CHƯƠNG 1 : NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CÔNG TÁC XÃ HỘI NÔNG THÔN
1. Các khái niệm.
a, khái niệm nông thôn:
- Là một khu vực lãnh thổ có giới hạn
- Cư dân ở đó là những người sản xuất chủ yếu là sản xuất nông nghiệp và các ngành nghề phục vụ sản xuất nông nghiệp.
- Mật độ dân số thấp, cơ cấu hạ tầng kém phát triển.
b, xã hội nông thôn:
- Là một cộng đồng có tổ chức tập hợp liên kết với nhau thành các đoàn thể để thỏa mãn nhu cầu xã hội cơ bản cùng chia sẻ một nền văn hóa chung và hoạt động như là một đơn vị xã hội riêng biệt.
2. Bản chất của xã hội nông thôn. ( tìm kiếm tên google, có 12 tiêu chí gồm: nghề nghiệp, môi trường ( sống ), kích cỡ của cộng đồng, mật độ dân số, tính hỗn tạp và tính thuần nhất, tính di động xã hội (cơ động xã hội ), tính chất hoạt động kinh tế, tính chất hợp tác trong lao động, chi tiêu, tương tác xã hội, hôn nhân, quan hệ cộng đồng.)
3. Công tác xã hội nông thôn.
3.1. Giới thiệu chung.
- Xuất hiện ở Mỹ vào năm 1908 do hậu quả của chiến tranh thế giới thứ 2 tạo ra nhiều hệ quả xã hội người dân cần nhiều hỗ trợ dịch vụ để giải quyết vấn đề:
- Công tác xã hội nông thôn:
+ Thuộc địa ( đế quốc )
+ Nước đang phát triển ( nghèo đói )
+ Sản xuất nông nghiệp
+ Dân số tăng
3.2. Các dịch vụ công tác xã hội nông thôn.
- Cung cấp dịch vụ trực tiếp cho cá nhân, gia đình, nhóm.
- Nguồn lực chuyên gia cho cộng đồng: tức là nhân viên xã hội sẽ là nguồn trợ giúp trực tiếp cho cộng đồng cho việc tìm ra các nguồn lực kết nối các nguồn lực trong trợ giúp người dân.
- Dịch vụ xã hội và tác nhân phát triển cộng đồng : NVXH đóng vai trò là người điều phối dịch vụ.
- Tổ chức cộng đồng chính là nguồn lực cộng đồng làm việc với cộng đồng tư vấn trực tiếp cho cộng đồng.
* Trong bối cảnh VN hiện nay CTXH NT cần hướng đến một số vấn đề như sau:
1) nghèo đói
2) phát triển các dịch vụ hỗ trợ về tâm lý
3) vấn đề việc làm, vấn đề dạy nghề cho người dân nông thôn.
4) Tìm kiếm kết nối các nguồn lực phát triển kinh tế ở nông thôn.
5) các chương trình hỗ trợ cho phụ nữ và trẻ em nghèo.
6) chăm sóc sức khỏe người dân nông thôn.
7) tổ chức tham vấn cho những đối tượng tổn thương về tâm lý.
8) phát triển nông thôn gắn với phát triển bền vững.
4. Một số kỹ năng.
4.1. Kỹ năng giao tiếp.
- trong quá trình giao tiếp phải làm giảm bớt những căng thẳng, khó khăn rào cản trong giao tiếp, đề cao lòng tự trọng của đối tượng từ đó xây dựng mối quan hệ tích cực.
- Cần tìm hiểu về văn hóa rồi những nhu cầu của cộng đồng để hướng sự tập trung của họ vào cộng đồng.
4.2. Kỹ năng tham vấn.
- Tư vấn : quan điểm nhất thời ( thắc mắc -> đặt ra vấn đề -> định hướng -> giải quyết vấn đề )
- Tham vấn : có quá trình vấn đàm trao đổi sau đó giữa nhà tham vấn và thân chủ cùng đưa ra giải pháp thích hợp , thân chủ có quyền lựa chọn cách giải quyết.
- NVXH có thể gợi ý. Nếu họ lựa chọn sai -> lại tiếp tục tham vấn về mặt chính sách.
4.3. Kỹ năng lập kế hoạch.
- Kế hoạch phải luôn gắn với mục tiêu.
- Lập kế hoạch:
+ nội dung kế hoạch là gì
+ đối tượng thực hiện
+ người trợ giúp cho kế hoạch đó.
4.4. Kỹ năng vấn đàm.
5. Một số cách tiếp cận trong nghiên cứu công tác xã hội.
* Tiếp cận hệ thống:
- tức là tiếp cận một cách tổng thể các bộ phận cấu thành hệ thống, mỗi hệ thống đều có mỗi cấu trúc, chức năng và lịch sử tức là xem xét nông thôn như là một phân hệ xã hội đặc thù với tư cách là một hệ thống chỉnh thể với những hoạt động của con người các quan hệ xã hội cũng như các hình thức cộng đồng ; kinh tế, văn hóa, tập quán, lịch sử, mối quan hệ cộng đồng hay nói cách khác là tiếp cận tất cả vấn đề ở nông thôn với tư cách là một chỉnh thể từ đó xem xét sự tác động của những yếu tố đến xã hội nông thôn.
* Cách tiếp cận vùng miền : ( tiếp cận không tỉ mỉ ) ( xem xét tính tương đồng hay khác biệt giữa các cộng đồng với nhau )
* Cách tiếp cận lịch sử cụ thể : ( lịch sử vùng miền )
* Cách tiếp cận cộng đồng: Lấy cộng đồng làm một dịch vụ nghiên cứu để nghiên cứu các khía cạnh về cộng đồng đó xem xét nó ở cấp độ quá khứ và hiện tại , phương pháp này phù hợp với nghiên cứu cộng đồng nhỏ và khả năng bao quát toàn diện cộng đồng.
6. Một số lý thuyết vận dụng trong CTXHNT.
* Lý thuyết vai trò
- Mục đích:
+ Xem xét vai trò của các tổ chức xã hội địa phương.
+ chính sách xã hội đến đối tượng.
+ xem xét vai trò của cộng đồng đến đối tượng khảo sát.
* Lý thuyết nhu cầu:
* Lý thuyết phát triển cộng đồng:
- đối tượng tham gia vào quá trình lập kế hoạch giải quyết vấn đề.
- người dân đứng không một chỗ để hưởng lợi (không phải phát triển cộng đồng ).
- tham gia vào quá trình lập kế hoạch giám sát đóng góp vào sự phát triển chung của cộng đồng nhưng họ đồng thời là đối tượng hưởng lợi ( phát triển cộng đồng ).
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top