Phần 1: Đổi Mới, cải cách thị trường và CNXH ở Việt Nam

 Trong cuốn sách "Việt Nam: con rồng đang lên" năm 2010, nhà báo Bill Hayton lý luận rằng mặc dù thực hiện các cải cách thị trường, Việt Nam vẫn hiển nhiên là một nước XHCN. Đồng cảm nhưng không biện hộ đối với xã hội Việt Nam, Hayton là một người theo chủ nghĩa tự do phương Tây, nhưng thậm chí ông cũng không thể thoát được kết luận rằng Việt Nam hoàn toàn khác các nước TBCN khác ở châu Á. Cuốn sách của ông có thể là nghiên cứu có ích nhất và đích đáng về Việt Nam hiện đại hiện có bằng tiếng Anh, và chúng tôi sẽ trích dẫn rất nhiều trong đó. Trừ phi được ghi chú, mọi trích dẫn đều được lấy từ cuốn sách đó. 

Sau sự tàn phá bởi cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam của đế quốc Mỹ kế thừa di sản thuộc địa từ chủ nghĩa thực dân Pháp, "nền kinh tế nông nghiệp ở tình trạng tiêu điều, miền Bắc bị ném bom trở về thời kỳ trước công nghiệp và chiến tranh đã giết chóc, gây thương tích hoặc tan nát nhà cửa của hàng triệu người". Cơ sở hạ tầng bị tàn phá của Việt Nam ép buộc đất nước phải nhập khẩu khoảng "200 nghìn tấn gạo chỉ nhằm ngăn chặn chết đói". Ngoài ra, bên cạnh sự khó khăn về kinh tế, Việt Nam còn bị kéo vào một cuộc chiến tranh với người láng giềng, nước Campuchia Dân chủ, sau khi lực lượng Khơ-me Đỏ tấn công công dân Việt Nam ở biên giới. Điều đó dẫn tới việc Cộng hòa Nhân Dân Trung Hoa, đồng minh của Campuchia Dân Chủ, cắt đứt nguồn viện trợ kinh tế chủ yếu cho Việt Nam.

Trong bối cảnh này, các cải cách thị trường có giới hạn được thi hành để bảo toàn CNXH chứ không phải là phá hủy nó. Các cải cách này giống một cách ấn tượng chính sách kinh tế mới (NEP) của Lênin và những người Bolshevik đã thực hiện ở Liên Xô năm 1921. Theo thiết lập ban đầu của các cải cách thị trường, "các doanh nghiệp nhà nước vẫn phải đáp ứng các cam kết đối với kế hoạch trung ương, nhưng bây giờ họ được phép mua và bán bất kỳ số dư nào một cách độc lập". Trong khu vực nông nghiệp, "nông dân cũng có thể bán gạo mà họ còn lại sau khi họ đã cung cấp đủ phần hạn ngạch cho phép."

Không hề làm xói mòn CNXH, những cải cách này thực sự đã bảo vệ định hướng giai cấp lao động của nền kinh tế Việt Nam. Cũng như trong Liên Xô, "một vài doanh nghiệp nhà nước được buôn bán một cách không chính thức, và thậm chí làm kinh doanh với nước ngoài, và chỉ để trả các hóa đơn. Bằng việc ngầm phê duyệt các giao dịch không chính thức, lãnh đạo Đảng hi vọng có thể kiểm soát chúng và kiềm chế từ bên trong". Những nỗ lực ban đầu đã thất bại, và kinh doanh bất hợp pháp tăng gấp đôi từ năm 1980 tới 1982, tạo ra một "nền kinh tế thứ hai" tương tự với những gì đã xảy ra ở Liên Xô.

Đảng cộng sản Việt Nam phản ứng lại và "cố gắng mạnh tay" với các biện pháp như quyết định 25-CP, yêu cầu "tất cả các công ty nhà nước phải đăng ký lĩnh vực kinh doanh của họ". Ở thời điểm này, Đảng cộng sản Việt Nam đã đưa ra chính sách Đổi Mới. Đổi Mới đã làm tăng sản lượng nông nghiệp và giảm lạm phát lan tràn của đất nước mà năm 1987 đã "đạt tới gần 500%". 

  Cũng như Lênin và Stalin đã quan niệm chính sách kinh tế mới chỉ là một bước lùi tạm thời để đáp ứng các thách thức đặt ra cho công cuộc kiến thiết CNXH, ĐCSVN đã sử dụng và tiếp tục sử dụng cải cách thị trường để củng cố CNXH và việc kiểm soát liên tục của nhà nước đối với nền kinh tế đảm bảo rằng giai cấp chủ doanh nghiệp còn non nớt không bao giờ có thể phát triển được đặc trưng giai cấp độc lập. 

Tuy nhiên, các cải cách thị trường này đã phải thay đổi phạm vi vào năm 1991 với sự sụp đổ của Liên Xô. Không một sự kiện nào có ảnh hưởng lớn hơn lên năm nước XHCN còn lại hơn việc tan rã của Liên Xô, đối tác kinh doanh lớn nhất cho bốn trong năm nước. Không giống như Cuba, Việt Nam phụ thuộc lớn vào sự viện trợ của Liên Xô, nhất là khi trở thành kẻ thù của Trung Quốc sau cuộc chiến tranh giải phóng Campuchia. Một điều rất quan trọng cần phải hiểu rằng sự biến mất của một Liên Xô – bạn hàng đã ép buộc ĐCSVN phải tính tới khả năng đứng vững lâu dài của các cải cách để đảm bảo sự tăng trưởng kinh tế liên tục và tránh sự lật đổ CNXH ở Việt Nam. Hayton viết: 

"Trong năm 1981, viện trợ từ Liên Xô chiếm khoảng 40% ngân sách nhà nước Việt Nam. Năm 1991, viện trợ bị cắt đứt hoàn toàn. Đảng tuyên bố Việt Nam mở cửa cho các nhà đầu tư nước ngoài và tổ hợp nhân công rẻ, các nhà máy ít sử dụng và một vị trí địa lý quá hấp dẫn để các doanh nghiệp nước ngoài có thể bỏ qua." 

Tuy nhiên, điều này hoàn toàn khác với các cuộc phản cách mạng và làn sóng khôi phục CNTB đã quét qua Đông Âu và Liên Xô cũ. Hayton tiếp tục: 

"Nhưng thậm chí tại thời điểm này, nhà nước vẫn giữ kiểm soát, và đầu tư nước ngoài được đưa vào liên doanh với doanh nghiệp nhà nước. Ở các nước cộng sản khác mà bắt tay vào quá độ kinh tế, tỷ lệ nền kinh tế được kiểm soát bởi nhà nước đã giảm xuống. Ở Việt Nam, nó thực ra lại tăng lên: từ 39% năm 1992 lên 41% năm 2003, và những con số này không bao gồm các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài, thường được liên doanh với các doanh nghiệp nhà nước."

Cải cách kinh tế nhằm thực hiện các mục tiêu được tuyên bố và củng cố CNXH ở Việt Nam. Với việc nhà nước giữ vai trò ngày càng lớn trong nền kinh tế, các doanh nghiệp nhà nước Việt Nam bắt đầu sản xuất ở mức độ thay thế được sự viện trợ của Liên Xô, mà sự mất đi của viện trợ này đã tàn phá nền kinh tế một thập kỷ trước đó. Một lần nữa, chúng tôi lại trích dẫn Hayton: 

"Nhưng không giống như nhiều nước khác, sự kiểm soát của nhà nước không có nghĩa nền kinh tế ở trạng thái hôn mê, thực tế thì tăng trưởng đã vụt lên 8%/năm. Sự bùng nổ đặc biệt mạnh ở miền Nam. Cuối thập kỷ, doanh nghiệp nhà nước ở thành phố Hồ Chí Minh đóng góp khoảng một nửa ngân sách quốc gia. Thực tế, Sài Gòn và các vùng lân cận đã tiếp tục vai trò đảm nhiệm bởi Liên Xô hai thập kỷ trước." 

  Sự gia nhập của Việt Nam vào Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) thường bị chỉ trích là một sự nhượng bộ quá sâu đối với tư bản quốc tế, nhưng quan điểm này cho thấy sai lầm và thiếu thông tin về CNXH Việt Nam. Mặc dù Ngân hàng Thế giới (World Bank) và Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) được phép cho Việt Nam vay bắt đầu từ năm 1993, nhưng Việt Nam không mắc phải cái cám dỗ vay nợ này từ cả hai tổ chức với lý do "đất nước có rất ít nợ, và vẫn đang có đủ tiền từ xuất khẩu và đầu tư thương mại quốc tế nên không cần tiền mặt." 

