ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP

CÁC KHÁI NIỆM:

1. Bảo vệ trẻ em là việc thực hiện các biện pháp phù hợp để bảo đảm trẻ em được sống an toàn, lành mạnh; phòng ngừa, ngăn chặn và xử lý các hành vi xâm hại trẻ em; trợ giúp trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt.

2. Phát triển toàn diện của trẻ em là sự phát triển đồng thời cả về thể chất, trí tuệ, tinh thần, đạo đức và mối quan hệ xã hội của trẻ em.

3. Chăm sóc thay thế là việc tổ chức, gia đình, cá nhân nhận trẻ em về chăm sóc, nuôi dưỡng khi trẻ em không còn cha mẹ; trẻ em không được hoặc không thể sống cùng cha đẻ, mẹ đẻ; trẻ em bị ảnh hưởng bởi thiên tai, thảm họa, xung đột vũ trang nhằm bảo đảm sự an toàn và lợi ích tốt nhất của trẻ em.

4. Người chăm sóc trẻ em là người đảm nhận nhiệm vụ chăm sóc trẻ em, bao gồm người giám hộ của trẻ em; người nhận chăm sóc thay thế hoặc người được giao trách nhiệm cùng với cha, mẹ của trẻ em cấp dưỡng, chăm sóc, bảo vệ trẻ em.

5. Xâm hại trẻ em là hành vi gây tổn hại về thể chất, tình cảm, tâm lý, danh dự, nhân phẩm của trẻ em dưới các hình thức bạo lực, bóc lột, xâm hại tình dục, mua bán, bỏ rơi, bỏ mặc trẻ em và các hình thức gây tổn hại khác.

6. Bạo lực trẻ em là hành vi hành hạ, ngược đãi, đánh đập; xâm hại thân thể, sức khỏe; lăng mạ, xúc phạm danh dự, nhân phẩm; cô lập, xua đuổi và các hành vi cố ý khác gây tổn hại về thể chất, tinh thần của trẻ em.

7. Bóc lột trẻ em là hành vi bắt trẻ em lao động trái quy định của pháp luật về lao động; trình diễn hoặc sản xuất sản phẩm khiêu dâm; tổ chức, hỗ trợ hoạt động du lịch nhằm mục đích xâm hại tình dục trẻ em; cho, nhận hoặc cung cấp trẻ em để hoạt động mại dâm và các hành vi khác sử dụng trẻ em để trục lợi.

8. Xâm hại tình dục trẻ em là việc dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực, ép buộc, lôi kéo, dụ dỗ trẻ em tham gia vào các hành vi liên quan đến tình dục, bao gồm hiếp dâm, cưỡng dâm, giao cấu, dâm ô với trẻ em và sử dụng trẻ em vào mục đích mại dâm, khiêu dâm dưới mọi hình thức.

9. Bỏ rơi, bỏ mặc trẻ em là hành vi của cha, mẹ, người chăm sóc trẻ em không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ, trách nhiệm của mình trong việc chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em.

10. Trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt là trẻ em không đủ điều kiện thực hiện được quyền sống, quyền được bảo vệ, quyền được chăm sóc, nuôi dưỡng, quyền học tập, cần có sự hỗ trợ, can thiệp đặc biệt của Nhà nước, gia đình và xã hội để được an toàn, hòa nhập gia đình, cộng đồng.

11. Giám sát việc thực hiện quyền trẻ em theo ý kiến, nguyện vọng của trẻ em là việc xem xét, đánh giá hoạt động của các cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan về trách nhiệm bảo đảm thực hiện quyền trẻ em và giải quyết các ý kiến, kiến nghị của trẻ em, bảo đảm lợi ích tốt nhất của trẻ em.

CÂU 1 : BẢO VỆ TRẺ EM

Khái niệm: Bảo vệ trẻ em là việc thực hiện các biện pháp phù hợp để bảo đảm trẻ em được sống an toàn, lành mạnh; phòng ngừa, ngăn chặn và xử lý các hành vi xâm hại trẻ em; trợ giúp trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt.

Điều 47. Các yêu cầu bảo vệ trẻ em

1. Bảo vệ trẻ em được thực hiện theo ba cấp độ sau đây:

a) Phòng ngừa;

b) Hỗ trợ;

c) Can thiệp.

2. Bảo vệ trẻ em phải bảo đảm tính hệ thống, tính liên tục, có sự phối hợp chặt chẽ, hiệu quả giữa các cấp, các ngành trong việc xây dựng, tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật và cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em.

3. Cơ quan, tổ chức, cơ sở giáo dục, gia đình, cá nhân có trách nhiệm bảo vệ trẻ em. Việc bảo vệ trẻ em phải tuân thủ các quy định của pháp luật, quy trình, tiêu chuẩn do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành.

4. Trẻ em được ưu tiên bảo vệ tại gia đình, gia đình nhận chăm sóc thay thế. Việc đưa trẻ em vào cơ sở trợ giúp xã hội là biện pháp tạm thời khi các hình thức chăm sóc tại gia đình, gia đình nhận chăm sóc thay thế không thực hiện được hoặc vì lợi ích tốt nhất của trẻ em.

5. Cha mẹ, người chăm sóc trẻ em và trẻ em phải được cung cấp thông tin, được tham gia ý kiến với cơ quan, cá nhân có thẩm quyền trong việc ra quyết định can thiệp, hỗ trợ để bảo vệ trẻ em.

6. Coi trọng phòng ngừa, ngăn chặn nguy cơ gây tổn hại cho trẻ em; kịp thời can thiệp, giải quyết để giảm thiểu hậu quả; tích cực hỗ trợ để phục hồi, tái hòa nhập cộng đồng cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt.

Điều 48. Cấp độ phòng ngừa

1. Cấp độ phòng ngừa gồm các biện pháp bảo vệ được áp dụng đối với cộng đồng, gia đình và mọi trẻ em nhằm nâng cao nhận thức, trang bị kiến thức về bảo vệ trẻ em, xây dựng môi trường sống an toàn, lành mạnh cho trẻ em, giảm thiểu nguy cơ trẻ em bị xâm hại hoặc rơi vào hoàn cảnh đặc biệt.

