Công Nghe VN
Ngày nay trong xu thế toàn cầu hoá, các nước đang trong quá trình hội nhập kinh tế khu vực và thế giới. Đối với các nước đang phát triển đây vừa là cơ hội, vừa là thách thức. Hiện nay khoảng các giữa các nước phát triển và các nước đang phát triển đang ngày càng cách xa, sự cách biệt đó một phần do sự phát triển về khoa học công nghệ là khác nhau, trình độ phát triển khoa học công nghệ ở các nước đang phát triển còn thấp và lạc hậu so với các nước phát triển.Vì thế các nước đang phát triển muốn hội nhập vào nền kinh tế thế giới và rút ngắn khoảng cách với các nước phát triển thì phải đầu tư phát triển nền khoa học công nghệ cho mình. Có như vậy kinh tế của các nước này mới đứng vững được trong quá trình hội nhập, giúp cho các doanh nghiệp trong nước cạnh tranh được với các doanh nghiệp nước ngoài, đặc biệt là các doanh nghiệp của các nước có trình độ công nghệ tiên tiến, đồng thời giúp phát triển mọi mặt của đời sống kinh tế xã hội trong nước. Tuy nhiên trong quá trình hội nhập, các nước đang phát triển cũng có lợi thế của những nước đi sau, các nước này có thể phát triển nền khoa học công nghệ của mình nhờ sự áp dụng và phát triển những công nghệ của các nước đi trước bằng chuyển giao công nghệ, song song với việc nghiên cứu và triển khai nền khoa học công nghệ trong nước. Nước ta cũng là nước đang phát triển, nền sản xuất nhỏ, nông nghiệp là chủ yếu, tình trạng công nghệ còn lạc hậu. Hơn 15 năm thực hiện đổi mới, nước ta đã đạt được những thành tựu đáng kể, nhưng nhìn chung tình hình công nghệ còn kém phát triển, trong hoạt động chuyển giao và đổi mới công nghệ ở nước ta nói chung và trong các doanh nghiệp sản xuất nói riêng vẫn còn nhiều hạn chế. Vì vậy với tính cần thiết phải xác định thực trạng hiện nay của công nghệ trong các doanh nghiệp sản xuất đặc biệt là các doanh nghiệp công nghiệp ở nước ta hiện nay, với đề tài này em mong muốn làm rõ một số vấn đề còn tồn tại và có một số giải pháp để khắc phục tình trạng đó. Em xin cảm ơn thầy (cô) đã giúp em hoàn thành đề tài này. 2.
Đổi mới công nghệ tại các doanh nghiệp vừa và nhỏ Cần những chế tài đủ mạnh
(15/12/2011)
Khoa học và công nghệ không chỉ là động lực của quá trình phát triển mà trở thành lực lượng sản xuất hàng đầu, góp phần nâng cao năng lực quốc gia. Lợi thế cạnh tranh sẽ thuộc về doanh nghiệp nào biết ứng dụng công nghệ mới vào sản xuất và kinh doanh. Tuy nhiên, cho đến nay việc nâng cao năng lực công nghệ của các doanh nghiệp vừa và nhỏ vẫn diễn ra chậm chạp và hiệu quả chưa cao.
Thực trạng và nguyên nhân
Tại thành phố Hồ Chí Minh, số lượng doanh nghiệp vừa và nhỏ chiếm 95% tổng số doanh nghiệp đang hoạt động. Tuy nhiên, khảo sát tại 400 doanh nghiệp trên địa bàn cho thấy, chỉ có 13% trong số này có trình độ công nghệ từ trung bình khá trở lên, trong khi đó, có tới 51% ở mức yếu. Khảo sát của UNDP cũng cho thấy, tỷ lệ nhập khẩu công nghệ, thiết bị mỗi năm của các nước đang phát triển chiếm gần 40% tổng kim ngạch nhập khẩu nhưng ở Việt Nam, tỷ lệ này chưa đến 10%. Còn theo khảo sát của Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương, trình độ công nghệ cũng như mức độ làm chủ công nghệ của các doanh nghiệp công nghiệp Việt Nam thuộc hàng thấp và chậm so với khu vực. Khoảng 30 năm trước, Thái Lan, Malaixia có trình đọ phát triển tương đương Việt Nam. Nhưng hiện nay, các nước này đã vượt qua Việt Nam.Trong lĩnh vực dệt may chẳng hạn, công nghệ, thiết bị đã gần 15 tuổi, thuộc dạng phế thải của Hàn Quốc, nhưng một vài doanh nghiệp dệt may Việt Nam vẫn nhập về để sản xuất.
