công ước viên và những điểm cần lưu ý

Công ước viên và những điểm cần lưu ý:

1.     Căn cứ xác định tính chất quốc tế của công ước viên: giữa các bên có trụ sở thương mại tại các quốc gia khác nhau.

Nếu có nhiều trụ sở thương mại thì trụ sở thương mại được xét tới trong hợp đồng là trụ sở thương mại có mối liên hệ chặt chẽ nhất với hợp đồng

Nếu không có truk sở thương mại thì sẽ lấy nơi cư trú thường xuyên.

2.     Đối tượng điều chỉnh của công ước là hàng hóa , không điều chỉnh việc cung ứng dịch vụ

Hàng hóa thuộc đối tượng điều chỉnh của công ước không bao gồm:

v    Hàng tiêu dùng cá nhân trừ trường hợp vào trước hoặc trong lúc ký kết hợp đồng bên bán không biết hoặc không thể biết mục đích tiêu dùng của hàng hóa đó

v    Hàng đấu giá

v    Hàng được tiến hành phát mãi theo pháp luật

v    Cổ phiếu, cổ phần chứng khoán, các công cụ lưu thông, tiền tệ

v    Tàu thủy, tàu bay

v    Điện năng

·        hợp đồng cung ứng phục vụ sản xuất hoặc chế tạo sé được coi là hợp đồng thương mại nếu các bên không có nghĩa vụ cung ứng phần lớn nguyên liệu cần thiết cho việc chế tạo hay sản xuất đó.

3.     Phạm vị điều chỉnh của công ước không bao gồm:

·        Tính hiệu lực của hợp đồng, của bất cứ điều khoản nào hay tập quán nào quy định trong hợp đồng

·        Hậu quả mà hợp đồng có thể có đối với quyền sở hữu hàng hóa đã bán (cái này thì mình chả hiểu)

·        Trách nhiệm của người bán khi hàng hóa của họ gây chết người

4.     Các nguyên tắc giao kết hợp đồng được đề cập tới trong công ước

·        Tự do, tự nguyện trong giao kết và thực hiện hợp đồng

·        Hành động của các bên sẽ được giải thích và phán xét theo ý định của họ mà bên kia đã biết và không thể không biết, được hiểu và được giải thích theo cách hiểu của một người có lý trí có xét đến những điều kiện và hoàn cảnh cụ thể

·        Nguyên tắc áp dụng tập quán nếu không được quy định điều chỉnh trong hợp đồng

II. Nội dung công ước

II.1 Những quy định chung

2.1.1 ký kết  hợp đồng

·        Một đề nghị giao kết hợp đồng được coi là một chào hàng nếu nó được gửi tới một hoặc một vài người xác định thể hiện rõ ràng ý chí của người chào hàng về hàng hóa, số lượng, giá cả

·        Về hiệu lực của chào hàng và chấp nhận chào hàng thì theo thuyết thụ ẩn giống quy định của Việt Nam.( những quy định về chào hàng và chấp nhận chào hàng này cũng tương đối giống Việt Nam, cụ thể như sau:

·        Chào hàng và chấp nhận chào hàng đều có thể được hủy nếu thông báo về việc hủy bỏ đến trước hoặc cùng lúc với chào hàng hoặc chấp nhận chào hàng đó

·        Chào hàng có thể thu hồi nếu thông báo về việc thu hồi đến trước khi bên kia gửi chấp nhận chào hàng. Tuy nhiên chào hàng không thể thu hồi nếu đã ấn định rõ thời hạn trả lời hoặc bằng cách khác thể hiện rằng nó không thể bị thu hồi hoặc người nhận chào hàng đã có những hành động theo chào hàng đó.

·        Chấp nhận chào hàng có thể bằng văn bản, bằng miệng hoặc bằng hành vi nhưng không mặc nhiên bằng sự im lặng hay bằng bất tác vi

·        Nếu sự trả lời có khuynh hướng sửa đổi bổ sung chào hàng mà không làm biến đổi cơ bản nội dung chào hàng thì được coi là chấp nhận chào hàng và những điểm sửa đổi đó sẽ thành nội dung chào hàng, trừ phi người chào hàng bằng miệng hoặc thông báo để phản đối ngay sự sửa đổi bổ sung đó. Vậy những sự sửa đổi được coi là làm biến đổi cơ bản nội dung liên quan tới : giá cả và thanh toán, phẩm chất và số lượng, địa điểm và thời hạn giao hàng, mở rộng phạm vi và trách nhiệm của bên kia ( chỗ này trong sách dịch không hợp lý nên mình điều chỉnh lại), các điều khoản giải quyết tranh chấ.

