doc chat moi truong-chuong4
TS. Lê Quốc Tuấn
Khoa Môi Trường và Tài Nguyên, ĐH Nông Lâm TP.HCM
Chương 4
ĐỘC CHẤT HỌC MÔI TRƯỜNG
4.1. Nền tảng độc chất học môi trường
Các khu công nghiệp và nông nghiệp thường xuyên sử dụng nhiều loại
hóa chất cùng với chất thải hóa học phát sinh từ khu chế xuất được thải vào môi
trường. Các loại khí thải phát tán trong không khí; chất thải lỏng hòa tan vào các
nguồn tiếp nhận và được vận chuyển xa nguồn thải một cách nhanh chóng. Giống
như các chất diệt cỏ và các hóa chất nông nghiệp khác làm thay đổi sản lượng
nông nghiệp và lâm nghiệp. Trong thực tế, lợi nhuận từ việc sử dụng các loại hóa
chất cho phát triển công nghiệp thường có ảnh hưởng không tốt đến môi trường.
Việc sử dụng các chất diệt côn trùng có thể làm cho cá và chim chết hàng loạt.
Ngoài ra ảnh hưởng của các độc tố phát sinh trong quá trình sử dụng, các loại
hóa chất còn gây ảnh hưởng đến đời sống hoang dã và trong nhiều trường hợp có
thể gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người và cộng đồng. Điều này đã gióng
lên một hồi chuông cảnh báo về tác hại của các hóa chất được sử dụng. Do đó đã
có một vài khuyến cáo đưa ra nhằm điều tiết và hạn chế việc thải các hóa chất
vào môi trường. Việc thải hóa chất vào trong môi trường đòi hỏi có một sự hiểu
biết về thuộc tính của độc chất và hậu quả chúng đối với môi trường. Từ đó
ngành độc chất học môi trương ra đời.
Độc chất học môi trường là ngành khoa khoa học nghiên cứu "số phận"
và ảnh hưởng các hóa chất trong môi trường. Cho dù, định nghĩa này đầu tiên đề
cập đến các hóa chất tự nhiên có trong môi trường, độc chất học môi trường về
cơ bản kết hợp với ngành hóa môi trường nghiên cứu về các hợp chất do con
người tạo ra. Độc chất học môi trường có thể chia ra thành 2 chuyên ngành: độc
chất học sức khỏe môi trường và độc chất học sinh thái. Độc chất học sức khỏe
môi trường là ngành nghiên cứu ảnh hưởng của các hóa chất lên sức khỏe con
người, trong khi độc chất học sinh thái tập trung vào ảnh hưởng của độc chất môi
trường lên hệ sinh thái và các cấu thành của hệ sinh thái. Đánh giá ảnh hưởng
độc tính của các hóa chất lên con người có liên quan đến việc sử dụng các mẫu
sinh vật chuẩn (vd. chuột) cũng như các đánh giá về sự phát nhiễm của cộng
đồng bị phơi nhiễm (vd. nông dân và công nhân). Trái lại, độc học sinh thái liên
quan đến ngành nghiên cứu ảnh hưởng của độc chất lên nhiều loại sinh vật cấu
thành nên hệ sinh thái từ vi sinh vật cho đến động vật ăn thịt. Hơn nữa, để có một
TS. Lê Quốc Tuấn
Khoa Môi Trường và Tài Nguyên, ĐH Nông Lâm TP.HCM
cái nhìn toàn diện về ảnh hưởng của hóa chất trong môi trường đòi hỏi có những
đánh giá bổ sung về độc chất học như số phận của hóa chất trong môi trường và
các phản ứng của độc chất với các thành phần "vô sinh" của hệ thống sinh thái.