Theo Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp, các doanh nghiệp được phép trích 10% lợi nhuận trước thuế để đầu tư đổi mới công nghệ. Khảo sát về tình hình sử dụng thiết bị công nghệ và tư vấn công nghệ của các doanh nghiệp Việt Nam do UNDP và Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương thực hiện tại 100 đơn vị ở Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh cho thấy, mức đầu tư cho đổi mới thiết bị - công nghệ chỉ chiếm 3% doanh thu cả năm.
Tại sao lại thấp như vậy? Nguyên nhân rất nhiều. Trước tiên là do lợi nhuận của khối doanh nghiệp này còn thấp nên hạn chế về năng lực tích tụ vốn dành cho đổi mới công nghệ. Nguyên nhân thứ hai là do các doanh nghiệp vừa và nhỏ tư nhân khó tiếp cận những chính sách hỗ trợ và các chương trình ưu đãi của Chính phủ. Tỷ lệ những doanh nghiệp này tham gia chương trình hỗ trợ của Chính phủ còn rất khiêm tốn (dưới 10%), do nguồn lực của bản thân doanh nghiệp hạn chế hoặc do chưa chuẩn bị để tiếp cận các nguồn vốn. Các doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng gặp khó khăn ngay trong việc tiếp cận nguồn vốn của ngân hàng, một phần vì thủ tục quá phức tạp và phần khác do doanh nghiệp thiếu thông tin.
Nguyên nhân thứ ba là doanh nghiệp vừa và nhỏ vẫn còn nằm ngoài chuỗi cung ứng và chưa trở thành một thành tố quan trọng trong việc phát triển các ngành công nghiệp hỗ trợ của Việt Nam. Hiện nay, ngành công nghiệp hỗ chợ của Việt Nam vẫn chưa phát triển. Thêm vào đó là các chính sách thu hút đầu tư nước ngoài và phát triển doanh nghiệp tư nhân chưa được phối hợp hiệu quả để thúc đẩy sự phát triển của ngành công nghiệp này. Đa số các doanh nghiệp vừa và nhỏ chưa tham gia vào chuỗi giá trị sản xuất toàn cầu.
Một nguyên nhân nữa không kém phần quan trọng là trình độ công nghệ và sáng tạo của các doanh nghiệp vừa và nhỏ còn thấp, tốc độ đổi mới công nghệ của các nước cũng thấp so với yêu cầu, tỷ lệ ứng dụng công nghệ hiện đại trong các lĩnh vực sản xuất, kinh doanh còn có khoảng cách so với các nước trong khu vực. Theo báo cáo điều tra của các tỉnh, thành, trình độ công nghệ của doanh nghiệp nhìn chung mới chỉ đạt mức trung bình so với khu vực và thế giới. Hoạt động đổi mới công nghệ của các doanh nghiệp rất khác nhau, cả về nội dung lẫn quy mô đầu tư, và phần lớn chỉ tập trung vào những phần tác động trực tiếp đến sản xuất, kinh doanh.
Ngoài ra, các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực khoa học và công nghệ vẫn chưa nhiều, chỉ khoảng 350 đơn vị vào cuối năm 2010. Số lượng nhà khoa học làm việc trong các doanh nghiệp cũng rất ít, chiếm khoảng 0,025% tổng số lao động của doanh nghiệp.
Như vậy, do chưa nhận thức rõ vai trò và sự kết hợp các thành phần công nghệ trong sản xuất, do hạn chế về vốn và năng lực công nghệ, do thiếu thông tin và kinh nghiệm về chuyển giao công nghệ cũng nhiều yếu tố khác đã khiến cho quá trình đổi mới công nghệ của các doanh nghiệp vừa và nhỏ hoạt động kém hiệu quả.
