Công tác lãnh sự
CÔNG TÁC LÃNH SỰ
Mục đích : Kiến thức cơ bản về công tác lãnh sự, 1 mảng công việc quan trọng trong nước và nước ngoài.
Bao gồm:
- Cơ sở pháp lí của hoạt động lãnh sự
- Hệ thống các cơ quan lãnh sự
- Các hoạt động lãnh sự ở trong nước vào nước ngoài
- Giải quyết công việc liên quan đến lãnh sự
Giáo trình: Một số vấn đề cơ bản về nghiệp vụ ngoại giao, phần Lãnh sự- 2002
Bài 1: CƠ SỞ PHÁP LÍ CỦA HOẠT ĐỘNG LÃNH SỰ
I. Sơ lược lịch sử của công tác lãnh sự
Trong lịch sử phát triển của xã hội loài người, công tác lãnh sự bắt đầu từ khi xã hội có giai cấp, cách đây khoảng 2500 năm, khoảng thế kỉ 6 TCN. Lúc đầu từ việc thông thương trao đổi hàng hoá đã khiến các nước sở tại có kế hoạch quản lí những người nước ngoài đến làm ăn, sinh sống trên lãnh thổ nước sở tại.
Đến thế kỉ 11 SCN, chế độ PK phát triển,số lượng người nước ngoài sang nước khác làm ăn ngày càng đông. Những nhà nước có người sang nước khác làm ăn có ban hành giấy tờ để quản lí công dân.
Quan hệ buôn bán ngày càng phát triển thì các nước gần nhau kí kết các hiệp định với nhau liên quan đến công dân và quyền lợi của các nước.
Đến thế kí 18, 19 quan hệ giao thương ngày càng phát triển trên phạm vi toàn thế giới. Các nước thấy rằng phải kí với nhau các hiệp định về các vấn đền liên quan đến nhiều nước. Công ước đầu tiên có nhiều nước tham gia nhất là 24/3/63, hội nghị Quốc tế do LHQ tài trợ, tổ chức ở Vience - Áo về quan hệ lãnh sự. VN tham gia công ước năm 92.
II. Cơ sở pháp lí của hoạt động lãnh sự
1. Khái niệm của hoạt động lãnh sự:
Là hoạt động đa dạng, liên quan đến mọi hoạt động thường ngày như là khai sinh khai tử, đăng kí kết hôn, đến đăng kí đường bay, tàu thuyền, con người khi đi sang nước ngoài.
Hoạt động lãnh sự là tổng cộng các hoạt động để xử lí các vấn đề có yếu tố nước ngoài.
Nguồn của các hoạt động lãnh sự là các điều ước quốc tế song phương và đa phương, các tập quán quốc tế, luật của các nước.
Luật lãnh sự là tập hợp các nguyên tắc và các quy phạm pháp luật (trong các điều ước quốc tế, tập quán quốc tế) điều chỉnh các mối quan hệ về hoạt động lãnh sự giữa các chủ thể trong giao lưu quốc tế và xác lập quy chế pháp lí của các cơ quan lãnh sự, nhằm mục đích duy trì quan hệ hợp tác, hữu nghị giữa các quốc gia.
Hiệp định tương trợ tư pháp: Là hiệp định các nước kí kết với nhau để giải quyết những vụ việc về thủ tục, giấy tờ.
VD: Cấp giấy tờ độc thân cho 1 cô gái để đi lấy chồng nước ngoài. Địa phương đóng dấu. Cục lãnh sự BNG đóng dấu xác nhận dấu địa phương. Cơ quan đại diện ngoại giao của VN tại nước ngoài đóng dấu xác nhận lần nữa.
Các hiệp định về thị thực:
III. Hệ thống các cơ quan VN thực hiện chức năng lãnh sự
1. Cơ quan chuyên trách về lãnh sự trong nước.
Theo nghị định 82-CP ngày 10/11/93 của Chính Phủ quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn tổ chức bộ máy của BNG: BNG thực hiện chức năng lãnh sự và giải quyết mọi công việc lãnh sự có liên quan đến người VN và người nước ngoài.
- Cục lãnh sự BGN: 40 Trần Phú. Tiền thân là phòng hộ chiếu kiều dân trực thuộc văn phòng BNG, được CP quy định thành lập theo sắc lệnh 47-FR ngày 7/4/46 sau khi nước VNDCCH ra đời. Tháng 7/1954 phòng hộ chiếu kiều dân được đổi thành phòng lãnh sự. Năm 1957 do công tác lãnh sự ngày càng phát triển, BNG ra quyết định 174-NTTG thành lập Vụ lãnh sự BNG. Tháng 1/1994 do công việc lãnh sự ngày càng nhiều nên Vụ đổi tên thành Cục lãnh sự theo quyết định 50-QĐ của CP.
Cục làm tham mưu cho BNG, ngoài ra còn làm hộ chiếu NG, hộ chiếu công vụ cho cán bộ NG đi ra nước ngoài (từ Huế trở ra). Cấp visa ngoại giao, visa công vụ cho người nước ngoài. Quản lí về lãnh sự của các cơ quan đại diện ngoại giao của VN ở nước ngoài. Quản lí công việc về lãnh sự của các sở ngoại vụ, phòng ngoại vụ của các tỉnh, TP.
- Sở ngoại vụ TP HCM: Đảm đương các công việc như Cục lãnh sự BNG (từ Đà Nẵng trở vào)
- Cục quản lí xuất nhập cảnh( A18) – Bộ công an: Quản lí chủ yếu về xuất nhập cảnh. Có quyền cấp hộ chiếu phổ thông cho tất cả công dân VN và visa phổ thông cho người nước ngoài; Cấp giấy tờ thông hành
- Sở ngoại vụ, Ban ngoại vụ hay Phòng ngoại vụ của các TP và các tỉnh.
2. Các cơ quan thực hiện chức năng lãnh sự ở trong nước và nước ngoài:
- Ở nước ngoài: Cơ quan đại diện ngoại giao có các Đại sứ quán, tổng lãnh sự quán. Hiện nay có khoảng 50 đại sứ quán tại nước ngoài và khoảng 20 tổng lãnh sự quán. Đại sứ quán nằm ở thủ đô. Trong các đại sứ quán đều có phòng lãnh sự. Tổng lãnh sự quán là cơ quan thấp hơn đại sứ quán, nằm trong khu vực lãnh sự.
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top