Phần 1
Tôi sắp bị tâm thần mất.
Tôi thấy đau đầu dã man. Hình như phần não và phần xương sọ của tôi có một khoảng trống quá lớn khiến mỗi khi tôi cử động nó lại rung bần bật. Mỗi khi nghe thấy tiếng mấy mụ ấy, à không, chỉ cần nhìn thấy bóng dáng giông giống là tôi rùng mình, rợn tóc gáy và không thở được.
Tôi đang bị tra tấn. Tra tấn bởi không khí nghẹt thở và những con ma quái dị tại khoa nội một bệnh viện.
Cái thứ kinh khủng tôi đang nhắc chính là bà điều dưỡng trưởng. Bà ta chắc chừng ba lăm, ba sáu tuổi, lùn, ghê gớm, ngu đần nhưng hết sức kênh kiệu. Bà ta học hết trung cấp điều dưỡng, chả rõ là đã học liên thông lên cao đẳng chưa nhưng với bằng cấp ấy mà đứng vị chí điều dưỡng trưởng khoa nội thì ô dù cũng không phải cỡ thường. Có một lần bà ta bảo thế này:
-Ở đâu mình cũng phải tìm cho được một chỗ đứng, và phải cố mà giữ lấy chỗ đứng đấy.
Bà ta nói xong tất cả mọi người có mặt trong phòng bao gồm mấy thầy cô, mấy chị học viên định hướng, chuyên khoa một và bốn đứa học viên điều dưỡng tròn mắt nhìn bà ta. Khinh bỉ có, ghê sợ có và có lẽ cả tuyệt vọng nữa vì phải kể mấy bà điều dưỡng trong khoa nữa.
Bác sĩ Lí mỉm cười nói đùa một câu cho có chuyện:
-Đứng lâu mỏi chân lắm, ngồi đi cho dễ chịu.('-')
Và tuyệt nhiên không ai cười. Bởi vì rằng để chau chuốt cho được một phát ngôn như thế, hẳn là trong lòng bà tà chỉ toàn dao găm các loại, lời nói ấy lại là lời nói thật lòng xuất phát từ con tim căng máu. Tuyệt nhiên bà ta không bao giờ nói đùa. Mỗi lời nói không bao giờ rõ là buồn vui yêu ghét và luôn luôn chất chứa một ma lực vĩ đại.
Cái ma lực ấy nằm ở đâu? Có lẽ là trong giọng nói. Một khi đã nghe giọng bà ta dù chỉ một lần bạn sẽ nhớ cả đời. Nó sền sệt như một thứ chất nhựa nung chảy, mỗi từ mỗi ngữ bị kéo dài líu ríu vào nhau, nó sặc sụa luồn lỏi vào ống tai rồi chảy từ từ qua các ngóc ngách, cuối cùng bám lại vào màng nhĩ. Tôi vô cùng rất rất kinh tởm thứ âm thanh ấy, tê liệt khi bị chúng rắt vào tai nhưng cay đắng là chúng lúc nào cũng nổi bật hơn tất cả mọi âm thanh khác khiến tai đinh óc nhức. Tôi thấy thật may mắn vì dù sao mình chỉ ở đây có sáu tuần. Thương là phải thương mấy bà điều dưỡng trong khoa hết người này đến người khác bị viêm tai, ù tai, chảy mủ kinh tởm, dù điều trị bằng kháng sinh mạnh nhất mà mãi không dứt. Có khi đây là kiểu thường biến của cơ thể giúp chống lại sự khắc nghiệt của môi trường. Ít nhất trong hai tuần, ống tai và màng nhĩ sẽ đỡ bị tấn công vì có lớp mủ che chở.
Rất ít người dám đấu khẩu trực diện với bà ta vì bà ngại bà ta sẽ căm thù, nguyền rủa. Chẳng ai dại dây vào ma quỷ làm gì. Duy có một người và tôi thực sự rất ngưỡng mộ và cảm mến người đó. Cô là bác sĩ phó khoa nội, một cô giáo cá tính, hài hước và rât thông minh tên Dương. Hôm ấy bà điều dưỡng trưởng hót với cô rằng:
- Emm với chịi trôngng chảa giống nhau... thế mà người ta bảo em giống yy chị đấy.
- Em mà giống chị á. Chị có phốp pháp như em đâu. Chị có ngọng líu ngọng lo như em đâu. Này nhé, chị phát âm chữ "mai" hết sức bình thường chứ có kéo dài giọng ra như em đâu. Tóc chị ngắn hơn tóc em, đen hơn tóc em, mắt chị to hơn sâu hơn, mặt chị nhỏ hơn mặt em.
Nghe xong, bà điều dưỡng trưởng tức đen mặt, chỉ biết cười gạo rồi hạ mình hùa thêm:
- Chị còn caoo hơn em nữa.
Bà ta là cao thủ trong thuật vuốt ve người khác.
Bị nói là giống bà ta, cô Dương giãy nảy như thể bị vu cáo tội ác tày đình phải chu di cửu tộc, phải chịu tùng xẻo phanh thây trước bàn dân thiên hạ, chịu nhục nhã thấu trời thấu đất. Người khác thì không biết thế nào nhưng riêng tôi, tôi đồng cảm và sung sướng vô bờ.
Bà ta có chồng và một con trai tầm bốn tuổi. Chồng bà ta chẳng ai xa lạ mà chính là ông Lập điều dưỡng nam duy nhất trong khoa. Thực ra thì ông ta cũng không phải dạng vô dụng lắm, nhưng cái sai lầm lớn nhất của ông ta là làm việc dưới trướng vợ và quá ỷ lại vào bà vợ mưu mô, thích kiểm soát của mình. Thế mới có chuyện "anh em" trên dưới trong khoa ai chẳng coi thường và khinh bỉ ông ta. Có thể nói rằng năng lượng mà ông ta bỏ ra trong một ngày luôn được giới hạn và cái giới hạn này nó rất nhỏ ngay cả so với cả một người phụ nữ bình thường. Ông ta sẽ bơ những công việc mà nó tiêu tốn thời gian công sức hoặc vun đắp cho cái cây trách nhiệm của ông ta cao thêm tí tẹo.
Không hiểu hai con người này khi yêu nhau thì kinh dị thế nào. Một anh chàng lười biếng, chắc chắn cũng chả ga lăng gì cộng với một cô nàng trọng vật chất, hay soi mói. Nghe đồn rằng họ yêu nhau sau khi làm chung cơ quan. Về phần công việc, hai kẻ dị hợm này lại trái ngược nhau lắm. Bà vợ theo chủ nghĩa vơ mọi việc về mình. Bà ta không bao giờ bỏ qua một sơ hở dù là nhỏ nhất của đồng nghiệp. Để làm được điều đó bà ta cả ngày săm soi bệnh án, hễ phát hiện vấn đề gì bà ta mừng rẫy như vớ phải vàng, rồi cao giọng chì chiết người ta. Bà ta làm cao những kẻ dưới trướng bà ta đã đành, đây còn hạnh họe đắm bác sĩ định hướng và chuyên khoa một. Mặc dù kiến thức chẳng mấy cao siêu nhưng bà ta tỏ vẻ uyên bác không kém giáo sư tiến sĩ đầu ngành. Bà này có cao huyết áp làm điện tim. Ông kia đau đầu cho cerecap, B1, vintanyl. Chỉ cần vắng mặt bác sĩ bà ta sẽ là người chỉ đạo. Cũng phải thôi, những mô típ bệnh chỉ lặp đi lặp lại, hơn nữa, toàn thứ bệnh thông thường, dù bà ta chả có tí kiến thức nào về nguyên tắc chẩn đoán với điều trị thì cũng chỉ đến thế thôi. Ai mà chả chẩn đoán như thế, ai chả cho xét nghiệm với thuốc như thế, ai chỉ chích được bà ta.
Bà ta còn càng huênh hoang hơn khi bà ta nắm như in tên thuốc và hàm lượng các loại thuốc hay sử dụng trong khoa. Bà ta lấy làm đắc chí lắm khi có bác sĩ nào hỏi thuốc kháng sinh trong bảo hiểm giờ có loại nào, hàm lượng bao nhiêu. Cứ như thể thế là tài năng, trí tuệ của bà ta đẵ trên bác sĩ một bậc vậy.
Đúng là cóc ngồi đáy giếng. Mụ thử bước ra khỏi cái khoa nội bé tí của mụ, ra khỏi cái lãnh thổ chỉ dăm ba con vật ngu muội kém cỏi của mụ xem. Cái xó của mụ tôi chỉ lầm lỡ bước đến một lần, tuyệt đối không có lần hai. Người ta bảo đi với bụt mặc áo cà sa đi với ma mặc áo giấy. Cái lí thuyết này tôi còn non chăng? Tôi cho rằng đó gọi là không cùng đẳng cấp. Đồ hạ mạt, từ biệt các vị tôi đi đây.
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top