Giải pháp
Theo Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Nguyễn Quân, “do hiện nay chúng ta chưa có chế tài đủ mạnh để buộc các doanh nghiệp phải đầu tư cho nghiên cứu, phát triển và đổi mới công nghệ” nên tình hình đổi mới công nghệ tại doanh nghiệp diễn ra chậm chạp. Tuy Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp quy định doanh nghiệp được trích tới 10% lợi nhuận trước thuế để lập quỹ phát triển khoa học và công nghệ, nhưng hầu hết doanh nghiệp của chúng ta vẫn chưa quan tâm và cũng chưa đầu tư. Chính vì vậy, “cần phải có chế tài đủ mạnh để buộc doanh nghiệp phải trích một phần lợi nhuận của họ cho phát triển khoa học và công nghệ. Những doanh nghiệp quá nhỏ có thể đóng góp cho Quỹ phát triển khoa học và công nghệ của địa phương để quỹ này có được một nguồn đủ lớn cho phép tái đầu tư theo tứ tự ưu tiên, làm sao mỗi năm sẽ có một số doanh nghiệp được hỗ trợ để đổi mới công nghệ. Chúng ta có thể mở rộng các phương thức đầu tư của doanh nghiệp dành cho khoa học và công nghệ. Hiện nay, Chính phủ đã cho phép các tỉnh thành lập quỹ phát triển khoa học và công nghệ của mình, Nhà nước hỗ trợ vốn ban đầu để hoạt động và về lâu dài, quỹ phải tự bảo tồn và phát triển vốn. “Nếu chúng ta buộc các doanh nghiệp phải trích 10% lợi nhuận trước thuế như trong Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp quy định, chắc chắn chúng ta sẽ có một nguồn đầu tư lớn gấp đôi tiền ngân sách Nhà nước đã đầu tư cho khoa học và công nghệ”.
Nhiều chuyên gia cũng cho rằng, để thúc đẩy quá trình đổi mới công nghệ trong doanh nghiệp, cần nhiều giải pháp mang tính đồng bộ, từ chính sách, tài chính đến truyền thông.
Giải pháp về chính sách: Hoàn thiện nội dung Chương trình phát triển thị trường công nghệ đến năm 2020; Khẩn trương nghiên cứu xây dựng Kế hoạch phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ giai đoạn 2011-2015; Xây dựng Đề án những giải pháp nâng cao khả năng tiếp cận và ứng dụng tiến bộ công nghệ vào sản xuất của các doanh nghiệp vừa và nhỏ; Sửa đổi và bổ sung Nghị định số 119/1999/NĐ-CP của Chính phủ về một số chính sách và cơ chế tài chính khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào khoa học và công nghệ (như cho phép hỗ trợ tối đa từ ngân sách Nhà nước 30% tổng kinh phí để thực hiện đề tài nghiên cứu của doanh nghiệp vừa và nhỏ)…
Giải pháp về truyền thông: Tăng cường phổ biến thông tin về cơ chế, chính sách hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ; Nâng cao nhận thức của doanh nghiệp về sự cần thiết phải đổi mới công nghệ nhằm nâng cao năng lực doanh nghiệp trong môi trường cạnh tranh và hội nhập quốc tế hiện nay; Xây dựng cơ chế hỗ trợ tra cứu thông tin về khoa học và công nghệ, về sở hữu trí tuệ để các doanh nghiệp tiếp cận dễ dàng hơn.
Những giải pháp cụ thể khác: Tổ chức thường xuyên các hội chợ công nghệ và thiết bị mang tầm quốc gia, vùng và địa phương, kể cả các sàn giao dịch công nghệ điện tử để phục vụ hiệu quả hơn nhu cầu kết nối cung cầu về công nghệ. Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ quốc gia, Quỹ Đổi mới công nghệ quốc gia mở rộng hình thức hỗ trợ, như hỗ trợ lãi suất vay, cho vay ưu đãi, bảo lãnh vốn vay giúp doanh nghiệp xây dựng và thực hiện lộ trình đổi mới công nghệ. Đẩy mạnh Chương trình hỗ trợ ứng dụng và chuyển giao tiến bộ khoa học và công nghệ phục vụ phát triển kinh tế - xã hội nông thôn miền núi. Hỗ trợ tổ chức đào tạo ngắn hạn cho lãnh đạo doanh nghiệp thuộc lĩnh vực công nghệ cao về quản trị công nghệ.
Để tồn tại và phát triển trong môi trường cạnh tranh ngày càng quyết liệt, các doanh nghiệp cần thường xuyên đổi mới công nghệ để nâng cao chất lượng sản phẩm - dịch vụ. Bên cạnh những chính sách hỗ trợ của Chính phủ, bản thân doanh nghiệp cũng cần phải nhận thức rõ tầm quan trọng của đổi mới công nghệ và thêm vào đó, là tinh thần dám nghĩ dám làm. Có vậy, tiến trình đổi mới công nghệ mới đi đến thành công.
(Báo Khoa học và Công nghệ, số 50, ngày 15/12/2011, tr. 5-6)
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top