2. Các biện pháp bảo vệ trẻ em cấp độ phòng ngừa bao gồm:

a) Tuyên truyền, phổ biến cho cộng đồng, gia đình, trẻ em về mối nguy hiểm và hậu quả của các yếu tố, hành vi gây tổn hại, xâm hại trẻ em; về trách nhiệm phát hiện, thông báo trường hợp trẻ em bị xâm hại hoặc có nguy cơ bị bạo lực, bóc lột, bỏ rơi;

b) Cung cấp thông tin, trang bị kiến thức cho cha, mẹ, giáo viên, người chăm sóc trẻ em, người làm việc trong cơ sở cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em về trách nhiệm bảo vệ trẻ em, kỹ năng phòng ngừa, phát hiện các yếu tố, hành vi gây tổn hại, xâm hại trẻ em;

c) Trang bị kiến thức, kỹ năng làm cha mẹ để bảo đảm trẻ em được an toàn;

d) Giáo dục, tư vấn kiến thức, kỹ năng tự bảo vệ cho trẻ em;

đ) Xây dựng môi trường sống an toàn và phù hợp với trẻ em.

Điều 49. Cấp độ hỗ trợ

1. Cấp độ hỗ trợ bao gồm các biện pháp bảo vệ được áp dụng đối với trẻ em có nguy cơ bị bạo lực, bóc lột, bỏ rơi hoặc trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt nhằm kịp thời phát hiện, giảm thiểu hoặc loại bỏ nguy cơ gây tổn hại cho trẻ em.

2. Các biện pháp bảo vệ trẻ em cấp độ hỗ trợ bao gồm:

a) Cảnh báo về nguy cơ trẻ em bị xâm hại; tư vấn kiến thức, kỹ năng, biện pháp can thiệp nhằm loại bỏ hoặc giảm thiểu nguy cơ xâm hại trẻ em cho cha, mẹ, giáo viên, người chăm sóc trẻ em, người làm việc trong cơ sở cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em và trẻ em nhằm tạo lập lại môi trường sống an toàn cho trẻ em có nguy cơ bị xâm hại;

b) Tiếp nhận thông tin, đánh giá mức độ nguy hại, áp dụng các biện pháp cần thiết để hỗ trợ trẻ em có nguy cơ bị bạo lực, bóc lột, bỏ rơi nhằm loại bỏ hoặc giảm thiểu nguy cơ trẻ em bị bạo lực, bóc lột, bỏ rơi;

c) Hỗ trợ trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt theo quy định của Luật này;

d) Hỗ trợ trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt và gia đình của trẻ em được tiếp cận chính sách trợ giúp xã hội và các nguồn trợ giúp khác nhằm cải thiện điều kiện sống cho trẻ em.

Điều 50. Cấp độ can thiệp

1. Cấp độ can thiệp bao gồm các biện pháp bảo vệ được áp dụng đối với trẻ em và gia đình trẻ em bị xâm hại nhằm ngăn chặn hành vi xâm hại; hỗ trợ chăm sóc phục hồi, tái hòa nhập cộng đồng cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt.

2. Các biện pháp bảo vệ trẻ em cấp độ can thiệp bao gồm:

a) Chăm sóc y tế, trị liệu tâm lý, phục hồi thể chất và tinh thần cho trẻ em bị xâm hại, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt cần can thiệp;

b) Bố trí nơi tạm trú an toàn, cách ly trẻ em khỏi môi trường, đối tượng đe dọa hoặc đang có hành vi bạo lực, bóc lột trẻ em;

c) Bố trí chăm sóc thay thế tạm thời hoặc lâu dài cho trẻ em thuộc đối tượng quy định tại khoản 2 Điều 62 của Luật này;

d) Đoàn tụ gia đình, hòa nhập trường học, cộng đồng cho trẻ em bị bạo lực, bóc lột, bỏ rơi;

đ) Tư vấn, cung cấp kiến thức cho cha, mẹ, người chăm sóc trẻ em, các thành viên gia đình trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt về trách nhiệm và kỹ năng bảo vệ, chăm sóc, giáo dục hòa nhập cho trẻ em thuộc nhóm đối tượng này;

e) Tư vấn, cung cấp kiến thức pháp luật, hỗ trợ pháp lý cho cha, mẹ, người chăm sóc trẻ em và trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt;

g) Các biện pháp hỗ trợ trẻ em bị xâm hại và gia đình của trẻ em quy định tại khoản 1 Điều 43, khoản 1 Điều 44 và điểm d khoản 2 Điều 49 của Luật này;

h) Theo dõi, đánh giá sự an toàn của trẻ em bị xâm hại hoặc có nguy cơ bị xâm hại.

CÂU 2: CHĂM SÓC THAY THẾ.

- Khái niệm: Chăm sóc thay thế là việc tổ chức, gia đình, cá nhân nhận trẻ em về chăm sóc, nuôi dưỡng khi trẻ em không còn cha mẹ; trẻ em không được hoặc không thể sống cùng cha đẻ, mẹ đẻ; trẻ em bị ảnh hưởng bởi thiên tai, thảm họa, xung đột vũ trang nhằm bảo đảm sự an toàn và lợi ích tốt nhất của trẻ em.

* Yêu cầu đối với việc chăm sóc thay thế: 

1. Phải dựa trên nhu cầu, hoàn cảnh, giới tính, dân tộc, tôn giáo, ngôn ngữ của trẻ em và bảo đảm quyền của trẻ em.

2. Bảo đảm an toàn cho trẻ em, bảo đảm ổn định, liên tục và gắn kết giữa trẻ em với người chăm sóc trẻ em.

3. Phải xem xét ý kiến, nguyện vọng, tình cảm, thái độ của trẻ em tùy theo độ tuổi và mức độ trưởng thành của trẻ em; trường hợp trẻ em từ đủ 07 tuổi trở lên phải lấy ý kiến của trẻ em.

4. Ưu tiên trẻ em được chăm sóc thay thế bởi người thân thích. Trường hợp trẻ em có anh, chị, em ruột thì được ưu tiên sống cùng nhau.

5. Bảo đảm duy trì liên hệ, đoàn tụ giữa trẻ em với cha, mẹ, các thành viên khác trong gia đình khi đủ điều kiện, trừ trường hợp việc liên hệ, đoàn tụ không bảo đảm an toàn, không vì lợi ích tốt nhất của trẻ em.

*Các hình thức chăm sóc thay thế:

1. Chăm sóc thay thế bởi người thân thích.

2. Chăm sóc thay thế bởi cá nhân, gia đình không phải là người thân thích.

3. Chăm sóc thay thế bằng hình thức nhận con nuôi.

Việc nuôi con nuôi được thực hiện theo quy định của pháp luật về nuôi con nuôi.

4. Chăm sóc thay thế tại cơ sở trợ giúp xã hội.

*Các trường hoepj TE cần chăm sóc thay thế:

1. Trẻ em mồ côi cả cha và mẹ, trẻ em bị bỏ rơi, trẻ em không nơi nương tựa.

2. Trẻ em không thể sống cùng cha, mẹ vì sự an toàn của trẻ em; cha, mẹ không có khả năng bảo vệ, nuôi dưỡng trẻ em hoặc chính là người xâm hại trẻ em.

3. Trẻ em bị ảnh hưởng của thiên tai, thảm họa, xung đột vũ trang cần được ưu tiên bảo vệ.

4. Trẻ em lánh nạn, tị nạn chưa xác định được cha mẹ.

CÂU 3 : TRẺ EM CÓ HOÀN CẢNH ĐẶC BIỆT.

- Khái niệm: Trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt là trẻ em không đủ điều kiện thực hiện được quyền sống, quyền được bảo vệ, quyền được chăm sóc, nuôi dưỡng, quyền học tập, cần có sự hỗ trợ, can thiệp đặc biệt của Nhà nước, gia đình và xã hội để được an toàn, hòa nhập gia đình, cộng đồng.

Trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt bao gồm các nhóm sau đây:

a) Trẻ em mồ côi cả cha và mẹ;

b) Trẻ em bị bỏ rơi;

c) Trẻ em không nơi nương tựa;

d) Trẻ em khuyết tật;

đ) Trẻ em nhiễm HIV/AIDS;

e) Trẻ em vi phạm pháp luật;

g) Trẻ em nghiện ma túy;

h) Trẻ em phải bỏ học kiếm sống chưa hoàn thành phổ cập giáo dục trung học cơ sở;

i) Trẻ em bị tổn hại nghiêm trọng về thể chất và tinh thần do bị bạo lực;

k) Trẻ em bị bóc lột;

l) Trẻ em bị xâm hại tình dục;

m) Trẻ em bị mua bán;

n) Trẻ em mắc bệnh hiểm nghèo hoặc bệnh phải điều trị dài ngày thuộc hộ nghèo hoặc hộ cận nghèo;

o) Trẻ em di cư, trẻ em lánh nạn, tị nạn chưa xác định được cha mẹ hoặc không có người chăm sóc.

CÂU 4: LAO ĐỘNG TRẺ EM.

- Khái niệm: Theo tổ chức lao động quốc tếILO: Lao động trẻ em là trẻ em lao động trực tiếp hay gián tiếp làm những côngviệc nặng nhọc độc hại nguy hiểm, làm việc ảnh hưởng đến sự phát triển thể lựctrí tuệ tinh thần, đạo đức và xã hội của trẻ, làm viêc quá nhiều giờ (trên 6tiếng/ngày) ở độ tuổi quá nhỏ, không có thời gian cần thiết để học tập vui chơigiải trí.

- Trẻ em LĐ sớm: Trẻ làm việc trong điều kiệnnặng nhọc, độc hại, nguy hiểm, trẻ em làm việc trong thời gian quálâu ( trên 6 tiếng 1ngày) ở độ tuổi quá nhỏ, quá trình lao động nàyảnh hưởng đến thể chất, học tập và nhân cách

- Trẻ em làm việc phụ giúp gia đình: Trẻ em làm việc tạo ra thu nhập nhưng không ảnh hưởng đến sự phát triển về thể lực, trí tuệ, tinh thần, đạo đức,học tập nhân cách ( dạng lao động này chấp nhận được)

CÂU 5: Trách nhiệm của người làm công tác BVTE cấp xã. 

- Khái niệm: Công tác bảo vệ trẻ em được hiểu là trách nhiệm của các bên liên quan, ủa toàn xã hội theo pháp luật quy định cộng tác hướng tới đảm bảo sự an toàn cho mọi trẻ em.

Điều 53. Trách nhiệm của người làm công tác bảo vệ trẻ em cấp xã

1. Đánh giá nguy cơ và xác định các nhu cầu của trẻ em cần được bảo vệ.

2. Tham gia quá trình xây dựng và thực hiện kế hoạch hỗ trợ, can thiệp đối với trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, trẻ em bị xâm hại hoặc có nguy cơ bị bạo lực, bóc lột, bỏ rơi.

3. Tư vấn, cung cấp thông tin, hướng dẫn trẻ em và cha, mẹ, người chăm sóc trẻ em tiếp cận dịch vụ bảo vệ trẻ em, trợ giúp xã hội, y tế, giáo dục, pháp lý và các nguồn trợ giúp khác.

4. Tư vấn kiến thức, kỹ năng bảo vệ trẻ em cho trẻ em, cha, mẹ, người chăm sóc trẻ em và các thành viên trong gia đình, cộng đồng.

5. Kiến nghị biện pháp chăm sóc thay thế và theo dõi quá trình thực hiện.

6. Hỗ trợ trẻ em vi phạm pháp luật, trẻ em là người bị hại, người làm chứng trong quá trình tố tụng, xử lý vi phạm hành chính, phục hồi và tái hòa nhập cộng đồng theo quy định tại Điều 72 của Luật này.

* Mục tiêu của công tác bảo vệ trẻ em.

- Đảm bảo an toàn cho mọi trẻ em và đảm bảo trẻ không bị tổn hại từ các hình thức sau:

+ Do hành vi cố ý của một người đối với một đứa trẻ (hành vi có chủ định).

+ Do hành vi phát sinh của một người gây tổn hại cho trẻ (hành vi gián tiếp).

- Ngăn ngừa những hành động phát sinh có thể gây hại cho TE.

- Phục hồ cho những trẻ đã chịu những hậu quả do tổn thương gây nên.

- Bảo vệ trẻ em hiện nay được chia thành hai học phần chính:

+ Hệ thống bảo vệ trẻ em: được hiểu bao gồm những thành phần của xã hội có trách nhiệm trong việc bảo đảm an toàn chăm sóc và bảo vệ cho trẻ em. Mỗi hệ thống bảo vệ trẻ em đều có khung chính sách và pháp lý để định hướng cho cơ cấu bảo vệ trẻ em. Mỗi quốc gia sẽ có quyết định để lựa chọn những bộ phận nào trong xã hội có trách nhiệm bảo vệ trẻ em.

+ Cấu trúc bảo vệ trẻ em: là cấu trúc hợp pháp về hoạt động bảo vệ trẻ em của một quốc gia, nó là một cấu trúc tổ chức được thành lập để đảm bảo an toàn và bảo vệ trẻ em. Nó có thể bao gồm: các hệ thống tổ chức chính thức như là chính phủ, các tổ chức phi chính phủ và các tổ chức phi chính thức là những người quan tâm bảo vệ trẻ em nhưng không được trẻ thù lao.

CÂU 6: TÓM TẮT NỘI DUNG 4 NHÓM QUYỀN TE TRONG CRC.

a/ Quyền được sống còn

Là 1 trong những quyền thiêng liêng nhất của con người, TE với tư cách là chủ thể mang quyền đều được hưởng quyền được sống

Quyền được sống và quyền được chăm sóc sức khỏe và y tế ở mức cao nhất có thể được. Do TE là những cá thể còn non nớt về thể chất và tinh thần, không thể tự nuôi sống bản thân, nên KN bảo đảm sự sống còn của TE được mở rộng (không bị tước đoạt tính mạng + được cung cấp chất dinh dưỡng + sự chăm sóc y tế ở mức cao nhất). Các quyền nào liên quan đến các vần đề nêu trên đều thuộc p/vi nhóm quyền được sống còn của trẻ

Hay nói cụ thể hơn, quyền được sống còn bao gồm quyền của trẻ em được sống cuộc sống bình thường và được đáp ứng những nhu cầu cơ bản nhất để tồn tại và phát triển thể chất. Đó là mức sống đủ, có nơi ở, ăn uống đủ chất, được chăm sóc sức khoẻ. Trẻ em phải được khai sinh ngay sau khi ra đời. (Điều 6, 7, 9, 10, 18, 19, 20, 21, 22, 23, 24, 25, 26, 27)

Tất cả trẻ em phải được đảm bảo quyền sống còn. Chúng ta không được coi trẻ em chỉ là những người chúng ta phục vụ. Chúng ta phải xem trẻ em là những thực thể, những con người có nhu cầu, suy nghĩ chính đáng và hoạt động đúng đắn như mọi người. Chúng ta phải có trách thực hiện các biện pháp để tăng cường các quyền được sống còn của trẻ em.

- Cung cấp lương thực, thực phẩm

- Thực hiện CT tiêm chủng

- Cung cấp nơi tạm trú

- Giúp trẻ đoàn tụ với GĐ

- Chăm sóc y tế

- Cải thiện MT sống an toàn cho trẻ

- GD, học nghề, hướng nghiệp,...

Tôn trọng trẻ em trong HCĐB

b/ Quyền được bảo vệ

Các quyền này bao gồm việc bảo vệ trẻ em thoát khỏi mọi phân biệt đối xử, lạm dụng hay không được quan tâm, bảo vệ trẻ em không có gia đình cũng như bảo vệ trẻ em tị nạn.

Tất cả trẻ em do tuổi thơ cũng như những đặc điểm phát triển của mình cần được sự bảo vệ đặc biệt không tính đến giới tính, quốc tịch, văn hóa và những yếu tố khác. Nhà nước, các tổ chức, các cá nhân và bản thân các trẻ em đều có trách nhiệm thực hiện và tôn trọng các quyền này.

Thực tế cho thấy trẻ em vẫn còn phải chịu đau khổ do các vi phạm phát xuất từ môi trường kinh tế, chính trị và xã hội nơi chúng sống. Tình hình này đã tạo ra một nhóm trẻ có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn.

Công ước đề ra những biện pháp đặc biệt để buộc các quốc gia phải : bảo vệ trẻ em thoát khỏi sự bóc lột về kinh tế, sự lạm dụng về thể xác và tình dục , những ảnh hưởng của ciến tranh, sự lơ là và bỏ rơi, sự đối xử tàn tệ và sự phân biệt đối xử; và tạo điều kiện chăm sóc nay đủ và/hoặc phục hồi trong những trường hợp can thiết.

c/Quyền được phát triển.

Các quyền này bao gồm mọi hình thức giáo dục (chính thức và không chính thức) và quyền được có mức sống đầy đủ cho sự phát triển về thể lực, trí

tuệ, tinh thần, đạo đức và xã hội của trẻ em.

d/ Quyền được tham gia

Các quyền này bao gồm quyền của trẻ em được bày tỏ quan điểm của mình trong mọi vấn đề liên quan tới bản thân.

Thừa nhận mỗi trẻ em là một cá thể phát triển với những tình cảm và ý kiến riêng của mình. Tin rằng trẻ em cần có điều kiện tốt nhất để nói lên các nhu cầu của mình. Với sự giúp đỡ và tôn trọng đúng mực sẽ giúp trẻ em đưa ra những ý kiến và quyết định có ý nghĩa mang tính trách nhiệm.

Chúng ta biết rằng trẻ em có tính trung thực, có thái độ quan tâm, họchỏi đối với sự vật xung quanh và có trí tưởng tượng phong phú. Ý nghĩa củanhững đặc tính này là chất liệu để trẻ em có thể tự tranh luận về hạnh phúc và quyền lợi của mình. 

CÂU 7: THAM VẤN CHO TRẺ EM BỊ NHIỄM HIV/AIDS.

* Mục tiêu:

- giảm bớt cảm xúc tiêu cực, tăng cường sự lạc quan, phát triển niềm tin vào cuộc sống.

- tăng cường hiểu biết về bản thân và nguồn lực của họ.

- nâng cao sự tự tin, có khả năng đưa ra những quyết định lành mạnh, thực hiện các quyết định một cách hiệu quả như: ra quyết định đi xét nghiệm, quyết định sử dụng các biện pháp giảm nguy cơ lây nhiễm.

- tăng cường khả năng ứng phó với vấn đề liên quan tới HIV/AIDS.

- giúp trẻ nhận thức được những hành vi có nguy cơ cao.

* Nội dung tham vấn:

- tham vấn cho trẻ nhiễm HIV/AIDS thay đổi cảm xúc, suy nghĩ, giải tỏa tâm lý.

- tham vấn trẻ và gia đình trẻ vượt qua tình trạng khủng hoảng, mất mát và đau khổ khi nhận tin bị HIV/AIDS.

- tham vấn cho trẻ và gia đình trẻ về việc làm thế nào để giảm nguy cơ lây nhiễm cho chính bản thân và những người xung quanh.

- tham vấn sống lạc quan, yêu đời.

- tham vấn xét nghiệm tự nguyện.

 - tham vấn cho trẻ hay gia đình trẻ sau khi có kết quả xét nghiệm dương tính.

CÂU 8: THAM VẤN CHO TRẺ BỊ BẠO LỰC/XÂM HẠI.

* Nguyên tắc:

- cùng giới tính

- tin tưởng

- cố gắng bình tĩnh

- lắng nghe

- chuẩn bị cho trẻ lường trước những điều có thể xảy ra.

* Khi tham vấn cần.

- khẳng định với trẻ rằng, sự việc xảy ra không hoàn toàn do lỗi của trẻ mà trẻ chỉ là nạn nhân.

- Xác định loại hình, tính chất của sự xâm hại/lạm dụng (thể chất, tinh thần, tình dục,...)

- đánh giá mức độ trẻ bị xâm hại: mức độ khủng hoảng tinh thần, mức độ thương tổn về thể chất, cảm giác và suy nghĩ của trẻ, những mong muốn cần được bảo vệ của trẻ.

- đánh giá bối cảnh, ảnh hưởng của gia đình và xã hội giới trẻ bị xâm hại.

- giúp trẻ được tham gia vào quá trình tham vấn, hãy thiết lập mối quan hệ tin tưởng để trẻ hợp tác.

- giúp trẻ bộc lộ bản thân, nói về cuộc sống của mình. giúp trẻ nói ra những cảm xúc, suy nghĩ khi bị xâm hại. khích lệ trẻ bộc lộ cảm xúc cả tích cực và tiêu cực, đặc biệt là cảm xúc tiêu cực.

- sử dụng những công cụ, kỹ thuật để giúp trẻ bộc lộ cảm xúc, suy nghĩ như vẽ, tranh ảnh, câu chuyện, trò chơi,...

- giúp trẻ có kế hoạch tự bảo vệ mình.

- kiểm soát thái độ, hành vi của bản thân người tham vấn khi tham vấn đối với trẻ.

- khích lệ trẻ có niềm tin, hi vọng về tương lai.

- đứa trẻ ngay đến ngay đến nơi an toàn, có sự bảo vệ trẻ và tìm kiếm các nguồn lực để hỗ trợ trẻ, gia đình (Vấn đề pháp lý, tài chính,...)

CÂU 9 : THANG BẬC CỦA SỰ THAM GIA.

- Khái niệm sự tham gia của trẻ: là việc trẻ em được tiếp cận thông tin, bày tỏ ý kiến, được lắng nghe, được tôn trọng, được kết giao, được thành lập hoặc tham gia các nhóm và hiệp hội, được bàn bạc và quyết định,... trong mọi vấn đề có liên quan đến bản thân trẻ em.

- Sự tham gia của trẻ em trong những hoạt động xã hội, văn hóa,.... được các nhà nghiên cứu chia theo các mức độ khác nhau từ thấp đến cao.
- Thông qua thang bậc của sự tham gia, người làm công tác xã hội có thể đánh giá được tình trạng quyền tham gia của trẻ ở Cộng đồng đang ở mức độ nào, cần điều chỉnh ra sao.
Gồm 10 mức độ:
1. người lớn điều khiển: đây là hình thức thấp nhất trong sự tham gia của trẻ. Các em hoàn toàn bị động, chỉ làm hoặc thực hiện những gì mà người lớn gợi ý, thậm chí các em không hiểu đó là những cái gì.

2. Hình thức trang trí: trẻ em tham gia vào các sự kiện, hay diễn đàn do người lớn sắp đặt như hình thức trang trí, làm phong phú thêm cho nó mà thôi.

3. hình thức tượng trưng: trẻ em được phép nói ra những gì mà các em suy nghĩ về một vấn đề, nhưng có rất ít hoặc hầu như không có sự lựa chọn nào về cách tham gia hay diễn đạt các quan điểm của mình. Nói cách khác, trẻ em phát biểu suy nghĩ của mình theo cách sắp đặt của người lớn.

4. trẻ em được giao nhiệm vụ và được thông báo người lớn quyết định về công việc và trẻ em xung phong làm công việc đó. Trẻ em hiểu về công việc của mình và quyết định về sự tham gia của mình.

5. trẻ em được hỏi ý kiến và được thông báo: công việc do người lớn thiết kế và quản lý nhưng trẻ em được Hỏi ý kiến để xây dựng khung chương trình. Trẻ em thiếu hoàn toàn quy trình công việc và ý kiến của các em được lắng nghe nghiêm túc.

6. người lớn khởi xướng, quyết định cùng trẻ em: người lớn khởi xướng, trẻ em tham gia vào tất cả các khâu vạch kế hoạch, thiết kế và thực hiện công việc. Không những quan điểm của trẻ em được người lớn chú ý, quan tâm xem xét mà bản thân các em còn được tham gia vào việc lựa chọn, quyết định phương thức tiến hành công việc.

7. trẻ em khởi xướng và được sự chỉ dẫn: ở mức độ này, trẻ em vừa là chủ thể khởi xướng công việc vừa là người quyết định công việc đó nên được thực hiện như thế nào. Người lớn chỉ đóng vai trò hỗ trợ, hướng dẫn nhưng không quản lý công việc.

8. trẻ em khởi xướng, cùng người lớn quyết định: trẻ em khởi xướng và xây dựng công việc và người lớn sẽ hỗ trợ, chia sẻ kinh nghiệm để các em cân nhắc và quyết định.

9. trẻ em thiết kế và quản lý, người lớn có mặt về sẵn sàng giúp đỡ: trẻ em tự mình đưa ra ý tưởng, thiết kế, xây dựng và quyết định quy trình thực hiện công việc. Người lớn lúc này mang tính hỗ trợ giúp đỡ các em thực hiện công việc.

10. trẻ em điều khiển hoàn toàn: Đây là mức độ cao nhất trong bậc thang tham gia của trẻ. Các em hoàn toàn quyết định mọi vấn đề liên quan đến công việc. Người lớn chỉ đóng vai trò quan sát.

-> Như vậy sự tham gia của trẻ có nghĩa là:

+ trẻ được khuyến khích, được tạo điều kiện thuận lợi để phân tích hoàn cảnh của mình, để xác định vấn đề ưu tiên, đề xuất các giải pháp và được tham dự vào việc thực hiện các giải pháp đó.

+ hỏi ý kiến các em về một phương án cho một hoạt động (can thiệp) cũng là một cách tạo sự tham gia của trẻ.

* Sự tham gia của trẻ mang lại lợi ích gì?

- Lợi ích cho TE:

+ trẻ em có cơ hội thể hiện và hiểu được suy nghĩ,  nhu cầu,... của mình

+ Trẻ nhận thức được quyền dân sự của mình và được trao quyền để đòi hỏi quyền của mình.

+ trẻ được bảo vệ và học được cách tự bảo vệ.

+ trẻ được tự tin, giúp trẻ hiểu được khả năng cũng như cản trở của bản thân.

+ phát triển các kỹ năng của trẻ: giao tiếp, tranh luận, ra quyết định,....

+ đặt nền móng cho khả năng tham gia của trẻ khi lớn lên,

+ thúc đẩy hoạt động, tương tác xã hội của trẻ,

+ nâng cao nhận thức của trẻ qua các hoạt động để trở thành một người công dân có trách nhiệm.

- lợi ích cho người lớn:

+ hiểu được những mong muốn và nhu cầu của trẻ.

+ gần gũi hơn với trẻ, thu thập được nhiều ý kiến, sáng kiến từ trẻ.

+ thay đổi nhận thức của người lớn về trẻ em.

+ tăng cường mối quan hệ giữa người lớn và trẻ em.

+ các dịch vụ mà người lớn cung cấp sẽ phù hợp và đáp ứng nhu cầu của trẻ, cũng như điều chỉnh Khi nhu cầu của trẻ thay đổi.

+ lợi ích cho xã hội:

+ xây dựng được nhiều hơn các chính sách phù hợp với trẻ, em các chương trình có hiệu quả với trẻ em.

+ các tổ chức có các phương pháp tiếp cận dựa trên quyền, các dịch vụ thân thiện với trẻ em hơn và lấy trẻ em làm trung tâm.

+ khuyến khích tính dân chủ.

- sự tham gia của trẻ em vừa là quyền cần được thực hiện, vừa là một công cụ giúp thực hiện tốt các quyền khác của trẻ em.





CÁC BƯỚC CAN THIỆP

1. XĐ VĐ ( BỀ NỔI

2TTTT

3XĐ, CHUẨN ĐOÁN VĐ

4LÊN KẾ HOẠCH CAN THIỆP

5T/H KẾ HOACHH

6LƯỢNG GIÁ

CÂU 11: PHƯƠNG PHÁP CTXH NHÓM VỚI TE.

- Khái niệm: CTXHN là quá trình mà cán bộ XH sử dụng tiến trình sinh hoạt nhóm nhằm giúp các cá nhân trong nhóm tác động lẫn nhau, chia sẻ kinh nghiệm, suy nghĩ, tạo sự thay đổi, tăng cường khả năng đáp ứng nhu cầu và năng lực của đối tượng (trẻ).

* Mục đích:

- giúp trẻ thỏa mãn các nhu cầu như chia sẻ thông tin, nhu cầu giao tiếp, chia sẻ tâm tư, tình cảm, tạo ảnh hưởng của mình đối với nhóm,...

- giúp trẻ tăng cường khả năng xã hội hóa như tăng cường tính tự tin trong giao tiếp nhóm, khả năng hợp tác, làm việc theo nhóm, thực hành các vai trò khác nhau, thực hành cách tương tác nhóm,...

- tạo sự thay đổi hành vi, thái độ: thông qua các hoạt động nhóm, sinh hoạt nhóm trong việc sử dụng áp lực của các chuẩn mực nhóm, hành vi nhóm để tạo sự thay đổi hành vi, thái độ của mỗi cá nhân riêng lẻ.

* Các bước trong tiến trình CTXHN.

- Bước 1: giai đoạn chuẩn bị:

+ Chọn hoạt động t/h: đó là hoạt động gì ( dựa trên đánh giá nhu cầu của trẻ)

+ Xđ mục tiêu

+ XĐ các bước để t/h mục tiêu

+ XĐ thành phần tham gia: quy mô nhóm, thành phần nhóm, dạng nhóm,..

+ Xác định thời gian, địa điểm liên lạc.

+ Liên lạc những người t/g, tiến hành chuẩn bị kinh phí, cơ sở vật chất,...

- Bước 2: Giai đoạn triển khai các hoạt động nhóm.

+ Khi mới bắt đầu:

= Giới thiệu làm quen các thành viên

= tạo bầu không khí nhóm vui vẻ, thân thiện

= thống nhất các mục đích chung của nhóm, mục đích riêng của mỗi thành viên (cá nhân).

= thống nhất chương trình hoạt động của nhóm.

= phân công nhiệm vụ trong nhóm.

= thống nhất nội quy, quy chế sinh hoạt trong nhóm.

+ Khi hoạt động đc triển khai, cán bộ XH phải theo dõi:

= diễn biến của các hoạt độngnhóm.

= những thay đổi của nhóm, thành viên ( tương tác nhóm, vai trò nhóm, hành vi, thái độ,...)

= Kết quả của các hoạt động, mục đích của nhóm.

= ảnh hưởng của nhóm trong và ngoài phạm vi nhóm.

= sự phát triển của nhóm.

- Bước 3: giai đoạn kết thúc:

+ Trước khi kết thúc cần đánh giá, làm rõ một số việc:

= các thành viên cảm nhận gì về các hoạt động vừa t/h.

= học đc những gì từ hoạt động đó.

= có muốn tiếp tục hoạt đó nữa hay không

= có đề nghị gì không

+ Sự kết thúc hoạt động nhóm có thể bởi nhiều lý do:

= hoạt động của nhóm đã đạt đc mục đích

= hoạt động của nhóm thất bại

= hoạt động của nhóm gây ra những điều không thuận lợi cho một số thành viên khác của nhóm.

* bài tập vận dụng:

CÂU 12: TIÊU CHÍ LỰA CHỌN PHƯƠNG THỨC CAN THIỆP CỘNG ĐỒNG.

  - Khái niệm: là một tiến trình bao gồm nhiều nỗ lực phối hợp giữa Chính phủ và các tổ chức đoàn thể cùng với quần chúng trong cộng đồng để giúp tạo điều kiện giải quyết các vấn đề và nhu cầu của trẻ em trong hoàn cảnh đặc biệt khó khăn - trẻ em có nguy cơ làm trái pháp luật.  

1. Sự lựa chọn phải thích hợp về mặt VH.

- mô hình giúp đỡ trẻ em trong hoàn cảnh đặc biệt khó khăn đưa ra phải phù hợp và vận dụng hợp lý với các chuẩn mực VH, phong tục tập quán của người dân ở cộng đồng.

2. Khuyến khích tinh thần tự lực cánh sinh.

- Đây là một trong những nguyên tắc của phương thức can thiệp cộng đồng.

- xây dựng dự án phải dựa trên cơ sở đề xuất từ cộng đồng

- chỉ ra được những tiềm năng và sức mạnh sẵn có của cộng đồng.

- Mọi quyết định lựa chọn mục tiêu và tổ chức các hoạt động giúp đỡ trẻ phải được biểu quyết từ cộng đồng

3. Phát triển những gì đang có sẵn ở cộng đồng.

- phương án phải đảm bảo tính hiệu quả và thực tiễn.

- cần tận dụng những cơ sở vật chất có sẵn để mở các dịch vụ giúp đỡ hỗ trợ trẻ, có thể liên kết phối hợp với các cơ sở, tổ chức chuyên môn hoạt động có hiệu quả, có kinh nghiệm để lồng ghép chương trình giúp đỡ trẻ em trong hoàn cảnh đặc biệt khó khăn vào chương trình của bạn.

- phương thức này vừa đỡ tốn kém, tranh thủ được kinh nghiệm, giúp cho trẻ dễ hòa nhập cộng đồng hơn.

- có thể hỗ trợ để phát huy các mô hình có sẵn

4. Mục tiêu cơ bản hướng vào quyền lợi của trẻ.

- Nhóm trẻ hưởng thụ là ai?

- bao nhiêu phần trăm trẻ được giúp đỡ?

- nhu cầu gì được đáp ứng?

- tại thời điểm nào?

- các tiêu thức đánh giá là gì?

- mức độ hòa nhập gia đình và cộng đồng của trẻ?

5. sự phối hợp các lực lượng tham gia trong cộng đồng để can thiệp giúp đỡ trẻ em trong hoàn cảnh đặc biệt khó khăn phải được sự ủng hộ của chính quyền các cấp.

6. tính chất của sự tham gia phải hoàn thiện.

- tất cả các thành phần tham gia vào chương trình giúp đỡ trẻ phải có trong cơ cấu và hệ thống tổ chức.

- các nguồn lực về mọi mặt phải được huy động và vận dụng vào lĩnh vực bảo vệ và chăm sóc trẻ em trong hoàn cảnh đặc biệt khó khăn đến mức tối ưu.

7. Thời hạn để rút lui khỏi chương trình.

- Trước khi rút lui phải chuyển giao các công nghệ cung ứng dịch vụ cho các thành viên trong nhóm ở cộng đồng để tiếp tục duy trì, phát triển, mở rộng dự án.

CÂU 13: CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH PHƯƠNG THỨC CAN THIỆP CỘNG ĐỒNG . 

- Khái niệm: là một tiến trình bao gồm nhiều nỗ lực phối hợp giữa Chính phủ và các tổ chức đoàn thể cùng với quần chúng trong cộng đồng để giúp tạo điều kiện giải quyết các vấn đề và nhu cầu của trẻ em trong hoàn cảnh đặc biệt khó khăn - trẻ em có nguy cơ làm trái pháp luật.

* Các bước:

- Bước 1: khảo sát, tìm hiểu tình hình hiện tại của trẻ em thuộc diện hoàn cảnh khó khăn tại cộng đồng:

+ đánh giá về số lượng tỉ lệ các loại trẻ em trong hoàn cảnh đặc biệt khó khăn ở cộng đồng

+ loại trẻ nào thuộc diện nào là chủ yếu (tàn tật, mồ côi, lao động sớm, Lang Thang,...)

 + mối tương quan giữa trẻ em trong hoàn cảnh đặc biệt khó khăn với các hiện tượng xã hội và các tệ nạn xã hội

+ ảnh hưởng của điều kiện môi trường tự nhiên xã hội chính trị văn hóa phong tục đến trẻ em trong hoàn cảnh đặc biệt khó khăn 

- Bước 2: xác định những thay đổi khi có sự can thiệp của cộng đồng.

+ chỉ ra được những thay đổi căn bản: thái độ, quan điểm, kiến thức, kỹ năng cung ứng dịch vụ cho trẻ, điều kiện sống của trẻ,  các tệ nạn xã hội.

 +đưa ra một hoặc vài mục tiêu chính không nên đưa ra quá nhiều tiêu thức để tránh chỉ đạo tràn lan kém hiệu quả .

- Bước 3: xác định phương thức nào có thể áp dụng để đạt được những thay đổi khi có sự tham gia của cộng đồng.

- Bước 4: chọn ra được một phương thức tối ưu dựa vào sự đánh giá về các tiêu thức sau:

+ mức độ quan trọng của chương trình

+ khai thác được tình trạng hiện có

+ mức độ ảnh hưởng cơ bản.

Bước 5: tìm ra được các nguồn lực có sẵn và các nguồn lực hỗ trợ có thể tham gia vào chương trình.

+ liệt kê tất cả các nhóm, các tổ chức, các ban ngành đoàn thể có liên quan đến chương trình.

+ xác định vai trò nhiệm vụ của họ trong việc thực hiện chương trình ( y tế, bản thân trẻ, ai là người tham gia,....)

+ xác định những đối tác chủ yếu

+ nguồn kinh phí từ đâu và bao nhiêu

+ các lợi điểm về cơ sở vật chất có sẵn

+ điều kiện tự nhiên và điều kiện kinh tế chính trị xã hội văn hóa ở cộng đồng hỗ trợ gì cho gia đình.

- Bước 6: xác định những nhu cầu cần huấn luyện để có thể áp dụng thực thi phương thức can thiệp cộng đồng

+ ai sẽ được huấn luyện

+ những kiến thức kỹ năng gì

+ thời gian và phương thức huấn luyện

+ những mục tiêu gì cần đạt được 

- Bước 7: lên kế hoạch hành động, tổ chức quá trình thực hiện.

+ kế hoạch rõ ràng xác thực.

+ phân công cụ thể

+ Tổ chức thực hiện an khớp đồng bộ linh hoạt.

CÂU 14: CÁC KĨ THUẬT CƠ BẢN ĐC SỬ DỤNG TRONG THAM VẤN TE.

1. Các kĩ thuật qua trò chơi.

- nhân viên xã hội/nhà tham vấn sử dụng trò chơi và để trẻ chơi với những đồ vật rồi quan sát những hành vi của trẻ, sự tương tác của trẻ với đồ chơi để dự đoán cảm xúc, suy nghĩ bên trong đang diễn ra trong trẻ.

- những đồ chơi trẻ thường sử dụng như: đất nặn, cát, búp bê, sách, truyện, trò chơi đóng vai,....

- Tuy nhiên, cần chú ý tới lứa tuổi của trẻ, loại hình trợ giúp, mục tiêu làm việc, tính chất của loại trò chơi, những hành vi khi sử dụng những đồ chơi đặc biệt.

2. Các kỹ thuật qua tưởng tượng kể chuyện.

- việc tưởng tượng hay tạo ra những câu chuyện kể sẽ giúp trẻ bộc lộ những hi vọng, mong muốn,...

3. Kỹ thuật qua vẽ, ghi chép (tô vẽ, nhật ký, ghi lại trên phiếu,...)

3.1. Vẽ tranh

- khi trẻ vẽ cần chú ý tới cách thức trẻ vẽ, những đồ vật hay những hình người hoặc cảnh tượng trẻ vẽ.

- sau khi trẻ vẽ xong, yêu cầu trẻ giải thích những gì trẻ đã thể hiện trong bức tranh của mình.

- Trẻ vẽ ra giấy những cảm xúc, những suy nghĩ mà trẻ cảm nhận.

3.2. Ghi chép Nhật ký

- hình thức này thường được áp dụng với trẻ lớn hơn khi trẻ đã có khả năng viết và thể hiện được những suy nghĩ, cảm xúc của mình qua những trang giấy.

- những trẻ ở độ tuổi vị thành niên thường sử dụng loại hình này nhiều hơn.

3.3 vIẾT RA GIẤY

- Việc trẻ viết ra giấy cũng là một cách tập dượt thể hiện những suy nghĩ, cảm xúc của trẻ ra bên ngoài.

- ta có thể đưa cho trẻ một tờ giấy và hướng dẫn cho trẻ về trò chơi trên phiếu này.

- hoặc để xem trẻ nhận thức về bản thân mình như thế nào, nhân viên xã hội có thể yêu cầu chế điền vào phiếu với những nội dung gợi ý sau đây:

+ Tôi không thích......ở tôi.

+ Tôi tự hào....ở tôi

+ tôi ghét nhất......

4. kỹ thuật sử dụng câu hỏi có phép lạ và câu hỏi đánh giá mức độ theo thang điểm.

- sử dụng câu hỏi có phép lạ: khích lệ thân chủ hướng đến những điều tốt đẹp.

-Đánh giá mức độ theo thang điểm: ( vẽ thước đo từ 0 đến 10, 0 là tệ nhất và 10 là hoàn hảo nhất)

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top