Năm 1998, Việt Nam được chào hàng các khoản vay của Ngân hàng Thế giới dưới dạng hơn 2,7 tỷ đô-la tiền tài trợ có điều kiện và không điều kiện "nếu chính phủ đồng ý bán tống bán tháo các doanh nghiệp nhà nước còn lại, tái cấu trúc khu vực ngân hàng nhà nước và đưa ra chương trình cải cách thương mại." Mặc dù ĐCS đã thỏa thuận, nhưng họ "không có hành động gì thực hiện nó cả" bởi vì "đòi hỏi là quá quắt cho toàn Đảng có thể chấp nhận." Hayton ghi chú: "trải dài trong ba năm, Đảng hạ xuống tổng tiền là 1,5 tỷ đô-la bởi vì Đảng đặt sự ổn định chính trị lên trên những lời hứa tự do hóa kinh tế," ổn định chính trị chính là định hướng giai cấp lao động của nền kinh tế. Ông nói tiếp "Việt Nam đã đi tới mặt đối mặt với các định chế hùng mạnh từ Washington và giành chiến thắng." 

  Hayton phản đối ý tưởng cho rằng sự hiện diện của kinh tế tư nhân làm cho Việt Nam trở thành một nước TBCN. Thay vào đó ông lý luận rằng cái việc cứ bám víu lên "tí bọt tiểu thương đúng là mất trí". Ông viết: 

"Việt Nam đã không phát triển với những thành tựu như cân bằng phát triển kinh tế tăng trưởng nhanh với việc là một trong những nước có tỷ lệ giảm nghèo một cách ấn tượng nhất thế giới, bằng cách hoàn toàn tự do hóa nền kinh tế. Vâng, các hạn chế lên doanh nghiệp tư nhân đã bị bỏ đi, thị trường được cho phép phát đạt, đầu tư nước ngoài được khuyến khích, nhưng thành công của Việt Nam hoàn toàn xa so với thành công mà Ngân hàng Thế giới mong muốn. Một vài tiếng cười nhạo báng về mô tả chính thức của "kinh tế thị trường định hướng XHCN" nhưng nó không phải là một khẩu hiệu rỗng tuếch. Thậm chí ngày nay, Đảng cộng sản vẫn giữ kiểm soát trên phần lớn nền kinh tế: hoặc trực tiếp thông qua doanh nghiệp nhà nước độc quyền một số khu vực chiến lược, thông qua liên doanh giữa khu vực nhà nước và đầu tư nước ngoài, hoặc thông qua các mạng lưới cao cấp ràng buộc Đảng với khu vực kinh tế tư nhân mới." 

 Chúng ta không thể hiểu đầy đủ tầm quan trọng của các cải cách thị trường nếu không so sánh kinh nghiệm của Việt Nam với Liên Xô. Trong cuốn sách "Chủ nghĩa xã hội bị phản bội: Đằng sau sự sụp đổ của Liên Xô", hai tác giả Roger Keeran và Thomas Kenny mô tả tỉ mỉ làm thế nào mà sự tăng trưởng của "nền kinh tế thứ hai", hay thị trường đen, trong Liên Xô đã xói mòn CNXH và dẫn tới sự lật đổ năm 1991. Họ chỉ ra với sự nắm quyền ngắn ngủi của Yuri Andropov trong vai trò Tổng Bí thư của Đảng cộng sản Liên Xô lẽ ra đã dẫn tới sự đàn áp không nương tay đối với các quan hệ thị trường đen đã phát triển ở Liên Xô, nhưng cái chết sớm của ông đã dẫn tới việc nắm quyền của các thế lực trong Đảng đã lớn mạnh để chấp nhận và hưởng lợi từ "nền kinh tế thứ hai". Các thế lực này là hiện thân của chính sách của Mikhail Gorbachov về tự do ngôn luận và cải tổ (glasnost và perestroika), buông lỏng cho một làn sóng phản cách mạng ở Liên Xô đã dẫn tới sự tan rã CNXH.

  Ở Việt Nam, việc thực thi cải cách thị trường một cách từ từ cho phép ĐCSVN đảm bảo sự thống trị của nhà nước XHCN lên khu vực tư nhân. Thêm nữa, điều đó ép buộc các doanh nghiệp của "nền kinh tế thứ hai" phải ló ra khỏi thị trường đen và đặt chúng dưới sự kiểm soát của nhà nước. Luật Doanh nghiệp năm 1999, là một ví dụ, dẫn tới 160 nghìn doanh nghiệp đăng ký với chính phủ mà phần lớn trong đó là các "kinh doanh đã tồn tại và hoạt động không có giấy phép và hưởng lợi từ luật mới để đăng ký."  

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top