Phần 0: Mở đầu
Tại blog này, chúng tôi thường xuyên sử dụng thuật ngữ "chủ nghĩa xã hội hiện thực" là để mô tả các nước khác nhau mà chúng tôi cho là theo chủ nghĩa xã hội [nguyên văn tiếng Anh là actually existing socialism, nghĩa là CNXH đang tồn tại trong thực tế]. Thuật ngữ nhằm nhấn mạnh sự "tồn tại trên thực tế" để nổi bật nhu cầu tiếp cận CNXH theo quan điểm chủ nghĩa duy vật, chứ không phải là chủ nghĩa duy tâm. Chúng tôi sẽ định nghĩa CNXH hiện thực là biểu hiện vật chất của lý tưởng XHCN. Một cách không hoàn hảo như nó vốn vậy, đó chính là thực tế của những gì được dùng để xây dựng CNXH trong một thế giới bị thống trị bởi chủ nghĩa đế quốc.
Nhưng CNXH hiện thực có ý nghĩa gì cho các cuộc cách mạng của thế kỷ 21, một thời gian dài sau sự sụp đổ của phần lớn khổi XHCN? Năm nước – Cuba, Trung Quốc, Việt Nam, Lào và Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên – đã sống sót trước làn sóng phản cách mạng những năm đầu thập niên 1990, nhưng sự sống sót của họ buộc họ phải thực hiện một vài nhượng bộ và thoái lui nhất định trước hệ thống thị trường ở các cấp độ khác nhau.
Trung Quốc, Việt Nam và Lào đều theo đuổi con đường phát triển trong đó nhấn mạnh vai trò của kinh tế thị trường có quản lý chặt chẽ trong việc tiếp tục xây dựng CNXH, điều khiến nhiều người cánh tả thất vọng. Cuba và Triều Tiên thì vẫn duy trì nền kinh tế có kế hoạch giống với mô hình Liên Xô, nhưng thậm chí gần đây, họ cũng đã chấp nhận các cải cách thị trường chiến lược.
Tuy nhiên các cải cách thị trường của Trung Quốc và Việt Nam đều dẫn tới tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ, việc thi hành các chính sách kinh tế mới trong thực tế rõ ràng là độc đáo. Đối với những người Trotskist và những người cộng sản cánh tả, các cải cách thị trường này đơn giản là biểu hiện của chính sách CNTB nhà nước. Tuy nhiên, nếu nhìn gần hơn thì sẽ thấy rằng các cải cách này là những quyết định chính sách hết sức thận trọng được đòi hỏi bởi quần chúng nhân dân để tiếp tục xây dựng CNXH trong thế giới hậu Xô Viết.
Cũng như Trung Quốc, những mũi nhọn của nền kinh tế Việt Nam vẫn nằm trong tay nhà nước. Đảng cộng sản Việt Nam, chính đảng của giai cấp công nhân và nông dân, vẫn lãnh đạo nhà nước, và Đảng vẫn dựa trên mô hình kinh tế kế hoạch và kết hợp thêm một vài yếu tố thị trường. Giai cấp công nhân vẫn giữ quyền lực chính trị và kinh tế ở Việt Nam, và các cải cách thị trường đã được thi hành như là một công cụ củng cố thêm CNXH, chứ không phải là làm yếu đi.
Thật vậy, nếu những người chỉ trích CNXH hiện thực thực sự nhìn vào Việt Nam, họ sẽ tìm thấy một phong trào phản đối sôi nổi của công nhân và nông dân, nhưng lại hợp tác với Đảng cộng sản, chứ không phải là chống đối, để cải thiện CNXH. Nhà nước đặt lợi ích của tư bản trong và ngoài nước dưới lợi ích giai cấp của nhân dân, và ĐCS hoạch định nền kinh tế để thỏa mãn nhu cầu và đòi hỏi của giai cấp cần lao trước hết.
Ở nhiều điểm khác nhau trong lịch sử, các nước XHCN đã phải thực hiện một số nhượng bộ về thị trường để nhằm củng cố và bảo toàn CNXH. Các nước lạc hậu về kinh tế mà có Cách mạng XHCN đối mặt với nhiệm vụ cách mạng hóa lực lượng sản xuất nhằm đạt được nhu cầu vật chất của quần chúng. Như Lê-nin đã nói một cách rất đúng rằng: "Chủ nghĩa xã hội chính là chính quyền Xô-Viết và điện khí hóa".
Việt Nam đang tiếp tục nhiệm vụ kiến thiết CNXH gian khổ. Được tôi luyện kinh nghiệm qua sự tấn công man rợ của chủ nghĩa đế quốc Hoa Kỳ, và được tạo cảm hứng từ sự chiến thắng, nhân dân Việt Nam đã kiên gan bền chí qua các thời kỳ thoái trào và khủng hoảng kinh tế để tiếp tục xây dựng CNXH trong thế kỷ 21. Mặc dù các cải cách thị trường đã mang tới nhiều thách thức và hệ quả tiêu cực, sự định hướng nói chung của nhà nước Việt Nam và nền kinh tế là hướng tới giai cấp lao động và chỉ riêng điều này làm cho CNXH Việt Nam đáng để nghiên cứu và bảo vệ.
Bài luận này được chia làm nhiều mục nhỏ hơn, dễ đọc hơn, gồm:
- Đổi Mới, cải cách thị trường và CNXH ở Việt Nam
- Kinh tế thị trường XHCN so với kinh tế thị trường TBCN
- CNXH hiện thực ở VN
- Công đoàn và CNXH hiện thực ở VN
- Cải cách thị trường là đòi hỏi của quần chúng nhân dân
- "Hãy để cho trăm hoa đua nở": biểu tình và sự chuyên chính của giai cấp vô sản ở Việt Nam
- CNXH hiện thực có ý nghĩa gì với đối với những người cộng sản Hoa Kỳ?
Vì những điểm độc đáo của cải cách thị trường Việt Nam được bàn đến nhiều trong bài này, chúng tôi không thấy có lý do gì để mất thời gian trình bày lại những gì đã có sẵn, và một lần nữa chứng minh CNXH thị trường đã bén rễ vững chắc trong các ý tưởng và kinh nghiệm trực tiếp của Marx và Lênin. Độc giả quan tâm tới thảo luận của chúng tôi về CNXH thị trường và chủ nghĩa Marx-Lênin thì có thể quay lại bài viết: Trung Quốc và CNXH thị trường: một vấn đề về Nhà nước và Cách mạng.
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top