Cong tac quan ly DTM
3/ Tổ chức và quản lý công tác ĐTM
a) Các cơ quan ban hành luật, quy định về BVMT và ĐTM
Nhiệm vụ:
- Ban hành luật, quy định, nghị định, thông tư về BVMT
- Lập, duyệt các chủ trương, đường lối chính sách BVMT với quy mô lớn.
- Theo dõi quá trình thực hiện công tác bảo vệ môi trường và phát triển bền vững.
Quốc hội hoặc cơ quan tương đương có quyền thông qua và đề nghị Tổng thống, chủ tịch nước ban hành các luật cơ bản như Luật BVMT, luật BV khai thác TNTN.
Chính phủ, bộ, các chính quyền địa phương có thể ban hành các nghị định, quy định liên quan tới
b) Cơ quan quản lý TNTN và MT, ĐTM
Các cơ quan này bao gồm CHính phủ, các bộ, ngành, chính quyền địa phương. Họ có trách nhiệm quản lý toàn bộ TNTN, MT nói chung và công tác ĐTM nói riêng. Riêng đối với ĐTM các cơ quan này có những chức năng:
- Cụ thể hóa và đưa ra các văn bản hướng dẫn việc thi hành các điều luật về ĐTM
- Duyệt, thẩm định các báo cáo ĐTM hoặc các tài liệu liên quan.
c) Cơ quan thực thi ĐTM
- Nếu cơ quan quản lý MT thực hiện ĐTM các dự án thì có thể khách quan hơn, họ không vì quyền lợi của dự án mà có những kết luận sai về các tác động. Nhưng họ lại hiểu biết ít về dự án, kể cả công nghệ, nguyên liệu đầu vào lẫn sản phẩm dầu ra. Vì vậy, họ lại có thể bỏ sót những tác động đáng kể. Hơn nữa, cơ quan quản lý MT là quan thẩm định báo cáo ĐTM nên không thể để họ thực hiện ĐTM được vì khi đó chính họ lại thẩm định công việc của mình. Mặt khác kinh phí cho công tác này thường lại do chủ dự án cung cấp, chứ không thể lấy từ nguồn ngân sách được nên nguwoif đánh giá sẽ gặp khó khăn về cung cấp kinh phí.
- Nếu thành lập các cơ quan độc lập chuyên thực hiện ĐTM thì họ cũng gặp khó khăn vì mỗi cơ quan dạng này chỉ có thể dánh giá tốt một vài loại dự án , với loại dự án khác họ phải tốn thêm chi phí tìm hiểu và rất có thể bỏ qua những tác động đáng kể. Vấn đề kinh phí thực hiện cũng sẽ gặp khó khăn bởi vì rất khó xác định mức kinh phí cụ thể cho một dự án và vì vậy, đôi lúc do cạnh tranh họ có thể chấp nhận khoản chi phí ít nhưng thực hiện ĐTM không được chi tiết hoặc bỏ qua nhiều tác động đáng kể. Đôi khi, để nhận được nhiều tiền, họ có thể liệt kê hoặc tiến hành đánh giá cả tác đọng không đáng kể, rất lãng phí.
Nhiều người vẫn cho rằng việc giao cho cơ quan độc lập với chủ dự án tiến hành ĐTM thì khách quan hơn nhưng trong thực tế nếu có sự móc ngoặc giữa họ thì tính khách quan sẽ không còn nữa. Để đảm bảo quyền lợi của mình họ vẫn có thể bỏ qua những tác động đáng kể mà dự án gây nên đối với môi trường.
Một điểm đáng lưu ý nữa là hệ thống cơ quan rất cồng kềnh, khó quản lý.
Hiện nay, đa số các ý kiến đồng nhất cho răng chủ dự án thực hiện ĐTM là hợp lý hơn cả. Nó có thể có một số ưu điểm sau:
- Chủ dự án là người am hiểu các hoạt động dự án và khả năng tác động của dự án tới môi trường.
- Những kiến thức còn thiếu, họ có thể yêu cầu các tổ chức, cơ quan cụ thể giúp đõ.
- Họ sẽ là người thực thi các biện pháp giảm thiểu, xử lý tác động môi trường nên các giải pháp đưa ra có tính khả thi cao.
- Họ có thể tối thiểu hóa được chi phí cho ĐTM khi ghép các hoạt động đánh giá cùng với các hoạt động sản xuất của họ
- Tính khách quan của công tác ĐTM vẫn đảm bảo nếu có cơ chế nhận xét thẩm định thích hợp.
d) Các cơ quan tham gia, hỗ trợ và nhận xét
Trách nhiệm thwucj hiện ĐTM thuộc về chủ dự án. Song vẫn cần sự hỗ trợ, tư vấn nhận xét, đánh giá của công đồngvà các cơ quan. Kiến thức sử dụng trong ĐTM rất rộng, vì vậy cần có sự tham gia của các Viện nghiên cứu, các trường ĐH và của từng chuyên gia.
e) Vai trò của cộng đồng
Ccoongj đồng ở nơi đặt dự án là những nguwoif chịu tác động trực tiếp của dự án, vì vạy họ có quyền được biết và được tham gia vào công tác ĐTM. Cộng đồng ở đây bao gồm toàn bộ dân cư sống trong khu vực, nghĩa là họ có kiến htuwcs đa dạng, có trình đọ giêu biết nhất định. Nhiều người trong họ là bác sĩ, kĩ sư, nhà khoa học, công nhân, sinh viên... nên họ có những nhận thức nhất định về khả năng tác động của dự án. Vấn đề là phải tạo cơ chế như thế nào để sự đóng góp cộng đồng có hiệu quả.
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top