Phần 6: Biểu tình và sự chuyên chính của giai cấp vô sản ở Việt Nam

Cánh hữu thường dựa trên hình ảnh các nước XHCN như độc tài toàn trị để kích động chiến tranh tuyên truyền chống lại chủ nghĩa Marx-Lênin. Thậm chí những người chống cộng cánh tả, phần lớn là những người Trotskist và vô chính phủ, cũng thường xuyên cho rằng CNXH hiện thực bóp chết bất đồng chính kiến và suy ra điều này rõ ràng chứng tỏ đây không phải là nước XHCN.

Bỏ sang một bên cách hiểu kỳ lạ về CNXH như một vấn đề dân quyền tư sản, những chỉ trích này không hề có cơ sở trong thực tế. Biểu tình và phê phán giữ một vai trò quan trọng trong CNXH hiện thực, tuy vậy, vai trò này rất khác so với trong CNTB. Không đâu mà sự rung lắc và tính năng động của biểu tình và phê-bình-và-tự-phê-bình lại nổi trội hơn ở Việt Nam.

Trong một bài báo cho Asia Sentinel có tựa đề "Việt Nam không hiếm sự biểu tình" David Brown (một nhà ngoại giao Hoa Kỳ nghỉ hưu – chú thích của ND) mô tả các cuộc biểu tình thường xuyên xảy ra ở Việt Nam về mọi vấn đề. Ông bắt đầu bằng việc trích dẫn Điều 69 và 79 của Hiến Pháp nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thể hiện sự trân trọng quyền tự do ngôn luận và hội họp của nhân dân, nhưng đồng thời cũng nhấn mạnh yêu cầu người dân phải thực hiện và tuân thủ luật pháp. Biểu tình là thường xuyên ở Việt Nam, mặc cho những gì những kẻ gièm pha cánh tả hay hữu vẫn khẳng định. Brown viết:

  "Một cách không thay đổi, AFP, Reuters, Associated Press v.v. mô tả những cuộc biểu tình này là 'hiếm'. Thật sai lầm. Mặc dù một cuộc điều tra không chính thức gần đây của các chuyên gia hàn lâm Việt Nam học đã thất bại trong việc tìm được ai đó đang thực hiện một thống kê cụ thể, có một sự đồng thuận chung rằng biểu tình công khai là khá phổ biến ở Việt Nam." 

 Nhà nước hiểu một cách biện chứng hai điều khoản Hiến pháp này theo truyền thống của Mao Trạch Đông trong bài nói "Phương pháp xử lý đúng đắn các mâu thuẫn trong quần chúng nhân dân"  trong đó, biểu tình và phản đối lộ ra từ nhu cầu thực sự của quần chúng, chứ không phải các hi vọng khôi phục CNTB và các nỗ lực của lực lượng phản cách mạng, thì cần phải được khuyến khích, biểu dương và tôn trọng. Mao viết:

  "Nhân dân có thể hỏi rằng: chủ nghĩa Marx đã được chấp nhận như kim chỉ nam tư tưởng của phần lớn nhân dân trong đất nước chúng ta, vậy nó có thể bị phê phán không? Đương nhiên có thể chứ. Chủ nghĩa Marx là chân lý khoa học và không sợ bất kỳ phê phán nào. Nếu sợ, thì chủ nghĩa Marx đã bị lật đổ bởi phê phán, và tức là nó không có giá trị gì. Thực ra, không phải những người duy tâm vẫn chỉ trích chủ nghĩa Marx hàng ngày và theo mọi cách chăng? Và cả những người nuôi dưỡng các tư tưởng tư sản và tiểu tư sản, và không muốn thay đổi, vẫn đang chỉ trích chủ nghĩa Marx hàng ngày hay sao? Những người Marxist không nên sợ phê phán từ bất kỳ đâu. Ngược lại, họ cần phải kiềm chế, và phát triển bản thân và giành những vị trí mới trong tâm điểm của sự chỉ trích, cũng như cơn bão và sự căng thẳng của cuộc đấu tranh. Đấu tranh chống lại tư tưởng sai trái cũng như tiêm chủng, một người sẽ có sức đề kháng tốt hơn khỏi bệnh tật là nhờ vào việc tiêm vắc-xin. Cây trồng trong nhà kính khó có thể khỏe mạnh. Tiến hành chính sách trăm hoa đua nở, trăm nhà đua tiếng không làm suy yếu mà thực ra là củng cố vai trò lãnh đạo của chủ nghĩa Marx trong lĩnh vực tư tưởng." 

 Chúng ta tìm thấy bằng chứng về thái độ của ĐCSVN đối với các phê phán có tính nguyên và bất đồng chính kiến do quần chúng lao động trong thông cáo gần đây của Đảng về việc hợp pháp hóa hôn nhân đồng giới. Bộ tư pháp Việt Nam đã thông báo kế hoạch bao hàm hôn nhân đồng giới trong luật sửa đổi đề xuất tháng 7/2012, theo tờ bưu điện Huffington . Trong khi bước đi này gây ra cơn phẫn nộ của người Việt Nam hải ngoại ở Hoa Kỳ, nó đáp ứng phong trào quyền của người đồng tình đang gia tăng và điều này khẳng định lại giá trị về vấn đề đồng tình đề ra bởi các đảng Marx-Lênin trên toàn thế giới. Nếu sự đề xuất trở thành luật, Việt Nam sẽ trở thành nước XHCN đầu tiên và nước châu Á đầu tiên, và nước thứ 12 trên thế giới hợp pháp hóa đầy đủ hôn nhân đồng tính.

  Thật vậy, một bài báo của AFP ngày 5/8/2012, mô tả cuộc diễu hành đầu tiên của người đồng tính ở Hà Nội tiếp theo thông cáo của Bộ Tư pháp. Mặc dù nhỏ, những người hoạt động và tổ chức không gặp bất kỳ sự đàn áp nào từ nhà nước và cảm thấy sự ủng hộ to lớn từ xã hội Việt Nam trong việc biểu thị công khai quyền của người đồng tính. Chúng tôi trích dẫn một đoạn ngắn trong bài báo:

"Cuộc diễu hành đồng tính đầu tiên ở nước Việt Nam cộng sản đã xảy ra ở thủ đô Hà Nội vào chủ nhật với hàng tá những người đi xe đạp trưng bày bóng và cờ cầu vồng phấp phới dọc các đường phố.
Được tổ chức bởi cộng đồng LGBT (LGBT = chuyển giới, song tính, và đồng tính) nhỏ của thành phố, sự kiện diễn ra một cách hòa bình, không có sự can thiệp nào của cảnh sát ngăn cản đoàn hộ tống gồm khoảng 100 người hoạt động, mặc dù họ thiếu sự cho phép của chính quyền.
'Không có sự can thiệp nào là một điều tốt ở Việt Nam', lời của một người trong ban tổ chức, tên là Nguyễn Tâm."

Việc hôn nhân đồng giới hợp pháp hay không thì vẫn còn ở trên bàn, nhưng vấn đề làm nổi trội mối quan hệ giữa Đảng và quần chúng. Biểu tình mà làm củng cố CNXH và vai trò của quần chúng thì được cho phép và ủng hộ.

Tuy nhiên, một phía khác của chuyện này là cách xử lý các phê phán phi Marxist và bất đồng chính kiến. Cũng trong cùng bài nói, Mao nói rằng "Chính sách của chúng ta về những tư tưởng phi Marxist nên là gì? Chừng nào mà liên quan tới những kẻ phá ngầm và phản cách mạng chống mục tiêu CNXH, vấn đề rất đơn giản, chúng ta chỉ cần tước bỏ quyền tự do ngôn luận của họ". Đây là chức năng bảo vệ của chuyên chính vô sản, quyền lực giai cấp của công nhân để tiêu diệt các tác nhân của chủ nghĩa đế quốc, những kẻ phá hoại và phản cách mạng.

Bằng chứng của việc chuyên chính vô sản có đầy rẫy ở Việt Nam. Trong một chuỗi các bất đồng chính trị ở quy mô nhỏ giữa các năm 2006 và 2007, nhà nước Việt Nam đã sử dụng các biện pháp để phân biệt các phê phán nhằm cải thiện CNXH, hay nói cách khác, các phê phán này đến từ mong muốn đoàn kết, và các chỉ trích được thiết kế để làm xói mòn quyền lực của công nhân. Hayton viết:

  "Các sự kiện năm 2006-2007 dường như đã sinh ra một phương thức sống mới giữa những người bất đồng chính kiến và lực lượng an ninh. Những người bất đồng chính kiến bị bắt và bị bỏ tù không đơn giản là những người giữ suy nghĩ bất đồng, hoặc thậm chí viết những điều đó trên mạng. Thực tế là họ đã vượt quá giới hạn khoan nhượng của Đảng một cách nghiêm trọng, đặc biệt là phá bỏ sự độc quyền tổ chức chính trị với các đảng phái và công đoàn độc lập. Họ cũng dính líu sâu vào những hoạt động tổ chức bên ngoài Việt Nam, họ nhận tiền từ lực lượng hải ngoại chống cộng, và họ cố gắng mang thông điệp của họ tới người dân trong thế giới ngoại tuyến, trong trường đại học, công xưởng, và đường phố Việt Nam." 

 Thực vậy, sự chống đối và bất đồng mà bị xử lý gay gắt ở Việt Nam và bị đàn áp là những vụ việc bị xúi giục từ nước ngoài với mục đích lật đổ CNXH. Theo Hayton, "những người bất đồng nhưng không làm những việc này, mà đa số ký tên vào tuyên bố gốc, có thể bị làm phiền hoặc bị chất vấn bởi cảnh sát nhưng họ không bị bỏ tù."

Điều này cũng là tiếp nối truyền thống chính trị của Mao, người đã viết những dòng sau cũng trong bài nói đó:

  "Có lượng thiểu số cá nhân trong xã hội chúng ta coi thường lợi ích chung, cố ý phá luật và gây tội ác. Họ có khuynh hướng lợi dụng các chính sách của chúng ta và bóp méo chúng, đặt ra những đòi hỏi vô lý nhằm mục đích kích động quần chúng, hoặc phát tán các tin đồn nhằm gây rối loạn trật tự xã hội. Chúng ta không có mục đích để cho họ con đường để họ tác oai tác quái. Ngược lại, cần phải sử dụng luật pháp để chống lại họ. Trừng phạt họ là yêu cầu của quần chúng, và sẽ là chống lại nhân dân nếu những cá nhân này không bị trừng phạt." 

 Những người bất đồng chính kiến mà nhận được nhiều sự chú ý của phương Tây là những người tìm cách khôi phục lại CNTB ở Việt Nam, cũng như Khối 8406 đã nổi lềnh phềnh năm 2006. Hayton dành một phần đáng kể trong cuốn sách của ông ta để mô tả sự nổi lên cũng như sụp đổ của cái gọi là phong trào này, và tại sao nó thất bại trong việc có được một sự thu hút thực chất. Thậm chí những ước đoán của phe tự do cho rằng thành viên của Khối "khoảng 2000 người ủng hộ công khai trong đất nước, khoảng 1/40000 dân số Việt Nam". Truyền thông châu Âu và Hoa Kỳ ca ngợi phong trào lâm ly này, cái đã thiếu cơ sở quần chúng như một làn sóng cải cách như Công đoàn Đoàn kết của Ba Lan, vốn là mặt trận của CIA, đã lật đổ Cộng hòa Nhân dân Ba Lan. Hatyon so sánh qua sự khác biệt:

  "Sự so sánh duy tâm của Khối 8406 với Ba Lan và Công đoàn Đoàn kết là đặt nhầm chỗ. Trong những năm 1980, nền kinh tế của Ba Lan đình đốn. Việt Nam thì đang tăng trưởng; công đoàn Đoàn kết có sự chống lưng của nhà thờ Công giáo, nhưng không có sự hỗ trợ lớn tương đương ở Việt Nam và các nhà hoạt động cũng không giống vậy, không có nhiều công đoàn viên xưởng đóng tàu như các luật sư thành phố. Họ không có cùng một gốc rễ cộng đồng. Sự so sánh là ít hơn với Ba Lan so với Tiệp Khắc. Phong trào bất đồng của Séc, được biết tới là Nhóm hiến chương 77, bao gồm những trí thức thẳng thắn vẫn còn bị cô lập và không được quần chúng biết tới cho tới khi lãnh đạo Đảng rạn nứt năm 1989." 

 Những người cánh tả duy tâm công kích Việt Nam và các nước XHCN khác thường nhìn những phong trào bất đồng chính kiến là bằng chứng cho thấy bản chất áp bức của nhà nước, nhưng khi làm như vậy, họ đã không biết tới sự đặc biệt cô lập của những người bất đồng chính kiến này đối với quần chúng, mà sự ủng hộ họ đối với chính phủ Việt Nam là hết sức lấn át.

Thêm nữa, họ cũng không biết tới những hoạt động phạm pháp rành rành, chống CNXH, phục vụ CNĐQ rõ ràng, và lòng tin của những "nhóm đối lập" này. Một trong những nhóm cổ vũ lớn nhất của Khối 8406 là một bè phái nhỏ kỳ quặc được gọi nhầm là "đảng tiến bộ quốc gia Việt Nam" (VNPP). Hayton mô tả sự kêu gọi của họ cho công đoàn độc lập là 'vụ lợi' bởi vì "cương lĩnh tạm thời của họ nói rất ít về quyền lợi của công nhân. Thực tế thì điều duy nhất họ nói về các vấn đề kinh tế là 'Thiết lập lại và thi hành quyền hợp pháp và đầy đủ của nhân dân Việt Nam về quyền sở hữu tư nhân,' điều này gợi ý rằng nó có lợi cho những ông chủ tư bản hơn là giai cấp vô sản."

Trong khi không phải tất cả các cuộc phản đối và kêu gọi cải cách là chống cộng và thân CNĐQ ở các nước XHCN, các nhóm này thường được tổ chức và hỗ trợ bởi Hoa Kỳ và Tây Âu để thúc đẩy một chương trình nghị sự thân tư bản. Việc các nhóm này chỉ gặp phải đàn áp khi họ hoạt động có tổ chức là một giới hạn cho mức độ bất đồng chính kiến và tranh luận được phép ở một đất nước như Việt Nam. Hayton tóm tắt mối quan hệ giữa nhà nước Việt Nam và cái gọi là phong trào bất đồng chính kiến một cách thú vị:

  "Sự hoang tưởng "quyền lực" không hẳn là cách gọi sai đối với họ. Nhiều kẻ cuồng tín có trụ sở ở Hoa Kỳ vẫn đều đặn ấp ủ những kế hoạch liều lĩnh để kích động các cuộc nổi dậy ở Việt Nam. Các kế hoạch của họ đánh giá thấp cả mức độ kiểm soát của lực lượng an ninh và lòng trung thành đối với Tổ quốc của phần lớn người Việt Nam. Phần lớn mọi người tương đối hài lòng với cuộc sống được cải thiện, và hoàn toàn hạnh phúc là những công dân trung kiên của Cộng hòa XHCN. Nhưng từ một vị trí xa xôi của những người bất đồng chính kiến ở nước ngoài, những người lưu vong tự thuyết phục bản thân họ rằng điều này chỉ có thể là kết quả của việc tuyên truyền, và rằng chỉ cần họ có thể cắt đứt thòng lọng truyền thông, thì Đảng Cộng sản sẽ bị lật đổ." 

 Điều nhiều nhà phê bình cánh tả dường như không thể hiểu được đó là quần chúng nhân dân mới là lãnh đạo ở các đất nước XHCN như Việt Nam. Giống như những người bất đồng chính kiến nước ngoài không thể cập nhật thông tin trong nước, họ tự thuyết phục bản thân rằng những tuyên truyền họ nghe thấy là đúng, và họ tập trung thuần túy lên những thay đổi bề ngoài của xã hội Việt Nam. Đúng là có khu vực tư nhân. Đúng là có sự đàn áp của nhà nước đối với một vài người bất đồng chính kiến. Nhưng không đặt đúng bối cảnh của sự việc, họ đã làm đen tối bản chất giai cấp thực sự của Việt Nam, vốn được thống trị bởi và hướng tới giai cấp lao động. 

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top