Phần 3: CNXH hiện thực ở VN
Không một điều nào ở đây nói rằng việc đưa vào các cải cách thị trường không mang lại các hiệu ứng tiêu cực gắn với thị trường TBCN ở Việt Nam, nhưng sự định hướng nói chung của nhà nước và nền kinh tế vẫn là vì lợi ích của giai cấp công nhân và nông dân. Hayton viết:"Tăng trưởng là quan trọng, nhưng không phải với cái giá của sự bất bình đẳng quá mức". Ông tiếp tục nói: "Những người hưởng lợi chính là nông dân và vô sản". Ví dụ, đói nghèo ở Việt Nam giảm từ 60% xuống dưới 20% trong khoảng từ năm 1993 tới 2004, theo số liệu của chính phủ. Năm 2010, đói nghèo đã giảm xuống chỉ còn 9,45%, điều đó càng chứng minh hiệu ứng tích cực của CNXH Việt Nam lên nhân dân.
Cũng như phần lớn các nước XHCN, Việt Nam đã xóa bỏ nạn mù chữ và giảm thiểu đáng kể tỷ lệ tử vong trẻ sơ sinh, tương ứng với Các mục tiêu phát triển thiên niên kỷ của Liên Hợp Quốc. Nhà nước duy trì công ăn việc làm ổn định, điều có thể đạt được một cách hiệu quả thông qua cải cách thị trường.
Trong cho tờ Direction Action, Hamish Chitts lưu ý về tác động toàn diện của các chính sách này lên nền kinh tế trong việc đưa người dân thoát khỏi đói nghèo và sự kém phát triển. Chitts viết:
"Theo các con số của Ngân hàng Thế giới, GDP bình quân đầu người của Việt Nam (tính bằng giá trị đô-la hiện thời) đã tăng từ 239 đô-la năm 1985 lên 1155 đô-la năm 2010. Chính phủ đảm bảo rằng tăng trưởng này có lợi cho nhân dân. Việt Nam đã có những tiến bộ ấn tượng, giảm tỷ lệ nghèo đói từ 70% năm 1990 xuống 22% năm 2005."
Cũng như Trung Quốc, cải cách thị trường đã mang tới những mâu thuẫn trong chăm sóc sức khỏe và giáo dục, những thứ không còn được quản lý thuần túy thông qua các biện pháp quản lý công. Một của Michael Karadjis viết cho GreenLeft ghi nhận rằng: "Sau sự sụp đổ của Liên Xô, Việt Nam chỉ có một khoản nhỏ ngân sách chi cho giáo dục và sức khỏe." Mặc dù Karadjis gọi đây là một "đòn đánh vào các nguyên tắc cơ bản của CNXH", nhưng ông ta thừa nhận rằng "điều đó là bắt buộc" bởi "GDP đầu người của Việt Nam đã hạ xuống 78$ năm 1990."
Tuy vậy, , chăm sóc sức khỏe ở Việt Nam được lên kế hoạch và quản lý bởi các Ủy ban Nhân dân địa phương, và 100% thôn xã có nhân viên y tế, điều đó chứng tỏ sự ưu tiên đảm bảo tiếp cận chăm sóc sức khỏe của ĐCSVN cho khu vực nông thôn.
Để làm nổi bật thêm đặc trưng XHCN ở Việt Nam, rằng trong năm 2001 chính phủ đã khởi động, như một phần của Chương trình xóa đói giảm nghèo, "việc xây trường, trung tâm y tế, hệ thống nước sạch, đường sá tới các vùng sâu vùng xa, cung cấp chăm sóc y tế và giáo dục miễn phí, cung cấp một lượng lớn tín dụng không thế chấp lãi suất thấp cho người nghèo để giúp họ gây dựng hoặc cải thiện công việc làm ăn nhỏ trong việc đồng áng, nghề thủ công và các nghề tương tự."
Về sự bất bình đẳng, một hệ quả của cải cách thị trường, Chitts mô tả các lực lượng sản xuất đang chuyển biến cho phép CNXH ở Việt Nam tồn tại và thịnh vượng, điều đó đặt cơ sở vật chất cho việc cung cấp các dịch vụ với quy mô ngày càng mở rộng. Ông nói:
"Trong khi Đổi Mới mang tới một vài điều không công bằng thông qua hệ thống "người dùng trả phí" cho các dịch vụ cốt yếu của xã hội, điều này luôn được giảm nhẹ tới mức có thể ở mọi cấp độ. Khi lực lượng sản xuất phát triển hơn, sẽ có nhiều biện pháp hơn để nâng cao đời sống nhân dân. Nếu không có Đổi Mới, hàng triệu người dân có lẽ đã bị trừng phạt trong nghèo đói và bệnh tật. Nếu bỏ qua hiện thực khách quan ở Việt Nam, chính phủ có lẽ đã làm được cái mà Pháp, Hoa Kỳ và các đồng minh như Úc đã không thể thực hiện được trong suốt 30 năm chiến tranh tàn bạo, đó là đánh đổ CNXH ở Việt Nam. Thay vào đó, ĐCSVN và nhân dân tiếp tục xây dựng nền tảng vững chắc hơn cho CNXH ở Việt Nam và cũng như nền tảng cho CNXH quốc tế trong thế kỷ 21."
Các cải cách thị trường ở Việt Nam là những biện pháp cốt yếu được thiết kế để đương đầu với nhiệm vụ kiến thiết CNXH đầy gian khổ cho một đất nước nghèo trong thế giới hậu Xô-viết. Chúng cho phép cách mạng tiến lên và tiếp tục cách mạng hóa lực lượng sản xuất để cho nhà nước có thể đáp ứng tốt hơn nhu cầu và đòi hỏi của nhân dân.
Cho dù với tất cả các nhược điểm của mình, CNXH vẫn kiên cường ở Việt Nam và xứng đáng nhận sự ghi nhận cho những thành quả đạt được. trước đó của Karadjis so sánh thành tích kinh tế của Việt Nam với những quốc gia bị bần cùng hóa tương tự. Ông viết:
"Việt Nam là một "đất nước thu nhập thấp" (430$ GDP đầu người), nhưng các chỉ số giáo dục và y tế ngang hàng, hoặc tốt hơn các nước "thu nhập trung lưu" như Thái Lan (2000$ GDP đầu người), Trung Quốc và Philippines, và bỏ xa các nước nghèo tương tự như Bangladesh, Pakistan, Kenya và Tanzania."
Karadjis tiếp tục lưu ý rằng "số lượng nhập học ở trường tiểu học đã tăng từ 88% lên 95% từ năm 1990 tới 2001", trong khi số lượng nhập học giảm trên toàn Đông Á và khu vực Thái Bình Dương trong cùng thời kỳ. Số lượng nhập học THCS tăng, sĩ số lớp học giảm xuống và học phí, phần lớn là trợ cấp, được miễn cho những gia đình nghèo hơn hẳn.
Trong lĩnh vực chăm sóc y tế, Việt Nam "cắt giảm tỷ lệ tử vong của trẻ em xuống 23 trên 10,000 ca, tỷ lệ tử vong sơ sinh xuống 19, thấp hơn Thái Lan, Trung Quốc và Philippines, và thấp hơn nhiều so với Ấn Độ và Indonesia," theo Karadjis. Tuổi thọ Việt Nam bỏ xa các nước nghèo tương tự trong khu vực và xếp hạng tương đương với các nước Đông Á giàu có như Thái Lan. Cơ sở hạ tầng chăm sóc y tế kỹ lưỡng của đất nước đảm bảo sự tiếp cận y tế cho hầu hết nông dân, dân tộc thiểu số, người nghèo và trẻ em không phải trả gì cho chăm sóc y tế.
Thậm chí trong sự khủng hoảng kinh tế toàn cầu của các nước TBCN phát triển như Hoa Kỳ, Việt Nam vẫn duy trì tỷ lệ thất nghiệp 2,29%. Thất nghiệp cũng chỉ là sự thất nghiệp của những công nhân thay đổi công việc, nghĩa là Việt Nam về cơ bản sử dụng được sức lao động của toàn bộ người dân.
Mặc dù những điều thấy được về các chương trình xã hội ở Việt Nam là một khía cạnh quan trọng để đánh giá sự định hướng của nhà nước và nền kinh tế, nó không có nghĩa là yếu tố quyết định duy nhất. Chúng ta sẽ kiểm tra xem mối quan hệ giữa nhà nước Việt Nam và tổ chức kinh tế cơ bản nhất của giai cấp công nhân: công đoàn.
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top