Phần 4: Công đoàn và hiện thực CNXH ở VN
Về chủ đề công đoàn, Tổng Liên đoàn Lao Động Việt Nam giữ một vai trò quan trọng trong việc đại diện cho công nhân trong các nhu cầu và xung đột thường ngày, nhưng đồng thời cũng đại diện cho họ trong các vấn đề pháp lý lớn hơn. Những người chỉ trích cay nghiệt khẳng định rằng công đoàn trong các nước XHCN chỉ là công cụ trong tay của chính phủ, nhưng Simon Clarke và Tim Pringle của Đại học Warwick, Anh Quốc, thường tìm thấy điều ngược lại. Trong khi viết một bài nghiên cứu so sánh công đoàn Việt Nam và Trung Quốc, với tựa đề 'Công đoàn do đảng lãnh đạo có thể đại diện cho thành viên của nó không?',Clarke và Pringle thấy rằng:
"Cho tới 2007, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam trực tiếp tham gia vào việc soạn thảo các văn bản pháp luật về lao động, và nó tiếp tục có quyền thảo luận được ghi nhận trong luật. Hơn 5 năm trước, Tổng Liên đoàn Lao động giữ một vị trí ngày càng độc lập trong việc thúc đẩy các quan điểm của Tổ chức lên chính phủ, đáng chú ý nhất là trong việc phê phán sự chưa tương xứng trong thực thi luật lao động của chính phủ, trong việc thúc ép tăng lương tối thiểu và nhấn mạnh về việc duy trì quyền đình công ở Luật lao động sửa đổi năm 2006."
Trái ngược với các tuyên truyền đưa ra bởi truyền thông phương Tây (và được nhai ngấu nghiến bởi những người cánh tả lạc lối), đình công là hợp pháp ở Việt Nam, mặc dù có một thủ tục pháp lý cần thiết để phát động đình công. Tuy nhiên, phần lớn đình công ở Việt Nam, cũng như Trung Quốc, không nhất thiết là hợp pháp nhưng cũng không bị gián đoạn hoặc giải tán bởi chính phủ. Clarke và Pringle viết:
"Đối mặt với tình trạng bất ổn công nghiệp ngày càng tăng, công đoàn và nhà nước buộc phải trở lại vai trò tuyến lửa. Ở Việt Nam, văn phòng địa phương của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội thường giữ vai trò đứng đầu, thuyết phục giới chủ đáp ứng đòi hỏi của công nhân, ít nhất trong phạm vi mà cuộc đình công diễn ra do vi phạm luật pháp, trong khi đại diện Liên đoàn lao động địa phương động viên công nhân trở lại làm việc trước khi đình công lan ra các doanh nghiệp bên cạnh. Cảnh sát có mặt để duy trì trật tự khi mà công nhân đổ ra đường phố. Hiếm khi thấy có hành động của cảnh sát chống lại người đình công, mặc dù những người lãnh đạo đình công, nếu bị xác định, có thể sẽ là nạn nhân của chủ lao động."
Các cuộc đình công, kể cả những cuộc đình công không được phép, có chức năng như thước đo cảm xúc đối với tình cảm quần chúng và các điều kiện kinh tế mà công nhân đối mặt, và chúng thường gây được sự ủng hộ công nhân của Đảng trong những luật mới. Theo nghĩa này, bản chất giai cấp thực sự của nhà nước Việt Nam được lộ ra là bản chất giai cấp vô sản. Sau cùng, nếu nhà nước bước vào làm trung gian hòa giải, và ép buộc nhượng bộ từ phía giới chủ, thì thời gian đình công tự động ngắn lại. Chúng ta tiếp tục nhìn vào những gì mà Clarke và Pringle tìm thấy:
"Đình công ở những lĩnh vực công nghiệp tư bản bùng nổ ở cả Trung Quốc và Việt Nam và tăng dần về quy mô, tới nỗi 'sự mặc cả tập thể bằng náo loạn' (Hobsbawm 1964, trang 6 –7) đã trở thành phương pháp bình thường để công nhân bảo vệ quyền lợi của họ. Công nhân đã phát triển một ý tưởng tốt về cái họ có thể bỏ đi và họ có thể đi xa tới đâu, vì thế những cuộc đình công và biểu tình ngắn sắc bén đã trở thành một cách thức tức thì và có hiệu quả để đền bù sự bất bình của họ."
Thật vậy, điều này làm sáng tỏ các chỉ trích đánh vào các nước XHCN của nhiều người cánh tả, những người chỉ tập trung vào sự hạn chế pháp luật về đình công, hơn là kết quả của những cuộc đình công trái phép và những dạng khác của phong trào công nhân. Chúng tôi trích lần cuối kết luận của Clarke và Pringle:
"Sự hạn chế của quyền đình công đương nhiên không phải là một yếu tố quan trọng như sự thiếu vắng quyền tự do họp hội trong việc ngăn ngừa các hoạt động của công nhân và việc cải cách công đoàn ở Trung Quốc và Việt Nam. Vấn đề quan trọng là không phải cuộc đình công có hợp pháp hay không mà là nó có hiệu quả hay không. Ở Trung Quốc và Việt Nam, đình công đã chứng tỏ là một phương pháp cực kỳ hiệu quả để công nhân có thể đạt được ngay lập tức đòi hỏi của họ, và thúc ép người sử dụng lao động phải đáp ứng yêu cầu của công nhân, để tránh đình công lan rộng."
Bất cứ khi nào đình công xảy ra ở các nước XHCN, các nhà phê bình cánh tả mau chóng cho rằng điều đó chứng tỏ lợi ích đối kháng giữa nhà nước và công nhân. Lần nào cũng như lần nào, họ lại che mờ vấn đề thực đang diễn ra, rằng đòi hỏi của công nhân hầu như luôn luôn được đáp ứng bởi nhà nước. Điều này thực tế làm nổi bật lên tầm quan trọng của khái niệm"CNXH hiện thực."
Đối với một số nhà phê bình cánh tả, sẽ không có đấu tranh giai cấp dưới CNXH. Trong quan điểm của họ, mọi công nhân sẽ ở trong tình trạng hạnh phúc vĩnh viễn, bởi vì mọi bằng chứng về tình trạng làm việc nghèo nàn hoặc bóc lột, thường từ các công ty nước ngoài, là bằng chứng cho thấy đất nước đang xét đến không phải XHCN. CNXH là một cái kết hoàn chỉnh, một điều không tưởng. Một cách nội tại, đây là sự quan niệm duy tâm về CNXH mà sẽ không bao giờ xảy ra trong hiện thực.
CNXH chỉ có giá trị khi nó tồn tại thực sự trong thế giới vật chất mà thôi. Đấu tranh giai cấp vẫn tiếp tục bởi vì các biện pháp được dùng để cải thiện cuộc sống của người dân bị áp bức thường mang tới những mâu thuẫn không dễ chịu, và thực chất chính là các mâu thuẫn TBCN. Sự đấu tranh này tuy nhiên không bác bỏ sự tồn tại của CNXH. Trong thực tế, nó xác nhận sự tồn tại của CNXH.
Chúng ta tìm hiểu đặc tính giai cấp cốt lõi của nhà nước khi nhìn vào định hướng tổng thể của nó. Nhà nước TBCN không làm trung gian hòa giải các tranh chấp giữa công đoàn và giới chủ để đem lại lợi ích cho công nhân. Đình công ở các nước TBCN thường ngắn ngủi là vì chúng sẽ bị đàn áp bởi vũ lực. Nhà nước TBCN không cho phép công đoàn có thể ngồi vào ghế chỉ đạo để phác thảo luật lao động.
Nhưng tất cả những điều này lại xảy ra ở Việt Nam. Khi nhìn vào định hướng giai cấp của nhà nước, nó thách thức mọi logic cũng như bằng chứng nhằm chứng tỏ Việt Nam là nước TBCN, và nếu các nhà phê bình cánh tả phương Tây trung thực với bản thân họ, nó cũng thách thức luôn những trải nghiệm của họ dưới nhà nước TBCN.
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top