·        Thời hạn để chấp nhận chào hàng được tính từ khi chào hàng được gửi đi hoặc được giao để gửi đi, nếu không xác định được thì căn cứ vào ngày  gửi ghi trên thư hoặc ngày bưu điện đóng dấu. Tuy nhiên, nếu chào hàng được gửi bằng các phương tiện điện tử (cái này là mình tự suy ra vì trong luật chỉ liệt kê) thì thời hạn chấp nhận được tính từ khi bên kia nhận được chào hàng. Các ngày nghỉ và ngày lễ không được tính vào thời hạn này. Tuy nhiên nếu chấp nhận chào hàng mà không thể giao tại địa chỉ của người chào hàng vào ngày cuối cùng của thời hạn vì ngày đó là ngày nghỉ hoặc ngày lễ thì thời hạn đó được kéo dài cho đến ngày làm việc đầu tiên kế tiếp.

·        Một chấp nhận chào hàng muộn vì lý do bất khả kháng sẽ mặc nhiên có hiệu lực nếu bên chào hàng không phản đối ngay lập tức. Một chấp nhận chào hàng muộn vì lý do khác cũng có hiệu lực nếu bên chào hàng gửi thông báo rằng đồng ý chấp nhận đó

·        Hợp đồng được coi là ký kết kể từ khi chấp nhận chào hàng có hiệu lực

2. Những quy định chung khác

·        Một vi phạm hợp đồng được coi là vi phạm cơ bản nếu vi phạm đó làm bên kia không đạt được mục đích của hợp đồng và bên vi phạm cũng như người có lý trí bình thường đều không thể tiên liệu được hậu quả của sự vi phạm đó

·        Hình thức của hợp đồng cũng như sửa đổi hợp đồng không nhất thiết phải bằng văn bản. Nhưng các quốc gia có thể bảo lưu điều này.

·        Chuyển rủi ro:

1.     tại nơi giao hàng xác định

2.     giao cho người chuyên chở đầu tiên, hoặc người chuyên chở xác định tại nơi xác định

rủi ro sẽ không được chuyển nếu hàng hóa không được cá biệt cho hợp đồng.

·        Miễn trách: một trở ngại nằm ngoài sự kiểm soát, không thể dự tính được, không thể tránh hay khác phục hậu quả của nó.

Phần 3: Quy định trách nhiệm nghĩa vụ của bên mua và bên bán

3.1 Nghĩa vụ của bên bán

Tên nghĩa vụ

Nội dung nghĩa vụ

Giao hàng

Địa điểm giao hàng

1.     theo thỏa thuận

2.     giao cho người chuyên chở đầu tiên

3.     tại nơi sản xuất chế tạo

4.     tại nơi mà người bán có trụ sở thương mại vào lúc ký kết hợp đồng

Người bán phải cá biệt hóa hàng hóa theo hợp đồng hoặc phải thông báo cho người mua về cách xác định hàng hóa cho người mua khi giao hàng.

Thời hạn giao hàng

1.     vào một ngày cụ thể được quy định trong hợp đồng

2.     vào một ngày bất kỳ trong thời hạn quy đinh

3.     vào một khoảng thời gian hợp lý sau khi ký kết hợp đồng

 Cái lạ ở chỗ này là nó không quy định nghĩa vụ thông báo của các bên đối với thời hạn giao hàng.

Giao đúng hàng

Đúng số lượng, phẩm chất như được quy định trong hợp đồng

Hàng được coi là không phù hợp với hợp đồng nếu

1.     hàng không phù hợp với mục đích sử dụng thông thường của hàng hóa

2.     không phù hợp với mục đích cụ thể nào mà người bán đã trực tiếp hoặc gián tiếp biết được vào lúc ký kết hợp đồng

3.     hàng hóa không có tính chất của hàng mẫu

4.     Hàng không được đóng gói theo cách thông thường hoặc cách hợp lý

Tuy nhiên, nếu người mua đã biết hoặc không thể không biết về việc này vào lúc ký kết hợp đồng thì người bán sẽ không phải chịu trách nhiệm.

Người bán phải đảm bảo quyền sở hữu của người mua đối với hàng hóa

Đảm bảo hàng hóa không bị tranh chấp liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ hoặc sở hữu công nghiệp nào tại nơi mà hàng hóa sẽ được bán hoặc sử dụng mà các bên đã biết vào lúc ký kết hợp đồng. Người bán sẽ không bị ràng buộc về nghĩa vụ nêu trên nếu người mua đã biết hoặc không thể không biết vào lúc ký kết hợp đồng, hoặc trong trường hợp vi phạm này xuất phát từ việc người bán tuân theo những yêu cầu kỹ thuật từ người mua.

Khi xảy ra tranh chấp với bên thứ ba, người mua có trách nhiệm phải thông báo, trừ trường hợp là người bán đã biết. Nếu không thông báo thì người mua vẫn có quyền đòi giảm giá, đòi bồi thường thiệt hại nhưng ngoại trừ khoản lợi bị bỏ lỡ.