Đo đó, để đánh giá ảnh hưởng của hóa chất trong môi trường cần phải sử dụng
kiến thức chuyên ngành của nhiều ngành khoa học khác nhau. Mục đích cuối
cùng của những đánh giá này là giải thích ảnh hưởng của hóa chất có mặt trong
môi trường (đánh giá quá khứ nguy hại) và dự đoán ảnh hưởng của các hóa chất
trước khi chúng được thải vào môi trường (đánh giá tiềm năng nguy hại).
Hóa chất gây nên các mối nguy hiểm cho môi trường thường có 3 đặc
điểm sau: bền vững trong môi trường, dễ tích lũy trong cơ thể sống và độc tính
cao.
4.2. Tính bền vững trong môi trường của độc chất
Các quá trình hữu sinh và vô sinh tồn tại trong tự nhiên thực hiện chức
năng loại thải độc tố hóa học. Nhiều hóa chất thải vào môi trường có tính nguy
hại thấp do chúng có thời gian sống thấp. Các hóa chất có mối nguy hại cao (vd.
DDT: Dichloro-Diphenyl-Trichloroethane, PCB: Polychlorinated biphenyl,
TCDD: Polychlorinated dibenzodioxin) không bị phân hủy và bền vững lâu dài
trong môi trường. Việc tiếp tục thải các chất này vào trong môi trường sẽ dẫn đến
sự tích lũy của chúng đến mức độ đủ để gây độc. Những hóa chất này có thể tiếp
tục gây độc trong thời gian dài cho dù quá trình thải chúng vào môi trường đã
dừng lại từ lâu. Chúng ta có thể đánh giá sự vền vững của các hóa chất qua thời
gian bán hủy hủy của chúng (Bảng 4.1). Sự phân hủy của độc chất trong môi
trường thường diễn ra qua 2 quá trình: hữu sinh và vô sinh. Cả hai quá trình hữu
sinh và vô sinh đều có vai trò quan trọng trong việc phân hủy và chuyển hóa các
độc chất trong môi trường.
Bảng 4.1. Thời gian bán phân hủy của một số chất trong môi trường
Độc chất Thời gian bán phân hủy Môi trường
DDT 10 năm Đất
TCDD 9 năm Đất
Atrazine 25 tháng Nước
Benzoperylene (PAH) 14 tháng Đất
Phenanthrene (PAH) 138 ngày Đất
Carbofuran 45 ngày Nước
TS. Lê Quốc Tuấn
Khoa Môi Trường và Tài Nguyên, ĐH Nông Lâm TP.HCM
4.2.1. Phân hủy vô sinh
Nhiều yếu tố trong môi trường có thể phá hủy cấu trúc bền của hóa chất
trong môi trường. Nhiều quá trình phân hủy vô sinh diễn ra nhờ ảnh hưởng của
ánh sáng (quang phân) hay nước (thủy phân)
Quang phân. Ánh sáng, trước tiên là vùng tử ngoại, có khả năng bẻ gãy
các liên kết hóa học, do đó góp phần vào việc phân hủy một vài hóa chất. Quang
phân chủ yếu diễn ra trong không khí hoặc trong nước bề mặt nơi mà cường độ
ánh sáng cao nhất. Quang năng phụ thuộc vào cả cường độ ánh sáng và khả năng
hấp thu ánh sáng của các phân tử. Các hợp chất mạch vòng không no như
polycyclic aromatic hydrocarbon dễ dàng bị quan phân do chúng có khả năng
hấp thu năng lượng ánh sáng cao. Năng lượng ánh sáng cũng có thể tạo điều kiện
thuận lợi cho việc tương tác giữa các chất ô nhiễm và oxy chúng qua quá trình
thủy phân hoặc oxi hóa. Sự quang oxi hóa chất diệt côn trùng parathion được
biểu diễn qua Hình 4.1.
Thủy phân. Nước, thường kết hợp với năng năng lượng ánh sáng hoặc
nhiệt độ, có thể bẻ gãy các liên kết hóa học. Phản ứng thủy phân thường dẫn đến
việc chèn một nguyên tử oxygen vào trong phân tử. Liên kết ester trong phân tử
parathion (hình 26.1) rất dễ dàng bị thủy phân. Sự thủy phân làm giảm thời gian
bán phân hủy của các hóa chất trong môi trường. Tốc độ thủy phân các hóa chất
phụ thuộc vào nhiệt độ và pH của môi trường nước. Tốc độ thủy phân tăng khi
nhiệt độ tăng và pH khắc nghiệt.
TS. Lê Quốc Tuấn
Khoa Môi Trường và Tài Nguyên, ĐH Nông Lâm TP.HCM
Quang Hóa Thủy phân
Hình 4.1. Ảnh hưởng của ánh sáng (quang hóa) và nước mưa (thủy phân) đến sự
phân hủy parathion
4.2.2. Phân hủy hữu sinh
Nhiều chất lây nhiễm trong môi trường dễ dàng bị phân hủy vô sinh. Tuy
nhiên, quá trình phân hủy vô sinh thường xảy ra với tốc độ chậm. Sự phân hủy
các chất lây nhiễm có thể diễn ra ở tốc độ cao qua hoạt động của vi sinh vật. Vi
sinh vật (vi khuẩn, nấm) phân hủy các chất nhằm lấy năng lượng từ các nguồn
này. Quá trình phân hủy hữu sinh thường được thực hiện bởi các enzyme và tốc
độ phân hủy nhanh hơn rất nhiều so với phân hủy vô sinh. Các quá trình phân
hủy hữu sinh có thể dẫn đến sự khoáng hóa hoàn toàn cách chất thành nước, CO2
và các chất vô cơ. Phân hủy hữu sinh bao gồm các quá trình kết hợp với sự phân
hủy vô sinh (vd. thủy phân, oxi hóa) và các quá trình loại bỏ các nguyên tử clo,
cắt các cấu trúc mạch vòng, loại bỏ chuỗi carbon. Quá trình mà qua đó các vi
TS. Lê Quốc Tuấn
Khoa Môi Trường và Tài Nguyên, ĐH Nông Lâm TP.HCM
sinh vật loại bỏ các chất gây ô nhiễm môi trường được gọi là sự xử lý sinh học
(bioremediation).
4.3. Tích lũy sinh học
4.3.1. Đặc tính của quá trình tích lũy sinh học
Chỉ có tính chất bền vững trong môi trường, thì các chất sẽ không gây
nên vấn đề gì cho môi trường. Nếu một chất không thể xâm nhập vào bên trong
cơ thể của sinh vật, thì nó sẽ không đem đến mối đe dọa nào. Một khi đã được
hấp thu, hóa chất được tích lũy trong cơ thể đến giới hạn có thể gây độc. Sự tích
lũy sinh học được định nghĩa như là một quá trình mà qua đó sinh vật tích lũy
các hóa chất trực tiếp từ môi trường vô sinh (vd. nước, khí, đất) và từ các nguồn
thức ăn (truyền dưỡng). Các hóa chất môi trường được hấp thu một lượng lớn bởi
sinh vật qua quá trình khuếch tán thụ động. Vị trí đầu tiên cho việc hấp thu bao
gồm màng phổi, mang, đường ruột. Da và các cấu trúc khác (vảy, lông mao, lông
vũ) có tác dụng bảo vệ cơ thể. Tuy nhiên, việc hấp thu một số hóa chất qua da có
thể xảy ra. Các hóa chất phải xuyên qua lớp đôi lipid của màng để đi vào trong
cơ thể. Tiềm năng tích lũy sinh học các hóa chất có liên quan với sự hòa tan trong
lipid của các chất. Môi trường nước là nơi mà tại đó các chất có ái lực với lipid
xuyên qua tấm chắn giữa môi trường vô sinh và sinh vật. Bởi vì (1) sông, hồ và
đại dương như là các bể lắng các chất và (2) sinh vật thủy sinh chuyển một lượng
lớn nước xuyên qua màng hô hấp của chúng (mang) cho phép tách một lượng
vừa đủ các hóa chất từ nước. Thủy sinh vật có thế tích lũy sinh học các hóa chất
có ái lực với lipid và đạt đến nồng độ cao hơn nồng độ chất đó có trong môi
trường (Bảng 4.2).
Bảng 4.2. Sự tích lũy sinh học một số độc chất trong cá
Độc chất Chỉ số tích lũy
DDT 127.000
TCDD 39.000
Endrin 6.800
Pentachlorobenzene 5.000
Lepthophos 750
Trichlorobenzene 183
Nguồn: LeBlanc, 1994, Environ. Sci. Technol., 28, 154-160.
Chỉ số tích lũy là tỉ lệ nồng độ độc chất trong cá và trong nước lúc ở trạng thái cân bằng
TS. Lê Quốc Tuấn
Khoa Môi Trường và Tài Nguyên, ĐH Nông Lâm TP.HCM
Sự hấp thu các chất hòa tan trong lipid từ môi trường phụ thuộc chủ yếu
vào thành phần lipid của các cơ quan, bởi vì lipid của cơ thế là nơi đầu tiên lưu
lại hóa chất (hình 26.2).
Hình 4.2. Mối tương quan giữa thành phần lipid và nồng độ PCB
(Polychlorinated biphenyl). Nguồn: Oliver và Niimi, 1988. Environ. Sci. Technol.,
22, 388-397.
Các hóa chất có thể được chuyển vào chuỗi thức ăn từ sinh vật đến động
vật ăn thịt. Đối với các chất hòa tan trong lipid, thì sự vận chuyển này có thể dẫn
đến việc tăng nồng độ hóa chất với mỗi mắc xích tiếp theo trong chuỗi thức ăn
(phát tán sinh học). Như được mô tả ở hình 26.3, một chất có thể tích lũy sinh
học bởi một nhân tố của (2) bất kể nguồn chất lây nhiễm là nước hay thức ăn thì
việc phát tán các chất ở mỗi mức dinh dưỡng sẽ dẫn đến nồng độ cao hơn của
chất đó trong mức cao của chuỗi thức ăn.
TS. Lê Quốc Tuấn
Khoa Môi Trường và Tài Nguyên, ĐH Nông Lâm TP.HCM
Hình 4.3. Sự gia tăng nồng độ độc chất trong chuỗi thức ăn sinh thái. (1) là nồng
độ độc chất trong môi trường nước. Sự tích lũy sinh học độc chất từ cả môi
trường nước và nguồn thức ăn. Số có vòng tròn là nồng độ độc chất trong các cấu
thành của chuỗi thức ăn; số đi kèm theo với mũi tên là nồng độ độc chất chuyển
từ cấu thành này đến cấu thành khác.
Điều đó cho thấy tích lũy sinh học độc chất điển hình từ nước môi trường
nước hơn là từ thức ăn và dường như không có một cá thể nào tích lũy độc chất ở
cùng một mức độ từ cả 2 nguồn. Ví dụ, sự vận chuyển DDT trong chuỗi thức ăn
đã dẫn đến sự suy thoái nhiều quần thể chim ăn thịt. Điều này đã góp phần làm
nên một quyết định là cấm sử dụng chất diệt côn trùng này.
Tích lũy sinh học làm chậm quá trình biểu hiện độc tính của hóa chất.
Lúc đầu độc chất được tích lũy trong lipid, nhưng vẫn di chuyển đến mục tiêu.
Khi lipid được sử dụng thì hóa chất này mới biểu hiện độc tính. Ví dụ, độc chất
tích lũy trong lipid thường được di chuyển trong quá trình chuẩn bị cho sự sinh
sản. Sự mất lipid có thể dẫn đến giải phóng các độc chất hòa tan trong lipid và
TS. Lê Quốc Tuấn
Khoa Môi Trường và Tài Nguyên, ĐH Nông Lâm TP.HCM
làm cho chúng trở nên độc. Hệ quả này có thể dẫn đến sự chết của các cá thể
trưởng thành khi chúng tiến đến sự thành thục để sinh sản. Các hóa chất hòa tan
trong lipid cũng có thể được chuyển cho các thế hệ sau. Ví dụ, lipid có trong lòng
đỏ của trứng hoặc trong sữa động vật có vú, có khả năng sự gây độc cho các thế
hệ sau mà thế hệ bố mẹ không bị nhiễm độc bởi các hóa chất này.
4.3.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự tích lũy sinh học
Sự tích lũy sinh học các độc chất môi trường chịu ảnh hưởng bởi một vài
yếu tố. Trước hết phải kể đến là tính bền vững trong môi trường của độc chất.
Mức độ tích lũy của một chất trong môi trường được xác định bằng nồng độ của
chất đó trong môi trường. Chất gây ô nhiễm dễ dàng bị đào thải ra khỏi môi
trường thì thường không sẵn sàng cho tích lũy sinh học.
Như đã đề cập ở trên, tính tan trong lipid là một nhân tố quyết định cho
khả năng tích lũy sinh học của một chất. Tuy nhiên, các chất có ái lực với lipid
thường có xu hướng ngấm vào trong nền đáy, vì thế làm cho chúng ít sẵn sàng
cho việc tích lũy sinh học. Ví dụ một số chất dễ dàng bị hấp thu bởi acid humic
có trong bùn đáy thì thường ít có khả năng tích lũy sinh học trong cá.
Khi bị hấp thu bởi sinh vật, thì số phận của chất gây ô nhiễm sẽ ảnh
hưởng đến sự tích lũy sinh học của nó. Các chất bị chuyển hóa sinh học thường
trở nên dễ tan trong nước và ít tan trong lipid. Chất bị chuyển hóa sinh học do đó
ít bị cô lập trong khối lipid và dễ dàng bị đào thải ra khỏi cơ thể. Như được biểu
diễn ở bảng 4.3, các chất dễ dàng bị chuyển hóa sinh học, thì sự tích lũy sinh học
sẽ ít diễn ra. Sự khác nhau về tốc độ đào thải dẫn đến sự khác nhau trong tích lũy
sinh học của loài.
Bảng 4.3. Các chỉ số tích lũy sinh học đo được và dự đoán trong cá của một số
độc chất.
Độc chất Dễ dàng chuyển Chỉ số tích lũy
hóa sinh học Dự đoán Đo được
Chlordance Thấp 47.900 38.000
PCB Thấp 36.300 42.600
Mirex Thấp 21.900 18.200
Pentachloro-phenol Cao 4.900 780
Tris(2,3-dibromo-propyl)phosphate Cao 4.570 3
Nguồn: Mackay, 1982. Environ. Sci. Technol., 16, 274-278
TS. Lê Quốc Tuấn
Khoa Môi Trường và Tài Nguyên, ĐH Nông Lâm TP.HCM
4.4. Độc tính
4.4.1. Độc tính cấp
Độc tính cấp được định nghĩa là độc tính diễn ra trong thời gian phơi
nhiễm ngắn. Độc tính cấp trong môi trường thường liên quan đến tai nạn (ví dụ:
sự rò rỉ của hóa chất vào trong một con sông do tai nạn của một tàu chở hóa chất)
hoặc sự bất cẩn trong việc sử dụng hóa chất (ví dụ: sự phun hóa chất của các máy
bay nhưng không đúng mục tiêu). Các giới hạn xả thải được đưa ra dựa vào chất
thải công nghiệp hoặc chất thải sinh hoạt, khi được tuân thủ, thường thành công
trong việc bảo vệ sinh vật trong các vùng tiếp nhận khỏi bị độc tính cấp. Độc tính
cấp của một chất thường được đánh giá qua giá trị LC50 hoặc LD50. Những thông
số này thường có ý nghĩa thống kê để đánh giá độc tính cấp tương đối của độc
chất. LC50 và LD50 biến động đối với sinh vật trong nước và trong đất theo thứ tự
và chúng được biểu diễn ở Bảng 4.4.
Bảng 4.4. Thứ tự đánh giá độc tính cấp của một số độc chất đối với cá và động
vật hoang dã.
Độc tính cấp của các độc chất môi trường được xác định qua thí nghiệm
với sự lựa chọn các loài đại diện trong hệ thống sinh thái (vd. động vật có vú,
chim, cá, động vật không xương sống, thực vật có mạch, tảo. Cụ thể, US EPA
yêu cầu các kiểm nghiệm độc tính cấp với ít nhất 8 loài nước ngọt và nước mặn
khác nhau (16 kiểm nghiệm) bao gồm cá, động vật không xương sống, và thực
vật khi thành lập các tiêu chuẩn về của một chất nào đó trong môi trường nước.
Các cố gắng được thực hiện chỉ nhằm phân loại sinh vật qua sự nhạy cảm với độc
chất. Tuy nhiên, không có sinh vật vào là luôn bất biến với sự nhạy cảm ít hơn
hoặc nhiều hơn với độc tính cấp của độc chất. Hơn nữa, việc sử dụng các loài
chuẩn trong đánh giá độc tính của một chất cho thấy rằng các loài đại diện cho sự
Caù LC50
(mg/L)
Chim/Ñoäng vaät
coù vuù LD50 (mg/L)
Xeáp haïng
ñoäc
Chaát ñieån
hình
Hôi ñoäc
Khaù ñoäc
Raát ñoäc
Cöïc ñoäc
TS. Lê Quốc Tuấn
Khoa Môi Trường và Tài Nguyên, ĐH Nông Lâm TP.HCM
nhạy cảm của nhiều loài khác chỉ đúng ở một chừng mực nào đó của hệ sinh thái
mà thôi. Những phỏng đoán có chừng mực như thế này thường thiếu chính xác.
4.4.2. Cơ chế gây độc tính cấp
Độc chất môi trường có thể biểu hiện độc tính cấp bằng nhiều cơ chế
khác nhau. Một vài ví dụ dưới đây về các cơ chế đặc biệt liên quan đến các loại
độc chất gây nên độc tính cấp trong môi trường tại một thời điểm hiện tại nhất
định
Ức chế cholinesterase. Sự ức chế họat động của cholinesterase là đặc
tính của độc tính cấp liên quan đến phosphate hữu cơ và thuốc trừ sâu carbamate.
Từ 40 đến 80% ức chế hoạt động của cholinesterase não được tìm thấy trong cá
bị nhiễm độc. Độc tính cấp do việc ức chế cholinesterase khá phổ biến đối với cá
và chim bị nhiễm độc do việc sử dụng một lượng lớn phosphate hữu cơ và
carbamate trong các đồng cỏ, trong nông nghiệp và trong bảo trì sân gôn. Sự ức
chế cholinesterase trong cá có thể xảy ra sau những cơn mưa lớn, do trong môi
trường nước nằm gần các khu vực được phun thuốc diệt côn trùng tiếp nhận một
lượng nước mưa chảy tràn bề mặt. Độc tính cấp đối với chim thường diễn ra sau
khi chim ăn các loại thức ăn nằm trong vùng đã được phun thuốc diệt côn trùng.
Trạng thái mê man. Một cách thức thông thường mà qua đó các chất
thải công nghiệp gây nên độc tính cấp, đặc biệt là đối với sinh vật thủy sinh, là
trạng thái mê man. Trạng thái mê man xảy ra khi một độc chất tích lũy trong
màng tế bào tương tác với hoạt động bình thường của màng. Các phản ứng điển
hình với trạng thái mê man là giảm hoạt động, giảm phản ứng đối với các tuyến
ngoại tiết và tăng sự hình thành sắc tố (ở cá). Trạng thái này có tính thuận nghịch
và các sinh vật không chết thường trở lại hoạt động bình thường khi độc chất bị
đào thải ra khỏi cơ thể. Nếu bị mê man lâu dài có thể dẫn đến cái chết. Khoảng
60% hóa chất công nghiệp đi vào trong môi trường nước gây nên độc tính cấp
qua trạng thái mê man. Hóa chất gây nên độc tính cấp qua trạng thái mê man
thường không gây nên độc tính tại một vài vùng đặc biệt trong cơ thể sinh vật và
có ái lực với lipid, dẫn đến việc tích lũy độc chất này trong lớp lipid hoặc pha
giữa lipid và nước của màng đến một mức độ đủ để phá hủy chức năng của màng.
Hóa chất gây nên trạng thái mê man bao gồm alcohol, ketone, benzene, ether và
aldehide
4.4.3 Độc tính mãn tính
TS. Lê Quốc Tuấn
Khoa Môi Trường và Tài Nguyên, ĐH Nông Lâm TP.HCM
Độc tính mãn tính được định nghĩa như là độc tính do kết quả của sự
phơi nhiễm lâu dài của sinh vật đối với một độc chất nào đó. Độc tính lâu dài
thường liên quan đến các quá trình sinh sản, đột biến, nội tiết và rối loạn chức
năng phát triển. Tuy nhiên, phơi nhiễm mãn tính cũng có thể dẫn đến cái chết
trực tiếp không quan sát được trong quá trình phơi nhiễm cấp tính. Ví dụ, phơi
nhiễm mãn tính của các chất ái lực cao với lipid có thể dẫn đến sự tích lũy sinh
học chất đó đến nồng độ có thể gây chết sinh vật. Hoặc, sự di chuyển các độc
chất có ái lực với lipid giữa các thành phần lipid trong quá trình sinh sản có thể
dẫn đến cái chết. Về lý thuyết, điều quan trọng là nhận ra rằng tất cả các chất gây
nên độc tính cấp ở một nồng độ đủ cao, thì hầu như không gây nên độc tính mãn
tính.
4.5. Kim loại
Hầu hết các kim loại có mặt trong môi trường đá, đất, nước, không khí
thường ở nồng độ thấp và phân tán rộng. Kim loại thường được sử dụng cho các
mục đích khác nhau trong hoạt động của con người. Chính các hoạt động này đã
làm tăng hàm lượng kim loại trong môi trường. Thời gian gần đây một lượng lớn
kim loại được sử dụng trong công nghiệp, nông nghiệp và y học. Điều này đã
làm gia tăng sự phơi nhiễm không chỉ đối với công nhân mà còn đối với người sử
dụng các sản phẩm có chứa kim loại. Để một kim loại biểu hiện độc tính, nó phải
xuyên qua màng và đi vào bên trong tế bào. Nếu một kim loại ở dạng hòa trong
lipid như methylmercury (methyl thủy ngân), nó dễ dàng thấm qua màng; một số
kim loại khác (vd. chì) có thể được hấp thu bằng cách hòa tan thụ độn. Ảnh
hưởng độc của kim loại thương liên quan tới sự tương giữa các kim loại tự do với
các thành phần khác nhau của màng tế bào qua các một số phản ứng sinh hóa đặc
biệt.
4.5.1. Cơ chế và vị trí tương tác của kim loại đối với cơ thể
- Ức chế hoặc hoạt hóa enzyme
- Tác động đến các bào quan
- Gây ung thư
- Tác động đến hệ thần kinh
- Tác động đến tuyến nội tiết và cơ quan sinh sản
- Tác động đến hệ hô hấp
TS. Lê Quốc Tuấn
Khoa Môi Trường và Tài Nguyên, ĐH Nông Lâm TP.HCM
- Tương tác hoặc gắn kết với protein
4.5.2. Một số kim loại có độc tính cao (Xem thêm tài liệu tham khảo)
- Chì
- Thủy ngân
- Cadmium
- Crôm
- Arsenic
4.5.3. Xử lý độc tính kim loại
Xử lý phơi nhiễm kim loại nhằm bảo vệ hoặc hoặc giảm độc tính được
thực hiện bởi các hợp chất có khả năng tạo phức với kim loại. Tạo phức là sự
hình thành một phức hợp ion kim loại mà trong đó ion kim loại như là một chất
cho điện tử. kim loại có thể phản ứng với chất gắn kết có chứa O-, S- và N- (vd.
-OH, -COOH, -S-S- và -NH2). Các chất sau khi tạo phức với kim loại có thể di
chuyển đến nơi tích lũy, tạo thành các phức hợp không độc và không sẵn sàng
liên kết với các kim loại khác và dễ dàng bị cô lập hoặc đào thải.
4.6. Hóa chất trong nông nghiệp (nông hóa)
Hóa chất trong nông nghiệp là các loại hóa chất được sử dụng để giết
hoặc kiểm soát sâu bệnh, bảo vệ thực vật, kích thích sinh trưởng...Chúng được
xem là chất gây ô nhiễm môi trường được sử dụng có chủ ý. Việc sử dụng các
hóa chất này luôn được xem xét qua sự đánh giá cân bằng nguy cơ - lợi nhuận.
Đặc biệt hóa chất được sử dụng trong nông nghiệp sẽ trở nên nguy hiểm khi đi
vào chuỗi thức ăn sinh thái
Khi nghiên cứu về ảnh hưởng của nông hóa đến môi trường và con người,
người ta thường nghiên cứu tính bền vững của nông hóa và khả năng tích lũy
sinh học của nông hóa trong môi trường và trong cơ thể sinh vật.
Độc tính của nông hóa liên quan đến cấu trúc hóa học của chúng (Hình
4.4), bởi vì khi đi vào trong cơ thể sinh vật thì những chất này sẽ tương tác với
các cấu thành khác nhau của cơ thể sinh vật đặc biệt là màng sinh học và các cấu
thành của màng sinh học
TS. Lê Quốc Tuấn
Khoa Môi Trường và Tài Nguyên, ĐH Nông Lâm TP.HCM
Hình 4.4. Cấu trúc hóa học của một số chất diệt côn trung thông dụng
4.7. Các chất phụ gia trong thực phẩm
Các chất phụ gia trong thực phẩm là các hóa chất được bổ sung và thức ăn
bởi một vài lý do khác nhau như: kháng khuẩn, nấm, thay đổi màu, mùi và vị của
thức ăn.
Về cơ bản, phụ gia thực phẩm không gây độc mãn tính. Tuy nhiên, trong
một vài trường hợp thì phụ gia thực phẩm trở nên độc, đặc biệt là nếu chúng bị
lạm dụng quá mức.
4.8. Các độc tố (Xem thêm tài liệu tham khảo)
Độc tố là độc chất được sản xuất bởi các cơ thể sống như vi sinh vật, thực
vật động vật. Người ta phân loại độc tố dựa vào nguồn gốc phát sinh của nó. Có
một số loại độc tố như sau:
Ñoäc toá vi sinh
Ñoäc toá naám
Ñoäc toá taûo
Ñoäc toá thöïc vaät
TS. Lê Quốc Tuấn
Khoa Môi Trường và Tài Nguyên, ĐH Nông Lâm TP.HCM
Ñoäc toá ñoäng vaät
Độc tố và các sản phẩm từ nhiên nhiên nhìn chung là có lợi cho các hoạt
động của con người. Ví dụ một vài độc tố được sử dụng rộng rãi như
streptomycin, aspirin...Trái lại, một vài độc tố lại có khả năng gây độc cho con
người. Ví dụ độc tố từ cá cóc, rắn, độc tố từ một số loài thực vật và côn trùng.
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top