cong giao
Công đồng Vatican II
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Bước tới: menu, tìm kiếm
Quảng trường Thánh Phêrô và đài kỷ niệm tại Thành Vatican
Công đồng Vatican II hay Vaticanô II là công đồng đại kết (ecumenical council) của Giáo hội Công giáo Rôma được Giáo hoàng Gioan XXIII triệu tập ngày 1 tháng 10 năm 1962 và được Giáo hoàng Phaolô VI kết thúc ngày 26 tháng 10 năm 1965, tham dự Công đồng này có 2.344 Giám mục trên toàn cầu ở Thành Vatican. Nó được Giáo hội tính là công đồng thứ 21. Bốn giáo hoàng tương lai có mặt tại phiên họp khai mạc của công đồng: Hồng y Giovanni Battista Montini, tức là Phaolô VI khi kế nghiệp Gioan XXIII; Giám mục Albino Luciani, tức là Gioan Phaolô I; Giám mục Karol Wojtyła, tức là Gioan Phaolô II; và Cha Joseph Ratzinger 35 tuổi, có mặt trong vai cố vấn thần học, ông sẽ trở thành Benedict XVI hơn 40 năm sau.
Công đồng này bị đổ thừa do gây bối rối trong Giáo hội, và nó khác với các công đồng kia vì không ủng hộ các lệnh với sự bất khả ngộ (infallibility). Việc này nhìn rõ được trong lời Nota Previa của Lumen Gentium (Ánh sáng muôn dân), và trong cuộc triều kiến chung hàng tuần của Giáo hoàng Phaolô VI ngày 12 tháng 1 năm 1966.
Mục lục
[giấu]
• 1 Bối cảnh
• 2 Các phiên họp
• 3 Chú thích
• 4 Liên kết ngoài
[sửa] Bối cảnh
Suốt những năm 1950, các người Công giáo nghiên cứu về thần học và Kinh Thánh bắt đầu quay khỏi chủ nghĩa tân kinh viện (neo-scholasticism) và kiểu giải thích Kinh Thánh theo nghĩa đen. Giáo hội đã áp dụng cách hiểu này từ Công đồng Vatican I để trả lời dị giáo đổi mới. Có thể nhận thấy thay đổi này đối với các nhà thần học như Karl Rahner S.J., và John Courtney Murray S.J., họ cố gắng giải thích kinh nghiệm con người hiện đại để hợp với những điều giáo lý Kitô giáo; những người như là Yves Congar, Joseph Ratzinger (tức là Giáo hoàng Benedict XVI), và Henri de Lubac tìm hiểu về Kinh Thánh và Giáo hội một cách được cho là chính xác hơn, dùng nó là nguồn phục hồi (ressourcement).
Cùng lúc đó, các giám mục trên thế giới có nhiều vấn đề khó khăn trước mặt do thay đổi chính trị, xã hội, kinh tế, và công nghệ. Trong số đó có giám mục muốn tìm cách mới để giải quyết các vấn đề này. Công đồng Vatican I đã được tổ chức gần 100 năm về trước nhưng bị cắt ngắn khi Quân đội Ý vào thành phố Rôma vào cuối thời Hợp nhất nước Ý. Vì thế, công đồng chỉ có thì giờ tranh luận về vai trò của chức Giáo hoàng, còn các vấn đề mục sư và giáo lý mà có thể ảnh hưởng đến cả Giáo hội chưa được giải quyết.
Tuy nhiều người nghĩ rằng Gioan XXIII sẽ là một giáo hoàng yên ổn, nhưng ông công bố mục đích triệu tập Công đồng ngày 25 tháng 1 năm 1959, chưa ba tháng sau khi được bầu tháng 10 năm 1958. Trong khi ông tỏ ý kiến đầy đủ về công đồng trong nhiều bức thư vào giai đoạn ba năm, một trong những hình ảnh nổi tiếng nhất là khi Giáo hoàng Gioan trả lời câu hỏi tại sao cần triệu tập một công đồng, ông mở cửa sổ và nói, "Tôi muốn mở lớn các cửa sổ Giáo hội để cho chúng ta nhìn ra được và công chúng nhìn vào được." Từ tiếng Ý của "hiện đại hóa", aggiornamento, cũng được liên tưởng với hình ảnh này. Ông mời nhiều giáo phái Kitô giáo khác gửi người để quan sát Công đồng. Cả những giáo phái Tin Lành và Chính Thống giáo Đông phương phúc đáp. Chính Thống giáo Nga, vì sợ chính phủ Xô viết cộng sản, chỉ chấp nhận sau khi Tòa Thánh nói bảo đảm là Công đồng sẽ có tính không chính trị.
[sửa] Các phiên họp
Việc sửa soạn cho Công đồng kéo dài hơn hai năm và bao gồm 10 ủy ban chuyên môn, cũng như báo chí và Christian Unity, và Ủy ban Trung ương để phối hợp Công đồng. Các nhóm này, phần lớn là thành viên của Giáo Triều (Roman Curia), đề nghị 987 hiến pháp và sắc lệnh (được gọi là "lược đồ", schemata) với mục đích là Công đồng nghĩ đến chấp nhận nó. Người ta nghĩ rằng các nhóm này sẽ được kế nhiệm bởi những ủy ban tương tự vào lúc Công đồng, những ủy ban này sẽ thực hiện công việc chính là phác thảo và đọc lại các bản đề nghị, trước khi trình bày nó trước cả Công đồng để cho họ đọc lại và chấp nhận; tuy nhiên, hóa ra là tất cả mọi lược đồ bị từ bỏ trong phiên họp khai mạc của Công đồng, và các văn kiện được tạo mới.[1]
Các phiên họp chung được tổ chức vào mùa thu các năm sau, vào bốn "giai đoạn", từ 1962 đến 1965. Trong năm còn lại thì các ủy ban đặc biệt họp lại để đọc lại và xếp lại những văn kiện được viết bởi các giám mục và để sửa soạn cho giai đoạn sắp tới. Các phiên họp được tổ chức bằng Latinh tại Nhà thờ Thánh Phêrô, và Công đồng giữ kín các thảo luận và ý kiến. Mỗi bài diễn văn (được gọi là "sự can thiệp", intervention) chỉ được 10 phút. Tuy nhiên, phần lớn công việc của Công đồng xảy ra tại nhiều cuộc họp ủy ban khác (có thể dùng ngôn ngữ khác), cũng như các cuộc họp thoải mái và buổi họp mặt ngoài Công đồng chính thức.
2.908 người nam (được gọi là các Nghị Phụ, Council Fathers) được có mặt tại Công đồng. Trong số này có các giám mục, cũng như nhiều cha trưởng tu viện. 2.540 người tham gia vào phiên họp khai mạc, làm nó thành cuộc họp lớn nhất tại công đồng nào trong lịch sử Giáo hội. Các phiên họp về sau có từ 2.100 người cho đến 2.300 người. Ngoài ra, một số periti (Latinh của "nhà chuyên môn") có mặt để đưa ý kiến thần học - hóa ra là nhóm này có ảnh hưởng lớn sau khi Công đồng bắt đầu thảo luận thêm. 17 giáo phái Chính Thống giáo và Tin Lành gửi quan sát viên.[1] Hơn ba chục người tiêu biểu cho những cộng đồng Kitô giáo kia tại phiên họp khai mạc, và số đó lên gần 100 vào lúc phiên họp thứ tư kết thúc.
[sửa] Chú thích
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top