Giao chứng từ

Người bán có nghĩa vụ giao chứng từ theo đúng thời hạn, địa điểm, hình thức như quy định trong hợp đồng.

3.2   Nghĩa vụ của bên mua

Tên nghĩa vụ

Nội dung nghĩa vụ

Thanh toán

Giá

1.     được quy định trong hợp đồng

2.     giá của loai hàng hóa đó với những điều kiện tương tự

3.     nếu giá được xác định theo trọng lượng mà không có quy định cụ thể thì trọng lượng đó là trọng lượng tịnh

Địa điểm thanh toán

1.     theo thỏa thuận

2.     tại nơi người bán có trụ sở thương mại

3.     tại nơi giao hàng giao chứng từ, nếu việc giao hàng và thanh toán xảy ra đồng thời

Với quy định này thì công ước cũng chỉ rõ nếu sau khi ký hợp đồng mà bên bán thay đổi trụ sở thương mại mà phát sinh thêm chi phí thanh toán cho bên mua thì bên bán sẽ phải trả lại cho bên mua.

Thời hạn thanh toán

1.     theo thỏa thuận trong hợp đồng

2.     khi người bán giao hoặc giao chứng từ nếu không có thỏa thuận

Người mua sẽ không thanh toán trước khi kiểm tra hàng hóa trừ khi phương thức thanh toán hoặc giao hàng không cho phép điều này (cái này cóc hiểu)

Nghĩa vụ nhận hàng

Nhận hàng là

1. tiếp nhận hàng hóa và tiến hành mọi hành vi mà thông thường người ta có quyền chờ đợi

Kiểm tra hàng hóa

1.     người mua phải tiến hành kiểm tra hàng trong thời hạn ngắn nhất mà hoàn cảnh thực tế cho phép..

nếu hợp đồng có chuyên chở thì có thể dời việc kiểm tra tới lúc hàng tới nơi đến

nếu địa điểm đến bị thay đổi trong thời gian hàng đang đi trên đường thì việc kiểm tra này có thể dời lại cho khi hàng tới nơi đến mới

Phần bốn: Các chế tài được quy định trong công ước viên

1.     Chế tài buộc thực hiện đúng hợp đồng (áp dụng được với cả người bán và người mua): Đối với chế tài này thì bên bị vi phạm có thể cho bên kia thêm một thời gian bổ sung hợp lý (thời gian ân hạn)

2.     Chế tài đòi bồi thường thiệt hại: cái chế tài này không kị với bất kỳ chế tài nào khác. Có nghĩa là nó được sử dụng kết hợp với bất kỳ chế tài nào khác. Liên quan đến chế tài này công ước viên có một vài quy định cụ thể như sau:

·        Có quyền đòi bồi thường những tổn thất và khoản lợi bị bỏ lỡ do vi phạm gây ra, nhưng lại không được cao hơn khoản này mà bên bị vi phạm đã dự liệu hoặc có thể dự liệu vào lúc ký kết hợp đồng (cái này rất mơ hồ làm sao mà biết khi dự liệu họ dự liệu bao nhiêu)

·        Được đòi bồi thường thiệt hại theo chênh lệch giữa giá hợp đồng và giá mua thay thế hoặc giá hiện hành (giá hiện hành là ở nơi mà việc giao hàng đáng lẽ phải thực hiện)

·        Tiền lãi: trên khoản tiền hàng và những khoản tiền bị chậm thanh toán ( Công ước viên không quy định cách xác định lãi xuất, khác với luật Việt Nam)

Đi kèm với quyền đòi bồi thường thiệt hại là trách nhiệm hạn chế tổn thất

3.     Chế tài tạm ngừng thực hiện hợp đồng:

Được áp dụng khi:

·        Một bên cho rằng có dấu hiệu bên kia không thực hiện một phần nghĩa vụ chủ yếu của hợp đồng. Dấu hiệu này được xác định thông qua sự thiếu khả năng thực hiện hoặc cung cách thực hiện.

Bên quyết định tạm ngừng này phải có trách nhiệm thông báo cho bên kia, và phải tiếp tục thực hiện hợp đồng nếu bên kia cung cấp những đảm bảo đầy đủ cho việc thực hiện nghĩa vụ của họ.

4.     Chế tài hủy hợp đồng:

Áp dụng khi:

1.     Vi phạm hợp đồng cấu thành vi phạm cơ bản, Có bằng chứng hiển nhiên cho thấy việc sẽ vi phạm cơ bản của bên kia

2.     Bên vi phạm không thực hiện nghĩa vụ sau một khoảng thời gian được ân hạn hoặc tuyên bố là sẽ không thực hiện nghĩa vụ trong khoảng thời gian ân hạn đấy

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top

Tags: