nước

4.3. Quá trình thoát hơi nước

            - Đặc điểm

            - Con đường

            - Cơ chế

5. Các nhân tố môi trường và quá trình trao đổi nước

5.1. Ánh sáng

5.2. Nhiệt độ

5.3. Độ ẩm đất và không khí

5.4. Nồng độ CO2 và O2

5.5. Dinh dưỡng khoáng

6. Khái niệm về cân bằng nước trong cơ thể và vấn đề tưới nước hợp lí cho cây trồng

6.1. Khái niệm về cân bằng nước

6.2. Khái niệm về hệ số héo và hạn sinh lí

6.3. Vấn đề tưới nước hợp lí

            - Thời gian tưới

            - Lượng nước tưới

            - Phương pháp tưới

II. CÂU HỎI ÔN TẬP VÀ BÀI TẬP

Câu 1. Trình bày về các thể nước, dạng nước trong đất, trong cây và vai trò của nó.

Trả lời

1. Các thể nước: 

            - Trong đất: Thể lỏng, thể rắn, thể hơi

            - Trong cây: Thể lỏng, thể rắn, thể hơi

              Đối với đất: Ba thể này đều có vai trò quan trọng trong cấu trúc của đất. Tuy nhiên thể lỏng có vai trò quan trọng nhất trong việc cung cấp nước cho cây trồng.

Đối với cây: Thể rắn sẽ phá vỡ tế bào, mô. Thể hơi trong các mạch thường cản trở sự vận chuyển nước. Chỉ có thể lỏng là giữ vai trò quan trọng bậc nhất trong cấu trúc và trong trao đổi chất của cây.

2. Các dạng nước :  

            - Trong đất: Nước mao dẫn trong các mao mạch của đât, nước ngầm trong khoảng trống của đât, nước ngậm bám xung quanh các keo đất, nước tẩm nằm trong các keo đất. Nói chung có thể chia nước trong đất thành hai dạng : nước tự do và nước liên kết ( liên kết chặt và không chặt). Dạng nước tự do đóng vai trò cung cấp nước cho cây, dạng nước liên kết đóng vai trò cấu trúc đât.

            - Trong cây: Trong tế bào thực vật, nước tồn tại trong ba dạng là nước hydrat hoá, nước dự trữ và nước khe.

          +Nước hidrat hoá

          Là một thành phần liên kết hoá học của chất nguyên sinh, nước hydrat hoá kết hợp với các ion, các chất hữu cơ hoà tan và các đại phân tử, choáng hết các kẽ hở giữa các siêu cấu trúc của chất nguyên sinh và thành tế bào. Nhờ tính lưỡng cực mà các phân tử nước tập hợp và tích luỹ ở các bề mặt tích điện dưới dạng chuỗi linh động.

Nước hydrat hoá chỉ chiếm từ 5-10% toàn bộ nước tế bào, nhưng lại rất cần cho sự sống của tế bào. Việc làm giảm không đáng kể hàm lượng nước hydrat hoá sẽ gây nên các biến đổi nghiêm trọng về cấu trúc chất nguyên sinh và từ đó dẫn đến sự chết của tế bào.

         + Nước dự trữ

         Nước dự trữ có mặt trong các xoang tích nước và chủ yếu trong không bào. Đó là dạng nước dễ được dẫn truyền nhất.

         + Nước khe

            Nước khe có mặt trong các khoảng gian bào giữa các tế bào và trong các yếu tố dẫn truyền của hệ mạch (xylem) và hệ ống rây (phloem).

Chức năng của nước khe như là môi trường dẫn truyền chất hoà tan theo khoảng cách ngắn (hệ apoplast) trong rễ và lá cây và dẫn truyền khoảng cách dài trong xylem và phloem.

         Nhìn chung nước trong cây có thể tóm tắt ở hai dạng:

            Nước tự do và nước liên kết (liên kết chặt và không chặt). Dạng nước liên kết đóng vai trò quan trọng trong cấu trúc của tế bào, mô, cơ quan, cơ thể. Dạng nước tự do tham gia vào quá trình trao đổi chất của cây như: điều hoà nhiệt độ cơ thể, làm dung môi hoà tan nhiều chất, tham gia trực tiếp vào các phản ứng hoá học...

Câu 2. Hãy trình bày về nước liên kết và nước tự do ?

Trả lời

            - Nước liên kết là nước bị giữ bởi một lực nhất định do quá trình thuỷ hoá hoá học của các ion, các phân tử, các chất trùng hợp hoặc liên kết trong các thành phần cấu trúc. Dạng nước này chiếm khoảng 30% lượng n­ước trong thực vật. Tuỳ theo mức độ liên kết khác nhau mà dạng nước này mất dần tính chất vật lí, hoá học, sinh học của nước như: khả năng làm dung môi, bay hơi, tham gia vào các phản ứng hoá học. Tuy nhiên dạng nước liên kết có vai trò rất quan trọng trong quá trình chống chịu của cơ thể trước các điều kiện bất lợi của môi trường như khô hạn, nóng, lạnh,…

            - Nước tự do là nước không tham gia vào vỏ thuỷ hoá xung quanh các ion, các phân tử, các chất trùng hợp, không tham gia vào các liên kết cấu trúc. Dạng nư­ớc này có trong các gian bào, trong không bào, trong mạch dẫn và chiếm một lượng lớn trong cây (70%) . Dạng nước này vẫn giữ được tính chất vật lí, hoá học và sinh học của nước như  làm dung môi, khả năng điều nhiệt khi bay hơi, tham gia vào các phản ứng hoá học, tạo độ nhớt của chất nguyên sinh. Nh­ư vậy dạng nước tự do có vai trò đặc biệt quan trọng trong quá trình trao đổi chất, chúng qui định cường độ của các quá trình sinh lí.

Câu 3. Thế nào là thế nước ?

Trả lời

              Đó là đại lượng có giá trị bằng hiệu số giữa năng lượng tự do trên đơn vị thể tích của nước liên kết cơ chất, nước điều hoà áp suất hoặc nước thẩm thấu và năng lượng tự do của nước nguyên chất. Đơn vị của thế nước là năng lượng trên đơn vị khối lượng hay thể tích (Jun/kg hay Jun/cm3). Một nguyên tắc cơ bản là nước luôn luôn được vận chuyển từ nơi có thế nước cao đến nơi có thế nước thấp.

Câu 4. Thế nào là thẩm thấu và áp suất thẩm thấu

Trả lời

          Thẩm thấu là sự chuyển dịch của dung môi từ dung dịch có nồng độ thấp sang dung dịch có nồng độ cao hơn qua màng. Thí dụ nếu dung dịch đường trong nước có nồng độ cao được ngăn cách với dung dịch đường có nồng độ thấp hơn bằng một màng thì các phân tử nước sẽ di chuyển từ dung dịch có nồng độ thấp sang dung dịch có nồng độ cao qua màng. Màng loại này, tức là màng chỉ cho nước đi qua mà không cho các phân tử khác đi qua, gọi là màng bán thấm. Những màng trong hệ thống sống không hoàn toàn là màng bán thấm mà thường là màng thấm chọn lọc.

         Quá trình thẩm thấu giữa hai dung dịch sẽ tiếp tục cho đến khi nồng độ của hai dung dịch bằng nhau. Quá trình thẩm thấu là một đặc trưng rất quan trọng của các quá trình sinh học.

          Áp suất thẩm thấu là lực đẩy của các phân tử dung môi từ dung dịch có nồng độ thấp đến dung dịch có nồng độ cao qua màng. Trong vật lý áp suất thẩm thấu được tính bằng công thức P = RTC (P là áp suất thẩm thấu thường tính theo đơn vị atmôtphe-atm, R là hằng số = 0,082, T là nhiệt độ tuyệt đối = 273 + t0C, C là nồng độ dung dịch tính theo nồng độ phân tử gam/lít). Trong quá trình thẩm thấu sự chuyển dịch của dung môi qua màng sẽ dừng lại khi hai dung dịch đạt được sự cân bằng nồng độ, tức là cân bằng áp suất thẩm thấu. Tuy nhiên hiện tượng này thường không xảy ra ở tế bào thực vật.

          Trong quá trình thẩm thấu tế bào thực vật chỉ nhận nước đến mức bão hoà, vì khi đó thành tế bào thực vật sinh ra một lực chống lại sức trương nước gọi là áp suất trương nước có chiều ngược với áp suất thẩm thấu và khi hai áp suất này cân bằng thì nước dừng lại và tế bào chỉ ở mức bão hoà nước chứ không bị phá vỡ.

Câu 5. Biểu thức tính sức hút nước của tế bào thực vật là: S = P – T. Trong đó S là sức hút nước của tế bào, P là áp suất thẩm thấu, T là sức căng trương nước. Khi cho một tế bào thực vật đã phát triển đầy đủ vào trong một dung dịch. Hãy cho biết:

a. Khi nào sức căng trương nước T xuất hiện và tăng lên?

b. Khi nào giá trị T đạt cực đại? Khi đó giá trị T bằng bao nhiêu?

c. Khi nào giá trị T giảm?

Khi nào T giảm tới 0 ?

d. Khi nào T đạt giá trị âm?

Trả lời

a. T xuất hiện khi nước bắt đầu đi vào tế bào.

    T tăng lên khi tế bào tiếp tục nhận nước. T tăng trong các trường hợp sau: đưa cây vào trong tối, bão hoà hơi nước trong không gian trồng cây, tăng hàm lượng AAB làm khí khổng đóng.

b. T đạt cực đại khi tế bào đã bão hoà nước (no nước). Khi đó T = P

c. T giảm khi tế bào bắt đầu mất nước

    T đạt giá trị bằng 0 khi tế bào bắt đầu chớm co nguyên sinh.

d. T < 0 khi tế bào mất nước đột ngột do nước bốc hơi qua bề mặt tế bào, làm cho chất nguyên sinh không tách khỏi thành và kéo thành tế bào lõm vào trong, khi đó S = P - (- T ) 

à

S =P+T.

Câu 6.

1. Cho một tế bào thực vật có áp suất thẩm thấu là 1,2 atm vào một dung dịch có áp suất thẩm thấu là 0,8 atm. Hỏi nước sẽ dịch chuyển như thế nào?

2. Thành phần cấu trúc nào đóng vai trò chính trong quá trình thẩm thấu của tế bào thực vật trên? Giải thích.

Trả lời

1. -

Søc hót n­íc

: Stế bào = P - T = 1,2 - T ;           Sđ = Pđ = 0,8 atm

- NÕu S  = 1,2

T > 0,8 tøc lµ T < 0,4 -> S tÕ bµo > S

đ

-> n­íc ®i vµo tÕ bµo

- NÕu S  = 1,2

T < 0,8 tøc lµ T > 0,4 -> S tÕ bµo<  S

đ

-> n­íc ®i ra khái  tÕ bµo

- NÕu S  = 1,2

T = 0,8 tøc lµ T = 0,4 -> S tÕ bµo = S

đ

->  n­íc kh«ng dÞch chuyÓn

2. Kh«ng bµo .

- Gi¶i thÝch: Kh«ng bµo lµ n¬i chøa c¸c chÊt hßa tan

à

T¹o ASTT .

Câu 7. Cây trồng trong đất có áp suất thẩm thấu P = 0,3 atm, trong khi áp suất thẩm thấu của rễ cây này là 0,1 atm và sức căng trương nước T = 0,8 atm. Hỏi cây có thể sống được ở đất này không? Giải thích vì sao ?

Trả lời

P đất = 0,3 atm , S cây = P cây - T cây

à

S = 0,1 - 0,8 = - 0,7 atm.  Như vậy, cây đã trồng không sống được ở đất này, vì sức hút nước có giá trị âm, tức là cây không lấy được nước, mà còn bị mất nước.

Câu 8. Cho biết: P: áp suất thẩm thấu; T: Sức căng trương nước; S: Sức hút nước. Tính sức hút nước của tế bào trong các trường hợp sau:

a) Tế bào bão hòa nước.                

b) Tế bào ở trạng thái thiếu nước.

c) Khi xảy ra hiện tượng xitoriz.

Từ đó rút ra ý nghĩa của sức hút nước?

Trả lời

a) Khi tế bào bão hòa nước: P = T mà S = P - T => S = O

b) Khi tế bào ở trạng thái thiếu nước thì P > T, S = P - T ta có: O < S  < P

c) Khi xảy ra hiện tượng xitoriz thì T mang giá trị âm.

Khi thay vào công thức: S = P - T, ta có: S = P - (-T) = P + T có: S > P

Ý nghĩa của S: S biểu thị tình trạng thiếu nước trong tế bào do đó có ý nghĩa lớn trong việc sử dụng chỉ tiêu này để xây dựng chế độ tưới nước cho cây.

Câu 9. Khi nghiên cứu áp suất thẩm thấu của dịch tế bào của một số loài cây người ta thu được số liệu sau:

Rong đuôi chó: 3,14 atm                       Bèo hoa dâu: 3,49 atm

Cây đậu leo:    10,23 atm                     Cây bí ngô:     9,63 atm

Phi lao:           19,68 atm                       Cây sơn:        24,08 atm

a) Em có thể rút ra kết luận gì? Giải thích?

b) Có thể sắp xếp các cây vào các nhóm sinh thái khác nhau như thế nào, tại sao có sự sắp xếp đó?

Trả lời

a. - Kết luận:

+ Áp suất thẩm thấu là một đại lượng biến đổi.

+ Những nhóm cây sinh thái khác nhau thì có P khác nhau.

+ Cây mọc ở đất khô cằn thì có áp suất thẩm thấu của dịch bào lớn, cây thủy sinh thì có áp suất thẩm thấu nhỏ.

- Giải thích:

+ Áp suất thẩm thấu được xác định bằng công thức: P = RTCi trong đó

C là nồng độ dịch bào

i là hệ số điện li của chất tan

R là hằng số khí

T nhiệt độ dung dịch

C và i khác nhau ở mỗi loài sinh vật còn R và T không phụ thuộc vào các loài sinh vật.

+ Ở những môi trường sinh thái khác nhau, thế nước trong đất khác nhau, cây muốn hút được nước thì phải tạo ra một tiềm năng thẩm thấu lớn hơn tiềm năng thẩm thấu trong đất (P dịch bào > P dịch đất). Vì ở môi trường nước, P môi trường nhỏ => P dịch bào thấp, còn ở môi trường đất khô cằn, P dịch đất lớn => P dịch bào lớn.

b. Dựa vào áp suất thẩm thấu của dịch tế bào, ta có thể xếp các cây trên vào các nhóm theo chiều tăng dần của áp suất thẩm thấu:

- cây ưa ẩm hay ẩm sinh (rong đuôi chó, bèo hoa dâu).

- cây trung sinh (cây đậu leo, bí ngô).

- cây ưa hạn hay hạn sinh (cây sơn, phi lao).

Câu 10. Một cây thuộc loài thực vật ẩm sinh mọc trong đất có nồng độ muối cao, mặc dù đã được tưới nước cây này vẫn bị héo.

a. Cho biết 3 giá trị đo được về thế nước của cây trên là:  – 5 atm, - 1 atm và – 8 atm. Hãy xếp các giá trị trên tương ứng với thế nước ở lá, rễ và đất?

b. Để cây không bị héo có thể sử dụng phương pháp nào trong các phương pháp sau là hiệu quả nhất, giải thích tại sao?

+ Tăng độ ẩm không khí.     

+ Tưới nước tiếp tục cho cây.

+ Phủ một lớp sáp trên bề mặt lá.

+ Đưa cây vào bóng râm.

Trả lời

a. Nước đi từ nơi có thế nước cao đến nơi có thế nước thấp. Cây đang bị héo nên thế nước của lá, rễ và đất lần lượt là - 1 atm, - 5 atm, - 8 atm.

b. Sử dụng phương pháp tiếp tục tưới nước cho cây để tăng thế nước cho đất, rửa mặn.

Câu 11. Nước được hấp thụ từ đất vào cây qua rễ theo hai con đường:

a) Đó là hai con đường nào?

b) Nêu những đặc điểm lợi và bất lợi của hai con đường đó?

c) Hệ rễ đã khắc phục đặc điểm bất lợi của hai con đường đó bằng cách nào?

Trả lời

a) Đó là hai con đường :

            - Con đường qua thành tế bào lông hút vào các khoảng trống gian bào, đến thành tế bào nội bì, gặp vòng đai Caspari, chuyển vào tế bào nội bì rồi vào mạch gỗ của rễ.

            - Con đường tế bào: nước vào tế bào chất, qua không bào, sợi liên bào. Nói chung là nước đi qua các phần sống của tế bào, qua tế bào nội bì rồi vào mạch gỗ của rễ.

b) Nêu những đặc điểm lợi và bất lợi của hai con đường

            - Con đường dọc thành tế bào và gian bào: hấp thụ nhanh và nhiều nước (lợi), nhưng lượng nước và các chất khoáng hoà tan không được kiểm tra (bất lợi).

            - Con đường tế bào: lượng nước và các chất khoáng hoà tan được kiểm tra bằng tính thấm  chọn lọc của tế bào sống (lợi), nhưng nước được hấp thụ chậm và ít (bất lợi)

            c)  Sự khắc phục của hệ rễ: Đặt vòng đai Caspari trên thành tế bào nội bì. Vòng đai Caspari được cấu tạo bằng chất không thấm nước và không cho các chất khoáng hoà tan trong nước đi qua. Vì vậy nước và các chất khoáng hoà tan phải đi vào trong tế bào nội bì, ở đây lượng nước đi vào được điều chỉnh và các chất khoáng hoà tan được kiểm tra.

Câu 12. Rễ thực vật trên cạn có đặc điểm hình thái gì thích nghi với chức năng tìm nguồn nước và hấp thụ nước và muối khoáng?

Trả lời

Rễ thực vật trên cạn sinh trưởng nhanh, đâm sâu, lan toả hướng tới nguồn nước, đặc biệt hình thành liên tục các tế bào lông hút với số lượng khổng lồ đã tạo nên bề mặt tiếp xúc lớn giữa rễ với đất, nhờ vậy sự hấp thụ nước và các ion khoáng được thuận lợi.

Câu 13. Nêu các đặc điểm của lông hút liên quan đế quá trình hấp thụ nước. 

Trả lời

Để hấp thụ nước, các tế bào lông hút có đặc điểm cấu tạo và sinh lí phù hợp với chức năng nhận nước từ đất:

            + Thành tế bào mỏng, không thấm cutin.

            + Chỉ có một không bào trung tâm lớn chứa nhiều chất hòa tan nên áp suất thẩm thấu rất cao.

+ Có nhiều ti thể, hoạt động hô hấp mạnh cung cấp ATP cho hoạt động hút khoáng.

+ Đầu lông hút nhỏ, thuôn nhọn để len vào mao quản đất.

Vì vậy các dạng nước tự do và dạng nước liên kết không chặt từ đất được lông hút hấp thụ một cách dễ dàng nhờ sự chênh lệch về áp suất thẩm thấu (từ thế nước cao đến thế nước thấp).

Câu 14. Giải thích vì sao cây trên cạn bị ngập úng lâu sẽ chết?

Trả lời

Đối với cây trên cạn, khi bị ngập úng rễ cây thiếu ôxy nên phá hoại tiến trình hô hấp bình thường của rễ, tích luỹ các chất độc hại đối với tế bào làm cho lông hút chết và không hình thành được lông hút mới. Không có lông hút cây không hấp thụ được nước, cân bằng nước trong cây bị phá vỡ và cây bị chết.

Câu 15. Giải thích vì sao các loài cây trên cạn không sống được trên đất ngập mặn?

Trả lời

- Để sống được trên đất ngập mặn, tế bào của cây phải có áp suất thẩm thấu cao hơn (dịch bào phải ưu trương) so với môi trường đất mặn bao quanh rễ, cây mới hấp thụ được nước từ đất. Dịch bào rễ cây trên cạn nhược trương so với môi trường đất ngập mặn nên không thể hấp thụ được nước từ đất, cân bằng nước trong cây bị phá vỡ và cây bị chết.

- Cây ngập mặn thường có các đặc điểm thích nghi đảm bảo cung cấp ôxy cho quá trình hô hấp của các tế bào rễ như có các rễ hô hấp (các cây thuộc chi Bần, Vẹt, Mắm). Cây trên cạn không có được các đặc điểm đó nên không thể sống được trên đất ngập mặn.

Câu 16. Khi trồng cây trên đất có chứa hàm lượng muối vô cơ cao thì tốc độ sinh trưởng của cây sẽ như thế nào? Giải thích?

Trả lời

Khi trồng cây trên đất có chứa hàm lượng muối vô cơ cao thường dẫn đến tốc độ sinh trưởng của cây giảm. Vì :

- Làm giảm khả  năng hút nước của rễ do nồng độ dung dịch đất cao.                       

- Một số ion khoáng của dung dịch môi trường ảnh hưởng xấu lên khả năng hút khoáng của cây do nồng độ của chúng trong dung dịch quá cao.     

Câu 17. Quá trình vận chuyển nước trong thân đã diễn ra như thế nào?

Trả lời

- Con đường vận chuyển: theo dòng mạch gỗ là chính. Tuy nhiên, nước cũng có thể vận chuyển theo chiều từ trên xuống ở mạch rây hay vận chuyển ngang từ mạch gỗ sang mạch rây hoặc ngược lại.

- Đặc điểm: con đường dài (từ rễ lên lá), qua các tế bào chết (mạch gỗ).

- Động lực: phối hợp của 3 lực:

            + Lực hút của lá do quá trình thoát hơi nước (quan trọng nhất).

            + Lực đẩy của rễ do quá trình hấp thụ nước.

            + Lực trung gian: lực liên kết giữa các phân tử nước với nhau và với thành mạch gỗ.

Câu 18. Nếu một ống mạch gỗ bị tắc, dòng nhựa nguyên trong ống đó có thể tiếp tục đi lên được không?

Trả lời

Nếu một ống mạch gỗ bị tắc, dòng nhựa nguyên trong ống đó vẫn có thể tiếp tục đi lên được bằng cách chuyển ngang qua các lỗ bên vào ống bên cạnh và tiếp tục đi lên trên.

Câu 19. Thiết kế thí nghiệm chứng minh hiện tượng áp suất rễ.

Trả lời

- Nước bị đẩy từ rễ lên thân do một lực đẩy gọi là áp suất rễ, bằng chứng là hiện tượng rỉ nhựa và ứ giọt:

- Hiện tượng rỉ nhựa: cắt cây thân thảo đến gần gốc, sau vài phút sẽ thấy những giọt nhựa rỉ ra từ phần thân cây bị cắt. Điều đó chứng tỏ có một áp lực đẩy nước lên từ rễ vì khi đó không còn bộ lá nữa nên không còn lực kéo của thoát hơi nước.

- Hiện tượng ứ giọt: úp cây trong chuông thuỷ tinh kín, sau một đêm thấy các giọt nước ứ ra ở mép lá. Như vậy không khí trong chuông thuỷ tinh đã bão hoà hơi nước, nước bị đẩy từ mạch gỗ của rễ lên lá không thoát được thành hơi qua khí khổng đã ứ thành giọt ở mép lá.

Câu 20. Tại sao hiện tượng ứ giọt chỉ xảy ra ở cây thân bụi và cây thân thảo?

Trả lời

+ Khi không khí bão hoà hơi nước, sức hút nước của lá bằng không

à

hiện tượng ứ giọt xảy ra do áp suất rễ.

+ Ap suất rễ thường có giới hạn của nó, phụ thuộc vào loài cây và thường chỉ đẩy được cột nước cao vài 3 mét.

+ Những cây thân bụi thấp và thân thảo có chiều cao thấp, dễ bị tình trạng bão hoà hơi nước và áp suất rễ đủ mạnh để đẩy nước từ rễ lên lá gây ra hiện tượng ứ giọt.

Câu 21.

1. Vì sao tế bào lông hút của cây xanh có thể hút nước theo cách thẩm thấu?

2. Trên một vùng đất ngập mặn ta thấy các loài cây sú, vẹt, đước phát triển tốt còn lúa thì phát triển rất kém. Em hãy giải thích hiện tượng vừa nêu trên?

Trả lời

1. Màng tế bào lông hút có tính thấm chọn lọc (màng bán thấm tương đối).

2. Không bào của cây chịu mặn (sú, vẹt) chứa dịch bào tạo áp suất thẩm thấu lớn, do tích trữ một lượng muối lớn

à

lấy được nước của môi trường có nồng độ muối thấp hơn.

Các cây khác có áp suất thẩm thấu thấp hơn

à

không lấy được nước mà còn bị mất nước.

Câu 22. Nêu động lực vận chuyển các chất trong mạch gỗ (xilem). Mạch gỗ gồm các tế bào chết thích nghi với quá trình vận chuyển nước và muối khoáng như thế nào?

Trả lời

              - Mạch gỗ gồm các tế bào chết nối kế tiếp nhau tạo thành ống rỗng giúp dòng nước, ion khoáng và các chất hữu cơ được tổng hợp ở rễ di chuyển bên trong. Động lực vận chuyển nước và muối khoáng trong mạch gỗ gồm ba lực: lực đẩy (áp suất rễ), lực hút do thoát hơi nước ở lá (lực chủ yếu), lực liên kết giữa các phân tử nước với nhau và với thành tế bào mạch gỗ.

              - Sự vận chuyển trong mạch gỗ không phải là vận chuyển tích cực. Do mạch gỗ là các tế bào chết, có tác dụng làm giảm sức cản của dòng nước được vận chuyển ngược chiều trọng lực trong cây. Đồng thời thành của những tế bào chết dày giúp cho ống dẫn không bị phá huỷ bởi áp lực âm hình thành trong ống dẫn bởi lực hút do thoát hơi nước ở lá.

Câu 23. Chứng minh cấu tạo của mạch gỗ thích nghi với chức năng vận chuyển nước và các ion khoáng từ rễ lên lá.

Trả lời

-

Trong thân của thực vật có mạch gỗ gồm các tế bào chết. Tế bào mạch gỗ gồm 2 loại quản bào và mạch ống nối kế tiếp với nhau tạo thành con đường vận chuyển nước và các ion khoáng... từ rễ lên lá.

- Hệ thống quản bào gồm các tế bào hẹp và dài đã mất hẳn chất nguyên sinh và chết. Chúng có thành tế bào dày, hoá gỗ và giữa các vách có nhiều lỗ cho nước đi từ tế bào này qua tế bào khác (vận chuyển ngang). Theo chiều thẳng đứng, giữa các tế bào cũng có vách ngăn nhưng có rất nhiều lỗ trên các vách ngăn đó tạo nên một hệ thống liên tục vận chuyển nước lên cao.

- Hệ thống mạch gỗ cũng giống như quản bào là những tế bào chết có thành tế bào dày và hoá gỗ. Khác cơ bản với quản bào là giữa các tế bào không có vách ngăn nên tạo các ống mao quản liên tục suốt hệ thống dẫn, qua đó nước chảy trong mao quản thông suốt.

Câu 24. Vì sao nói: Thoát hơi nước là một "tai hoạ tất yếu " ?

Trả lời

            "Tai họa" ở đây là muốn nói trong suốt quá trình sinh trưởng và phát triển của mình, thực vật phải mất đi một lượng nước quá lớn (

h¬n 99% l­îng n­íc c©y lÊy vµo tõ ®Êt ph¶i tho¸t ra ngoµi kh«ng khÝ qua l¸)

và như vậy nó phải hấp thụ một lượng nước lớn hơn lượng nước mất đi. Đó là một điều không dể dàng gì trong điều kiện môi trường luôn luôn thay đổi.

"Tất yếu" là muốn nói thực vật cần phải thoát một lượng nước lớn như thế, vì quá trình thoát hơi nước có ý nghĩa rất quan trọng :

-

        

Sự thoát nước ở lá đã tạo ra một sức hút nước, một sự chênh lệch về thế nước theo chiều hướng giảm dần từ rễ đến lá và nước có thể chuyển từ rễ lên lá một cách dể dàng. Người ta gọi đó là động cơ trên của con đường vận chuyển nước.

-

        

Mặt khác khi thoát một lượng nước lớn như vậy, nhiệt độ của bề mặt lá được điều hoà, chỉ cao hơn nhiệt độ trong bóng râm một chút. Ngay ở sa mạc nhiệt độ của lá nơi nắng chói chang cũng chỉ cao hơn trong bóng râm 6 - 70C.

-

        

Một lý do quan trọng hơn nữa là khi thoát hơi nước thì khí khổng mở và đồng thời với hơi nước thoát ra, dòng CO2 sẽ đi từ không khí vào lá, đảm bảo cho quá trình quang hợp thực hiện một cách bình thường

Câu 25.

Hãy trình bày những hiểu biết về khí không?

Trả lời

              Khí khổng là một cấu trúc rất độc đáo trên bề mặt cây, chủ yếu là trên bề mặt lá, gồm hai tế bào bảo vệ có thành trong dày hơn thành ngoài, tạo nên một khe nhỏ giữa hai tế bào (miệng khí khổng), xung quanh hai tế bào bảo vệ là các tế bào lân cận tạo thành một khoang ở dưới miệng khí khổng. Về cơ bản có hai dạng tế bào bảo vệ: tế bào dạng quả thận và tế bào dạng quả tạ. Tế bào bảo vệ có một nhân lớn và nhiều lục lạp. Khí khổng có ở hầu hết các loài thực vật, trừ nấm, tảo và phần lớn nằm ở mặt dưới lá. Trên thân và các bộ phận của hoa, quả cũng có khí khổng. Số lượng khí khổng/cm2 của lá khác nhau ở các cây khác nhau, trung bình 10.000 khí khổng/cm2. Những cây chịu hạn kiểu mọng n­ước như­  cây xư­ơng rồng, cây dứa,…chỉ có 1.000 khí khổng/cm2, trong khi ở nhiều cây gỗ mật độ khí khổng có thể lên tới 100.000/cm2. Vai trò chính của khí khổng là trao đổi khí (O2,CO2 , H2O khi quang hợp, hô hấp và thoát hơi nước). Nói chung khí khổng mở ngoài sáng và đóng trong tối.

Câu 26.

Trình bày về cơ chế đóng mở khí khổng ?

Trả lời

            Cơ chế đóng mở khí khổng là cơ sở khoa học nhằm giải thích sự đóng mở khí khổng.

            Khi đưa cây ra ngoài sáng thì khí khổng mở, đưa cây vào trong tối thì khí khổng đóng. Điều này được giải thích bằng nguyên nhân ánh sáng. Ngoài sáng, tế bào khí khổng quang hợp làm thay đổi PH trong tế bào và sự thay đổi này kích thích sự phân giải tinh bột thành đường làm áp suất thẩm thấu của tế bào tăng lên, tế bào khí khổng hút nước và khí khổng mở. Trong tối, quá trình  diễn ra ngược lại.

            Mặt khác khí khổng thường đóng lại khi cây không lấy được nước do bị hạn. Nguyên nhân gây ra hiện tượng đóng khí khổng này lại do sự tăng hàm lượng axit AAB. Axit này tăng lên kích thích các bơm ion hoạt động và các kênh ion mở ra lôi kéo các ion ra khỏi tế bào khí khổng, tế bào khí khổng mất nước và đóng lại.

            Ngoài ra còn có cơ chế do hoạt động của các bơm ion dẫn đến sự tích luỹ hoặc giảm hàm lượng ion trong tế bào khí khổng. Các bơm ion này hoạt động phụ thuộc vào nhiệt độ, sự chênh lệch hàm lượng nước, nồng độ CO2, ... giữa trong và ngoài tế bào.

Câu 27.

Mặc dù diện tích lỗ khí của toàn bộ khí khổng chỉ gần bằng 1% diện tích của lá, nhưng lượng nước thoát ra khỏi khí khổng lại lớn hơn lượng nước thoát qua bề mặt lá nhiều lần. Tại sao vậy?

Trả lời

Cơ sở vật lý của quá trình bốc hơi nước đã chứng minh rằng: các phân tử nước bốc hơi và thoát vào không khí ở mép chậu nước dễ dàng hơn nhiều so với các phân tử nước bốc hơi từ giữa chậu nước. Như vậy vận tốc thoát hơi nước không chỉ phụ thuộc vào diện tích thoát hơi mà phụ thuộc chặt chẽ vào chu vi của các diện tích đó. Rõ ràng là hàng trăm khí khổng trên một milimet vuông lá sẽ có tổng chu vi lớn hơn rất nhiều so với chu vi lá và đó là lý do tại sao lượng nước thoát qua khí khổng là chính và với vận tốc lớn.

Câu 28. Đối với thực vật ở cạn, nước tham gia vào quá trình quang hợp đi qua những con đường nào, do các cơ chế nào?

Trả lời

Con đường

Cơ chế

Từ đất vào tế bào lông hút của rễ qua các tế bào sống của mô mền rễ vào bó mạch.

Chênh lệch áp suất thẩm thấu.

Từ các mạch gỗ của rễ lên thân, lá

Nhờ lực hút của tán lá, lực liên kết giữa các phân tử nước và lực đẩy của rễ.

Từ các gân lá qua các tế bào mô mềm lá đến lỗ khí thoát ra ngoài.

Nhờ sự thoát hơi nước của lá

Câu 29. Vì sao khi khi khí khổng mở thì hơi liên tục thoát ra ngoài, CO2 từ ngoài vào lá. Nêu phương pháp xác định cường độ thoát hơi nước bằng phương pháp cân nhanh.

Trả lời

            - Dưới khí khổng: chứa hơi nước, O2, CO2. Khi khí khổng mở, hơi nước liên tục thoát do chênh lệch nồng độ hơi nước trong buồng khí cao (bão hoà) với không khí có nồng độ hơi nước thấp (do ánh sáng, nhiệt độ, gió). CO2 buồng dưới khí khổng trực tiếp cung cấp cho quang hợp nên nồng độ thấp hơn so với bên ngoài

à

CO2 từ ngoài vào

            - Phương pháp xác định: I = (P1 – P2).60/t.S (mg/h/dm2)

Trong đó: P1: trọng lượng lá ban đầu (mg)

                    P2: trọng lượng lá sau t phút (mg)

                   

S: diện tích lá (dm2)

                    T: thời gian (phút)

Câu 30. Nêu cơ chế hấp thụ nước ở thực vật? Tại sao không tưới nước buổi trưa?

Trả lời

            - Nước: thường được hấp thụ bị động vào rễ do sự chênh lệch thế nước giữa rễ và đất. Rễ có thế nước thấp

à

nước vào rễ không tiêu tốn ATP.

            - Muối khoáng: chỉ 1 ít muối khoáng được vận chuyển thụ động (theo dòng nước, sự chênh lệch ion, cơ chế hút bám thụ động), phần lớn muối khoáng được vận chuyển chủ động ngược chiều nồng độ, cần tiêu tốn năng lượng ATP.

            - Không nên tưới lúc trời nắng vì:

            + làm đất bí khí, không tốt cho hô hấp rễ.

            + khi tưới nước, lỗ khí mở ra làm cây thoát hơi nước mạnh

à

dễ héo

            + nước đọng trên lá như thấy kính hội tụ tập trung ánh sáng

à

đốt cháy lá.

Câu 31. Giải thích các hiện tượng sau trên cơ sở hiện tượng hút nước và thoát nước của cây xanh:

1. Hiện tượng rỉ nhựa và ứ giọt.

2. Khi bón nhiều phân đạm vào gốc thì cây bị héo.

3. Khi mưa lâu ngày, đột ngột nắng to thì cây héo.

4. Người ta thường xới xáo, làm cỏ sục bùn cho một số cây trồng.

Trả lời

1. Hiện tượng rỉ nhựa và ứ giọt

à

chứng tỏ áp suất rễ đẩy nước chủ động lên thân.

2. Khi bón nhiều phân đạm vào gốc thì cây bị héo

à

bón nhiều phân làm tăng ASTT của đất nên tế bào rễ cây không hút được nước.

3. Khi mưa lâu ngày, đột ngột nắng to thì cây héo

à

mưa lâu ngày, độ ẩm không khí cao sẽ cản trở sự thoát hơi nước. Nắng to đột ngột sẽ đốt nóng lá (vì sự thoát hơi nước gặp khó khăn).

4. Người ta thường xới xáo, làm cỏ sục bùn cho một số cây trồng

à

tăng lượng oxi cho rễ giúp rễ hô hấp tốt tạo năng lượng để hút nước.

Câu 32.      

1. Cơ chế hút nước và vận chuyển nước trong cây.

2. Có 3 cây với thiết diện lá như nhau, cùng độ tuổi, cho thoát hơi nước trong điều kiện chiếu sáng như nhau trong một tuần. Sau đó cắt thân đến gốc và đo lượng dịch tiết ra trong một giờ, người ta thu được số liệu như sau:

Cây

Lượng nước thoát

Lượng dịch tiết (ml)

Hồng

6,2

0,02

Hướng dương

4,8

0,02

Cà chua

10,5

0,07

Từ bảng số liệu em có thể rút ra điều gì?

Trả lời

1. Cơ chế hút nước và vận chuyển nước trong cây

Hút nước từ ngoài vào lông hút của rễ do sự chênh lệch áp suất thẩm thấu: nồng độ dịch bào cao hơn nồng độ dịch đất.

Từ tế bào lông hút qua mô mềm vào hệ mạch có 2 con đường:

            Do áp suất thẩm thấu tăng dần từ ngoài vào trong.

            Hoặc do các phân tử nước len lỏi qua các khoảng trống gian bào.

Từ hệ mạch của rễ qua thân lên lá

            Do lực đẩy của rễ, lực liên kết giữa các phân tử nước.

            Lực mao dẫn trong thành mạch, lực hút của tán lá.

Sự thoát nước qua lá

            Nước di chuyển qua mô mềm của lá từ tế bào này sang tế bào khác đến buồng dưới lỗ khí.

            Một phần nước thoát ra ngoài qua lớp cutin mỏng ở lá non.

            Phần lớn lượng nước thoát ra ngoài do cơ chế đóng mở của lỗ khí.

2. Từ bảng số liệu rút ra nhận xét

Qua các số liệu ta thấy mối liên quan chặt chẽ giữa động cơ phía trên (lực hút của lá) và động cơ phía dưới (lực đẩy của rễ); nếu động cơ phía trên mà lớn thì động cơ phía dưới cũng lớn và ngược lại.

Lấy ví dụ minh họa

Cây hoa hồng và cây hướng dương có lượng dịch tiết như nhau (0,02ml) nhưng lượng thoát hơi nước khác nhau (hồng-6,2ml; hướng dương-4,8ml) chứng tỏ các cây khác nhau chủ yếu là vai trò của động cơ phía trên.

Câu 33. Nêu các yếu tố kích thích thực vật mở khí khổng vào lúc mặt trời mọc.Vì sao thực vật CAM có thể đóng khí khổng vào ban ngày và mở vào ban đêm?

Trả lời

1. Các yếu tố kích thích:

- Ánh sáng kích thích tế bào khí khổng mở: Ánh sáng kích thích các thụ thể ánh sáng trên màng tế bào khí khổng (tế bào bảo vệ) làm hoạt hoá bơm prôton, bơm H+ra khỏi tế bào và kích thích tế bào hấp thu K+vào trong tế bào khiến cho tế bào hút nước trương lên làm khí khổng mở.

- Khi trong lá thiếu CO2cũng kích thích tế bào khí khổng mở để lấy CO2. Cây mở khí khổng mở theo nhịp ngày đêm.

2. Khí khổng của thực vật CAM:

- Có thể đóng vào ban ngày và mở vào ban đêm vì khí khổng mở vào ban ngày trong điều kiện khô nóng cây sẽ bị mất nhiều nước. Khi cây bị mất nước nhiều lượng axit abscisic (AAB) trong lá tăng lên kích thích kênh K+mở cho ion này ra khỏi tế bào bảo vệ làm chúng mất nước và xẹp lại nên khí khổng đóng.

- Ngược lại, ban đên cây không bị thiếu nước, khí khổng lại được mở để lấy CO2và CO2được dùng trong quang hợp.

Câu 34.

a. Nêu những điểm khác nhau giữa thoát hơi nước ở lá qua cutin so với qua khí khổng?

b. Biểu bì lá cây sống ở những vùng nóng, khô hạn có đặc điểm gì giúp nó thích nghi với điều kiện sống?

Trả lời

a. Điểm khác nhau:

Thoát hơi nước ở lá qua cutin         

Thoát hơi nước qua khí khổng

- Vân tốc nhỏ và không được điều chỉnh

- Phụ thuộc vào độ dày của lớp cutin, tuổi của lá, diện tích bề mặt và chu vi của lá.

- Không thay đổi trước sự thay đổi của các yếu tố sinh thái.

- Vận tốc lớn và được điều chỉnh

- Phụ thuộc lượng khí khổng trên lá (do lượng khí khổng trên lá rất lớn nên tổng diện tích và chu vi thoát hơi nước qua khí khổng lớn hơn gấp nhiều lần so với qua cutin)

- Các khí khổng còn đóng mở theo sự thay đổi của các yếu tố sinh thái để thay đổi tốc độ thoát hơi nước phù hợp.

b. Giải thích:

Biểu bì mặt trên của lá được phủ lớp cutin dày, không có hay có rất ít khí khổng, nhờ đặc điểm này giúp cây giảm sự mất nước, giảm quá trình thoát hơi nước qua mặt trên của lá, đảm bảo đủ nước để duy trì sự sống.                                                                                  

Câu 35. Hãy trả lời các câu hỏi sau đây liên quan đến sự trao đổi nước ở thực vật:

a. Những lực tham gia trực tiếp vào quá trình vận chuyển nước trong cây?

b. Trong những lực trên, lực nào đóng vai trò chủ yếu? Vì sao?

c. Quá trình trao đổi nước ở thực vật CAM có đặc điểm gì? Giải thích tại sao đặc điểm

đó là cần thiết với thực vật CAM.

Trả lời

a.

Ba lực tham gia trực tiếp vào quá trình vận chuyển nước trong cây là:

      + Lực đẩy từ rễ (biểu hiện ở hiện tượng rỉ nhựa và ứ giọt).                                       

      + Lực trung gian ở thân (lực liên kết giữa các phân tử nước và lực bám của phân tử nước lên thành mạch).                                                                                                                      

      + Lực hút từ lá (do sự thoát hơi nước tạo ra).                                                              

b. Lực hút từ lá là chính, vì:

      + Lực đẩy từ rễ chỉ được vài ba mét (hiện tượng ứ giọt chỉ chủ yếu ở cây hòa thảo, cây bụi).                                                                         

      + Lực trung gian chỉ giữ cho nước được liên tục trong mạch không bị kéo xuống bởi trọng lực.                                                                                                                      

      + Kết luận: lực hút từ lá là chính (cho phép các cây cao đến hàng trăm mét vẫn hút được nước bình thường.                                                                                                 

c. Thực vật CAM thường sống ở vùng sa mạc hoặc bán sa mạc trong điều kiện thiếu nguồn nước. Ở nhóm thực vật này, hiện tượng đóng khí khổng vào ban ngày có tác dụng tiết kiệm nước. Vì vậy, khí khổng mở vào ban đêm hạn chế quá trình thoát hơi nước

à

quá trình cố định CO2 chuyển vào ban đêm.                                  

Câu 36. Khi nghiên cứu về Cân bằng nước và vấn đề tưới nước hợp lí cho cây trồng:

1. Người ta căn cứ vào áp suất thẩm thấu ( P ) để xác định cây chịu hạn và cây kém chịu hạn. Hãy nêu nguyên tắc xác định P.

2. Thử nêu một vài phương pháp xác định khả năng thoát hơi nước của cây?

3. Thử nêu một vài phương pháp xác định mật độ khí khổng ở hai mặt lá?

4. Khi xác định cường độ thoát hơi nước ( mg H2O/dm2 lá.giờ) theo các giờ trong ngày (7, 10, 12, 15, 17) qua bề mặt lá và qua khí khổng của một cây, người ta thu được nhiều số liệu. Có thể phân biệt các số liệu của hai con đường thoát hơi nước được không ?

Trả lời

            1. Áp suất thẩm thấu được xác định bằng công thức:         

                              P = RTC   .

                              R là hằng số = 0,082

                              T là nhiệt độ tuyệt đối = 273 + nhiệt độ khi đo P.

                             

à

Để tính P, ta phải xác định C. Đó là nồng độ dịch tế bào.

              Như vậy nguyên tắc xác định P chính là nguyên tắc xác định nồng độ dịch tế bào.

              Nguyên tắc: Không thể xác định trực tiếp nồng độ dịch tế bào, mà phải xác định gián tiếp bằng cách so sánh nó với một dung dịch đã biết nồng độ.

Cách 1

: Phương pháp co nguyên sinh:

              Đưa tế bào vào các dung dịch đã biết nồng độ (pha từ đường hoặc muối), sẽ tìm thấy ở một dung dịch, tế bào bắt đầu co nguyên sinh. Nồng độ của dung dịch đó chính là tương đương với nồng độ dịch tế bào.

Cách 2

: Phương pháp So sánh tỉ trọng dung dịch :

            Rút dịch tế bào ra khỏi lá. Nhỏ vào mỗi dung dịch đã biết nồng độ (pha từ đường hoặc muối) một giọt dịch tế bào và quan sát, nếu giọt dịch đứng yên ở giữa dung dịch rồi tan dần, thì ở dung dịch đó tỉ trọng của dịch tế bào và dung dịch bằng nhau và nồng độ dung dịch đó chính là nồng độ dịch tế bào cần tìm.

2. Xác định khả năng thoát hơi nước của cây:

            Cách 1: Phương pháp cân nhanh

            Cách 2: Sử dụng giấy tẩm Clorua Coban.

            Giấy tẩm Clorua Coban khi ướt có màu hồng, khi khô không màu. Như vậy khi giấy khô áp vào lá cây, theo thời gian, giấy sẽ chuyển màu hồng. Căn cứ vào thời gian chuyển từ màu trắng sang màu hồng của giấy, có thể xác định khả năng thoát hơi nước của cây.

3. Có thể nêu hai phương pháp xác định mật độ khí khổng ở hai mặt lá:

Cách 1.

Dùng một loại keo nhớt trong suốt phủ lên hai mặt lá một lớp mỏng. Khi lớp keo khô, bóc lớp màng keo ra khỏi lá, soi dưới kính hiển vi, ta sẽ thấy hình của các khí khổng in rõ trên lớp màng keo và có thể xác định được mật độ khí khổng ở mặt trên và mặt dưới lá, thậm chí có thể tính được số lượng khí khổng/mm2.

           

Cách 2.

Dùng phương pháp áp giấy Clorua Coban vào mặt trên và mặt dưới lá, rồi tính thời gian làm hồng giấy, ta có thể xác định gián tiếp mật độ khí khổng. Bởi vì thoát hơi nước chủ yếu bằng con đường khí khổng.

4. Có thể được

, vì con đường thoát hơi nước qua khí khổng có cường độ lớn và thường giảm vào ban trưa. Như vậy nếu căn cứ vào số liệu thu được để vẽ các đồ thị có trục tung là cường độ thoát hơi nước, trục hoành là thời gian, thì đồ thị có hai đỉnh sẽ là đồ thị chỉ sự thoát hơi nước qua khí khổng, còn đồ thị thấp hơn, có một đỉnh là đồ thị của con đường thoát hơi nước qua bề mặt lá.

Câu 37. Một chậu cây bị héo lá, hãy giải thích hiện tượng trong các trường hợp sau:

a.

     

Rễ bị ngập úng lâu ngày.

b.

     

Tưới với lượng phân có nồng độ cao.

c.

     

Để ngoài nắng gắt.

d.

     

Để trong phòng lạnh.

Trả lời

a. Rễ bị ngập úng lâu ngày

- Hô hấp của rễ bị ức chế, sự hấp thu nước giảm.

- Thiếu O2 rễ bị đầu độc do sản phẩm của hô hấp yếm khí (rượu, axetanđehit...)

b. Tưới với lượng phân có nồng độ cao.

Môi trường có nồng độ cao hơn dịch bào, rễ không hấp thu nước.

Lá vẫn thoát hơi nước

à

lượng nước trong lá giảm.

c. Để ngoài nắng gắt : Nước bốc hơi nhanh. Đất thiếu nước, không bù đủ lượng nước bị mất.

d. Để trong phòng lạnh.

Nhiệt độ thấp, độ nhớt chất nguyên sinh tăng.

Độ nhớt tăng gây khó khăn cho sự chuyển dịch của nước do đó sự hút nước của rễ giảm.

Câu 38. Trình bày quá trình trao đổi nước ở thực vật về đặc điểm, con đường và cơ chế.

Trả lời

Quá trình hấp thụ nước

ở rễ

Quá trình vận chuyển nước

ở thân

Quá trình thoát hơi nước ở lá

Đặc điểm

Một chiều, ngắn, vận chuyển nước và các chất khoáng hòa tan.

Một chiều từ rễ lên lá, dài, vận chuyển nước và chất khoáng hòa tan.

Một chiều, ngắn, vận chuyển nước.

Con đường

- CNS-không bào

- Thành tế bào - gian bào

Qua mạch gỗ

- Qua lớp cutin

- Qua khí khổng

Cơ chế

Vận chuyển theo cơ chế thẩm thấu từ thấp đến cao hay theo sự chênh lệch về thế nước (thế nước cao

à

thấp).

- Áp suất rễ

- Lực liên kết giữa các phân tử nước và giữa các phân tử nước với thành mạch.

- Lực hút của quá trình thoát hơi nước.

- Chênh lệch thế nước giữa lá và không khí.

- Đóng mở khí khổng.

Câu 39. Trong các chất hữu cơ do quá trình quang hợp tạo ra, chất nào có vai trò chủ yếu và được xem là chất có hoạt tính thẩm thấu làm tăng áp suất thẩm thấu của tế bào hình hạt đậu? Nêu những biến đổi của tế bào hình hạt đậu khi ở ngoài sáng và khi lá thiếu nước.

Trả lời

Chất đó là đường.

- Ở ngoài sáng, CO2 được sử dụng cho quá trình quang hợp

à

CO2 giảm, pH của tế bào tăng và gần trung tính

à

xúc tác hoạt tính của enzim photphorinaza trong phản ứng phân giải tinh bột thành đường

à

tế bào hút nước

à

khí khổng mở.

- Khi lá thiếu nước, AAB được tích lũy trong tế bào khí khổng

à

AAB ức chế tổng hợp amilaza

à

ngừng thủy phân tinh bột thành đường

à

giảm chất có hoạt tính thẩm thấu

à

khí khổng đóng lại.

Câu 40. Sự thoát hơi nước và dinh dưỡng khoáng có mối quan hệ mật thiết như thế nào?

Trả lời

Các chất khoáng tan trong dung dịch đất nhờ dòng thoát hơi nước mà được hút vào cây và vận chuyển lên phân phối cho các bộ phận có nhu cầu trên mặt đất. Nếu thoát hơi nước mạnh thì lượng chất khoáng đi vào cây và phân phối cho cây cũng nhiều hơn. Như vậy, quá trình thoát hơi nước sẽ tạo điều kiện cho sự tuần hoàn, lưu thông và phân phối vật chất trong cây.

Câu 41. Trình bày các nhân tố ảnh hưởng đến quá trình thoát hơi nước.

Trả lời

            - Có nhiều nhân tố ảnh hưởng lên sự thoát hơi nước. Quan trọng nhất là các nhân tố môi trường có ảnh hưởng trực tiếp lên áp suất hơi nước trong khí quyển.

            - Ngoài các nhân tố thuộc khí quyển (quan trọng nhất là ánh sáng, nhiệt độ, ẩm độ và gió) các nhân tố sinh lý cũng quan trọng. Đó là cơ chế đóng mở khí khổng, các chất tan, hoocmon, sự kết lắng tầng chất sáp trên bề mặt lá, tính chất giải phẫu và hình thái của bề mặt cây.

(1) Ẩm độ đất

            - Nhiều thí nghiệm đã chứng minh rằng độ ẩm đất không phải là một nhân tố quan trọng đối với sự thoát hơi nước. Vì sự thay đổi lớn nhất trong thế nước xảy ra ở bề mặt phân cách lá - không khí của hệ liên tục đất - cây - không khí (SPAC) nên miễn là đất không ở điểm phần trăm héo vĩnh cửu, thì thoát hơi nước hầu như không phụ thuộc vào tốc độ hấp thụ nước. Điều đó nói lên rằng độ ẩm đất không có một ảnh hưởng rõ ràng lên sự thoát hơi nước.

            - Trường hợp khi nước trong đất giảm hướng đến phần trăm héo vĩnh cửu, tốc độ thoát hơi nước giảm xuống. Lý do là thế nước đất bị giảm làm thế nước lá giảm (tế bào bảo vệ mất trương nên làm tăng trở kháng khí khổng).

(2) Nhân tố khí quyển

            - Ánh sáng có ảnh hưởng trực tiếp lên thoát hơi nước thông qua cơ chế mở khí khổng dưới tác động của ánh sáng. Phần lớn khí khổng mở khi phản ứng với ánh sáng.

            - Nhiệt độ là nhân tố môi trường quan trọng nhất ảnh hưởng lên thoát hơi nước. Khi nhiệt độ nước tăng lên do nhiệt độ không khí tăng, áp suất hơi (mật độ hơi nước) ở bề mặt tế bào thịt lá tăng theo số mũ nên thoát hơi nước tăng đáng kể.

            - Ẩm độ tương đối của không khí có liên quan với nhiệt độ không khí là một nhân tố trong thoát hơi nước. Ở bất kỳ nhiệt độ không khí nào, khi ẩm độ tương đối giảm, thoát hơi nước sẽ tăng lên vì thoát hơi nước là hiệu của áp suất hơi giữa nước trong lá và nước trong không khí mà hiệu này lại là động lực cho thoát hơi nước.

Khi nhiệt độ lá tăng hay ẩm độ tương đối của không khí giảm, động lực thoát hơi nước sẽ tăng và thoát hơi nước tăng lên.

            - Gió đóng vai trò kép trong thoát hơi nước. Một là gió có thể làm tăng thoát hơi nước, làm giảm trở kháng tầng biên trên lá. Hai là gió có khuynh hướng làm thay đổi nhiệt độ lá làm cho nhiệt độ lá gần với nhiệt độ của gió.

Câu 42. Thế nào là cân bằng nước và vấn đề hạn của cây trồng ?

Trả lời

              Cân bằng nước được hiểu như sự tương quan giữa quá trình hấp thụ nước và quá trình thoát hơi nước. Khi sự mất nước được bù lại bằng sự nhận nước đến mức cây bão hoà nước thì đó là trạng thái cân bằng nước âm. Ở trạng thái này cây bắt đầu thiếu nước và gọi là cây bị hạn. Vấn đề đặt ra bây giờ là phải tưới nước cho cây trồng.

Một số khái niệm trong cân bằng nước :

              - Hệ số héo là tỉ lệ % nước còn lại trong đất khi cây trồng trên đất đó bắt đầu bị héo. Hệ số này được tính theo % ẩm dung toàn phần của đất và đó chính là hệ số chỉ giới hạn dưới của nước dùng được trong một loại đất. Hệ số héo của các loại đất khác nhau rất lớn.

             

Ví dụ:

Đất cát: 2,2 ,đất thịt: 12,6 ,đất sét: 26,2 %.

              -Hạn sinh lí là hiện tượng : Lá bị héo khi trong đất vẫn còn nước.

Cây thường không sử dụng được dạng nước liên kết chặt với các keo đất, khi đó nó bị hạn khi trong đất vẫn còn nước.

              - Hệ số thoát hơi nước là tỉ số giữa số lượng nước thoát hơi để hình thành một đơn vị chất khô. Hệ số này thường khác nhau ở các cây khác nhau,nhất là các cây C3 và C4. Ví dụ: Cây lúa cần 682 g nước thoát để hình thành 1g chất khô, trong khi đó cây ngô chỉ cần 349g.

Câu 43. 1. Vai trò của nước trong đời sống thực vật.

              2. Vì sao cây cao hàng chục mét vẫn lấy được nước từ đất lên đến tận ngọn?

              3. Vì sao hạn hán làm giảm phẩm chất và năng suất của nông sản?

Trả lời

1. Vai trò của nước trong đời sống thực vật.

 - Làm dung môi hoà tan và vận chuyển các chất.

 - Điều hoà nhiệt độ trong cây.

 - Là thành phần cấu tạo chất nguyên sinh.

 - Tham gia các phản ứng sinh hoá trong tế bào.

2. Vì sao cây cao hàng chục mét vẫn lấy được nước từ đất lên đến tận ngọn?

 - Lực hút của tán lá do sự thoát hơi nước.

 - Lực đẩy của rễ.

 - Lực liên kết nội tại của các phân tử nước và lực mao dẫn của thành mạnh.

3. Vì sao hạn hán làm giảm phẩm chất và năng suất của nông sản ?

 - Mô thiếu nước làm nhiệt độ tăng cao, biến tính hệ keo nguyên sinh.

 - Hệ enzim bị phân huỷ, cường độ quang hợp giảm.

 - Các quá trình tổng hợp trong tế bào giảm, các quá trình phân huỷ tăng.

 - Sự phân giải protein tạo NH3 gây độc cho cây.

Câu 44. Nhỏ một giọt cồn, một giọt benzen lên hai vị trí khác nhau trên mặt lá cây vào các giờ: 5 giờ, 7 giờ, 10 giờ, 12 giờ, 15 giờ, 17 giờ.

Nhận thấy :5 giờ: không có dấu vết gì

                 7 giờ:  có một vết trong ở chỗ nhỏ giọt benzen

                 10 giờ: có hai vệt trong ở cả hai chỗ nhỏ giọt cồn và benzen

                12 giờ : chỉ có một vết trong ở chỗ nhỏ giọt benzen

                15 giờ:  như 10 giờ

                17 giờ : như 5 giờ.

Hãy cho biết thí nghiệm này dựa trên nguyên tắc nào và nhằm mục đích gì?

Trả lời

              - Nguyên tắc của thí nghiệm này là dựa vào tính thấm khác nhau của các chất hữu cơ phân cực và không phân cực qua tế bào

              - Mục đích thí nghiệm là muốn tìm hiểu động thái hoạt động của khí khổng ở các cường độ ánh sáng khác nhau trong ngày.

Câu 45. Thế nào là thực vật ẩm sinh, trung sinh, hạn sinh ?

Trả lời

              1. Thực vật ẩm sinh: Thực vật sống ở nơi ẩm ướt, gồm các nhóm thực vật sau: thực vật thuỷ sinh (hydrophyte - sống trong nước như rong, rêu), thực vật bán thuỷ sinh (sống trên mặt nước như các loài bèo), thực vật ưa ẩm (sống nơi ẩm ướt, gần các nguồn nước như các cây sống ven hồ, ao, sông, suối, các cây sống dưới tàn rừng rậm nhiệt đới). Nhóm thực vật ẩm sinh thường không có hoặc có rất ít khí khổng và thường không thoát hơi nước qua khí khổng,chúng thoát hơi nước cũng như hấp thụ nước thông qua toàn bộ bề mặt của cơ thể, tức là qua lớp cutin trên bề mặt cơ thể. Nhóm thực vật ẩm sinh nói chung có thân dài, hệ rễ không phát triển, đôi khi tiêu biến.

              2. Thực vật trung sinh: Thực vật sống ở nơi có nước đủ nhưng không dư thừa nước. Nhóm thực vật này chiếm ưu thế ở các vùng ôn đới như các loại cây gỗ và cây bụi rụng lá, các cây thảo ở đồng cỏ hoặc trong rừng. Chúng cũng có mặt ở các khu rừng nhiệt đới, cận nhiệt đới. Nói chung nhóm thực vật này sống ở nơi trống trải và có những đặc điểm của thực vật ưa sáng, nếu sống ở những nơi râm mát, chúng có những đặc điểm của thực vật ưa bóng.

              3. Thực vật hạn sinh: Thực vật sống ở nơi khô hạn, nơi không đủ nước cung cấp cho cây hoặc nơi có nước nhưng cây không lấy được nước. Nhóm thực vật này bao gồm: thực vật vùng sa mạc, bán sa mạc, thực vật vùng đầm lầy, thực vật vùng ven biển. Có hai khuynh hướng chịu hạn ở nhóm thực vật này:

              Nhóm tiết kiệm nước bằng cách đóng khí khổng ban ngày để tránh thoát hơi nước và trở thành cây mọng nước, hoặc lá biến thành gai để giảm diện tích thoát hơi nước, hoặc trên bề mặt lá có một lớp cutin dày, lá có lông...

            Nhóm phung phí nước, tức là thoát hơi nước nhiều để tạo ra động lực lớn kéo cột nước từ rễ lên lá bằng cách tăng số lượng khí khổng trên bề mặt lá, hệ rễ phát triển mạnh về chiều sâu, tăng áp suất thẩm thấu của tế bào lông hút...

                       MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÍ THUYẾT VÀ BÀI TẬP

                    

                    Sinh học cơ thể thực vật

Vũ Thu Trang

 THPT chuyên Lê Hồng Phong Nam Định

I .Một số vấn đề lí thuyết

1. Sinh học tế bào

Quá trình thẩm thấu của tế bào thực vật :

     a. Khái niệm về thẩm thấu :   Khuếch tán của nước qua màng

     b. Tế bào thực vật là một hệ thẩm thấu : Hiện tượng co và phản co nguyên sinh

     c. Thẩm thấu vật lí và thẩm thấu sinh học . Thẩm thấu ở tế bào thực vật và ở tế bào động vật .

                 - Hình minh hoạ

                 - Kết luận : Vấn đề xuyên suốt là tât cả đều chứng minh mối liên quan chặt chẽ giữa cấu trúc và chức năng .

2. Quá trình vận chuyển nước, chất khoáng  và chất hữu cơ trong cây

   2.1. Khoảng cách vận chuyển

         a. Vận chuyển theo khoảng cách ngắn :

                 - Vận chuyển ở rễ

                 - Vận chuyển ở lá

         b. Vận chuyển theo khoảng cách dài : Vận chuyển ở thân

   2.2. Quá trình vận chuyển nước và chất khoáng hoà tan trong nước

         a. Đặc điểm chung :

                 - Vận chuyển theo chiều từ rễ lên lá

                 - Vận chuyển trong mạch gỗ ( mạch xylem )

                 - Chất vận chuyển là nước và các chất khoáng hoà tan trong nước

         b. Quá trình vận chuyển :

                 -  Quá trình vận chuyển nước và các chất khoáng hoà tan trong nước ở rễ :

        * Đặc điểm : khoảng cách ngắn, vận chuyển một chiều từ đất vào rễ, động lực dưới ( động lực đẩy )

        * Cơ chế : Thế nước của lông hút luôn thấp hơn thế nước của đất, cơ chế dòng nước một chiều, áp suất rễ ( rỉ nhựa và ứ giọt )

        * Con đường vận chuyển :

           + Con đường gian bào ( Apoplast ) với vòng đai Caspary ( kiểm tra lượng nước và các chất khoáng hoà tan )

           + Con đường tế bào chất ( Symplast )

- Quá trình vận chuyển nước và các chất khoáng ở thân :

+ Đặc điểm : khoảng cách dài, vận chuyển một chiều từ rễ lên lá, động lực trung gian (tạo dòng nước liên tục )

+ Cơ chế : lực liên kết giữa các phân tử nước + lực bám giữa các phân tử nước với thành mạch > trọng lực cột nước ( lực trướng )

 + Con đường : trong mạch gỗ ( mạch xylem )

- Quá trình vận chuyển nước ở lá :

+ Đặc điểm : khoảng cách ngắn, một chiều từ lá ra không khí, động lực trên ( động lực hút - động lực chính )

+ Cơ chế : quá trình thoát hơi nước qua khí khổng ( cấu trúc tế bào khí khổng, cơ sở vật lí của quá trình thoát hơi nước )

+ Con đường thoát hơi nước : qua bề mặt lá ( qua cutin ) với 2 đặc điểm : vận tốc nhỏ, không được điều chỉnh và qua khí khổng với 2 đặc điểm : vận tốc lớn, được điều chỉnh bằng cơ chế đóng mở khí khổng.

  2.3. Quá trình vận chuyển các chất hữu cơ

* Đặc điểm : vận chuyển một chiều từ lá vào thân, xuống rễ, củ, vào quả ( từ nguồn vào n

ơi

chứa ), vận chuyển trong mạch rây ( mạch floem ), vận chuyển các chất hữu cơ.

             * Cơ chế : khuếch tán, vận chuyển chủ động

             * Con đường : mạch rây và tế bào ( symplast )

                    Hình minh hoạ

                    Kết luận :  Mối liên quan rất chặt chẽ giữa cấu trúc với chức năng

                                      Sự thích ứng kì diệu giữa sinh vật với môi trường sống

  3. Quá trình trao đổi nitơ ở thực vật

a. Quá trình cố định nitơ khí quyển :

                         - Quá trình khử : N2  --->  NH3

- Các nhóm vi sinh vật thực hiện : Nhóm tự do ( Azotobacter, Clostridium, Nostoc, Anabaena, ...) Nhóm cộng sinh ( Rhizobium- Vi khuẩn nốt sần cây Bộ Đậu, Azolla - Tảo lam Anabaena azollae cộng sinh với cây Dương xỉ )

                         - Điều kiện : có lực khử mạnh ( Fd H2, NADH, FADH2 ), có năng      lượng ATP, có enzym Nitrogenaza, yếm khí

             - Cơ chế : khử

 Fd khử  ----> Enzym Nitrogenaza  ----->   N2  ------>  NH3

 

N2  + 2H   --->  2NH   +  2H  ------>  2NH2   +  2H  ------> 2NH3

a.

          

Quá trình đồng hoá nitrat- khử nitrat ( NO3-  ----> NH4+ )

NO3-   + NAD(P)H + H+  + 2e-  ---->  NO2- + NAD(P)+  + H2O

NO2-   + 6Fd khử  +  8H+  + 6e-  -----> NH4+  6Fd oxi hoá + 2H2O

       NO3-          ---------->   NO2-      ------------->    NH4+

Quang hợp ( pha sáng ) ---> Fd khử  -----> Nitritreductaza   ----->   NO2-        --------->     NH4+

  4. Phương trình quang hợp

Phương trình chung :

CO2  +  H2O   ----->  {CH2O}   +   O2

CO2  +  2H2O  ------> {CH2O}  +   O2

6CO2 + 12H2O  ------>  C6H12O6  +  6O2  +  6H2O

Phương trình cho từng pha :

- Phương trình pha sáng :

       12H2O + 12NADP+  + 18ADP + 18Pv  --->  12NADPH + 18ATP + 6O2

- Phương trình pha tối :

        6CO2 + 12NADPH + 18ATP  ------>  C6H12O6 + 6H2O + 12NADP+  +    18ADP + 18Pv

- Phương trình chung :

                  

6CO2  +  12H2O    ------->   C6H12O6  +  6H2O  +  6O2

Ý nghĩa của các phương trình này :

                         * Vai trò và sản phẩm của từng pha trong quang hợp :

            - Pha sáng : pha oxi hoá H2O bằng năng lượng ánh sáng do sắc tố quang hợp hấp thụ để hình thành 2 sản phẩm là ATP và NADPH

   Về số lượng 12NADPH và 18ATP là xuất phát từ nhu cầu ATP và NADPH cần thiết cho việc hình thành 1 phân tử Glucôzơ ( tính theo chu trình Canvin )

            - Pha tối : pha khử CO2 bằng 2 sản phẩm của pha sáng ( ATP , NADPH ) để hình thành đường Glucôzơ ( C6H12O6 ).

           *   Chỉ rõ 6H2O hình thành trong quang hợp là từ pha tối và phản ứng quang phân li H2O phải viết là :

2H2O   ------>   4H+   +  2e-   +  O2

5.Về hô hấp ánh sáng

- Thực vật  C3  :

CO2  +  RiDP  ( nếu nồng độ CO2 cao ) ----> 2APG ----> Canvin (tổng hợp cacbohidrat)

CO2  +  RiDP  ( nếu nồng độ O2 cao ) ----> 1APG  -->1AG ( axit glicolic )  --------> hô hấp sáng

- Thực vật  C4 và thực vật CAM: tránh được hô hấp sáng do thay đổi không gian và thời gian thực hiện pha tối ( quá trình cố định CO2 ).

6.Về sinh trưởng sơ cấp và thứ cấp của rễ và thân

6.1. Sinh trưởng sơ cấp của rễ và thân :

* Đặc điểm : sinh trưởng theo chiều cao

* Nơi sinh trưởng : mô phân sinh ở chóp thân,rễ ( nơi các tế bào có khả năng phân chia mạnh ), MPS lóng

6.1.1. Rễ : Rễ cây một lá mầm và hai lá mầm có cấu tạo sơ cấp giống nhau : vỏ + trụ trung tâm

* Vỏ : tầng lông hút - nhu mô vỏ - nội bì

* Trụ trung tâm : chu luân - mạch gỗ ( xylem ) - mạch rây(floem)-nhu mô lõi

6.1.2. Thân : Thân cây một lá mầm và hai lá mầm có cấu tạo sơ cấp khác nhau :

* Cây một lá mầm : không có ranh giới giữa vỏ và trụ trung tâm . Các bó mạch gỗ và mạch rây xếp theo các vòng đồng tâm hay phân tán.

* Cây hai lá mầm : có ranh giới giữa vỏ và trụ trung tâm.

6.2.  Sinh trưởng thứ cấp của rễ và thân :

*  Đặc điểm : sinh trưởng theo chiều rộng

*  Nơi sinh trưởng : tầng sinh mạch và tầng sinh bần

6.2.1.  Rễ :

* Cây một lá mầm : 

      - Cấu tạo thứ cấp được duy trì suốt đời

     - Rễ chùm , ít sinh trưởng theo bề rộng

* Cây hai lá mầm :

     - Rễ cọc, phân nhánh mạnh

     - Sinh trưởng rất mạnh theo bề rộng

     - Tầng sinh mạch nằm giữa các bó mạch rây s

ơ cấp

và gỗ s

ơ cấp

,hình thành từ nội bì. Khi hoạt động nó đẩy phần mạch gỗ sơ cấp vào sâu trong trung trụ, còn phần mạch rây sơ cấp bị đẩy ra phía ngoài phần vỏ.

6.2.2.  Thân :

             * Cây một lá mầm : Sinh trưởng rất kém và ngừng sớm

             * Cây hai lá mầm : Cả cây hạt trần và hạt kín , sự sinh trưởng thứ cấp rất mạnh và tạo thành các vòng năm theo mùa.

                   Hình minh hoạ

7.Các chất điều hoà sinh trưởng thực vật

7.1. Nhóm Auxin :

     * Tổng hợp ở đỉnh sinh trưởng chồi ngọn, lá non, hạt

     * Vận chuyển phân c

ực

hướng gốc trong tế bào nhu mô theo trọng lực

     * Tác dụng sinh lí : sinh trưởng tế bào,tính hướng,ưu thế đỉnh,đậu hoa,quả,ra rễ, liên quan đến tính hướng sáng, hướng trọng lực, tảo quả không hạt.....

7.2. Nhóm Giberelin :

     * Tổng hợp ở lá non,đỉnh sinh trưởng rễ và thân,phôi hạt

     * Vận chuyển không phân cực

     * Tác dụng sinh lí : sinh trưởng sơ cấp của lóng, kích thích ra hoa, kích thích nảy mầm của hạt.

7.3.  Nhóm Cytokinin :

     * Tổng hợp ở rễ

     * Vận chuyển từ dưới lên theo mạch gỗ

     * Tác dụng sinh lí : phân chia và phân hoá tế bào, làm chậm sự hoá già, kích thích sinh trưởng chồi bên.

7.4.  Etilen :

     * Tổng hợp ở đốt thân, quả chín, mô già

     * Vận chuyển : khuếch tán

     * Tác dụng sinh lí : chín quả, rụng lá, hoá già.

7.5.  Axit apxixic ( ABA ) :

     *  Tổng hợp ở lá già, thân, mũ rễ

     *  Vận chuyển : theo mô mạch

     *  Tác dụng sinh lí:chống stress (đóng khí khổng khi cây thiếu nước) ,

rụng lá, gây ngủ nghỉ của chồi,hạt.

8.Các loại vận động ( movements ) của thực vật

8.1. Vận động theo ánh sáng ( Phototropism )

8.2. Vận động theo trọng lực ( Gravitropism )

8.3. Vận động theo nguồn hoá học - dinh dưỡng ( Chemotropism )

8.4. Vận động theo nguồn nước ( Hydrotropism )

8.5. Vận động theo sức trương nước ( Turgor movements )

8.6. Vận động theo đồng hồ sinh học ( Biological clock movements )

     Lưu ý : Phân biệt sự khác nhau giữa hai hình thức hướng động và ứng động:   

   *  Hướng động :

     - Vận động về một phía do tác động một phía

     - Vận động chậm vì phụ thuộc vào sự phân bố lại các chất điều hoà sinh trưởng ở hai phía và liên quan đến sinh trưởng của tế bào.

     * Ứng động:   

      - Vận động không phân biệt hướng do tác động nhiều phía của môi trường

      - Vận động nhanh vì vận động theo đồng hồ sinh học và do thay đổi sức trương nước,do hoạt động của bơm ion.

9.  Cơ chế tự vệ của thực vật

Lá cây bị thương ------> Hocmon  ----- > Màng sinh chất  -----> Gen tổng hợp  ------>  Chất độc : Côn trùng không ăn được lần sau

        ------>  Chất khí  : Báo hiệu cho các cây khác

Một số bài tập

Một số bài tập tự luận hình thành trên cơ sở vận dụng các ý của bài tập trắc nghiệm:

 Bài 1. Cho một tế bào thực vật đã phát triển đầy đủ vào một dung dịch. Hãy cho biết :

a.

 

Khi nào sức căng trương nước T xuất hiện và tăng ?

b.

Khi nào T cực đại và khi T cực đại thì bằng bao nhiêu ?

c.

 

Khi nào T giảm và khi nào T giảm đến O

d.

Trong công thức  S = P - T , S  luôn < P  hoặc = P. Có khi nào S > P ? 

Giải thích, nếu có.

e.

 

Biểu diễn mối liên quan giữa các đại lượng : S , P, T trên đồ thị các trường hợp a,b,c,d trên.

f.

  

Một cây được tưới nước và bón phân bình thường. Hãy nêu những trường hợp T có thể tăng ?

           Bài tập tự luận này đã dựa vào hai bài tập trắc nghiệm sau :

 Bài : Hiện tượng co nguyên sinh mới chớm bắt đầu là thời điểm ở đó:

              a. sức căng trương nước T = 0

              b. chất nguyên sinh hoàn toàn tách khỏi thành tế bào

              c. thể tích tế bào cực đại

              d. thành tế bào không thể lớn hơn được nữa

            e. không có sự trao đổi nước giữa tế bào và dung dịch

          và  Bài : Trong điều kiện nào sau đây, sức căng trương nước T tăng :

a.

                    

đưa cây vào trong tối

b.

                   

đưa cây ra ngoài sáng

c.

                    

tưới nước cho cây

d.

                   

tưới nước mặn cho cây

e.

                    

bón phân cho cây

              Bài 2.  Dung dịch phenol có màu đỏ khi trong môi trường không có CO2 và có màu vàng khi trong môi trường có CO2 .

a.

    

Hãy bố trí thí nghiệm để chứng minh điều trên, khi có :

- một cốc miệng rộng chứa dung dịch phenol

- một chậu cây nhỏ

- một chuông thuỷ tinh kín

b.

   

Để thí nghiệm cho kết quả tốt nên sử dụng cây trong chậu là cây thuộc nhóm thực vật nào ?

c.

    

Có nên sử dụng thực vật CAM để làm thí nghiệm này không ?

Vì sao ?

               Bài tập này dựa vào bài trắc nghiệm sau :

                   Phenol đỏ có màu đỏ khi trong môi trường không có CO2 và có màu vàng khi trong môi trường có CO2 . Một chậu cây nhỏ đặt cùng với một cốc phenol đỏ trong tối . Điều gì sẽ xảy ra :

            - phenol từ màu vàng chuyển sang màu đỏ do quang hợp xảy ra

            - phenol từ màu đỏ chuyển sang màu vàng do quang hợp xảy ra

            - phenol từ màu vàng chuyển sang màu đỏ do hô hấp xảy ra

            - phenol từ màu đỏ chuyển sang màu vàng do hô hấp xảy ra

            - không có trường hợp nào đúng

                 Bài 3. Trong quá trình cố định nitơ khí quyển :

a.

                

Vì sao có hai nhóm vi sinh vật cố định nitơ : nhóm tự do và nhóm cộng sinh ?

b.

                

Khi chu trình Crep ngừng hoạt động thì cây bị ngộ độc bởi NH3. Điều đó có đúng không ? Giải thích ?

c.

                

Trong thực tiễn sản xuất nông nghiệp,dựa trên sự hiểu biết về mối quan hệ giữa hô hấp và dinh dưỡng khoáng,người ta đã sử dụng các biện pháp kĩ thuật gì trong trồng trọt ?

              Bài tập này dụa vào bài trắc nghiệm sau :

                     Vi khuẩn nốt sần cây họ đậu lấy gì ở cây chủ :

a.

  

Nitrat

b.

  

Nước

c.

  

Chất khoáng vi lượng

d.

  

Đường

e.

  

Không lấy gì cả

             Bài 4.  Cho một số ống nghiệm, một lọ glucôzơ, một lọ axit pyruvic, một lọ dịch nghiền tế bào, một lọ dịch nghiền tế bào không có các bào quan, một lọ ti thể .    Hãy cho biết :

a.

                     

Có thể bố trí được bao nhiêu thí nghiệm về hô hấp tế bào ?

b.

                    

Có mấy thí nghiệm có CO2 bay ra ?

c.

                     

Giải thích các thí nghiệm

            Bài này dựa vào bài trắc nghiệm :  Có 6 ống nghiệm ủ trong tủ ấm :

1.

                  

ống 1 chứa G + DNTế bào

2.

                  

ống 2 chứa G + DNTế bào không có các bào quan

3.

                  

ống 3 chứa G + ti thể

4.

                  

ống 4 chứa AP + DNTế bào

5.

                  

ống 5 chứa AP + DNTế bào không có các bào quan

6.

                  

ống 6 chứa AP + ti thể

                 Hãy cho biết số ống nghiệm có CO2 bay ra :

a.

                   

1

b.

                  

2

c.

                   

3

d.

                  

4

e.

                   

5

                  Bài 5.  Cho một số lọ chứa đầy nước và có nút kín, một thực vật và một động vật thuỷ sinh . Hãy bố trí các thí nghiệm để có được :

a.

              

lọ sinh nhiều O2 nhất

b.

             

lọ sinh nhiều CO2 nhất

c.

              

lọ sinh vật có thời gian sống ngắn nhất

d.

             

lọ sinh vật có thời gian sống dài nhất

e.

              

lọ sinh vật có thời gian sống như nhau

              Bài này dựa trên bài trắc nghiệm : Có các lọ sau :

                            ánh sáng                                    tối

                    lọ 1 : rong + ốc sên                      lọ 2 : rong + ốc sên

                    lọ 3 : rong                                    lọ  4 : rong

                    lọ 5 : ốc sên                                  lọ 6 : ốc sên

                Hãy tìm lọ sinh nhiều CO2 nhất :

a.

                      

lọ 1

b.

                     

lọ 2

c.

                      

lọ 3

d.

                     

lọ  1 và 2

e.

                      

lọ 5 và 6

       Một số bài trắc nghiệm hay

A.

                   

Nguyên tắc hình thành một đề trắc nghiệm :

·

          

Phải có câu dẫn ngắn,gọn,dễ hiểu

·

          

Phải có từ 3 đến 5 đáp án để lựa chọn

·

          

Trong đáp án phải có ít nhất một đáp án đúng

·

          

Các đáp án còn lại phải là đáp án gây nhiễu hoặc đáp án không đúng

·

          

Các đề phải được kiểm tra thử và đánh giá mức độ khó,dễ

B.

                   

Một số ví dụ về các bài trắc nghiệm hay :

                  Bài 1. Dung dịch trong mạch rây (floem ) gồm 10 - 20% chất hoà tan. Đó là chất nào trong các chất sau đây :

a.

                

tinh bột

b.

                

protein

c.

                

ATP

d.

                

K+

e.

                

Sacarôzơ

                  Bài 2.  Điều nào dưới đây không thể nói được về PS I :

a.

              

nó hoạt động mạnh khi tế bào cần nhiều ATP

b.

             

nó hoạt động mạnh hơn khi tế bào thiếu NADP+

c.

              

chất nhận e- đầu tiên là Feredoxin

d.

             

chất nhận e- cuối cùng trước khi về trung tâm là Plastocianin

e.

              

Cytocrom f liên kết giữa Feredoxin và Plastoquinon

                  Bài 3.  Cơ chất của RuBiSCO là :

1.

         

PEP

2.

         

RiDP

3.

         

AOA

4.

         

APG

5.

         

CO2

6.

         

ALPG

7.

         

O2

                  Chọn tổ hợp đúng :

a.

          

1,3,5

b.

         

1,5

c.

          

2,5

d.

         

1,3,6

e.

          

2,5,7

                 Bài 4.  Màu sắc của chất nào dưới đây không liên quan trực tiếp với chức năng của nó :

a.

                      

chlorophyll

b.

                     

phytocrom

c.

                      

cytocrom

d.

                     

hemoglobin

e.

                      

không có chất nào

                 Bài 5.  Chọn ý không đúng về Auxin :

a.

  

kích thích ra rễ cành giâm,cành chiết

b.

  

ức chế sinh trưởng chồi bên

c.

  

tác dụng kích thích hay ức chế phụ thuộc vào nồng độ

d.

  

vận chuyển hướng gốc theo sự chênh lệch nồng độ

e.

  

khi ngất nhọn cây sẽ làm mất vai trò ưu thế đỉnh của Auxin

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top

Tags: