Con gió qua xuân

Ngày ấy. Người ta [gặp nhau]

Anh, lớp trưởng của 12V6. Suốt hơn hai năm cấp ba, bạn gái luôn trêu là gấu bố, tiếng cứ vang đi, tưởng chừng ngân mãi kí ức ngày mực tím phượng rơi. Bởi, anh là nắng. Tràn vào mọi ngóc ngách nơi căn phòng học ám mùi bụi dép của thời niên thiếu bất kham. Rót từng chút một ấm áp vào trong tim những thành viên khác, đong đầy trong trẻo vào ngày cũ, nơi xưa. Gột rửa mọi ganh ghét xấu xí, chỉ để lại hờn giận ngây ngô xinh xẻo.

Có một ngày. Bạn bè rồng rắn, vừa vung vẩy cuốn sổ lưu bút bé xinh cúa cô nàng nhút nhát cuối dãy, vừa chọc ghẹo anh có số đào hoa, "như mặt trời được hoa hướng dương ngưỡng mộ". Anh liền lắc đầu thả giọng:

- Không phải. Nắng, ở đâu cũng có. Có, mới đủ được sắc màu của ngày áo trắng.

Nắng ở đâu cũng có. Nhưng nắng, thường chẳng có ai.
Bạn bè bá vai ôm cổ, nói anh đúng là "đàn ông chuyên văn chân chính".

Anh như thế.

Đêm chan. Anh thành con cú, lang thang trong đêm tối với chiếc xe đạp rách nát tồi tàn. Cần mẫn như giun cày đất, gieo từng tiếng "lọc cọc" vào trong bóng đêm. Làm trướng màn đen nhánh theo dấu một – người – một – ngựa trồi lên lộc non xanh mướt. Bước chân – ngựa lọc cọc nhát gừng, đệm nhịp cho tiếng rao duyên dáng của người.

Anh đi tới tận cùng của đêm đen. Chỉ khi nhìn thấy ở góc trời, màn đen huyền bị ánh hừng đông bóc rách. Và khi những chiếc bánh bao mỡ màng hơi nước nóng hổi đã nguội lạnh ruồi bu. Anh mới vội vã quay xe. Dọn hàng sáng cho ông bán quán, chật vật nài ép ông ăn hết một tô cháo hoa đầy ú ụ, anh lại quẩy ba lô lên vai. Và đi.

Anh như thế.
Bình lặng trôi.

Ngày ấy. Họ [gặp nhau]

Sáng mồng mười. Học sinh cuối cấp đã lục tục quay lại trường, miễn cưỡng khép lại kì nghỉ Tết ngắn tủn mủn đến kể cũng chẳng muốn. Tâm trạng hết sức uể oải.

Khoảng sáu giờ sáng. Sân trường mới thấy lấm tấm vài bóng áo trắng tinh khiết như những hạt cườm bé xíu, óng ánh dính trên nền gạch đỏ tươi.

Anh thoăn thoắt trên những bậc thang đóng bụi, tiếng "lanh canh" va đập của chùm chìa khóa nơi đỉa quần vang lên theo từng bước chân. Lười biếng nghĩ về căn phòng phải tới chục ngày chưa dọn dẹp, mi mắt bỗng dưng nặng trịch, lim dim buông xuống, suy nghĩ bâng quơ. Lên đến tầng năm, anh giật mình phát hiện cửa lớp mở toang như có người. Hoang mang chạy vội vào lớp, mắt anh lóe lên một chùm sáng thập cẩm những cảm xúc. Ngẩn người nhìn kẻ khả nghi duy nhất đang khoan khoái ngồi nơi phòng học nồng hương nắng.

"Kẻ ấy" là em. Chỉ trạc mười bảy, mười tám tuổi, áo đồng phục nom cũng hệt như cái anh đang mặc, nhưng nhàu nhĩ tệ, thậm chí đã ngả dần sang màu vàng nhàn nhạt. Như là nắng ưu ái quá nên nhuốm đầm sắc ấy lên màu vải vậy. Em ngồi co ro nơi chiếc bàn sát rạt khung cửa sổ, mở toang những cánh cửa kính loang lổ cáu bẩn lâu ngày, lơ mơ ngủ. Gương mặt đơn thuần ngoan ngoãn đầy tận hưởng như một con mèo đang nằm sưởi nắng. Gió và nắng lùa vào làm căn phòng bừng lên một màn đầy ắp trong sáng long lanh. Nắng nở bung trên mái tóc, trải dài thành những vầng sáng cánh của cánh đồng hoa cải.

Với mùi hương lãng đãng, gió trung hòa với cái say nồng của nắng, tan ra quện lẫn cùng không khí chứa chan khắp phòng. Anh ngẩn ra vài giây, bỗng những chuỗi hình ảnh về, người đàn anh hơn một năm trước nhảy lầu tự sát vụt qua trong óc. Để xua đi suy nghĩ đầy mê tín đang trườn qua, thấm dần cái lạnh tê tái vào sống lưng, anh bước lại chỗ em ngồi. Hết sức hết dè dặt và cảnh giác. Vỗ vỗ bờ vai đang rúm lại trên ghế, anh cất tiếng lay nhè nhẹ:

- Này cậu, dậy thôi ! Này, dậy thôi nào !

Anh gọi một lúc mới khiến cho hai hàng mi đen mướt tách nhau ra, he hé chút chút con ngươi đẫm nước vì ngái ngủ. Nhưng phản ứng của em, ngược lại với ban nãy, nhạy bén hơn bất cứ loài sinh vật hoang dã nào. Em thét lên một tiếng cao vút, chói tới bén ngọt. Rồi tựa như một diễn viên tạp kĩ, em nhào lộn mấy vòng, thoát ra khỏi chướng ngại vật là anh – đang ngơ ngác như chú sẻ non chào đời. Em vớ lấy chiếc cán cờ dựng trong góc, chĩa về phía anh với đôi mắt rực cháy ánh lửa đen sẫm. Giọng nói hoang dại ấy quát lên, đanh thép như thể sẵn sang chiến đấu thực sự:

- Gián điệp !?

Bao nhiêu vụng về hậu đậu của anh lại nhè lúc này mà phô ra như đá quý trưng bày trong tủ kính. Lúng búng hoang mang. Thân hình cao lớn lênh khênh chầy trật tới đáng thương:


- Không... Này... Đừng... Bỏ cái đó xuống... Bình tĩnh, bình tĩnh...

Em bỗng nghiêm mặt – thay đổi chớp nhoáng làm anh sợ phát khiếp. Tay giớ lên trước trán, hai gót chân thô ráp nứt nẻ đập mạnh vào nhau, nghiêm trang, em chào theo lối nhà binh. Dù quân phục thay bằng áo sơ mi già lụ khụ, hung hắng ho ra cả bụi thời gian, ủng thì thay bằng đôi dép tổ ong mòn vẹt, em vẫn khiến anh phải giật mình thẳng lưng lại trong vô thức.

- Không phải gián điệp ! Chỉ huy ! Đồng chí ! Chào !

Em lại nói, rõ ràng tròn trịa. Anh ngờ nghệch đưa tay gãi đầu, gật lia lịa như người ta nghịch rối dây.
- Đồng chí, đồng chí !

Nắng ngọt lịm. Quấn quýt lấy chiếc huy hiệu nhũ xanh óng ánh trên ngực áo trái của em. Anh "à" lên khe khẽ, bất giác đưa tay sờ lên chiếc huy hiệu đính trên nắp cặp. Đưa nắm đấm đập đập trên ngực trái, anh cười hỏi bằng giọng thân mật:

- Ai cho đồng chí cái này đây ?

Em cúi xuống nhìn ngực áo rồi vội trở về tư thế nghiêm, dõng dạc trả lời với những hạt nắng đầy hãnh diện nhấp nháy trong đôi con người đen tuyền:
- Tổng tư lệnh cũng phân công cho đồng chí gác ở đây, hửm ?

Anh chống nạnh, giở giọng bắt bẻ của thằng cán bộ lớp lâu năm ra dọa nạt. Vậy mà lại có tác dụng thật.

Em thôi cái vẻ nghiêm trang tức cười ấy, những ngón tay bối rối bấu chặt vào vạt áo bèo nhèo, ngón chân thò ra từ đôi dép rộng thùng thình vặn xoắn lấy nhau. Lo lắng hun đỏ những khớp ngón tay tái nhợt, gương mặt xơ xác tả tơi như con linh cẩu bị bỏ đói lâu ngày giờ ầng ậng những rối rắm ân hận cũng sợ hãi. Anh chậm chập nhận ra, đứng trước mặt mình là bé con bốn tuổi.

Thở dài một tiếng. Anh sát lại gần em, khẽ nhăn mặt:
- Tôi chỉ giữ bí mật cho đồng chí đúng một lần này thôi đấy.

Rồi anh ấn ngón tay cái lên giữa vừng trán vẫn còn lem luốc tàn dư của nắng, mắt khép lại như đang cầu nguyện. Em im lặng, chú mục vào gương mặt đang ngủ. Gió đông nhấn, nắng hè hun khiến màu da của anh vướng đầy cái màu gốm mới thơm lừng làm em nhìn say sưa như bị thôi miên. Nhưng chỉ một lúc thôi, em lại chán. Anh cứ "ngủ" mãi. Mặt em xịu xuống, môi trề ra và gật gù vờ như sắp ngủ gục. Anh bỗng phì cười. Nãy giờ anh vẫn nhìn suốt. Vò vò mái tóc lởm chởm của em, anh cười mắng:

- Không cần làm bộ ! "Lễ" xong lâu rồi !

- "Lễ" ?

Lại đến lượt em ngơ ngác, đôi mắt mơ màng dáo dác ngó quanh. Anh không nhịn được lại mắng thêm một tiếng tặng kèm một cú thụi đau điếng vào bụng em:
- Đần ! Tìm ai ? – Nhanh nhẹn lấy từ trong cặp ra một tờ giầy được gấp cẩn thận làm bốn. Anh mở ra đọc nhanh lại rồi ngửng lên – "Em là... Tần à ?

Đường mày nơi anh hơi chau lại, mắt nheo nheo khó hiểu nhìn em. Ngập ngừng, anh hỏi nhỏ:

- Tên em... lạ nhỉ ?


Cặp mắt của em sáng lên, vui thích hồng hào loang ra hai gò má.
- Ngon nữa, anh ! Mấy món tần ấy, anh ăn chưa ?

Anh lại cười,
- Ừ, ngon !

Thế. Như thế
Sáng ấy, em chính thức gia nhập vào tận thể 12V6. Dù rằng chủ nhiệm đã giao phó trách nhiệm này cho anh từ rất nhiều ngày trước, cũng từng nói với anh "học sinh này có một số vấn đề về thân kinh"; "Đây là trường hợp đặc biệt"; ... Lải nhải không biết bao nhiêu lần, tới độ mỗi lần nghĩ lại, anh lại cảm giác mình là Alice tí hon rơi nhầm vào tổ ong vò vẽ. Những đến lúc gặp em rồi anh bỗng hoảng hốt, em điên thật hay giả vờ ?

Em đến lớp. Không vở, chẳng bút. Cứ bám riết lấy khung cửa sổ đầy gió và nắng, mặc kệ Trái Đất quay. Nhưng ngày nào em cũng cần cù tới thật sớm, chăm chỉ như tiếng "lọc cọc" của anh gieo đều đều trong đêm. Nêm, có lúc anh nghĩ, chắc với em, đây là nhà.

Có những khi em tỉnh táo một chút – hay chí ít, không đắm chìm vào thế giới xa vời nào đó trong tâm trí – cặp mắt mơ màng ấy mới chậm chạp lia khắp căn phòng, lười nhác quan sát người ta xoay tròn cùng quỹ đạo của Trái Đất. Và thường, đến cuối cùng, tia nhìn nọ sẽ chông chênh đậu lên vai anh, hấp háy nhảy nhót như nắng sớm mai.

Rồi, sẽ là vào một tiết học thể dục hay sinh hoạt dưới cờ nào đó. Em lén lút lại gần chỗ anh, và cũng thường chỉ hỏi có một câu duy nhất:
- Sao anh ít nói thế ?

Dĩ nhiên, anh cũng vẫn chỉ thường cười cười hỏi ngược lại:
- Em thấy thế thật à

Cứ như thế lặp đi lặp lại cả trăm lần. Và dường như mỗi lần đều bào mòn đi một chút kiên nhẫn cùng bình tĩnh nơi em. Thậm chí, có những lúc hỏi mà ngón chân của em cứ mài xuống nền xi măng suốt, tưởng như ấy mới chính là nguyên nhân làm đôi dép tổ ong rách rưới mòn đi. Ngón tay thì không ngừng vặn vào nhau. Trông đáng thương tới mức anh phải nắm chặt lất hai bàn tay bé nhỏ ấy xoa xoa dỗ dành. Thế rồi anh bảo:
- Anh cũng chán lắm rồi, nhóc ạ

Đến một ngày, trời mưa. Hết sức bất ngờ. Giữa mùa xuân. Mưa rào, hình như cũng làm tâm tình của em vỡ òa. Ngồi cùng anh trên sân khấu của trường đợi mưa tan. Em nghẹn ngào:
- Anh ơi, em xin lỗi ! Anh đừng ít nói nữa !

Anh cười. Kiểu gì anh cũng thua tài cái đứa bé này, anh biết. Anh ôm lấy em vào ngực, xoa xoa mái tóc đã bết dính lại, thoang thoảng mùi mưa, khẽ nói, nhẹ như thể đó hoàn toàn không phải là một câu lỡ miệng:
- Anh ít nói có phải vì em đâu, anh một mình, anh buồn nên anh không nói, bé ạ.

Chắc có lẽ do cảm xúc hỗn tạp cứ quẩn quanh trong cổ họng, ngôn từ của anh không khác gì đống chỉ rối. Bỗng anh đột nhiên mỉm cười. Có khi anh cũng "điên" như em luôn rồi. "Điên" như họ, tự nhiên sẽ dung loại ngôn ngữ mà chỉ người điên với nhau mới hiểu để cảm. Như một bản năng ăn sâu vào máu thịt.

Sau ấy rất nhanh, em hiểu. Ngoan ngoãn bò ra ngồi sát cạnh anh. Cái se se lạnh của mưa trườn vào trong không khí, làm cả không gian dâng lên hương đồng nội ngai ngái. Mưa đan dày đặc thành màu trắng xóa mờ ảo như khói mây. Mưa rơi mà như phù phép làm thời gian đọng lại, kết thành một khối nhẹ bẫng lơ lửng trong kí ức tới mãi về sau. Mưa. Như cả dầu, tra vào trong bánh răng định mệnh, để rồi, xoay.
Đột nhiên, em đứng dậy. Rồi, cũng hết sức bất ngờ quỳ xuống tựa muốn đè anh ra, ghé sát lại gần và ấn ngón tay cái lên vầng trán mát lạnh của anh. Và em cũng nhắm mắt, nhưng không cầu nguyện. Em nói bằng cái giọng cũng trọn vẹn rõ ràng hệt như lần đầu hai người gặp nhau, nhưng gìm lại hết sức để nó giống như một câu thầm thì của gió, thành một quầng dìu dịu thơm tho bao lấy thính giác của anh.

- Đây sẽ mãi là bí mật của riêng em với anh. Chôn nó tại đây. Vào bây giờ. Mãi mãi.

Anh bỗng nhiên đè thằng nhóc ra, cười lớn và không ngừng cù vào mạn sườn nó. Tiếng cười của anh giòn như cái màu cát sau bão. Em hiểu đó thực sự là cười, nhưng em không hiểu tại sao đuôi mắt anh lại đỏ lên và rỉ nước. Rồi em cố lục lại những ngăn kí ức. Và em nhớ ra, vào Tết năm ngoái, khi em đứng ngó trộm vào nhà hàng xóm, em thấy bà Bân mù khóc. Người ta nói năm nay bà được ăn tết cùng con trai, bà hẳn hạnh phúc lắm mới khóc như vậy. Em cố ghép gương mặt nhăn nheo tràn trề nước mắt của bà với gương mặt của anh lúc này. Không khó khăn lắm, đường môi đang cười họ khớp lại với nhau.

Em rạng lên nhu mặt trời lúc bình minh, hai mảnh môi trầy xước thâm thui vẽ lên một nụ cười trong sạch yên bình màu ngọc trai. Giọng nói em tản mác vào tiếng mưa, nhẹ tênh như dệt bằng những giọt trong nhất của màng sương.
- Em sẽ mãi mãi ở lại đây, anh không bao giờ bị một mình nữa đâu!

Anh ngẩn ra. Hình như chẳng nuốt sót một từ mỏng mảnh nào trong câu nói của em. Không thế nào chế ngự, theo một cách rất bản năng, con người quánh dẻo hạnh phúc, đen huyền của anh phai dần bởi bụi bặm của cảm xúc và vết thương của cuộc đời. Nghi ngờ, lạnh lùng, không tin tưởng, lý trí, từng trải, chai sần,... chúng kết thành mây đen, làm tối sẫm cả đôi mắt dịu dàng ấy.
Nhưng cuối cùng, rất nông nổi, rất ngốc nghếch, rất chân thành mà cũng vô cùng thông thái. Anh rũ sạch tất cả. Giọng nói điềm đạm chẳng thể nào che giấu hạnh phúc lấp lánh. Anh xoa đầu thằng bé:
- "Mãi mãi" thì hơi xa quá. Những ý tưởng khác hay ho hơn thì sao ?

Em bặm môi suy nghĩ hồi lâu, tấm mi đen mượt hơi rung rung rung như bướm đêm vỗ cánh. Rồi một tia sáng reo lên khe khẽ trong mắt em. Em ngẩng lên nhìn vào mắt anh, rụt rè nhưng cũng đầy chờ đợi và hi vọng:
- Em đánh thức anh... ngày mai ! Nghe có ổn không ?

Anh nhéo hai má em, in lên cái làn trắng trong với những mạch máu xanh xanh chăng đầy như vân đá thạch anh ấy những vệt ửng hồng dễ thương.
- Ngày mai thôi ư ?

Và thế là mặt em ửng lên thật. Màu hồng nhạt tinh khôi của dải chân trời khi bình minh lan ra khắp gương mặt. Anh khúc khích nhìn đứa bé con nhảy nhót đầy phấn khích quanh những chiếc cột. Chắc mưa em tan rồi.

Mà, mưa anh cũng vậy.

Sau.

Những ngày ấy vẫn trôi, hiền hòa êm ái như mỗi ngày mặt trời mọc và lặn. Chỉ là, em. Xuất hiện như một nhành gió nhạt. Lang thang hờ hững mãi. Cuối cùng mới lặng lẽ hóa thành một bánh rang bé xíu, âm thầm tồn tại giữa những cơ quan phức tạp bên trong cỗ mãy của anh. Rồi cũng hòa nhịp theo những chuyển động ấy, và cũng xỉn màu theo cái định luật hiển nhiên của thời gian. Để anh cũng chẳng còn cái cảm giác mong ngón chờ đợi hay tủm tỉm chờ trời sáng nữa. Mỗi sáng, sẽ lại có bóng dáng còi cọc ấy chờ anh nơi đầu ngõ. Có khi anh bắt gặp em ngồi vắt vẻo trên bờ tường xi măng đen đủi, ngân một điệu lộn xộn lung tung. Mà, cũng có lúc anh lại thấy em đang cầm mảnh gạch vỡ vạch lên nền sân xi măng những đường siêu vẹo, nguệch ngoạc loạng choạng ngã dúi vào nhau. Lần thì anh đọc được vài chữ "mẹ"; "360 độ" hay là, "Miến". Cũng có lần, anh chỉ thấy những đường gạch đỏ tươi chằng chịt chồng chất lên nhau một cách vô nghĩa. Nhưng tất cả những lần ấy, chỉ cần thấy anh, em sẽ luôn bỏ dở tất cả mà chạy ra, ngượng ngùng cười chữa thẹn rồi ngời lên một cái, báo cho anh ngày mới loang rồi:
- Chào buổi sáng, anh !

Và, thưa vâng ! Vẫn lại thường. anh đưa tay nghịch mái tóc hệt như bộ lông của lũ mèo hoang ụp trên đầu của em rồi âu yếm miết nhẹ môi. Em sẽ lại hỏi, vừa nói vừa ngồi lên sau xe anh:
- Làm thế làm gì, anh ?

Đúng, đương nhiên. Anh cũng vẫn như vậy, vừa cằn nhằn vừa đáp:

- Em không hỏi hay hơn được sao ? Khi khởi đầu một ngày, ta chúc nhau buổi sang tốt lành.

Đang ở hiện tại rồi nên anh sẽ lấy câu nói của em đi. Ta không cần câu "Chào buổi sáng" cho cả một ngày dài, đó chỉ là đánh dấu một khởi đầu, hiểu không ? Đừng bắt anh nhắc lại chứ.

Anh nói thế vì anh biết ngày mai em sẽ lại hỏi, và anh cũng sẽ nhắc lại một lần nữa. Tuy vậy, anh chưa bao giờ coi đó là phiền phức. Mà có lẽ, đó là một thông lệ.
Thế rồi, con đường quen thuộc lại đẩy bánh xe đạp quay.

Vậy mà, em biến mất.

Sáng ấy anh chẳng tài nào tìm thấy đứa trẻ đó nữa. Bức tường đầu con ngõ nhỏ không còn ngửi được mùi của đôi dép tổ ong lem nhem nắng. Khoảng sân nhỏ vẫn thấy được những đường vạch nhàn nhạt đỏ mờ mờ, rối tinh lên như chính đầu óc anh hiện tại.

Mà hôm ấy, cũng chẳng có bình minh.

Cả buổi học anh cứ mơ mơ hồ hồ như kẻ điên thật. Tưởng như bốn bề ăm ắp là bóng tối. Thi thoảng lại quay xuống nhìn góc bàn trống trải. Tìm một ánh mắt biếng nhác nhìn quanh, một bóng hình lim dim bên khung cửa sổ. Bụi nắng vẫn quay cuồng khiêu vũ, say nồng ám hương trầm ấm lên mặt bàn bơ vơ. Nhưng hôm ấy sạch bong, không vẩn một chút gió.

Tan học.

Anh cùng con kị mã già nua dạo dọc trên những con phố, luồn lách vào từng con hẻm ngoằn ngoèo. Rồi cuối cùng, người và ngựa dừng bước tại cùng một nơi. Anh nhìn tấm biển tên - làm bằng một miếng vải bao bố hình chữ nhật – đóng trên nền tường sơn xanh bốc mùi mốc ẩm :"Cô Thúy nghiện". Miệng anh đắng nghét. Môi nguệch lên một đường mà ruột gan như bị chọc thủng. Cái chữ nghiện ấy, trông run run phì nộn và méo mó tựa nét bút của trẻ con vẫn còn đang tập viết. Anh túm chặt lấy vùng áo bên ngực trái. Tim như sắp bị bóp tới nát ra. Cái này, có phải em viết không? Bồn chồn đi đi lại lại. Ngồi phệt xuống đất. Cắn tay. Cầu nguyện. Chờ đợi từng phút một rơi xuống. Theo từng giọt nắng.

Ráng chiều chảy khắp.

Một cái màu mật ong đậm đà ướt rượt trần thế. Sóng sánh.

Trời xuân vẫn còn hơi mang mang lạnh. Vậy mà mồ hôi anh cứ đầm trên trán. Hoàng hôn quấn quýt lấy anh, sắc nắng êm ái mượt má như nhung nhấn bóng dáng người kị sĩ lang thang chìm vào biển sáng êm đềm. Anh ngồi như thể bị hóa đá. Hai chân tưởng chừng đang dần tan ra và hòa vào đất, dường như muốn chôn chặt anh ở lại hoàng hôn chiều ấy. thời gian vẫn nhỏ giọt. Từng – viên rớt xuống. Mãi. Nhưng nắng vẫn thế, không thắm thêm, không phai mờ, y nguyên như cũ chẳng xê chẳng dịch. Và anh cũng vẫn vậy. Cúi gằm mặt hướng xuống khoảng đất ngọt lịm sắc mật nắng, tiếng thở vang lên đều đặn, cùng tiếng tim đập lạc lõng giữa ngưng đọng kì lạ trong ráng chiều nọ.

Nhưng rồi, vào cái thời điểm ngày sắp tàn ấy, cuối cùng người mang bình minh của anh cũng tìm được đường về nhà.

Em, liêu xiêu bước trên con đường trải nắng. Cặp mắt lơ đễnh mơ màng của em ướt đẫm bi thương tang tóc. Cay đắng xám xịt từ hai bọng mắt đỏ ửng như bít nghẹn cổ họng của người khác. Cái vóc dáng lẻo khoẻo yếu ớt của thằng bé cứ gồng lên mà gánh nắng, xé toạc vết thương tưởng như sắp được cứu chữa trong tim anh.

Anh khó nhọc lắm mới nhấc người được dậy nổi. Em và cả những xúc cảm chất đồng trong long như sắt như chì chực kéo anh ngã xuống. Anh ngần ngừ đưa tay lên muốn chống đỡ cho cái sinh linh yếu ớt ấy nhưng tới khi anh nhìn u ám mà cũng hết sức bình tĩnh của em xoáy thẳng vào mắt, anh lại thôi. Tay anh buông thõng. Xem ra hôm nay, em không mang theo bình minh:

- Anh biết được nhà em, cô giáo nói à, anh ?

Giojng em khản đặc, sền sệt như còn bị nắng ngập ngụa trong họng, mà cũng như trộn lẫn với nước biển mặn, môi run rẩy tưởng sắp vỡ tan ra.

Anh cố giữ lấy giọng điệu điềm đạm hòa ái. Mà cặp mắt. Tuy vẫn trong veo dịu dàng và lan man nắng như vậy nhưng cái gượng gạo vẫn chẳng thể nào che giấu nổi sau rèm mi buông rủ. Dưới sắc đen óng mượt của đôi con ngươi, nhìn rõ cả hai loại cảm xúc đang giằng xé cuồng điên.

- Không phải đâu, cô không nói cho anh. Là anh tự đi tìm thôi, anh là lớp trưởng mà, nắm được mấy thông tin kiểu này cũng đâu khó khăn gì lắm.

Rồi bỗng dưng anh lạnh gáy. Cái giọng điệu kia em, học được từ bao giờ ? Mà rốt cuộc em điên thật, hay giả điên đây ?

Em hình như cũng chẳng mấy quan tâm, lơ đãng để câu trả lời của anh trôi qua, trôi đi cùng dòng nắng ngây ngây. An im lặng, đầu óc trống rỗng dõi mắt theo từng cử động chậm chạp của em. Em không vào nhà. Mà tựa thân hình yếu ớt, lay lắt như những bụi mưa bé li ti vần vũ chao đảo giữa ngày dông dài xám ngoét nhờ nhợ vào bức tường xanh lét. Cũng cái chỗ anh ngồi khi nãy.

Anh nhẹ nhàng ngồi xuống cạnh em. Cái mùi muối biển say nồng xực lên khứu giác làm anh ngất ngây, choáng váng. Chẳng biết những hạt nước mắt hay là trời chiều, cái nào nhuốm lên hái má em cái sắc ấy. Một màu hồng, đậm đà như hoa đào ngày Tết, mà cũng nhẹ tênh và huyền ảo như cánh hoa anh đào trong đêm. Một màu hồng, gắng gượng để không vụn vỡ, mà, cũng như là muốn sụp đổ.

Em cắn môi, áp chiếc tráp cũ vào bờ ngực phập phồng, hai cánh tay gầy guộc siết chặt nó tới độ anh cuống quýt lo sợ, rằng, em sẽ tan biến. Tim anh quặn lên, tưởng như trái tim đong đến từng giây một im lặng của em, biến chúng thánh đám dòi bọ khoét sâu vào những vết thương trong tim, lở loét nhiễm trùng, bốc mùi thối hoăng.

Cuối cùng em cũng chịu mở miệng. Ấy vậy mà ông trời vẫn cứ làm khó anh mãi. Những tiếng đầu của em, cái thứ xúc cảm trúc trắc nhầy nhụa trong họng tham lam nuốt chửng hết. Mãi sau, em mới nói được rõ chữ - dù giọng vẫn cứ lung lay chập chững như vậy:

- Em bị đuổi... Họ không cho em vào. Ức lắm, anh! ... Mẹ em, ... em nghe rõ cả tiếng mẹ..., thế mà họ không cho em vào...Họ cứ, cứ... cứ bảo mẹ em đang ngủ... Họ ứ biết gì về mẹ hết... Em nghe rõ, nghe rõ lắm... Lần nào bệnh, mẹ em đều... đều có cái tiếng như vậy... - Em rấm rứt, nghẹn ngào nhưng tuyệt không để vương ra một chút nước mắt. Em kể thế, rồi em ngưng bặt, vùi đầu giữa hai gối và run lên bần bật. Anh ngỡ rằng em đã dứt cơn và đang nức nở phía sau tấm lá chắn, nhưng được một lúc, em lại ngẩng lên, giọng hằn học hơn – Rồi họ sai một ả lôi em đi. Ả kéo tay em, và lải nhải mấy thứ chỉ dung để dỗ trẻ nít! – Em gằn giọng. Cặp mắt hằn lên những vằn vện căm hận điên cuồng, hệt như một con thú hoang sắp lao vào cắn xé kẻ thù. Tuy vậy, những ngôn từ ác độc em thốt ra lại có ảnh hưởng tới anh nhiều hơn cái vẻ khò khè của lòng súng sắp khạc ra lửa kia. Nhưng nó cũng chỉ dọa sợ anh tí chút. Anh biết, đứa trẻ của anh không hề là người có thể có những từ như vậy trong đầu. Kẻ nuôi dưỡng mầm bệnh đen đúa ấy, là thứ cảm xúc đang cháy rực trong kia. Những ngón tay run rẩy của em bấu chặt lấy cái tráp, hai hàm răng nghiến chặt, dường như đang chống đỡ cả xúc cảm lẫn cơ thể em, để chúng không tan tành theo giọng nói.

Anh bối rối. Anh làm gì đây? Khuyên như, trách mắng? Dỗ dành, an ủi? Hay ôm lấy em để che chở?

Để rồi, trở thành "người bình thường" trong tim cậu bé ấy?

Một lần nữa, anh lại chọn im lặng. Thế rồi, em trở lại cái giọng như sắp vỡ thành từng mảnh vụn. Nhưng lần này, dữ dội hơn. Vì cả cơ thể em, hình như đang khóc. Run lên bần bật, nhao nhao ý kiến với chủ, rằng chúng chẳng thể chịu thêm nữa. Mà, anh thấy vậy lại ước, là giá em cũng có thể như chúng. Không cố chấp hành hạ mình nữa.

- Rồi... ả tống em lên cái xe... cái xe tới bệnh viện. – Em với nói thế đã nấc lên. Ấy thế mà vẫn cứng đầu ghìm lại không để cảm xúc sập xuống – Bệnh viện bốc mùi lắm... Em đớp vào cánh tay ả... Nhưng... nhưng họ vẫn tóm được em... Bác sĩ... ổng cứ nói mãi về bệnh của mẹ... ổng bảo em có thế cũng bị bệnh nốt luôn... Nhưng em cóc tin ! Em bảo với ổng em bị đao, em chẳng hiểu ổng nói gì sất ! Em cũng đớp ổng nữa. Để ổng tin là em không hiểu tiếng của học. Thế mà... thế mà họ vẫn... vẫn lôi em đi để làm việc của họ... Họ giữ em cả buổi ấy, anh ! Em cứ la hét suốt, cơ mà họ ứ để ý đến em. Rồi...

Em nghẹn lại. Dường như điều tiếp theo em sắp nói, là điều kinh khủng nhất trong câu chuyện rời rạc của em. Em lại siết chặt hơn cái tráp trong ngực. Anh nghiếng răng thật chặt. Cái tráp ấy...

- Rồi... họ thả em đi... Em... em đòi mẹ... Em khóc... em đòi mẹ... Cơ mà... cơ mà chẳng ai đủ can đảm trả lời em hết ! Họ giấu mẹ đi rồi ! Giấu mẹ đi rồi ! Và họ vứt cho em cái này đây ! Đã thế họ còn khóc như kiểu họ có đạo đức lắm ấy ! Em cóc cần ! Cóc cần cái này ! – Em ném mạnh cái tráp. Tim anh lệch đi một nhịp. Nắp cái tráp không bị bật ra. Anh bất giác thở phào thật khẽ, chắc mấy người ở bệnh viện nghĩ xa... Em bắt đầu cuồng loạn, như phát điên mà bứt tóc, gào lên khô khốc với đôi mắt nhảy nhót như muốn nhảy luôn khỏi hai hốc mắt – Em không cần ! Không cần ! Cóc cần ! Trả mẹ đây ! Trả mẹ cho em ! Cóc cần cái này ! Không cần ! Không cần ! Em không cần !

Em điên tiết đạp lên cái tráp. Trút toàn bộ những đau đớn, hụt hẫng, chơi với, giận dữ - vì chẳng ai có thể cho em câu trả lời - vào nó. Nhưng cuối cùng, em cũng vỡ.

Những đợt sóng trào ra, chôn vùi hai má em trong cái bỏng rát của tư vị mặn chát của muối biển. Như đột ngột bị đánh vào khoeo chân. Em cuống cuồng nhặt cái tráp lên, dung tay áo chùi chùi phủi phủi, tưởng muốn đánh bóng nó. Em vừa làm vừa khóc. Hai má lấp loáng nước là nước, nước mắt không ngừng chạy theo đường nét của cằm nhỏ xuống tráp. Em lại càng cuồng hết lên. Vừa chùi, vừa khóc, môi em run lên:

- Mẹ ơi ! Mẹ ơi ! Con xin lỗi ! Mẹ ơi con xin lỗi ! Con xin lỗi ! Con xin lỗi !

Rồi em ôm chặt chiếc tráp vào ngực, òa lên cùng cảm xúc và những giọt nước mắt vỡ tan. Anh đứng chôn chân trên đất. Nỗi đau của em anh rất biết, chẳng thể nào có thể chỉ giải quyết bằng nước mắt. Thứ mà em gánh chịu, có khóc rồi vẫn là quá lớn. Những kẻ to lớn đã chẳng thể nào gánh nổi, bé bỏng, gầy guộc như em, lại càng là quá sức. Rồi bỗng anh cười khẩy. Em đang quằn quại ngay trước mắt anh, vậy mà anh không làm được cũng không biết làm gì ngoài việc đeo lên mấy suy nghĩ cảm thông phù phiếm. Cay đắng quá.

Rồi, anh cũng khóc.

Ngậm ngùi vạch một đường thật mảnh trên má

- Em mạnh mẽ lắm !... Em mạnh lắm... em biết không ?

Em chùi vội những mảng nước lem luốc trên má – nhưng cứ chùi đi chúng lại trào tới – ngẩng lên, cất cái giọng đã lạc đi vì khóc:

- Nhẽ ra... nhẽ ra là cả hai lần em đều không khóc. Ở cái chỗ bệnh viện lẫn chỗ này luôn...

Anh ngẩn người. Hoang mang.

- ... Em khóc... ai thương, anh ?

Em nói thế. Giọng ráo hoảnh và nhạt thếch. Chẳng hiểu em lấy đâu ra từng ấy bụi bặm, bấy nhiêu chai sần để mà đắp lên. Em, độc ác ghim vào tim anh để cái câu nói ấy như chất độc làm tê liệt cơ thể. Làm thế nào mà em lại có thể rũ bỏ nước mắt nhanh đến vậy ? Nước mắt giờ khác chi máu ? Vậy mà giọng em...

Sạch quá.

Em gạt phắt đi màng nước nhòe nhoẹt lem trên hai má, và đứng dậy. Vẫn khư khư với chiếc tráp trong ngực. Em trở lại cái vị trí nơi bắt đầu cơn bão. Không ngồi nữa, mà cũng chẳng mở cửa vào nhà. Một ý nghĩ mảnh gieo vào đầu anh, em sợ gì trong đó ? Sợ gì mà kháng cự lại bản năng tìm về nơi chứa tình mẹ cuối cùng của một đứa trẻ vừa mới chết nửa hồn ?

Em ngẩng lên. Qua đôi mắt sung húp vẫn lọt vài tia rụt rè nhút nhát.

- Sao chưa về, anh ?

Dịu giọng, anh:

- Anh nghĩ là mình có thể ở lại đây thêm một chút nữa. Anh, khéo léo nhất có thể để đáp lại. Vì, dù cảm thấy rất có lỗi với em, nãy giờ anh vẫn nhấp nhổm nhen nhóm những sợi lo ấu hướng về nhà, nơi mà lẽ ra giờ này anh đang phải phụ ông dọn hàng. Và dĩ nhiên, là cả những lo lắng về ông nữa. Thế nên anh không ngừng được, cơn bối rối bứt rứt với cả hai người đang dâng đầy trong tim.

Nhưng rồi em nói, bằng giọng còn tỉnh táo hơn cả anh hiện tại:

- Em cảm ơn. Anh tốt lắm, anh biết không ? Khi mà anh chịu ở lại cùng với cái đứa rồ dại như em ấy... anh lại im lặng suốt... Nhưng cái im lặng ấy... tốt lắm ! Cơ mà anh nên về thôi ! Em... cũng phải về nữa. Cơ mà em nhất định sẽ gọi cho anh, nhất định đấy.

Anh ngạc nhiên tới đần người ra. Gọi điện ? Em ư ?
Em nhoẻn cười yếu ớt, nhưng chí ít, lờ mờ vài giọt sinh khí:

- Em có cái số mà, anh !

Rồi em kiên quyết đuổi anh đi. Mà anh cũng vội vàng phóng đi với con kị mã rách nát. Để giấu em hoảng hốt kinh hãi phập phồng nơi anh.

Anh vừa nói chuyện với kẻ điên, hay là... ?

Lướt bang bang trên con đường đã lâm thâm cái se lạnh của những ngày cuối xuân. Anh về tới nhà, vẫn còn sợ hãi thở dồn, tim đập loạn như phát khùng. Ông đã đnag lúi húi trong bếp. Anh vội xếp gọn đống bàn ghế, thu nhặt nốt mấy cái ghế nhựa con con, vờ như là bình tĩnh. Ông ngó ra, đôi mắt nheo nheo lườm anh một cái:

- Giai gái chim chuột ở đâu, giờ này mới mò về, hửm ?

- Ôi ông ơi,... Con tí tuổi đầu, yêu đương gì đâu ! Con đi đón thằng bạn, nó mới trên viện về, đang run như cầy sấy, rên hừ hừ kia kìa.

Ông lại hừ một tiếng.

- Mày hả, cứ liệu liệu đấy!

Anh cười lấp liếm, vâng dạ vài cái qua loa, chạy vội xuống bếp thay ông nấu cơm tối. Ông lấy một cái ghế, đủng đỉnh ngồi xuống. Rít một hơi cái điếu cày, chừng như thoải mái lắm. Anh lại ngửi thấy mùi khói quen thuộc uốn éo, cười trộm một cái.

Ông nhìn anh thoăn thoắt trong bếp, khề khà nói bằng cái giọng hoài niệm cổ xưa.

- Tiếc cho bà không sống lâu hơn tí nữa. Coi cái thằng cục cưng của bà lớn đến chừng nào...

Ông không phải là ông của anh. Máu chảy trong người anh, cũng không phải máu của ông. Ông chỉ là một kẻ si tình khùng điên thôi. Nhớ lại hồi ấy, ông chẳng biết vì cô đơn, vì thương hại đứa trẻ không thân không thích là anh, hay vì còn si mê bà quá, khi bà qua đời kiên quyết không để hội trẻ mồ côi giúp đỡ. Kiên quyết lè nhè trong men rượu :"Nó có phải trẻ mồ côi đâu, các cô không thấy thằng già này đang đứng lù lù ở đây à?". Cứ tưởng ông nói chơi, những tháng năm đầu, anh kiên quyết – hệt như cách ông chống đối hội trẻ mồ côi – chống đối ông. Anh tự đi được, không cần ai hết.

Nhưng rồi, ừ thì dòng chảy thời gian. Cái dòng chảy oái oăm mà đầy màu nhiệm ấy, đánh gục anh – mà anh cũng thường hoài nghi, là nó hay ông già bướng bỉnh ấy. Anh gọi ông một tiếng "ông". Và rồi cứ gọi thế cho tới tận bây giờ.

Nhanh thật.

Anh thở dài một tiếng bưng mâm cơm ra. Ngày hôm này dài quá.

Chuẩn bị xong hàng bán đêm, anh lại leo lên con ngựa sắt. Bỗng tiếng ông gọi với ra.

- Thế mày không lấy điện thoại à?

Anh cười cười gãi đầu.

- Cháu quên.

Đêm hôm ấy, giọng rao anh không đều. Vì em kể nhiều chuyện quá. Em kể rất nhiều. Từ việc em thích nắng, thích nắng quấn quýt cổ chân, để bụi nắng bốc lên theo mỗi lần nhấc bước. Từ việc mẹ em thích cho em đi học, ngày nào cũng bắt em tới lớp, không mảy may sót một buổi suốt mười mấy năm. Tới việc em ghét biển. Ghét mang mang của nó, ghét sóng sánh của nó, ghét thênh thang nhấn chìm mẹ con em trong cô độc. Sợ nó. Tới việc khi chưa tới tuổi đến lớp, mẹ lôi em đi lang bạt khắp nơi. Để rồi trong mỗi cơn mơ em đều thấy, mẹ và mình cứ lang thang trên đại dương bao la. Em không biết bơi, nên cứ đuối dần. Mà chìm sâu vào trong nước biển. Nhưng mẹ vẫn lôi em đi. Hai người, một chới với, một kéo kẻ đằng sau. Bơi mãi. Thế rồi không cả ngoái đầu lại, mẹ bảo, nơi chúng ta dừng bước, sẽ là thành phố trên biển.

Em kể mãi. Như thể chẳng bao giờ hết chuyện. Tới độ anh cảm giác mình cũn lạc, cũng chìm luôn rồi. "Biển" của em mênh mông quá. Biển kí ức ấy cũng mênh mông hệt như "biển" trong câu chuyện của em vậy. Đầu anh cứ quay mòng mòng. Thời gian, kí ức, những chuyến lang bạt, sợ hãi của em, ... bốn bề đều là biển. Thế là anh lang thang trên biển em, suốt đêm dài tăm tối.

Hậu.
Em, cùng sự hỗ trợ của hội trẻ mồ côi, và tất nhiên cả anh nữa. Cũng lo được một lễ tang tử tế cho mẹ. Lúc lấp đất lên cái tráp đựng tro cốt, em cũng không khóc.

Rồi rốt cục mọi thứ lại trở về quỹ đạo.

Dù họ chậm mất với thế giới một ngày.

Lúc ấy, xuân gần như chẳng còn dấu vết gì trên nhân thế nữa, dường như chỉ còn lưu lại chút hương thơm thật nhẹ vẩn vương trên từng con gió. Quyến luyến nhớ nhung.

Bà anh giã biệt, cũng vào cái thời điểm ấy. Hồn tan vào những con gió. Để rồi, lần này, những cơn gió cũng đón hồn ông đi .

Nên giờ anh mồ côi. Mồ côi thật.

Đám tang ông. Chẳng có một ai. Ngoài anh, chỉ có một vài người hàng xóm láng giềng và mấy đứa bạn thân ghé qua chốc lát. Anh đứng canh linh cữu của ông, nhớ lại câu nói đêm ấy ông thốt lên với nụ cười tủm tỉm treo trên vành môi: "Ông đi cùng bà mày đây, cháu ạ !". Anh cứ tưởng, ông nói mơ. Vậy mà sáng hôm sau, khi bình minh về, ông đã chẳng còn ở đấy nữa.

Lần đầu tiên, anh thức dậy trong sự bảo bọc của đại dương. Lần đầu tiên, anh được trải nghiệm cái cảm giác đơn côi chìm giữa long biển cả.

Nước mắt anh chảy ngược lên trên, trở về với mẹ biển, hòa vào giữa khoảng nước quánh đặc những muối.

Anh cố. Cố kiên cường suốt cả ngày hôm đó. Rồi tới lúc bóng áo trắng mảnh khảnh của em xuất hiện, mờ mờ nhạt nhạt trong bóng tối quánh đặc của con ngõ. Anh mới thôi. Thôi cố.

Em bối rối nhìn tấm lưng héo úa run lên bần bật. Và em nhìn tới gương mặt ráo hoảnh, nhìn tới hai hàm răng nghiến chặt sắp vụn ra của anh. Cổ họng khô khốc, em phát ra những âm thanh trúc trắc vụn vặt:


- Hay là... khóc... khóc đi, anh.

Anh ngẩng lên, cười méo mó, cười gượng gạo.

- Anh khóc, ai thương em ?

Hai làn môi thâm thui nứt nẻ mím chặt. Em cau mày. Cặp mắt đen thẫm lại, ánh sáng trắng bạc lạnh ngắt lóe lên như những lưỡi gươm bén ngọt. Em ngồi xuống, hay đúng hơn là quỳ xuống, bên cạnh anh. Đôi mắt của em xoáy thẳng vào cái sắc mịt mờ như sắp lòa đi trong hai con ngươi anh. Giọng nói hệt như thép nguội:

- Đừng cố, anh. Anh thương em, anh khóc đi. Em không ngồi đây suốt đâu mà khóc, anh !

Bờ môi anh run lên, chẳng chờ cho tới lúc em nói hết câu. Đôi mắt ấy dường như cũng biết nói. Khổ sở thì thầm với em. Là gì em cũng nghe không rõ. Chỉ nghe như quặn thắt lắm. Mãi lúc sau, anh mới bật ra được một câu, giống tiếng nấc:

- Ông anh...

Thế thôi rồi vỡ. Vỡ tan.

Về sau.

Vẫn như lẽ hiển nhiên về quỹ đạo xoay của Trái Đất, hai con người ấy trở về với thế giới. Khi ấy, phượng bắt đầu nở, trên vai áo học trò. Học sinh cuối cấp quay cuồng trong những buổi ôn thi, thi, rồi lại ôn. Quay cuồng trong những quyến luyến, chia li, dang dở. Như cái cách bất cứ ai cũng từng phải quay cuồng.

Anh và em cũng như vậy. Dù họ có điên, cuồng, dại,... hay bất cứ căn bệnh ghê gớm nào khác. Nhưng quay cuồng của họ nhẹ nhàng hơn nhiều người. Đi làm, đi học. Đúng hơn, họ trải qua chúng, với một bàn tay siết chặt của người đằng sau.

Mát dịu ngọt lành cùng với ấm áp. Họ bơi qua cùng nhau thật dễ dàng với sóng môi chẳng bao giờ tắt cười. Tưởng chừng như là một giấc mơ. Giấc mơ hạnh phúc của hai kẻ điên, của hai đứa trẻ mồ côi.

Một buổi chiều.

Em nằm bò trên mặt bàn long lánh bụi nắng và tưởng vưởng chút gió nóng mùa hạ. Táy máy nghịch chiếc bút bi hết mực, thi thoảng lại hướng tia nhìn chán nản lên thằng nhóc tội nghiệp đang lúng túng trên bảng. Mắt lim dim lơ mơ như sắp ngủ.

Nhưng rồi bỗng em ngẩng vội lên vì tiếng gọi giật khe khẽ của ai đó. Theo bản năng mắt lia về phía anh. Anh vờ làm cái điệu bộ ôm bụng khổ sở khi thấy mắt em nhìn về phía này, rồi lại hấp háy mắt về nơi em. Chần chừ một chút, em bật ngón cái ra dấu "ok".

Và chỉ thoáng mười phút sau, hai thằng đã đang lang thang trên những ô cỏ xanh ngắt dọc bờ song hang mùi nắng chiều. Kiếm cớ trốn học với một thằng lớp trưởng tận tâm và một thằng bé được mặc định là bệnh tất đó giờ vẫn cứ dễ dàng như vậy.

Chúng thả bước, trên những sợi cỏ mềm mại vẫn còn sững nắng. Cuối cùng hai đứa dừng lại, trên một ô cỏ trong trong sắc ngọc thạch, gần chân cầu loang lổ rêu xanh. Anh đặt lưng lên những ngọn cỏ êm mượt, ánh mắt vươn tới bầu trời vời vợi, ngời lên những viên sáng bọc đầy nhiệt huyết hi vọng. Xán lạn tới chói lòa.

Rất mơ hồ. Vào khoảnh khắc ấy, em cảm thấy mình lại rơi xuống biển. Tõm một cái. Chìm vào khoảng nước mang mang. Anh hệt như ánh sáng trên cao nhuốm màu lên nước biển, cứ nhòe dần đi, để cuối cùng em ngơ ngác. Là anh tan đi hay em đương lòa.

- Sau này, em định thế nào ?

Giọng nói anh giờ cũng lấp lánh như cái tinh thần rực sáng nơi đáy mắt. ánh nhìn vẫn cất trên khoảng trời bao la. Ngón tay sạn sần của em lơ đãng mân mê những ngọn cỏ xanh, đôi mắt man mác mỏng manh màn sáng dìu dịu, nhưng mờ mịt chẳng thấy lối về.

- Em học tiếp thôi,... anh.

Anh cười khúc khích. Mơ màng lồng lộng như vẫn còn chan chứa hơi xuân.

- Ừ. Em học lớp phụ đạo 3-5, lên đại học xong ra làm luôn mà, nhỉ ?...

Lửng lơ của anh làm em hoang mang. Những ngón tay cứng còng theo thói quen vặn chặt vào nhau. Em chới với đuổi theo anh đang tít phía cao trên bầu trời. Lảo đảo.

- Anh thì...

Anh thả giọng nghe như lời thì thầm của suốt mùa xuân định mệnh đọng thành.

- Anh luôn ước, một ngày nào đó, bay cao hơn cả những cơn gió xoáy đầu mùa... bay lê thật cao và trở thành một giọt xanh biếc hòa vào giữa sắc xanh của biển trời kia. Em thấy không ? – Anh chỉ lên một hạt sáng bé xíu, lòa nhòa ẩn hiện giữa nền thênh thang của cánh đồng thiên giới. Cao vời vợi, thấy chứ không thể nào với theo được – Nhất định, sẽ có lúc anh thành một trong số chúng. Lấp lánh giữa bầu trời ngoài kia. Nhất định thế.

Lạnh lẽo, em buông.

- Một mình sao ? Giữa biển á ? ...anh?
Nét cười môi anh hơi quánh lại. Hạt giống suy tư dữ dội quẫy đạp tầng đáy của đôi con ngươi đen đặc đòi được chồi lên, đòi được nảy mầm.

"Rốt cuộc thì em điên thật hay giả điên ?"

Nhưng thật nhanh. Và bằng toàn bộ chân tình gió đong đầy con tim trong mùa xuân định mệnh, anh nghiền nát hạt giống ấy. Đáp bằng giọng như được nhuốm kĩ từng sợi trong hạnh phúc mang mang.

- Lúc đầu anh cũng sợ, sợ lắm. Nhưng mà, ngày trời mưa ấy, em nói rằng sẽ ở bên anh mãi, mãi mãi. Anh vui lắm, dù từng có một chút, anh cáu, anh ngờ. Chỉ có một chút lúc đầu thôi. Sau khi nghe em nói em sẽ ở lại bên anh, anh đã chẳng còn sợ gì nữa. Vì anh tin, anh không một mình.

Nát vụn.

Vẫn lạnh ngắt. Lạnh tới đông cứng lại. Đông cứng lại rồi cứ nứt dần ra. Từ những vết nứt ngoằn ngoèo, vuột ra mấy âm thanh trúc trắc như nấc nghẹn. Giọng em khan khan, dường như cũng sắp tới cực hạn, cũng sắp tan đi hệt người ta búng cái mạng nhện.

- Em... em ở nơi nào có anh thôi... em ở... nơi nào có nhà thôi. Rồi vội vã, che giấu những giọt muối biển và cả xúc cảm đang lặng lẽ chan hòa, loang loáng lem nhem nơi hai gò má, em khoác cặp lên vai, thục mạng lao đi. Bước chân gấp gáp như nghĩ rằng những dòng gió có thể chùi sạch trái tim đầm đìa những muối.

Và mùa lưu luyến trôi đi, theo từng giọt nước mắt say sắc đỏ nồng của tán phượng. Phai tàn. Anh đỗ vào trường đại học của thành phố. Điểm cao, nhưng không đứng nhất. Tuy vậy vẫn khiến dư luận thành phố xôn xao. Một chút.

Người thực sự dội bom lên các trang nhất, chính là người đứng đầu kì thi năm ấy. Em.


Anh vẫn nhớ từng hơi thở dốc nặng nề của em khi giơ ra tờ giấy báo đỗ vừa mới nhận nơi giảng đường. Vành mắt ửng đỏ cùng cặp mắt nhộn nhạo những hỗn độn của chờ đợi, bi thiết, hi vọng mà tuyệt vọng. Và cả khi anh gượng cười đáp lại. Em sẽ nghiến răng đè nén toàn bộ phẫn uất cùng đau thương đắng nghét đang chực ùa dâng. Đôi mắt đăm đăm nhìn xuống đất, để nước mắt có rơi, thì rơi thôi. Không vương lại trên má.

Dáng vẻ ấy, hệt như cái khi em chết lặng trước danh sách dự thi tuyển. Cuối mùa hoa phượng ấy.

"Lớp phụ đạo 3-2: 5 năm chính quy ĐH [O] 3 năm du học lấy bằng thạc sĩ.
...
SBD: A77
Hoàng Tuân"

Sau đó, em vẫn không ngừng đấu tranh chứng tỏ cho anh thấy. Không ngừng nghĩ vật lộn với những gì cuộc đời đổ lên vai. Không ngừng hi vọng, cũng không ngừng tuyệt vọng. Mỗi lần, hi vọng và cảm xúc lại nhạt đi một chút, song, vẫn không chịu bỏ ngang.

Những năm ấy, hai người vẫn cầm tay nhau bơi qua sóng gió. Vẫn lặng lẽ đứng sau lưng người kia, tay cùng tay siết chặt, chống đỡ với vòng xoáy của cuộc đời. Tình đầu, bạn bè, phản trắc, thất bại, đổ vỡ, thành công,... Đơn độc trải qua, song lại cùng nhau đứng dậy.

Tuy nhiên, cái nắm tay của em cứ lạt dần. Như đang trốn tránh sợ hãi sao đó. Cuối cùng anh gần như lạc. Lạc mất hơi ấm của em. Chỉ đôi lúc, bâng khuâng man mác, quấn lấy anh, sưởi ấm anh. Rồi lại lãng đãng. Tan đi như gió đầu hè. Và, hèn nhát trước đau đớn bủa vây tương lai mờ mịt, hệt như một con chó nhỏ.

Anh và em, cả hai người, những tháng ngày ấy, ngơ ngác tìm nhau nơi biển tình. Xoay tròn trong vòng luẩn quẩn. Biển có hay không? Biền đời hay biển người? Tình hư hay thực? Người ở đây hay ở đâu? Gặp là đau , hay không gặp mới sầu? Buồn lo ấy cứ cố che đây đối phương bằng cái sự dịu êm của quỹ-đạo.

Ngày qua ngày, em đều nhẩm đếm. Đếm, cho tới ngày...

Sáng ấy. Qua xuân. Em vùi mặt trong chiếc khăn quàng dày cộm. Mi mắt khép hờ, lơ đãng nhìn xuống mui giày lem luốc. Em của sân bay hôm ấy, trầm lắng như lòng biển, an tĩnh như hương sắc cuối xuân. Xa lắm rồi cái mùa xuân định mệnh.

- Em không đi thật sao, Anh?

- Đây... là nơi duy nhất có-anh. Em không đi đâu cả. Em...sẽ mãi mãi, ở lại bên anh. Ở lại, nơi có-anh. Anh,... ở lại đi.

- Em thật là... Cố chấp quá đấy, Anh!

- Ở lại đi. Ở lại với em, anh!

- ... Em sinh ra ở thành phố trên biển, mà lại sợ phải bơi sao, Anh?

Em lặng thinh. Hàng mi rung rung, lờ mờ những dải sáng nhạt nhòa. Ngơ ngơ ngẩn ngẩn trôi về tít tận nới nào đó trong miền kí ức xa xôi.

Anh tô lên môi cười màu tro buồn ủ ê. Em điên thật hay giả ngốc, anh cũng chẳng quan tâm nữa. có quan trọng sao ? Không. Người ở đây, ngay trước mắt rồi. Điên ư ? Đổi thay à ? Trốn được đi đâu nữa ?

- Em hèn nhát vậy đấy. Anh thương em thì anh đừng đi nữa, ở nhà đi, anh... Ở lại...

- Vậy còn chưa đủ sao, Anh ! Yêu thương, gặp gỡ, nước mắt, khổ đau,... vậy còn chưa đủ sao ?

Lại im.

Em nuốt khan khó nhọc, thứ vừa nuốt xuống hệt như cát nóng. Cát vàng giòn gãy vụn, từng hạt cứa và cổ họng bỏng rát. Lí nhí n=maaso máy hai mảnh môi phai màu.

- Đừng đi... anh.

Thời gian ngưng đọng. Tiếng mưa rì rào vòn về từ kí ức, nay vây lấy hai con người đơn độc giữa biển cả, lặng lẽ đếm từng giọt thời gian rỉ xuống.

Hết rồi.

Tiếng loa quẩn quanh lạo xạo. Vẳng vào cả trong tâm can. Anh cắn môi. Nhọc nhằn quay lưng. Hai má nóng phỏng nước,

- Em... chào anh.

Những ngày tháng sau.

Đơn độc ở lại nơi thành phố, em dần dần quen với biển. Nhận ra rằng ngay cả khi sống ở "thành phố trên biển" duy nhất, ngay cả khi em chưa từng rời khỏi thành phố dù chỉ một bước, em vẫn cứ chìm. Thì ra, thành phố cũng là biển. Biển người, biến đời, biển tình,... mênh mông. Thành phố cũng là biển, thể giới ngoài kia cũng là biển, em, cũng là biển. Quẩn quanh.

Nhưng em cũng đã quen. Biển chỉ nhấn chìm em chứ không quật ngã. Em quen cả với việc đuối sức, chìm, chìm, rồi lại gắng gượng tiếp tục bơi. Đơn côi mà gắng gượng. Gắng gượng để không chết đuối.

Và em nhận ra mình không điên. Khao khát được sống, đấu tranh để giữ sự sống trong tim, cô độc giữa mênh mông biễn cả, mỏi mắt tìm kiếm chốn về bình yên giữa đại dương xanh biếc,... Em cũng là một người bình thường, như tất cả những người bình thường khác.

Thanh thản.

Qúa khứ của ngày khùng điên ấy, em không quên, cũng chẳng hoài công mà nhớ. Như bao người bình thường, em sống, và em cũng có cái tâm niệm của riêng em. Có duyên, đi một vòng Trái Đất cũng sẽ gặp lại. Nhớ nhớ quên quên làm gì chuyện quá khứ. Quên được tốt quá rồi, trong sạch tinh khôi. Nhớ cũng lại chẳng sao. Giữ cho mình một nụ hoa, có duyên, một ngày nào đó hoa lại nở. Một nụ hoa mới, thanh thuần tươi nguyên có khác gì ngày hôm qua. Không có duyên, giữ tới khi kết thúc cuộc hành trình tìm về nới phía cuối đại dương, an giấc trong hương thoang thoảng của nụ hoa xinh đẹp trong ngần, tưởng, cũng là hạnh phúc.

Em cứ như vậy. Ngày qua ngày.

Rồi một ngày nào đó. Cũng vào cái khoảng mà những con gió cuối xuân qua đi. Thơm tho trong trẻo hệt như những ngày đã qua ấy. Khi mà em ngồi co ro bên cửa số ngập nắng và gió của thư viện thành phố. Trong tiếng lật phật của những trang giấy ố mòn nơi cuốn sách đang đọc dang dở, dịu dàng như cái nhón chân của mùa hạ, cũng êm ái như gót chân của con gió qua xuân. Tiếng người lay nhè nhẹ.

- Dậy nào, Anh !

Có duyên. Hoa lại nở.

����ﴖ.0�^


Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top

Tags: