Con đường Hồi Giáo
Thưa cùng bạn đọc 1 Khởi đầu gian nan
Rảnh rỗi sinh nông nổi
Vạn sự khởi đầu nan
2 Saudi - Trung Đông cấm cung Từ đa thần th{nh độc thần
Trái tim tôn giáo bị đ|nh cắp
Chủ nhân mới của một tôn giáo mới Kh|ch đến nhà là tiễn!
Ba giờ trên th|nh địa
9 giờ sáng
9 giờ 45 phút
1 giờ 30 phút chiều
2 giờ chiều
2 giờ 15 phút
3 giờ kém 15
3 giờ rưỡi chiều
4 giờ kém 20
Table of Contents
Bí mật "khủng khiếp" của ba tôi 3 Dubai - Bước đi trên hai sợi dây
Dubai vàng son
Vậy vì sao tôi ghét Dubai?
Mở toang vừa đóng kín
Bối rối một danh tính quốc gia Một Hồi gi|o "xấu xí"
4 Oman - Truyện cổ tích không có hồi kết Khi đời như l{ mơ
Nh{ vua đức độ muôn năm Không quan t}m m{ được à? Hồi sinh
5 Yemen - Bước qua đêm d{i
24 giờ trước bình minh
Con bệnh có tên Yemen
Con mồi có tên Yemen
Cách mạng kiểu Yemen
Văn hóa súng ống kiểu Yemen Cuộc sống ngầm sục sôi
Thiên đ{ng bị đ|nh cắp
6 Li Băng - Trận chiến của những mảng màu mosaic Mario
Gus
Baraa
Amin
"Nhiều lúc cứ phải quên đi mà sống thôi!"
7 Syria - M|u đổ trong mê cung Bước ch}n đi cấm kỳ trở lại Assad OK!
Nhảy múa giữa bầy sói
Tai bay vạ gió
Chia để trị
From Syria, with love[30] Phiên tòa nhân dân Damascus bên lề cuộc chiến
8 Jordan - Những "tội lỗi" v{ "tai tiếng" ở vùng Biển Chết Một tí da l{... nhiều tí tội lỗi
Trái cấm nào mà chẳng ngọt ngào
"Đ{n ông không tiến hóa!"
Sinh ra từ tội lỗi
Cuộc chiến không cân sức Sodom và Biển Chết Trung Đông mặn chát
9 Palestine - Mê cung của niềm tin Đất l{nh chim đậu, cú cáo trị vì Trở về miền đất hứa
Con đường Sầu Thương
Ng{y Chúa ra đời
Chuyến bay đêm lên Thiên Đường Jerusalem
Israel
Nơi ông tổ mất
10 Ai Cập - Con Nhân Sư ng{n năm không ngủ Nhưng người ta không kết bạn ở Giza... Đ{o qu| khứ lên mà sống
Nơi ẩn náu cuối cùng
Tahrir không dành cho phụ nữ yếu tim Chữ trinh đ|ng gi| bao nhiêu?
Mùa xuân chết yểu
Sự vô tội của Sphinx
11 Libya - Ngỡ ngàng rạng đông Người hùng hay kẻ tội đồ? Chạng vạng
Chân chất
12 Tunisia - Nơi dòng sông bắt đầu "Trả lại khăn cho em"
Quran không dễ nhằn
Sự ra đời của chủ nghĩa Hồi giáo Ngọn nguồn của cơn lũ cuốn
13 Ma Rốc - Tình yêu Thượng Đế và tình yêu trần thế Ngủ yên nhé tình thơ!
Xin chào những mối tình đầu tiên
Tây Ban Nha
Những chiến binh tình dục
Châu Âu mong manh
14 Tây Ban Nha - Đoạn cuối một cung đường 15 Giờ sao?
Đi tìm Taliban
Trước mỗi lần lên đường, tôi cố gắng trút bỏ mọi định kiến, mọi hình dung. Tôi dốc cạn để đầu óc trỗng rỗng, không mong chờ, không phán đoán.
Tôi liều mạng để trái tim mình rộng mở, trần trụi.
Và tôi lên đường như một tờ giấy trắng, với niềm khát khao được phủ kín, được lấp đầy, được đổi thay.
Chia sẻ ebook : http://downloadsach.com/
Follow us on Facebook : https://www.facebook.com/caphebuoitoi
Thưa cùng bạn đọc
Bạn đọc thân mến!
Trung Đông v{ Hồi giáo là những vùng đất và khái niệm không xa lạ gì với người Việt Nam. Tuy nhiên, để thẩm thấu được những diễn biến lịch sử-văn hóa-chính trị phức tạp của nó thì cả thế giới, bao gồm cả giới học thuật, không ai d|m đ|nh cược 100% vào sự hiểu biết của chính mình. Sự mâu thuẫn nội hàm xuất hiện từ trước khi Hồi giáo hình thành, bùng cháy, hoặc âm ỉ qua nhiều thăng trầm lịch sử, v{ đột ngột trở nên dữ dội từ sau sự kiện Th|p Đôi bị khủng bố Al-Qaeda tấn công năm 2001. Cũng như nhiều đồng nghiệp khác tại châu Âu, tôi bị cuốn vào một tr{o lưu học thuật sôi động với mục đích tìm kiếm các chân rễ sâu xa của một trong những cuộc xung đột văn minh v{ tôn gi|o được coi là lớn nhất thế kỷ 21: Islam đối chọi với Islamism.
Vậy Islam là gì và Islamism là gì?
Trong quá trình biên tập lại cuốn sách này từ một loạt b{i đ~ đăng trên tạp chí Đẹp và Tia Sáng, vô số lần tôi phải băn khoăn dừng tay gõ máy. Bệnh nghề nghiệp khiến tôi luôn có xu hướng đ{o s}u lăn xả vào những ngõ ngách tiểu tiết, giải thích cho ra ngọn ra ngành, tỉ dụ như hai thuật ngữ tôi vừa nêu. Tuy nhiên, nhiều lần đ~ gõ h{ng trăm chữ rồi tôi lại hậm hực nhấn nút xóa, đơn giản vì cuốn s|ch được viết với tư c|ch một kẻ lăn lê trên đường chứ không phải một cô ả đeo kính nhăm nhăm chỉ chực cắm mũi nhảy v{o đống tư liệu. Nhưng rồi những câu chữ xuê xoa lại khiến tôi bực bõ vì vấn đề không được nhìn thấu đ|o. V{ thế là tôi cứ bị ném qua ném lại như một quả lắc đồng hồ bất đắc dĩ.
Bị ném qua ném lại trầy trụa một hồi thì s|ch cũng viết xong. Tôi chọn c|ch l{m d}u trăm họ, tức là viết xả dàn, và tranh thủ chèn nén một vài thông tin tham khảo s}u để làm hài lòng những bà mẹ chồng khó tính ☺. Tôi hy vọng thế hệ bạn đọc khá ngoại ngữ liên tục để mở công cụ tìm kiếm google khi đọc sách, bởi sau mỗi thuật ngữ, mỗi lời bình có vẻ bâng quơ, mỗi chi tiết dễ trôi tuột đi l{ cả một thế giới phức tạp nhưng sống động và biến chuyển hàng giờ, bởi Trung Đông l{ một thực thể khổng lồ luôn cựa mình quẫy đạp, bởi lịch sử nhiều năm độc tài khiến thông tin không đồng bộ và bị bưng bít, bởi những xung đột và bất đồng chính kiến đ~ trở thành một phần của các nền văn hóa nơi đ}y. Bản thân tôi tự biết cuốn sách có thể nhiều sai sót. Hy vọng sẽ chỉnh sửa kịp thời trong những lần tái bản.
Để thuận tiện, tôi cũng xin liệt kê trong phần này một vài quy tắc dùng từ, tên riêng, và thuật ngữ. Nếu bạn là cô em chồng dễ tính, chỉ đơn giản là muốn đọc một c|i gì đấy cho khuây khỏa trong lúc chờ làm móng chân, thì xin cứ việc "Bỏ qua!".
Abaya: Áo choàng rộng, dài tới gót chân trùm ra bên ngoài, hầu hết bằng lụa đen, để lộ khuôn mặt, thường được một số phụ nữ Hồi gi|o kho|c bên ngo{i khi đi ra đường.
Allah: Tiếng Ả Rập chỉ Thượng Đế - Đấng Tối Cao duy nhất trong hệ thống c|c đạo độc thần (Do Thái giáo, Thiên Chúa giáo, Hồi gi|o...). Với một số đạo đa thần, Allah cũng chỉ là một vị thần trong vô số các vị thần được thờ phụng. Ví dụ như ở Việt Nam, Allah có thể hiểu là ông Trời.
Bedouin: Nhóm dân Ả Rập sống cuộc đời du mục trên sa mạc.
Burqa: Bộ đồ trùm kín ho{n to{n cơ thể từ gót ch}n lên đỉnh đầu của một số phụ nữ Hồi giáo, riêng mắt có tấm che bằng vải thưa, thường được mặc ở Afghanistan.
Caliph: Người kế vị thiên sứ Muhammad.
Fatwa: Ý kiến chính thức từ một l~nh đạo tôn giáo có danh tiếng (mufti), thường có sức nặng tương đương luật ph|p. Đ}y được coi như quyền lực tôn giáo thứ tư, sau Kinh Quran, hadith của Muhammad, và sự đồng thuận đ~ có từ trước. Vì fatwa dựa trên sự hiểu biết của cá nhân nên cùng một vấn đề mỗi mufti lại có những fatwa khác nhau, từ những vấn đề phức tạp và nghiêm trọng như lời kêu gọi giết tác giả "Những vần thơ của quỷ satan" từ giáo chủ Iran Khomeini, hay những chuyện tưởng chừng rất đơn giản như fatwa khẳng định Coca Cola và Pepsi không có chất kích thích v{ tín đồ Ai Cập hoàn toàn có thể uống mà không sợ phạm luật Hồi giáo.
Hadith: Những câu chuyện, lời nói, lối cư xử của Muhammad, được truyền tai từ người này sang người khác và chỉ được ghi lại sau khi Muhammad đ~ chết được chừng hai thế kỷ. Tuy nhiên, đ}y lại được coi là kim chỉ nam cho Hồi giáo, quyền lực vô cùng mạnh mẽ chỉ đứng sau Kinh Quran. Các học giả Hồi gi|o đều cho rằng có quá nhiều hadith giả mạo, được hình th{nh để củng cố địa vị của giai cấp thống trị, hoặc để phục vụ cho các mục đích c| nh}n giả danh tôn giáo. Ví dụ hadith "Muhammad cho rằng ăn b|nh quy bột sẽ l{m đ{n ông khỏe hơn" được phát tán từ một ông chủ làm bánh quy bột. Tác giả của tuyển tập hadith nổi tiếng nhất Al-Bukhari chọn ra được xấp xỉ 7000 hadith từ hơn 300.000 hadith được lưu truyền, tức là xác suất sai cũng kh| lớn và không ai có thể dám chắc những hadith mà Al-Bukhari chọn là những hadith thực sự. Mỗi tuyển tập hadith lại có một số lượng khác nhau. Mỗi hadith lại được đ|nh giá với ba chỉ số tin cậy cao thấp: "nguyên bản" (sahih); "tốt" (hasan); hay "kém" (daif). Mỗi trường phái Hồi giáo lại có những c|ch đ|nh gi| hadith ở mức độ tin cậy khác nhau, với những quan điểm khác nhau, chấp nhận những hadith khác nhau với nội dung thậm chí tr|i ngược nhau. Chính vì vậy, nhiều học giả Hồi giáo ủng hộ quan điểm chỉ dựa vào Kinh Quran và loại bỏ hoàn toàn hoặc một phần quyền lực của hadith (Quranism).
Hijab: Khăn cho{ng chỉ che m|i tóc, thường có nhiều màu sắc sặc sỡ, được dùng bởi đa số các phụ nữ Hồi giáo.
Imam: Người hướng dẫn cầu nguyện, cũng thường đóng vai trò l{ người hướng đạo, hoặc là người l~nh đạo tôn giáo, nhất là dòng Hồi Shia.
Islam: Nghĩa l{ "Người vâng mệnh", l{ tôn gi|o độc thần dòng Abrahamic, cùng nguồn gốc với Do Thái gi|o v{ Thiên Chúa gi|o. Người Trung Quốc khi nhìn thấy những người Hồi Hột theo tôn gi|o "lạ" nên dùng tên của dân Hồi Hột để chỉ Islam. Người Việt tiếp nhận phiên âm tiếng Trung nên gọi là Hồi giáo.
Islamism: Chủ nghĩa Hồi giáo, chủ trương dùng Islam làm kim chỉ nam cho toàn bộ đời sống văn hóa v{ chính trị của xã hội. Thuật ngữ này hiện nay thường được dùng theo nghĩa kh| tiêu cực, chỉ các tổ chức và phong trào chính trị Hồi giáo cực đoan để đối lập với các phong trào trung dung (moderate). Tuy nhiên, phần lớn tín đồ Hồi giáo không phân biệt được sự khác nhau giữa Islam và Islamism. Từ kinh nghiệm cá nhân, xin hết sức lưu ý khi dùng thuật ngữ n{y để tranh luận với c|c tín đồ Hồi vì sự nhạy cảm tôn giáo và bản năng tự vệ tôn giáo.
Islamist: Người theo chủ nghĩa Hồi giáo.
Jihad: "Chiến đấu" vì Thượng Đế. Từ n{y có hai nghĩa, cuộc chiến trong tâm khảm và cuộc chiến vũ lực, hiện nay thường được dùng với nghĩa cuộc chiến vũ lực. C|c "chiến binh của Thượng Đế" gọi là jihadist.
Kaaba: Nghĩa l{ "khối vuông", trước khi Hồi gi|o ra đời, b|n đảo Ả Rập có rất nhiều kaaba là nơi thờ cúng các thánh thần. Sau khi Hồi gi|o th{nh hình, c|c tượng thánh thần bị dẹp bỏ, đa thần giáo biến th{nh độc thần giáo, thờ một Thượng Đế. Chỉ một kaaba duy nhất được giữ lại tại Mecca, v{ tín đồ Hồi coi đ}y l{ trung t}m của thế giới.
Muslim: Tín đồ Hồi giáo, có thể là Islamist hoặc không.
Niqab: Bộ đồ trùm kín cơ thể chỉ để hở hai mắt, thường m{u đen, xuất xứ từ b|n đảo Ả Rập,
một số học giả cho là một sản phẩm của Hồi giáo cận đại.
Quran: Tập hợp những mặc khải rải r|c m{ Thượng Đế gửi đến lo{i người thông qua thiên sứ Muhammad trong khoảng thời gian hai mươi ba năm.
Salafi: C|c tín đồ Hồi giáo bảo thủ ở thế kỷ 20-21 nhưng rập khuôn theo cách sống của thiên sứ Muhammad và tổ tiên ba đời đầu của Islam ở thế kỷ thứ 7 vì họ cho rằng chỉ có Hồi giáo ở thời kỳ này là còn tinh khiết. Một số tín đồ salafi không những rập khuôn về tư tưởng mà còn về cách sinh hoạt với nhiều cấp độ, từ việc để râu, xỉa răng, mặc quần |o, đi ch}n n{o vào nhà vệ sinh trước, đến việc nhai bằng hàm bên phải, không ăn dưa hấu (!)...
Shariah: Luật Hồi gi|o được con người xây dựng dựa trên nguồn pháp lý tối cao là Kinh Quran và bên cạnh đó l{ c|c lời dạy cũng như c|ch sống của thiên sứ Muhammad (Hadith). Ngoài những điểm đặc biệt tiến bộ và nổi trội so với các bộ luật và tôn giáo cùng thời điểm lịch sử (ví dụ như quyền phụ nữ), Shariah cần được hiểu là một bộ luật được xây dựng trên bối cảnh xã hội bộ lạc Ả Rập từ hơn 1000 năm trước với những quy tắc ứng xử và khung hình phạt khắc nghiệt, khá tiêu biểu cho thời kỳ này (ví dụ như ăn trộm sẽ bị chặt tay). Ngoài ra, Shariah còn có những chế tài chỉ dựa v{o hadith (không đ|ng tin cậy 100%) mà không hề có cơ sở trong Kinh Quran (ví dụ như tội thông dâm sẽ bị ném đ| đến chết). Chính vì thế phong trào Hồi giáo cực đoan v{ Islamism với tư tưởng hồi phục và thực thi Shariah gây phẫn nộ cho châu Âu và nhiều nước trên thế giới khi một bộ luật từ hơn 1000 năm trước được áp dụng cho thế kỷ 21. Để dễ liên tưởng, bạn có thể tưởng tượng hình phạt "gọt đầu bôi vôi, thả bè trôi sông" cho tội gian dâm ở Việt Nam thời xưa được áp dụng vào xã hội hiện nay.
Shia: Một nhánh chính của Islam chỉ những tín đồ Hồi giáo ủng hộ Ali - con rể và con nuôi của thiên sứ Muhammad. Một số tài liệu tiếng Anh dùng Shiites.
Sunnah: Lối sống v{ c|ch suy nghĩ của thiên sứ Muhammad.
Sunni: Một nhánh chính của Islam noi gương theo lối sống (sunnah) của Muhammad, hiện
nay gồm đại đa số người Hồi trên toàn thế giới, xấp xỉ 90%.
Thiên Chúa giáo: Là hệ thống đạo độc thần tin vào một đấng Thượng Đế tối cao duy nhất (Do Thái, Ki-tô, Hồi gi|o...). Tuy nhiên, để thuận theo cách dùng của số đông người Việt, trong s|ch n{y "Thiên Chúa gi|o" mang nghĩa l{ Ki-tô giáo (phiên âm tiếng Hy Lạp) hay còn gọi l{ Cơ Đốc giáo (phiên âm tiếng Hán).
Thiên sứ: Các sứ giả của Thượng Đế, được Thượng Đế mặc khải v{ có nghĩa vụ chuyển mặc khải đó đến cho lo{i người. Tùy theo trường phái tôn giáo mà số lượng các thiên sứ từ vị đầu tiên là ông tổ Adam thay đổi, thậm chí một v{i trường ph|i độc thần tin rằng đức Phật, hay Khổng Tử cũng l{ thiên sứ. Người Hồi tin rằng Muhammad là vị thiên sứ cuối cùng. Người Thiên Chúa giáo tin Jesus là con của Thượng Đế trong khi người Hồi cho rằng Jesus cũng chỉ là một vị thiên sứ người trần mắt thịt đến trước Muhammad mà thôi.
Umma/Ummah: Nghĩa nguyên bản l{ "cộng đồng đa tôn gi|o", nghĩa thường được hiểu hiện nay gói gọn trong "cộng đồng c|c tín đồ Hồi giáo trên toàn thế giới".
Wahhabi/Wahhabism: Một nh|nh tư tưởng bảo thủ và cực đoan trong việc diễn giải Islam dựa trên các học thuyết của người sáng lập Muhammad Abd-al-Wahhab đến từ một bộ lạc trên b|n đảo Ả Rập.
Zakat: Một phần tài sản c|c tín đồ Hồi gi|o có nghĩa vụ đem l{m từ thiện. Đ}y l{ một trong năm điều răn chính của Islam.
Hầu hết các thuật ngữ được dùng phiên âm gốc từ tiếng Ả Rập. Tuy nhiên, một số tên riêng đ~ quen thuộc sẽ được giữ nguyên phiên âm từ tiếng Anh, ví dụ Mecca chứ không phải Makkah, Cairo chứ không phải Qahirah.
Tên của một số nhân vật trong s|ch đ~ được thay đổi. Nguyên nhân chủ yếu là do một số phụ nữ Hồi giáo không cảm thấy thoải mái khi cuộc sống riêng với bạn bè v{ gia đình bị đưa lên c|c phương tiện thông tin đại chúng. Vài bạn gái của tôi sau khi chụp ảnh chung yêu đ~ cầu tôi xóa hoặc hứa sẽ không đưa lên facebook và internet.
Lược đồ tôn giáo
Các tôn giáo trên thế giới theo ba nhóm chính: Đa thần giáo (thờ nhiều thần), Nhân thánh giáo (thờ người trần mắt thịt), và Độc thần giáo (thờ một Thượng Đế duy nhất). Ba vòng tròn trùm lên nhau vì có nhiều tôn giáo vượt biên giới nhóm, tỉ dụ như Cao Đài giáo (Việt Nam) vừa là độc thần vừa là nhân thánh giáo. Hindu giáo (Ấn Độ) thậm chí có thể thuộc về cả ba nhóm phân loại.
- Trung Đông?
- Ờ...v}ng! Trung Đông!
1
Khởi đầu gian nan
Rảnh rỗi sinh nông nổi
Sếp tôi là một anh trung niên hói đầu. Những g~ tóc v{ng hói đầu thường rất khó che giấu cảm xúc. Thứ nhất l{ lông m{y không có tóc m|i che đậy nên vui buồn gì cũng để lồ lộ ra. Mấy ông cảnh sát không phải vô căn cứ m{ được đì-zai toàn kiểu mũ che sụp trùm kín lông m{y để tạo cảm gi|c công tư ph}n minh của các nhà chức trách. Thứ hai l{ l{n da đầu mong manh dễ tổn thương của mấy gã tóc vàng cứ hễ cảm xúc động đậy là lập tức đổi m{u. Như bây giờ đ}y, sếp giương lông m{y nhìn tôi, mấy sợi tóc tơ trên chỏm da hồng lựng dựng đứng lên như một khóm ăng ten.
Rồi sếp băn khoăn nguệch bút vào giấy xin nghỉ không lương của tôi, nghỉ hẳn gần một năm. Lúc tiễn tôi ra cửa, không kìm được, sếp phọt ra một câu: "Tôi vừa ghen tị vừa lo lắng cho cô. Come back in one piece please!" (Trở về nguyên xi một mảnh, đừng có sứt mẻ gì nhé!)
Cái mẩu nhắn nhủ cuối cùng của sếp tôi đ~ phải nghe đi nghe lại suốt gần tám tháng qua, kể từ cái buổi sáng thứ hai hồi đầu năm 2011 khi tôi bất thần tỉnh dậy và nảy ra ý định nghỉ việc lần thứ hai để đi bụi. Lục bản đồ dù thấy ôi l{ mênh mang Đông Âu v{ Trung Đông chưa đặt ch}n đến, nhưng chỉ có miền đất nối hai cực Á Âu tức khắc hấp dẫn tôi như một cục nam châm. Tôi lập tức tưởng tượng ngay đến một chuyến h{nh trình đi xuyên qua lịch sử đạo Hồi. Trùm chăn kín đầu, tôi hí hửng với c|i ý tưởng mới đẻ của mình, trí óc mơ m{ng nghĩ đến một dự án mới toanh, tạm gọi l{ Con đường Hồi gi|o. Con đường ấy xuất phát ở thánh địa Mecca 1400 năm trước, sau đó tỏa ra hai hướng, hướng T}y vượt qua Bắc Phi tr{n đến
ch}u Âu, hướng Đông thọc sâu xuyên qua Ấn Độ đến tận Indonesia. Các chiến binh Hồi giáo chiếm được thành phố nào thì tôi sẽ đến đúng th{nh phố ấy. Chưa ai từng đi con đường này. Tôi l{ người đầu tiên. Tôi l{ người khai ph|. C|i ý nghĩ ấy khiến tôi hào hứng và phấn khích tột độ. Vào cái buổi sáng thứ Hai đầu tháng Ba ấy, tôi đến giảng đường với cái miệng ngoác ra đến tận mang tai. Bọn sinh viên ngửi thấy mùi dễ dãi của cô giáo thi nhau tận dụng cơ hội xin gia hạn nộp bài. Cuối buổi học, một cậu sinh viên người Iraq tình nguyện l{m gia sư tiếng Ả Rập cho tôi. Nếu không vì cái vụ công tư phải ph}n minh thì tôi đ~ gật đầu cái rụp.
Cuộc sống của tôi những th|ng sau đó bận rộn hơn bội phần. Chuyến đi bụi lần trước cả năm chỉ mất có vài tuần chuẩn bị, chuyến n{y đổ bao nhiêu công sức vẫn thấy không đầy. Trong số gần 500 email tôi gửi đi đến c|c đại sứ qu|n, trường đại học, các nhân vật có ảnh hưởng, c|c cơ quan b|o chí, c|c quan chức, c|c nh{ văn, c|c nh{ hoạt động nhân quyền hay c|c nh{ l~nh đạo tôn giáo, phần lớn không ai trả lời. Tôi phát hiện ra hầu hết c|c cơ quan chức năng chẳng mấy khi check email. Tôi thường phải gửi thư theo đường bưu điện, phải tìm mọi cách quen vòng quen vèo mới có được vài dòng trả lời. Niềm hào hứng của tôi lên xuống với biên độ cao, hoặc l{ được ủng hộ nhiệt thành, hết lời ca ngợi đến chạm trần, hoặc là bị đì cho bẹp gí xuống tận nền nhà. Rất nhiều người nghĩ tôi điên rồ. Có ai thời buổi này con gái một mình lại đi lang thang ở cái xứ mà nếu cứ nghe theo đài báo loan tin thì tiếng súng nhiều hơn tiếng cười đùa, c|i xứ mà trên ti vi hễ có tin thì chỉ là tin khủng bố, cái xứ m{ đ{n b{ nghe đ}u phải đi năm bước sau đ{n ông v{ trùm khăn kín mặt, cái xứ mà hình như một giọt rượu bia cũng đủ để bỏ tù một con người v{ c|ch đ}y không bao l}u nghe nói đến âm nhạc cũng bị cấm. Một người quen khuyên tôi nên viết di chúc sớm. Một ông gi|o sư người Anh thậm chí còn nửa đùa nửa thật khuyên tôi nên ở nh{ đọc s|ch v{ l{m đúng phận sự của một giảng viên đại học hơn l{ lang thang tự biến mình thành sinh viên trường đời.
Ai từng học báo chí hoặc ngành giao tiếp hẳn biết những hình thức truyền thông cổ điển nhất ra đời để đ|p ứng một nhu cầu rất bản năng của con người: nhu cầu muốn được cập nhật thông tin càng sớm càng tốt, nhất là tin dữ, để đề phòng và bảo vệ cho gia đình v{ bản thân. Trong bộ óc của con người có một bộ phận tên l{ amygdala dùng để sàng lọc hàng ti tỉ các thông tin hằng ngày và chỉ giữ lại các thông tin nguy hiểm. Trải qua hàng bao nhiêu kỷ tiến hóa, bộ phận này trở nên nhạy cảm khủng khiếp, nghe thấy tiếng lá cây xào xạc thì bộ
óc sẽ dịch l{ "có thú dữ" chứ không phải "gió m|t ghê, nghỉ lưng tí đ~". Tất nhiên là 99 trên 100 trường hợp amygdala báo tín hiệu sai, nhưng chỉ cần một trường hợp đúng l{ đ~ qu| đủ vì sinh mạng của chúng ta đ~ được cứu thoát. Thế cho nên thà giật mình thon thót cả ngày rốt cuộc vẫn là giải pháp an toàn nhất.
Ngoài những cuốn s|ch mượn được từ hệ thống thư viện, tôi thường được bạn bè gửi cho nhiều tài liệu thẳng từ Trung Đông. Bản báo cáo tôn giáo của đạo Bahai (được coi là tà giáo ở Iran) chụp ba bức ảnh, phía dưới l{ lăng mộ của thiên sứ sáng lập đạo Baha-ulla, phía trên là hình ảnh lăng mộ được báo chí của Iran minh họa với lửa địa ngục và bên cạnh l{ tín đồ đạo Bahai trong hình hài quỷ Satăng. Đ}y l{ một trong muôn vàn ví dụ khiến tôi phải chuẩn bị tinh thần để hiểu rằng Trung Đông l{ trận địa của các chiến dịch tuyên truyền và tẩy não.
Tương tự trong thời đại của chúng ta hiện nay, một vụ cướp ở đ}u đó sẽ nhanh chóng có khả năng được hiểu l{ "d}n tình ở đó bạo lực ghê, thôi không đi nghỉ hè ở đó nữa, sợ lắm". Chính vì cái bộ phận amygdala này mà 90% nội dung báo chí toàn là tin không vui, vì trớ trêu thay đó mới l{ điều m{ cơ thể và bản năng sinh tồn của chúng ta thực sự quan tâm. Tin b{i người tốt việc tốt sẽ ít được bạn đọc để ý hơn tin b{i về người xấu việc xấu. Cả thế gian có vô số cô n{ng h|t hay, c|i đó chưa chắc chúng ta đ~ muốn biết, nhưng khi cô ấy hở một tí
da thịt hoặc phát ngôn một c}u chướng tai thì lập tức cái amygdala nó sẽ nảy tưng tưng lên, gào thét kêu gọi chúng ta đề phòng, hoặc mạnh mẽ hơn nữa là sẵn s{ng đứng lên làm chiến sĩ bảo vệ hệ thống đạo đức xã hội để cho con cháu chúng ta có thể thoát khỏi vòng hư hỏng.
Trong một buổi party ngay trước khi tôi lên đường, một cô bạn băn khoăn hỏi tại sao tôi lại muốn dành gần hai năm cuộc đời vất vưởng ở một nơi m{ bản tin về cuộc sống ở đó nghe giống một bản tin chiến sự hơn bản tin thời sự. Tôi chỉ sang phía bên kia đường nơi hè phố s|ng lòe |nh đèn đỏ và những cô gái bán hoa mặc đồ chíp uốn éo sau cửa kính: "Tội ác trong khu Red Light District ng{y n{o cũng có. Nếu một người chẳng biết gì về H{ Lan, chưa bao giờ đặt ch}n đến H{ Lan, đọc báo chỉ thấy các câu chuyện thương tâm ở quận Đèn Đỏ Amsterdam thì chắc chắn họ sẽ nghĩ H{ Lan chỉ đơn giản là một ổ g|i điếm và nghiện chích. Chấm hết. Quận Đèn Đỏ tệ nạn. Điều đó có thể đúng. Vấn đề l{ c|ch đó không đầy mười bước ch}n chúng ta đang có một party gồm toàn những trí thức trung lưu của Amsterdam. Trung Đông cũng vậy. Chúng ta chỉ biết về quận Đèn Đỏ ở Trung Đông m{ không biết về các party của Trung Đông. Một nhà báo bất thần buổi sáng thức dậy thấy mình ở Trung Đông sẽ hỏi: Đêm qua có nổi dậy không? Có đ|nh bom cảm tử không? Có ai lật đổ chính quyền không? Có ai bị ném đ| hay treo cổ không? Không có à? CHÁN NHỈ!" B|o chí ở đ}u cũng bị lên án quá nhiều sến sốc sex là vì sao? Vì chúng ta muốn thế!
Trước hôm lên đường hai tuần, Shree, một đồng nghiệp gửi tặng tôi một bộ áo choàng đen v{ khăn đen trùm đầu niqab. Tôi mặc thử, soi v{o gương v{ hết hồn khi nhìn thấy bản thân. Bọn bạn trên skype hú lên kinh hoàng khi tôi tiếp chuyện chúng nó chỉ lộ hai con mắt. Nhân dịp sang thăm Ngọc, con bạn nối khố ở Thụy Sĩ để ch{o nó trước khi biệt tăm cả năm, tôi vận nguyên xi bộ đồ niqab tiến thẳng v{o trung t}m mua b|n Luzern, tim đập thùm thụp cầu trời cho cảnh sát không tóm cổ vì niqab che kín mặt đ~ bị cấm ho{n to{n. Chưa bao giờ cuộc sống quanh tôi thay đổi khủng khiếp đến thế. Những ánh mắt nghi kỵ, những cái nhíu mày giận dữ, những cái ngoái cổ kinh hoàng. Một nhóm phụ nữ luống tuổi cố tình đi đ}m sầm vào tôi từ phía sau. Một người đ{n ông dắt chó quát vào mặt tôi cáu kỉnh. Một bà mẹ kéo xệch con gái mình tránh xa khỏi tôi như một con bệnh hủi. Lang thang gần hai tiếng quanh Luzern, khi tôi đ~ quên phéng mình đang trùm khăn kín mặt thì những ánh mắt kỳ thị luôn làm tôi phải nhớ rằng mình là kẻ dị dạng.
Ánh mắt kinh ngạc của một cô g|i qua đường khi tôi mặc niqab trên đường phố Luzern, Thụy Sĩ.
Tôi viết thư cho Shree, kể cho anh nghe về món quà anh tặng. Shree người Ấn Độ, thuộc tầng lớp Bà la môn cao quý nhất trong bốn bậc thang địa vị xã hội của người Hindu. Anh nói chiếc niqab này anh mua cỡ XL l{ để tự bản thân mặc và trải nghiệm cảm giác của một người phụ nữ đạo Hồi cách biệt hoàn toàn với xã hội bên ngoài. Biết tôi chuẩn bị cho dự án Con đường Hồi gi|o v{ đất nước đầu tiên tôi phải đặt ch}n đến là Ả Rập Saudi, anh tặng nó cho tôi. Khi mở ra, chiếc |o còn thơm mùi hương trầm Ấn Độ.
Vạn sự khởi đầu nan
Vấn đề l{ c|i đất nước đầu tiên trong cuộc h{nh trình n{y, cho đến giờ tôi vẫn hoàn toàn chưa xin được visa. Tôi không thể đổi thay lịch sử. Hồi giáo khởi phát từ th|nh địa Mecca thuộc địa phận Saudi, v{ con đường Hồi giáo của tôi phải được bắt đầu từ Saudi.
T|m th|ng trước khi lên đường, công cuộc xin visa Saudi của tôi bắt đầu. Saudi không xuất thị thực cho khách du lịch. Đất nước đóng cửa hoàn toàn. Chỉ có hai nhóm người chủ yếu có thể nhập cảnh Saudi: công việc v{ tín đồ h{nh hương. Toàn bộ hai thành phố Mecca và Medina thậm chí chỉ d{nh cho người Hồi gi|o. Trên đường cao tốc tới địa phận hai thành phố n{y có đặt những tấm biển báo lớn "Muslims only". Một người bạn của tôi bông đùa bảo cách duy nhất để tôi có thể vào Mecca là kết bạn với một trong những công chúa hoàng tử của vua Saudi và trốn trong cốp xe Mercedes của họ.
Hàng chục email gửi đến Đại sứ qu|n Saudi không tăm hơi, h{ng chục cú điện thoại không người trả lời, quay trở về Hà Lan sau kỳ nghỉ hè, tôi gõ cửa đại sứ quán. Tiếp đón tôi rất vui
vẻ là một nhân viên của Đại sứ. Ông yêu cầu tôi về chuẩn bị một bản tường trình rõ ràng mục đích của việc xin visa. Tôi hoàn thành trong một ngày, hớn hở vì nhận được một cuộc hẹn với thư ký thứ nhất của Đại sứ quán. Cuộc gặp rất vui vẻ trơn tru v{ tôi được yêu cầu viết thêm nhiều bản tường trình khác. Tập hồ sơ tôi gửi đến đại sứ dày gần năm chục trang với đầy đủ tên họ, địa chỉ, nơi chốn của những người tôi muốn gặp, những nơi tôi muốn đến thăm. Ông thư ký tiếp nhận hồ sơ rất lịch sự, bảo rằng, cô cứ chờ khoảng hai tháng nữa, có- khi-may-ra-thì-được.
Và trong khi chờ thì tôi gặp George.
George l{ người Đức, tóc vàng mắt xanh, nhưng cải đạo sang Hồi giáo từ khi anh mới hơn 20 tuổi và sang Saudi làm việc. Tôi ghét George từ c|i nhìn đầu tiên. Anh ph| lên cười sằng sặc khi biết về dự án của tôi. Rồi anh bảo: "Cô em ơi! L{m sao m{ cô lại mơ đặt được chân vào Saudi? Cô vẫn còn ở tuổi sinh đẻ m{!"
Tôi đờ người vì ngạc nhiên. Gì? George hí hửng tiếp: "Phụ nữ ở Saudi không được phép lái xe, đi kh|m bệnh phải được đ{n ông trong nh{ cho phép, ra ngo{i đường phải có đ{n ông đi cùng. Cô em đặt ch}n đến s}n bay m{ không có người ra đón thì có visa cũng đừng hòng được nhập cảnh. Với lại, nói thêm cho cô em biết, người châu Á ở Saudi rất bị coi thường vì to{n l{ d}n lao động l{m thuê. Đ{n b{ ch}u Á thì bị coi như l{ con điếm cả lượt mà thôi! Hỏi tò mò chút, cô em thừa tiền hay sao mà lại đi v|c tù v{ h{ng tổng thế n{y?"
Tôi chưa bao giờ ghét ai l}u như George. Ghét hẳn mấy tiếng liền cho đến tận lúc chào ra về sau cả một buổi tối cố sức khiến cho một kẻ thiển cận như George hiểu rằng trên đời có những chuyến đi ho{n to{n không vụ lợi cá nhân. Một thương nh}n tầm thường như George không thể tiêu thụ được cái sự thật là một cô gái Việt Nam (rất không liên quan!) đ~ lao động cực nhọc suốt gần một năm qua, không mua một xu quần áo mới, trở thành một kẻ bủn xỉn vắt cổ ch{y ra nước để dành tiền cho một chuyến đi nhiều hiểm nguy hơn vui thú, một chuyến đi không hề liên quan gì đến niềm tin tôn giáo của cá nhân cô ấy, cũng không phải do sự đồng thuận văn hóa, hoặc thậm chí cũng chẳng phải l{ đòi hỏi công việc. Một chuyến đi chỉ đơn thuần với một mục đích để hiểu biết, và nếu gặp kẻ cùng kênh thì chia sẻ
sự hiểu biết ấy đến mọi người. Đơn giản bởi cô ấy tin rằng Trung Đông không chỉ có thuốc súng mà còn có phấn hoa, không chỉ có chiến trận mà còn có dạ vũ hoan ca.
Hợp đồng thuê nhà ở Amsterdam của tôi hết hạn trước khi tôi kịp nhận thêm bất kể thông tin gì từ Đại sứ quán Saudi. Tôi quyết định rời Hà Lan, và trong khi chờ đợi thì lang thang ở Ấn Độ nơi cuộc sống tôn giáo và tâm linh có lẽ đậm đặc nhất trong tất cả những vùng đất tôi từng đặt chân qua. Vả lại, cuộc sống rẻ mạt ở những ngôi làng nhỏ quanh Mumbai tiết kiệm cho tôi khá nhiều tiền thay vì phải trả khoản thuê nhà cắt cổ ở Amsterdam. Thêm nữa là Mumbai cách Jeddah chỉ một chuyến bay thẳng.
Có hôm vào facebook, tôi thấy George check-in một shop đồ hiệu nổi tiếng của Amsterdam. Tôi biết anh ta đang lùng mua một bộ khuy cài cổ tay áo trị giá gần bằng cả năm tôi l{m việc. Chỉ một cái cúc trong bộ khuy ấy thôi l{ đủ để hất đi g|nh nặng tiền nong trên vai tôi cho ngân sách cả một nửa dự án vẫn còn trống hoác và một v{i đồ tác nghiệp chưa tìm được người tài trợ. Nhưng tôi không ghét George nữa, chỉ thấy thương hại cho một thương gia tầm thường với tiểu xảo cải đạo nhỏ mọn để được chấp nhận và có thể chiếm dụng lòng tin dễ dàng trong xã hội Trung Đông nơi niềm tin tôn gi|o còn thiêng liêng hơn cả tình máu mủ.
Bởi tôi biết còn có rất nhiều điều thiêng liêng hơn niềm tin tôn giáo, ấy là niềm tin vào sự ràng buộc cội rễ của giống loài; vào sự giống nhau giữa người với người hơn l{ sự khác biệt về đức tin; vào lòng tốt; vào sự đồng cảm v{ hướng thiện.
Tôi tin là một khi đặt ch}n đến Trung Đông, với trái tim này mở toang không che giấu, những người Hồi rồi cũng sẽ mở lòng với tôi - một cô gái Việt Nam vô thần.
2
Saudi - Trung Đông cấm cung
Vào năm 570 sau Công Nguyên, ở miền tây bán đảo Ả Rập (Saudi ngày nay), một cậu bé tên là Muhammad chào đời. Cậu không may mồ côi cha mẹ từ nhỏ và được một ông bác nuôi nấng. Năm 25 tuổi, Muhammad và bà chủ giàu có của chàng phải lòng nhau. Bà chủ động cầu hôn. Họ nên duyên và sống hạnh phúc trong suốt hai mươi nhăm năm cho đến khi Khadijah qua đời ở tuổi 65. Làm thử một phép tính nhẩm, bạn sẽ thấy Muhammad 25 xuân xanh cưới Khadijah khi bà đã 40 tuổi, góa chồng với ba cô con gái từ cuộc hôn nhân trước[1].
Từ đa thần th{nh độc thần
Ngày ấy, b|n đảo Ả Rập nằm kẹp giữa hai vùng lãnh thổ lớn mạnh v{ luôn kình địch nhau là đế chế La Mã theo Thiên Chúa giáo ở bên trái v{ đế chế Ba Tư theo gi|o ph|i Zoroastrianism (Bái hỏa giáo) ở bên phải. Cả hai gi|o ph|i n{y đều l{ dòng tôn gi|o độc thần, thờ một đấng Thượng Đế tối cao duy nhất, tiếng Latin gọi là Deus, tiếng Avestan thời cổ Ba Tư gọi là Ahura Mazda.
Lọt thỏm giữa hai người hùng của thế giới l{ nơi sinh sống của h{ng trăm bộ lạc Ả Rập lớn nhỏ. Một chút tương tự như cuộc sống tôn giáo ở Việt Nam và châu Á, họ đi theo nhiều tín ngưỡng khác nhau (paganism), thờ nhiều linh tượng và thần thánh khác nhau (idolatry), trong đó có một vị thần tôn quý, tiếng Ả Rập phát âm là Allah, cùng nguồn gốc với tiếng Hebrew của Do Thái giáo chỉ Thượng Đế (Elohim), hay tiếng Sankrit của Hindu giáo Ấn Độ (Allah/ Hubal - Thần Mặt Trăng). Như một viên xúc xắc với nhiều mặt kh|c nhau, Thượng Đế với những tên gọi kh|c nhau được tôn thờ song song bên cạnh những thần thánh khác. Nơi thờ cúng thường là những khối đ| vuông to lớn (kaaba) với h{ng trăm bức linh tượng lớn nhỏ của nhiều bộ lạc xếp san sát kề vai thích cánh. Khắp vùng b|n đảo Ả Rập có rất nhiều kaaba như vậy cho người dân của tất cả c|c đạo cùng thờ cúng[2]. Th{nh Mecca cũng
có một kaaba, với 360 linh tượng, mỗi năm thu hút cơ man l{ người h{nh hương từ vô số các bộ lạc xung quanh. Bất kể tôn gi|o n{o, khi đến một kaaba, c|c tín đồ đều đi vòng quanh khối đ| thiêng n{y bảy vòng. Họ đặt đồ thờ cúng, cầu nguyện và nghỉ lại Mecca, biến nơi đ}y trở thành một trong những trung tâm tôn giáo lớn v{ người Mecca kiếm bộn tiền từ túi kh|ch h{nh hương tứ xứ.
Hẳn nhiên, là một người ngoan đạo, Muhammad chắc chắn cũng từng thờ cúng Thượng Đế cạnh những linh tượng như thế trong suốt hơn ba chục năm đầu của cuộc đời mình, cho đến một hôm, khi đang cầu nguyện và ngồi thiền tại một c|i hang đ| nhỏ tên là Hiraa, chàng Muhammad trẻ tuổi bỗng bị một vòng hào quang rực rỡ quấn thắt lấy người. Thiên thần Gabriel của đạo Thiên Chúa hiện ra, ra lệnh cho chàng chép lại lời truyền của Người. Và thế là một Muhammad không biết chữ nhưng dưới quyền năng của Đấng Tối Cao, những dòng đầu tiên của kinh th|nh được viết ra. "Iqra" tiếng Ả Rập có nghĩa l{ chép lại, theo biến đổi của luật phát âm mà từ đó m{ kinh th|nh của đạo Hồi có tên là Quran.
Khadijah không những l{ người phụ nữ Hồi gi|o đầu tiên trên thế giới m{ còn l{ người đầu tiên dang tay che chở cho một Muhammad run rẩy trở về từ hang đ| Hiraa, qu| sợ hãi vì quyền năng v{ yêu cầu lớn lao của Thượng Đế đến mức chàng trai trẻ muốn nhảy xuống lũng s}u m{ tự tử. Bà an ủi, động viên. Bà dịu dàng và mạnh mẽ, nói rằng hẳn nhiên là Thượng Đế thực sự đ~ ban cho người chồng yêu thương của mình một sứ mệnh thiêng liêng. Sứ mệnh ấy là lắng nghe và ghi lại lời của Người bằng một ngôn ngữ mới không tì vết.
Từ bao nhiêu ng{n năm nay, những truyền dạy của Thượng Đế đ~ được các thiên sứ (messenger) kh|c nhau như Moses, David v{ Jesus đưa xuống cho lo{i người qua Kinh Cựu Ước v{ T}n Ước của Do Th|i gi|o v{ Thiên Chúa gi|o, nhưng do chuyển dịch ngôn ngữ, do con người còn nhiều sân si, những lời răn ấy đ~ bị đổi thay không còn trong sạch như nguyên bản. Lần này là lần cuối cùng Thượng Đế dạy dỗ chúng sinh, v{ cũng l{ lần cuối cùng một thiên sứ được phép đem lời Người đến cho muôn dân. Sau Muhammad sẽ không còn một thiên sứ nào tái xuất nữa. Kinh Quran sẽ là cuốn kinh thánh cuối cùng đầy đủ nhất, nguyên vẹn nhất. Nó cũng sẽ chỉ có ý nghĩa v{ quyền năng khi được đọc hiểu theo một thứ tiếng duy nhất: tiếng Ả Rập. Chính vì thế, c|c tín đồ Hồi giáo dù bất kể quốc tịch nào, khi cầu nguyện cũng đều dùng tiếng Ả Rập.
Khadijah có lẽ l{ người vợ yêu quý nhất, được tôn vinh và trân trọng nhất trong cuộc đời của Muhammad. Tiếc rằng b{ đ~ không thể sống l}u để thể thấy chồng mình làm nên một điều kỳ diệu, thống nhất các bộ lạc vùng b|n đảo Ả Rập dưới một tôn giáo mới tên là Islam (người tuân lệnh). Tôn giáo ấy nhanh chóng tràn ngập vùng Trung Đông, cải đạo cả đế chế Ba Tư hùng mạnh v{ đẩy lui siêu đế chế La Mã về phía châu Âu[3]. Trong vòng sáu thế kỷ, Hồi giáo tỏa ra khắp ba châu lục, đạt đến đỉnh điểm của văn minh v{ kỹ nghệ vào thế kỷ 13 trong khi châu Âu còn vùi trong mông muội của đêm trường Trung Cổ. Ngày nay, Hồi giáo có số tín đồ lớn thứ hai thế giới (21%), chỉ sau Thiên Chúa giáo (33%).
Trái tim tôn giáo bị đ|nh cắp
Mecca giờ thuộc địa phận Saudi. Như vậy đương nhiên đ}y l{ nơi tôi phải bắt đầu con đường Hồi Giáo của mình. Giữa lúc cuộc trường chinh săn đuổi visa của tôi ngày càng tuyệt vọng thì một cô bạn người Hồi với dụng ý tốt đẹp đ~ hướng dẫn tôi tìm hiểu về Mecca qua internet. Nguyên văn lời cô ấy như sau: "Đ}y thưởng ngoạn đi! Rồi để xem Mai có còn muốn cố sống cố chết mò đến Mecca nữa hay không?"
Tôi sửng sốt đến không nói nên lời.
Mecca của thế kỷ 21 ngoài hình ảnh huyền thoại của hàng trăm ng{n tín đồ xoay vòng quanh kaaba mỗi mùa h{nh hương cũng l{ nơi th|nh đường cổ mang tên bà Fatimah - con gái của Muhammad bị t{n ph|, l{ nơi mộ mẹ đẻ của Muhammad bị xe ủi xóa không còn dấu vết, l{ nơi ngôi nh{ hạnh phúc của Muhammad v{ Khadijah được tìm ra, lấp đi, rồi xây ở ngay bên cạnh là một h{ng... nh{ xí công cộng, l{ nơi đến bản thân phần mộ của Muhammad cũng từng bị đe dọa san phẳng, hay hang đ| Hiraa nơi Muhammad nhận lời truyền của Thượng Đế đang bị treo một cái án lửng lơ không biết ngày nào sẽ bị nổ tung thành tro bụi. Mấy năm trước, một th|nh đường cổ mang tên cháu ngoại của Muhammad bị đặt bom phá cho tan tành. Những tấm ảnh chụp vụ đặt bom n{y được bí mật truyền ra ngoài, rõ cả mặt các thầy tu và cảnh sát tôn giáo của Saudi vừa hả hê nhìn gạch ngói bay tung trời, vừa reo hò hoan hỉ chia vui.
Gượm đ~! Ai đang hoan hỉ reo hò? Các thầy tu? Các cảnh sát tôn giáo? Thế tức là thế nào? Tại sao giữa vùng đất là trái tim của thế giới Hồi giáo mà vị thiên sứ của nó và gia quyến của ông lại bị các tín đồ nổi tiếng sùng đạo của mình đối xử bạc bẽo đến nhường kia?
Năm 630, sau một thời gian dài phải lánh nạn ở Medina và nhiều trận giao tranh giữa đạo quân của hai thành phố, phe của Muhammad giành thế |p đảo và cuối cùng ông cũng có thể hiên ngang tiến v{o quê hương Mecca với tư c|ch của người chiến thắng. Điều đầu tiên Muhammad thực hiện l{ đập phá toàn bộ 360 linh tượng trong kaaba, tuyên bố khối đ| vuông linh thiêng giờ đ~ trở th{nh nơi thờ đức Thượng Đế cao cả chỉ một và duy nhất. Ngo{i Thượng Đế, tín đồ Hồi gi|o Muslim không được phép cúng bái bất kỳ một ai, người thường, linh tượng cũng như th|nh thần.
Gần 1400 năm sau, những tín đồ cuồng tín nhất của Muhhamad đ~ thể hiện sự trung thành tuyệt đối với gi|o lý độc thần tới mức liệt kê cả ngôi mộ của chính ông vào danh sách những linh tượng cần phá bỏ. Việc những người Hồi h{nh hương đến viếng thăm phần di hài của ông hay hang đ| nơi ông từng cầu nguyện được coi là một biến thể của h{nh động cúng bái linh tượng. Và vì chỉ có Thượng Đế l{ đấng linh thiêng duy nhất đ|ng để con người phụng thờ, tất cả di sản như đền đ{i, thành quách, miếu thờ, mồ mả ... có tiềm năng khiến tín đồ nảy ra niềm th{nh kính đều đ|ng bị triệt hạ, kể cả việc phải biến nó thành một cái nhà vệ sinh công cộng (!).
Trên thế giới chỉ có vài quốc gia được đặt tên theo dòng họ của gia đình cầm quyền, một trong số đó l{ Saudi Arabia hay còn gọi là Ả Rập Xê Út. Nhà Saud - khởi đầu chỉ là chủ một bộ lạc nhỏ ở vùng sa mạc Nadj - đến đầu thế kỷ thứ 19 đ~ bắt tay với một nhánh Hồi giáo khá cực đoan l{ Wahhabi dần dần đ|nh chiếm và làm chủ gần như to{n bộ vùng b|n đảo Ả Rập, bao gồm cả địa phận Mecca và Medina. Cam kết của nhà Saud và Wahhabi có thể được coi là một trong những cuộc hôn nhân thực dụng nhất giữa quyền lực chính trị và tôn giáo m{ theo đó nh{ Saud sẽ mang danh l~nh đạo còn giáo lý Hồi dòng Wahhabism sẽ là kim chỉ nam của vương quốc.
Vấn đề nằm ở chỗ cái giáo lý này vốn đ~ khe khắt lại ngày càng trở nên cực đoan. Dưới con mắt của các thầy tu dòng Wahhabi, Kinh Quran được hiểu theo những ý nghĩa khắc nghiệt
nhất. Bước chân vào thế kỷ 21, đường phố Saudi chỉ có hai m{u đen trắng: màu trắng của những vạt |o chùng đ{n ông v{ m{u đen của những phụ nữ trùm niqab kín bưng chỉ hở hai con mắt, kể cả những phụ nữ ngoại quốc cũng bị luật pháp bắt buộc mặc áo choàng abaya v{ trùm khăn kín đầu. Ở trường học Saudi, trẻ em được dạy về sự khác biệt giữa tín đồ dòng Wahhabi - những người chắc chắn sẽ được lên thiên đ{ng, v{ phần còn lại của thế giới gồm các tôn giáo khác, kể cả những tín đồ Hồi giáo không thuần khiết - kẻ phạm những tội lỗi dù không t{y đình nhưng vẫn không thể tha thứ được - chẳng hạn như việc tưởng nhớ đến Muhhamad nhân ngày sinh nhật ông (!). Chỉ có Thượng Đế mới xứng đ|ng được tôn vinh.
Và bởi vì chỉ có Thượng Đế mới đ|ng tôn vinh nên kể cả Liên Hợp Quốc có muốn công nhận và cứu các di sản văn minh cổ ở Saudi cũng l{ điều không tưởng. Trong danh sách ba di sản mà Saudi cho phép Liên Hợp Quốc tiến h{nh đ|nh gi| chẳng có nơi n{o liên quan đến Hồi gi|o. Hơn hai mươi năm qua, 95% trong tổng số hơn một nghìn khu kiến trúc cổ của Saudi đ~ bị tàn phá. Những nhà khoa học đang lo sợ rằng thậm chí cả những cây cột thời đế chế Hồi giáo cận đại Ottoman còn sót lại trong th|nh đường trung t}m cũng sẽ bị chặt đổ vì "can tội" d|m ghi khắc tên của nhóm người đi theo Muhammad thuở hàn vi. Những tàn tích cuối cùng của một nền văn minh đa sắc m{u cũng như những bằng chứng cuối cùng của một nền văn hóa Hồi giáo cổ gần như cố tình bị triệt tiêu và xóa sổ, đặt vào tay những thầy tu Wahhabi quyền năng tối thượng trong việc viết lại lịch sử tôn giáo và diễn giải triết lý Hồi giáo theo lý lẽ của riêng mình[4].
Hẳn nhiên Muhammad không thể ngờ rằng việc ông đập 360 bức linh tượng trong kaaba khiến nếu ông có sống dậy cũng khó có thể thanh minh cho việc Wahhabism trở thành niềm cảm hứng cho vô số các tổ chức Hồi giáo cực đoan như Al-Qaeda v{ Taliban. Chưa hết, việc 360 bức linh tượng tan thành tro bụi từ gần 1400 năm trước được coi là câu trả lời cho việc bức tượng Phật huyền thoại Bamiwam ở Afghanistan cao hơn 50m tồn tại từ trước khi Hồi gi|o ra đời bị Taliban đục lỗ v{o đầu để nhồi thuốc pháo cho nổ tan tành. Những di sản cuối cùng của một trung tâm Phật giáo cực thịnh từ thế kỷ thứ 2 sau Công Nguyên nằm trên Con đường tơ lụa chỉ trong tích tắc tan thành mây khói.
Chủ nhân mới của một tôn giáo mới
Hẳn nhiên là tôi giận dữ. Cùng với nỗi tức tối đó l{ một dấu hỏi to tướng đặt ra cho những người bạn Hồi giáo của chính mình: "Tại sao m{y không điên lên? Tại sao mày không phát khùng giống như tao? M{y yêu kính Muhammad thậm chí còn hơn cả ông cụ thân sinh của chính bản thân, mày có phát rồ lên không khi nấm mồ của ông ấy bị san phẳng?"
Đ|m bạn người Hồi của tôi ở châu Âu là một lũ kh| hổ lốn về nguồn gốc chủng tộc, nhưng phần lớn là dân trí thức, rất nhiều phóng viên và một v{i anh nh{ thơ nữa. Có lẽ chính vì cái phông văn hóa n{y m{ c|ch chúng nó nhìn nhận về tôn giáo của mình khá là thông thoáng. Trả lời câu hỏi của tôi, anh nh{ thơ đặt tay lên trái tim, mắt mơ m{ng: "Mecca l{ đ}y chứ đ}u!", còn cô ả phóng viên thì đơn giản hơn, ả ta buông ra đúng một từ: "Hajj".
Một trong năm điều răn cơ bản của Hồi giáo mà mỗi tín đồ có điều kiện kinh tế và sức khỏe đều phải thực thi một lần trong đời đó l{ Hajj - h{nh hương đến Mecca. Mỗi năm có tới mười hai triệu tín đồ đặt chân tới đ}y v{ con số này chỉ là một phần nhỏ của tổng cộng hơn một tỉ người Hồi khắp thế giới. H{nh hương về th|nh địa là lệnh của Thượng Đế. Ngài bảo đi l{ đi, nhưng đi được hay không thì lại là Saudi quyết định. Mặc dù Quran không quy định nữ tín đồ phải có người nam trong gia đình gi|m hộ (mahram) nhưng Saudi lại đề ra một đạo luật theo kiểu Wahhabi của mình: "Không có mahram thì không có Hajj"[5]. Mỗi năm, các quốc gia Hồi gi|o được phân chỉ tiêu không quá một nghìn tín đồ h{nh hương trên một triệu dân, vậy nên ai cũng nơm nớp lo việc mình sẽ trở thành một muslim kém phần chân chính nếu như Saudi nổi hứng thắt chặt vòng kiểm so|t đạo đức, đuổi cổ tín đồ về nhà hoặc tống họ vào trại giam lỏng vì những nghi ngờ đại loại như: "Tại sao họ của chồng cô và cô lại không giống nhau?" hay "Tại sao cô v{ người bảo lãnh của cô lại ngồi trên hai chuyến bay kh|c nhau?". Năm 2012, ba chiếc máy bay chở muslim h{nh hương từ Nigeria bị buộc quay đầu về nước. Nói túm lại, nếu bạn kính sợ Thượng Đế, tốt nhất là hãy biết kính sợ quyền lực của nh{ Saud trước nhất.
Và thế l{ trên danh nghĩa kẻ chiếm đóng v{ sau đó trị vì Mecca và Medina, Saudi nghiễm nhiên trở thành thủ lĩnh tôn gi|o của hơn một tỉ tín đồ sùng đạo, có toàn quyền quyết định và rao giảng thế nào là triết lý Hồi theo ý nghĩa thuần khiết nhất, trong sạch nhất, cao quý nhất. Sự khiếp nhược trước quyền năng lớn lao này khiến cho rất nhiều người Hồi trở nên dao động, bối rối, thậm chí đ|nh rơi cả khả năng tự phán xét theo lý lẽ thường tình mà
nghiêng theo cách chỉ dạy của Saudi, bất luận điều đó có ngang tai tr|i mắt cỡ nào. Thế nên mới xảy ra những chuyện tr|i kho|y như khi một họa sĩ Đan Mạch vẽ tranh châm biếm Muhammad, hay một gã trời ơi đất hỡi làm một bộ phim hạng bét về cuộc đời ông thì hàng triệu tín đồ nổi cơn cuồng nộ, nhưng việc phần mộ của ông bị dọa san phẳng hay căn nh{ của ông bị biến thành nhà xí công cộng thì hầu như chẳng ai buồn hoặc d|m đo|i ho{i[6].
Nếu bạn kiếm tìm những hình ảnh về Mecca trên internet, tôi chắc chắn ai trong số chúng ta cũng đều phải trầm trồ trước sự uy nghiêm thần bí của khối kaaba đen tuyền giữa rực rỡ tráng lệ của h{ng trăm nghìn |nh đèn lung linh tỏa ra từ vô số các... khách sạn và khu thương mại sang trọng xung quanh. Trên danh nghĩa chịu trách nhiệm đón tiếp c|c tín đồ h{nh hương, Saudi dường như có thêm một cái lý do rất chính đ|ng để tiếp tục san phẳng các di tích Hồi giáo cổ và thay thế bằng các công trình kiến trúc ng{y c{ng to hơn, cao hơn, đắt tiền hơn, trong đó có cả dự án tòa tháp cao nhất thế giới và việc mở rộng hành lang cầu nguyện xung quanh kaaba để đạt được sức chứa hai nhăm triệu người. Tiền tuôn chảy về Saudi từ túi những kẻ h{nh hương gi{u sụ muốn ngả lưng trong những căn phòng gi| 500 trăm đô la một đêm với cửa sổ nhìn xuống kaaba. V{ để đạt được điều đó thì việc san phẳng căn nh{ của Abu Bakr - vị lãnh tụ tôn giáo kế nhiệm Muhammad (caliph) để thay bằng một cái khách sạn siêu sang Hilton l{ điều hợp lý. Rốt cuộc l{, ai cho phép tín đồ Hồi giáo tôn thờ một cái nhà?
Nhưng rõ r{ng l{ hình như ai đó đang ngấm ngầm cho phép Saudi tôn thờ đồng tiền. Có lẽ Saudi đang }m thầm chuẩn bị cho tương lai của vương quốc khi mà nguồn dầu lửa đem lại 86% ngân sách quốc gia sẽ bắt đầu hạ sản lượng từ sau năm 2030. Dầu nhiều đến đ}u rồi cũng đến ngày sẽ hết, chỉ có Hajj là không bao giờ ngưng nghỉ. Đó chính l{ nguồn dầu mới cho Saudi, nguồn tiền mới cho Saudi, nguồn năng lượng không bao giờ cạn cho Saudi.
Dường như sau 1400 năm, kịch bản Mecca thời paganism đ~ chính thức quay trở lại. Đó l{ khi Muhammad vẫn còn là một chàng trẻ tuổi không tiền, không mẹ cha, không địa vị.
Xét cho cùng, Muhammad là một hình mẫu kh| đặc trưng để có thể phần nào so sánh, dù là khá khập khiễng, với những thần tượng của người nghèo thời lý tưởng xã hội chủ nghĩa v{ cộng sản chủ nghĩa sơ khởi. Sinh ra trong một gia đình khốn khó, là trẻ mồ côi và mù chữ,
Muhammad thấm hơn ai hết cuộc sống bần hàn của một đứa trẻ thiếu nơi nương tựa. Lớn lên tại Mecca, địa vị của một đứa trẻ không cha không mẹ phải sống nhờ vào sự chở che của họ hàng và sự chăm sóc của một phụ nữ nô lệ da đen khiến chàng trai trẻ Muhammad sớm có một tr|i tim đồng cảm vô hạn với người nghèo, tầng lớp nô bộc, trẻ em mồ côi, người tàn tật v{ đặc biệt là phụ nữ. Trên tất cả, trước mắt Muhammad là hố phân cách giàu nghèo khủng khiếp giữa những gia tộc nắm giữ nguồn thu nhập khổng lồ từ kh|ch h{nh hương v{ những gia tộc không chen ch}n được vào dòng chảy cuồn cuộn của xã hội thương mại hóa tôn gi|o. Đối với Muhammad, sự suy đồi đạo đức bởi sức mạnh của đồng tiền chỉ có thể được cứu rỗi bằng một lý tưởng trong sạch và thuần khiết, nơi trí óc, niềm tin và sức lực của con người phải được phục vụ cho một mục đích cao cả không dính bụi trần: Islam - thờ phụng đức Thượng Đế chỉ một và duy nhất. Trong mắt của Thượng Đế lo{i người thảy đều là con cháu của Adam v{ Eva, đều có quyền được tôn trọng, quyền bình đẳng, quyền học hành, quyền ăn no mặc ấm, và quyền được mưu cầu hạnh phúc.
Mecca với khối đ| thiêng kaaba nằm lọt thỏm giữa một thành phố hiện đại, những di sản khác của Hồi gi|o đ~ bị tàn phá. (Nguồn hottrip.net)
Cả cuộc đời mình, đặc biệt là từ khi chiếm được Mecca, Muhammad đ~ l{m hết sức có thể để biến mơ ước đó th{nh hiện thực. Đối với Muhammad, việc đập tan 360 bức linh tượng trong kaaba có thể được coi như việc triệt bỏ tận gốc một xã hội thương mại hóa tôn giáo nơi đồng tiền là kẻ thống trị v{ đạo đức chỉ biết quỵ gối cúi đầu. Là lãnh tụ tôn gi|o nhưng ông sống một cuộc đời giản đơn, mộc mạc. Những chế tài luật ph|p cơ bản nhất của Hồi gi|o được ông gây dựng dựa trên nền tảng về quyền bình đẳng, điển hình là zakat - một trong năm điều răn cơ bản của Islam: mỗi tín đồ đều có trách nhiệm trích một phần tài sản của mình để chia cho người nghèo. Caliph kế nhiệm ông - Abu Bakr - n}ng điều răn n{y lên
thành luật ph|p để đảm bảo cho mỗi công dân, bất kể đ{n ông, đ{n b{, phụ nữ, trẻ em đều có thu nhập tối thiểu là 20 dirham. Ngày nay, chỉ tính riêng ở Anh, người Hồi trung bình mỗi năm đóng góp vào quỹ phúc lợi 567 đô la, nhiều hơn người Do Th|i (412 đô la), người Thiên Chúa Tin L{nh (308 đô la), người Thiên Chúa Công gi|o (272 đô la) v{ người vô thần (177 đô la)[7].
Tôi luôn tự hỏi liệu Muhammad ở dưới tấc đất s}u kia nghĩ gì nếu ông biết được rằng Mecca của 1400 năm sau đang dần dần trở thành Mecca của hơn 1400 năm trước, khi tôn giáo gián tiếp được coi là cỗ máy in tiền? Trả 500 đô la cho một ngày trong khách sạn siêu sang để đêm nằm qua cửa sổ nhìn được xuống kaaba - nơi được coi là trung tâm của vũ trụ, nơi giàu nghèo sang hèn không phân biệt, mới thấy được sự hão huyền của những giấc mơ. Gần 1400 năm trước, Muhammad đ~ đập tan cuộc hôn nhân giữa sức mạnh của đồng tiền và tự do tín ngưỡng. Mỹ m~n v{ đầy quyền năng, trên danh Thượng Đế tối cao và thiên sứ cuối cùng của Người, gần 1400 năm sau, Mecca l{ hiện thân của một cuộc hôn nhân vô tiền khoáng hậu giữa hai kẻ phối ngẫu hầu như không ai có thể ngờ tới: chủ nghĩa tư bản và Hồi giáo cực đoan.
Kh|ch đến nhà là tiễn!
Công cuộc chinh chiến visa Saudi của tôi càng lúc càng lâm vào bế tắc. Nhiều công ty chặc lưỡi nhắn nhủ rằng gi| như tôi l{ đ{n ông thì họ sẽ ngay lập tức mời tôi sang Saudi không một giây chần chừ. Trường đại học duy nhất nơi nam sinh v{ nữ sinh được học chung không có môn tôi giảng dạy v{ cũng không thèm trả lời thư. Tôi tìm hiểu thì được biết phần lớn trong tổng số gần hai triệu phụ nữ ch}u Á sang Saudi lao động thường l{ người giúp việc. Cương quyết không để cho bất kỳ một ý tưởng điên rồ nào của tôi kịp thành hình, một anh bạn lập tức kéo tôi đi thăm cuộc triển lãm ảnh Nô lệ thời hiện đại ở bán đảo Ả Rập, và thế là suốt cả tuần sau đó ng{y n{o tôi cũng gặp ác mộng. Cuộc sống tình dục tù túng cả đời chỉ nhìn thấy một vài khuôn mặt phụ nữ trong gia đình khiến chỉ cần gõ vào google hai từ "Saudi" v{ "maid"[8] là sẽ có cảm gi|c đ{n ông Saudi chẳng khác gì một lũ yêu r}u xanh: xâm phạm tình dục, cưỡng hiếp tập thể, bắt làm việc quá sức, quịt tiền lương, đ|nh đập, chuyển đổi, cho mượn, qua tay nhiều người. Câu chuyện của một cô gái Philippines bị ông
chủ hãm hại ngay cả khi xe cảnh s|t đang đậu ở ngo{i để tìm cách cứu cô thoát hiểm khiến tôi bàng hoàng suốt mấy ngày trời. Tình trạng lạm dụng xảy ra thường xuyên đến mức Ấn Độ phải ra quyết định cấm phụ nữ dưới 40 tuổi xuất khẩu qua Saudi. Th|ng 7 năm 2013, báo Phụ Nữ đăng tin không ít cô g|i Việt Nam trong số hơn 700 người sang đ}y l{m ôsin bị quỵt lương dù mức trả vô cùng ít ỏi chỉ có sáu hoặc bảy triệu đồng tiền Việt. Có người chỉ được ăn b|nh mì, ăn bí ăn khoai, hoặc bị ép phải lau dọn nhà cửa cho nhiều chủ cùng một lúc. Một phụ nữ khác bằng tuổi tôi thậm chí đ~ mất tích không còn dấu vết[9]. Tôi đọc tin mà lặng hết cả người, tự dưng hiểu ngay tại sao một vài gã Saudi mang danh bạn bè trên mạng lại săn đón mình th|i qu| như thế. Chừng hơn th|ng sau, tôi thậm chí còn nhận được một email rất thẳng thắn: "Ch{o em! Giấy tờ visa của em đ~ gần xong rồi! Xin em gửi cho tôi một cái ảnh để tôi còn đón em ở sân bay và make sex together![10]".
Nếu Muhammad sống lại, tôi chắc hẳn ông sẽ vô cùng bàng ho{ng trước sự méo mó của di sản m{ ông đ~ đổ tâm dốc sức gây dựng. Vào thời kỳ ông còn sống, chính nhờ Hồi giáo và các chế tài luật Shariah mà lần đầu tiên trong lịch sử tôn gi|o độc thần phụ nữ được chính thức đứng ngang hàng với nam giới về quyền con người. Lần đầu tiên có một tôn giáo quy định đ{n ông bị giới hạn số vợ họ có thể lấy (bốn vợ), không phải vì họ siêu việt hơn đ{n b{ mà do quyền lợi của những phụ nữ có chồng chết trận phải được chăm sóc. Shariah cũng quy định đ{n ông chỉ được quyền lấy thêm vợ khi họ có thể đảm bảo việc đối xử công bằng và khả năng lo toan t{i chính cho đại gia đình. Lần đầu tiên tôn gi|o quy định phụ nữ có quyền thừa kế, quyền sở hữu tài sản, quyền ly hôn, thậm chí quyền yêu cầu chồng phải có trách nhiệm không lơ l{ cuộc sống tình dục với mình. Lần đầu tiên trẻ em g|i được chính thức bảo vệ bằng tuyên ngôn tôn giáo. Lần đầu tiên các bậc cha mẹ được yêu cầu phải bảo vệ trẻ gái, cho trẻ g|i được học hành thì mới được lên thiên đ{ng. Lần đầu tiên người mẹ được tôn vinh ở vị trí đỉnh cao. Muhammad từng nhấn mạnh "chúng ta phải yêu thương mẹ mình nhất, nhì cũng l{ mẹ, ba cũng l{ mẹ, sau đó mới đến người cha". Bằng tất cả những gì ông l{m được vào cái thời mà phụ nữ còn bị coi như của cải trong nh{, đ{n ông lấy vợ đuổi vợ vô tội vạ, và những hài nhi nữ bị vùi vào cát sa mạc, thì Muhammad xứng đ|ng l{ nh{ cải cách xã hội kiệt xuất v{ l{ người tiên phong trong phong trào giải phóng phụ nữ.
Nhưng tiếc thay Saudi bây giờ đ~ kh|c với b|n đảo Ả Rập ng{y xưa. 1400 năm trước nơi đ}y con người phá biên giới nối liền các bộ lạc, Saudi bây giờ đóng cửa biên giới không cho cả khách du lịch v{o thăm. Ngôi nh{ Saudi không có cửa cho kh|ch đến nh{. 1400 năm trước xứ này chỉ có cát với cát, Saudi bây giờ ngụp trong vũng dầu, nhiều tiền đến mức có thể xây một bức tường thành toàn bằng vàng cao một mét quanh quốc gia l{m đường biên. 1400 năm trước ở Mecca phụ nữ làm sếp, góa bụa vẫn lấy trai tân, lại còn chủ động đòi cưới. Saudi bây giờ bất kể phụ nữ n{o cũng phải có đ{n ông gi|m hộ, mấy năm trước họ còn chỉ là một cái tên trên chứng minh thư của đ{n ông. Họ cần giấy phép của đ{n ông để đi học, đi l{m, đi bệnh viện, mở tài khoản, đi du lịch, thậm chí đi ra ngo{i đường là phải có đ{n ông trong gia đình đi theo. Saudi l{ quốc gia cuối cùng phụ nữ vẫn chưa có quyền đi bầu cử vì các thầy tu cho rằng trách nhiệm của phụ nữ l{ chăm lo gia đình, không được lái xe vì vô số lý do, trong đó lý do mới nhất là khoa học đ~ chứng minh ngồi sau tay lái có hại cho... e hèm... tử cung (!). Hầu hết giới thầy tu Wahhabi cho rằng việc lái xe yêu cầu phụ nữ phải bỏ khăn bịt mặt, cho phép phụ nữ dễ giao du với nam giới không quen biết, và là một hành động phá vỡ truyền thống văn hóa. Phụ nữ ở Saudi, kể cả người nước ngo{i, đều phải thuê lái xe riêng. Hẳn nhiên việc này trái với Shariah khi không cho phép phụ nữ giao du với người nam không phải là họ hàng. Từ đ}y m{ bao nhiêu chuyện như h{i kịch xảy ra. Thậm chí năm 2010, một fatwa (ý kiến tôn giáo) từ phía giới thầy tu Wahhabi khuyên phụ nữ nên cho các tài xế taxi của mình... bú tí, vì như thế theo nguyên tắc "rada" (tình m|u mủ được nuôi dưỡng bằng sữa) tài xế sẽ trở th{nh người trong gia đình v{ được phép ở bên phụ nữ mà không cần người giám hộ. Chuyện thật m{ như đùa. Không biết chính xác bao nhiêu người thực thi, nhưng điều đó chỉ làm rõ thêm sự phi lý của việc khăng khăng bắt cuộc sống hiện đại phải bó khuôn theo luật lệ truyền thống.
Đương nhiên, luật là một chuyện mà thực tế cuộc sống lại là chuyện khác. Không phải gia đình n{o cũng có chồng, cha, anh rảnh việc đưa đón, hoặc có tài xế riêng (có bú tí cũng như không bú tí). Phụ nữ Saudi nhiều khi bị dồn vào thế bắt buộc phải dùng các lái xe quen biết từ các công ty taxi có uy tín, hoặc đặt chỗ trước các taxi công cộng vì họ thậm chí còn vừa mới bị tước mất quyền vẫy taxi trên đường. Nếu có biến cố như lạm dụng tình dục xảy ra thì phụ nữ luôn l{ người cùng chịu tội vì đ~ d|m ngồi cùng xe với người nam không quen biết. Năm 2009, một phụ nữ 23 tuổi đ~ bị hãm hiếp tập thể và có thai. Cô bị phạt một năm tù
và chịu đ|nh 100 roi sau khi sinh con. Những vụ việc động trời như thế từ Saudi cứ thỉnh thoảng lại làm thế giới giật mình thon thót. Khủng khiếp nhất là mấy năm trước, một vụ cháy nổ xảy ra nhưng c|c cô g|i trong nh{ bị một số thầy tu ngăn không cho chạy ra ngoài vì không kịp... lấy khăn trùm đầu. Kết quả là 15 nữ sinh chết thảm thương.
O|i ăm thay, một trong những lý do khiến vị trí xã hội của phụ nữ Saudi ở mức độ bét cùng thế giới như vậy (130/134) lại xuất phát từ sự may mắn vô song m{ người Saudi tin rằng Thượng Đế đ~ h{o phóng ban tặng cho những tín đồ xứng đ|ng nhất của mình: dầu mỏ. Saudi nắm trong tay 1/5 trữ lượng dầu của thế giới. Nhưng nền công nghiệp dầu mỏ đặc biệt hướng về lao động nam, cộng với các khoản trợ cấp gia đình dồi dào khiến cho việc 60% sinh viên đại học là nữ giới nhưng phụ nữ Saudi chỉ chiếm có 17% lực lượng lao động của cả vương quốc.
Nói đi cũng phải nói lại, vì phụ nữ Saudi có cái nhìn về bình đẳng nam nữ khác hẳn với phần còn lại của thế giới. Một bộ phận lớn phụ nữ cho rằng họ "có quyền" được có người nam giám hộ, "có quyền" được bảo vệ bản thân bằng cách che mặt, v{ bình đẳng giới phải đi liền với chức năng giới, nghĩa l{ đ{n b{ có việc của đ{n b{ v{ đ{n ông có việc của đ{n ông. Tuy nhiên, một thực tế vẫn không thể phủ nhận được là phụ nữ Saudi so với chị em trên thế giới còn khá nhiều uẩn ức. Nói ví von một c|ch cay đắng, vị thế của họ còn kém cả vị thế của một phụ nữ Mecca 1400 năm trước[11].
Ba giờ trên th|nh địa
Tôi mất gần một năm xin visa đi Saudi không được, rốt cuộc đ{nh tính kế chót, bay đi Dubai với hai vé máy bay và nối chuyến ở s}n bay Jeddah. Không v{o Saudi được thì thôi đặt chân đến c|i s}n bay cũng l{ chạm ch}n v{o đất thánh rồi. Vẫn chiếc ba lô 11 c}n như chuyến bỏ nhà bỏ việc đi bụi hai năm trước, nhật ký hành trình của tôi v{o c|i ng{y 20 th|ng 1 năm 2012 đại để l{ như sau:
9 giờ sáng
Sau ba lần kiểm tra an ninh tại s}n bay Mumbai, đi v{o bên trong cửa hành lang nối máy bay rồi, tôi thở hắt ra khi nhìn thấy một cái bàn kê sát ngay lối lên máy bay. Ông nhân viên an ninh không thèm soát túi của tôi mà chỉ lo lắng: "Cô có c|i |o n{o trùm kín người không? Ở s}n bay Jeddah (Saudi), người ta sẽ không cho cô vào sân bay hở hang như thế n{y đ}u". Tôi trỏ c|i khăn lụa to tướng, nghĩ bụng áo hở có hai c|nh tay thôi, che tí l{ được.
Công chúa Amira Al Taweel - nh{ đấu tranh nữ quyền v{ l{ người phụ nữ được cho là xinh đẹp nhất Saudi - trong một chuyến công du nước ngo{i. Tuy nhiên, điều này rất khó chứng thực vì phần lớn phụ nữ Saudi che kín mặt. (Ảnh: Gulfbusiness)
Chuyến bay cất cánh với một bài kinh cầu Thượng Đế phù hộ cho hành kh|ch v{ phi h{nh đo{n đi đến nơi về đến chốn.
9 giờ 45 phút
Tôi mở hàng loạt kênh ti vi. Bên cạnh 80% phim Hollywood l{ c|c chương trình Hồi giáo. Ask Huda chẳng hạn, nhận điện thoại từ c|c tín đồ khắp nơi trên thế giới và trả lời đủ các câu hỏi thập cẩm. Một chương trình kh|c to{n c|c cậu chíp hôi hỏi về tình yêu, kiểu "Bố mẹ chọn vợ cho con, xin hỏi con có thể cưới cô ấy và mong tình yêu rồi sẽ đến?" Chương trình cuối cùng tôi xem trước khi ngó ra ngoài cửa sổ nhìn sa mạc trải d{i dưới cánh máy bay và lăn quay ra ngủ là một diễn đ{n về mối tương quan giữa Kinh Quran và khoa học.
1 giờ 30 phút chiều
Máy bay hạ cánh xuống Jeddha. Như lời dặn, tôi lập tức đến trình báo ở b{n đón tiếp gần nhất. Cầm chiếc vé máy bay của tôi gí mũi v{o xem đến mười phút, người đ{n ông to béo phía sau máy tính mới hiểu ra là tôi cần nối chuyến tới một cửa sân bay khác vì tôi mua hai vé máy bay riêng biệt chứ không phải hành khách nối chuyến tự động với một vé như thường lệ. Và thế là tình huống này cấu thành một sự kiện, vì ai d|m để một phụ nữ lang thang một mình từ cửa sân bay này tới s}n bay kh|c không người giám hộ. Ông ta lập tức
kêu tôi đưa hộ chiếu và quay lại với hai nhân viên sân bay. Họ bàn cãi, gọi điện, hỏi ý kiến hết ban n{y đến phòng nọ. Một anh an ninh chạy đi chạy lại như đèn cù, mỗi lần trở về lại chỉ trỏ sang tôi mặt nhăn như phải bả. Rõ ràng là họ không biết nên l{m gì để xử lý cái con bé tôi đang ngồi vắt chân chữ ngũ, mặt không giấu nổi vẻ tò mò (cố nén m{ không được!). Có một giọng nói đắc thắng vọng ra từ trong c|i đầu tinh quái của tôi: "Ờ! Đấy! Chị Hai này bay được đến đ}y rồi đấy! Có giỏi thì nhét chị đ}y quay lại Mumbai đi! Để xem mấy người xử trí vụ này thế n{o. Đ~ đến được đ}y rồi kiểu gì thì chị cũng cóc sợ!"
2 giờ chiều
Quyết định đầu tiên được đưa ra. Tôi được dẫn giải đến một c|i xe buýt to tướng, trỗng ho|c, đầu xe đề "Đặc biệt khẩn cấp". Anh an ninh kho|t tay kêu tôi lên xe rồi táo tợn ngồi xuống cạnh tôi. Anh hỏi han tí đỉnh, rồi... chạm v{o tay tôi tí đỉnh. Tôi miệng cười như nghé nhưng bụng hoang mang không biết xe còn đi bao l}u, nếu cái gã chết tiệt này nổi cơn dê cụ lên thì mình nên đạp cửa kêu cứu hay đ| cho một phát vào cái chân giữa. Có lẽ nên kêu cứu thì an to{n hơn, lỡ g}y thương vong gì thì toi. Tôi đ~ đọc đủ nhiều về Saudi để biết rằng cái xứ này phạt nhau toàn quật roi mấy trăm c|i rồi cho ngồi tù dưỡng thương.
2 giờ 15 phút
Xe dừng lại trước cổng sân bay số 2. Anh dê cụ còn cố vớt vát một cái chạm tay nữa trước khi giao tôi cho anh an ninh tiếp theo. Anh này mặt đằng đằng sát khí, kêu tôi ngồi chờ hẳn hai mươi phút để chạy đi lo giấy tờ v{ thông b|o đến các phòng ban. Khi anh quay lại, một bóng đen to tướng đi cùng anh, kín mít từ đầu đến ch}n. Tôi được khoát tay mời vào một cái cabin kín cửa. C|i bóng đen đi s|t đằng sau. Khi cửa được khóa trái, cái bóng bỏ tấm khăn phủ kín đầu, để lộ một khuôn mặt phụ nữ cực kỳ xinh đẹp, da trắng mịn, mắt xanh sẫm, mũi dọc dừa, môi mọng ướt. Cái cô tiên ấy tươi cười sờ nắn góc tay góc chân tôi, một thủ tục an ninh rất bình thường trong sân bay. Trước khi cô tiên kịp che đầu biến thành bóng đen, tôi vọt miệng hỏi: "Không ai được nhìn thấy chị {?" - Cô tiên cười toét miệng: "Tất
nhiên là chỉ có bố, anh em trai và chồng tôi thôi. Ai ngu gì mà cho mấy ông không quen biết xem mặt!"
3 giờ kém 15
Qua cửa an ninh, tôi được đưa đến khu cổng lên máy bay và chờ ở một quán café sang trọng ngay sát phòng an ninh. Lần n{y không ai còn nhăm nhăm đứng cạnh tôi canh chừng nữa. Tuy nhiên tôi cũng không d|m chạy quanh vì hộ chiếu và giấy tờ vẫn bị giữ, chắc có lẽ cho đến tận lúc lên máy bay. Tôi nhìn quanh, ngắm nghía cái phần bé nhỏ của cuộc sống Saudi trong khu chờ sân bay. Khung cảnh xung quanh tôi như một cuốn phim quay bởi một đạo diễn mù màu. Những người đ{n ông chậm rãi trong áo dài trắng v{ khăn trắng. Những người phụ nữ tóc búi cao trùm khăn kiêu h~nh bước bên cạnh trong |o cho{ng đen. Phần lớn họ che kín mặt, nhưng cũng rất nhiều người chỉ che phần tóc, để lộ những khuôn mặt đẹp bí ẩn. Mọi thứ xung quanh tôi đều sáng loáng, sạch bong, sang trọng và quý phái, hệt như một căn phòng triển lãm nội thất hiện đại theo trường phái tối giản minimalism.
H{ng người chờ lên máy bay ở sân bay Jeddah.
3 giờ rưỡi chiều
Đúng mười lăm phút trước khi cổng máy bay mở, tôi được trao trả hộ chiếu. Tôi chuyển đến ngồi trên những băng ghế chờ, nhận thấy rõ ràng những ánh mắt tò mò chạy dọc trên
cơ thể mình. Chiếc khăn lụa hồng của tôi bay theo từng bước chân. Có lẽ tôi l{ đốm màu sắc duy nhất di chuyển trong cái thế giới đen trắng nửa thực nửa mơ n{y.
Những phút tôi chờ đợi được trả lại hộ chiếu để lên máy bay tại Jeddah.
4 giờ kém 20
Trên đường ra xếp hàng, tôi dừng lại ở một hiệu sách nhỏ. Một cậu bé nhân viên còn rất trẻ chủ động hỏi tôi có cần trợ giúp. Tôi kể cho cậu nghe về việc mình bị quấy rối trên xe buýt. Cậu bé tái mặt, rối rít xin lỗi. Cậu chắp tay khổ sở xin tôi đừng nghĩ ai ở Saudi cũng tệ hại như vậy. Thoắt cái cậu đ~ biến đi v{ quay lại với một cuốn sách nhỏ trên tay: "Đ}y l{ món quà tôi tặng chị! Mong chị nhận giúp!" Tôi liếc xuống tựa đề: "Clear your doubts about Islam"[12], ngẩng lên và mỉm cười: "Shukran!"[13]
Bí mật "khủng khiếp" của ba tôi
Hồi tôi còn bé tí, ba tôi - một đại tá cả đời xa nhà với các cuộc chinh phạt - từng giữ trong phòng một ngăn tủ khóa kín. Tôi luôn băn khoăn tự hỏi ba giấu c|i gì trong đó m{ lúc n{o cửa tủ cũng phải đóng chặt: Súng? Thuốc độc? Hay là một con quái vật cũng nên. Tưởng tượng n{o cũng xấu xí, vì tất nhiên là nếu nó đẹp đẽ thì chắc chắn ba đ~ d{nh nó cho con g|i cưng. Nhiều năm sau, ba tôi mắc bệnh ung thư. V{o một ngày rất gần khi ông qua đời, ba tôi gọi tôi đến v{ đưa cho tôi bí mật ông cất giữ từ bao năm qua.
Đó l{ một cuốn kinh thánh. Một cuốn kinh thánh nhỏ xíu có bìa da thuộc m{u đỏ thẫm.
Tôi không bao giờ hỏi tại sao ba tôi lại giữ một cuốn kinh thánh nhỏ xíu bao nhiêu năm trong tủ như thế, nhưng tôi đo|n đó l{ một kỷ vật buồn trong đời chinh chiến của ông, góc sách nham nhở vết sém cháy và cái bìa da có chỗ đ~ thẫm đen lại bởi mồ hôi và cát bụi. Giờ đ}y, mỗi lần nhớ lại tuổi thơ với những phút ngồi khoanh chân chống cằm chăm chăm nhìn vào cái tủ khóa chặt v{ để trí tưởng tượng mặc sức tung hoành, tôi không khỏi bật cười. Chẳng có hình dung nào có thể xa rời sự thật hơn l{ con qu|i vật trong khi thực tế lại là một cuốn thánh kinh.
Và vì thế, cho đến giờ tôi vẫn băn khoăn tự hỏi liệu những hiểu biết và ấn tượng về Saudi của mình sẽ có thể xa rời thực tế đến chừng nào? Thực lòng mà nói, tôi cầu mong sao mình sẽ sai toàn tập. Saudi đóng cửa đ~ bao năm v{ thế giới n{y đ~ có qu| đủ thời gian để trí tưởng tượng tung hoành về những gì đang diễn ra trong lòng vương quốc. Tôi thường nghĩ về cậu bé nhân viên trẻ tuổi ở sân bay Jeddha và thầm gửi đến em lời nhắn nhủ: "Abdullah {! Đ~ đến lúc cánh cửa tủ phải mở ra rồi!"
3
Dubai - Bước đi trên hai sợi dây
Tôi đặt chân đến Dubai trong trạng thái tê liệt cảm giác sau gần bốn mươi giờ không ngủ với vài lần chuyển máy bay. Ngồi cùng chuyến xe đêm về trung tâm là Chris - một anh chàng người Ý. Tôi thật ra không hề biết anh ta người Ý cho đến khi đang thiu thiu ngủ thì choàng thức dậy bởi nghe cái giọng Ý nói tiếng Anh nặng nghìn tấn bất thần hét váng lên: "Ui đẹp quá! Chỗ này là chỗ nào thế này?"
Dubai vàng son
Gí mũi v{o cửa kính, tôi còn kịp nhìn thấy một mớ những l{n đường cao tốc xoắn xuýt đan quấn v{o nhau như một đ|m DNA khổng lồ sáng rực dưới kính hiển vi. Ông l|i xe nhăn tr|n hồi lâu rồi gào lên một từ gì đó. Chris hí hoáy lôi bút ra ghi lại. Tôi căng tai lắng nghe. Cả tôi v{ Chris đều không ngờ rằng chỉ mười phút sau khi xe đi v{o trung t}m Dubai, c|i tên m{ ông tài tận tình vắt óc ra nhớ hộ đ~ nhanh chóng bị quẳng veo v{o dĩ v~ng.
Bởi chỉ mười phút sau đó, Dubai hiện ra lộng lẫy và kiêu ngạo như b{ chúa kim sa, khinh khỉnh nhìn xuống chúng tôi từ trên những th|p |nh s|ng chói lòa như được dát bằng hàng triệu viên kim cương ngũ sắc. Xe đưa chúng tôi lướt đi giữa tầng tầng lớp lớp váy áo lấp lánh, mỗi khúc quanh tối đặc bởi |nh đêm lại bất thần mở ra một miền dải lụa dát sáng. Ở hàng ghế bên, Chris so{i người khổ sở chĩa ống kính lên trời. Tôi phì cười vì tiếng cậu ta máy bấm choách choách chẳng khác gì tiếng đạp máy khâu.
Vào cái buổi s|ng đầu tiên ở Dubai, việc tôi làm khi vừa mở mắt ra là chọn một tua trực thăng để được chiêm ngưỡng thành phố từ trên cao. Gi| cho mười lăm phút bay đắt cóng tay nhưng đó l{ c|ch tốt nhất để thu vào tầm mắt một Dubai nổi tiếng điên rồ với những công trình kiến trúc ngạo mạn. Dubai nhiều cái nhất. Cả vùng Các Tiểu Vương quốc Ả Rập Thống nhất (United Arab Emirates - UAE) có tới hơn một trăm kỷ lục thế giới, riêng Dubai
kể sơ sơ thì có th|p Khalifa cao nhất thế giới, trung tâm mua bán (theme shopping mall) lớn nhất thế giới, hay khu trượt tuyết trong nhà duy nhất trên thế giới tồn tại quanh năm khi nhiệt độ ngoài trời lên đến 55°C. Guinness thậm chí đ~ quyết định mở hẳn một văn phòng đại diện tại Dubai v{o năm nay để đ|p ứng nhu cầu đ|nh bại các kỷ lục thế giới của người Các Tiểu Vương quốc. Nhưng có lẽ cái nhất ngang ngược số một mà chỉ có cái kiểu ngạo mạn của Dubai mới có thể nghĩ ra l{ dự án The World, Palm Jumeirah và hai quần thể đảo khác. Trong suốt bốn năm, gần một tỉ mét khối đ| v{ c|t được đ{o lên từ đ|y biển và phun vòi rồng trùm lên trên vùng san hô ngo{i khơi Dubai, tạo thành bốn quần thể đảo nhân tạo, lấn biển h{ng trăm nghìn mét vuông. Lượn vòng trên bầu trời Dubai, tôi tận mắt nhìn thấy một thành phố siêu hiện đại mọc lên từ sa mạc cằn cỗi chỉ trong vòng vài thập kỷ. Mà thực ra từ "mọc lên" ho{n to{n không chính x|c, bởi cái sự "mọc" có vẻ chậm r~i v{ thông thường quá. Với tốc độ phát triển kinh hoàng, nhiều người ví sự xuất hiện của Dubai trên đời giống như thể một mô hình siêu đô thị được người ngo{i tr|i đất bất thần thả xuống trên bát ngát cát trắng, qua một đêm bất thần lững lững chiếm ngự vùng Vịnh heo hút với những công trình ngạo ngược lấn biển, chọc thủng mây, ngang nhiên thách thức cả Tạo hóa.
Quần thể c|c đảo nhân tạo ngo{i khơi Dubai. (Ảnh: Tobias Karlhuber)
Tình cảm của tôi dành cho Dubai khá phức tạp, vừa yêu vừa ghét vừa nể phục. Thứ nhất, tôi không thể phủ nhận tầm nhìn xa trông rộng của những ông hoàng Dubai, khởi đầu từ việc sau khi thực d}n Anh rút lui đ~ mải miết kiên trì thuyết phục các tiểu vương l}n cận hợp sức thành lập một mô hình hợp chủng quốc để cùng tồn tại. Vào những năm 40 ngay giữa thời huy hoàng của ngọc trai, Dubai đ~ sớm đi trước một bước, nhìn thấy con đường cụt của nền công nghiệp này và mạnh dạn đầu tư v{o thương mại. Vào những năm 60 khi Trung Đông bất ngờ trở nên giàu có tột đỉnh bởi dầu lửa, Dubai đ~ sớm nhìn thấy con đường cụt
của những giếng dầu v{ đầu tư mạnh vào du lịch. Không có kỳ quan thiên nhiên cũng như kỳ quan văn hóa, Dubai tự tạo nên kỳ quan từ b{n tay con người và biến du lịch thành nguồn thu chính của vương quốc trong khi dầu lửa chỉ chiếm 5% thu nhập quốc gia còn kém cả Việt Nam. Dubai tua băng chạy vùn vụt từ thế kỷ 18 đến thế kỷ 21 chỉ trong vòng hai thế hệ, biến một vùng ch{i lưới nghèo khó ven biển nơi chỉ có cát, xương rồng v{ cướp biển trở thành một trung tâm tiền tệ v{ thương mại của cả thế giới. Khi những ngón tay của bà mẹ Dubai vẫn còn đầy chai cứng vì những tháng ngày phải nhọc nhằn kéo gầu đội nước từ xa về nhà, con trai của chính những người mẹ ấy đang đặt tay lên vô lăng của những chiếc xe hiện đại đắt tiền nhất thế giới. Ai cũng biết ở Trung Đông việc yêu kính những ông bà hoàng gần như l{ một nghĩa vụ, nhưng chỉ cần ở Dubai một thời gian, thật dễ dàng nhận thấy tình cảm của người Dubai dành cho tiểu vương Zayed xuất phát từ sự tôn kính và yêu quý thực lòng.
Vậy vì sao tôi ghét Dubai?
Thứ nhất vì chính cái tên của tiểu vương quốc vàng son này: Do - Buy, hay đơn giản là: Mua đi! Sắm đi! Tiêu tiền cho thật nhiều vào! Có lẽ chỉ ở Dubai mới tồn tại những máy rút... vàng tự động (!) bên cạnh các máy rút tiền thông thường. Tôi ở Dubai đúng v{o thời điểm diễn ra Tuần lễ mua sắm, cũng không phải ngẫu nhiên m{ được tổ chức trùng với tuần nghỉ lễ của người láng giềng giàu có Ả Rập Saudi. Ngồi hút shisha[14] với bạn bè trên cảng Marina, tôi có thể dễ dàng nhận ra những cô g|i Saudi nhìn tho|ng qua ai cũng m{u đen giống hệt nhau nhưng để ý kỹ sẽ thấy họ qu{ng khăn trùm đầu hiệu Louis Vuiton, áo cho{ng v{ khăn trùm đầu hijab đen gắn đ| quý lấp l|nh quét đất để lộ thấp thoáng những đôi xăng đan Jimmy Choo cao ngất ngưởng hàng chục ph}n. Dubai dường như qu| sức tự hào bởi cái danh tính của một xứ sở ăn chơi h{o nho|ng của mình đến mức đ~ từng lấy hình ảnh khách sạn bảy sao Burj al-Arab làm biểu trưng cho đất nước và rập nguyên xi hình ảnh này lên tất cả các biển số xe hơi. Chẳng bao lâu sau, mọi người hết hồn khi nhận thấy hình ảnh của Burj al- Arab nhìn từ phía biển giống hệt như c|i... thập giá của đạo Thiên Chúa. Thậm chí có người cho rằng kiến trúc sư người Ý đ~ thực hiện th{nh công }m mưu của Tòa thánh Vatican, và những biển số xe này lập tức bị loại bỏ.
Những trung tâm mua bán của Dubai thường đẹp lộng lẫy với rất nhiều kỳ quan nhân tạo để hấp dẫn du khách.
Ở Dubai có vài ngày mà tôi hết hồn phát hiện ra mình ăn mặc khác hẳn, mấy cái váy lòe loẹt đính kim sa nhựa mua ở Ấn Độ len lén chui tọt vào tận đ|y va li. Phải mất một chầu ổn định tư tưởng tôi mới quyết định là nhất nhất không để Dubai tha hóa, buổi tối hôm ấy vào Caramel sang trọng gặp gỡ bạn bè, tôi và Abdullah là hai kẻ duy nhất đi dép xỏ ngón.
Lý do thứ hai để tôi ghét Dubai là sự h{o nho|ng được tạo dựng bởi bàn tay của các công nhân từ các quốc gia thế giới thứ ba nghèo đói, v{ khối óc của các doanh nghiệp trí thức châu Âu. Dân bản xứ Dubai không hẳn đ~ ưa những người ngoại quốc đến đ}y sống và làm việc. Nhưng họ lại cần những kẻ lấm lem và ngoại lai n{y để tồn tại, hệt như một vị chủ nhà không thể sống nổi nếu thiếu đ|m kh|ch khứa đông đúc, xa lạ và hạ đẳng đến trú ngụ trong nhà.
Bạn không đọc nhầm đ}u! Đúng l{ tôi vừa dùng từ "hạ đẳng" đấy. Cái sự kiêu kỳ của người vùng Các Tiểu Vương quốc có lẽ chỉ dưới chiếu vị láng giềng Saudi. Thậm chí lương bổng ở Dubai như một luật bất thành văn được trả theo quốc tịch: Mỹ và Tây Âu ở bậc trên, mấy nước châu Á phát triển nối đuôi cùng với Đông Âu, gần chót l{ người Philippines làm việc trong ngành dịch vụ, v{ đ|y cùng l{ những lao động ch}n tay người Ấn Độ và Pakistan. Họ oằn lưng hơn mười tiếng một ngày trên sa mạc nóng gi~y trên 50 độ, đến mức cả tuần có thể không hề đi tiểu. Rất nhiều công nhân phải sống trong những khu nhà tồi tệ, đôi khi h{ng trăm con người chia sẻ một cái hố vệ sinh chung không cống thoát. Trong vòng một hai năm đầu tiên, phần lớn công nh}n đều phải tập trung toàn bộ lương để trả nợ vài nghìn đô la đóng phí cho c|c công ty môi giới xuất khẩu lao động. Dù công việc hoàn toàn không
hề giống như hứa hẹn, họ cũng chỉ biết than trời. Hệ thống quản lý kafala cho phép chủ thuê giữ hộ chiếu của công nh}n, đặt vào tay họ quyền sinh sát với toàn bộ đời sống của người làm thuê. Không tiền, không hộ chiếu, cộng thêm một gánh nợ trên vai, có bị ném v{o địa ngục cũng đố ai dám bỏ trốn. Mà nếu có bỏ trốn thì cũng l{ sự trốn chạy thương t}m nhất: cái chết. Rất nhiều người ốm đau v{ tự vẫn. Thậm chí có người quá quẫn b|ch đến mức đ~ đ}m đầu v{o xe ô tô để chết, hy vọng đổi mạng sống của mình để kiếm tiền máu diya đền bù nhằm trả nợ cho gia đình. Chỉ trong năm 2005 đ~ có 971 công nh}n Ấn Độ lìa đời. Khi con số n{y được công bố thì Đại sứ quán Ấn Độ nhận trát yêu cầu im miệng v{ thôi đừng có đếm nữa. Mặt trái của Dubai vàng son khiến tôi quặn lòng khi nghĩ không biết bao nhiêu trong số 15.000 lao động Việt Nam cùng chịu chung số phận. Ba mẹ dạy tôi đói cho sạch rách cho thơm. Nhưng r|ch ở cái ao nhà thì còn hy vọng chứ r|ch rưới ở xứ người thì thật lắm đắng cay.
Mở toang vừa đóng kín
Đi giữa Dubai sáng choang, lọt thỏm trong lòng sa mạc m{ dường như không dính một hạt bụi, cả thành phố sạch sẽ gần như vô trùng, nhiều lúc tôi không kìm được cảm giác mình đang ở một phòng thí nghiệm xa lạ. Tầng lớp l~nh đạo Dubai khiến tôi nể phục bởi chiến lược kinh tế bao nhiêu thì làm tôi thất vọng bởi chiến lược con người bấy nhiêu. Người vùng Các Tiểu Vương quốc sinh ra đ~ được chăm bẵm mọi bề, hưởng một cuộc sống giàu sang đến mức thui chột cả tham vọng và hoài bão. Cố gắng học hành lên cao làm gì khi một cái bằng vớ vẩn hoặc một công việc tầm thường cũng có thể lấp đầy tài khoản chục nghìn đô mỗi tháng? Với 95% dân số Dubai l{ người ngoại quốc, thật không ngoa khi nói rằng mỗi người dân của tiểu vương quốc n{y đang bị xé ra làm hai: một nửa đầy tự hào và kiêu ngạo về một Dubai sáng choang giữa lòng sa mạc, nửa kia ngậm ngùi quặn thắt vì chính họ cũng hiểu rằng mình đ~ mua một Dubai hào nhoáng chứ không phải đ~ x}y một tiểu vương quốc rực rỡ bằng công sức và tài trí của chính mình, hệt như một ông chủ không biết dùng email, phải trả tiền thuê người quản lý cái công ty công nghệ hiện đại to bự x}y trên đất đai của chính mình. Giữa cộng đồng người nước ngoài làm kinh doanh ở Dubai có một cụm từ được dùng kh| l{ x|ch mé: "Thuê một ông tiểu vương" (Rent a Sheikh) |m chỉ những chiêu bài
quan hệ công chúng cần cái mặt của một tiểu vương hạng trung để phục vụ cho các sự kiện quảng c|o. Người Dubai hiểu rằng, tầm vóc của họ trong xã hội có lẽ cũng không có gì hơn l{ cái mẽ bên ngoài.
Khoảng mười lăm năm trước, tôi được đi dự một trại nghệ thuật quốc tế ở Philippines và nhớ như in lời phán quyết cuối cùng mang tinh thần của h{ng trăm người trẻ tuổi đến từ mọi miền ch}u Á: "Chúng ta kiên quyết bảo vệ văn hóa d}n tộc trước hiểm họa x}m lăng của quá trình toàn cầu hóa". Mười lăm năm sau, tôi v{ rất nhiều người đ~ kịp nhận ra rằng toàn cầu hóa chẳng đến mức là con ngáo ộp hở ra cái là nuốt chửng cả một nền văn hóa "đ|nh ực một ph|t" như vẫn thường bị dọa nạt. Sự thực l{ c{ng có xung đột thì người ta lại càng trở nên trung th{nh đến mức cực đoan với cội gốc văn hóa của chính mình. Điển hình là Dubai.
Một người bạn trên facebook tâm sự với tôi: "Mai có nhận thấy là Dubai càng phát triển thì càng có nhiều người Các Tiểu Vương quốc ăn mặc đồ truyền thống không? Nhiều lúc tôi có cảm giác việc ăn mặc như vậy, rồi đi đến c|c th|nh đường, hay cách sống tách biệt với xã hội bên ngo{i chính l{ c|ch để khẳng định sự tồn tại của nhóm người bản địa nhỏ nhoi tại Dubai". Bạn tôi nói đúng. Chỉ chiếm có 5% dân số trong một tiểu vương quốc được xây dựng và quản lý chủ yếu bởi người nước ngo{i, d}n Dubai đang cố tình nhấn mạnh rằng họ khác với đ|m kh|ch khứa hạng sang sặc mùi Âu Mỹ v{ đ|m lao động cùng đinh từ châu Á bằng cách bám chặt lấy từng mẩu văn hóa dù nhỏ nhất của mình. Dubai là ví dụ đặc trưng nhất của hiện tượng "c{ng mở cửa thì càng truyền thống", đến mức thành cố chấp khi hàng loạt dân tình bất chấp lý do an toàn kêu gào lên án các trung tâm thể thao l{ "ph}n biệt chủng tộc" khi họ không được phép mặc nguyên xi bộ kandura và abaya truyền thống lướt tha lướt thướt quét đất hoặc lùng th{ lùng thùng như c|i dù để tham gia các môn thể thao cảm giác mạnh và mạo hiểm như trượt tuyết, ném bowling, nhảy dù và lặn biển.
Hầm hè ra về, thà hy sinh niềm vui c| nh}n còn hơn l{ phải trút bỏ bộ đồ truyền thống, mỗi ông bà khách khó tính của các trung tâm thể thao thực ra l{ đại diện cho cuộc khủng hoảng danh tính đang ngấm ngầm cắn rứt và xâu xé sự tự tin của nền văn hóa non trẻ Dubai.
Rừng cao ốc mọc lên từ sa mạc chỉ trong vài thập kỷ. (Ảnh: Jan Michael Pfeiffer)
Chưa ở đ}u tôi được chứng kiến một sự đối chọi khủng khiếp như thế giữa các giá trị đối lập của cái mới v{ c|i cũ, c|i được v{ không được, cái hợp pháp và phi pháp. Là một nền kinh tế dựa vào du lịch, Dubai buộc phải chấp nhận những thái cực Đông T}y kh|c biệt. Trên đường phố Dubai, những người đ{n ông trong bộ kandura trắng muốt bước đi bên cạnh những cô gái cổ áo hở hang khiêu khích, mỗi bước đi ngo|y mông lại để lộ ra c|i "đuôi c| voi" của quần lọt khe phía bên trên thắt lưng cạp trễ. Đ|m trẻ tuổi teen đội mũ lưỡi trai bẻ ngược, khuyên mũi khuyên lưỡi chi chít trượt v|n veo veo trước mặt những cô gái trùm niqab đen kín mặt chỉ hở hai con mắt.
Du lịch gắn liền với sex. Đêm n{o Dubai cũng rùng rùng chuyển động với vô số quán nhạc và câu lạc bộ đồng tính, với những cô g|i điếm hạng sang bước ch}n v{o vũ trường như những bà quý tộc và cả những ả bán hoa bình dân lấp ló đ}u đó khuất nẻo dưới đường phố tối bưng. Nhưng sự cởi mở trong ngành công nghiệp phấn hương v{ x~ hội đồng tính không có nghĩa l{ bạn có thể hồn nhiên mở một trang sex trên internet. Nói một cách ngắn gọn, bạn có thể mua sex, nhưng xem sex hoặc làm sex thì rất dễ bị ăn đòn. C|ch đ}y không l}u, một đôi nam nữ chưa kết hôn bị bắt quả tang trao đổi tin nhắn sex với nhau trên điện thoại đ~ phải kết thúc câu chuyện tình tang của họ trong nhà tù, hay một cặp anh ả hôn nhau mùi mẫn trong nhà hàng thoắt cái thấy mình bị án giam một th|ng. Tương tự, Dubai cởi mở với nền công nghiệp hương phấn bao nhiêu thì lại hà khắc đến cứng nhắc với các loại thuốc kích thích và cần sa bấy nhiêu. Một danh sách dài các loại thuốc giảm đau v{ thuốc chống trầm cảm bị coi là chất kích thích và kết quả là những |n tù v{i năm, nạn nhân bao gồm cả đạo diễn người Đức gốc Việt Cat Le-Huy. Cảnh sát chặn anh ở sân bay vì một lọ thuốc an thần, rồi lại bắt anh thử nước tiểu, thấy không có vấn đề gì vẫn cố kiết nạo vét tí bụi bặm trong va li để được 0,03 gram một mẩu bé đến mức mắt thường không dễ nhìn thấy mà họ cương quyết khẳng định là cần sa. Cat Le-Huy chỉ thoát án bốn năm tù sau khi cộng đồng mạng làm ầm ĩ với hơn 5000 chữ ký gửi đến Dubai.
Dubai vừa mở toang vừa đóng kín, gần như trong vấn đề gì cũng nhìn thấy hai thái cực rõ r{ng, hai hướng đi đối chọi hẳn nhau. Nếu bảo Dubai hiện đại cũng sai m{ cổ hủ cũng sai nốt. Kết quả là những người dân Dubai và cả những kẻ thập phương đến đ}y cũng bị căng ra, cuốn theo những dòng chảy chéo ngược về hai phía.
Bối rối một danh tính quốc gia
Một trong những bộ phim tôi yêu thích nhất về đề t{i Trung Đông có tên l{ Lawrence of Arabia. Bộ phim kinh điển gắn liền với câu chuyện về một huyền thoại có thật: Sĩ quan người Anh Thomas Edward Lawrence. Đó l{ thời kỳ đế chế Hồi giáo khổng lồ Ottoman (Thổ Nhĩ Kỳ ng{y nay) đang mất dần quyền bá chủ trên lãnh thổ rộng lớn kéo dài khắp ba lục địa của mình v{o tay người Anh v{ Ph|p. Lawrence được cử đến b|n đảo Ả Rập để hối thúc các bộ lạc nơi đ}y nổi lên chống lại nhà cầm quyền người Thổ, đưa cuộc chiến vào thế có lợi cho qu}n Anh. Khi ch{ng sĩ quan trẻ khơi gợi ý chí phải thoát ra sự đô hộ của người Thổ, một thủ lĩnh bộ lạc đ~ trả lời mỉa mai: "Người Thổ à? Người Thổ là bộ lạc nào vậy?"
Thiếu một bề d{y văn hóa, Dubai bối rối về danh tính của chính mình.
Cho đến bây giờ, trong những tranh chấp xung đột ở Trung Đông, c}u hỏi này vẫn là một trong những thông tin quan trọng nhất: "L~nh tụ mới à? Ông ấy l{ người bộ lạc nào vậy?" - "Ứng cử viên tổng thống à? Tôi chỉ bỏ phiếu cho ứng cử viên từ bộ lạc của tôi thôi!" Văn hóa của Trung Đông v{ to{n bộ b|n đảo Ả Rập l{ văn hóa bộ lạc. Người Ả Rập biết đến một khái niệm mới có tên l{ "quốc gia" chỉ sau khi đế chế Ottoman sụp đổ v{ c|c nước lớn Anh, Pháp bắt tay vào chia sẻ chiến lợi phẩm l{ đất đai v{ c|c vùng đô hộ, vạch ra c|c đường biên giới
để dễ bề cai quản. Tuy nhiên, h{ng nghìn năm gắn rễ với cấu trúc văn hóa bộ lạc khiến đất nước được thành lập nhưng lòng người vẫn bị chia năm xẻ bảy, trung thành với bộ lạc và gia tộc của chính mình. Bốn mươi năm đ~ trôi qua từ ng{y đất nước được thành lập nhưng quyền lực chính trị, các giao kèo kinh tế, các món hời thương mại và dự án quốc gia vẫn loanh quanh trong tay của các ông bà chủ cùng dòng tộc. Thật khó để người vùng Các Tiểu Vương quốc nhìn nhận về bản th}n mình như công dân cùng một quốc gia. Đừng quên rằng chưa đầy một trăm năm trước, kẻ này sẵn sàng bắn chết kẻ kia chỉ vì trong cơn kh|t giữa sa mạc, gã lữ hành xấu số dám cả gan uống một ngụm nước từ chiếc giếng không nằm trong vùng lãnh thổ của bộ lạc mình.
Thiếu vắng một độ d{y văn hóa gốc rễ và gần như bị đô hộ về mặt trí tuệ (intellectually colonized), tôi nhận thấy Dubai thực ra đang b|m v{o Hồi gi|o như một phương tiện để xác nhận và tạo lập danh tính văn hóa bản địa của chính mình. Tôi tự khẳng định điều này khi có dịp gặp Ines, Tefridj và Layla - ba trong số v{i người bản địa hiếm hoi ở Dubai. Cả hai cô g|i Ines v{ Tefridj đều trẻ trung, mới vừa chạm sinh nhật tuổi 20 nhưng đ~ tốt nghiệp đại học. Sếp của hai cô, Layla, là một phụ nữ sắc sảo và mạnh mẽ với ánh mắt xuyên thấu tâm can và cái bắt tay như bẻ hết cả xương cốt của người đối diện. Khoảnh khắc Layla bước vào sảnh khách sạn với chiếc abaya đen tuyền viền chỉ v{ng đắt tiền v{ hijab trùm đầu đen cuốn quanh khuôn mặt trang điểm cầu kỳ là khoảnh khắc tất cả mọi người đều phải ngoái nhìn. Mỗi bước đi mạnh mẽ của cô thổi tung c|nh |o abaya như một cánh buồm. Mỗi tiếng gót giày của cô nện trên s{n đ| hoa cương vang lên như một lời nhắc nhở về quyền lực. Tôi chưa bao giờ thấy một phụ nữ nào tự tin đến đ|ng sợ mà không cần thốt ra một lời n{o như thế.
Ở bên cạnh Layla, Ines và Tefridj là một phiên bản trẻ trung hơn nhưng không kém phần ấn tượng. Hai cô gái diện những bộ cánh chỉ nhìn qua đ~ biết là thứ hàng sang trọng đắt tiền: quần bó kẹp nếp, |o sơ mi lụa mềm viền chỉ v{ng kín đ|o v{ khăn hijab trùm đầu hiệu Chanel điệp màu với giày cao gót Christian Louboutin. Khi tôi buột miệng khen phong cách ăn mặc của họ, cả ba người phụ nữ lập tức ph| lên cười. Ines mở điện thoại cho tôi xem hàng chục bức ảnh của một Ines c|ch đ}y chưa đầy hai tháng: tóc nhuộm vàng rực xõa tung gợi cảm và quần áo không khác gì một ca sĩ chuẩn bị lên sàn diễn.
"Điều gì đ~ xảy ra thế này hả trời?" - Tôi không tin vào mắt mình, vừa cười vừa khoát tay chỉ vào tấm khăn trùm đầu của các cô gái.
Lý do để Ines và Tefridj quyết định thay đổi diện mạo của mình là vì họ được nhận vào làm ở một công ty truyền thông danh tiếng trong một dự án nhằm thúc đẩy nữ quyền và bình đẳng giới. Cái khó không phải là làm thế n{o để bản thân họ nổi bật với tư c|ch là những phụ nữ tham vọng, mà là làm thế n{o để họ được biết đến như những phụ nữ Emirati tham vọng. Qu| trình đi tìm kiếm một danh tính quốc gia đưa những cô gái trẻ đậu lại trên một cột trụ vững chãi có tên là Hồi giáo. Thế là cả tủ quần áo thời trang bị tống vào xó nhà, tất cả mọi tấm ảnh trước kia quẳng lên facebook đều phải gỡ bỏ. Những cô gái trẻ quyết tâm chứng minh cho thế giới thấy rằng một phụ nữ Hồi giáo hoàn toàn có thể xông pha trên tuyến đầu, năng động, tự tin, quyết đo|n m{ vẫn đầy chuẩn mực. Những người bạn gái của Ines và Tefridj thậm chí còn mạnh mẽ hơn. Ban nhạc rock Random Stars gồm ba nữ sinh viên của Đại học Công nghệ Al Ain làm nổ tung khán phòng với những ca khúc kinh điển của Deep Purple. Trên sân khấu, ba cô gái trẻ đều mặc bộ đồ abaya đen trùm kín mít khắp người, v{ cũng chính họ là tác giả của những dùi trống khua lên cuồng loạn và những tay vuốt ghi ta điện đầy điêu luyện.
Nhưng tôi vẫn muốn hỏi Ines và Tefridj lại một câu cho chắc: "Vậy thì đ}y l{ danh tính quốc gia hay danh tính tôn giáo vậy?"
"Cả hai!" - Các cô gái trả lời không cần suy nghĩ.
Vậy l{ đ~ rõ.
Từ bao đời nay, vùng đất sa mạc cằn khô n{y chưa bao giờ có một sắc m{u văn hóa ổn định. Thiên nhiên khắc nghiệt khiến cả đến những kẻ du h{nh cũng hết sức né tránh. Lịch sử của xứ sở này mờ nhạt như chính những dải cát thấm muối sabkha sau mỗi mùa mưa biến cả vùng thành hoang mạc nhớt nhát không thể bước chân qua. Khi những bộ lạc rời rạc tụ lại thành một quốc gia v{o năm 1971, tôn gi|o trở th{nh điểm chung duy nhất v{ cũng là chất kết dính duy nhất cho một đất nước non trẻ thiếu bề d{y văn hóa. Đạo Hồi không những thay thế lịch sử của Các Tiểu Vương quốc mà còn có sức mạnh định nghĩa văn hóa nền cho cả một dân tộc vừa mới bỡ ngỡ ch{o đời. Và sự phát triển kinh tế nhanh đến chóng mặt
cộng với sự |p đảo của hơn 90% d}n số l{ người ngoại quốc, cả một thế hệ trẻ bỗng dưng ngơ ng|c với câu hỏi mình là ai. Hẳn nhiên khi chẳng còn chỗ b|m víu n{o kh|c hơn l{ một tôn gi|o chung để xác lập một bản sắc riêng, những Layla, Ines và Tefridj bỗng thấy chiếc khăn hijab trở thành câu tuyên thệ cho sự khác biệt của chính mình. Danh tính tôn gi|o đ~ chính thức thay thế văn hóa quốc gia. Xét cho cùng, họ cũng chẳng còn sự lựa chọn nào khác.
Một Hồi gi|o "xấu xí"
Tuy nhiên, sẽ là một sai lầm nghiêm trọng nếu bạn cho rằng Hồi giáo - một khi đ~ đóng vai trò thay thế văn hóa quốc gia và tạo hình cho lịch sử dân tộc - thì sẽ luôn luôn được trọng vọng.
Trải qua gần 1400 năm thăng trầm, Hồi giáo nguyên thủy và truyền thống, cũng như tất cả các tôn gi|o kh|c, chia năm xẻ bảy thành vô số những nhánh, những chi, những tổ hợp khác nhau với mục đích tôn gi|o v{ c|ch thức khai sáng hoàn toàn khác nhau. Tại Các Tiểu Vương quốc Ả Rập Thống nhất, cái phiên bản Hồi giáo của nhà cầm quyền và phiên bản Hồi giáo của kẻ quấy rối kỵ nhau còn hơn nước với lửa. Tổ chức Al-Islah, một nhánh của Huynh Đệ Hồi giáo bắt rễ từ Ai Cập, đại diện cho làn sóng phục hưng Hồi giáo với hai mũi dùi chọc thẳng vào mặt v{ lưng chính quyền. Al-Islah phản đối mạnh mẽ cuộc sống Âu hóa tột cùng của Các Tiểu Vương quốc, đặc biệt Dubai có thể bị coi như nỗi nhục nhã của văn hóa v{ tôn giáo truyền thống, là cái nhà xí của thế giới hiện đại v{ văn hóa phương T}y. Tôi nhớ khi mình trót dại mở miệng nói về một buổi sinh nhật rất vui ở Barasti, chưa kịp kết thúc câu khen ngợi thì đ~ bị nói như t|t nước vào mặt: "Đủ rồi! Cái xứ này mục ruỗng đạo đức vì có cả những người như cô đến đ}y xả tiền mua vui một c|ch đ|ng xấu hổ như vậy!"
Tôi im re.
Tôi nhớ buổi tối hôm ấy mình đ~ ngạc nhiên thế nào khi bước chân vào Barasti. Cả một dải bờ biển lớn được sắp xếp thành một quán bar khổng lồ với h{ng trăm con người nhảy múa tung trời quanh các màn hình lớn, nh}m nhi rượu bia trên cả trăm tấm đệm nằm la liệt trên cát, hay ôm hôn nhau mùi mẫn trong bóng tối chập chờn. Ngay bên cạnh tôi, một vài cô gái
Saudi mặc áo cổ trễ hở bộ ngực căng phồng, miệng phì phèo thuốc lá, chân nhún nhảy trên cát lạnh theo tiếng nhạc phát ra từ hàng chục giàn loa lớn. Tuần lễ mua sắm thu hút gần một triệu khách du lịch Saudi đổ bộ đến Dubai, tràn ngập các khu mua sắm khổng lồ, càn quét các cửa h{ng đắt tiền, v{ đêm xuống xả hơi trong những quán bar phừng phực lửa. Kết thúc tuần mua sắm, chính những cô g|i đó sẽ lại lặng lẽ lên m|y bay, trùm lên người bộ áo chùng đen kín mít, theo ch}n người nam giám hộ trở về cuộc sống ở Saudi, nơi đến cả rạp chiếu phim cũng không được phép tồn tại.
Hẳn nhiên, đối với Al-Islah, Barasti l{ đại diện cho sự thối nát và mục ruỗng đạo đức của cuộc sống hiện đại. Tuy nhiên, đó chưa phải l{ điều duy nhất khiến chính quyền Các Tiểu Vương quốc cảm thấy khó chịu với Al-Islah. Mặc dù đ~ mở rộng vòng tay che chở cho những kẻ lánh nạn này khi họ chạy khỏi Ai Cập từ tổ chức Huynh Đệ Hồi giáo trong thời gian bị tổng thống Nasser truy nã, cái nhánh con con mang tên mới Al-Islah dần dần không còn được coi l{ "huynh đệ" nữa khi các thành viên bắt đầu có biểu hiện đấu tranh dân chủ, đòi cải tổ hệ thống độc t{i, đòi người dân phải có quyền bỏ phiếu, đòi x}y dựng một thể chế chính trị dựa trên giáo lý Hồi. Đến đ}y thì c|c Tiểu vương hết chịu nổi. Cái phiên bản Hồi giáo này nguy hiểm quá, nhất là lại có mùi dân chủ vào nên rất dễ dụ khị tầng lớp thanh niên trí thức đang hoang mang, bế tắc và quẫy đạp. Tức là phải diệt!
Khi tôi đang viết những dòng n{y, hơn một trăm th{nh viên của Al-Islah đ~ bị bắt v{ đang chờ ngày ra tòa. Họ bị kết tội phản quốc do bí mật thề trung thành với tổ chức mẹ Huynh Đệ Hồi giáo ở Ai Cập. Năm 2012, cùng với hoàng gia Saudi và các thầy tu Wahhabi, các Tiểu vương Ả Rập thấy tim mình đập thùm thụp khi thủ lĩnh Huynh Đệ Hồi giáo là ông Mursi lên nhậm chức tổng thống. Họ lo sợ tầng lớp có học thức trong nước bỗng nhiên phát hiện ra rằng Hồi giáo hoàn toàn có thể kết hợp với các thể chế bầu cử dân chủ và sẽ nổi lên chống lại nh{ nước độc tài. Khi Mursi bị nh{ binh đảo chính, cả Saudi và các Tiểu vương Ả Rập như trút được gánh nặng ngàn cân, hào hứng móc túi trích ra tận tám tỉ đô la để giúp đỡ chính quyền mới. Cái ghế quyền lực được đóng thêm một c|i đinh, đ~ vững chãi giờ lại càng khó đổ.
Đêm cuối cùng ở Dubai, tôi được rủ tới một quán bar sang trọng cùng với một nhóm bạn mới quen. Trên màn hình ti vi khổng lồ, với bộ đồ hai mảnh bó s|t, Beyoncé đang l{m cho
khán giả phát cuồng với vũ điệu nóng bỏng của "Put a ring on it". Ngay dưới chân màn hình, những dòng tin thời sự nhỏ chạy liên tục, thông báo về diễn biến vụ xử án những thành viên của Al-Islah. Anh bạn người bản xứ ngồi bên vừa dụi tàn thuốc vừa kể cho tôi nghe rằng con trai của một trong số những người bị xử án sẽ bị tống giam mười tháng vì dám cả gan lên mạng Twitter phê phán phiên tòa.
"Chế độ hà khắc này hệt như c|i nồi áp suất. Đến một ngày chúng tôi sẽ nổ tung ra mất!" - Anh thở dài.
"N{y cô em!" - Tôi giật mình quay sang anh bạn bên tay trái - "Sao mặt mũi lại phụng phịu thế kia?" Anh ta cười sảng khoái, liến thoắng một hồi rồi ấn vào tay tôi một ly cocktail mới pha, nói đầy vẻ trịnh trọng: "Khi người ta trẻ, người ta phải sống ở Dubai!"
Hiện thực hóa lời khuyên của bạn tôi tại Barasti: "Khi người ta trẻ, người ta phải sống ở Dubai!"
Chà chà! Hai câu nói này có lẽ tổng kết một cách hoàn hảo danh tính của Dubai - một tiểu vương quốc được sinh ra với số phận của kẻ đi trên hai sợi dây, tay nắm cây gậy thăng bằng giữa hai thế giới của giàu và nghèo, của bình đẳng và bất công, của nỗi lo sợ và niềm tự hào, của truyền thống và hiện đại, của những phiên bản tôn giáo cùng nguồn gốc nhưng có lẽ sẽ không bao giờ nắm tay nhau chung bước.
4
Oman - Truyện cổ tích không có hồi kết
Ai dám bảo là xứ sở thần tiên không có thật? Những ngày đầu đặt chân đến Oman tôi toàn phải tự bấu vào tay để kéo bản thân trở về thực tại. Câu chuyện cổ tích của tôi ở Oman bắt đầu như thể một nhân vật phụ bỗng dưng được tác giả dân gian chăm sóc quá đà.
Khi đời như l{ mơ
- Hai rial! - Cô bán hàng trong siêu thị Lulu vừa chỉnh lại chiếc khăn đen trùm đầu vừa nhìn tôi tò mò.
Tôi cuống lên, không hẳn vì đằng sau mình còn có khoảng hơn chục c|c ông c|c anh người Oman tay xách nách mang (ở Oman đ{n ông có nhiệm vụ đi chợ), mà là do tôi không tìm thấy ví tiền đ}u cả. Chưa kịp cất lời xin lỗi thì đích thị sếp trực của siêu thị tiến đến, thẳng tay nhét đống đồ tôi chọn v{o túi. Tưởng ông ấy sẽ quẳng nó trở lại giá hàng thì ngờ đ}u, ông đ~... rút ví ra trả tiền hộ tôi và chúc tôi một kỳ nghỉ vui vẻ ở Oman.
Hơ! Thật hay mơ thế này?
Chưa hết, lý do của việc tôi quên ví tiền là vì tôi hầu như không bao giờ có cơ hội được trả tiền. Bạn bè không những cho ở nhờ mà còn tự nguyện phục dịch nấu nướng mua sắm, đi trên đường muốn nhờ xe chỉ việc nai v{ng ngơ ng|c hoặc giở bản đồ ra là lập tức có người dừng bánh. Có chủ taxi còn kiên quyết không nhận tiền vì qu~ng đường quá ngắn. Tạm biệt bạn để đi th{nh phố kh|c thì còn được nhét thêm tiền vào túi. Thế bảo tại sao tôi quên béng mất là mình còn có ví tiền.
Sau gần một tháng ở Dubai mà chạm mặt với chỉ v{i người bản xứ (95% dân số Dubai là người nước ngo{i), tôi sung sướng thở phào nhẹ nhõm khi thấy mình được trở lại địa vị
l{m du kh|ch, nghĩa l{ lại được nhìn ngó, được ch{o hê lô, được mời ăn chà là và bị tra hỏi tại sao đến giờ vẫn chưa lấy chồng (!). Tôi bất chợt nhận ra điều cốt lõi làm nên một nền văn hóa không phải là những đền đ{i th{nh qu|ch hay công trình kỳ vĩ hoặc thiên nhiên tạo hóa đặc sắc. Cảm nhận của du khách về một đất nước đến từ chính những h{nh động th|i độ nhỏ nhặt hàng ngày của người dân bản xứ. (Viết đến đ}y nghĩ đến cảnh dân tình ở mình chặt chém khách du lịch mới hiểu tại sao 85% trong số họ không quay lại Việt Nam lần thứ hai). Đứng cạnh một Dubai v{ng son nhưng xa lạ như một thành phố nhân tạo, Oman thân |i đón kh|ch v{o nh{, vỗ về an ủi những kẻ du h{nh đường xa với tấm lòng hiếu khách chân thành và cái chân chất nông dân của một vị chủ nhà giàu có.
Oman là một vương quốc cực kỳ đặc biệt so với c|c nước vùng Vịnh. Dưới quyền cai trị của Sultan Qaboos, Oman chuyển dịch từ một thời kỳ hà khắc đến nỗi muốn đeo kính cũng phải có giấy phép (!) để bước chân hòa mình vào dòng chảy của thế giới. Chính s|ch đối ngoại của Oman phải nói là có một không hai trong cộng đồng các quốc gia Hồi giáo. Trong khi các nước Ả Rập động tí là cắt đứt quan hệ, Oman chủ trương đường lối ôn hòa, làm bạn thậm chí với cả Iran là một nước theo dòng Hồi giáo Shia chứ không phải Sunni như phần lớn các nước ở Trung Đông. T|o bạo hơn, khi quốc gia Do Thái Israel bị coi l{ "kẻ thù của dân Hồi gi|o" thì Oman lại nhiệt thành bắt tay hợp tác. Tại Việt Nam, số vốn Oman đầu tư sẽ lên đến một tỉ đô la.
Tuy nhiên, điều khiến Oman khác hẳn các quốc gia lềnh bềnh trong biển dầu là chính sách có tên gọi "Oman hóa nền kinh tế" (Omanization). Trong khi l|ng giềng Dubai và Saudi dựa dẫm phần lớn vào chất xám ngoại nhập, Oman dù bơi trong vũng dầu vẫn đầu tư mạnh vào giáo dục, quyết t}m không l{m hư con d}n. V{o năm 2000, số người nước ngoài ở Oman chiếm tới gần 85% lực lượng lao động trong các ban ngành. Không chậm trễ như c|c đế chế dầu mỏ khác, Sultan Qaboos lập tức đề ra một loạt các tiêu chuẩn bắt buộc các công ty và ban bệ phải Oman hóa, dần dần từ 10%, nơi n{o c{ng Oman hóa nhanh v{ tốt thì c{ng được hưởng nhiều lợi tức của chính phủ. Qu| trình n{y đẩy mạnh bình đẳng giới ở tốc độ quỷ khốc thần sầu. Oman từ một quốc gia phụ nữ chỉ ngồi nh{, sau hơn chục năm phụ nữ chiếm hơn 30% lực lượng kiếm tiền, trong ngành kế toán ngân hàng thậm chí phụ nữ còn lấn át cả đ{n ông. Vào một ng{y đẹp trời, trong bữa trưa th}n mật với viện trưởng Viện Khoa học
Trung Đông Abdullah Al Sabahy, ông gi|o sư đ|ng kính vừa sửa lại c|i khăn đội đầu, nhìn trước ngó sau, rồi thì thầm với tôi, giọng vừa h{i hước, vừa rất tủi th}n: "Đ{n ông Oman toàn bị bắt nạt thôi, trước chỉ có ở nhà mới cần gọi dạ bảo vâng, bây giờ ra đường cũng phải rón rén". Tôi bật cười, nhớ tới Laila, cô bạn mới quen hiện là sếp hạng trung ở một công ty dầu mỏ. Đưa tôi về nh{ chơi, bước qua bậu cửa là cô cởi phắt khăn trùm đầu và áo chùng đen, một bộ ngực phì nhiêu đập vào mắt tôi, căng mọng sau làn áo thun mỏng dính với hàng chữ g{o lên đanh thép: "No man! No cry!"[15].
Muscat, thành phố trắng thơm tho ngọt ngào. (Ảnh Richard Bartz)
Một festival sôi động của người dân ở Muscat.
Hiếm có thành phố hiện đại nào ở Trung Đông khiến tôi mềm lòng như Muscat. H{ng chục địa danh trên thế giới được cả người bản xứ lẫn du kh|ch đặt cho biệt hiệu "Th{nh phố
trắng", kể sơ sơ thì có Belgrade (Beograd), Ostuni (Italy), Arequipa (Peru), Lisbon (Bồ Đ{o Nha), hay Popayan (Colombia). Muscat - thủ phủ của Oman chưa bao giờ tự nhận là thành phố trắng nhưng có lẽ đ}y lại là thành phố duy nhất trên thế giới xứng đ|ng với tên gọi này. Chính quyền Oman rất quan t}m đến việc phát triển đất nước trong thế hòa hợp với thiên nhiên, quan t}m đến mức gần như qu}n phiệt, ra cả đạo luật chỉ cho phép người d}n sơn nhà màu (be) trắng. C|ch đ}y không l}u, tất cả các cửa sổ còn bị buộc phải có một cái mái vòm theo kiểu Oman truyền thống. Các tòa nhà chỉ được phép cao dưới chín tầng. Những thành phố của Oman nép vào lòng núi, trắng phau phau, xinh xắn thơm tho giữa bạt ngàn hoa l| như những ngôi nhà trong truyện cổ tích. Thành phố vùng Vịnh nóng như thiêu như đốt tới 55 độ trong bóng r}m nhưng hoa nở tràn tung vỉa hè. Bọn trẻ con từ lúc bé tí đ~ hằng tuần được tổ chức đi dọn rác bãi biển. Cơ sở vật chất hiện đại hơn hẳn ch}u Âu nhưng người dân chất ph|c như nông d}n, hầu như ai cũng mặc đồ truyền thống, khen c|i gì đẹp l{... cho luôn không tiếc. Đường sá của Oman mượt m{ như dải lụa xuyên núi cắt sông. Đọc Wikipedia thấy bảo tỉ lệ chết do tai nạn giao thông ở Oman đứng thứ nhì thế giới, tôi hết hồn tưởng các bác tài ở đ}y lạng lách giống Việt Nam. Tìm hiểu kỹ mới biết phần lớn tai nạn gây ra do tài xế... ngủ quên trên tay l|i vì đường thênh thang qu| (!). Đi v{o qu|n ăn thấy dân Hồi giáo áo dài quấn khăn gọi bia rượu cụng ly uống vô tư. Đi v{o qu|n bar thấy các anh Hồi gi|o cũng d{i |o quấn khăn vừa cầm chai cồn vừa nhún nhảy theo Bon Jovi một cách nhiệt tình. Cái kiểu đi thăng bằng giữa truyền thống (thật ra là cực kỳ truyền thống) và hiện đại (cũng vô cùng hiện đại), mà vẫn chân chất hồn nhiên, cộng với cái túi rủng rỉnh tiền của nhà giàu khiến Oman như một câu chuyện cổ tích sau bao nhiêu thăng trầm chiến trận đ~ đến hồi kết thúc có hậu. Mụ phụ thủy gian |c đ~ phải đền tội còn các công chúa hoàng tử thì đang sống bên nhau đời đời hạnh phúc.
Xe của bạn tôi lao vượt ra khỏi đường cao tốc, đ}m đầu vào một khối đ| n|t bươm. Tất cả vì anh chàng ngủ gật trên đường lụa qu| trơn mượt.
Nh{ vua đức độ muôn năm
Ng{y đầu tiên nghỉ lại thủ phủ Muscat, anh bạn mới quen Hilal quyết định cho tôi làm quen ngay với thần tượng số một của người dân Oman. Ảnh của ông có ở khắp mọi nơi. Ông cười rạng rỡ trên tường nhà, cửa sổ và kính chắn gió. Đi v{o bất kỳ một văn phòng, kh|ch sạn hoặc nhà hàng nào, nhìn quanh bạn cũng sẽ thấy hình ảnh ông hoặc là hoành tráng long lanh ở chính giữa đại sảnh, hoặc đôi khi chỉ là một bức ảnh nhỏ bằng bàn tay dán vội lên tường nhà bằng một miếng băng dính. Ông l{ vị Sultan quyền lực tối thượng của vương quốc: Sultan Qaboos. Sự yêu kính vô bờ bến của con d}n đối với ông có lẽ còn hơn cả người Thái yêu vua Bhumibol Adulyadej, đơn giản vì vua Thái chỉ l~nh đạo về tinh thần còn Sultan Qaboos thì dám cả gan truất ngôi vua cha, cải c|ch đất nước. V{o năm 1970, Oman chỉ có ba trường học, một nghìn học sinh, hai bệnh viện v{ mười ki lô mét đường quốc lộ. Bốn mươi năm sau, Oman có hơn một nghìn trường học, xếp thứ tám trên thế giới về chăm sóc sức khỏe cộng đồng.
Sự trân trọng đối với Sultan lây lan nhiệt tình sang cả cộng đồng người nước ngoài. Tôi chưa thấy bất kỳ một ai nói gì xấu về Sultan, thậm chí những qu|n ăn ngoại quốc cũng tự nguyện treo hình ông. Bữa tối của tôi và anh bạn Hilal diễn ra tại một nhà hàng mà ông chủ đ~ th{nh kính biến toàn bộ sảnh ăn chính th{nh viện bảo tàng với gần năm trăm bức ảnh của Sultan Qaboos. Trong lúc chúng tôi hí húi ăn uống, một đo{n c|c bô l~o ở quê ra thăm thành phố lọm khọm chống gậy ghé sát vào từng tấm ảnh, mắt rưng rưng sùng kính. Khi tôi
hỏi tại sao không phải d}n Oman m{ cũng sùng b|i Qaboos vậy, vị chủ nhà không nói gì, chỉ đặt tay lên ngực. Đúng l{ sến, nhưng m{ cũng thật ơi l{ thật!
Năm 2012 khi mùa xu}n Ả Rập lên đến cao trào, một nhóm biểu tình đ~ khuấy động Oman nhưng không mảy may động chạm đến vị Sultan cha già dân tộc. Ít l}u sau đó, một bức thư dài của những người ủng hộ Sultan được đăng trên Thời báo New York giãi bày cho cả thế giới biết rằng họ ở Oman hối hận lắm, họ đ~ phụ lòng thương mến của Sultan để mấy đứa láo lếu kia cả gan xúc phạm Người, rằng ở đ}u Mùa xu}n Ả Rập muốn đ|nh đổ độc tài chứ ở Oman họ chỉ muốn "nh{ độc t{i" của mình sống l}u đời đời. Nếu mà không tận mắt nhìn thấy cuộc sống ở Oman và tình cảm người dân dành cho ông thì hẳn tôi đ~ phì cười. Nhưng m{ đó l{ sự thật, một người bạn tôi thậm chí hưng phấn về điều n{y đến mức đang l|i xe đưa tôi đi chơi m{ anh bỏ cả vô lăng, hai tay chém không khí phần phật: "Chúng tôi không cần dân chủ! Chúng tôi chỉ cần một nh{ độc tài tốt bụng!"
Sự thực là những cuộc biểu tình đòi d}n chủ ở Oman luôn đi kèm c|c khẩu hiệu đại loại: "Sultan! Chúng tôi nguyện hy sinh máu, thể xác và linh hồn để phục vụ Người". Trong cả một dải Trung Đông bị làm cho be bét bởi c|c nh{ độc tài, chỉ có hai quốc gia người dân tuyệt đối trung thành với nh{ vua nhưng vẫn yêu cầu một thể chế dân chủ hơn, đó l{ Oman và Jordan. Ở thủ phủ Amman của Jordan, tôi đ~ chứng kiến cuộc tuần hành dân chủ đòi cải c|ch nh{ nước với cả ng{n người được dẫn đầu bởi một lá cờ mỗi chiều hơn mười mét in hình ảnh nh{ vua. Thông điệp của cuộc biểu tình rất rõ r{ng: "Chúng tôi yêu quý nh{ vua, nhưng chính quyền thì phải được cải c|ch". Trong những cuộc nói chuyện với bạn bè khắp Trung Đông của tôi có một v{i người cho rằng người dân ở đ}y sống theo thói quen bộ lạc nên luôn cần người dẫn dắt. Vả lại, bao nhiêu chục năm qua họ đ~ qu| quen với chế độ độc t{i, ho{n to{n chưa có khả năng thực hiện quyền v{ nghĩa vụ dân chủ. Đọc tới chương tôi viết về Libya, bạn sẽ thấy câu hỏi "Gaddafi chết rồi chắc đất nước sẽ có hy vọng hơn?" được trả lời khá thẳng thắn: "Thật ra tôi đang chờ một nh{ độc tài mới có tâm với đất nước hơn!"[16]
Sultan Qaboos: Trường đại học đầu tiên ở Oman
Trở lại chuyện của Sultan, tôi đ~ kể với các bạn chi tiết ông hoàng Qaboos bị đồn l{ đồng tính chưa nhỉ?
Vào những năm đầu tiên tại vị, chàng trai trẻ tuổi Qaboos chia sẻ quyền điều hành một đất nước vẫn còn khá hỗn loạn sau những năm th|ng chiến tranh với ông bác ruột tên là Tariq Ibn Taymur. Tuy nhiên, sự cộng t|c không được dài lâu vì Taymur ngày càng nắm nhiều quyền lực. Không l}u sau, hai người d{n hòa, v{ theo đúng truyền thống bộ lạc của thế giới Ả Rập, sự d{n hòa n{y được xác lập bằng một đ|m cưới, cụ thể là vị Sultan ba mươi s|u tuổi chính thức lấy con gái của Taymur, em họ của mình, khi đó vẫn còn l{ cô bé Kamila mười bốn tuổi về làm hoàng hậu. Cuộc hôn nh}n kéo d{i được vài năm thì hai người chia tay. Và vị Sultan gi{u có, đẹp trai, t{i năng đ~ sống hơn ba mươi năm qua đơn độc một mình.
Đấy là phiên bản chính thức, còn phiên bản lê la của quán xá thì Qaboos có một đội ngũ cảnh vệ gồm bảy trăm thanh niên đẹp trai lung linh. Trong harem[17] của ông có cả phụ nữ, nhưng d}n tình đồn rằng những cô gái này chỉ được thuê để che mắt thiên hạ. Bản thân vị Sultan lúc n{o trông cũng nh}n từ v{ đẹp trai ngời ngời dù đ~ gần bảy mươi c|i xu}n xanh. Hàm râu quai nón trắng như tuyết, nhưng tôi "bắt quả tang" lông m{y của ông trăm bức ảnh như một đều được nhuộm xanh rì. Bạn bè người nước ngoài ở Oman thì bán tín bán nghi, nhưng lũ bạn người bản xứ khi được hỏi thì một mực cho rằng Qaboos không thể nào là gay được, ông ấy tốt thế cơ m{, giỏi thế cơ m{, đ|ng phục thế cơ m{ (!). Kết luận: Sultan rất có thể đang chọc ngo|y đ|m trai đẹp tí chút, nhưng điều đó được coi như một thú vui cá nhân hơn l{ sự "lệch lạc" về giới tính.
Hilal tất nhiên là không mặn mà lắm với câu hỏi tế nhị của tôi về cái việc ai ở Oman cũng băn khoăn lo lắng nhưng không ai d|m nói ra, giống như có một con voi trong phòng khách[18], to lớn khổng lồ nhưng ai cũng giả vờ không nhìn thấy. Sultan thì già rồi, hoàng hậu thì ly dị lâu rồi, con cái thì không có, ai sẽ l{ người kế nghiệp đ}y? C|i sự thành công nhanh chóng, rực rỡ mà vẫn rất bình hòa của Oman đều do một tay Sultan sắp đặt. Nhiều người lo Oman sẽ loạn to khi ông về chầu giời, Hilal thì đặt tay lên ngực nói đơn giản: "Chúng tôi yêu v{ tin Sultan. Chúng tôi tin rằng ông sẽ sắp đặt mọi việc đ}u v{o đấy. Việc Sultan là gay hay không thì nói thực là tôi chẳng quan t}m".
Không quan t}m m{ được à?
Tôi cười xòa khi Hilal nói là anh ấy "không quan t}m". Vấn đề là bản thân tôi thì lại rất quan tâm. Tại sao? Bởi câu hỏi ai l{ người kế vị luôn l{ đầu mối của phần lớn các cuộc binh đao, và một trong những cuộc binh đao lớn nhất, tàn khốc nhất, lâu đời nhất thế giới, cho đến tận bây giờ vẫn tiếp tục đổ cả biển máu bắt nguồn từ chính câu hỏi không có lời giải đ|p này.
Trở lại gần 1400 năm trước, từ sau khi người vợ yêu Khadijah hơn ông tới mười lăm tuổi qua đời, thiên sứ Muhammad đ~ cưới thêm hơn một chục bà vợ khác, hầu như tất cả đều là quả phụ hoặc ly dị chồng, ngoại trừ một người vợ còn rất trẻ, được gia đình đính hôn từ khi mới lên sáu tuổi tên l{ Aisha, được Muhammad đặc biệt yêu quý. Thời xa xưa, những cuộc hôn nhân diễn ra không chỉ vì những tiếng gọi ngắn dài từ trái tim, mà phần lớn còn bởi các lý do chính trị, đo{n kết bộ lạc. Công chúa Huyền Trân của Việt Nam được cha gả cho vua Chàm Chế Mân là một ví dụ. Muhammad với sứ mạng thống nhất các bộ lạc Ả Rập dưới ngôi tôn giáo mới thậm chí còn tự cho mình quyền được phá luật, không giới hạn số vợ bản thân mình được cưới. Tuy nhiên, không một ai trong số hơn chục bà vợ này, kể cả Aisha từ lúc chính thức dậy thì và về ở cùng với Muhammad, đẻ cho ông thêm một đứa con nào. Fatimah trở thành cô con gái duy nhất mang dòng máu của vị thiên sứ với người vợ đầu tiên đ~ khuất Khadijah[19].
Năm 62 tuổi, thiên sứ của Hồi giáo Muhammad cuối cùng cũng nhắm mắt xuôi tay, để lại một di sản khổng lồ gồm cả vùng b|n đảo Ả Rập thần phục dưới một tôn giáo có tên là Islam. Truyền thuyết kể rằng trong phút cuối đời, ông yêu cầu đem giấy bút đến bên giường bệnh để viết di chúc, nhưng c|c b{ vợ và kẻ thân cận bị cuốn theo những ý đồ quyền lực ngấm ngầm đ~ không l{m như lời yêu cầu. Muhammad trút hơi thở cuối cùng mà không hoàn toàn nói rõ ai sẽ l{ người kế vị.
Nếu Muhammad có một cậu con trai, hẳn là bộ mặt thế giới của chúng ta bây giờ đ~ rất khác.
Người đ{n ông có quan hệ dòng tộc gần gũi nhất với Muhammad là một cậu bé tên Ali, cháu bên đằng họ nội v{ cũng l{ con nuôi của Muhammad. Ali là một chiến binh nổi tiếng oai dũng v{ l{ một nh{ thơ t{i năng. Anh đại diện cho mẫu đ{n ông Ả Rập toàn tài với trí óc s|ng trong, tr|i tim nh}n văn v{ b{n tay sắt thép. Khi anh kết hôn với Fatimah, trở thành con rể của Muhammad v{ đem lại cho ông tới năm đứa cháu ngoại thì ai cũng cho rằng chính anh sẽ l{ người kế vị. Tuy nhiên, khi thiên sứ qua đời, trong khi Ali còn đang than khóc và chuẩn bị lễ mai táng thì những cận thần thân tín của Muhammad họp nhau lại và chỉ định người kế vị là Abu Bakr, chính là bố đẻ của cô vợ trẻ Aisha. Vị caliph n{y trước khi băng h{ lại tự chỉ định Umar kế ngôi - cũng l{ một trong rất nhiều bố vợ của Muhammad. Khi Umar bị ám sát, vị caliph thứ ba được chọn vẫn không phải là Ali mà là Uthman. Bị liên tục đẩy ra ngoài, không những một lần m{ đến tận ba lần liên tiếp, trong suốt hai mươi tư năm sau ng{y Muhammad qua đời, Ali ngậm đắng nuốt cay, kiên quyết không bạo loạn vì sự bình yên và thống nhất của đế chế. Chỉ đến khi Uthman bị quân nổi dậy xông vào tận hoàng cung giết chết vì sự xa hoa v{ nhu nhược thì Ali mới được tôn vinh lên l{m người l~nh đạo của Islam.
Tuy nhiên, Ali lên cầm quyền thừa hưởng một thế giới Hồi giáo chia cắt với những kẻ lãnh đạo đầy mưu mô v{ phản phúc. Một trong số đó l{ thống đốc vùng Syria tên là Muawiyah, kẻ nhất định không công nhận ngôi caliph của Ali nhưng cũng l{ kẻ hèn nhát khi không dám nhận lời th|ch đấu trực tiếp của Ali nhằm tránh tổn thương cho qu}n lính. Tại trận Siffin, khi đ~ ở bên bờ vực của đại bại, qu}n lính Muawiyah được lệnh không đầu hàng mà giắt lên
đầu ngọn giáo những cuốn Kinh Quran và kêu gọi h~y để cho Thượng Đế nói lời phán quyết. Lần đầu tiên trong lịch sử, cuốn th|nh kinh tôn gi|o đóng vai trò quyền năng chính trị.
Dù đ~ nhìn thấu mưu chước của Muawiyah nhưng dưới sức ép của chính qu}n đội mình, đặc biệt là nhóm lính từ bộ lạc Qurra, Ali buộc phải chấp nhận cử đại diện vào hội đồng phân xử, v{ sau đó bị phe của chính mình phản bội. Những người Qurra thấy Ali bị yếu thế, không còn có thể che chở cho bộ lạc mình được nữa thì trở mặt, cho rằng Ali hèn nhát, rằng việc Ali chấp nhận kết quả phân xử là sự phản bội lại Islam mặc dù chính họ là những người thoạt đầu đ~ ép Ali chấp nhận hội đồng phân xử. Với nhận định cho rằng tôn gi|o đ~ trở nên vấy bẩn bởi ý chí của con người, khoảng hơn 10.000 qu}n lính t|ch khỏi cộng đồng, lập nên tổ chức Hồi giáo cực đoan đầu tiên trên thế giới có tên là Khawarij[20].
Sự tàn khốc và khát máu của Khawarij khiến cả vùng b|n đảo Ả Rập phải ghê sợ. Bất kỳ ai trên sa mạc cũng đều có thể bị chặn đường và buộc phải trả lời một câu hỏi bất kỳ về Islam và lòng trung thành. Chỉ cần một câu ủng hộ Ali, hay một lời đ|p sai gi|o |n l{ kẻ du hành xấu số bị tuyên bố là kafir[21] và bị giết không thương tiếc. Nổi tiếng nhất là câu chuyện về gia đình Khabbab: vợ ông bị giết, kể cả bào thai nằm trong bụng cũng bị lôi ra ngoài thọc một nh|t gươm cho chết. Sau khi đ~ bắt Khabbab quỳ gối và phải tận mắt chứng kiến cảnh vợ con mình lìa đời, bản th}n ông cũng nhận được một nh|t chém rơi đầu[22]. Chẳng bao l}u sau, đến chính cả caliph Ali cũng bị Khawarij ám sát.
Sau cái chết của Ali, không phải những kẻ cực đoan Khawarij m{ lại là những người cầm quyền chính thống của Hồi giáo - những kẻ nối ngôi Muawiyah - đẩy gia đình ông phải chịu nhiều cảnh vô cùng thảm thương. Chỉ chưa đầy năm mươi năm sau khi Muhammad băng hà, cháu ngoại của vị thiên sứ người thì bị đồn l{ đầu độc mà chết, người thì bị chặt đầu cắm vào ngọn giáo bêu riếu trong kinh thành, những cháu gái của ông ch}n đeo gông xiềng lê lết trên cát bỏng sa mạc bước theo sau ngọn gi|o xuyên qua đầu cha còn rỏ máu, chịu nhục hình trước mặt những caliph mới. Trên danh nghĩa Hồi giáo thiêng liêng, trớ trêu thay, gia đình m|u mủ của chính người khai sinh ra Hồi giáo lại bị tàn sát vô cùng man rợ.
Nếu không có sự tàn khốc này, hẳn Hồi gi|o đ~ không bị chia cắt đến gần như đứt lìa suốt gần 1400 năm qua. Những giọt m|u n{y đ|nh dấu cho một lịch sử đẫm máu kế tiếp của
Islam. Nhóm người Hồi ủng hộ Ali và cho rằng l~nh đạo tôn giáo phải là những người thuộc dòng tộc của thiên sứ Muhammad dần dần hình thành nên nhánh Shia, tiếng Ả Rập có nghĩa là những người đi theo Ali. Nhóm còn lại cho rằng dòng tộc máu mủ không quan trọng mà cách sống và phẩm chất đạo đức mới quyết định ai l{ người l~nh đạo. Họ hình thành nên nhánh Hồi giáo Sunni, tiếng Ả Rập có nghĩa l{ những người tuân theo lời dạy và lối sống (sunnah) của thiên sứ Muhammad.
Suốt gần 1400 năm qua họ đ|nh giết nhau. Và họ vẫn đ|nh giết nhau cho đến tận bây giờ[23].
Thế còn những kẻ đ~ |m hại Ali, những tín đồ Hồi giáo cực đoan đầu tiên nhân danh thánh kinh Quran sẵn sàng hạ sát bất kỳ ai không cùng chính kiến?
Họ dạt xuống Oman.
Hồi sinh
Khó có thể tin rằng những hậu duệ cuối cùng của Khawarij lại chính là vị Sultan nhìn hiền như ông Bụt, là một vương quốc Hồi gi|o đầy khoan dung với những ông chồng lúc nào cũng tay bồng tay bế trẻ con để cho vợ đi tay không, l{ những qu|n bar rượu cồn xả phanh, và các cậu choai choai mặc áo chùng thêu, tay cầm chai bia miệng cười bẽn lẽn. Ngày cuối cùng trước khi rời Oman, tôi gặp Khalid, người đầu tiên cắm cờ Oman trên đỉnh Everest, hiện là cố vấn cao cấp của Bộ Giáo dục Oman. Khi tôi ngỏ ý ca ngợi sự khác nhau một trời một vực giữa Hồi giáo của tổ tiên Khawarij và Hồi giáo dòng Ibadi hiện tại ở Oman, Khalid liếc xéo tôi một cái rồi nhướng mày hỏi: "Thật ư?"
Khi ấy, chúng tôi đang l|i xe xuyên qua khuôn viên thênh thang như một thành phố của Sultan Qaboos University - trường đại học đầu tiên của Oman mới hơn hai mươi năm tuổi. Khalid dừng xe, bảo tôi nhìn về ng~ tư phía trước nơi h{ng trăm nữ sinh đang túa ra khỏi giảng đường, xôn xao đen kịt cả một vùng. Anh chùng giọng hỏi tôi: "Mai đ~ đến Nizwa, Shalalah và rất nhiều nơi kh|c của Oman, Mai có chú ý đến những trang phục của phụ nữ nơi đó không?"
Tôi chợt hiểu ý của Khalid. Quả thật những phụ nữ Oman miền quê có c|ch ăn bận vô cùng độc đ|o. V{ không chỉ có phụ nữ Oman, mỗi bộ lạc của Trung Đông đều có một kho báu về vô số chủng loại phục trang, quần |o đầy màu sắc và cá tính. Tuy nhiên, chỉ cần vươn ra đến gần thành phố là mắt người đi đường tối sầm lại vì những bộ |o chùng đen abaya v{ niqab chỉ hở hai con mắt mà ở đ}u cũng gần hệt như nhau: Dubai, Oman, Ai Cập, Jordan, Yemen... Khắp cả Trung Đông phụ nữ trút bỏ dần xiêm y lộng lẫy của thời ông bà cha mẹ và khoác lên vai "tấm vải liệm" (từ của Khalid) đen sì vô danh tính, một sản phẩm của Hồi giáo cận đại. Không hẹn mà cùng nhịp, cả tôi và Khalid thốt nhiên lẩm bẩm trong miệng: "Wahhabi".
Sự thật đ~ qu| rõ r{ng. Mặc dù hậu duệ sinh học của Khawarij tồn tại ở Oman, nhưng kẻ nối ngôi "xứng đ|ng" nhất của tinh thần Khawarij lại chính là dòng Hồi giáo Wahhabi ở Saudi. Sự cực đoan của Wahhabism được phát tán ra khắp Trung Đông v{ thế giới phương T}y, viền bằng hào quang và uy lực thần bí của một thứ Hồi giáo cực đoan, nhưng lại nhân danh sự chân chính của tín ngưỡng và tính chính thống của vùng đất khai sáng. Những người phụ nữ Saudi dưới ảnh hưởng của Wahhabism từ bỏ quần áo truyền thống và quấn quanh mình chiếc |o chùng đen che kín mặt, hình ảnh đen thui rũ bỏ sạch sành sanh mọi dấu vết văn hóa truyền thống ấy được tôn sùng lên thành sự tinh khiết đến tận cùng của tôn gi|o. Vượt qua biên giới, chiếc |o đen với sức mạnh của đồng đô la dầu mỏ từng bước Wahhabi-hóa những th|nh đường Hồi giáo cổ truyền, xóa bỏ dần dần từng lớp văn hóa quốc gia, biến mỗi phụ nữ thành một câu khẩu hiệu tôn giáo chói tai khi cô ấy cùng hàng triệu, chục triệu phụ nữ khác tự nguyện khoác lên mình bộ đồng phục đen như một dấu hiệu thần phục sức mạnh tôn giáo của nhà Saud.
"Mặc |o đen thì suy nghĩ cũng sẽ có màu u ám tiêu cực" - Khalid thở d{i thườn thượt. Anh kể cho tôi nghe về cô vợ yêu của mình, năn nỉ c|ch n{o cũng vẫn chui v{o c|i "khăn liệm" màu tang tóc. Cứ như một cơn dịch tràn lan không thuốc chữa. Những dải áo kim sa lộng lẫy truyền thống của Oman chỉ còn là ký ức trong các lễ hội xa xôi.
Chợ b|n hương liệu ở Nizwa. Từ khi lạc đ{ được thuần hóa, hương liệu đ~ được buôn bán từ đông sang tây. Oman nằm trên con đường trầm hương hơn 2000 năm tuổi, nổi danh với chất liệu v{ mùi hương quyến rũ.
Rồi dường như muốn để tôi chạm sàn thực tế thêm một chút nữa, Khalid nhắc tôi nhớ cho rằng Oman từng là một quốc gia giàu có bậc nhất thế giới, và là tiên phong trong nghề hàng hải. Có một thời điểm trong quá khứ, Oman đ~ vượt biển đô hộ và thống trị hơn 10% diện tích ch}u Phi. C|ch Muscat không xa l{ Sohar, quê hương của chàng thủy thủ Sinbad lừng danh trong Nghìn lẻ một đêm với những cuộc phiên lưu mạo hiểm khắp chân trời góc bể. Vậy mà bây giờ với đống tiền dầu lửa, đ|m trẻ ai cũng chỉ mong kiếm được việc làm trong cơ quan nh{ nước.
"Ch|n!" - Khalid buông một câu.
"Ch|n!" - Tôi cũng thầm nghĩ trong đầu, liên tưởng đến một v{i người quen biết ở nhà. Tôi từng tủi th}n nghĩ đất nước dài rộng quấn quanh biển Đông m{ sao lịch sử Việt Nam không thấy có trang sử hàng hải huy hoàng. Mỗi lần về nhà bảo bạn bè tao tiêu hết tiền v{o đi du lịch thì bị chê là khùng. Tục ngữ có c}u "Đi một ng{y đ{ng học một s{ng khôn" nhưng mấy nghìn năm người Việt chẳng đi qua nổi mấy lũy tre l{ng. Hay l{ tại chiến trận liên miên? Hay là tại tâm tính dân tộc không khát khao thách thức, ưa việc làm nông quanh con trâu cái c{y hơn l{ đóng thuyền vượt trùng khơi, bất chấp thế đất thế nước thiên thời địa lợi, bất chấp thiên nhiên mời gọi giục giã?
"Thôi m{!" - Khalid phì cười an ủi - "Đến một đất nước tiên phong về hàng hải với huyền thoại Sinbad còn như thế này nữa l{... C|i gì cũng phải từ từ. Mình cứ phải làm tốt những gì
mình được dạy thôi. Cô l{ người cầm bút thì sao không viết lấy một bài. Biết đ}u mấy bạn trẻ ở Việt Nam sẽ rút kinh nghiệm được điều gì đó từ đất nước chúng tôi?"
Tôi vẫn nghĩ về Oman như một Trung Đông thần tiên, nhưng l{ kiểu thần tiên cổ tích của Andersen: đẹp, khắc khoải, v{ hình như không bao giờ kết thúc. Tôi cũng không còn thích cái kết đời đời hạnh phúc nữa. Phải có một tí phù thủy bạn ạ. Phải có một tí phù thủy để chân tay còn biết động đậy, trí óc còn biết đấu tranh, trái tim còn biết phân biệt tốt xấu.
V{ chương n{y tôi viết theo yêu cầu của Khalid, người đang mải miết chinh phục những đỉnh núi mới.
5
Yemen - Bước qua đêm dài
Anh chàng nhân viên hải quan ở sân bay gí mũi vào cuốn hộ chiếu, rồi ngẩng đầu nhìn tôi chằm chằm hỏi: "Cô bay đi Yemen thật à?" - "Vâng!" - Tôi trả lời. Ngay lập tức, anh ta nhổm dậy, khoát tay thông báo cho các cabin hải quan khác: "Có khách quốc tế đi Yemen!" Trong giây lát, hơn chục cái đầu trồi lên xung quanh. Tôi cười gượng gạo rồi nhanh chóng lủi đi khỏi những ánh nhìn không rõ thán phục hay thương cảm. Có ai điên mà đi Yemen vào đúng hai tư giờ trước cuộc bầu cử được cả thế giới dự báo là sẽ gắn liền với bạo động và đổ máu?
24 giờ trước bình minh
S}n bay Sanaa d{y đặc an ninh. Mặc dù bạn tôi Fatma đ~ trực tiếp gọi điện, hải quan nhất định không cho phép tôi tự bắt taxi về nh{, cũng không cho tôi đi nhờ xe một phóng viên BBC. Họ bắt tôi chờ gần hai tiếng để điều động một lái xe riêng của sân bay chở tôi về tận cổng. Từ đ}y, nhất cử nhất động của tôi đều không thể thoát khỏi sự theo dõi của mật vụ và an ninh.
Tôi đem điều băn khoăn n{y ra thổ lộ với Fatma. Nó cười xòa rồi bảo tôi đừng lo vớ vẩn. Chẳng cần sự có mặt của tôi thì khu nhà của Fatma đ~ ở trong khu vực bị theo dõi rồi. Đừng quên Fatma là một trong những nhà chống đối và hoạt động chính trị nổi tiếng của Yemen. Tôi há hốc mồm nhìn Fatma, vọt ra ngó ngoài cửa sổ. Phía bên kia đường, một trạm g|c sơ s{i nép dưới lùm cây với hai chú lính hờ hững g|c ch}n lên b|ng súng. Fatma cười rũ: "Không sao đ}u! Chỉ hơn nửa ngày nữa là Yemen có một chính phủ mới. Với lại ai d|m động đến tôi? Nh{ tôi có người làm tới bộ trưởng..."
Con bệnh có tên Yemen
Hai tiếng Ye-men không gợi lên nhiều điều sáng sủa. Ba mươi ba năm sau đêm d{i độc tài và một cuộc cách mạng thay m|u, đất nước một thời huy hoàng này nằm vật ra như con bệnh vừa vượt qua trận đại phẫu. Từng thớ thịt của Yemen run rẩy trong một nhịp điệu vừa hồi hộp, vừa đớn đau, vừa hy vọng. Mùi chiến thắng vẫn r}m ran trong không trung nhưng thực tế cuộc sống khiến ngay cả những trái tim lạc quan nhất cũng phải nhói lên nhức nhối.
Kẻ thù thường trực của Yemen l{ đói nghèo. Đ~ xưa lắm rồi cái thời Yemen gi{u có đến độ đế chế La Mã phải gọi vùng đất phồn vinh của hương liệu n{y l{ Arabia Felix, nghĩa l{ "xứ Ả Rập hạnh phúc". Bước vào thế kỷ 21, nửa dân số Yemen sống dưới mức đói nghèo 2 đôla/ng{y. Mỗi lần nghĩ về những gia đình Yemen truyền thống, tôi lại nhớ đến câu giải thích h{i hước lưu truyền trong dân gian: Nghèo thì phải ăn khoai. Ăn khoai thì đêm nóng ruột. Đêm nóng ruột thì không ngủ được. Không ngủ được thì đẻ nhiều con. Mà nhiều con thì lại... ăn khoai!
Với tỉ lệ sinh cao chót vót ở mức độ 6,2 trẻ một gia đình, Yemen không ăn khoai nhưng ph}n nửa dân số thiếu ăn. Trẻ em gái bị gia đình gả bán từ nhỏ v{ có đến 70% mù chữ. Khi tôi đang viết những dòng này (3 giờ chiều ngày 23-10-2013), tay gõ bàn phím bỗng run bắn lên khi một người bạn từ Yemen vừa post lên facebook tin về cô g|i mười lăm tuổi bị bố đẻ thiêu sống vì cả gan lén gặp vị hôn phu trước khi đ|m cưới diễn ra. Xã hội bộ lạc cổ hủ cộng với sự hiểu biết về Hồi gi|o theo hướng cực đoan khiến năm 2012 Diễn đ{n Kinh tế Thế giới quyết định xếp Yemen đội sổ về bình đẳng giới. Vị trí bét dít mang tên "nền kinh tế tồi tệ nhất thế giới" l{ nh|t búa cuối cùng bồi thêm cho một Yemen với 70% thanh niên thất nghiệp, mấy cái mỏ dầu giữ Yemen cầm hơi sẽ cạn v{o năm 2017, cộng thêm thủ phủ Sanaa sẽ là thành phố đầu tiên trên thế giới cạn kiệt nguồn nước ngọt. Yemen giống như một con bệnh vừa đại phẫu xong thì phá sản, không còn đủ tiền để mua thức ăn m{ sống sót.
Bạn nghĩ tình cảnh như thế đ~ l{ khốn cùng?
Chưa đ}u! Đường phố Sanaa những ngày giữa năm 2013 bắt đầu xuất hiện bóng dáng những phụ nữ Syria. Rất dễ nhận ra họ giữa những bóng |o chùng đen che kín mít của người bản xứ Yemen bởi khuôn mặt xinh đẹp không che mạng và quần áo hiện đại. Họ lê la khắp nơi xin đồ ăn nước uống. Cuộc chiến thảm khốc ở Syria đẩy hàng triệu người dân chạy
nạn. Nhưng những kẻ dạt xuống Yemen thì tình cảnh của họ thảm thương chẳng khác gì nhảy từ trong chảo nướng ra ngo{i v{ rơi thẳng v{o... lò lửa. Và trong cái lò lửa ấy cũng đ~ sẵn có khoảng hai triệu dân tị nạn quằn quại, chủ yếu từ Somalia và Ethiopia. Con bệnh Yemen không những có nguy cơ chết đói m{ còn phải sẻ chia phần cơm hẩm của mình cho những kẻ đói ăn kh|c.
Quang cảnh đường phố Sanaa. (Ảnh: Alexandra Pugachevsky)
Con mồi có tên Yemen
V{ lượn vòng vòng trên đầu Yemen là những con chim chờ ăn x|c thối.
Tôi không thích sự so sánh này lắm, bởi vì thực ra lũ chim n{y chẳng cần chờ Yemen chết mới bắt đầu rỉa róc. Con kền kền to nhất, h|u đói nhất, chầu chực lâu nhất, từ tận hơn bảy mươi năm trước chẳng phải ai xa lạ mà chính là một người quen của chúng ta - Saudi.
Vào một buổi chiều năm 1953, trên giường hấp hối, vua Saudi Aziz vẫn còn thu sức t{n để dặn dò các con trai của mình: "L{m gì cũng được, nhưng phải giữ cho Yemen lúc n{o cũng bấp bênh"[24]. Yemen mà giàu mạnh thì họ sẽ lập tức đòi lại phần đất đai có tiềm năng dầu mỏ đ~ bị nh{ độc tài Saleh bí mật b|n đứt cho Saudi để đổ vào túi riêng. Khi Yemen có biến, Saudi sẽ khoắng thêm cho đục ngầu, điển hình là sự ph| bĩnh Hiệp ước Bắc Nam sum họp năm 1990. Khi Yemen thống nhất, Saudi sẽ lén lút cho tiền các bộ lạc để họ nổi loạn. Saudi dùng c|i ng}n s|ch không đ|y của mình để tiêm chủ nghĩa Hồi giáo cực đoan Wahhabism v{o c|c th|nh đường của Yemen. Nếu Yemen dám ngọ nguậy kháng cự, chỉ cần một cú trục
xuất v{i ng{n lao động Yemen đang ng{y đêm c{y cuốc ở Saudi là nền kinh tế èo uột của Yemen l~nh đủ.
Theo quy tắc ngón tay cái, ở đ}u có người Hồi giáo dòng Shia, ở đó có Iran. Con chim ăn x|c thối thứ hai n{y đương nhiên đối đầu không khoan nhượng với một Saudi của Hồi giáo dòng Sunni. Trên khắp Trung Đông, tất cả những đất nước kh|c như Li Băng, Bahrain, Iraq, Syria nơi cả hai cộng đồng Shia và Sunni cùng tồn tại đều đ~ trở thành chiến trường của hai kẻ kình địch. Và vì dân số Yemen một nửa Shia một nửa Sunni, cả hai con chim n{y đều có cớ để nhảy vào xâu xé tranh giành ảnh hưởng. Khi các bộ lạc Shia ở miền bắc Yemen nổi dậy năm 2004, Iran thì tích cực cung cấp vũ khí, còn Saudi lại đ|nh bom cho tơi bời. Hai năm qua, Iran thậm chí còn bắt tay với cả nhóm Sunni ở miền nam để ủng hộ phong trào tách nước thành lập chính quyền miền Nam độc lập. Với một đồng minh ở cửa ngõ vận chuyển dầu ra Biển Đỏ và kênh đ{o Suez, Iran có thể nắm nút cổ chai của nền kinh tế thế giới, hẳn nhiên là một đền bù không tồi trong trường hợp đồng minh Syria hoàn toàn sụp đổ.
Những con kền kền chờ rỉa róc khác có tên là Qatar và Thổ Nhĩ Kỳ. Nếu Saudi tìm cách triệt hạ tổ chức Huynh Đệ Hồi giáo thì Qatar lại bơm tiền cho Huynh Đệ tràn ngập Yemen, thậm chí gã khổng lồ truyền thông Al-Jazira của Qatar có cái nhìn thiên lệch đến mức bị coi là người ph|t ngôn cho Huynh Đệ trên mạng lưới media toàn thế giới. Thổ Nhĩ Kỳ thì ý tứ hơn, chỉ lộ ra tí đỉnh là có ủng hộ các bộ lạc Sunni nhưng ai cũng thừa biết Thổ đang mưu toan khôi phục lại sự ảnh hưởng của đế chế Ottoman hùng mạnh một thời dưới cái tên neo- Ottomanism.
Xếp hàng cuối cùng trong danh sách là một con chim đầy nọc độc, không ai khác chính là tổ chức Hồi giáo khủng bố Al-Qaeda. Đ}y cũng l{ con chim đ~ mang tiếng xấu một cách chính thức, không cần thiết phải chơi trò hai mặt như c|c quốc gia khác. Từ sau khi Liên Xô chiếm đóng Afghanistan, Yemen trở th{nh "thiên đường" để xây dựng căn cứ khủng bố bởi những điều kiện thiên thời địa lợi nh}n hòa không đ}u bằng: đất nước nghèo dễ mua chuộc, cấu hình văn hóa bộ lạc dễ bị chia rẽ, chính quyền trung tâm yếu ớt không đủ sức phản kháng, thị trường vũ khí tự do không ai quản lý, v{ hơn tất cả, đ}y l{ vị trí thiết yếu trên con đường vận chuyển dầu cho nền kinh tế toàn cầu. Trùm khủng bố Osama Bin Laden thậm chí còn cưới một cô vợ người Yemen để thắt chặt "mối bang giao". L~nh đạo Yemen nhìn thấy được
thảm họa nhưng cũng chỉ có thể kháng cự yếu ớt vì các quan chức nghèo chỉ cần nhét tiền vào miệng là trách nhiệm nặng nề đến mấy cũng có thể tạm quên. C|c căn cứ quân sự của Al-Qaeda giăng mắc trong địa thế hiểm trở của Yemen, buộc Mỹ phải dùng máy bay không người lái (drone) tấn công. Tuy nhiên, các drone không chỉ giết quân khủng bố mà còn sai sót giết luôn cả d}n thường, cụ thể l{ 13 người vô tội trong một đ|m cưới cuối năm 2013. Người Yemen hẳn nhiên muốn tống cổ Al-Qaeda ra khỏi lãnh thổ nước mình, nhưng c|i sự ghét Mỹ thì còn khủng khiếp hơn. Chính vì thế đ{i b|o mới đầy rẫy tin d}n Trung Đông phản đối biểu tình chống drone của Mỹ và chửi bới qu}n đế quốc vô đạo.
Vừa là con bệnh, vừa là con mồi, sau cách mạng lật đổ chính quyền độc tài, Yemen vật lộn chống chọi với đói nghèo, tị nạn, nổi loạn Shia ở miền bắc, Sunni đòi t|ch nước và Al- Qeada ở miền nam, cùng cả một đ{n kền kền lăm le đòi cắm ngập mỏ vào miếng bánh dầu lửa ít ỏi còn lại. Vậy nhưng những trải nghiệm của tôi khi đặt ch}n đến Yemen hầu như trật khớp với mọi hình dung, dù là những hình dung tưởng chừng như logic v{ giản đơn nhất.
Cách mạng kiểu Yemen
Khi Mùa xuân Ả Rập đang ở cao trào, rất nhiều người mạnh mẽ phát ngôn rằng thành công đạt được là nhờ cách mạng xã hội. Sai bét. Bằng chứng l{ Yemen nơi internet chỉ có độ phủ sóng 2%, thậm chí mỗi ng{y điện cũng chỉ được cấp có vài giờ. Tôi vẫn thường bật cười khi nhớ lại cảnh mình ngồi lọt thỏm trong khu biệt thự quý phái của một trùm báo chí Sanaa, chủ nhân của mấy tờ báo và một kênh truyền hình. Bên cạnh tôi, ông trùm tay giữ khư khư c|i điện thoại tôi vừa cho mượn, ồ à trầm trồ trước lời hướng dẫn của tôi về cách sử dụng Twitter (!).
Đường phố Sanaa những ngày này phập phồng một hơi thở mới. Khắp nơi căng đầy những tấm áp phích chụp ảnh các cô gái che mạng kín mặt giơ ngón tay c|i đ~ được lăn mực điểm chỉ (dấu hiệu đ~ đi bỏ phiếu) nhằm thúc giục mọi người đi bầu cử. Cuộc bầu cử ở Yemen cũng lạ lùng chưa từng thấy vì chỉ có duy nhất một ứng cử viên và một lựa chọn trả lời duy nhất: Tôi đồng ý! Dân chủ mới chỉ lưng chừng. Cả đất nước dường như vừa lo lắng, vừa háo hức, rón rén khe khẽ chạm tay vào một điều mới mẻ. Trong một bối cảnh bị bủa vây và sức
tàn lực kiệt, Yemen đ~ quyết định rằng dân chủ là một quá trình. Ở giờ phút n{y, người dân trước hết cần phải học để tự in vào tâm thức của mình rằng thay vì đặt ngón tay lên cò súng, phân chia quyền lực sẽ được quyết định bằng việc lăn điểm chỉ chính ngón tay ấy trên lá phiếu bầu cử.
Cô gái trong ảnh khi thấy tôi v{ hướng dẫn viên du lịch (nam) đi qua thì đứng vụt dậy, chạy ra đón đường, hào hứng nói chuyện bằng cả chân lẫn tay, sau đó thì một mực đuổi ông hướng dẫn đi để được đưa tôi về nh{ chơi. Ông hướng dẫn sau này bẽn lẽn tâm sự l{ đ~ ph|t hoảng muốn biến, nhưng vì tôi m{ phải ở lại. Cùng với cuộc cách mạng chính trị ở Yemen, phụ nữ hình như đ~ bạo dạn hẳn lên. Và nữa, dưới tấm |o cho{ng đen n{y rất có thể là quần bò thủng lỗ và áo hip-hop.
Chẳng nh{ độc tài nào của Mùa xuân Ả Rập may mắn như Saleh. Đ|m "bạn bè" của ông ta ai cũng có một cái kết thảm hại: độc tài Ben Ali của Tunisia chạy như vịt và phải sống biệt xứ ở Saudi, độc tài Mubarrak của Ai Cập dở sống dở chết trên giường bệnh và sau song sắt, độc tài Gaddafi của Libya bị cả thế giới chứng kiến cảnh mình chịu giẫm đạp đ|nh đập bê bết máu và kết thúc cuộc đời trong áo quần rách nát lấm lem bùn đất. Thế còn Saleh? Để tạo điều kiện tối đa cho một cuộc chuyển giao quyền lực không đổ m|u, ông ta được miễn mọi tội lỗi, thậm chí được lập cả một cái viện bảo t{ng đặt tại một khu của th|nh đường Hồi giáo mang tên... Saleh(!), ghi lại lịch sử ba mươi ba năm cầm quyền với hàng chữ trân trọng: "Người l~nh đạo tôn kính"! Cũng l{ kẻ ra lệnh bắn v{o đo{n người biểu tình, nhưng kết cục của Saleh so với những "bạn bè" của ông ta quả là khác nhau một trời một vực. Kỳ lạ chưa, ở Yemen, cách mạng xong kẻ thù vẫn có thể được tôn vinh.
Văn hóa súng ống kiểu Yemen
Vào chừng tầm cuối buổi chiều của ngày bầu cử, Tariq - ông trùm truyền thông của Yemen đưa tôi đi một vòng quanh c|c điểm bỏ phiếu. Được bật đèn xanh, tôi thoải mái quay phim những phụ nữ trùm khăn đen niqab kín bưng m{ bình thường tôi chỉ dám chụp trộm. Tariq là một người thân cận với cựu độc tài Saleh, bản th}n anh cũng bị trọng thương khi đứng gần Saleh trong cuộc ám sát hụt nh{ độc t{i năm 2011. Khi anh vạch áo cho xem vết sẹo, tôi suýt đứng tim khi thấy một khẩu súng ngắn giắt gọn gàng sau thắt lưng. Tariq bắt gặp ánh nhìn của tôi thì cười lớn và chỉ về phía đằng sau nơi một chiếc Land Cruiser vẫn lặng lẽ bám theo chúng tôi từ lúc nào. Chút xíu sau, xe dừng trước một nhà hàng Nhật, tôi cảm thấy hệt như đang trong một bộ phim gangster khi vừa bước chân ra khỏi xe đ~ thấy những vệ sĩ của Tariq tỏa ra khắp nơi, mỗi người chiếm cứ một vị trí chiến lược, ai cũng được trang bị vũ khí đến tận răng. Sau bữa tối đ~i người từ xa đến đúng theo truyền thống hiếu khách của Ả Rập, chúng tôi trở về nhà riêng của Tariq cùng bạn bè chờ tin bầu cử. Từ phía sau quầy bar nối với phòng khách, Tariq xuất hiện, một tay cầm ly cocktail một tay cầm khẩu AK47 của Nga. Khi tôi giơ tay đón ly cocktail thì anh lại gí vào tay tôi khẩu súng nặng trịch, nói nửa đùa nửa thật: "Mai có biết sử dụng c|i đồ chơi n{y không? Tôi bị ám sát hụt nhiều lần rồi nên cứ cẩn thận l{ hơn"(!).
Ấn tượng đầu tiên của du kh|ch khi đặt ch}n đến Yemen có lẽ là số lượng vũ khí khổng lồ những người đ{n ông ở đ}y sở hữu. Không chỉ đ{n ông, trẻ con ở Yemen có thể hỉ mũi v{o đống súng nhựa made in China vì chúng có thể dễ dàng chôm vài khẩu AK của bố để thỏa mãn trí tò mò. Tôi từng hết hồn khi thấy hai cậu bé chừng 12 tuổi lia hàng chục ph|t đạn lên trời. Nhìn thấy tôi, chúng toét miệng cười v{ giơ hai ngón tay hình chữ V: "Victory and Peace".
Chừng ba mươi c}y số theo phía đông nam của Sanaa là Jihana, chợ b|n vũ khí nổi tiếng nhất của Yemen nơi vô số loại súng ống đạn dược được b{y b|n như hoa quả ngo{i đường, kể cả súng chống tăng v{ những khẩu "Libyan" đen m{ chỉ có qu}n đội của chế độ Gaddafi cũ mới được trang bị. Với dân số hai mươi nhăm triệu người, nếu không tính phụ nữ và trẻ con, mỗi người đ{n ông Yemen trữ trong nhà hoặc giắt quanh bụng cả thảy mười khẩu súng các loại. Đấy l{ chưa kể những con dao quắm (janbiyah) luôn đeo trước ngực là một phần không thể tách rời của trang phục truyền thống Yemen. Ahmed al-Kibsi - một nhà nghiên
cứu chính trị làm một so s|nh như sau để tôi dễ hiểu: "Thì cũng như c|i c{ vạt m{ thôi. Đ{n ông nước cô đeo c{ vạt thì đ{n ông Yemen đeo súng v{ janbiyah". Súng v{ dao quắm là biểu hiện của vị trí xã hội và danh tiếng. Một cậu bé phải đeo con dao nhựa made in China giá 4 đô la để bộ quần áo truyền thống của mình được trọn vẹn. Nhiều ông bố nghe tin vợ đẻ con trai là hộc tốc chạy ra chợ mua một... khẩu súng (xịn) làm quà cho baby mới ch{o đời.
Một trong muôn v{n người dân trở thành chiến binh trong Mùa xuân Ả Rập: dao quắm trước bụng và áo lính trên vai.
Nền văn hóa súng ống này là hậu quả của một lịch sử nơi Yemen bao năm qua l{ b~i chiến trường cho các ông lớn choảng nhau. Khi Yemen còn thuộc về đế chế Hồi giáo khổng lồ Ottoman (Thổ Nhĩ Kỳ ngày nay), quân Anh chuyển v{o đ}y một số lượng vũ khí lớn để đ|nh bật Ottoman khỏi b|n đảo Ả Rập. Qu}n Anh rút đi thì chính quyền miền nam Yemen để trái tim mình xao xuyến trước lý tưởng cộng sản chủ nghĩa, v{ điều đó cũng có nghĩa l{ Liên Xô nhảy tới thế ch}n, bơm thêm cơ man n{o l{ vũ khí để đ|nh nhau với chính quyền miền bắc lúc đó tất nhiên l{ được Mỹ và Saudi chống lưng với một lượng súng ống không hề thua kém.
Đọc đến đ}y chắc tóc gáy nhiều người dựng lên vì sợ. D}n Yemen thì ngược lại, cảm thấy rất an tâm khi trong nhà cả đ{n b{ lẫn trẻ con cũng có thể kéo cò. Chính quyền độc t{i thì độc
t{i, nhưng chả ai dám tự dưng đêm tối đến đập cửa bắt người như ở Ai Cập v{ Libya. Năm 2013, báo cáo của tổ chức Yemen Polling Center khiến ai cũng có thể ngã ngửa người ra vì tổng kết 48% dân Yemen tự nhận là cuộc sống của mình luôn luôn an toàn, 28% nhận định "hầu như l{ rất an to{n". Ở vùng Saada nơi bộ lạc Huthi nổi dậy chống chính quyền, 80% d}n địa phương cho rằng tình hình an ninh khá tốt trong khi 100% người được hỏi khẳng định rằng chẳng có một c|i đồn cảnh sát nào hoạt động ở Saada.
Phải chăng l{ người Yemen đ~ qu| quen với cuộc sống bấp bênh nên "chẳng có an ninh thì cũng chẳng thành vấn đề"? Không hề! Sự sai lầm của phần lớn chúng ta là nhận xét về Yemen qua lăng kính văn hóa của chính mình. Luật pháp của Yemen là các nguyên tắc ứng xử (qabyala) được gìn giữ từ ng{n đời này trong cuộc sống bộ lạc. Dù chiến tranh bên ngoài có tàn khốc đến đ}u v{ chính quyền có suy đồi đến cỡ n{o, nhưng nếu trong nội bộ những quy định văn hóa n{y không bị tổn thương thì người Yemen đương nhiên vẫn có thể được coi là sống trong một cộng đồng có luật pháp bảo vệ. Lấy ví dụ như c|c vụ bắt cóc khiến chúng ta nghe l{ đ~ hình dung ra cảnh tượng man rợ. Nhưng nh{ b|o Adam Baron trong một bài viết của mình đ~ miêu tả việc bắt cóc như một c|ch để giải quyết mâu thuẫn bộ lạc rất bình thường của Yemen nơi con tin được đối đ~i trọng vọng để không làm tổn thương đến danh tiếng của... kẻ đi bắt cóc. Trong khi con tin được cho ăn cho uống và nghỉ ngơi, c|c tù trưởng bộ lạc (shaykh) thường tổ chức liên tiếp nhiều buổi thương thảo, tại đ}y người của hai phe tranh chấp ngồi quanh các bàn hút shisha, nhai lá qat[25] phồng cả má, giữa các vấn đề cần bàn luận lại xôn xao chêm vào các câu chuyện chính trị cũng như nh{ nông. Một liên tưởng hơi bấp bênh nhưng kh| gần gũi l{ kiểu "phép vua thua lệ l{ng" ở Việt Nam nơi cuộc sống l{ng x~ được gìn giữ và bảo tồn với hệ thống luật ph|p không chính danh nhưng mạnh mẽ và quyền năng hơn cả chế tài của nh{ nước. Tuy nhiên, chính vì sự gắn kết bộ lạc này mà cộng đồng người Việt Nam ở Yemen gặp rất nhiều khó khăn khi hầu như không thể hòa nhập với hệ huyết thống nối dây chằng chéo của người bản địa. Sau năm 1975, khoảng năm mươi gia đình Hồi giáo miền Nam Việt Nam được đưa sang Yemen tị nạn. Nay đ~ ph|t triển tới xấp xỉ 1700 người, nhưng cộng đồng pha trộn hai dòng máu này vẫn thường co cụm, tránh né xã hội bên ngoài, hoặc đúng hơn l{ không được xã hội Yemen hoàn toàn chấp nhận vì dòng máu ngoại lai. Họ kiếm kế sinh nhai chủ yếu bằng việc mở c|c qu|n ăn có đồ
Việt Nam. Rất dễ nhận ra những khuôn mặt phụ nữ Việt không che mạng nổi bật lên giữa bạt ng{n bóng đen niqab.
Những tấm ảnh tưởng niệm nơi 52 người biểu tình bị qu}n đội của độc tài Saleh xả súng bắn chết những ng{y đầu của Mùa xuân Ả Rập.
Một ngày sau cuộc bầu cử ở Yemen, may mắn từ trên trời rơi xuống khiến tôi có dịp được gặp Jamal bin Omar - đại diện tối cao của Liên Hợp Quốc, người điều hành toàn bộ quá trình đ{m ph|n v{ chuyển giao quyền lực tại Yemen (không có nh{ b|o n{o có cơ hội được phỏng vấn Omar trong suốt quá trình bầu cử). Người hùng của Yemen nhìn mệt mỏi nhưng hạnh phúc. Theo lời thư ký của ông, Cathy, qu| trình đ{m ph|n liên tục rơi v{o thế vô vọng. Từng có lúc một th|nh đường Hồi giáo liên tục gọi tên ông suốt đêm với lời cầu nguyện để ông có thể giúp cho một Yemen hòa bình. Cathy cho rằng với một nền văn hóa súng ống dao găm như Yemen, không ai có thể hiểu nổi tại sao Mùa xuân Ả Rập lại có thể thành công với tối thiểu thương vong. Có s|u mươi triệu đơn vị vũ khí trong tay, nhưng những người Yemen lại buộc một dải lụa màu hồng lên đầu để xuống đường biểu tình. Có một điều gì đó rất đặc biệt trong tính c|ch người Yemen, một sự dịu thuần mà du khách phải ở lại lâu mới có thể nhận ra, mới có thể hiểu rằng đối với người Yemen, vũ khí không nhất thiết đi liền với bạo lực.
Chưa hết, mảnh đất tưởng như không còn gì để hy vọng này sau Mùa xuân Ả Rập lại sản sinh ra một phụ nữ kiệt xuất với giải Nobel Hòa Bình danh gi|: Người Ả Rập đầu tiên và là người nhận giải Hòa Bình trẻ nhất trong lịch sử: Tawakkul Karman[26].
Cuộc sống ngầm sục sôi
"N{y cậu! Kiếm cái gì sexy một chút để mặc nhé! Bọn mình đi party..." - Tôi vừa kịp đặt chiếc ba lô nặng trịch xuống giường đ~ thấy Fatma ngó đầu vào phòng tuyên bố. Năm phút sau, đ|m bạn của nó tíu tít xuất hiện, bọn con g|i đứa n{o đứa nấy trông như ninja đen sì từ đầu đến chân. Tôi thấy mình như "truổng cời" với áo hai dây và quần tất bó legging thít thìn thịt. Fatma phủ lên người tôi một chiếc khăn to như c|i chăn rồi cả lũ mở cổng chui tọt vào xe. Tiếng nhạc ầm ầm. Bọn ninja lắc lư những c|i đầu kín khăn. Bỗng nhiên Moe kêu lên: "Check point!". Trạm kiểm soát hiện ra giữa đường. Nhạc tắt phụt. Đèn bật sáng. Cả lũ ngồi im mặt nghiêm trang. Tiếng b|ng súng trường va vào xe lách cách. Một vài khuôn mặt hình sự ló vào dò xét. Một cái phẩy tay cho qua. Fatma ngồi cạnh khe khẽ bĩu môi. Ở ghế trước, Moe nhè nhẹ nhấn ga lướt v{o đêm Sanaa yên ắng.
Ở cái thành phố không có một quán bar chứ đừng nói đến s{n khiêu vũ n{y, những party hiếm hoi chỉ diễn ra trong khuôn viên c|c đại sứ quán hoặc trong nhà những người bạn có quốc tịch nước ngoài. Khi cánh cửa khép lại, tôi há hốc mồm chứng kiến những bóng ma trùm khăn đen sì cởi phắt khăn |o cho{ng kín mặt niqab, hiện nguyên hình là những cô gái cực kỳ xinh đẹp với bộ cánh hip-hop đến mức có thể khiến cho đ|m choai choai Tây Âu tím mặt vì ganh tị. Một cô gái trong số đó có tới v{i hình xăm sặc sỡ và một chiếc khuyên rốn bằng kim cương lấp lánh. Tất cả cùng hút shisha có trộn cần sa mua từ Afghanistan, phả khói vào một không gian rộn ràng tiếng nhạc. Đ|m bạn mới quen của tôi thuộc lòng các bài hit mới nhất trên MTV, chửi thề như một rapper, lắc mông không thua gì Beyoncé, và khi ngồi xuống thì bàn luận cực kỳ nghiêm túc về những vấn đề rất nhạy cảm như "c|ch mạng", "đồng tính", hay "ăn cơm trước kẻng". Có nằm mơ tôi cũng không thể tưởng tượng được chỉ vài giờ sau khi đặt chân tới Yemen, tôi lại có thể ngồi tranh cãi về chủ nghĩa hoan lạc trong mờ ảo khói đốt cần sa, trong tiếng chân giẫm sàn si mê theo nhịp điệu của "Moves like Jagger", v{ trong tiếng hát rống lên hòa điệu với cái cần cổ cao chót vót của ch{ng ca sĩ xăm trổ đầy mình trong ban nhạc Mỹ Maroon 5. Khi giờ giới nghiêm điểm, đ|m con g|i ngừng tranh luận và nhảy nhót, nhanh chóng chui vào bộ cánh tối om, v{ như những bóng đen phi danh tính, họ lên xe trở về nhà, tiếp tục cuộc vui trên facebook.
Tôi từng nghĩ chẳng cô gái trẻ trung xinh đẹp nào lại tự động muốn kho|c lên người chiếc áo chùng tối đen xấu xí v{ che đi khuôn mặt thanh xuân của mình. Những ngày ở Yemen khiến tôi ngã ngửa bởi rất nhiều trong số những ninja này cực kỳ có ý thức về chiếc khăn trùm đầu hijab và mạng che mặt. Phụ nữ cho rằng đó l{ c|ch hữu hiệu để bảo vệ bản thân. Đ{n ông coi đó l{ dấu hiệu để thể hiện sự tôn trọng. Gia đình coi con g|i trong nh{ như viên ngọc trai đẹp đẽ cần được bảo vệ khỏi những bàn tay tham lam. Thật khó tưởng tượng một cô gái mạnh mẽ, hiện đại, tự tin bên dưới bộ niqab đen sì chỉ hở hai con mắt. Nhưng bước đi trên đường phố Sanaa giữa h{ng trăm bóng đen giống hệt nhau, tôi buộc phải đ|nh vật với c|i hình dung tưởng như logic "phụ nữ che mặt là phụ nữ bị đ{n |p" để đối mặt với thực tế: "phụ nữ che mặt chưa chắc đ~ l{ phụ nữ bị đ{n |p". H~y chờ cho đến khi bạn trở thành một người thân quen, chiếc mạng kia rơi xuống, khi đó mới biết mèo nào cắn mỉu nào.
Nói vậy nhưng tôi thấy vô cùng thương cảm với những người đ{n ông ở Yemen. H~y tưởng tượng cả cuộc đời d{i đằng đẵng hơn s|u mươi năm của mình bạn chỉ được thấy mặt cả thảy chưa đến hai chục người phụ nữ. Desmond bạn tôi ở Yemen sáu tháng học tiếng Ả Rập m{ người phụ nữ duy nhất anh ta được nhìn mặt là cô giáo dạy tiếng của mình. Để cho bạn thấy rõ bức tranh cuộc sống thê thảm của đ{n ông v{ cuộc sống ngầm sục sôi của những người phụ nữ, tôi sẽ kể cho bạn nghe về một đ|m cưới ở Sanaa.
Thiên đ{ng bị đ|nh cắp
Layla tốn gần bốn tiếng để trang điểm chuẩn bị đi dự đ|m cưới. Khi cô bước xuống nhà toàn thân phủ kín mít bởi chiếc abaya lụa đen có đính thêm chút kim sa lấp lánh, tôi không nén nổi thất vọng. Mẹ Layla phì cười, bảo con g|i hé c|nh |o chút cho tôi chiêm ngưỡng. Layla bật cúc. Và tôi suýt chết sặc. Layla mặc một chiếc váy da báo siêu ngắn bó sát, hở gần như toàn bộ ngực. Làn da trắng mịn của cô d|t đầy kim tuyến v{ đôi gi{y ngất nghểu của cô dễ chừng tới hai chục phân. Mẹ Layla vỗ tay khen con gái có gu thẩm mỹ.
Ở cổng chào của đ|m cưới, chúng tôi phải gửi toàn bộ điện thoại cho nhà tổ chức. Thiếp mời ghi rõ tuyệt đối cấm chụp ảnh. Mỗi người được phát một... hộp đồ ăn với bánh mì kẹp và nước ngọt. Tay x|ch n|ch mang, tôi theo ch}n Layla bước vào sảnh đường lớn. Và ôi trời ôi!
Tôi suýt chết trân vì kinh ngạc. Trước mặt tôi là một tổ hợp những gì đẹp nhất của Tây Lương nữ quốc, Lễ trao giải Oscar, và cung cấm của một vị sultan giàu có trong Nghìn lẻ một đêm. H{ng trăm nữ hoàng sắc đẹp lướt qua trong những bộ váy áo lộng lẫy. Những khuôn mặt trang điểm trau chuốt mỉm cười chào tôi. Những bộ tóc bới chải cầu kỳ nghiêng nghiêng. Những làn da, những vai thon, những núi đôi, những chân dài quấn quýt. Trong tiếng nhạc tưng bừng, họ nhún nhảy theo những bài hit mới nhất của ca sĩ da đen Rihanna. Trên một bục cao dát vàng son lộng lẫy, cô dâu ngồi nhận lời chúc mừng của bạn bè. Hầu hết trong số họ dù học và làm việc với nhau cả chục năm trời, nhưng vì hầu như ai cũng đeo mạng nên đ}y l{ lần đầu tiên họ biết mặt nhau và biết mặt cô dâu. Layla thì thầm vào tai tôi: "Cô d}u xinh hơn tớ tưởng Mai ạ!"
"Chú rể đến!" - Tiếng loa đột ngột thông báo.
Tôi chưa bao giờ từng chứng kiến một sự đổi thay nào khủng khiếp hơn thế. Chỉ trong vòng ba mươi gi}y, h{ng trăm cô hoa hậu biến mất, cả sảnh đường tối sầm lại trong biển |o đen v{ khăn bịt mặt. Trên bục cao, cô dâu bất ngờ tỏa sáng chói lọi. Cô đứng lên, hào quang lấp l|nh bao trùm. Xung quanh nơi cô đứng, đ|m bạn nhấp nhô h{ng trăm c|i đầu phủ khăn. Cảnh tượng trước mắt tôi như trong một bộ phim viễn tưởng khi nữ hoàng của thế giới bên kia dùng ánh sáng quyền năng của mình để trị vì đ|m thần dân sinh ra từ bạt ng{n đêm tối.
Và tất nhiên, khi chú rể bước v{o, người phụ nữ duy nhất trông giống một phụ nữ là cô dâu. Cầu cho họ sống bên nhau đời đời hạnh phúc.
Yemen có lẽ l{ đất nước khiến tôi phải dừng lại lâu nhất để nhìn nhận lại những thành kiến của mình về thế giới Hồi giáo. Hầu như mọi suy đo|n của tôi về Yemen đều sai, hoặc trở nên vô cùng phức tạp bởi rất nhiều tầng ý nghĩa so với sự quan sát hời hợt bên ngoài. Chia tay hôm lên đường, tiến sĩ Karim mỉm cười khi nghe lời thú nhận rất thành thực của tôi: "Cô Mai có biết thiên sứ Muhammad từng nói gì về dân tộc n{y không?"
Tôi lắng nghe.
"Trí khôn thuộc về người Yemen!"
Kể cả nếu ai còn nghi ngờ liệu trí khôn có thuộc về người Yemen hay không thì cũng phải thừa nhận một điều rằng, với giải Nobel Hòa Bình và sắp tới rất có thể là một giải Oscar, những vầng h{o quang đ|ng tự hào nhất của Trung Đông thời hậu Mùa xuân Ả Rập dường như đang thuộc về người Yemen - một dân tộc vẫn đang ở đ|y cùng của khốn khó.
Không lâu sau khi rời Yemen, tôi được tag vào một cái post trên facebook của Fatma: "Yemen nghìn năm tuổi mà bây giờ mới dậy thì, bước ch}n qua đêm d{i của chế độ độc tài, đêm d{i của chiến tranh liên miên, đêm d{i của khăn đen trùm đầu, đêm d{i của cuộc sống hai mặt nơm nớp lo toan. Đất nước qua đêm d{i nhưng ngơ ng|c không biết làm gì với ánh sáng tự do. Sự đổi thay bất ngờ khiến ngay cả bản th}n tôi cũng thấy mình lẫm chẫm vì chói mắt...".
Tôi nhấn nút "like", chéo hai ngón tay cầu nguyện cho Yemen. Bước qua đêm d{i, dù sao thì một ngày mới cũng sẽ bắt đầu.
6
Li Băng - Trận chiến của những mảng màu mosaic
Nếu ai đó không biết tí gì về Li Băng, rồi tự dưng một buổi sáng tỉnh giấc giữa trung tâm thủ đô Beirut, hẳn sẽ rất khó để thuyết phục họ rằng đây không phải là châu Âu mà là một quốc gia nằm ngay chính giữa trái tim Trung Đông. Đất nước đắt đỏ, hào nhoáng, không có sa mạc nóng bỏng mà có núi cao, không có nắng chói rát người mà có tuyết phủ trắng đầu. Những chàng trai cô gái Beirut bước ra đường ai cũng như đang quảng cáo quần áo hàng hiệu. Đêm xuống, thành phố ngập tràn trong tiếng nhạc. Quán bar Sky giá hàng trăm đô la một bàn mà số khách đặt trước cả năm chưa lúc nào giảm. Bước chân vào tiệm ăn Menza nổi tiếng nhất Beirut, tôi và bạn bè như bị tấn công bởi những núi đồi đồ ăn liên tiếp được bưng ra, rượu chưa nhấp môi đã được đổ đầy, đến món tráng miệng cũng được bưng đến trên những mâm to chất ngất gần trăm miếng hoa quả. Nhịp sống ở Beirut gấp gáp, sục sôi, đổ vàng mười đổi lấy một trận cười. Từ lúc đặt chân đến nơi đây, tôi luôn cảm thấy có cái gì đó rất bất an trong cách sống hưởng thụ của người Beirut, như thể những cuộc vui thâu đêm kia đang che giấu những lo toan bộn bề không dễ dàng bày tỏ.
Thủ đô Beirut không kh|c gì một thành phố châu Âu
Mario
Mario l{ người Thiên Chúa giáo dòng Maronite. Anh sống cùng mẹ trong một căn hộ trang hoàng kiểu Paris, thậm chí theo như bạn bè anh nhận xét, thì còn đậm chất Paris hơn cả một ngôi nhà ở Paris. Li Băng trải qua vài chục năm thuộc địa Ph|p, khi rút đi để lại một nền văn hóa đậm đặc ngấm sâu vào máu thịt của cộng đồng Thiên Chúa giáo. Trong bữa ăn ở nhà Mario, tôi khổ sở chuyển từ cách nhúm thức ăn bằng tay của người Ả Rập và vắt óc lục lại những kiến thức về cách xử sự trên bàn tiệc theo phong cách châu Âu cổ điển, từ cách dùng dao, nếm rượu, đến c|ch để khuỷu tay. Cái kiểu sống Ph|p hơn cả Pháp xịn thế này, hay nói theo kiểu văn vẻ l{ "sùng tín hơn cả đức Gi|o ho{ng" thế này, chắc chắn l{ để cố tình nhấn mạnh rằng...
"... Rằng tôi không phải l{ người Hồi giáo!" - Mario trả lời thẳng thắn - "Tôi thậm chí không muốn nói tiếng Ả Rập, bởi đó l{ ngôn ngữ của kẻ thua cuộc. Những người Hồi ở Li Băng chỉ có mỗi một việc là sinh sôi nảy nở. Hơn chục năm trước dân số hai phe còn bằng nhau, giờ thì đến 70% quốc gia là người Hồi. Họ muốn nuốt chửng chúng tôi thì có!"
Nhưng Mario thực ra đ~ hơi tụt hậu. Rất nhiều người Thiên Chúa Maronite ở Li Băng b}y giờ đ~ thấy xấu hổ, không còn muốn đ|nh đồng danh tính với một nước từng là chủ thuộc địa của mình nữa. Họ cất công lộn ngược lại quá khứ, tìm về một nguồn gốc xịn hơn v{ huy ho{ng hơn cả văn hóa Ph|p: Nền văn minh Phoenicia.
Thế là tôi lóc cóc bắt xe đi Byblos.
Một góc Byblos xinh đẹp
Tôi yêu Byblos từ c|i nhìn đầu tiên. Trái tim tôi tan chảy khi khe khẽ bước chân lên những lối đi nhỏ phủ bóng c}y m|t rượi, rụt rè ghé nhìn vào những quầy hàng bé xíu thập thò sau vòm cổng đ|. Sự dịu d{ng, mong manh đến dễ vỡ của Byblos khiến tôi có cảm gi|c như thể mình vừa mở ra chiếc hộp thần kỳ đ~ bị rêu phong ng{n năm l~ng quên trong góc khu rừng cổ. Và khi nắp hộp được nhấc lên, không phải kim cương ch}u b|u, m{ l{ một thiên thần có cánh bé xíu chấp chới bay ra. Dựa lưng v{o bức tường chăng mắc đầy hoa dại, bất kể một tâm hồn dù khô khan đến mấy cũng phải mềm lòng, bất kể một trí óc thực tế đến mấy cũng phải băn khoăn: điều gì khiến Byblos giữ m~i được vẻ ng}y thơ, điều gì khiến cho thiên thần có cánh chẳng bao giờ già, dù gần mười ng{n năm đ~ trôi qua v{ bao điều lớn lao hơn đ~ nhiều lần vỡ vụn?
Thật khó có thể tưởng tượng được thị trấn nhỏ xíu như một ngôi l{ng trong mơ n{y đ~ liên tục xôn xao tiếng người tiếng chợ suốt gần cả chục ng{n năm qua, chưa một lần bị ngắt qu~ng, chưa một lần bị tan thành tro bụi. Những thương nh}n của nền văn hóa Phoenicia không những thống trị các dòng hải lý lớn trong nghề buôn bán hàng hải mà còn hiến tặng cho thế giới bộ chữ c|i đầu tiên của lo{i người. Từ bộ chữ nguyên thủy này, các dân tộc trên thế giới từ người Hy Lạp, Ả Rập, Do Th|i... cho đến người Việt ta đ~ vay mượn và biến tấu thành những chữ viết riêng của dân tộc mình, tức là gồm cả những dòng chữ bạn đang đọc ngay lúc n{y đ}y. Tiếng tăm của nền văn minh Phoenicia v{ Byblos với ngôi vị của "th{nh phố l}u đời nhất còn tồn tại" khiến những người Thiên Chúa giáo ở Li Băng dần dần cảm thấy một niềm tự hào không thể cưỡng nổi, một nỗi khao khát muốn được đứng cùng một thuyền và mang cùng một cái tên. Và thế là mặc dù tổ tiên vốn là dân Syria vì chạy trốn cường quyền mà dạt đến đ}y, nhưng để khẳng định sự khác biệt của mình với số dân Hồi giáo Ả Rập tràn lên sống ở vùng này mới chỉ được hơn ng{n năm, cộng đồng Thiên Chúa dòng Maronite ở Li Băng vẫn ngấm ngầm quyết định gắn cho mình một danh tính mới với lịch sử hẳn mười ng{n năm: họ chính l{ con ch|u người Phoenicia.
Gus
Gus l{ người Thiên Chúa giáo dòng Hy Lạp Chính Thống (Othodox). Khi gặp tôi, anh đang lèn chặt đồ đạc vào hai chiếc vali to tướng. "Biến thôi!" - Gus kết luận - "Li Băng bé như c|i kẹo, gió đụng chiều n{o l{ đổ chiều ấy. Trung Đông đang loạn, tốt nhất là chuồn".
Bộ chữ cổ Phoenician là tổ tiên của chữ Hy Lạp, Hebrew (Do Thái), Ả Rập và La tinh.
Li Băng có hơn bốn triệu d}n nhưng có lẽ đ}y l{ quốc gia duy
nhất có số người sống ở nước ngoài nhiều hơn trong l~nh thổ.
Mười bốn triệu d}n Li Băng trú ngụ rải rác khắp năm ch}u. Họ nổi
tiếng là những nh{ kinh doanh th{nh đạt. Các hiệu ăn Li Băng hễ
mở là đông kh|ch, không đơn giản chỉ l{ do c|c món ăn của Li Băng ngon hơn hẳn và phong phú hơn hẳn c|c nước khác ở Trung Đông. Người Li Băng, có lẽ do lịch sử luôn khiến họ phải sống chung với kẻ thù, rất khéo léo trong xã giao, chẳng bao giờ làm mất lòng khách. Khi biết chuỗi qu|n b|n đồ ăn của Li Băng đầu tiên mở năm 2013 ở mấy thành phố lớn Hà Nội, Sài Gòn, tôi luôn tự hỏi liệu nó có thể làm mềm lòng người Việt với những món mezze như đ~ từng làm tôi lịm lưỡi ở Beirut.
Đất nước mà Gus chuẩn bị dọn đến là Saudi. Hỏi anh sẽ làm công việc gì, Gus nhìn tôi dò xét một hồi rồi thì th{o: "Buôn b|n vũ khí".
Tôi không giấu được vẻ ganh tị. Cho đến khi anh ta khoe rằng mình và vợ thậm chí không cần visa cũng v{o được Saudi thì tôi thấy đau quặn hết cả ruột gan. Bà xã Gus l{ tư vấn thiết kế riêng cho một cô công chúa trong gia đình ho{ng tộc khổng lồ gần bảy nghìn vương tôn công tử của vương quốc dầu mỏ. Th|ng trước, cô công chúa này có việc gấp nên gọi cho vợ Gus. Chỉ một cú điện thoại và thế l{ "Hấp!", vợ Gus đ~ vù đi Mecca. Còn tôi suốt hai năm qua cả bộ hồ sơ mấy chục trang nộp vào sứ quán Saudi vẫn biệt vô âm tín.
Balbeek - Một thời huy hoàng của đế chế Rome 2000 năm trước.
Cộng đồng người Thiên Chúa Orthodox chỉ khoảng 8% dân số Li Băng nhưng phần lớn đều thuộc tầng lớp trung lưu với một danh s|ch d{i c|c thương nh}n th{nh đạt. Họ đóng góp nhiệt thành vào việc làm nên một điều kỳ diệu chỉ có ở Li Băng. Tuy tan t|c v{ tơi tả bởi bao cuộc chiến tranh nhưng quốc gia bé nhỏ này vẫn là một trung tâm kinh tế, văn hóa v{ nghệ thuật lớn của Trung Đông với nền b|o chí được coi là cởi mở nhất trong khu vực. Những người như Gus l{ động cơ của cỗ m|y Li Băng. Họ không tốn nhiều thời gian than trách, thậm chí không nhất thiết phải lựa chọn đúng sai. Điều quan trọng nhất l{ đứng dậy và tiếp tục bò lên phía trước. Như b}y giờ đ}y, Gus đóng sập cái va li rồi g~i đầu kết luận: "Thật ra thì cũng |y n|y lắm. Tôi không cho phép con trai mình chơi súng nhựa và nhận c|c món đồ chơi kiểu vũ khí, thế mà bây giờ lại dính vào cái công việc n{y. Nhưng m{ tiền thì vẫn cứ là tiền thôi!"
Baraa
Baraa l{ người Hồi gi|o dòng Sunni. Anh đang học năm cuối tại Đại học America. Tôi chưa từng thấy khuôn viên một trường đại học n{o đẹp v{ nên thơ như ngôi trường thuộc loại danh giá nhất v{ l}u đời nhất Trung Đông n{y. Đại học America được tạo dựng bởi những nhà truyền giáo Thiên Chúa gần một trăm năm mươi năm trước. Như một Đ{ Lạt thu nhỏ, Đại học America trải dài những khuôn viên và giảng đường cổ kính trên ngọn đồi nhìn ra Địa Trung Hải xanh mướt. C|ch đ}y không bao l}u, trường cung cấp cho Liên Hợp Quốc nhiều t{i năng hơn cả Đại học Harvard của Mỹ. Với hàng ngàn sinh viên tỏa ra khắp những con đường đồi phủ bóng cây rợp trời, cả ngày lẫn đêm, nhưng những người chủ thực sự nơi đ}y lại là những... con mèo.
"Có đến h{ng trăm con ấy" - Baraa khổ sở giấu giếm lôi từ trong túi ra miếng b|nh mì ăn trưa - "Mai m{ không cẩn thận chúng nó nhảy lên giật miếng ăn của cậu còn tài hơn cả lũ khỉ nữa".
Một mắt coi chừng lũ mèo, một mắt lướt trên điện thoại, Baraa cố hết sức để tìm thông tin nhằm giải thích thật ngắn gọn cho tôi về sự việc một thủ lĩnh Hồi giáo Sunni mới bị giết tại Akka. Tôi rất muốn Baraa ngừng tay, bởi tôi đ~ biết câu trả lời. Ở Trung Đông, nếu có một câu hỏi về nguyên nhân của những cuộc chiến, chắc chắn hơn một nửa lời giải đ|p nằm ở mối xung đột gần 1400 năm giữa Sunni và Shia. Hai cộng đồng Hồi giáo này chiếm tới 60% dân số Li Băng v{ dễ dàng hắt hơi xổ mũi theo diễn biến thời tiết ở bên ngoài lãnh thổ. Như bây giờ đ}y, nội chiến ở Syria đang diễn ra giữa quân của chính phủ theo dòng Shia và quân nổi dậy theo dòng Sunni. Thế là lập tức hai cộng đồng Shia-Sunni ở Li Băng cũng nhảy vào biến đất nước mình trở thành một chiến trường thứ hai. Ngày hôm qua, một thủ lĩnh Sunni của Li Băng bị quân Shia giết nhưng trong đ|m tang, quan t{i của ông lại phấp phới lá cờ... Syria của quân nổi dậy Sunni bên nước láng giềng (!). Chỉ cần nhìn v{o c|i đ|m tang n{y thôi, một kẻ chẳng đến nỗi qu| ngơ ng|c như tôi cũng trở nên hoang mang: Rốt cuộc đ}y có còn l{ đất nước của họ không khi giữa Li Băng v{ Sunni, họ đ~ chọn vế thứ hai, khi niềm tin vào sự chia cắt tôn giáo còn mạnh hơn cả lòng trung thành với quê hương đất mẹ?
Amin
Những tháng ngày ở Trung Đông đ~ dạy tôi một bài học đơn giản mà hữu dụng. Ấy l{ đôi khi phải quẳng hết cái mớ kiến thức về văn hóa tập tục ở chỗ này chỗ nọ chỗ kia ra vỉa hè. Cuộc sống ở Trung Đông vô v{n sắc thái khác nhau cộng với cấu hình xã hội đậm tính bộ lạc khiến điều vốn được coi là lịch sự ở chỗ này chỉ mấy chục ki lô mét xa hơn đ~ trở thành một h{nh động thiếu văn minh, hay trên cùng một mảnh đất với nhóm dân tộc này thì không hề hấn chi nhưng với nhóm dân tộc kh|c đ~ th{nh dấu hiệu phỉ báng. Thế cho nên tôi tự chế cho mình một lý thuyết giao tiếp đơn giản hơn gọi l{ "phương ph|p c|i gương". Tức là thấy người bản xứ l{m gì thì l{m y như thế. Y bài, khi thấy Amin cười thì tôi cũng toét miệng
Vừa nhìn thấy tôi Amin đ~ ph| lên cười.
cười xòe một c|i. Cười "giao hữu" xong, tôi hỏi: "Thế cậu cười cái quái gì thế?" Amin chỉ vào cái quần đũng rộng thùng thình của tôi v{ đắc chí: "Nhìn cậu giống hệt... ông bô nhà tớ".
Tôi đo|n ngay Amin l{ người Druze. Đ{n ông Druze giờ không mấy ai còn mặc kiểu quần truyền thống hạ đũng rộng như c|i lưới bắt cá rồi túm lại ở bắp ch}n như thế này nữa, chỉ có mấy ông già trong làng may ra. Tôi liền hỏi liệu Amin có thể đưa tôi về thăm gia đình được không. Cậu nhăn tr|n hỏi lại: "Gia đình ở đ}u? Nh{ bố mẹ tớ ở Li Băng thì đi trong ng{y được, nhà bác tớ thì ở Israel, còn cả họ hàng thì ở Syria cơ".
Tôi luôn tò mò về người Druze. Druze cùng với Alawite là những tín ngưỡng bí mật nhất của Hồi giáo cổ điển, tách ra từ gốc của Hồi giáo Shia khoảng hơn một ng{n năm trước. Sau khi Pháp v{ Anh đ|nh thắng đế chế Hồi giáo Ottoman rồi vẽ biên giới chia vùng này lại th{nh năm đất nước riêng biệt để cai trị, chừng hơn một triệu tín đồ Druze bỗng dưng thấy họ hàng bộ tộc của mình bị chia cắt thành ba mảnh rải rác ở khắp ba quốc gia. Tệ hơn, ba quốc gia này lại liên tục oánh nhau kịch liệt, không chỉ trong vùng tam giác ba bên mà còn với vô số c|c nước kh|c. Trong cơn binh đao, người Druze dần dần phát triển kiểu sống có một không hai, chia tr|i tim mình th{nh hai ngăn. Tức là sống ở đ}u thờ vương ở đó, nhưng họ cũng rất trung thành với người cùng tín ngưỡng, nếu bắt buộc phải đối đầu nhau trên chiến trường thì cố... né. Ở hai bên đường biên giới, người Druze cùng một dòng họ có thể mặc |o lính cho Li Băng, v{ chĩa súng v{o người Druze mặc áo lính của Israel cũng đang lăm lăm lựu đạn. Không ai có thể phủ nhận sự gan dạ và tinh thần mãnh hổ của những chiến binh người Druze. Sự trung thành của họ với chính quyền, sự dạn dày trận mạc nhưng lại có phong cách sống không quá phát cuồng vì quyền lực khiến người Druze tuy không đông về mặt dân số nhưng luôn l{ một nét kỳ bí, vừa đ|ng trọng vừa đ|ng gờm trong mắt cộng đồng Hồi giáo chính thống Sunni và Shia. Hẳn nhiên, họ cho rằng người Druze không phải tín đồ Hồi giáo chân chính mà là một sự lai căng pha trộn của c|c tôn gi|o "tạp nham", nhất là việc cho rằng Thượng Đế có thể đầu thai v{o người thường thì có khác quái gì Thiên Chúa giáo với "triết lý xằng bậy" Jessus l{ hiện thân bằng máu thịt của Đấng Tối Cao? Nhưng chính niềm tin mãnh liệt v{o đầu thai và hóa thân là một phần lý do tại sao người Druze có trái tim thép không mảy may run sợ trước cái chết. D}n Li Băng thường kể lại câu chuyện về một thương nh}n Druze bị bắt cóc v{ đứng úp mặt v{o tường. Đằng sau anh, kẻ tống tiền
chậm r~i rút súng, lên đạn... nhưng không bóp cò. Vì chính hắn mới l{ người phải ngã quỵ trong cuộc đọ dây thần kinh không cân sức. Khi được hỏi tại sao có thể bình thản được như vậy, người thương nh}n trả lời: "Thú thực, lúc đó tôi chỉ bận tưởng tượng ra cảnh bà mẹ trong cuộc đời tiếp theo của mình trông sẽ ra sao!"
Vậy là bữa trưa hôm ấy, ngo{i hơn chục con mèo trấn giữ vòng ngoài, chẳng hẹn mà gặp, chúng tôi hể hả chia sẻ với nhau rằng cuộc túm tụm ăn chung n{y hội tụ đại diện của những nhánh tôn giáo lớn ở Li Băng. Họ từng đ|nh giết nhau, rồi dù ghét nhau chết thôi vẫn luôn phải cố gắng giữ hòa khí với nhau. Tại sao?
"Vì c|i lũ mèo hóa cọp n{y n{y!" - Baraa cười ngất - "Nếu mà không cố sống chung với nhau thì sẽ bị nó xơi t|i ngay. Li Băng nằm cạnh ba nước lớn, Thổ Nhĩ Kỳ ở trên đầu, Syria lúc nào cũng o ép ở sườn phải, sườn trái chạm biển, còn đằng sau lưng l{ Israel viện đủ cớ nhăm nhăm nhảy vào. Khắp Beirut th|nh đường Hồi giáo và Nhà thờ Thiên Chúa san sát cạnh nhau, nhưng cậu biết không, sóng ngầm khủng khiếp lắm. Cộng thêm mấy cái nước lớn ghét nhau ở xung quanh, Li Băng như c|i quả bom nổ chậm ấy. Nhiều lúc cứ phải quên đi m{ sống thôi!"
Trúng phóc! Cái mớ bòng bong ở Li Băng khiến bất kể ai có ham muốn được hít thở bình thường đều phải có một cái công tắc trong đầu để có thể tắt phụt đi trước khi bộ óc của chính mình phải xì khói vì quá tải. Đi giữa thủ đô Beirut, thật khó nhận biết ngôn ngữ nào là ngôn ngữ chính thống của quốc gia. Người Thiên Chúa nói tiếng Ph|p, người Hồi nửa nói tiếng Anh nửa còn lại thậm chí tiếng Ả Rập cũng bập bõm. Trong một nỗ lực cuối cùng để tránh nội chiến, hệ thống chính trị quốc gia chia chác theo thành phần tôn giáo: Tổng thống nhất định phải l{ người Thiên Chúa dòng Maronite, người Hồi dòng Sunni xí phần Thủ tướng, Phó Thủ tướng không thể ai khác ngo{i người Thiên Chúa dòng Hy Lạp Chính Thống gi|o, người phát ngôn của chính phủ chỉ có thể l{ người Hồi dòng Shia, và cuối cùng quân đội phải nằm trong tay người Hồi dòng Druze.
"Nhiều lúc cứ phải quên đi m{ sống thôi!"
Pity the nation that is full of beliefs and empty of religion. Pity the nation that welcomes its new ruler with trumpetings, and farewells him with hootings, only to welcome another with trumpetings again. Pity the nation whose sages are dumb with years and whose strong men are yet in the cradle. Pity the nation divided into fragments, each fragment deeming itself a nation.
Tôi đặt cuốn The Prophet (Nhà tiên tri) xuống và ngoảnh sang bên giường của Francesca. Cô phóng viên tự do người Ý ngụp lặn trong đống sách cao chất ngất, đ|nh vật với cái báo cáo ph}n tích ba mươi ng{n chữ về tổ chức Hezbollah. Vừa gõ máy tính choách choách, cô vừa xuýt xoa thán phục t{i năng v{ óc tổ chức tuyệt vời của người cầm đầu Hassan Nasrallah. Nhìn một nữ thạc sĩ tóc v{ng cổ đeo th|nh gi| m{ cũng phải xao lòng trước Nasrallah, tôi lập tức tin ngay những gì mình từng nghe nói về con người này là sự thật. Năm 2006, cả thế giới Ả Rập phát cuồng lên vì sướng khi tổ chức Hezbollah đ|nh bật Israel khỏi Li Băng, trả thù cho sự ấm ức và sỉ nhục m{ qu}n đội của bao quốc gia Hồi giáo hợp v{o cũng không l{m được. Lần đầu tiên một nh{ l~nh đạo người Hồi dòng Shia được tất cả các sắc dân Hồi giáo hò reo xưng tụng, được coi như Che Guevara của Ả Rập, như vị thánh linh thiêng giáng thế, cộng với sự duyên d|ng v{ h{i hước bẩm sinh, bao nhiêu cô g|i đ~ tr{o nước mắt nguyện sẽ yêu vị trung niên râu ria rậm rịt n{y đến cuối đời.
Tất nhiên, phiên bản của Nasrallah ở phương T}y thì chẳng khác gì một cơn |c mộng. Cùng một nhánh Hồi giáo Shia, Hezbollah ở Li Băng thậm chí được chính thức coi là một tổ chức khủng bố do Shia Iran bảo trợ với mục đích triệt tiêu ho{n to{n nh{ nước Israel và chủ nghĩa b{nh trướng phương T}y. Tổ chức Hezbollah không những thiện chiến, quy củ, dựa vào chiến tranh nhân dân, mà còn mạnh hơn cả qu}n đội chính quy của Li Băng. Từ một nhóm du kích bạo động, Hezbollah trở thành niềm hy vọng cho một Ả Rập khao khát tìm lại những tháng ngày huy hoàng.
Đùng một cái, Nasrallah tuyên bố sẽ đưa qu}n Hezbollah tham chiến ở Syria.
Tôi nhớ Baraa đ~ khóc sướt mướt trên facebook như thế nào khi thần tượng của mình sụp đổ. Là một tín đồ Sunni nhưng anh vẫn tôn thờ một Shia Nasrallah vì ông không ngần ngại đưa cậu con trai mười tám tuổi của mình ra trận chiến. Khi Hadi chết, Nasrallah thậm chí từ
chối thỏa thuận với phía Israel để chuộc lại xác con mình. Bạn tôi đ~ ngỡ rằng Nasrallah là biểu trưng của khối đại đo{n kết Hồi giáo chống lại kẻ thù chung Israel cho đến khi ông ta hiện nguyên hình không hơn gì những thầy tu tôn gi|o đói kh|t cường quyền và bị cuốn vào vòng xoáy của xung đột Shia-Sunni. Gửi qu}n đến Syria để ủng hộ chính quyền nh{ độc tài dòng Shia chống lại quân nổi dậy Sunni, Nasrallah đang đặt dấu chấm hết cho một niềm tự hào mong manh trong trái tim của rất nhiều người dân Ả Rập.
Ở Trung Đông, đất nước n{o cũng tự cho mình l{ đặc biệt, là yếu tố sống còn của thế giới Hồi giáo, là nguyên nhân của }m mưu th}m độc này hay kế hoạch đen tối nọ, hay là cầu nối Á Âu, l{ con đường kết liên văn hóa. Bản thân mình, tôi dành vị trí này cho một quốc gia duy nhất: Li Băng. Lịch sử Li Băng l{ lịch sử của một mảnh đất nhỏ gần như chưa bao giờ có chủ quyền lãnh thổ, từ sau thời đại Phoenicia, người d}n nơi đ}y lần lượt nằm dưới quyền cai trị của đế chế Babylon, đế chế Ba Tư, đế chế Hy Lạp, đế chế La Mã, rồi người Ả Rập tràn lên thống trị, rơi v{o tay Hồi giáo Thổ Ottoman, thành thuộc địa của Pháp, và suốt từ khi độc lập v{o năm 1943 cho đến nay chỉ có chưa đến hai mươi năm hòa bình với sự can thiệp của đủ hạng quyền lực: Syria, Israel, Palestine, Iran. Người Li Băng sống chung với lũ, quen với lũ đến mức đôi khi không còn xem lũ b~o l{ kẻ thù nữa m{ như những cơn sóng lớn đến rồi đi. Kẻ thù n{o khi đến cũng được tung hoa ch{o đón vì được coi là bạn. Người bạn n{o cũng hứa chỉ ở lại đến khi trong ngoài ổn định rồi sẽ đi. Lời hứa n{o cũng bị bội ước. Lời bội ước n{o cũng biến bạn thành thù. Kẻ thù nào kết cục cũng phải rút lui trong ê chề tủi nhục. Trận rút lui n{o cũng lại được tiếp nối bằng một người bạn mới và một lời hứa mới...
Những cơn bể dâu ở Trung Đông khiến người Thiên Chúa dần dần bỏ đi khỏi quê hương tôn gi|o của mình, nhường chỗ cho người Hồi giờ đ~ chiếm đa số chỉ trong vòng hơn một thập kỷ.
Những phiên chợ ở Sidon. Thành phố được đặt tên theo chắt của Noah. Theo các kinh thánh của đạo độc thần Abraham (Do Thái, Thiên Chúa, Hồi gi|o), Noah được Thượng đế ra lệnh đóng thuyền để cứu dân trong trận hồng thủy.
Li Băng không những là chiến trường cho các cuộc chinh phạt lớn m{ còn l{ nơi duy nhất còn sót lại để chúng ta có thể nhìn thấy Trung Đông đ~ bị Ả Rập hóa như thế nào suốt gần 1400 năm qua, từ khi đa số d}n l{ Thiên Chúa cho đến khi cộng đồng này trở thành thiểu số và ngày càng mỏng manh dần đi với hàng chục ng{n tín đồ rời bỏ vùng đất hằng là cái nôi của tôn gi|o để dạt sang các quốc gia châu Âu. Ở thời điểm hiện tại, người Thiên Chúa ở Li Băng chỉ còn 40%, giảm một nửa so với năm 1926 (81%). Trong năm qua, hầu hết những người bạn Thiên Chúa của tôi đ~ rời quê hương, nhập v{o h{ng ngũ mười bốn triệu dân Li Băng tình nguyện lưu đ{y viễn xứ. Mario đ~ mua nh{ ở Bỉ, Gus đ~ dứt mảnh đất của gia đình. Những kẻ ở lại cùng với non bốn triệu dân của mười bảy nhánh tôn giáo khác nhau tiếp tục cuộc nắm tay trong một trò chơi không rõ trắng đen, một trò chơi m{ ai cũng có thể là bạn v{ ai cũng có thể là thù.
Vì thế, thật dễ hiểu vì sao người Li Băng né tr|nh cả quá khứ lẫn tương lai. Với họ, hiện tại là thời kỳ vàng son. Hiện tại l{ nơi để rượu tràn ly, nhạc ù tai, đồ ngon ngập b{n ăn v{ lăn trên đường tới những party trong những chiếc xe đắt tiền. Nghìn v{ng đổi một trận cười. Có lẽ chẳng ai giỏi l{m điều đó hơn người Li Băng.
Đoạn thơ tôi trích ở đầu là nỗi niềm của Khalil Gibran[27]:
Tôi thương đất nước tôi, đầy tín ngưỡng mà chẳng có niềm tin, Chào đón cả kẻ thù, chán chê mải mê, để rồi lại tung hô một bầy xâm lấn khác. Vị cứu tinh vẫn còn trong nôi, mà những kẻ cầm đầu thì rặt một bầy phụ bạc, Đất nước tả tơi, mỗi mảnh vụn hả hê tự xưng vương ở một góc trời.
7
Syria - M|u đổ trong mê cung
Khi tôi đang viết những dòng này, cuộc chiến ở Syria đã kéo dài hơn hai năm với trên một trăm nghìn người thiệt mạng. Sự đau thương diễn ra hằng ngày hằng giờ, mấy trăm người chết ở đây, mấy trăm người chết ở kia, tất cả biến thành những con số vô hồn, đều đặn đến mức không còn là điều gì mới mẻ nữa. Những bản tin thời sự đều tràn ngập những con số thương vong từ Syria. You Tube lèn chặt những clip đầu rơi máu chảy. Facebook bung ra hàng trăm bức ảnh chết chóc. Chiều hôm qua, tôi nhận được tin nhắn của một người bạn cầu xin sự giúp đỡ để được tị nạn ở châu Âu. Tự giam mình trong phòng, tôi lặng lẽ xem lại toàn bộ những bức ảnh và phim tự tay mình bấm máy ở Syria hơn một tháng trước. Có cái gì đó không thật, có cái gì đó giống như là một cơn mơ. Bởi Syria trong trí nhớ của tôi và trong những gì tôi ghi lại bằng ống kính đẹp đến quặn lòng.
Bước ch}n đi cấm kỳ trở lại
Tôi đ~ dừng chân ở Li Băng kh| l}u trước khi quyết định vượt biên giới qua Syria. Bạn bè dùng đủ mọi phương ph|p để ph| bĩnh, kể cả việc miêu tả chi tiết viễn cảnh thê lương của một đ|m tang không x|c chết (chết mất xác rồi còn đ}u). Trên bản đồ, thủ phủ Damascus của Syria cách biên giới Li Băng chỉ có hai tiếng đồng hồ. Ngay sát biên giới phía bên lãnh thổ của Li Băng l{ Anjar - một di tích thành cổ Hồi giáo nổi tiếng. Sau nhiều ngày trằn trọc, tôi quyết định lên đường nhằm Anjar thẳng tiến, bụng bảo dạ cứ mang theo hộ chiếu đến gần biên giới dò xét tình hình xem o|nh nhau to đến thế nào rồi từ từ mà tính.
Sáng hôm ấy, tôi hí hửng bắt xe đi Anjar, không quên dặn Francesca - cô phóng viên chiến trường người Ý từng xuất bản nhiều sách về cuộc chiến ở Israel v{ Palestine tôi đ~ nhắc đến trong chương trước, rút hộ quần |o phơi ngo{i hiên nếu chiều nay tôi về muộn. Cũng như bao phóng viên nước ngoài khác, cô trụ lại Li Băng để tìm c|ch vượt biên (bất hợp pháp)
sang Syria, chủ yếu là trả tiền cho một v{i người thuộc phe chống đối và thâm nhập Syria qua đường núi phía Bắc. Tôi từng chết mê chết mệt với kế hoạch này, chỉ rụt hết cả vòi lại khi biết được số tiền khổng lồ phải trả cho người dẫn đường để được có 70% cơ hội... chết tanh b{nh th{nh trăm mảnh. Cay đắng khẳng định mình là một kẻ nh|t gan, đến phút chót, tôi muối mặt bảo với Francesca là mình bỏ ngang. Con bé tỉnh queo: "Còn biết sợ là máy còn chạy tốt! Tao thì đ~ mất hết cả cảm giác rồi!"
Mải mê chụp ảnh và lang thang ở Anjar, tôi hết hồn khi ngó đồng hồ thấy đ~ năm giờ chiều. Anjar cách biên giới với Syria có chưa đầy cây số nên tôi bắt taxi cùng hai cô gái Syria sang Li Băng thăm bạn cùng đường về. Họ tò mò hỏi han đủ chuyện, nhưng chẳng ai rõ thủ tục nhập cảnh cần những giấy tờ gì. Ai cũng bảo cứ tới cửa khẩu rồi tha hồ mà hỏi.
Nghe tôi trình bày, anh giai an ninh sau chấn song sắt cười tươi như nghé. Sau một hồi google cẩn thận, rồi gọi điện cho trung t}m để kiểm tra chắc chắn tôi không phải là phóng viên (tôi đ~ kịp xóa toàn bộ thông tin về quá khứ làm báo của mình trên internet), anh ta quay lại, nhìn tôi với nụ cười tươi rói: "Cô chỉ việc trả tiền rồi được cấp visa thôi, không cần giấy tờ hay chờ đợi gì sất!"
Hơ!
Tôi nhìn qua vai mình: một c|i túi bé tí đựng máy ảnh v{ 400 đô la. Tôi nhìn xuống chân mình: một đôi dép xỏ ngón sắp đứt quai. Tôi nhìn qua hai cô gái Syria: họ hí hửng vỗ tay ra hiệu mời tôi tối nay ngủ lại nhà. Tôi nhắm mắt thở hắt ra một phát, nhớ ra rằng mình đang đeo kính |p tròng m{ không hề mang theo nước và khay rửa. Tiếng anh bạn Mario văng vẳng: "Syria đi l{ đứt! Đứt phựt! Đừng có điên!"
Assad OK!
Dải đường cao tốc nối biên giới Li Băng v{ thủ phủ Damascus đẹp mịn màng, chả giống gì với hình dung của tôi và Francesca tẹo n{o khi đọc bản tin thấy bảo mìn được rải đầy vùng biên cương. Hai chị em Dana giới thiệu tôi cho cả đại gia đình đang qu}y quần bên một cái lò sưởi lớn theo dõi m{n hình ti vi kín đặc khói bom. Mặt ai nấy vừa vui vừa buồn. Vui vì có
khách bất ngờ đến chơi (kh|ch l{ món qu{ của Thượng Đế). Buồn vì thành phố Homs tan tành trong chiến trận. Ai cũng sợ rồi sẽ đến phiên Damascus. 3000 năm lịch sử của một trong những thành phố cổ xưa nhất thế giới bỗng chốc trở nên mong manh như số phận một đô thị không tên. Bố của Dana rút từ trong ngăn kéo ra cuốn hộ chiếu với chi chít các visa nhập cảnh vào châu Âu. Ông là kỹ sư, thời trẻ từng nhiều lần qua đó l{m việc. Giờ đến lúc cần phải đi nhất thì lại không thể. Miết ngón tay lên những con dấu chồng chéo lên nhau, bất chợt, ông quay sang hỏi tôi:
"Cô có thể bảo l~nh cho gia đình tôi sang H{ Lan được không?"
Tôi nghẹn hết cả họng.
Đêm ấy tôi ngậm kính |p tròng dưới đầu lưỡi đi ngủ. Mẹo n{y được Francesca bày cho nhưng chưa thử bao giờ. Ngoài phố xa vọng lại vài tiếng súng. Chị em Dana nằm ở đệm kế bên nắm tay bảo chỉ là tiếng súng bắn vu vơ, không rõ nói thật hay chỉ định vỗ về một kẻ nhát gan khó ngủ.
Ngày hôm sau, tôi tỉnh dậy ê ẩm khắp người, mắt nhắm mắt mở lò dò bước vào phòng khách. Ở Trung Đông, gian chính trong nh{ thường được trải thảm với hàng chục chiếc gối to và mềm xếp dọc theo c|c ch}n tường để mọi người và khách khứa nằm ngồi, dựa lưng. Khi tôi vừa kịp rúc đầu vào một góc ấm áp thì bỗng giật nảy hết cả mình vì nghe thấy mọi người nhắc đến chữ sifara (đại sứ quán) và nhắc đến... tên mình. Tôi cố tập trung lắng nghe nhưng chịu chết. Không nén được tò mò, tôi len lén giả vờ mở điện thoại nghe nhạc và bấm nút thu âm. Chỉ vài giây sau, tôi cảm nhận thấy một tia nhìn lạnh buốt xuyên qua gáy. Ngẩng lên, thằng em trai chín tuổi của Dana đang khoanh tay xo|y thẳng v{o người tôi với đôi mắt tóe lửa. Nó bặm môi, rồi bất thần rít lên the thé: "Cô ta l{ gi|n điệp! Cô ta l{ gi|n điệp!"
Tôi cứng hết cả người vì sợ hãi. Mẹ Dana đập v{o lưng thằng Abdul bắt nó câm miệng rồi quay sang tôi. Cố giấu c|c ngón tay đang run bần bật, tôi chìa cho bà xem một phần mềm nhạc đang chạy trên m{n hình điện thoại. Bà quay sang thằng Abdul, nói với nó vài câu và mỉm cười nhìn tôi lắc đầu vẻ xin lỗi. Thằng Abdul ngồi xuống cạnh mẹ, mắt gườm gườm, môi mím chặt. Tôi chắc chắn đến một sợi tóc trên c|i đầu bù xù của nó cũng không tin l{ tôi nói thật. Dana v{ lũ em thấy vậy liền kéo tôi sang phòng riêng. Vừa m}n mê c|i tay |o sơ mi
của tôi, Dana vừa nói, giọng không biết thanh minh hay chỉ để cố che giấu nỗi lo sợ: "Chúng tôi ủng hộ Assad! Assad ok!"
Đằng sau lưng tôi, anh trai của Dana ném thịch người xuống chồng đệm cao ngất, miệng lầu bầu: "Không đúng! Ok thế n{o được m{ ok?"
Lòng người rối ren, gia đình rối ren, và cả một đất nước rối ren vì chính bản thân họ cũng bị chia cắt trong cuộc nội chiến xoay quanh chế độ độc tài của nhà Assad.
Một quầy hàng treo ảnh ủng hộ nh{ độc tài Assad.
Nhảy múa giữa bầy sói
Vào những ng{y th|ng 4 năm 2012, cả thế giới đặt cược cho một niềm tin chắc chắn rằng Assad là quỷ dữ hiện hình. Nh{ độc t{i v{ đạo quân trung thành của mình bị hàng triệu người nguyền rủa. Hầu như to{n bộ c|c đoạn phim cảnh bị chôn sống, tra tấn, xử bắn đều được mọi người nhất quán cho là do qu}n đội thực hiện để trừng phạt những người biểu tình trong Mùa xuân Ả Rập.
Chỉ sau vài tiếng đặt ch}n đến Syria, tôi hết hồn nhận ra đó mới chỉ là một phần rất nhỏ của bức tranh sự thật. Khắp trung t}m Damascus, h{ng trăm cửa hàng treo ảnh của Assad, khuôn mặt nghiêm trang với đôi mắt xanh biếc của ông ta căng đầy các ban công, cửa sổ, lấp lánh trên các huy hiệu cài áo. Nhiều nhà hàng bị phe đối lập và quân nổi dậy hăm dọa tẩy
chay, nhưng họ thà chịu mất khách chứ nhất định không che giấu sự ủng hộ tuyệt đối với nh{ độc tài. Trong thời gian tôi ở lại đ}y, h{ng chục cuộc biểu tình diễn ra với cả ng{n người hò reo tên ông, cảm ơn Nga v{ Trung Quốc đ~ bỏ phiếu chống phương T}y can thiệp quân sự. Bạn tôi nói rằng tỉ lệ ủng hộ Assad phải chiếm tới một nửa trong d}n chúng. Đa số họ là người các tôn giáo thiểu số, tầng lớp thương nh}n, v{ rất nhiều phụ nữ có học vấn. Sự ủng hộ này ngày càng rõ khi phong trào dân chủ bị chết yểu và biến thành thánh chiến.
Layla bạn tôi l{ người Thiên Chúa giáo. Cô thuộc về 10% dân số, tức là hai triệu rưỡi tín đồ hầu như không có lựa chọn nào khác là ngấm ngầm ủng hộ nh{ độc t{i Assad đơn giản vì chính sách tôn giáo của ông ta đảm bảo cho họ một cuộc sống tương đối an toàn trong một đất nước mà 75% dân số l{ người Hồi giáo dòng Sunni. Vì quân nổi dậy cũng bao gồm một bộ phận lớn là những tín đồ Sunni cực đoan, Layla v{ gia đình cô đ~ ngừng đi lễ nhà thờ. Mẹ cô hằng ng{y đọc cho gia đình nghe c|c bản tin lan truyền trong cộng đồng con tin về việc tín đồ Thiên Chúa giáo bị giết, nhà thờ bị phá bỏ và các cha cố bị bắn chết. Một ngày sau khi tổ chức Huynh Đệ Hồi giáo thắng cử ở Ai Cập, Hồng y Christoph Schönborn (Áo) đ~ phải lên tiếng kêu gọi c|c nh{ l~nh đạo tối cao h{nh động để ngăn chặn sự tuyệt diệt của Thiên Chúa giáo tại chính mảnh đất đ~ sản sinh ra nó: Trung Đông.
Layla thường kể cho tôi nghe cơn |c mộng về tương lai của cộng đồng Thiên Chúa ở Syria rồi cũng sẽ bị thảm sát giống như những gì đ~ xảy ra ở Iraq khi Saddam Hussein bị lật đổ: "Suốt bao nhiêu năm nay, những tôn giáo thiểu số như chúng tôi sống trong một đất nước mà dù bị cai quản bởi một nh{ độc t{i, nhưng được coi là tự do và cởi mở nhất Trung Đông". Khi một người bạn của Layla quát vào mặt cô: "Tại sao mày lại có thể ủng hộ một kẻ chuyên chế như Assad?"
"Chỉ là bản năng sinh tồn!" - Layla trả lời.
Tai bay vạ gió
Trong suốt thời gian ngụ lại Syria, tôi chưa từng gặp ai trong tình trạng bi đ|t v{ quẫn bách như Hani. Anh l{ người Hồi giáo dòng Alawite, một nhánh nhỏ của Hồi gi|o Shia, cũng chiếm khoảng 10% dân số. Việc Tổng thống Assad và phần lớn qu}n đội của ông cũng l{
người thiểu số Alawite khiến cho những thường d}n như Hani trở thành mục tiêu của quân nổi dậy Sunni[28].
Khi Hani đến đón tôi ở sân bay, tôi suýt nữa không nhận ra anh vì ngo{i đời anh khác trên ảnh quá. Một ch{ng trai th{nh đạt, cơ bắp vạm vỡ, quản lý cấp cao của chuỗi nhà hàng biên giới chỉ sau có hơn một năm nội chiến đ~ trở thành một kẻ thất nghiệp, lúc n{o cũng lo sợ nhìn trước ngoái sau và tệ hơn nữa là cái bụng phệ m{ tôi thường đùa l{ đóng vai trò ngăn cản, không cho tay trái thò sang làm phiền tay phải.
Tôi đ~ cười hỉ hả với hình ảnh so s|nh đầy sáng tạo một cách đột biến của mình suốt cho đến khi Hani mời cơm v{ tôi ph|t hiện ra anh to{n mua đồ ăn sẵn vì không d|m đi siêu thị, hay chính x|c hơn l{ ngại xuất hiện ở chỗ đông người. "Vì sao {?" - anh cười khẩy - "vì tôi l{ người Alawite. Quân nổi dậy tuyên bố thẳng tưng không vòng vo rằng mỗi người Alawite bị giết chết là mỗi người bị giết chết vì Assad. Nếu Mai ở lại đ}y v{i ng{y thể n{o cũng được chứng kiến vài cuộc biểu tình của quân Hồi giáo Sunni cực đoan vừa đi vừa hô 'Tự do - Tự do! Cho đến ngày bọn Alawite bị đốt th{nh tro'. Nghe rất vần đúng không?"
Chị gái của Hani sống ở Homs v{ đang mang bầu sinh đôi. Mỗi lần Hani gọi điện cho gia đình, tôi lại nghe thấy tiếng cười đùa vang lên ầm ĩ ở đằng sau. Khó có thể tưởng tượng là cũng ngay lúc đó m{n hình ti vi chỉ to{n l{ khói bom v{ Homs đang đùng đùng bốc cháy. Anh rể của Hani là một sĩ quan qu}n đội cao lớn tới gần hai mét. Gã khổng lồ này tuần trước vừa tâm sự với Hani v{ nước mắt ròng rã thú nhận rằng đêm n{o cũng... tè ra quần ướt hết chăn chiếu vì những cơn ác mộng. Chỉ cần nhắm mắt v{o chưa cần ngủ anh cũng có thể thấy cảnh vợ và con gái bị quân nổi dậy Sunni cưỡng hiếp. Khi Hani hỏi thế anh muốn đặt tên cho hai thằng con trai sinh đôi sắp ra đời l{ gì, đầu dây bên kia vang lên tiếng cười đắng ngăn ngắt: "Khó chi! Chỉ cần lấy tên của bất kỳ hai đồng đội tôi chết đúng ng{y vợ sinh mà thôi!"
Tôi gần như tê liệt trước sự khốn cùng của gia đình Hani. Nhất là vào thời điểm đó, b|o chí trên thế giới gần như chưa hề có một cái nhìn bao quát về cuộc chiến mà vẫn ngây thơ cho rằng đ}y l{ một Mùa xuân Ả Rập tiếp theo ở Trung Đông nơi tầng lớp dân chủ cánh tả không phân biệt tôn gi|o đang vùng lên đòi thay đổi chế độ. Hầu như chưa có một phóng
viên nào lọt được vào Syria lúc bấy giờ nên thế giới vẫn hoang mang, không biết rằng phong trào dân chủ đ~ bị chết yểu và biến thành cuộc nội chiến nhuốm màu thánh chiến giữa Hồi giáo Sunni cực đoan v{ Hồi giáo Shia dòng Alawite.
Không ai tin khi tôi nói với bạn bè rằng quân nổi dậy chính là khủng bố Al-Qaeda, kể cả khi một bài viết của tôi được đăng trên Jerusalem Post. Họ cho rằng tôi đ~ bị quân chính phủ tẩy não. Câu chuyện về anh rể của Hani tất nhiên được coi là kiểu nói quá của một con bé dễ xúc động, bởi đ~ l{ lính của độc t{i Assad thì đương nhiên l{ phải giống như trên You Tube chứ, tức là chôn sống người biểu tình rồi ngửa mặt cười lên trời ha hả, sao lại sợ đ|i cả ra quần được[29].
Tôi ở lại chơi với Hani được vài ngày thì xảy ra chuyện.
Chiều hôm ấy khi đưa tôi đi thăm trung t}m th{nh phố trở về, người hàng xóm chủ quán bán tạp phẩm nơi Hani thường ghé vào mua thuốc lá bất ngờ hỏi liệu anh có phải l{ tín đồ Alawite hay không. Hani không còn cách nào khác là gật đầu. Bắt đầu từ ng{y hôm đó, một bản án tử hình treo lủng lẳng trước mặt Hani. Một viên đạn bất kỳ lúc n{o cũng có thể găm thẳng vào sọ. Căn hộ của anh ở Aleppo trở thành một nhà tù, mọi cửa sổ đều đóng kín, chèn kỹ và dập đinh. Một lần khi chúng tôi đang ngồi uống trà thì bất thần có tiếng gõ cửa. Hani tái mặt ra hiệu cho tôi im lặng. Tim tôi đập thình thình vì lo sợ. Chúng tôi ngồi yên không động đậy cho đến khi nghe tiếng bước chân mất hẳn phía dưới chân cầu thang.
Chia để trị
"Thế nhưng cậu có ủng hộ Assad không?" - Tôi hỏi Hani khi mình đ~ ho{n hồn v{ anh đ~ hoàn thành chu trình rón-rén- bước-ra-nhìn-qua-ổ-khóa, rồi quay trở lại phòng khách.
"Thế này Mai ạ. Ở Trung Đông l{m qu|i gì có những nh{ l~nh đạo tốt (tôi nghĩ ngay đến Sultan Qaboos nhưng kìm lại được), chỉ có những nhà l~nh đạo xấu ít, xấu vừa, và xấu hết cỡ mà thôi! Giữa mấy cái xấu đó thì đương nhiên l{ tôi chọn cái xấu nhẹ cân nhất. Hỏi Mai nhé, giữa Assad độc tài và quân Sunni cực đoan muốn xơi t|i c|i thủ cấp của tôi, Mai chọn ai?"
Những người ủng hộ Assad
Sự thực đúng l{ nhiều sắc dân thiểu số ở Trung Đông một lòng ủng hộ c|c nh{ độc t{i đơn giản vì họ được bảo vệ. Luật ngầm được hiểu như sau: "Miễn c|c người không dính vào chính trị thì ai cũng sẽ được hưởng một cuộc sống tốt đẹp!" C|i hiệp ước không chính thức n{y được thỏa thuận khá suôn sẻ không những ở Syria mà còn giữa Saddam và cộng đồng Thiên Chúa giáo tại Iraq nơi người Thiên Chúa từng sinh sống từ 2000 năm nay, trước cả khi Hồi giáo xuất hiện. Bản thân Saddam thuộc dòng Hồi gi|o Sunni, cũng l{ thiểu số trong một quốc gia chủ yếu là Hồi gi|o Shia. Người Thiên Chúa cảm thấy an to{n hơn khi nh{ độc t{i cũng thuộc về một tôn giáo thiểu số. Khi Saddam bị lật đổ và chính quyền của đa số Shia lên ngôi, người Thiên Chúa chạy trốn vợi đi gần một nửa và các thiểu số tôn giáo khác bị kìm kẹp đến mức hàng loạt phải bỏ nước m{ đi.
Hiệp ước tương tự cũng được thiết lập tại Ai Cập. Nh{ độc tài Mubarak nhận được sự ủng hộ của 10% dân số (hơn t|m triệu d}n) theo Thiên Chúa gi|o dòng Coptic, đổi lại Giáo hoàng Coptic có tiếng nói khá ảnh hưởng đến một số điều luật liên quan đến cộng đồng tôn giáo. Mubarak bị truất quyền là hàng loạt c|c th|nh đường Thiên Chúa bị tấn công, người Thiên Chúa mất tấm khiên che chắn lại rúm ró trở về với thân phận của một thiểu số tôn giáo bị chèn ép.
Tuy nhiên, nếu nhìn kỹ vào vấn đề, hiếm có nh{ l~nh đạo nào chỉ có cho mà không nhận, huống chi đ}y lại l{ độc tài, toàn quyền sinh sát. Những Saddam, Mubarak hay Assad chỉ đơn giản là áp dụng kế sách truyền thống "chia để trị". Một mặt họ bảo vệ những sắc dân thiểu số, mặt khác họ lợi dụng chính sự yếu thế n{y để đổi lấy lòng trung th{nh. Dưới cái
cánh gà mái che chở là lời răn đanh thép: "C|c người làm quái gì có sự lựa chọn nào khác? Không trung thành với ta thì chỉ có chết!" Thỉnh thoảng, khi mấy chục phần trăm đ|m d}n thiểu số ấy có vẻ hơi hạnh phúc qu| đ{ thì nh{ độc tài của chúng ta lại tạo cớ gây sự một tí, để cho tổn thương đau đớn một tí là ngay lập tức đ|m d}n đen n{y hồi phục trí nhớ. Cái hố ngăn c|ch v{ sự thù hằn giữa các cộng đồng phải được giữ ở thế chỉ sôi lăn tăn, chứ ấm áp dễ chịu quá hay nóng bỏng cả tay thì hỏng bét. Một xã hội bị chia rẽ, bị phân hóa, chỉ có nghi ngờ nhau, hằn thù nhau nhưng chưa đến mức xông vào giết nhau là một xã hội dễ cai trị nhất.
Ngay sau khi ba l~nh đạo tối cao của Syria bị giết, hai người bạn khá thân của tôi ở Damascus đ~ xóa tên tôi trên facebook. Họ gửi rất nhiều tin nhắn giải thích rằng do tôi có một vài bài viết trên báo nên vì vấn đề an toàn cho bản thân, họ xin phép không để tên tôi trong danh sách bạn bè. Cả hai người bạn n{y đều thuộc về các tôn giáo thiểu số ở Syria.
Còn Hani, khi tôi rời Aleppo, anh vẫn tự giam mình trong nh{ v{ ước mơ về một ngày mình có thể được chết ở trang trại của cha mẹ, "... trên c|nh đồng xanh với đ{n bò gặm cỏ ở gần bên".
From Syria, with love[30]
V{o th|ng 11 năm 2013, con số thương vong ở Syria đ~ lên tới hơn một trăm nghìn người, một phần sáu trong số đó l{ phụ nữ và trẻ em. Khắp Syria có gần hai triệu người phải chạy tị nạn. Cuộc chiến đ~ kéo d{i gần ba năm với vũ khí hóa học, tên lửa Scud, máy bay chiến đấu, c|c tín đồ tử vì đạo từ đủ mọi quốc gia đổ về và hàng triệu triệu đô la viện trợ từ những quốc gia khác không muốn trực tiếp tham chiến bằng máu. Syria trở thành chiến trường cho cuộc tranh giành ảnh hưởng giữa những kẻ có máu mặt nhất trên diễn đ{n quyền lực thế giới, như một dạng thế chiến thứ ba đối chọi nhau không những về tôn giáo mà còn là những kình địch chính trị và kinh tế. Lịch sử Trung Đông từ sau thời kỳ cận đại đang chứng kiến những thảm kịch bi thương nhất. Nhìn các diễn đ{n thương lượng đổ bể hết đợt này đến đợt khác, một cô gái bạn tôi đ~ cay cú thốt lên: "Thượng Đế nhất định phải l{ đ{n ông, chứ không người phụ nữ nào có thể làm thế giới trở nên be bét như thế n{y"[31].
Ấy vậy nhưng từ những phút đầu tiên đặt chân vào Syria, với tư c|ch l{ một khách lạ và người dưng, tôi đ~ được chị em Dana đón về nh{ chăm sóc, cho ăn cho uống, cho chăn ấm nệm êm. Ngày thứ hai ở Syria, thông qua một người bạn giới thiệu, tôi chuyển đến ở nhà Noura, cũng l{ một cô g|i tôi chưa bao giờ gặp mặt. Khi chị em Dana đưa tôi ra chỗ hẹn, thoáng thấy bóng Noura tôi cứ ngỡ mình nhìn nhầm vì trông cô chẳng khác gì một cô gái Bắc Âu chính hiệu với mái tóc vàng rực rỡ để tung trong gió, làn da trắng trong suốt v{ đôi mắt xanh biếc. Khi hai đứa chụp ảnh post lên facebook, bạn tôi có người kêu lên sao Noura giống con gái Nga thế. Quả thật phụ nữ Syria nổi tiếng xinh đẹp trong thế giới Ả Rập. Có một ai đó nổi tiếng thậm chí đ~ nói rằng g~ đ{n ông n{o m{ không cưới được một cô vợ Syria thì tốt nhất là nên ở vậy đến già.
Tôi vô tư dọn về nhà Noura mà hoàn toàn không biết rằng gia đình cô vừa chạy thoát từ Homs chưa đầy một tuần trước. Họ phải mất bao nhiêu công và rất nhiều tiền mới tìm được một lái xe nhận chở ba mẹ con chạy thoát khỏi thành phố đang bị đ|nh bom. Chiếc xe khởi hành lúc còn nguyên vẹn, lăn b|nh tới Damascus thì đ~ lỗ chỗ vết đạn. Họ thuê một căn hộ nhỏ hai phòng ngủ, một cho Noura, một cho bà mẹ và cậu em trai đ~ 15 tuổi nhưng vẫn thích ngủ rúc vào nách mẹ (!). Cả nhà dọn về được vài ngày thì thêm tôi vào ngủ cùng phòng với Noura. Khắp Syria, gần sáu triệu người phải chạy loạn như vậy.
Mẹ Noura là một phụ nữ đơn th}n, một n|ch hai con đêm n{o cũng khóc. Tôi thường đi ngủ khi cả ba mẹ con vẫn ôm nhau trên ghế sofa xem các vở opera xà phòng[32] tới tận sáu, bảy giờ sáng, một thói quen họ không thể dễ d{ng thay đổi từ những ng{y gia đình còn l{m chủ một quán café internet ở Homs, đêm n{o cũng phải đợi cho đến khi người khách cuối cùng ra về. Vậy mà mỗi sáng tôi thức dậy, trên bàn luôn luôn có bữa sáng dọn sẵn. Tôi vừa cảm động vừa xấu hổ nhận ra mình đang được cưu mang bởi một gia đình đang chạy tị nạn.
Tôi thậm chí còn không biết mình đang được chăm nom bằng những đồng tiền cuối cùng của ba mẹ con cho đến một buổi sáng thức dậy, tôi thấy Noura đang bò lồm cồm trên sàn nhà cùng em trai tìm một tờ tiền đ|nh rơi. "Jamal có buổi phỏng vấn học bổng du học ở Mỹ hôm nay! Tiền n{y để trả taxi mà không hiểu sao em đ|nh rơi mất!" - Noura vừa ngó xuống gầm ghế vừa than phiền.
Tôi cũng thụp xuống chổng mông tìm. Cuối cùng thì cũng thấy, nhưng m{ với ngần này tiền thì sao m{ đủ? Còn đồ ăn? Còn tiền xe lúc quay về? Còn bữa tối? Còn ngày mai?
"Đừng lo! Bố em đ~ hứa gửi tiền chiều nay rồi!" - Noura nói khe khẽ, vừa nói vừa liếc vội về phía phòng ngủ của mẹ. Qua cánh cửa khép hờ, tôi có thể nghe thấy tiếng Samah vừa cởi khăn trùm đầu vừa ngồi xuống nức nở trên giường. Xuất thân từ một gia đình Hồi giáo Sunni giàu có và quyền quý, hẳn là bà thấy nhục nhã lắm khi phải chìa tay xin tiền của chồng cũ.
Tôi móc ví đưa cho Noura phần còn lại của số tiền 400 đô la tôi mang theo từ Li Băng. Cô g|i 18 tuổi kiên quyết không nhận, chỉ dám lấy một tờ lẻ để Jamal nhét túi quần trả tiền taxi về nhà.
"Sao em không cầm? Em không cầm chị giận đấy!" - Tôi nài nỉ.
"Không l{ không!" - Noura cương quyết.
Hai ngày sau, Samah trả lại tôi số tiền Noura vay. Bà có vẻ xấu hổ, cứ liên tục xin lỗi vì đ~ không làm tròn bổn phận của gia chủ. Khách là món quà của Thượng Đế mà, phải chăm lo chu đ|o đưa cho thêm tiền chứ ai lại để khách phải rủ lòng thương hại và rút hầu bao?
Phiên tòa nhân dân
Khi biết tin tôi đang ở Syria, một người bạn khuyên tôi nên ở trong khu phố cổ và tránh các phố lớn quanh trụ sở chính quyền vì dễ có xe nổ bom. Phố cổ thì đương nhiên l{ cấm xe. Tôi tin sái cổ, và thế là xảy ra chuyện.
Nói luôn là không có bom beo gì hết. Muốn th|ch ai... chết vì bom đạn ở Syria hay bất cứ nơi nào ở Trung Đông l{ hơi bị chơi khó nhau đấy, vì trên ti vi thì khói bom đùng đùng nhưng đặt ch}n được vào cái vùng có khói bom ấy đ~ l{ điệp vụ gần như bất khả thi rồi. Tôi nhớ trên chuyến xe đi Palmyra (trên đường đi Homs) phải dừng lại trước mấy trạm kiểm soát và hầu như tất cả các cửa ngõ đều có xe tăng chặn đường. Cái chuyện xảy ra với tôi khốn
thay lại là vì chính cái sự phởn phơ th|i qu| của bản thân, do thấy mình đang ở đất nước có chiến tranh mà sao bản thân lại không cảm thấy xíu xiu lo lắng gì hết thế này (!).
Thế l{ đùng một phát, hạn độp xuống đầu!
Hôm ấy tôi hớn hở leo từ trên núi xuống sau khi đ~ thăm thú c|i hang đ| được tương truyền l{ nơi có dấu bàn tay của thiên thần Gabriel. Và vì là khách du lịch duy nhất ở c|i đất nước đang tan t|c chiến trận n{y, tôi được đặc c|ch đặt lọt thỏm bàn tay mình vào cái dấu tay trên vòm hang đ|. Hai người bản xứ tình cờ có mặt giải thích cho tôi rằng núi Qassioun nơi chúng tôi đang đứng l{ nơi hai con trai của Adam và Eva giết nhau vì tranh gi{nh được làm chồng cô em g|i xinh đẹp. (Một tiếng nói từ trong đầu tôi vọng ra: "E hèm! Theo niềm tin của người Do Thái, Thiên Chúa và Hồi giáo, Adam và Eva là phụ mẫu của lo{i người, vậy thì đương nhiên l{ anh em sẽ lấy nhau ở mấy đời F1, F2 rồi, thắc mắc c|i gì?") Sau khi người này giết người kia, ngọn núi rung chuyển bảy ngày liền, cái hang mở ra như vòm miệng của một lời than khóc. Thiên thần Gabriel phải dùng tay đỡ lấy để cứu các sinh linh cây cỏ khác xung quanh. Khi được hỏi thế có biết thiên thần Gabriel là ai không, tôi trả lời lưu lo|t như học sinh thuộc b{i: "Dạ, là thiên thần đem lời của Thượng Đế đến cho các vị thiên sứ trong kinh thánh của người Do Th|i v{ Thiên Chúa, trong đó có cả Muhammad. C|c tín đồ sau này chép lại trong cuốn Quran vì Muhammad hoàn toàn không biết chữ".
Thế là chúng tôi làm quen với nhau v{ cùng đi bộ xuống núi trở về trung tâm thành phố. Tame v{ Zaid l{ người Li Băng tới đ}y l{m việc đ~ hai năm v{ kh| l{ thông thạo các chốn hang cùng ngõ hẻm của khu phố cổ. Đi ngang qua một ngôi nhà bỏ hoang có mái vòm rất đẹp, tôi dừng lại chụp ảnh. Tame gợi ý giúp và tôi hào hứng trèo qua đống gạch đ| chắn trước cổng để đến gần dưới mái vòm. Chỉ trong tích tắc, lúc quay lại tôi đ~ thấy hai kẻ mới quen vút mất dạng, cùng với máy ảnh, cùng với cái túi tôi để lại dưới chân, cùng với điện thoại, và khốn nạn nhất là cùng với cả hộ chiếu vì tôi phải cắp theo trình cho trạm kiểm soát khi ra khỏi thành phố.
Đớ ra mất một giây thì tôi tỉnh lại v{ đuổi theo. Tôi lấy hết sức bình sinh g{o lên: "Help! Help". Bao nhiêu vốn tiếng Ả Rập bay đi hết. Hai kẻ cướp chạy vòng vèo, tôi chỉ cố không để mất dấu Tame. Cổ họng như muốn xé toang ra còn mắt thì hoa lên. May thay, Tame chạy
vào một ngõ nhỏ và không ngờ ngõ n{y đ}m thẳng ra khu buôn bán của Cửa Đông (Bab Sharqi). Một, rồi nhiều người túa ra, chặn đường Tame và quật hắn ngã xuống mặt đường. Chỉ cần thấy cảnh Tame bị dúi v{o tường l{ tôi cũng xỉu đi không còn biết trời trăng l{ gì nữa.
Tôi tỉnh dậy sau đó mấy phút và thấy cả một đ|m đông v}y xung quanh. Một cô g|i đang cầm cốc nước chanh lo lắng đặt vào miệng tôi. Mọi người xôn xao. Một người đ{n ông đưa cho tôi cái ví của Tame và hỏi có phải là tôi bị cướp ví không? Tôi vẫn không nói được gì, chỉ đón lấy cái ví, rút thẻ căn cước của Tame ra v{ nhét v{o... sau lần áo ngực, l{ nơi tôi luôn để tiền. Hai tay xụi lơ v{ run bần bật, tôi nhấp từng ngụm nước chanh được bón cho và dần dần lý giải cho mọi người hiểu l{ Zaid đ~ tẩu thoát với toàn bộ tư trang của tôi. Đúng l{ to{n bộ tư trang thật vì tôi đặt ch}n đến Syria trần sì một bộ quần áo, mấy ngày qua toàn phải mượn đồ của Noura.
Kẻ tội đồ cướp của bị chụp ảnh bằng điện thoại để đi treo khắp phố.
Khi tôi đ~ đứng lên đi được, mọi người quyết định giải Tame vào một ngôi nhà gần đó. Bước qua vòm cổng là một mảnh sân rợp bóng cây với bồn phun nước và ghế đệm chồng chất, rất đặc trưng cho những căn nh{ ở Trung Đông cần sự riêng tư v{ tươi m|t, c}n bằng của phong thủy. Tôi ngồi cạnh một đ|m hai chục ông đ{n ông, v}y quanh ở giữa là bị cáo Tame bị đặt trên ghế. Tr{ được pha, rót hết tuần n{y đến tuần khác. Nhiều người đ{n ông kh|c đến, đi, rồi lại những người mới đến. Dường như cả khu phố lần lượt thay nhau v{o đ}y. Cuộc tra khảo liên tu bất tận khiến Tame quằn quại như con c| mắc lưới. Hắn bị bắt phải quỳ xuống xin lỗi tôi, phải hôn chân tôi. Một người bỗng bất thần hét lên: "N{y, nó để tóc dài
chắc l{ d}n đồng tính rồi!" Tôi rúm người lại. Tame bị xốc nách kéo ra một góc tối để khám xét. Tôi thấy da gà da ốc nổi hết lên. Khi quay trở lại ghế, một chiếc kéo được mang đến và những người đ{n ông đòi tôi cho phép họ cắt phăng c|i đuôi ngựa của Tame. Tôi rùng hết cả mình, cuống quýt xua tay xin họ đừng hạ nhục Tame quá mức.
Cuối cùng thì Zaid cũng bị bắt và toàn bộ gia sản được trả về tay tôi. Đ|m đ{n ông rút điện thoại chụp ảnh Tame và tuyên bố họ sẽ in ra để treo khắp hang cùng ngõ hẻm. Tuy nhiên, khi tôi đề nghị được đưa Tame tới báo cảnh sát thì mọi người lại khuyên không nên, đơn giản vì cảnh sát rất tham nhũng v{ có thể sẽ làm phiền tôi nếu họ muốn kiểm tra đống ảnh trong máy. Tôi chợt nhớ l{ đ~ bị hai mật vụ theo dõi mấy hôm trước khi đang lang thang chụp ảnh ở cửa Toma. Hai nhân viên mặc thường phục đ~ theo chân tôi cả một đoạn dài và khi tôi đến một chỗ vắng thì yêu cầu cho kiểm tra máy ảnh.
"Vả lại nó cũng đ~ bị trừng phạt cho sợ đến vãi cả ra quần rồi. Nó không phải kẻ cướp chuyên nghiệp đ}u, chỉ là lòng tham nổi lên thôi!" - Một người đ{n ông thêm v{o - "Nếu đưa nó ra cảnh sát thì nó sẽ bị tù v{i năm, v{o tù có khi lại hư thêm ra, thế còn gì l{ tương lai?"
Tôi ngẩng đầu nhìn lên những khuôn mặt xôn xao xung quanh, và thấy xấu hổ, thấy cảm phục, thậm chí thấy mình nhỏ mọn. Tôi nhớ Yemen và những cuộc bắt cóc. Tôi hiểu mình vừa chứng kiến tận mắt một phiên tòa nhân dân, xử theo luật của nhân dân. Dù chính quyền có thối tha đến cỡ nào, chiến tranh có tang tóc đến cỡ nào, xã hội có loạn lạc đến cỡ nào, nếu những luật lệ văn hóa được gìn giữ thì lòng người cũng khó loạn.
Đền thờ Thần Bel ở thành phố cổ Palmyra, Syria.
Damascus bên lề cuộc chiến
Để nói rằng, bất chấp tất cả, cuộc sống vẫn cuộn chảy. Nhiều lần đi chơi về muộn, Noura và tôi vẫn có thể chui vào quán internet gần nhà mở 24/7. Điện thoại của tôi lúc n{o cũng có thể kết nối mạng, Skype và Twitter không hề vướng víu. Damascus và những thành phố nơi tôi đặt chân qua vẫn tấp nập đông vui. Những quán café vẫn mịt mù khói thuốc shisha và những đôi lứa yêu nhau vẫn tổ chức đ|m cưới linh đình mỗi chiều thứ Năm trước ngày nghỉ cuối tuần, trống đ|nh rung trời đến tận đêm khuya. Khu chợ chính Al- Hamidyah kìn kịt khách hàng hệt như chợ Bến Thành hay chợ Đồng Xuân những ng{y buôn may b|n đắt. Tôi v{ đ|m con g|i vẫn ríu rít tạt vào hàng quần |o chíp nơi hàng chục cô ma nơ canh ăn bận những bộ quần áo khiêu dâm gấp nhiều lần tất cả các sexshop ở ch}u Âu, đứng dàn hàng ngang trước cả ng{n người lại qua. Bọn con gái chẳng hề xấu hổ, cứ liên tục sờ mó vân vê đ|m lụa là ren rua mỏng dính ấy, kỳ kèo mặc cả, dúi qua dúi lại vào tay anh chàng bán hàng mặt cũng tỉnh queo như đang b|n một cục pin chứ không phải một bộ quần áo khiêu dâm phụ nữ có gắn chip, chỉ cần vỗ tay là có tiếng... chim hót ph|t ra từ đũng quần! Lần đầu tiên nhìn thấy cảnh này ở Yemen, tôi suýt rơi cả máy ảnh vì ngạc nhiên bởi những phụ nữ đang mặc cả mua bán ấy phủ kín bưng chỉ có mỗi đôi mắt, kể cả b{n tay cũng đeo găng đen. Thú thật, tôi mà phải mặc cả một cái quần chíp ren hồng diêm dúa trong suốt như ni lông thế kia với một gã trai râu ria xồm xoàm liên tục xoắn vặn sản phẩm của cửa hàng mình, miệng kêu "Thấy chưa? Dai lắm! Mềm lắm! Bền lắm!" thì tôi cũng muốn che quách cái mặt mình đi cho đỡ xấu hổ.
Bất chấp khói bom, cuộc sống ở Damascus những không tiếng súng vẫn bình thản trôi.
Khi Syria ngùn ngụt bốc ch|y thì đêm thứ Sáu nào các sàn nhảy của Damascus cũng lèn chặt những bộ mặt tươi vui nhảy múa tung trời. Một buổi tối, Noura v{ tôi được mời dự sinh nhật của hội Couch Surfing[33] tại qu|n bar Marmal lúc hơn hai giờ sáng. Tụi con trai trả 1000 lira (15 đô) với cuống phiếu cho bốn đồ uống. Tụi con gái chỉ phải trả một nửa. Tất cả chúng tôi gọi shot[34] whisky, ngửa cổ dốc thẳng vào họng cùng một lượt rồi ôm nhau hát váng trời. DJ phù phép một kiểu tiết tấu dồn dập trên nền réo rắt của nhạc Ả Rập. Rồi một v{i đứa nhảy cả lên bàn bar, theo sau là chàng bartender[35] mở nút chai dốc thẳng xuống đ|m thanh niên đang vừa nhảy múa, vừa hò reo, vừa há ngoác mồm phía dưới.
Khi Syria bốc cháy ngùn ngụt trên các màn hình ti vi thì những người trẻ vẫn tìm thấy những khoảnh khắc vui trong cuộc sống. Trong ảnh, tôi và những người bạn trong một party ở Damascus.
Trong cái bối cảnh chỉ có khoái cảm v{ hưởng thụ ấy, một anh ch{ng trong đ|m nhận được tin nhắn từ facebook. Đó l{ một đoạn phim You Tube có cảnh một người đ{n ông bị gí súng v{o đầu và bắt quỳ xuống trước khi h{nh hình. Ch{ng ta kêu lên: "Fuck Assad! Fuck Assad"[36] rồi nhấn nút "share"[37]. Chỉ trong tích tắc, 637 người trong danh sách bạn bè đ~ được cập nhật đoạn phim rùng rợn. Nhét điện thoại vào túi quần, chàng ta ngẩng lên nhìn tôi và hồ hởi nháy mắt: "L{m ly nữa nhé!"
Mỗi lần check mail hay vào facebook, tôi vẫn thường phải hết hơi giải thích với bạn bè là Syria thực ra khá an toàn(!). Những gì được miêu tả trên ti vi là sự thật, nhưng đồng thời cũng chỉ là một phần rất nhỏ của bức tranh sự thật rộng lớn. Khói lửa mịt mù ở Homs không có nghĩa l{ cả Syria rộng lớn bốc ch|y. H{ng trăm người thiệt mạng ở Homs không có nghĩa ở khắp Syria rộng lớn cứ đi ra đường l{ ăn đạn v{o đầu. Nói một c|ch hình tượng, nếu
bạn chĩa ống kính zoom v{o c|i lòng đen của đôi mắt chẳng hạn, điều đó không có nghĩa l{ cả cơ thể bạn đều chỉ một m{u đen.
Một ngôi nh{ xinh đẹp ở Damascus
Tôi đặt chân vào Syria như một bước đi tình cờ ham vui với một cái xắc tay v{ v{i trăm đô la giắt túi, tôi rời Syria với một va li lỉnh kỉnh đủ thứ qu{ c|p như một lão nông ra thành phố thăm b{ con. Tôi đến Syria tưởng sẽ phải đối mặt với địa ngục của nội chiến, nhưng lại khám phá ra một thiên đường của tình người. Khi còn sống, thiên sứ Muhammad từng từ chối đặt chân vào thành phố vì ng{i "chỉ muốn đến thiên đường một lần duy nhất trong đời". Tôi l{ kẻ tham lam, thiên đường của Syria đối với tôi một lần chắc chắn không bao giờ đủ.
Thông tin cuối cùng về những người bạn của tôi: Noura, mẹ v{ em trai đ~ sang Mỹ. Khi nhận được học bổng v{ visa, Noura sung sướng gửi tin nhắn trên facebook cho tôi: "Em muốn hôn ông Obama một c|i!"
Tôi không có thêm thông tin gì về Dana v{ gia đình cô. Khu phố nơi cô sinh sống hiện trong tầm kiểm soát của qu}n đội chính phủ.
Anh chàng tổ chức đêm sinh nhật cho hay: Các buổi tiệc tùng vẫn diễn ra nhưng ít hơn trước. Damascus bị chia thành nhiều khu vực, nhưng trung t}m th{nh phố l{ nơi tập trung thành phần ủng hộ Assad và ảnh của ông vẫn rợp trời.
Hani đ~ tho|t ra được khỏi Allepo mà không bị quân nổi dậy chặn lại kiểm tra. Anh hiện đang sống cùng bố mẹ và vô cùng trầm cảm. "Người đ|i ra quần vì sợ" - anh rể của Hani và là bố của hai đứa trẻ sinh đôi đ~ hy sinh trước khi kịp nhìn thấy mặt con trai.
V{ tôi đang vật lộn với ý nghĩ sẽ cưới Hani làm chồng giả để bảo lãnh anh qua châu Âu.
8
Jordan - Những "tội lỗi" và "tai tiếng" ở vùng Biển Chết
Hồi mới lớn, tôi thường hình dung về Trung Đông như một xứ sở thần tiên với những mối tình lãng mạn, những harem tràn trề nhục dục, những chàng trai Ả Rập đẹp thắt tim và những cô gái eo thon với điệu múa bụng còn mê hoặc hơn cả ánh nhìn của hổ mang chúa. Lớn hẳn lên, những câu chuyện trên báo chí về Trung Đông khiến tôi vỡ mộng bởi vùng đất này giống như một hoang mạc về tình dục và những cuộc hôn nhân dường như chỉ có mỗi một mục đích là... phối giống. Bây giờ được đặt chân lên đây, tôi thấy cả hai sự hình dung của mình đều đúng và đều sai, bởi hình như ai cũng bận rộn với hai cuộc sống, một truyền thống đến thành cổ hủ, một tà dâm đến thành nổi loạn. Dưới tà áo chùng đen nào dường như cũng ẩn chứa một ngọn lửa tình bị kìm hãm, và sau ánh mắt rạp xuống khiêm nhường nào cũng cháy bỏng một nỗi đam mê thèm khát.
Một tí da l{... nhiều tí tội lỗi
Trong vòng chưa đầy bốn mươi t|m tiếng đặt ch}n đến Jordan, tôi th{nh người nổi tiếng.
Một tờ báo chính thống của Jordan đăng ảnh tôi lên trang nhất, một tờ khác post hình tôi lên facebook v{ tính cho đến thời điểm n{y thì đã có khoảng 120 người "share", chia sẻ, phát tán trên mạng cái hình tôi bé xíu. Kể đến đ}y đ~ biết ngượng nên phải đính chính lại ngay rằng tôi "tai tiếng" chứ không phải nổi tiếng. M{ cũng chẳng phải tôi, chỉ l{... c|i vai tôi tự dưng xấu số th{nh đề tài cho thiên hạ ném đ|.
Chiều hôm ấy, tôi v{ hai người bạn đi qua phía th|nh đường Hồi giáo ở trung tâm thủ đô Amman đúng v{o lúc gần một ng{n tín đồ trải chiếu ra con đường chính để cầu nguyện. Bình thường họ cầu nguyện trong th|nh đường, nhưng từ khi Mùa xuân Ả Rập tràn qua,
chiều cuối tuần n{o phe đòi cải cách chính phủ cũng cố tình tổ chức cầu nguyện tràn cả ra đường. Trên vỉa hè, ai mua bán qua lại thì cứ việc buôn bán lại qua. Dưới lòng đường, các ông các anh và các bé trai dập đầu nhằm hướng Mecca quỳ lạy. Được một chặp thì con bé tôi hơn hớn mặc áo hở vai tình cờ đi qua. Đúng kiểu một khách du lịch, thấy lạ l{ giương máy ảnh lên chụp. Toách!
Chưa đầy ba tiếng sau, thằng Rudy gọi điện hộc tốc triệu tập tôi lên facebook. Chình ình trên trang chính của tờ báo là cái vai trần của tôi phơi ra. Dưới lòng đường, một nửa đ|m đ{n ông cúi đầu cầu nguyện, một nửa cả gan... ngước mắt nhìn. Đấy, chỉ có thế thôi. Thế mà dân tình bù lu bù loa, hết kêu tôi không tôn trọng tín đồ đang l{m nghi lễ, rồi lại quay ra chửi bới mấy g~ tín đồ nửa mùa đang lạy Chúa Trời mà thấy gái một c|i l{ giướng mắt lên.
Cái vai tai tiếng của tôi ở Amman khi tình cờ đi qua một buổi hành lễ chiều thứ Sáu ngay trên mặt đường.
Tôi hết hồn, kêu Rudy giải thích xem bản thân sai chỗ nào. Bởi khách du lịch ăn mặc như tôi ở Amman là chuyện thường. Và hàng chục khách du lịch tình cờ đi qua chụp ảnh họ l{ điều đương nhiên, vì họ đ~ chọn cầu nguyện trên vỉa hè nơi buôn b|n chợ búa chứ không phải trong th|nh đường tôn nghiêm. Rudy nhíu trán một hồi rồi kêu cái ảnh n{y không đăng mặt tôi, ý đồ cố tình muốn cho dân tình hiểu nhầm tôi l{ người bản xứ chứ không phải khách du lịch. Chung quy chỉ là muốn b|n được b|o v{ c}u lượt xem.
"Thế tại sao lại phải câu view kiểu nửa mùa như thế?"
Đơn giản l{ vì tr}u bò đang đ|nh nhau nên cần ruồi muỗi chết cho xôm tụ. Sau mỗi chiều thứ Sáu cầu kinh xong là cả ng{n tín đồ n{y đứng lên lôi băng rôn ra tuần hành biểu tình đòi thay đổi chính phủ. Suốt hơn một năm rưỡi sau Mùa xuân Ả Rập, trung bình cứ sáu tháng Jordan lại có một ông thủ tướng mới, ông n{o cũng có thời từng l{m... cựu thủ tướng. Sau
tầm nửa năm không cải cách kịp bèn phải từ chức để thay nội các. Vì thứ S|u n{o cũng có biểu tình nên báo chí phải căng óc tìm ra khía cạnh mới giật tin cho ăn kh|ch. Việc đưa c|i vai của tôi lên b|o theo Rudy l{ "l| cải" hết phương cứu chữa. "Sex sells!"[38]
Tình dục bao giờ cũng l{ một vũ khí chính trị thần kỳ. Ở phương T}y, những vụ xì căng đan có dính đến da thịt dễ dàng quật chết một t{i năng l~nh đạo. Ở Trung Đông, sex v{ sự "suy đồi về cuộc sống tình dục" theo kiểu châu Âu thậm chí trở thành một trong những động lực để cả một chủ nghĩa Hồi gi|o ra đời (Islamism) với mục tiêu chống lại ảnh hưởng tiêu cực của phương T}y v{ phục hưng một thời huy hoàng của đế chế Hồi gi|o. Phương thức để có thể đưa Trung Đông nghèo n{n lạc hậu quay trở lại những năm th|ng vinh quang l{ dùng đạo Hồi làm kim chỉ nam và nền tảng cho cuộc sống cá nhân và chính trị của toàn xã hội. Trong một xã hội lý tưởng mà họ mơ ước đạt được, những phụ nữ (bản địa) nhơn nhơn mặc áo hở vai tung tăng ngo{i đường như con bé tôi chiều hôm qua là một vết nhơ của văn minh phương T}y đột nhập v{o đ}y l{m biến th|i văn hóa nội địa. Đ~ thế, tôi lại đặt chân đến Jordan vào thời điểm những giá trị cũ mới đang bị soi mói và nhìn nhận lại, thậm chí những điều đang l{ rất bình thường cũng bắt đầu trở nên nhạy cảm. Khách du lịch v{ người nước ngoài bắt đầu bị Hồi giáo cực đoan săm soi kỹ hơn dưới lăng kính tôn gi|o vì họ đại diện cho một phương T}y "suy đồi". Tôi có cảm giác kể cả nếu như họ có biết sự thật tôi chỉ là một khách du lịch tình cờ đi qua, thì phe cực đoan cũng sẽ lập tức kêu gọi thiết lập điều luật để chấn chỉnh đạo đức của hàng triệu kh|ch nước ngo{i đến Jordan, bất chấp nguồn ngoại tệ khổng lồ đang nuôi sống đất nước. Nói một cách khác, cái vai của tôi, vốn là chuyện chẳng có gì đ|ng nói, sẽ trở thành cái cớ để gây sự v{ đối đầu với văn hóa phương T}y trong một cuộc chiến đang bắt đầu phôi thai hình thành. Chính vì thế, những cái còm[39] trong b{i b|o không đơn giản chỉ là yêu cầu những tín đồ tuy ngồi ở giữa chốn chợ búa thì vẫn phải một lòng với chuyện cầu kinh, mà còn nhằm vào chính bản thân tôi với sự xấu xa đ|ng hổ thẹn của một đứa con gái mang tiếng l{ người Jordan mà lại còn ti toe "cố tình" ăn mặc hở cả vai ra giống lũ d}n T}y để tạo điều kiện cho đ{n ông sa ch}n v{o tội lỗi. Thế l{ ăn đập! Chết này!
Trái cấm nào mà chẳng ngọt ngào
Sau bao th|ng lăn lê ở Trung Đông, tôi đ~ đủ minh mẫn để có thể gác chân lên thành ghế trong phòng khách nhà Rudy, vừa tra nghĩa c|c lời bình luận trên facebook vừa phá lên cười sằng sặc.
Thằng Rudy cũng cười. Cả hai chúng tôi đều biết rằng nếu cứ tin vào những gì nổi lềnh phềnh trên bề mặt cuộc sống ở Trung Đông, hay những lời nói đạo đức hoa mỹ từ miệng những tín đồ hoặc qu| sùng đạo, hoặc quá cực đoan, thì chẳng khác gì nhìn một phụ nữ mặc niqab che kín thân thể mặt mũi v{ vội vàng kết luận cô ta hẳn là xấu đau xấu đớn và khô như ngói. Sự thật l{ dưới lớp khăn che mặt đen sì nặng nề ấy rất có thể phập phồng một cơ thể nóng bỏng với bộ đồ chíp khêu gợi hoặc thậm chí chẳng-có-gì. Trong muôn vàn câu chuyện rúc rích của tụi con gái là một đề tài muôn thuở: làm thế n{o để "ấy" m{ không bị r|ch, để có khoái lạc mà không cần bọn con trai phải đi v{o, để vẫn đi v{o m{ không v{o... đúng chỗ (!), hoặc để đi ra đi v{o thoải mái mà lại không có thai.
Sex trước hôn nh}n l{ điều cấm kỵ, đi hẹn hò có khi còn bị bố mẹ cử em trai đi theo, trai g|i hầu như không bao giờ bắt tay nhau, nhưng nghiên cứu chỉ ra rằng có tới 1/3 đ|m thanh niên ngoạm mồm vào trái cấm. Trước khi ng{y cưới được ấn định, một số cô gái trẻ lại tìm đến những b|c sĩ bí mật để vá lại m{ng trinh, để đêm t}n hôn sẽ chảy m|u, để mặt một ông chồng sẽ dãn ra hạnh phúc, để nếu là một đ|m cưới truyền thống thì miếng vải có dính máu trinh sẽ được đưa ra cho to{n thể hai họ chiêm ngưỡng, và những người đ{n ông sẽ bắn súng lên trời để chào mừng. Thế là một cô gái ngoan hiền đ~ có nơi có chốn. Và rất có thể, cái con bé ngoan hiền ấy lấy chồng xong cũng mở cờ trong bụng vì "thế là bây giờ tôi có thể làm bất kỳ điều gì tôi muốn mà không lo bị mất trinh".
Các bé g|i được trang điểm lộng lẫy tại một đ|m cưới ở Irbid. Con gái là ngọc ng{ ch}u b|u trong nh{, được bảo vệ và phải tự bảo vệ bản thân vì phẩm giá và danh dự của gia đình. Đ|m cưới này hiện đại hơn ở Yemen một chút vì không chỉ có chú rể mới được nhìn mặt cô dâu và các phụ nữ bên nhà gái, mà khoảng hơn một chục anh em họ hàng cũng được phép lên nhảy một điệu truyền thống với gia đình nh{ g|i.
Khi còn ở Syria, có lần tôi v{ Hani đang ăn thì anh chỉ cho tôi một phụ nữ mặc abaya đen vừa bước chân ra khỏi cổng một ngôi nh{ đối diện qu|n c{ phê nơi chúng tôi ngồi: "Mai đừng tin cứ cô g|i n{o ăn mặc truyền thống như thế kia đều là gái cấm cung hết. Cô ả này thậm chí có thể l{ g|i điếm. Tại sao? Vì c|ch cô ta trang điểm, và nhất l{ vì người đ{n ông v{o trước thuê phòng rồi bây giờ xong việc thì đang bước ra, mỗi người đi một hướng kia kìa".
Những nhà thổ ở Trung Đông nhiều có khi chẳng kém gì nơi kh|c. Nước n{o cũng có đạo luật chống các hành vi làm tiền nhưng thực tế là một bức tranh hoàn toàn khác. Ở Ai Cập, những ch{ng n{ng g|i điếm có ở khắp mọi hang cùng ngõ hẻm. Ở Syria, sex được mua bán ngấm ngầm trước sự tảng lờ của chính quyền. Ở Bahrain, nền công nghiệp hương phấn phát triển tột đỉnh để đ|p ứng cho một đội qu}n đực rựa khát khao nhục dục từ Saudi cứ mỗi cuối tuần lại l|i xe qua đường biên giới để bật nút chai giải tho|t c|i bình hoóc môn đ{n ông bị đè nén. Ở Tunisia, chính quyền thế tục của cựu độc tài Ben Ali còn tiên tiến đến mức hợp thức hóa nghề đĩ điếm, mỗi thành phố đều có quận Đèn Đỏ và những cô g|i b|n hoa được cấp thẻ phát số cùng sự bảo trợ v{ chăm sóc x~ hội tối thiểu. Ở Saudi, Iran và Ai Cập, "hôn nhân tạm thời" l{ một kiểu xoắn vặn tôn gi|o để hợp pháp hóa việc mua bán dâm bởi những hợp đồng hôn nhân tính-theo-giờ ho{n to{n được tòa án công nhận. Xong việc là ly dị, ai về nh{ người nấy.
"Sex ở Trung Đông dễ lắm Mai ạ" - Hani tiếp tục - "Ở T}y nơi Mai sống người ta có thể nhầm những tín hiệu bạn bè đơn thuần với tín hiệu của tình dục, chứ ở Trung Đông nơi con trai con g|i không được tiếp xúc với nhau thì hễ có tín hiệu thì 100% là tín hiệu sex. Không thể nhầm lẫn được. Không tin để tôi chứng minh cho Mai xem!"
Hani bật blue tooth trong điện thoại. Màn hình rà soát trong tầm phủ sóng xung quanh và thông báo có khoảng hơn chục c|i điện thoại cũng đang mở blue tooth. Một cái nick tên là
"lonely princess" (công chúa cô đơn) thu hút sự chú ý của tôi. Lập tức, Hani gõ một tin nhắn làm quen:
- Hi!
- Hello!
Tôi thì thào, thậm chí cũng không hiểu sao mình lại thì th{o: "Như thế đ~ phải là tín hiệu chưa?". Hani cười khì: "99% rồi! Con cá này chỉ chờ để được cắn c}u thôi m{!"
Kết luận: Chỉ cần trao đổi với nhau hai từ "Hi" v{ "Hello" l{ to{n bộ chu trình "t{ lưa cưa cẩm" đ~ ho{n th{nh. Siêu kỷ lục!
"Đ{n ông không tiến hóa!"
Từ sau cuộc nói chuyện với Hani, tôi không bao giờ nhe răng cười bừa bãi với mọi người xung quanh nữa. Một chiếc áo hở vai, một khuôn mặt không đội khăn hijab, một th|i độ thân thiện, một lời chào hỏi quan t}m đều có thể bị coi l{ "tín hiệu". Đ|m phụ nữ châu Âu sang Trung Đông quần áo ngắn cũn cỡn, gặp ai cũng bắt tay bắt ch}n, nói cười thân thiết như bạn bè hẳn nhiên là khiến cho hệ thống rađa của đ{n ông nơi đ}y loạn lên và phụ nữ Tây hẳn nhiên được coi là dễ dãi, sẵn sàng ngủ lang xả láng. Những bộ phim Mỹ để lại ấn tượng con gái đ{n b{ T}y ai cũng có một cuộc sống phóng túng, sẵn s{ng lên giường. Một gã thậm chí thành thật than phiền rằng cô bạn mình không hề giống người Mỹ bình thường chút nào, bằng chứng là cô ta từ chối hôn vì đ~ có bạn trai ở nhà.
Tôi luôn phải khốn khổ giải thích cho họ rằng sự dễ dãi của trai g|i phương T}y hầu hết tập trung vào khoảng thời gian họ còn tự do, chưa có r{ng buộc. Trong thời gian này, trao nhau một nụ hôn hay một cuộc l{m tình l{ điều không đến nỗi quá khắt khe. Tuy nhiên, một khi mối quan hệ chính thức được xác lập thì tỉ lệ phản bội bạn tình của họ thấp hơn so với các xã hội cổ điển. Tại sao? Bởi người phương T}y không phải chịu nhiều sức ép về việc ly hôn, trong khi người Trung Đông v{ Á ch}u sẽ chấp nhận ông ăn chả b{ ăn nem vụng trộm mà không ly hôn để khỏi bị điều tiếng.
Với khuôn mặt da v{ng mũi tẹt, tôi còn phải hứng chịu những kiếp nạn trời ơi, hậu quả của một số lượng lớn người giúp việc châu Á nhập khẩu v{o Trung Đông bị coi thường như kẻ tôi tớ với sức lao động và thậm chí thân thể cũng có thể cho thuê. Kể cả khi tôi không để hở một tí da thịt nào thì một v{i c|i rađa mẫn cán vẫn cứ hoạt động hết công suất và những lời đề nghị khiếm nhã vẫn có thể rơi xuống đầu. Một buổi chiều, khi tôi đang đi trên đường thì một lão già lập cập chạy theo, đi s|t v{o bên, mắt không nhìn tôi mà tay thì xòe ra bên trong có một xấp dina dày cộp. Tôi thấy máu sôi hết trong người, lập tức gào lên cho cả thành Amman phải nghe thấy: "Tati li umika! Tati li umika!" Tiếng Ả Rập có nghĩa l{: "Đưa tiền đó trả cho mẹ mày ấy!" (E hèm! Tôi đ~ nói l{ khi cần thì tôi cũng có thể đanh đ| chưa nhỉ?)
Ấm ức kể lại cho bạn nghe chuyện n{y, c}u đầu tiên cô ta hỏi tôi l{: "Thế lúc đó m{y mặc gì"? C}u hỏi này lại khiến tôi ba m|u s|u cơn nổi điên lên thêm một lần nữa. Tôi ghét cay ghét đắng những lối suy nghĩ hủ lậu như thế này. Trong một xã hội m{ c|i gì cũng có thể đổ vấy cho con gái, thay vì phải giáo dục thằng đ{n ông ngừng suy nghĩ bằng chim và phải tư duy bằng đầu, thì phụ nữ lại được răn dạy là phải che mặt lại, quấn mình v{o c|i đụp vải đen sì, v{ tr|nh đ{n ông c{ng xa c{ng tốt. Bao nhiêu vụ hiếp dâm xảy ra đ~ được lũ yêu r}u xanh ngụy biện l{ "Lỗi của cô ta! Ai bảo cô ta ăn mặc khiêu khích? Ai bảo cô ta đi ra đường một mình? Ai bảo cô ta không ở nhà vào giờ này? Ai bảo cô ta thích thể hiện?" Với tôi, điều này chẳng khác gì việc sỉ nhục đ{n ông, coi giống đực là một đ|m nô lệ của ham muốn tình dục và hoàn toàn không có khả năng tự kiềm chế bản thân. Hồi ở Yemen, khi được một anh bạn nhắc khéo, tôi đ~ kiên quyết không thay chiếc áo cộc tay đang mặc bằng một chiếc áo kín đ|o hơn. Tôi thẳng thắn bảo anh ta rằng: "Mai coi anh v{ những người đ{n ông xung quanh là những c| nh}n có văn hóa, có tư chất v{ đạo đức đủ để không hình thành những ý nghĩ xấu xa khi nhìn thấy một cô gái mặc áo cộc tay". Tôi mất cả mấy tiếng để tranh luận và giải thích với anh rằng đ{n ông phải cảm thấy bị xúc phạm khi phụ nữ từ chối bắt tay[40], đơn giản vì khi ấy trong đầu cô ta nghĩ rằng: "người đ{n ông n{y có tiềm năng h~m hại mình". Một xã hội toàn cấm đo|n l{ một xã hội của sự bất lực và mất hoàn toàn niềm tin với con người.
Bạn tôi chăm chú lắng nghe, và cuối cùng tôi đ~ thuyết phục được anh tin rằng việc bắt những bé gái nhỏ xíu phải trùm khăn hijab hay che kín mặt mũi th}n thể bằng niqab là hành
động biến một đứa trẻ ng}y thơ th{nh đối tượng tình dục có tiềm năng bị quấy rối và chiếm hữu. Điều đó cũng tương tự như việc ngấm ngầm đồng ý rằng giống đực sau bấy nhiêu ngàn năm văn minh nhưng không hề tiến hóa mà vẫn giữ nguyên lòng ham muốn nhục dục của loài cầm thú, thấy thịt da là nhào tới, rằng trí óc của đ|m đ{n ông xung quanh đầy rẫy những ý nghĩ đen tối bẩn thỉu đến mức một đứa bé g|i chưa có hình h{i phụ nữ cũng phải tự bảo vệ mình khỏi những con đực cuồng dâm.
Sinh ra từ tội lỗi
Nhưng nghĩ cho cùng, không tự bảo vệ không được. Đơn giản vì nếu không tự bảo vệ mình thì đôi khi những người đầu tiên muốn mình lìa đời chính l{ gia đình. C|i m{ng trinh của một đứa con gái không đơn giản chỉ là một lớp da có thể bị r|ch khi đi xe đạp mà là một cái bằng chứng nhận đạo đức và danh dự của cả một dòng họ. Trong một xã hội mà phẩm giá quan trọng hơn tất thảy, người ta sẵn sàng ra tay giết chết người th}n để bảo tồn danh tiếng cho gia đình. Những người phụ nữ không phải là chủ nhân của cơ thể mình, bởi cơ thể đ{n bà của họ là cội nguồn của sự sinh sôi v{ cũng l{ cội nguồn của tội lỗi. Ba tôn giáo cùng nguồn gốc Do Thái giáo, Thiên Chúa giáo và Hồi giáo tin vào câu chuyện Adam đ~ bị Eva dụ dỗ ăn tr|i cấm và kết cục là cả lo{i người được sinh ra từ lỗi lầm của phụ nữ. Câu chuyện tôn giáo này kết hợp với một nền văn hóa phụ hệ gia trưởng của sa mạc nơi sức mạnh của bộ lạc dựa vào khả năng chinh chiến của đ{n ông, nơi c|c bé g|i v{ phụ nữ trở thành gánh nặng trong những cuộc sống du mục, nơi đ{n ông quyền sinh quyền s|t v{ đ{n b{ trở thành những kẻ b|m theo lưng lạc đ{, thua trận là bị thu gom thành chiến lợi phẩm. Số phận những người phụ nữ vì thế bị kìm kẹp bởi tr|i tim, lý trí v{ c|i "phần mềm phía trước" của đ{n ông. Trong tiếng Ả Rập, namus có nghĩa l{ danh dự (honor). Danh dự của một người đ{n ông phụ thuộc vào phẩm hạnh của người đ{n b{: sự trinh trắng, sự khiêm tốn, sự có thể đẻ con, sự có thể đẻ con trai, sự ngoan ngoãn, sự gọi dạ bảo vâng, sự răm rắp cưới người chồng đ~ được gia đình lựa chọn, sự trung thành, sự tiết hạnh. Nếu vì một lý do n{o đó người phụ nữ trót đ|nh rơi một mẩu phẩm hạnh n{y, người bị ô nhục l{ người đ{n ông. V{ cái chết của người phụ nữ (honor killing) l{ để rửa nhục cho đ{n ông. Danh s|ch những điều khiến phụ nữ có thể bị chính người thân của mình phải ra tay thì dài vô tận: người
Thiên Chúa m{ d|m yêu người Hồi gi|o, người Hồi giáo mà dám trốn đi với người ngoại đạo, người Hindu không cùng một đẳng cấp mà dám dan díu với nhau... Thậm chí, khi một cô gái bị cưỡng hiếp, điều đó có nghĩa l{ những người đ{n ông trong gia đình cô đ~ bị ô nhục vì không ho{n th{nh nghĩa vụ gìn giữ namus của chính mình. Trong một v{i trường hợp, họ cảm thấy không còn cách nào khác là giết người phụ nữ hoặc thuyết phục kẻ cưỡng hiếp phải cưới người phụ nữ vừa bị hãm hại. Giữa việc bị gia đình giết và phải sống với kẻ vừa cưỡng bức mình đến hết đời, tôi thực sự không biết lựa chọn nào khủng khiếp hơn.
Cuộc chiến không cân sức
Phải nhấn mạnh một điều rằng tục lệ giết vì danh dự không phải là sản phẩm của Hồi giáo, thậm chí đi ngược lại những ý muốn tốt đẹp của tiên tri Muhammad nhằm bảo vệ phụ nữ. Tuy nhiên, tôn gi|o đ~ không mạnh bằng hủ tục văn hóa. Khủng khiếp hơn, trong một sự xuyên tạc xoắn vặn tôn gi|o kinh ho{ng để phục vụ cho nhu cầu quyền lực của giống đực, hủ tục văn hóa đ~ chiến thắng dưới chiêu bài tôn giáo. Ví dụ điển hình nhất của sự xuyên tạc tôn gi|o n{y có liên quan đến việc tòa án tôn giáo của một số nước yêu cầu nạn nhân bị cưỡng hiếp phải có đủ bốn... nh}n chứng tận mắt nhìn thấy việc cô ta bị bức hại. Nếu không đưa ra đủ bốn nhân chứng, điều đó có nghĩa l{ cô ta dan díu tình |i ngo{i phạm vi hôn nhân, v{ đương nhiên l{ bị trừng phạt thích đ|ng, nhẹ thì v{i trăm roi, nặng thì bị ném đ| đến chết.
Hai người phụ nữ ăn mặc đối lập nhau nhưng có suy nghĩ giống nhau: "Đúng l{ một xã hội đ{n ông l{m b| chủ" (phụ nữ l{ đồ chơi cho đ{n ông). Bức biếm họa này chỉ trích sự cực đoan trong phục trang thật ra giống nhau về bản chất:
người phụ nữ ăn mặc hở hang v{ người phụ nữ che kín mặt mũi rốt cuộc đều là nạn nhân của một xã hội lệ thuộc v{o đ{n ông. (T|c giả: Malcolm Evans)
Như mọi con người có lương tri kh|c, tôi đ~ từng sôi sục điên dại khi đọc về vụ |n thương tâm của một cô gái Afghanistan bị quân lính chính phủ cưỡng bức. Gia đình cô kiện kẻ hiếp dâm ra tòa. Không lấy lại được sự công bằng, cả dòng họ đau đớn vì nỗi nhục không được rửa sạch. Cha mẹ của cô gái quằn quại vì viễn cảnh phải giết con gái của chính mình, bản thân nạn nh}n cũng tuyên bố rằng nếu danh dự không được khôi phục, cô thà chết chứ không sống để trở thành vết nhơ của bộ tộc. Câu chuyện gần đ}y nhất xảy ra ở Dubai khi một phụ nữ Na Uy tố cáo bị hãm hiếp v{ được yêu cầu phải trình ra bốn nam nhân chứng, nếu không cô sẽ bị tống giam mười sáu tháng. Cả châu Âu làm loạn lên và thế là Dubai sợ qu| đ{nh tha bổng. Vấn đề là, tại sao tòa án Hồi giáo Shariah lại có một yêu cầu qu|i đản như thế?
Trở lại thời của Muhammad gần 1400 năm trước, trong một chuyến hành quân, cô vợ trẻ Aisha của ông vì mải tìm chiếc vòng cổ khiến cả đo{n qu}n đ~ nhổ trại rời đi m{ không hay biết Aisha vẫn còn rớt lại. Một chiến binh tìm thấy cô nằm giữa đường v{ đặt cô lên lưng lạc đ{ quay trở về. Việc Aisha trải qua đêm một mình với một chàng trai lạ mặt khiến cả thành Medina nổi cơn thị phi. Để bảo vệ người vợ yêu của mình, Muhammad tĩnh t}m ngồi thiền để "hỏi ý kiến Thượng Đế". Thượng Đế trả lời, và thế là một thiên khải được thêm vào trong Quran (24:4-5) "Nếu ai đó muốn kết tội một phụ nữ tiết hạnh, h~y đem đến bốn nhân chứng, bằng không lời kết tội là vu cáo và sẽ bị phạt 80 roi".
Cùng với thời gian, các thầy tu tôn gi|o đ~ xoắn vặn thiên khải n{y theo hướng có lợi cho một xã hội trọng nam khinh nữ bằng cách kết luận rằng: kể cả nếu phụ nữ có muốn kết tội đ{n ông bức hại thì cũng phải có bốn nhân chứng, nếu không, lời kết tội của cô ta sẽ trở thành lời thú nhận phạm tội thông dâm và sẽ bị trừng phạt. Và có lẽ chỉ những kẻ bị tẩy não hoặc yếu thế cùng đường mới có thể chấp nhận việc trên đời này có khả năng diễn ra một cảnh tượng qu|i đản đến mức một cô gái bị cưỡng hiếp và có bốn thằng người kh|c đứng xung quanh, khoanh chân khoanh tay theo dõi với vai trò "nh}n chứng". Suốt gần 1400 năm qua, không biết bao nhiêu phụ nữ đ~ l}m nạn vì câu chuyện n{y, v{ đến bây giờ, hơn 50% số phạm nhân nữ trong các nhà tù ở Pakistan là kết quả của việc phụ nữ phải trả giá cho
một thiên khải đ~ trở thành nền tảng của pháp luật. Cả Muhammad và Aisha có lẽ đang không thể nằm yên dưới mồ suốt gần mười bốn thế kỷ qua vì câu chuyện tình lâm li của họ đ~ trở thành thảm họa cho rất nhiều phụ nữ ở thế kỷ 21 và không biết đến bao giờ mới kết thúc.
Cuộc chiến không cân sức giữa tôn giáo và hủ tục văn hóa hiện diện ở vô vàn những tục lệ mà bản chất là những tập quán không hề liên quan đến Hồi giáo hoặc có từ trước khi Hồi gi|o ra đời nhưng lại được nhìn nhận l{ đặc trưng của Hồi gi|o, trong đó có một hủ tục khá man rợ là khâu cắt bộ phận sinh dục nữ (female genital mutilation/circumcision). Một phần hoặc toàn bộ các môi trong ngoài âm hộ được cắt bỏ bằng dao hoặc banh xà lam, khâu kín lại nửa chừng hoặc thậm chí kín hết chỉ để chừa ra một lỗ nhỏ chừng hai mi li mét để ra máu kinh nguyệt. Nếu cô gái chịu khâu cắt ở mức độ cao nhất, đêm t}n hôn, người chồng thường phải rạch âm hộ của vợ ra mới có thể đưa dương vật của mình v{o. V{ khi đẻ con, b|c sĩ phải cắt toang toàn bộ phần cửa mình cô gái ra thêm một lần nữa để em bé có thể ch{o đời. Đối với rất nhiều các quốc gia Hồi giáo ở Bắc Phi, tục lệ này là một phần quan trọng của cuộc sống, thể hiện phẩm chất trinh trắng, trong sạch của phụ nữ. Đối với nhiều cô gái ở đ}y, tôi l{ một kẻ đ|ng thương hại vì ba mẹ đ~ không biết lo lắng cho tương lai của tôi, một việc quan trọng đến thế mà không thực hiện.
Tuy nhiên, lặn sâu trong nội tại của h{nh động này là việc coi phụ nữ như một giống loài dâm dục, là sự lo sợ về sức mạnh tình dục của phụ nữ, và việc khâu kín âm hộ của một cô g|i l{ c|ch để quản lý, kiểm soát cuộc sống của cô ta một cách chắc chắn nhất. Khi được phủ lên bằng một tấm màn tôn giáo, hủ tục đó trở thành niềm tự hào của cả đ{n ông (với vai trò thống trị) v{ đ{n b{ (đ~ bị tẩy n~o v{ coi đó l{ quyền lợi của mình). Hủ tục này có thể được so sánh với tục bó ch}n ng{y xưa ở Trung Quốc, khi xương ch}n của các bé gái bị bẻ gập lại và bó chặt tạo thành một hình cung như mặt trăng khuyết. Người phụ nữ không thể đi lại được l}u trên đôi ch}n bị bẻ quặt, d|ng đi khúm núm v{ đau đớn, nhưng lại tin rằng đó l{ biểu hiện của c|i đẹp, của sự gợi tình v{ địa vị cao quý. Trên thế giới, không biết bao nhiêu trong số 125 triệu phụ nữ có thể cũng đang tin rằng cái âm hộ bị cắt xẻo của mình là biểu hiện của c|i đẹp, sự gợi tình và phẩm chất trinh trắng mà một tín đồ Hồi giáo cần phải có. Họ không hiểu được rằng một trong những nguồn gốc của hủ tục này bắt đầu từ việc những
nô lệ ch}u Phi b|n được nhiều tiền hơn nếu âm hộ bị khâu - bằng chứng cho cái màng trinh chưa một lần bị phá vỡ.
Có lần tôi hỏi một người bạn Ai Cập hiện đang sống ở Jordan: "Tại sao cậu lại để em gái mình chịu đau đớn một c|ch phi lý như thế?" Anh ta cười xòa và trả lời: "Mai biết không, thời tiết ở đ}y rất nóng nực, phụ nữ lúc n{o cũng hừng hực thì không ổn tí n{o!"
Phải kìm lắm tôi mới không xóa tên người bạn này khỏi facebook. Sau n{y, anh ta theo đuổi một cô gái Jordan và bị cô ta ném vào mặt câu sau, chính xác từng từ một: "Xin lỗi anh! Ở Jordan, phẩm hạnh của phụ nữ không đựng trong cái quần xì líp!"
Sodom và Biển Chết
Lại nói về cậu bạn Rudy của tôi. Tối hôm tôi trở nên nổi tiếng (e hèm, tai tiếng!), hai đứa nằm vắt cẳng lên thành ghế sofa thổ lộ tâm tình. Tôi thú nhận là sau bấy nhiêu th|ng lăn lê ở Trung Đông, hiện tại bản thân chỉ có một niềm khao khát khá mãnh liệt l{ được mặc áo ba lỗ hở rốn và quần đùi vừa đi vừa mút kem ngo{i đường mà không sợ bị phạm húy. Rudy thở dài một cái rồi bảo, niềm khao khát mãnh liệt nhất của nó l{ được... hôn bạn trai một cái ngo{i đường mà không bị "ném đ|" cho chết. Tôi hò reo trong bụng, phục mình đo|n trúng phóc ngay từ gi}y phút đầu tiên gặp Adam: cậu ch{ng l{ d}n đồng tính.
Việc mò đến thăm địa danh Sodom là gợi ý của Rudy. Theo niềm tin của Do Thái, Thiên Chúa và Hồi gi|o, người d}n nơi đ}y nhiều tội lỗi không kể xiết, trong đó có cả tội quan hệ tình dục với người cùng giới (xuất phát từ câu chuyện này, thuật ngữ sodomy dùng để chỉ việc quan hệ qua đường hậu môn). Thượng Đế cử ba thiên thần giả dạng khách lỡ độ đường xuống điều tra và ở nhà của một người tên Lot[41]. Khi những cư d}n của Sodom và Gomorrah kêu g{o đòi Lot nộp mạng những khách lạ, Lot vì danh dự chủ nh{, cương quyết chối từ và hiến dâng hai cô con gái còn trinh của mình cho lũ người man rợ. Tuy nhiên họ không chịu nh}n nhượng và xông vào tấn công. Những thiên thần giả dạng liền tuân lệnh Chúa, tiêu diệt toàn bộ Sodom bằng lũ lụt và biển lửa. Những xác chết của đ|m người vô đạo tích tụ lại khiến lòng Biển Chết trở nên mặn chát.
Mặn chát thật ra không đúng khi miêu tả nước ở Biển Chết. Tôi trót dại ghé mặt thè lưỡi nếm thử và lập tức quên phắt lễ nghi bao năm bố mẹ dạy dỗ, bụm miệng khạc nhổ ầm ĩ. Như nếm axít. Cái chất lỏng kinh khủng ấy vừa chạm đầu lưỡi đ~ đốt cháy các tế bào cảm nhận. Bên cạnh tôi, anh bạn người Mỹ tên Des nhảy tưng tưng vì hôm qua trót cạo râu, bây giờ nước biển ngấm qua lỗ ch}n lông như ng{n mũi kim ch}m. 35% dung lượng nước là muối thế nên ở Biển Chết không bao giờ có người chết đuối. Xung quanh tôi ai ai cũng bập bềnh trên nước như ngồi ghế sofa. Có kẻ còn mang theo tờ b|o để vừa đọc vừa lững lờ trôi. Tử vong chỉ xảy ra khi có kẻ dại dột ngụp đầu xuống nước và bị sặc muối, hoảng loạn mà chết.
Một chiếc xe đạp b|m đầy tinh thể muối bị bỏ lại trên Biển Chết. (Ảnh: Karen Kloosterman, greenprophet.com).
Vì là một sự trừng phạt của Thượng Đế, Biển Chết tuyệt nhiên không một loài sinh vật nào có thể sống sót, trừ mấy con vi sinh vật cổ đại. Ng{y xưa tôi đọc đ}u đó một cảm nhận khá hoa mỹ nói rằng Biển Chết không có sự sống vì nó chẳng chia sẻ nước của mình cho đại dương n{o. Vớ vẩn! Thế các hồ ao thì sao? Từ ngày xửa ng{y xưa c|c ông ho{ng b{ chúa Trung Đông, bao gồm cả Nữ ho{ng Cleopatra đ~ biết sử dụng nước Biển Chết để kéo dài sự sống và nhan sắc. L{ điểm thấp nhất tr|i đất nên ít chịu ảnh hưởng của tia cực tím nhất, ngày nay, hàng triệu lượt người mỗi năm trầm mình nơi đ}y, phơi nắng suốt ng{y để thay da đổi thịt. Tuy nhiên, Rudy bảo tôi rằng tín đồ Hồi giáo cực đoan sẽ không bao giờ đặt chân tới Biển Chết, đơn giản vì đ}y l{ tượng đ{i của tội lỗi, tình dục đồng giới và sự vô đạo. Đừng quên bùn Biển Chết chính là thịt da xương cốt tích tụ của những kẻ dâm dục bị Thượng Đế thiêu chết. Đ|p lại lời răn dạy, tôi gửi nó tấm ảnh mình mặc |o bơi hai mảnh để cho một ông
to béo xoa bùn đen lên khắp người. Rudy khịt mũi, bảo thể n{o tôi cũng rơi xuống địa ngục, thế cũng tốt, ở đó cùng nó cho vui.
Trung Đông mặn chát
Rudy thực lòng tin rằng nó sẽ xuống địa ngục, cho nên còn sống trên hạ giới ngày nào thì nó phải hưởng thụ ngày ấy. Một buổi tối, Des v{ tôi đang nằm dài ra xem ti vi thì nó xộc về, đuổi cổ hai đứa ra khỏi nhà và bảo căn giờ đúng hai tiếng nữa mới được quay lại. Khi chúng tôi nằng nặc đòi xem mặt người tình của nó, kêu rằng Jordan l{ nơi duy nhất không treo cổ hoặc bỏ tù người đồng tính thì nó kêu lên: "Chúng m{y điên {, luật nh{ nước là một chuyện, luật rừng là chuyện kh|c!" rồi xua chúng tôi như xua g{. Hai đứa bèn len lén nấp vào một góc phố để rình. Des căng tai lắng nghe, rồi anh thì th{o: "Bạn trai thằng Rudy l{ người Iran. Nó nói tiếng Farsi chứ không phải tiếng Ả Rập".
Đúng hai tiếng sau, chúng tôi không nhịn được đập cửa đòi v{o. Rudy l|ch c|ch mở khóa với vẻ mặt thỏa mãn, và bởi vì nó thỏa mãn nên nó hạ cố gọi bạn tình ra phòng khách cho chúng tôi gặp mặt. Tôi và Des há hốc mồm. Faraj rõ r{ng l{ con trai, nhưng môi nó tô son đỏ choe choét v{ đầu nó trùm khăn như một cô ả người Hồi chính hiệu. Nó cười e thẹn, nói rằng ở Iran, tình yêu đồng tính cũng có nghĩa l{ chết.
Hai ch{ng d}n qu}n đeo súng dắt tay nhau thân ái, một hình ảnh bình thường trong xã hội nam nữ bị biệt lập ở nhiều nước Trung Đông, trong khi phương T}y coi đ}y l{ tín hiệu của tình yêu đồng tính.ệt lập ở nhiều nước Trung Đông, trong khi phương T}y coi đ}y l{ tín hiệu của tình yêu đồng tính.
Chú ý rằng Faraj nói "tình yêu đồng tính" chứ không phải "tình dục đồng giới". Hai c|i n{y khác hẳn nhau, và sự lầm lẫn giữa c|i trước với cái sau sẽ có kết quả là một mạng người bị treo cổ lủng lẳng, bởi tình yêu đồng tính sẽ đ|ng tội chết, còn tình dục đồng giới thì là chuyện thường ngày ở huyện.
Tôi có đọc một tài liệu nói rằng khắp Trung Đông, nhục dục đồng tính là một tập tục xưa như Tr|i đất, rằng môi trường nam nữ thụ thụ bất thân khiến cho những mối quan hệ thịt da giữa người cùng giới trở thành một phần của cuộc sống chứ không hẳn là tình yêu sâu sắc[42]. Điều tương tự xảy ra trong các trại lính v{ nh{ tù nơi hoóc môn nam tính cần được giải tỏa hơn l{ tình cảm yêu đương ch}n thật. Tại Afghanistan, nam nữ sống cách biệt đến mức tình cảm thương mến, ân cần, chăm sóc hầu như chỉ có thể nảy nở giữa những người đ{n ông với nhau. Chuyện thậm chí trở nên tức cười khi năm 2002, một đơn vị lính Mỹ đổ bộ tới vùng Pashtun để săn lùng khủng bố Taliban. Taliban thì chưa thấy đ}u nhưng đ|m lính T}y đẹp trai ngời ngời sợ vãi ra quần khi liên tục bị c|c nhóm đ{n ông Afghan năn nỉ đòi... sơn móng tay, đòi vuốt tóc, sờ má, sờ môi (!). Một người đ{n ông Afghan khi được giải thích làm thế n{o để có con với vợ mình đ~ th{nh thực thốt lên: "L{m sao tôi có thể mê đắm vợ tôi được? Thượng Đế chẳng đ~ tạo ra phụ nữ là giống loài không sạch sẽ đó sao?" Những người đ{n ông gi{u có v{ quyền lực ai cũng sắm cho mình một cậu bé xinh đẹp để nhảy múa v{ đêm về vần vò gọi là halekon hay bacha. Vùng Kandahar và Pashtun nổi tiếng bởi những b{i thơ ca tụng các thiếu nam da mặt mịn m{ng. D}n tình đồn rằng ở đ}y, trên trời những con chim bay chỉ cần một cánh, cánh còn lại chúng nó bận che lỗ hậu môn.
Cuộc sống nhục dục ở Trung Đông cứ mặn chát một cách yên ả như vậy dưới thời Ottoman cho đến khi c|c nước phương T}y nhảy v{o đô hộ và rống lên gọi tên c|c h{nh động của dân bản xứ l{ homosexuality để phân biệt với heterosexuality[43]. Thế l{ Trung Đông nhảy dựng hết cả lên, vì chẳng ai chịu nhận mình l{ người đồng tính cả. "L{m sao m{ tôi lại gay được? Tôi lúc n{o cũng nằm trên!" Kẻ đ|ng xấu hổ là kẻ đóng vai đ{n b{ nằm dưới. Gọi mặt chỉ tên hai năm rõ mười xong thế là một "nét văn hóa" bỗng trở thành tội lỗi, thế là thành ác
mộng, thế là thành vô số c|c phương ph|p "chữa trị" vô dụng như sốc điện, bắt tự xóc chai rồi phóng tinh, thậm chí khâu nhỏ lỗ hậu môn lại để chỉ còn cảm gi|c đau đớn khi giao hợp. "Luật rừng" m{ Rudy nhắc đến thì rùng rợn, với những nhục hình tra tấn man rợ, với cầm tù và bị hãm hiếp bởi chính những g~ cai tù đói sex. Một người đồng tính ở Palestine bị bắt đứng trong hố phân ngập đến cổ, rồi bị lột hết quần áo và bắt ngồi lên chai Coca Cola cho cái cổ chai cắm ngập sâu vào giữa mông. Khi xác kẻ tội đồ bị ném trả về nhà, hậu môn của anh bị lèn đầy keo đặc.
Tôi nổi hết cả da gà da ốc.
"Nhưng m{ Mai yên t}m! Faraj sắp phẫu thuật để trở thành phụ nữ rồi! Khi đó chúng tôi sẽ cưới nhau và ở bên nhau trọn đời!"
Tôi há hết cả mồm như c| ng~o.
Lại thêm một bất ngờ nữa của Trung Đông. Cuộc phẫu thuật chuyển đổi giới tính của Faraj sẽ được chính phủ Iran tài trợ hẳn 1200 đôla. Té ra, Iran l{ nơi treo cổ c|c đôi uyên ương đồng giới, nhưng cũng l{ đất nước có số người phẫu thuật chuyển đổi giới tính đông h{ng thứ hai trên thế giới chỉ sau Thái Lan. Theo quan niệm của tòa án Hồi giáo Shariah tại Iran, chỉnh sửa lại giới tính l{ điều cần thiết, miễn là trai cho ra trai, gái cho ra gái. Ai mà lớ xớ ở giữa thì mời lên giàn treo cổ.
Tôi rời Jordan, hào hứng kết luận với Rudy là sex ở Trung Đông ngược lại với đ| bóng ở Việt Nam. Ở Việt Nam, ai cũng nói về bóng đ|, từ trong nhà ra vỉa hè, nhưng chẳng mấy ai đ| bóng. Ở Trung Đông, ai cũng bận bịu với những hoan lạc và tội lỗi của sex, nhưng chẳng ai dám mở mồm thốt ra một câu.
Từ ngày rời Jordan, cứ mỗi lần ngửa mặt nhìn trời là tôi có cảm gi|c con chim n{o cũng chỉ bay bằng một cánh.
9
Palestine - Mê cung của niềm tin
Tôi còn nhớ những ngày rất bé, chừng 10 tuổi, đọc báo Thiếu Niên có một bài viết tựa đề là: "Palestine Nuna - Đất Palestine là của người Palestine". Bài viết có hình ảnh một cô bé trạc tuổi tôi, mắt mở to thảng thốt. Đôi mắt ấy in sâu dai dẳng theo suốt những năm tháng tôi lớn khôn. Bài viết về một vấn đề chính trị to tát nhưng đăng vắn tắt trên tờ báo trẻ con đã làm nên một điều thần kỳ: tôi chẳng biết Palestine là ở đâu, dân Palestine là ai, cái gì đang diễn ra trên vùng đất ấy, nhưng tôi tin chắc một điều: lẽ phải luôn thuộc về người Palestine.
Niềm tin đơn giản v{ ng}y thơ ấy, bất chấp bao nhiêu cuộc chiến thông tin, đ~ tìm được cách gắn chặt vào tiềm thức của tôi, cho đến ngày tôi gặp Ahmad trong một trại tị nạn của người Palestine ở Li Băng. Chưa kịp nghe tôi mở miệng, anh đặt tay lên vai tôi và nhẹ nhàng nói: "Mai {! Trên đời này làm gì có cái gọi l{ đất nước Palestine?"
Câu chuyện của Ahmad l{m đảo lộn niềm tin thiêng liêng của tuổi thơ tôi.
Áp phích tình đo{n kết Việt Nam-Palestine năm 1972. (T|c giả: Ismail Shammout)
Đất l{nh chim đậu, cú cáo trị vì
Từ xa xưa khoảng hơn 3000 năm trước, vùng đất rộng lớn phía t}y b|n đảo Ả Rập l{ nơi sinh sống của một số tộc người Ả Rập. Rất nhiều bộ lạc kh|c cũng di cư đến đ}y như một quy luật tất yếu của dòng chảy cuộc sống. Hai trong số những bộ lạc di cư n{y l{ tộc người Israel đến từ Ur (thuộc Iraq bây giờ) do họ tin rằng Thượng Đế đ~ hứa ban tặng cho những đứa con cưng của mình một miền đất mới trù phú, điều n{y được viết trong Kinh Cựu Ước của người Do Thái. Tộc người thứ hai từ vùng đảo Crete (Hy Lạp bây giờ) cũng vượt biển tới đ}y tìm nơi sinh sống mới. Người từ đảo Crete mạnh mẽ, thiện chiến, trở
thành kẻ thù của nhiều tộc người khác do chiếm được nhiều đất đai, thậm chí gây hấn cả với Pharaoh Ai Cập. Họ được người Israel gọi là Peleshet (tiếng Anh - Philistine), có nghĩa l{ những người di cư và chiếm đóng. Cái tên Palestine lần đầu tiên được nhắc đến bởi một nhà sử học Hy Lạp, ám chỉ vùng đất nơi những người của nhiều bộ tộc kh|c nhau cùng đến di cư và tranh chấp.
Hơn 1000 năm sau đó, khu vực này nằm dưới sự trị vì của đế chế La Mã rộng lớn. Tộc người Israel khi đó đ~ lớn mạnh và thành lập nh{ nước vững v{ng nhưng cũng không tho|t khỏi |ch đô hộ của La Mã. Họ liên tục nổi dậy. Ho{ng đế La M~ sau khi đập tan một cuộc cách mạng của dân Do Thái Israel thì quyết định đổi tên quốc gia này thành Palestine, sáp nhập vào với cả vùng đất rộng lớn của các tộc người Ả Rập gốc quanh đó nhằm xóa bỏ triệt để dấu ấn của nh{ nước Do Th|i. C|i tên Palestine v{ người Palestine tiếp tục được Syria, đế chế Thổ Nhĩ Kỳ v{ đế chế Anh dùng để chỉ vùng thuộc địa bao la của mình. Vùng đất tên là Palestine đó, một vùng đất không có đường biên rõ ràng với một vài thành phố lớn và hàng trăm bộ lạc sống bên cạnh nhau: người Ả Rập, người Do Th|i, người Thiên Chúa, người Hồi, người từ đủ các cành nhánh tôn giáo nhỏ hơn. Tất cả bọn họ đều tự nhận mình l{ người vùng Palestine. Đó không phải là một quốc gia độc lập m{ đơn giản chỉ là một cái sân chim.
Tuy nhiên, đất lành không những chỉ có chim đậu mà còn có cả cú cáo muốn trị vì. Hai đế chế lớn La Mã và Thổ Nhĩ Kỳ Ottoman coi Palestine là thuộc địa của mình nhưng giữ nguyên vùng đất này với cấu trúc thành phố tự trị và bộ lạc. Ottoman hùng mạnh chừng được 500 năm thì hai ông lớn Anh và Pháp nổi lên. Để đ|nh sụp Ottoman, Anh, Ph|p đi đêm với tất cả các bộ lạc và sắc tộc ở Palestine cùng các vùng xung quanh, xúi giục họ nổi dậy chống lại kẻ đô hộ. Với sắc tộc n{o Anh, Ph|p cũng mạnh mồm hứa hẹn sẽ giúp họ chuyển đổi từ cơ chế bộ lạc và thành phố tự trị lên thành quốc gia, và cho họ quyền lập nh{ nước tự chủ một khi đế chế Ottoman sụp đổ.
Khi công việc đ~ xong xuôi, hai ông lớn chia nhau phần đất đai cai trị thì câu chuyện vỡ óc mới thực sự bắt đầu[44]. Họ ngồi vào bàn, và với cây bút chì trong tay bắt đầu kẻ vẽ các đường biên giới. Một vùng đất rộng lớn nhoằng c|i đ~ trở th{nh năm quốc gia mới toanh. Mỗi đường biên là một mưu mô toan tính vô cùng cẩn thận, đại để là làm thế n{o để các quốc gia mới sẽ không-bao-giờ yên ổn, sẽ lúc n{o cũng chênh vênh. Thế thì mới dễ cai trị.
"Chia để trị" m{. V{ thế là từ cơ thể Syria, Li Băng được Pháp xé ra hình thành một quốc gia mới để sao cho các sắc tôn giáo Thiên Chúa, Hồi giáo Sunni, Shia và Hồi giáo dòng Druze sẽ luôn phải dè chừng nhau. Kuwait được Anh đẻ non bằng cách vặt một mẩu từ Iraq nhằm mục đích chắn đường Iraq không cho ra biển (sau này cuộc chiến Iraq mang qu}n đ|nh Kuwait chính l{ để đòi lại đất ng{y xưa). Đồn rằng, khi đang vẽ đường biên giới Jordan thì tự dưng ông Churchill hắt hơi một cái, thế là lãnh thổ của Jordan nguệch vào Saudi một phát. Churchill quẹt nước mũi, cúi xuống và tiếp tục đưa bút lượn trở lại vị trí cũ, thế cho nên đường ranh giới của Jordan trông mới kỳ qu|i như vậy. Cứ thế, các quốc gia mới của b|n đảo Ả Rập được hình th{nh dưới quyền đô hộ của Anh và Pháp. Chẳng có nước nào được độc lập trọn vẹn, thậm chí tộc người Kurd với dân số tới 40 triệu, dù được hứa sẽ cho lập nước nhưng cuối cùng bị phản bội trắng trợn khi vùng đất nơi họ sinh sống bị chia th{nh năm phần, nằm ngửa mặt dang chân dang tay, mỗi phần thuộc về lãnh thổ của năm quốc gia kh|c nhau. Người Kurd cho đến bây giờ vẫn là dân tộc không quê hương lớn nhất và thảm thương nhất trong lịch sử hiện đại.
Vùng đất của người Kurd bị chia l{m năm phần cho năm nước khác nhau.
Quay trở lại thời điểm người Anh đi ph}n ph|t lời hứa. Không những hứa suông, họ còn hứa ba tầng chồng chéo lên nhau cho ba nhóm đồng minh khác nhau. Vùng Palestine rộng lớn được hứa khi Ottoman sụp đổ sẽ dành cho các bộ lạc Ả Rập để thành lập một hợp chủng quốc thống nhất, rồi cũng chính miếng b|nh đó lại được hứa cho gia tộc Hashimi danh giá từng thống trị vùng đất thánh Mecca của Hồi giáo, cuối cùng, miếng mồi ngon béo được dùng để nhử một dân tộc đ~ h{ng ng{n năm mất nước và tan tác khắp chân trời góc bể nhưng vẫn đau đ|u nhìn về vùng đất tổ ở Palestine: người Do Thái.
Trở về miền đất hứa
Theo Kinh Cựu Ước của người Do Th|i, c|ch đ}y 3000 năm tại vùng Palestine, vua David lập nên Vương quốc Israel nơi th{nh Jerusalem l{ tr|i tim của tôn giáo. Với dân tộc Do Thái, vùng đất này là những gì Thượng Đế đ~ hứa với tổ phụ của họ Abraham, như Kinh Cựu Ước đ~ ghi: "Ta ban cho con ch|u của ngươi mảnh đất này, trải rộng từ sông Ai Cập đến sông Euphrates...". Vì thế đ}y còn gọi là miền đất hứa (The Promised Land). Đổi lại, Abraham và các con cháu của ông phải thực hiện nghi lễ rạch bao quy đầu - một cuộc phẫu thuật nhỏ mở phần da ở đầu dương vật - để được công nhận l{ người thừa kế miền đất hứa. Việc tại sao Thượng Đế lại đòi hỏi một c|i điều kiện có vẻ "trời ơi" như vậy thì còn nhiều tranh cãi. Nhưng đại đa số cho rằng rạch bao quy đầu sẽ vệ sinh hơn do cặn b~ không còn nơi tích tụ, và nghi lễ n{y cũng mang tính tượng trưng cho việc mở tr|i tim mình để hoàn toàn cởi lòng không vẩn đục với Chúa (circumcision of the heart).
Tại Jerusalem, con trai của vua David là vua Solomon xây một Đền Thờ Thiêng hùng vĩ nơi cất giữ bản "10 điều răn của Thượng Đế" (The 10 commandments) nổi tiếng. Cũng ở vị trí Đền Thờ Thiêng này là Tảng Đ| Nền (Foundation Stone) nơi Người bắt đầu công việc tạo dựng nên Tr|i Đất, nơi Người vun đất nặn nên Adam ông tổ của lo{i người. V{ đ}y cũng l{ nơi Người thử lòng sùng đạo của Abraham bằng cách yêu cầu ông hiến dâng mạng sống của chính con trai mình. Abraham thi hành lệnh giết con. Thượng Đế chứng nhận lòng trung thành tuyệt đối của ông và thay thế chỗ của con trai ông bằng một con cừu.
Người Do Thái dựng nước chưa được bao lâu thì liên tục bị xâm chiếm bởi hết đế quốc này đến đế quốc kh|c. Người dân bắt đầu cuộc lưu lạc kéo d{i h{ng nghìn năm. Đền Thờ Thiêng bị người Babylon tàn phá, xây dựng lại thì đến lượt đế chế La M~ đốt trụi. Tất cả những gì còn lại của chốn linh thiêng nhất trong tôn giáo Do Thái là một mẩu bé xíu của bức tường khổng lồ vốn chỉ x}y bao quanh để bảo vệ cho Đền Thờ Thiêng và một phần của Tảng Đ| Nền. Người Do Thái ở Jerusalem cứ mỗi chiều tối thứ Bảy lại tập trung dưới chân bức tường vừa đọc Kinh Cựu Ước, vừa dập đầu than khóc. Cái cách than khóc khi cầu kinh của người Do Th|i cũng rất đặc biệt, họ gập người, liên tục đổ gục đầu về phía trước như một kẻ lên đồng, trên tay cầm cuốn thánh kinh nhỏ xíu vừa khít trong lòng bàn tay. Phụ nữ thường
trùm lên đầu một chiếc khăn, đ{n ông đội một miếng vải tròn nhỏ thể hiện sự tôn kính. Khi họ bước đi, những chùm dây dài thò ra ngoài cuốn xoắn theo từng bước chân. Tất cả để nhắc nhở người Do Thái rằng trên đầu v{ xung quanh luôn có Thượng Đế ngóng nhìn, và mỗi lời ăn tiếng nói, mỗi h{nh động, mỗi lời thở than của họ đều có thể lay động tới Đấng Tối Cao.
Tôi tìm đến Wailing Wall v{o đúng một chạng vạng cuối tuần như thế. Từ trên một góc phố cổ nhìn xuống, bức tường được chiếu sáng rực rỡ. Phía dưới ch}n tường, mặt đất đen thẫm lại bởi màu áo của h{ng ng{n người dân Jerusalem. Tôi theo chân những người phụ nữ tiến lại gần ch}n tường, chọn một góc thật sâu thật khuất và lặng lẽ để mình chìm đuối trong tiếng khóc, tiếng cầu kinh, tiếng than thân thống thiết. Thật khó có thể tưởng tượng người Do Th|i đ~ than khóc vật v~ như thế này suốt hơn 2000 năm qua. Đó l{ một nỗi đau được truyền từ đời này sang đời kh|c, không có cơ hội hàn gắn, sẻ chia, và lãng quên. Có những thời kỳ người Do Thái thậm chí còn không được bén mảng đến gần Jerusalem nếu không muốn bị khép vào tội chết. Mỗi năm một lần, vài vị vua của đế chế cầm quyền La Mã hào phóng ban tặng cho họ một ng{y được đặt ch}n v{o th{nh Jerusalem, đến gần bức tường, và cũng chỉ đủ thời gian để mà than khóc cho một đất nước tan tác, một tôn giáo bị vùi dập, cho số phận chốn thiêng liêng nhất của linh hồn dân tộc đ~ bị đốt thành tro tàn chẳng còn mấy dấu vết.
Người Do Th|i đ~ than khóc vật v~ như thế này suốt hơn 2000 năm qua.
Tuy nhiên, gì thì gì, lịch sử Do Th|i như kể trên vẫn chỉ là từ cái nhìn của tôn giáo. Miền đất hứa sau bao thăng trầm của lịch sử, dân Do Thái chỉ còn chiếm có 3%, phần còn lại đa số là Hồi giáo Ả Rập. Năm 1897, một phóng viên Do Th|i người Áo-Hung tên là Theodor Herzl dấy lên phong trào kêu gọi phục hưng nh{ nước Do Thái tên là Zionism (bắt nguồn từ chữ Zion, chỉ Jerusalem). Kể từ đó, Zionism khiến h{ng ng{n người Do Thái quay trở về Palestine. Thượng Đế hứa cho họ miền đất này từ 3000 năm trước. Người Anh gì thì gì cũng đ~ lại trót hứa cho họ một quốc gia độc lập. Cộng thêm thảm họa diệt chủng Đức Quốc xã giết năm triệu rưỡi d}n Do Th|i sau năm 1945 khiến châu Âu cảm thấy cần có trách nhiệm nặng nề đền bù thiệt hại cho một dân tộc vừa bị t{n s|t d~ man. Khi đó, l{n sóng trở về lên đến đỉnh điểm, người Do Thái từ châu Âu ồ ạt tìm cách mua lại đất đai v{ bất động sản ở Palestine khiến người Ả Rập ở đ}y vô cùng tức giận. Liên Hợp Quốc bèn đề xuất việc chia vùng Palestine làm hai phần, một cho dân Do Thái Palestine lập nh{ nước Israel, một cho dân Hồi giáo Palestine thành lập nh{ nước Ả Rập thống nhất, riêng Jerusalem thì trở thành đặc khu quốc tế do Liên Hợp Quốc kiểm soát.
Dân Do Th|i Palestine đồng ý và lập tức thành lập nh{ nước Israel. Tuy nhiên, không giống như những đất nước được tạo nên bằng ngòi bút như Kuwait, Li Băng, Jordan... một trong hai quốc gia được phương T}y vẽ ra lần này lại dành riêng cho một tôn giáo khác Hồi giáo và một sắc d}n kh|c người Ả Rập. Dân Hồi ở Palestine kịch liệt phản đối. Họ cho rằng cả vùng Palestine phải được công nhận là một nh{ nước độc lập duy nhất, v{ vì đa số dân chúng l{ người Hồi nên theo nh{ nước mới thành lập phải l{ nh{ nước Hồi giáo.
Chỉ một ng{y sau khi nh{ nước Israel non trẻ tuyên bố thành lập, liên minh năm nước khổng lồ quanh đó gồm Ai Cập, Jordan, Syria, Iraq v{ Li Băng đồng loạt nổ súng tấn công với danh nghĩa đồng minh bảo vệ người Hồi Palestine thấp cổ bé họng. Đất đai gi{nh giật, chiếm
đi cướp lại xóa nhòa đường biên vốn do Liên Hợp Quốc đề xuất. Israel mới đầu chỉ là tự vệ, sau càng chiến c{ng hăng, một mình đ|nh tan t|c liên qu}n Hồi gi|o. Năm 1967, trong một cuộc xung đột dài sáu ngày, quân Israel không những đ|nh bật Syria, Ai Cập và Jordan mà còn chiếm thêm vài khoảng lớn lãnh thổ của cả ba nước n{y, trên đ{ thắng thế chiếm luôn cả Jerusalem làm thủ đô, rồi kiểm soát cả một phần lớn vùng đất của người Hồi Palestine, đẩy hàng chục ngàn dân Hồi tị nạn không còn chỗ quay về, vì thế nên đ}y còn gọi là vùng bị chiếm đóng. Liên qu}n Hồi giáo Ả Rập đ{nh cay đắng chấp nhận thua cuộc, thậm chí phải xuống nước ký hòa ước với Israel để đổi lại c|c vùng đất bị mất. Cuộc chiến sáu ngày là một vết nhơ đầy nhục nhã trong thế giới Ả Rập, một vết thương không bao giờ lành, một mối thâm thù khiến người Hồi ở bất kỳ đ}u cũng có thể biến thành Che Guevara xả thân xối máu để giành lại công bằng cho người Hồi Palestine. Đ}y cũng chính l{ lý do tại sao tổ chức (được coi là khủng bố) Hezbollah dòng Hồi Shia ở Li Băng được tung hô vì họ đ~ đẩy lùi qu}n Israel năm 2006, một phần nào rửa vết nhơ cho thế giới Hồi giáo[45].
Việt Nam đương nhiên đứng về phía Palestine, thậm chí cuối những năm 80 còn gửi cả cố vấn quân sự đến Trung Đông để giúp qu}n Palestine. Tuy nhiên, Palestine chưa bao giờ là một quốc gia độc lập, v{ cho đến tận bây giờ vẫn chưa được hoàn toàn công nhận là nhà nước độc lập. Việc từ chối lời đề nghị chia đất của Liên Hợp Quốc v{ sau đó tấn công Israel bây giờ nhìn lại hẳn là một lỗi lầm chính trị phải trả gi| qu| đắt. Palestine giờ đ~ trở thành biểu tượng của mối hằn thù tôn giáo, là kho chất nổ tiềm tàng, chỉ cần độc lập là lập tức sẽ bị c|c nước Ả Rập xung quanh biến thành một cái vòi rồng, cuốn lũ xả bão san phẳng Israel đến ngọn cỏ cuối cùng. Tôi thậm chí nghi ngờ những kẻ võ mồm này thực lòng muốn Palestine được độc lập. Bởi một Palestine tan tác trong bàn tay của kẻ chiếm đóng cũng đồng thời là thứ vũ khí lợi hại để c|c nh{ độc tài Hồi giáo lợi dụng nhằm triệt hạ Israel, khuấy động lòng người hướng đến một kẻ thù chung, v{ đương nhiên l{ quên đi những vấn đề nội bộ còn đ|ng xấu hổ hơn gấp nhiều lần. Như người ta lợi dụng một đứa bé tàn tật bị ngược đ~i để điều khiển dư luận lòng người. Đứa bé ấy khỏe mạnh lên thì tất nhiên là không ai có lợi. Rốt cuộc, cũng l{ một c|ch chia để trị, nhưng lại lấy danh nghĩa l{ tình thương.
Con đường Sầu Thương
Sau khi Do Th|i gi|o ra đời được khoảng 1000 năm, Jerusalem lúc đó đang bị đô hộ bởi đế chế La M~ v{ người Do Thái bị phân biệt đối xử, rất nhiều người phải bỏ xứ m{ đi. V{o một buổi sáng mùa xuân, một người Do Thái trẻ tuổi tên là Jesus (Giê-xu) tiến vào thành Jerusalem trên lưng một con lừa. Quần chúng tiếp đón ông nồng nhiệt. Vì Kinh Cựu Ước của người Do Thái nói rằng một messiah, người được chọn lựa, Đức Vua tương lai của Israel sẽ xuất hiện một c|ch khiêm nhường trên lưng lừa. Thế nên ai cũng h{o hứng và hy vọng.
Mỗi ngày mới, h{ng trăm người lại tụ hợp nghe Jesus nói chuyện, ngay chính tại Đền Thờ Thiêng Do Th|i khi đó vẫn còn chưa bị chính quyền thống trị La Mã thiêu hủy. Nhưng vì những điều Jesus đề cập đến trực tiếp đối đầu với quyền lực của tầng lớp đô hộ, chỉ sau chừng một tuần trụ lại Jerusalem, Jesus bị chính quyền La M~ đóng đinh thập giá. Sau khi Jesus chết, đại bộ phận người Do Thái không còn tin ông là messiah nữa. Đơn giản bởi vì Jesus không hoàn thành sứ mạng của một messiah, tức l{ đưa toàn bộ dân Do Thái biệt xứ trở về Jerusalem, đ|nh đuổi chính quyền đô hộ La M~, v{ đem đến hòa bình cho toàn nhân loại.
Suốt những thế kỷ thăng trầm sau đó, những người Do Thái tin vào Jesus, tin ông chính là con trai của Thượng Đế và sự bất diệt của Người dần dần tách ra khỏi tôn giáo gốc và hình thành Thiên Chúa giáo, nối thêm kinh T}n Ước vào kinh Cựu Ước của người Do Thái. Suốt trong 2000 năm sau đó, Jerusalem trở th{nh điểm h{nh hương quan trọng nhất của các tín đồ Thiên Chúa.
Con đường Sầu Thương (Via Dolorosa) đ|nh dấu 600 mét của m|u v{ đau đớn bắt đầu từ cổng Sư Tử. Mười bốn điểm dừng kể lại tấn bi kịch được tương truyền là cao quý nhất trong lịch sử tôn gi|o độc thần. Vào thời điểm bộ phim The Passion of Christ (Khổ hình của Chúa) của Mel Gibson mới công chiếu, tôi còn nhớ mình kéo bạn bè tò mò đi xem v{... nhắm tịt mắt liên tục suốt cả bộ phim. Thành Jerusalem thế kỷ 21 lèn kín khít khịt hàng ngàn sạp h{ng đủ màu sắc tươi vui, nhưng tôi thấy chóng hết cả mặt vì suốt mười bốn điểm dừng trên Via Dolorosa đ}u đ}u cũng gợi lại những thước phim tóe m|u. Đi qua vòm cổng đ| uy nghi nhưng trong đầu tôi là hình ảnh Jesus bị kết tội và bị xích sắt quật nát thân thể. Một cô bé giơ tay chỉnh lại chiếc khăn trùm l{m tôi liên tưởng đến lúc Người bị mão gai ghim vào đầu tóe máu. Bọn trẻ con cười đùa hò hét v|ng trời trên con đường Người từng vác thập giá
lết qua và ngã gục ba lần vì đòn roi tra tấn. Một anh chàng chủ hiệu đồ lưu niệm với theo câu chào hàng ngọt như mía lùi, đúng nơi ấy l{ điểm dừng nơi Jesus gặp mẹ mình quỵ ngã trước mặt đứa con rứt ruột đẻ ra đang chuẩn bị bước vào cõi chết bằng những chiếc đinh đóng phập qua xương b{n tay găm v{o thập giá. Máu! Máu! Và máu! Cả một bộ phim bê bết v{ đỏ lòm tàn khốc.
Cuối con đường Sầu Thương l{ th|nh đường Holy Sepulchre, cũng có nghĩa l{ th|nh đường Lăng Mộ. Nơi đ}y 2000 năm trước là ngọn đồi nơi th|nh gi| được dựng lên, Jesus bị đóng đinh, hạ xuống chôn cất, và ba ngày sau sống lại (Phục sinh). 2000 năm sau, Holy Sepulchre đông nghịt tín đồ từ khắp nơi trên thế giới. Họ quỳ hôn tấm đ| nơi thi thể Jesus được hạ xuống từ thập giá. Họ xếp hàng vài tiếng đồng hồ, nhích từng xen ti mét nhỏ để được đến gần hầm mộ Chúa. Ban thờ được trang hoàng lộng lẫy nhất l{ nơi thập giá cắm xuống, tương truyền cũng l{ nơi chiếc đầu của Adam - ông tổ lo{i người được chôn cất.
Ng{y Chúa ra đời
Hôm sau, tôi bắt xe vượt qua biên giới Israel để v{o vùng đất còn lại của Palestine vẫn chưa được công nhận chủ quyền quốc gia và gần như ho{n to{n nằm dưới sự kiểm soát của Israel. Theo dòng người đổ về Bethlehem, tôi bị cuốn v{o h{ng trăm tín đồ vừa sùng kính vừa nóng ruột cố nhích từng xen ti mét suốt hai tiếng liền để được bước ch}n v{o hang đ| nơi Chúa Jesus ch{o đời.
Th|nh đường Nativity l{ th|nh đường Thiên Chúa l}u đời nhất trên thế giới vẫn còn tồn tại. Cái cổng vào bằng đ| bé tí xíu thấp lè tè nằm khuất nẻo khiến một lữ khách vô tâm có thể dễ dàng bỏ qua. Cổng n{y có tên l{ Khiêm Nhường (Humility), chỉ được xây cao chừng 1,2 mét vốn để ngăn không cho xe kéo v{ tr}u bò đi qua. Tất nhiên là cho đến ngày hôm nay thì chẳng ai còn phải lo trâu bò phạm thượng. Trong một cuộc đọ súng giữa quân Israel và các chiến binh Palestine, sự linh thiêng của Nativity đ~ khiến quân Israel chỉ d|m đứng trấn ở ngoài suốt ba mươi t|m ng{y vì không d|m nổ súng trong th|nh đường.
Cúi đầu bước chân qua cửa đ| Khiêm Nhường là cả một không gian mịt mù hương khói, vừa âm u khí thiêng, vừa náo nức con chiên. Tôi xếp hàng nhích dần từng bước đến cửa hang đ|,
đi s}u xuống chừng chục bậc thang thì lọt thỏm vào một hầm núi nhỏ chỉ bằng một căn phòng be bé. Bên dưới một ban thờ trang hoàng lộng lẫy là nền đ| nơi Jesus lọt lòng được đ|nh dấu bằng một ngôi sao bạc. Tôi cũng quỳ xuống, cũng thò đầu v{o bên dưới cái bệ thờ chỉ rộng chừng một mét, cũng chạm tay vào ngôi sao bạc. Chạm một cái rồi phải rụt lại ngay vì bên cạnh tôi, b{ du kh|ch ngoan đạo người Th|i đ~ gục mặt xuống ngôi sao bạc mà hôn, mắt giàn giụa nước.
Chỉ không đầy năm phút sau, cả tôi v{ b{ con chiên người Thái suýt bị tống cổ ra khỏi hang đ|. Nguyên do l{ tôi và bà ấy khi ngồi xuống ở bậc thang để hoàn hồn thì ông gi|o sĩ đứng canh ở đó yêu cầu cả hai không được... vắt chân chữ ngũ. Sau n{y tôi mới biết chỉ một vài kẻ khó tính lý luận rằng vắt chân là biểu hiện của cái sự thư gi~n, không hợp với không khí nghiêm trang của th|nh đường. B{ người Thái hóa ra rất bướng, bà bật lại ông gi|o sĩ bằng tiếng Anh rất chuẩn: "Phụ nữ vắt chân là biểu hiện của kín đ|o v{ khiêm nhường". Ông thầy tu cãi không lại nên hằn học đứng nhìn hai ả đ{n b{ vừa ngồi vắt chéo chân, tim vừa rung thùm thụp.
Chuyến bay đêm lên Thiên Đường
Do Thái giáo tồn tại được khoảng 1600 năm, Thiên Chúa gi|o tồn tại được khoảng 600 năm, thì tôn gi|o độc thần thứ ba ra đời từ trong lòng sa mạc sâu thẳm của b|n đảo Ả Rập, cách Jerusalem khoảng bảy ngày đường bằng lạc đ{. Ch{ng Muhammad trẻ trung nhận lời cầu hôn của một góa phụ gi{u có hơn ch{ng đến mười lăm tuổi. Họ sống với nhau khoảng hai mươi năm hạnh phúc cho tới khi người vợ qua đời và Muhammad mới chỉ bắt đầu những bước đầu tiên truyền bá về một tôn gi|o có tên l{ Người tuân lệnh (Islam).
Islam Hồi giáo ghi nhận hầu như tất cả những nhân vật trong kinh Cựu Ước v{ T}n Ước, coi họ như những thiên sứ m{ Thượng Đế tối cao đ~ gửi xuống mang thông điệp cho lo{i người. Jesus cũng được coi là một vị thiên sứ quan trọng, nhưng nhất định chỉ là thiên sứ người trần mắt thịt chứ không phải là con của Thượng Đế. Rất nhiều bạn bè Hồi giáo của tôi cười phì vào câu chuyện Maria l{ g|i đồng trinh m{ cũng đẻ được con. Đối với họ, Jesus của Thiên Chúa giáo hay Moses của Do Th|i gi|o đều là những đấng tôn nghiêm, nhưng không
phải l{ đấng để thờ phụng. Khi Muhammad xuất hiện, ông tự xưng v{ được coi là thiên sứ cuối cùng của Thượng Đế, giới thiệu cho nhân loại Quran - cuốn kinh thánh bằng tiếng Ả Rập được ông nhấn mạnh l{ thông điệp gốc từ chính Thượng Đế, không hề bị thay đổi hay biến hóa trong qu| trình được con người truyền b| như kinh Cựu Ước v{ T}n Ước.
Trong vòng hơn một năm đầu tiên của Hồi gi|o, c|c tín đồ được Muhammad hướng dẫn quay về Jerusalem mỗi lần cầu nguyện. Nhiều học giả cho rằng Muhammad có thể muốn thúc đẩy quá trình cải đạo của cộng đồng Do Thái tại Mecca nên lấy Jerusalem - hướng cầu nguyện của người Do Thái luôn thể l{m hướng cầu nguyện cho Hồi giáo. Tuy nhiên, chỉ hơn một năm sau đó, Muhammad tuyên bố Thượng Đế gửi thông điệp cho tín đồ Hồi giáo chuyển hướng cầu nguyện sang Mecca, nơi Muhammad được giác ngộ.
Th|nh đường Đ| v{ th|nh đường Viễn Xứ của người Hồi trên nền Đền Thờ Thiêng của người Do Thái và Tảng Đ| Nền của người Thiên Chúa. Khoảng cách từ mái vòm màu bạc thâm trầm đến mái vòm dát vàng rực rỡ đ|nh dấu nơi hội tụ khí thiêng của ba tôn gi|o độc thần cùng cha mẹ, nơi 4 tỉ tín đồ khắp thế giới hướng về, nơi ẩn náu nguyên nhân sâu xa của bao hận thù tôn giáo từ suốt 2000 năm qua.
Theo Kinh Quran, một ng{y kia, Muhammad được Thượng Đế đưa lên thăm thiên đ{ng. Chuyến bay từ Mecca lên chín tầng trời có điểm dừng tại một th|nh đường ở "nơi xa nhất", tiếng Ả Rập dịch là Al-Aqsa (Viễn Xứ). Chỉ có vậy, Kinh Quran tuyệt nhiên không nói gì về tên của thành phố nơi th|nh đường quan trọng này tọa lạc. Các học giả ngành thần học thường tranh luận khốc liệt để xem liệu th|nh đường Viễn Xứ có phải là ở Jerusalem, và
thành phố này có phải l{ nơi Muhammad dừng chân trong chuyến viếng thăm thiên đường ngắn ngủi? Tên thành phố Jerusalem thậm chí còn không được nhắc đến, dù chỉ một lần trong Kinh Quran.
Tuy nhiên, sự thể được quyết định khi một cựu tín đồ Do Th|i đ~ cải đạo sang th{nh người Hồi quả quyết rằng Muhammad đ~ cầu nguyện ở th|nh đường Viễn Xứ và cất cánh lên thiên đ{ng từ chính Tảng Đ| Nền ngay cạnh th|nh đường Viễn Xứ trong khu Đền Thờ Thiêng của người Do Thái. Ngay lập tức, chính quyền Hồi giáo thống trị Jerusalem lúc bấy giờ lệnh cho một th|nh đường Hồi giáo lộng lẫy được xây vòng lấy Tảng Đ| Nền, v{ được đặt tên là Dom of the Rock (Thánh Đường Đ|). Người Hồi gi|o coi Th|nh Đường Đ| l{ một trong những chốn linh thiêng nhất của tôn gi|o. O|i ăm thay, mảnh đất nơi Th|nh Đường Đ| được xây lên cũng l{ nơi Đền Thờ Thiêng từng đứng oai nghiêm, l{ nơi tột cùng linh thiêng của người Do Thái, là nơi người Thiên Chúa coi như chốn giao nhau giữa trời v{ đất, l{ nơi Thượng Đế vun đất nặn nên con người đầu tiên, l{ nơi cả tín đồ Do Thái lẫn Thiên Chúa tin rằng ông tổ của họ Abraham đ~ đặt con trai mình lên trên Tảng Đ| Nền, và sẵn sàng cầm dao cắt cổ đứa con ruột thịt của mình, vì một khi Thượng Đế đ~ yêu cầu thì không cần phải biết lý do tại sao. Tảng Đ| Nền vì thế có thể coi như một lò hạt nh}n tôn gi|o, nơi khí thiêng v{ tôn nghiêm không thể tích tụ đậm đặc hơn.
Jerusalem
Tôi không thể bước chân vào Tảng Đ| Nền, đơn giản vì bao trùm lên vị trí tột đỉnh linh thiêng của ba tôn giáo này giờ l{ Th|nh Đường Đ| của người Hồi v{ thường chỉ người Hồi mới có quyền bước ch}n v{o. Nhưng không cần phải chạm tay vào Tảng Đ| Nền thì Jerusalem cũng đ~ khiến nhiều người ngạt thở. Từ hầu như bất kỳ chiếc cửa sổ nào ở Jerusalem, phóng tầm mắt ra xa bạn có thể nhìn thấy những tháp chuông nhà thờ Thiên Chúa với hình thánh giá, xen lẫn những vòng cung hình trăng lưỡi liềm trên đỉnh tháp gọi cầu kinh của c|c th|nh đường Hồi gi|o, v{ dưới thấp một chút là lúp xúp các mái vòm hình trứng của th|nh đường Do Thái giáo. Những ngày cuối tuần Jerusalem chìm vào ba nhịp đập khác nhau, thứ Sáu là ngày lễ của người Hồi, thứ Bảy là ngày lễ của người Do Thái và Chủ nhật của người Thiên Chúa.
Những con đường 3000 năm tuổi của thành Jerusalem.
Chỉ trong vòng 0,9 ki lô mét vuông, Jerusalem nắm gọn trong tay những địa chỉ h{nh hương quan trọng bậc nhất của ba tôn gi|o độc thần lớn nhất thế giới, ba anh em cùng cha mẹ và cũng l{ ba kẻ thù lớn nhất của nhau. Bản đồ Jerusalem chia gọn gàng thành ba phần, phần của người Do Thái, phần của người Thiên Chúa và phần của người Hồi. Cả thành phố như một phim trường thời Trung Cổ với những lễ nghi tôn giáo thấm đẫm vào từng hơi thở của mỗi người dân. Mỗi lối rẽ ngoặt trái hay ngoặt phải đều có thể l{m bước chân một kẻ ngoại đạo run lên trong từng nhịp cầu kinh thống thiết.
Những ng{y đầu ở Jerusalem, tôi lang thang từ s|ng đến tối không mục đích. Mỗi người dân ở Jersalem là một di tích lịch sử sống động: những chàng trai Do Thái dòng cổ điển tóc tết hai bím dài hễ nhìn thấy phụ nữ là tránh hẳn sang đường bên kia, c|c ông gi{ người Hồi chậm r~i bước đi tay lần tràng hạt miệng lẩm nhẩm cầu kinh, hay một thân hình bê bết máu của một kẻ đóng vai Chúa Jesus vai v|c th|nh gi| ch}n đeo xích sắt bước từng bước khó nhọc trên Con đường Sầu Thương. Họ như bước ra từ một bộ phim, ai cũng như một kẻ vội vã vâng mệnh Chúa Trời, ai cũng chỉ có một mối lo duy nhất rằng mình không phải là con chiên ngoan đạo, ai cũng có con mắt của một kẻ mộng du, bàng quan với tất cả cõi trần, vừa bước chân vội vã trên những con đường l|t đ| cổ kính, vừa hướng cả thể xác lẫn tâm linh về một cõi xa xăm, nơi ai cũng tin rằng tình yêu của mình với Đấng Tối Cao là tấm vé chắc chắn để có thể gõ cổng thiên đường.
Từ hàng bao thế kỷ nay, Jerusalem là trung tâm của thế giới, l{ điểm giao nhau của ba lục địa Á Âu Phi. Trong suốt 3000 năm lịch sử gần đ}y, Jerusalem đ~ bị thiêu trụi 2 lần, bao vây 23 lần, tấn công 52 lần và bị trao qua tay các chính quyền đô hộ khác nhau 44 lần. Từ sau cuộc chiến sáu ngày, Jerusalem trở thành một phần của Israel. Hình ảnh những người lính súng ống chằng chịt từ đầu đến chân khiến cuộc sống tín ngưỡng đ~ đậm đặc càng trở nên căng thẳng. Jerusalem như một cái chuồng sắt nơi chúa sơn l}m, vua sư tử v{ m~nh tướng rồng lửa bị buộc phải sống cùng nhau và chia chác khẩu phần ăn một cách hòa thuận.
Thật khó có thể tưởng tượng hầu như tất cả những câu chuyện tôn giáo nổi tiếng nhất đều diễn ra ở đ}y, trong c|i khoảng chưa đầy một ki lô mét vuông n{y. Đằng sau những đường phố l|t đ| lộng lẫy của thành Jerusalem là cuộc sống tín ngưỡng cực điểm, là sự căng thẳng đến tột cùng của xung khắc tôn gi|o như một quả bóng đầy hơi có thể bục tung bất cứ lúc nào. Ở Jerusalem, mỗi hòn đ| l{ một câu chuyện kinh thánh, mỗi người dân là một tín đồ sẵn lòng tử vì đạo, mỗi ngọn gió tr{n qua cũng có mùi th|nh thần, một lời nói b}ng quơ cũng có thể trở th{nh điều tiên tri chờ ngày ứng nghiệm. Sự hội tụ đậm đặc của tôn giáo và ức chế xung đột khiến nơi đ}y nổi tiếng với hội chứng có tên l{ Jerusalem Syndrome: người nào yếu bóng vía sống ở đ}y l}u sẽ có cảm gi|c mình bước ra từ... kinh thánh.
Người Hồi tin rằng Muhammad đ~ được một linh vật có cánh (buraq) chở trên lưng bay từ Mecca, vượt qua chặng đường 1240km chỉ trong nháy mắt để đến Jerusalem. Từ trên Tảng Đ| Nền của Jerusalem, Muhammad đ~ bay lên, đến thăm Thiên Đ{ng ngắn ngủi chỉ có một đêm. Th|nh đường Viễn Xứ được xây lên chính vì niềm tin vào câu chuyện này.
Sau hơn một tuần trụ lại Jerusalem, tôi bỏ chạy. Đó l{ ng{y b{ dọn phòng bước vào và bắt đầu vừa lau chùi toa lét vừa lảm nhảm rằng bà chính là thánh Andrew (!). Là một kẻ vô
thần, tôi thấy mình bỗng trở nên kỳ quái giữa Jerusalem. Đến bọn mèo ở đ}y cũng tin Chúa. Chúng "ngoao" lên mắt long sòng sọc nhìn tôi như muốn xua đuổi một kẻ lạc đ{n.
Israel
Tôi rời Jerusalem và bắt xe đi dọc Israel: đất nước với sức sáng tạo kỳ diệu đ~ khiến sa mạc phải nở hoa, nhưng cũng l{ kẻ thù không đội trời chung với gần như to{n bộ Trung Đông. Cái quốc gia Do Thái nằm lọt thỏm giữa thế giới Hồi giáo rộng lớn này chẳng khác gì cái gai đ}m thọc vào mắt, thế nên cả s|u mươi năm qua ở đ}y chưa lúc n{o ngớt tiếng súng tổng tấn công hoặc bét ra l{ cũng phải vài trận bom cảm tử. Cái sự ghét Israel lớn đến nỗi bất kỳ ai trên hộ chiếu có đóng dấu của hải quan Israel cũng có nghĩa l{ sẽ lập tức bị tống cổ khỏi biên giới của gần hai mươi quốc gia Hồi giáo khác nhau, kể cả Malaysia, Brunei và Bangladesh ở tít bên châu Á. Tôi nhớ lúc bắt đầu bước chân vào Israel, tất cả những gì tôi tâm niệm trong đầu khi xếp hàng chờ qua cửa khẩu l{: "Không cho chúng nó đóng dấu! Nhất định là KHÔNG-CHO-CHÚNG-NÓ-ĐÓNG-DẤU!"
Thế cho nên tôi suýt gào lên khi mất bao nhiêu công giải thích đứt hơi m{ vẫn nghe thấy gã nhân viên hải quan dang tay dập con dấu đ|nh CHÁT c|i xuống b{n. Chưa để tôi kịp la làng, g~ giơ lên cho tôi xem c|i dấu xanh trên một mảnh giấy nhỏ kẹp v{o đằng sau bìa hộ chiếu. Hú hồn!
Gia đình tôi ở nhờ có lẽ l{ điển hình của câu chuyện Israel. Tamara l{ người Nga, sinh ra trong một gia đình theo Do Th|i gi|o. Một ng{y kia, cô được mai mối cho một anh chàng Do Th|i cũng sống ở Nga nhưng nhìn như người ngoài hành tinh. Anh ta cạo trọc tóc chỉ để hai lọn dài vàng óng uốn xoăn tít ở hai bên mai rồi chụp lên trên một cái mũ quả dưa. Uriel cầu hôn cô, nói rằng không những yêu cô mà việc cưới một người con g|i Do Th|i cũng tự nhiên và cần thiết như c| thì phải về với nước vậy. Luật Do Thái ghi rõ rằng tôn gi|o đi theo dòng mẹ. Chỉ có những đứa trẻ sinh ra từ một người mẹ Do Thái thì mới đương nhiên được công nhận l{ người Do Thái. Việc ông bố có ngoan đạo sùng tín đến cỡ như Uriel, sống ở Nga mà vẫn cạo đầu để lọn chụp mũ, nhưng nếu không cưới một cô vợ Do Thái, hoặc ít nhất... mẹ của cô ấy phải l{ người Do Thái thì con cái sinh ra cũng sẽ l{ người ngoại đạo.
Tamara trở thành vợ, v{ được ông chồng gi{u đức tin giúp cô hiểu được nguồn gốc của dân tộc mình. Uriel dạy cô nói tiếng Hebrew của người Do Thái, cùng cô tra gia phả của dòng họ để biết rằng tổ tiên của cả hai người chỉ là một trong hàng triệu triệu nhánh nhỏ của người Israel từ suốt ba thiên niên kỷ nay lưu lạc khắp năm ch}u bốn bể.
Hai năm sau ng{y cưới, Tamara cùng chồng khăn gói rời Nga di cư đến Israel. Đối với họ, chữ di cư có thể bị hiểu là một từ khá phỉ báng, vì thực ra họ chỉ trở về nơi cội nguồn của dòng giống Israel, nơi vua David lập nên Vương quốc Israel từ 3000 năm trước, nơi người Israel bị hết chế độ thống trị n{y đến chế độ đô hộ kh|c chèn ép, xua đuổi khỏi đất đai của tổ tông, và suốt h{ng nghìn năm qua vẫn liên tục tìm đường trở về. Hai vợ chồng Tamara hòa vào hàng triệu người Do Thái chủ yếu từ châu Âu và Nga hối hả đặt chân vào Israel và ngay lập tức trở thành công dân Israel. Luật pháp của Israel đ~ quy định rõ: bất kỳ ai, chỉ cần chứng minh được mình l{ người Do Thái, thì sẽ được trao hộ chiếu.
Trong tổng số khoảng 800 giải Nobel từng được trao có tới ít nhất 20% thuộc về những người Do Thái sinh sống chủ yếu ở Mỹ và châu Âu. Cùng với dòng người trở về là một lượng kiến thức khổng lồ, sự đa dạng về văn hóa, sự rộng dài về tầm hiểu biết, sự nhạy bén và linh hoạt của những kẻ đ~ được thử lửa, đ~ kinh qua đau thương v{ mất mát, dám chấp nhận thử th|ch, d|m thay đổi, dám xóa bỏ và làm lại từ đầu, từ khắp năm ch}u bốn biển đổ về. Với một lịch sử non trẻ chỉ chừng s|u mươi năm, từ năm 2002 đến nay trung bình cứ một năm rưỡi Israel lại có một người được tặng giải Nobel.
Tôi ở nhờ nhà của Tamara v{ Uriel kh| l}u, nhưng cho đến gần khi rời đi mới phát hiện ra cái phòng mình ngủ được trang bị một bộ cánh cửa sổ bằng thép rất kỳ qu|i. Tường nhà cũng rất dày, chừng 30 xen ti mét. Tiếng địa phương gọi căn phòng n{y l{ mamad. Từ năm 1991 khi Israel bị Iraq tấn công bằng tên lửa Scud, mỗi gia đình ở Israel phải trang bị một căn phòng kiên cố như vậy để tr|nh vũ khí hóa học và sinh học. Đóng cửa vào là gần như vô trùng. Đóng l}u qu| đ{ chắc chết ngạt luôn.
Cả Tamara lẫn Uriel đều đ~ ho{n th{nh nghĩa vụ quân sự, được quy định từ hai đến ba năm cho hầu như tất cả mọi người bất kể nam nữ. Đi trên đường phố Israel nhiều lúc có cảm giác như bước trong doanh trại qu}n đội sau giờ tập trận. Các cô lính bé nhỏ đeo những khẩu súng máy nặng trĩu hồn nhiên b| vai nhau cười nói. Các chàng trai mặc nguyên quân phục ôm hôn bạn g|i trên xe điện đông người. Cả nước sẵn sàng. Mỗi người dân là một quân nhân. Ngân sách chi cho chiến tranh của Israel so với thu nhập quốc gia đứng cao nhất thế giới. Hiểm họa chiến tranh lúc n{o cũng chực bùng nổ.
Người Israel buộc phải sống chung với b~o. Đối với họ, Israel l{ đất nơi tổ tông họ 3000 năm trước từng hưng danh lập quốc, nhưng Israel đ~ v{ sẽ mãi mãi là chiếc gai đ}m v{o mắt cộng đồng Hồi giáo Ả Rập ở Trung Đông, như một kẻ đ~ đi xa đến mấy ng{n năm rồi bỗng dưng quay lại ngang nhiên mua đất rồi chiếm đất của người Hồi.
Nơi ông tổ mất
Không những ba tôn giáo Do Thái, Thiên Chúa và Hồi gi|o đều thờ Thượng Đế tối cao và duy nhất, họ còn có cùng một ông tổ sống chừng 4000 năm trước tên là Abraham[46]. Nơi Abraham v{ gia đình được chôn cất là một hang đ| ở Hebron. Người Hồi xây trùm lên hang đ| n{y một th|nh đường tên là Machpela và trong suốt hơn 600 năm chỉ cho phép tín đồ Hồi giáo vào làm lễ. Người Do Thái muốn đến vái ông tổ của mình (thật ra là của chung) thì chỉ được bước đến bậc thang thứ bảy. Cho đến khi phần này của vùng Palestine bị Israel chiếm đóng thì Machpela mới được mở cửa cho cả người Thiên Chúa, Do Th|i v{ người ngoại đạo.
Th|nh đường Machpela l{ nơi cuối cùng tôi đặt ch}n đến trước khi rời vùng Palestine. Ở nơi Jesus sinh ra, tôi phải xếp hàng hai tiếng cùng h{ng trăm người mới v{o được đến thánh đường. Ở nơi ông tổ của cả ba tôn giáo yên nghỉ, tôi là du khách duy nhất. Ấy l{ tôi tưởng thế cho đến khi đang bước qua mấy lần cửa gác của lính chiếm đóng Israel thì giật bắn mình khi nghe thấy những tiếng ra lệnh gằn ngắn gọn từ phía sau. Chỉ trong một giây lát, hàng chục lính đặc nhiệm Israel với đầy người súng ống lựa đạn đ~ tỏa ra chiếm lĩnh c|c hướng và vị trí cố thủ. Họ quỳ gối, tay đặt lên nòng, nheo mắt nhìn tôi, sẵn sàng xả đạn.
Machpela và ngôi mộ của Abraham tổ tiên ba gi|o ph|i. Người đ{n ông được quyền ngồi l{ người Hồi.
Một cậu bé Palestine đang chơi bóng gần đó bật cười ha ha. Cậu chạy lại, kéo tay tôi và chỉ lên tầng trên của th|nh đường Machpela. Vừa thoáng thấy những cái chỏm đầu đ{n ông có phủ một miếng mũ nhỏ tròn tròn của người Do Thái[47], tôi đ~ hiểu ngay ra vấn đề. Mỗi khi có du kh|ch người Do Thái dám cả gan liều mạng (m{ cũng chắc chắn chỉ vì công chuyện) phải tới Palestine nói chung và Machpela nói riêng, việc bảo vệ họ có lẽ còn cẩn thận hơn bảo vệ các tổng thống. Rất nhiều bạn bè Do Thái của tôi dù trông không kh|c gì người Ả Rập Palestine, nhưng cả đời họ sẽ không bao giờ d|m nghĩ đến chuyện đặt chân qua biên giới. Họ cho rằng ai nhìn cũng sẽ biết họ l{ người Do Thái, có lẽ bởi nỗi sợ hãi bị trả thù không thể che giấu nổi trong đôi mắt của kẻ chiếm đóng.
Nếu ở Th|nh đường Thiên Chúa Nativity tôi suýt bị đuổi cổ vì dám ngồi vắt chân, thì ở Th|nh đường Hồi gi|o Machpela, tôi cũng suýt bị đuổi cổ chỉ vì dám cả gan... ngồi. Nhà thờ Hồi giáo luôn trải thảm cho tín đồ quỳ hành lễ, ngồi nghỉ ngơi, dựa lưng t|n dóc, v{ thậm chí nằm ngủ trưa tr|nh nắng. Mỗi lần v{o c|c th|nh đường Hồi, tôi không bao giờ để ai nhắc mà luôn trùm khăn lên đầu như một biểu hiện của sự thành tâm. Khi tôi ngồi xuống bên cạnh bức tường để ngắm nhìn hai c|i lăng mộ cả nghìn năm tuổi thì bị một ông cai đến nhắc đứng dậy. Tôi bắt chước b{ người Thái ở Navivity cũng thu hết can đảm cãi lại: "Thế c|i ông đang ngồi dựa hẳn lưng v{o lăng mộ, chân co chân duỗi lim dim mắt kia thì sao?" - "Ông ấy là người Hồi!" Tôi ngoan cố không nghe, vẫn tiếp tục ngồi nép v{o ch}n tường. Đ}y không phải là lần đầu tiên lý do người Hồi hay người Ả Rập được đưa ra để biện minh cho một đặc ân hay một vị trí được coi l{ cao quý hơn bình thường. Tôi từng tức giận đến nỗi gắt gỏng om lên với một người bạn ở Oman khi anh ta tỏ ý khinh rẻ người Hồi Pakistan vì họ không phải l{ người Ả Rập, và rồi chính g~ người Hồi Pakistan đó lại tỏ ý khinh rẻ một người Ấn Độ vì anh ta không phải l{ người Hồi. Toàn bộ ý thức hệ của Hồi giáo dựa trên sự ưu việt về tính tinh khiết của Quran (được tín đồ Hồi cho là không bị lo{i người làm vẩn đục như Cựu Ước v{ T}n Ước) và tính chốt hạ của thiên sứ Muhammad (được tín đồ Hồi cho là thiên sứ cuối cùng của loài người). Ý thức hệ này khiến tín đồ Hồi giáo có một niềm tin mãnh liệt rằng tôn giáo họ đi theo l{ phiên bản tín ngưỡng độc thần trong sạch nhất, thanh lọc nhất, đúng với nguồn gốc nhất, trong khi các phiên bản kh|c như Do Th|i, Thiên Chúa đ~ bị thời gian và con người làm cho pha tạp, ô uế. Theo cách suy diễn này, tất cả các nhân vật trong kinh
th|nh Adam, Eva, Jesus, Moses, Abraham đều l{ người Hồi vì đ}y mới l{ đạo gốc. Chưa hết, bất kể tín đồ Do Th|i hay Thiên Chúa n{o cũng l{ người Hồi, chỉ có điều họ không tự biết điều đó m{ thôi (!). Kẻ vô thần như tôi, không tin Thượng Đế l{ Đấng Tối Cao duy nhất thì hầu như chắc chắn sẽ kết thúc cuộc đời trong địa ngục.
Và trên tất cả một bậc, người Hồi Ả Rập không những tự h{o mình l{ tín đồ của một phiên bản tôn giáo họ tự cho là trong sạch hơn, m{ còn l{ công d}n của đế chế oai hùng, bất thần hiện ra từ trong cát bụi sa mạc và triệt hạ Ba Tư cùng tôn gi|o hùng mạnh Zoroastrianism của đế chế n{y trong vòng hai mươi năm, đ|nh thẳng vào trái tim của châu Âu và chiếm đóng Tây Ban Nha chỉ trong vòng một trăm năm, từ những bộ lạc du mục (bedouin) lẻ tẻ và bé nhỏ ở b|n đảo Ả Rập trở thành những người chủ hùng mạnh của thế giới với những đỉnh cao nghệ thuật và khoa học chói lọi trong khi châu Âu vẫn còn chìm trong đêm trường Trung Cổ. Hẳn không ít những người Việt khi coi thường gọi xách mé dân Ả Rập l{ "Rệp" có rất ít khái niệm về một quá khứ oai hùng của họ, cũng như sự tổn thương s}u sắc mà những con người với trái tim kiêu hãnh này vẫn không thể nào quen nổi sau khi Ottoman - đế chế Hồi giáo cuối cùng sụp đổ.
Hoặc ít nhất l{ trong Th|nh đường Machpela này, không phải l{ người Hồi và nhất là không nhìn giống như người Ả Rập thì đừng mơ đến việc được có quyền ngồi chứ đừng nói đến việc ngồi dựa hẳn v{o th{nh lăng mộ của ông tổ Abraham mà thản nhiên chân co chân duỗi vân vê tràng hạt. M|u nóng trong người tôi dồn lên khi bị ông cai lườm nguýt đi đi lại lại canh chừng. Tôi không còn hứng thú nhìn c|i lăng mộ nữa, thấy uất ức thay cho những tín đồ bao nhiêu trăm năm qua phải chịu đứng ngoài hoặc chỉ được đi đến bậc thang thứ bảy. Thế có khác gì cha mẹ chung chết đi nhưng anh chị mình không cho mình có quyền cúng bái?
Tôi bỏ đi. Trên đường ra cửa thì bị một v{i cô g|i Palestine đến làm lễ túm lại tíu tít hỏi chuyện. Khi chúng tôi đang hồ hởi chia sẻ thì ông cai đi đến, quát mắng đ|m con g|i, v{ thẳng c|nh đòi hất tôi ra cửa. Những cô gái trẻ đứng im, và len lén quay trở lại sảnh đường dành cho phụ nữ khuất sau lần rèm cửa dày cộp. Tôi nghẹn họng, cảm nhận rõ những mạch máu của mình giật liên hồi. Ông ta không những bắt nạt tôi chỉ vì tôi không phải người Hồi, không phải người Ả Rập, mà thậm chí còn bắt nạt tôi và những cô gái hiếu khách vì chúng
tôi l{ đ{n b{ con g|i. Mắt long lên, tôi gằn giọng: "Ông muốn ăn hiếp tôi {? Để tôi đi mách... lính Israel!"
Như một con chuột bị dọa mèo, ông cai lủi thẳng.
Còn tôi đứng khóc rưng rức. Nước mắt giàn giụa còn hơn cả b{ người Th|i khi được hôn lên nơi Chúa ch{o đời.
Tôi không phải là kẻ mau nước mắt. Nhất l{ nước mắt khi bị dọa nạt thì lại càng không. Phải mất mấy phút sau định thần lại tôi mới hiểu tại sao mình khóc.
Palestine khiến tôi kiệt sức và quỵ ngã. Tôi thấy niềm tin bị cạn kiệt, có lẽ bởi mình l{ người ngoại đạo. Nếu tôi tin Chúa, tôi sẽ như b{ người Thái, sẽ gục mặt trên ngôi sao bạc trong hang đ| nơi Chúa sinh ra v{ hồi sinh với lòng tin rằng sự bất tận yêu thương của Chúa chịu nạn sẽ cứu rỗi con người, kể cả những con người mình căm ghét. Tôi khóc vì thấy mình chẳng có một tín ngưỡng để l{m nơi bấu víu: dù đứng trong trung tâm linh thiêng hội tụ tổ tiên của ba tôn giáo tồn tại hơn 3000 năm với hơn bốn tỉ tín đồ mà phải cầu cứu đến bạo lực của kẻ chiếm đóng để cứu rỗi những quyền tưởng chừng như cơ bản nhất của con người.
Lần đầu tiên trên đường vạn dặm, tôi thấy mình giống như một người Palestine bị chiếm đất phải chạy tị nạn suốt hơn năm mươi năm qua, chỉ như l{ bèo dạt mây trôi vậy thôi. "Kẻ chiếm đóng", "giặc ngoại x}m", "Chúa h{i đồng", "lòng yêu thương", "niềm oán hận"..., tất cả chéo mòng mòng, va đập nhau và tan tác trong một ma trận không nhìn ra lối thoát.
Và thế là tôi chính thức từ biệt tuổi thơ, chính thức hiểu rằng thế giới này không có ranh giới rõ ràng giữa điều xấu xa và tốt đẹp, chính thức từ biệt niềm tin vào việc có một Lẽ Phải Giản Đơn tồn tại ở trên đời.
10
Ai Cập - Con Nhân Sư ngàn năm không ngủ
Ngồi xe buýt suốt cả ngày từ biên giới Israel tôi mới đặt chân được tới Giza khi trời đã tối khuya. Thành phố vệ tinh của Cairo đông tới gần bốn triệu dân, dãn bớt mạch máu cuồn cuộn chảy của thủ đô gần tám triệu dân không lúc nào yên ngủ. Với tôi, lý do đến Giza không có chi khác ngoài việc đánh dấu vào một trong những ước mơ thuộc loại "hàng chợ" nhất của những kẻ chưa một lần đặt chân đến Ai Cập: chiêm ngưỡng Kim Tự Tháp Giza 4500 tuổi - viên ngọc duy nhất còn sót lại của bảy kỳ quan thế giới cổ đại. Những giấc mơ Ai Cập của tôi lung linh hình tam giác huyền thoại hiên ngang trên sa mạc Phi châu cả mấy ngàn năm. Như một điều đương nhiên, cội nguồn sinh sôi và sức mạnh tiềm tàng của đất nước đông dân nhất thế giới Ả Rập hẳn phải tụ hội ở Giza.
Nhưng người ta không kết bạn ở Giza...
Tôi đ~ có hẹn với một chủ nh{ trên Couch Surfing đến đón về ở với gia đình. Mạng bạn bè tình nguyện trên internet này khiến cho những chuyến đi của tôi luôn gần gũi với người dân bản xứ. Hồ sơ của Ramy tuy không có nhiều lời nhận xét nhưng tất cả những đ|nh gi| của bạn bè đ~ từng ở cùng Ramy đều "tích cực". Điều khiến tôi quyết định nhận lời mời của Ramy là việc anh ở cùng với mẹ v{ c|c cô em g|i. Tôi luôn thích được sống cùng với một đại gia đình vì đó l{ nơi tôi có thể cảm nhận rõ nhất mạch nguồn văn hóa của một dân tộc. Tuy nhiên, khi Ramy xuất hiện ở bến xe, tiến thẳng đến chỗ tôi đứng v{ kêu lên: "Cô l{ cô g|i trên Couch Surfing phải không?" thì lập tức trong đầu tôi réo lên một hồi chuông cảnh giác: "Anh ta thậm chí còn không nhớ tên mình!"
Trên chuyến xe hôm ấy có tới gần một chục bạn trẻ kho|c ba lô đi bụi, một nửa là dân châu Á. Ramy quay sang đ|m thanh niên còn đang bơ phờ sau chặng đường dài và hào hứng
dang rộng vòng tay: "Tôi l{ Ramy! Tôi là bạn của cô gái này! Tôi xin mời tất cả các bạn về nhà tôi ở hôm nay!"
Tôi thở hắt ra, chắc chắn đến 90% l{ mình đ~ xúi quẩy vớ phải một kẻ lợi dụng Couch Surfing để kiếm tiền từ một lũ ngỗng Tây nhiều tiền thiếu kinh nghiệm. May thay đ|m ba lô bụi đ~ đặt chỗ trước ở khách sạn, chỉ có một cậu ch{ng người Mỹ tên Harold bơ vơ chưa quyết định gì là tin lời Ramy v{ cùng tôi leo lên xe để hắn trở về nhà.
Y như rằng, Ramy không hề ở cùng với gia đình. Căn hộ hai phòng ngủ của anh ta thậm chí có cả dầu xả tóc cho con gái. Tôi bấm tay ra hiệu cho Harold cẩn trọng khi Ramy liến thoắng về những tour cưỡi lạc đ{, hay lời hứa hẹn sẽ đưa chúng tôi đi đến cửa hàng bán giấy papyrus của Ai Cập thời cổ đại nơi bạn anh ta làm chủ tiệm. Nhưng Harold l{ g{ gô chính hiệu, không biết khi tôi đi ngủ rồi cậu ta bị Ramy xúi bẩy thế nào mà mua một tour thăm Kim Tự Tháp ngồi trên lưng lạc đ{ với giá cắt cổ. Ramy cực kỳ điêu luyện, thậm chí đ~ biến sự hiếu khách giả vờ của mình thành bài bản khi nhường hai phòng ngủ cho chúng tôi và qua đêm trên s{n nh{. Đỉnh điểm của sự thiện nghệ là khi tôi chào từ biệt, anh ta bảo tôi chọn một miếng sò trong chiếc rổ đựng đầy vỏ ốc đặt dưới gậm bàn và nhắm mắt vào trong vòng hai phút. Khi tôi mở mắt ra, chiếc vỏ sò đ~ được biến thành một bức tranh tuyệt đẹp với phong cảnh núi non nạm đầy kim sa và một trái tim bằng nhựa bé xíu gắn lên bầu trời.
Tôi không tin vào mắt mình, lòng dạ băn khoăn. Cho đến khi tình cờ nhìn v{o ngăn tủ buồng tắm và phát hiện ra Ramy đựng trong đó đầy đủ bộ đồ nghề để có thể chế biến ra một tác phẩm thủ công trong vòng hai phút: bút dạ không trôi để vẽ hình lên vỏ sò, nước sơn móng tay không m{u để tạo nền dính, bột ngũ sắc để phủ lên trên, v{ h{ng trăm tr|i tim nhựa bé tý để gắn vào lớp sơn móng tay, chỉ cần thổi phù phù vài cái là khô và kết chặt lấy nhau thành một bức tranh nổi xinh xắn. Tôi bổ nh{o ra phòng kh|ch đến chỗ có cái rổ vỏ sò, và đương nhiên, c|i vỏ sò n{o cũng đ~ có sẵn một cái lỗ để Ramy nhanh chóng xâu dây qua và buộc lại thành một chiếc vòng đeo cổ cho một cô g|i ng}y thơ chết lăn quay vì một đòn l~ng mạn.
Tôi ấm ức kể lại chuyện này trên facebook và bị một đ|m quen th}n cười v{o mũi: "Sao Mai ngốc thế? Người ta không kết bạn ở Giza! Ở quanh Kim Tự Th|p, đến những con lạc đ{ cũng biết đi theo người có cái ví dày tiền".
Đ{o qu| khứ lên mà sống
V{ đ|m bạn ấy nói quả không sai.
Bao nhiêu năm th|ng tôi mơ mộng về Giza là thế mà buổi sáng hôm ấy, vừa lọt qua cổng vào khu di tích được chừng năm phút, tôi đ~ muốn bổ nhào chạy ra.
Cứ như bị đ|nh úp. Một gã trai nhanh chóng đón lấy tấm vé của tôi từ tay nhân viên an ninh và hối hả dẫn thẳng tôi nhằm hướng tượng con Nh}n Sư. G~ ta múa mép liên tục, nói rằng mỗi khách du lịch đều cần có nhân viên của khu di tích đi theo. Vượt qua phút hoang mang, tôi kiên quyết đòi lại vé thì gã nhất định không trả. Tôi khùng lên dọa báo cảnh sát thì gã mới hậm hực bỏ đi. G~ chưa kịp khuất bóng thì tôi liên tục bị hàng chục gã khác tấn công, gã thì đòi xem vé, g~ thì đòi mua nước, gã thì bắt đi tour, g~ thì ép đi xe ngựa. Thậm chí khi tôi nhét tai nghe nhạc, giả vờ không để ý thì vẫn liên tục bị đeo b|m. Đỉnh điểm là một gã cò mồi cưỡi lạc đ{ sau khi đ~ lải nhải suốt cả trăm mét dọc đường thậm chí còn kiên quyết yêu cầu tôi bỏ tai nghe ra để... nói chuyện, rồi nhân danh bạn bè đưa ra lời khuyên nên làm gì, rồi nh}n danh "người Ai Cập" ca th|n tôi thiếu thân thiện với dân bản xứ, cuối cùng là nhân danh "một người bình thường" lên |n tôi thiếu lịch sự khi không muốn tiếp chuyện. Đến khi tôi đ~ trèo tút lên một đống gạch đổ nát thì vẫn nghe văng vẳng tiếng cái gã chết dằm ấy gào lên từ xa trên lưng lạc đ{: "Die young! Lady, die young!" (Chết sớm đi! Cô n{ng, chết sớm đi!). Tôi c|u tiết lập tức g{o lên đ|p trả: "Your camel will die young!" (Con lạc đ{ của mày chết sớm đi thì có!). Chưa được một tiếng đi loanh quanh trong khu Kim Tự Th|p m{ tôi đ~ muốn nổ tung.
Một khu sa mạc rộng lớn với tất cả những đền đ{i tượng đ| đẹp đẽ, lung linh, thần bí, thiêng liêng của Ai Cập ng{n xưa bỗng trở nên lố bịch với c|i đ|m cò du lịch lộn nhộn hung hãn tự xưng l{ con ch|u truyền đời của một nền văn minh hùng vĩ. B}y giờ tôi mới hiểu tại sao dân du lịch nhiều kinh nghiệm đ~ tôn vinh Giza l{ "thủ đô của lũ cò quấy nhiễu" (the world's
capital of hassle). Gần 12% dân số Ai Cập, tức là chừng khoảng mười triệu dân, sống dựa v{o hơn năm triệu khách du lịch đổ đến đất nước này mỗi năm. Mùa xu}n Ả Rập bất thần tr{n đến đ}y khiến an ninh mất thăng bằng, lượng khách giảm sút, cạnh tranh vì thế càng trở nên khốc liệt. Những ngày tôi ở lại Ai Cập rơi đúng v{o điểm đ|y của một nền du lịch đang ngắc ngoải vì tranh ăn.
Cuối ngày, tôi mệt lả. Khắp khu di tích nắng chói chang cát mênh mang không chỗ trú ẩn cho một kẻ lữ h{nh cô độc muốn chạy trốn khỏi đ|m t{n qu}n săn tiền, hậu thế của các Pharaoh quyền uy khi xưa. Ngồi xuống một bụi cây là có kẻ đến "hỏi thăm". Ghé v{o bóng r}m một Kim Tự Th|p dù đổ nát và khuất nẻo đến mấy cũng có người đến "mời mọc". Tôi chẳng khác gì một con mồi còm chạy trốn lũ thú săn thiếu đói.
Nơi ẩn náu cuối cùng
Chẳng ai có thể tưởng tượng được bến bình yên duy nhất của tôi lại chính là Trái Tim của Kim Tự Tháp khổng lồ Giza, ngay tại căn phòng bí mật nơi chiếc quan tài bằng đ| của Pharaoh Khufu (Khê-ốp) đ~ nằm lặng yên suốt 4500 năm.
Đường hầm đến căn phòng bí mật bắt đầu ở một hốc đ| nhỏ trổ ra trên lưng chừng Kim Tự Tháp cách mặt đất khoảng hơn chục mét. H{ng trăm bậc thang nhỏ hun hút xuyên thẳng v{o thăm thẳm lòng sâu của gần sáu triệu tấn đ| tảng. Khí lạnh âm u, những góc tối đặc nối với nhau bởi ánh sáng yếu ớt tỏa ra từ những chiếc đèn v{ng. Sau gần chục phút uốn mình qua hầm đ|, tôi bước ch}n v{o căn phòng vuông vức rộng chừng hơn hai chục mét vuông nơi chỉ có duy nhất một chiếc quan t{i đ| bị bật nắp nằm chính giữa. Một ánh sáng nhỏ từ chiếc đèn trong góc phòng hắt lên chiếc quan t{i đ|, để lại cả bầu không gian bao trùm trong qu|nh đặc của lặng yên và huyền bí. Khi tiến gần đến nơi, tim tôi thót lên vì bất ngờ thấy một người đ{n ông v{ một người phụ nữ đang ngồi nép đằng sau quan t{i đ|, im lặng trong tư thế thiền.
Đường hầm xuyên qua đ| tảng đến căn phòng bí mật nơi chôn giấu Pharaoh trong lòng Kim Tự Tháp Khufu.
Tôi ngồi dựa lưng v{o tường, lắng nghe tiếng bước chân xa dần của hai du khách cùng leo lên hầm mộ bí mật sau ít phút ngó nghiêng đ~ nhanh chóng bỏ đi. Có một điều lạ kỳ l{ nơi chôn cất thi hài của Khufu giản đơn đến khó hiểu. Tường và quan tài trống trơn, không có lấy bất kỳ một hình vẽ n{o như thường thấy ở c|c lăng tẩm Ai Cập cổ. Nhiều người cho rằng Kim Tự Tháp Khufu không phải l{ nơi chôn cất nhà vua, xác của Khufu cũng không phải là đ~ bị ăn cắp. Khufu thực ra là một đền thờ thiêng, nơi c|c tín đồ của cổ đạo Ai Cập được dẫn tới để hành lễ. Những kẻ mới nhập đạo trên con đường mê cung dẫn tới căn phòng bí mật sẽ bị giết chết, x|c đặt trong quan t{i đ| không nắp, bởi nếu được chấp nhận và có chân tu, kẻ đó sẽ được phục sinh và trỗi dậy bước ra từ cõi chết.
Đang mê mải với những ý nghĩ lan man, bất thình lình, tôi thấy người đ{n ông từ phía góc phòng đứng dậy. Ông ta dừng ch}n, cúi đầu một giây, và vắt ch}n... chui tọt vào nằm gọn trong chiếc quan t{i đ|.
Tôi trố mắt ngạc nhiên. Người đ{n ông phía trong bắt đầu dùng điện thoại mở một giai điệu kỳ bí, u u mê mê. Cả gian phòng ngập chìm trong bầu âm thanh huyền hoặc. Tôi như bị thôi miên, cả th}n người tan đi. Chừng ba phút sau khi người đ{n ông bước ra. Tôi như bị bỏ
bùa, đứng lên và tiến lại gần ông ta. Tôi đưa tay ra hiệu được nằm trong quan tài. Ông ta lặng lẽ gật đầu v{ đưa tay ra đỡ tôi trèo vào.
Chưa bao giờ tôi trải qua một cảm giác không thực và kỳ ảo đến vậy. Giây phút tôi duỗi thẳng người trên nền quan t{i đ| lạnh buốt là giây phút toàn bộ các mạch máu trong tôi căng ra, từng tế bào trên da thốt nhiên bỏng r|t. Đầu tôi quay mòng mòng với hàng triệu dây thần kinh điên đảo. Tim tôi đập dồn dập. Phía trên, người đ{n ông lạ mặt tì tay vào thành quan tài ra hiệu cho tôi nhắm mắt. Âm thanh của một buổi hành lễ ma quái choáng ngợp và mê muội. Tôi vô thức làm theo lời ông ta, và ngay lập tức bị cuốn tuột đi theo một cơn xo|y lốc kỳ lạ của hàng triệu triệu những ý nghĩ siêu thực.
Có thể tôi là một kẻ đặc biệt nhát gan. Có thể tổng số thời gian tôi nằm trong quan t{i đ| chỉ tính bằng gi}y. Nhưng sự thật l{ tôi đ~ cố sức chống lại sự mãnh liệt đầy quyền năng của cơn lốc âm thanh kỳ bí để bật dậy bước ra khỏi chiếc quan tài ma thuật có tuổi đời còn lâu hơn cả lịch sử của đất nước tôi, chiếc quan t{i nơi vị Pharaoh quyền lực của Ai Cập đ~ từng yên nghỉ một cách bí mật trong suốt hơn 4000 năm, lắt léo vùi trong lòng Kim Tự Tháp lớn nhất của nền văn minh cổ đại.
Tahrir không dành cho phụ nữ yếu tim
Trong thời gian ở lại Cairo, tôi kết thân với một phóng viên tên Luai. Anh và hầu như tất cả những người bạn Ai Cập tôi gặp chẳng mấy ai quan t}m đến lũ cò mải kiếm tiền, đến Kim Tự Tháp và những câu chuyện từ cả v{i ng{n năm trước. Đối với họ, Ai Cập của ngày hôm nay chỉ có hai từ: "c|ch mạng". V{ thế là cuộc phiên lưu Cairo của tôi bắt đầu.
Đầu tiên, Luai đưa tôi đến quảng trường Tahrir nổi tiếng nơi ba trăm nghìn người cắm trại ngủ đêm biểu tình trong mười tám ngày và lật đổ nh{ độc tài Mubarak sau ba mươi năm cầm quyền. Thời điểm tôi ở Cairo, Mubarrak đ~ ngồi sau song sắt nhà tù chờ ngày ra tòa, nhưng Tahrir vẫn nhộn nhịp trắng đêm. H~ng thông tấn của Al-Jazeera thuộc vương quốc dầu mỏ Qatar xây một trụ cần cẩu cao chót vót với một bóng đèn khổng lồ như một mặt trời chiếu sáng toàn bộ quảng trường Tahrir, camera đưa tin đi khắp thế giới 24 giờ/ngày không bỏ sót bất kỳ một động thái nào. Al-Jazeera đ|nh bật CNN, BBC và tất cả những gã
khổng lồ truyền thông khác với tư c|ch một kênh thông tin không phải của phương T}y với tiếng nói tự do, và thắng đậm trong cuộc chiến truyền thông khốc liệt.
Tahrir những ngày sục sôi biểu tình, cả ngày lẫn đêm. Bên cạnh h{ng ng{n người ngủ trong lều trại hoặc ngay trên sân quảng trường, h{ng ng{n người khác vẫn hô khẩu hiệu, lập nhóm tranh luận, mở băng chiếu hình, dựng đ{i kỷ niệm. Trong bức ảnh này, Layla (5 tuổi) v{ em trai (hơn 1 tuổi) dù đ~ 3 giờ s|ng nhưng vẫn háo hức phất cờ. Bằng tuổi họ, các cô bé cậu bé kh|c đang mơ về thế giới của Disney trong khi Layla v{ em trai đang học bài học đầu tiên về thế giới của dân chủ.
Tuy nhiên, Mubarak đ~ cạp đất. Lần n{y, trong |nh đèn của Al-Jazeera và chiếc camera liên tục ng{y đêm quét hình, Tahrir lại hừng hực, nhưng không phải l{ đ|m đông đồng lòng đồng dạ đòi phế truất Mubarak nữa m{ Tahrir đ~ bắt đầu trở thành chiến trường chia cắt phe thắng cuộc thành hai bên, giữa những người ủng hộ việc thành lập một chính quyền thế tục và phe của Huynh Đệ Hồi gi|o đòi th{nh lập một chế độ thần quyền lấy Kinh Quran làm tôn chỉ. Khi Luai đưa tôi đến đ}y cùng một nhóm những nhà hoạt động cánh tả, tôi để ý thấy một cô gái rất xinh đẹp, tóc nhuộm vàng rực rỡ không đội khăn trùm đầu hijab được Luai giới thiệu là diễn viên Rehab El Gharawy. Làn da trắng muốt và khuôn dung sắc sảo sáng bừng một cách quá lộ liễu của cô thu hút rất nhiều ánh nhìn, và chỉ ít phút sau đó biến thành một cuộc cãi cọ nho nhỏ khi một nhóm những người ủng hộ Huynh Đệ Hồi giáo từ chối không cho cô đứng nhờ ánh sáng trong lều của họ để trả lời phỏng vấn. Trong cơn xô xát, một g~ đ{n ông lợi dụng động chạm v{o người Rehab. Lo sợ cho hai người phụ nữ trong nhóm, tất cả quyết định rời Tahrir.
Mấy th|ng sau, khi đ~ quay trở lại châu Âu, báo chí bắt đầu lên tiếng về những vụ quấy rối, thậm chí cưỡng hiếp phụ nữ ở Tahrir khi đ|m đ{n ông lợi dụng tình cảnh đông đúc v}y bắt và tấn công phụ nữ giữa thanh thiên bạch nhật với đỉnh điểm gần một trăm vụ mỗi ngày, trong đó có cả một nữ phóng viên Hà Lan bị cưỡng hiếp khi đang t|c nghiệp. Tôi lo lắng nhắn tin cho bạn bè thì họ khẳng định đ}y l{ một khối ung nhọt trong đầu óc đ{n ông v{ x~ hội Ai Cập chỉ chờ đúng thời điểm cách mạng để lộ ra bộ mặt thật. Tồi tệ hơn, lỗi bao giờ cũng bị đổ cho phụ nữ trước tiên: "Lúc đó cô mặc c|i gì?"; "Tại sao con gái nhà lành không ở nhà mà xông vào chỗ đông người l{m gì?" hay "Cô l{ con g|i ngoan, bỏ qua đi!". Bạn tôi và những phụ nữ kh|c đ~ đối phó bằng c|ch găm những chiếc kim dài chừng một gang tay dọc mép quần để có thể nhanh chóng rút ra khi bị tấn công.
Chữ trinh đ|ng gi| bao nhiêu?
Có lẽ chưa bao giờ Ai Cập trở nên xấu xí như vậy trong con mắt của thế giới. Những tin vui từ Ai Cập tối sầm lại bởi những vụ xì căng đan sex gần như không thể tin được, trong đó có việc hai mươi cô g|i tham gia biểu tình ở Tahrir bị qu}n đội bắt giam và chia thành hai nhóm, một nhóm đ~ kết hôn và một nhóm chưa có gia đình. Trước sự chứng kiến của c|c sĩ quan, c|c cô g|i chưa có chồng bị ép phải cởi bỏ quần áo, giạng chân cho một nam nhân viên y tế thò tay vào cửa mình kiểm tra để biết chắc chắn màng trinh còn nguyên vẹn. "Virginity test" trở thành một cú sốc với cả thế giới khi một cô gái trong số đó công khai đ}m đơn kiện qu}n đội, một việc chưa có tiền lệ ở đất nước vừa thoát ra khỏi chế độ độc t{i. Để thanh minh cho h{nh động nhằm mục đích hạ nhục đ|ng kinh tởm này, một viên chức qu}n đội đ~ giải thích rằng rất nhiều phụ nữ tham gia biểu tình ở Tahrir không phải là loại đ{n b{ đứng đắn. Và việc kiểm tra m{ng trinh l{ để chứng minh rằng họ đ~ bị ô uế từ trước chứ không phải là bị cưỡng hiếp trong thời gian bị giam giữ.
Chưa ở đ}u chữ trinh lại có sức nặng khủng khiếp như ở Trung Đông. Nếu ở Việt Nam nó đ|ng gi| ng{n v{ng thì ở Trung Đông nó đ|ng gi| cả mạng người. Vẫn còn một chút từ lượng khi chúng ta công nhận "chữ trinh kia cũng có ba bảy đường" (Kiều). Ở Việt Nam, một cô gái không còn trinh tiết nếu bất hạnh vớ phải một lão chồng cổ hủ thì câu chuyện cũng thường chỉ có một mình đôi uyên ương tự giải quyết. Ở Yemen và Ma Rốc, cả đại gia đình v{
bạn bè tổ chức hội hè th}u đêm để... chờ đôi trẻ động phòng và tới khi tấm vải thấm máu trinh được đưa ra, những người đ{n ông Yemen sẽ bắn súng lên trời còn những gia đình ở Ma Rốc sẽ nhảy múa ăn mừng. Cái màng da mong manh của cô dâu không chỉ là biểu tượng trong trắng của chính cô ấy mà trở thành phẩm hạnh và danh dự của cả dòng tộc.
Như tôi đ~ kể ở chương Jordan, hủ tục cắt khâu âm hộ kinh hoàng vẫn đang diễn ra để có thể đảm bảo chắc chắn các cô gái không bị con quỷ dục vọng lôi kéo. Trải qua nhiều thăng trầm của các chế độ phụ hệ trọng nam khinh nữ, phần mu thịt ở cửa mình phụ nữ bị coi là bẩn thỉu vì người ta cho rằng đó l{ nơi tạo khoái cảm nhục dục. Việc khâu cửa mình trở thành một nghi lễ quan trọng để bé gái trở nên tinh khiết, được gia đình v{ x~ hội tôn trọng. Con số 90% bé gái và phụ nữ ở Ai Cập tình nguyện hoặc bị gia đình quyết định phải trải qua các cấp độ cao thấp khác nhau của việc cắt bỏ và khâu cửa mình khiến tôi kinh hoàng. Khi gã bạn người Ai Cập đ{ng ho{ng l{ d}n học cao, tư tưởng tự do và theo chủ nghĩa thế tục cánh tả cho rằng "... ở Ai Cập trời nóng lắm! Thế cho nên đ{n b{ con g|i dường như cũng dễ bị lôi kéo vào dục vọng hơn", tôi suýt nữa thì g{o lên "Đồ ngu!" nhưng may thay kìm lại được. Bây giờ thì tôi đ~ hiểu tại sao một cô gái tôi quen, dù còn rất trẻ tuổi đ~ muốn lấy chồng: "Lấy chồng cho xong đi chị ơi, để m{ còn được bắt đầu cuộc sống tự do. Còn muốn tự do tuyệt đối ư? Lấy chồng cho xong rồi... bỏ chồng! Người đời chỉ khắc nghiệt với con gái chưa chồng, chứ đ{n b{ ly hôn thì chả ai buồn quấy nhiễu!"
Tôi lập tức nhớ đến một chị bạn ở Việt Nam sau khi trở thành quả phụ đ~ tình cờ phát hiện ra cuộc sống của một bà mẹ đơn th}n có sự nghiệp tuyệt vời đến mức "có điên mới tái hôn và mua họa v{o th}n". Ở những xã hội nơi phụ nữ đ~ tiến bộ trong khi đ{n ông lại vẫn bị cầm tù trong mớ tư tưởng cổ hủ, hôn nhân trở thành một gánh nặng cho người đ{n b{ trẻ vừa phải lo kiếm tiền chẳng kh|c gì đức ông chồng mới cưới lại vừa phải làm vợ cho ông ấy, đẻ bằng được con (trai) cho cả họ nhà ông ấy, chăm con cho ông ấy, và cung phụng cả một bộ sậu tông ti họ hàng nhà ông ấy. Chẳng phải ngẫu nhiên mà một bìa báo Time năm 2013 đưa v{o t}m điểm thực tế b|o động ở Nhật Bản nơi 90% c|c cô g|i trẻ không hứng thú với chuyện lấy chồng vì cho rằng hôn nhân giết chết sự nghiệp. Xã hội cổ điển kiểu Nhật không dễ dàng chấp nhận một phụ nữ vừa làm mẹ vừa đi l{m, dẫn đến kết cục 70% phụ nữ cứ lấy chồng xong là thôi việc. Để thoát khỏi vòng kìm tỏa, một thế hệ các cô gái trẻ lựa chọn cuộc
sống độc thân và trở nên thờ ơ với sex. Thế mới thấy tư tưởng bất bình đẳng nam nữ giống nhau từ Á sang Phi, mặc dù cái cách mà mỗi đất nước phản ứng lại có thể ho{n to{n đối lập nhau, từ việc đặt cái màng trinh lên bệ mà thờ giống như ở Trung Đông hay chối bỏ cuộc sống hôn nh}n v{ giường chiếu yêu đương như ở Nhật[48].
Mùa xuân chết yểu
Trở lại với Luai, anh bạn phóng viên tại Cairo, người đ~ giúp tôi chứng kiến sự biến động chính trị và tôn giáo không ngừng ở quảng trường Tahrir. Vào thời điểm năm 2012 khi tôi đang ở Ai Cập và cuộc bầu cử dân chủ đầu tiên sau khi nền độc tài sụp đổ đang diễn ra, chỉ vài giờ sau khi các hòm phiếu đóng cửa, tôi thấy mình ngồi trên chiếc xe không thể cũ bẩn v{ lung lay hơn được nữa của Luai. Anh chàng vừa lái xe vòng vòng vừa kẹp điện thoại vào vai sốt ruột trao đổi và chờ hướng dẫn để có thể đặt chân vào trụ sở đầu não của một trong những tổ chức cách mạng lớn của Ai Cập. Sau gần một tiếng loanh quanh, chúng tôi được hướng dẫn đỗ xe ở b~i đất công cộng v{ đi bộ một quãng dài với đủ kiểu ngoặt trái ngoặt phải để cuối cùng có thể bấm chuông một căn hộ bí mật nằm khuất nẻo trong khu lao động Cairo.
Căn hộ bí mật nằm giữa trung t}m Cairo, căn cứ của phong trào cách mạng.
Khi những người Ai Cập trẻ tuổi xuống đường đòi phản đối chế độ độc tài Mubarak v{o năm 2011, họ nhận được sự ủng hộ hết mình của phương T}y. Tổng thống Mỹ Obama thậm chí
còn hùng hồn tuyên bố: "Chúng ta cần giáo dục con em mình noi gương những người Ai Cập trẻ tuổi". Nhưng không ai học được chữ ngờ, phong trào cách mạng bột phát, thiếu cả tiền bạc lẫn tổ chức quy củ của những chiến sĩ d}n chủ theo chủ nghĩa thế tục này nhanh chóng bị Huynh Đệ Hồi giáo chiếm lĩnh thượng đ{i. Arab Spring với tư c|ch l{ cuộc nổi dậy của những người trẻ không phân biệt sắc m{u tôn gi|o đòi cải cách dân chủ gần như bị chết yểu. Họ trở thành kẻ dọn đường cho Huynh Đệ, một đối thủ không cân sức, một tổ chức theo chủ nghĩa Hồi giáo (Islamism) từ l}u đ~ luôn l{ đối tượng đ{n |p của chính phủ nh}n cơ hội này trả thù và chiếm lĩnh chính quyền.
Những người trẻ tuổi mà Luai và tôi gặp đêm hôm ấy là một phần của phong trào thế tục chết yểu. Bước qua hành lang còn cuộn đầy cờ khởi nghĩa v{ băng rôn đòi quyền dân chủ, trong căn phòng hơn chục mét vuông, mười hai thanh niên, cả Hồi giáo lẫn Thiên Chúa giáo, với điện thoại trong tay, họ tiếp nhận thông tin từ c|c điểm bầu cử, gửi đi h{ng ng{n twits v{ post trên facebook. Trưởng nhóm Ahmed là một anh chàng trẻ măng, có lẽ chưa đến 21 tuổi. Anh chỉ cho tôi kết quả của một điểm bầu cử gần Cairo nơi Mursi - ứng cử viên của Huynh Đệ dẫn đầu bảng phiếu: "Chủ nghĩa Hồi gi|o đ~ bắt cóc Mùa xuân Ả Rập. Tôi bám trụ quảng trường Tahrir biểu tình cả đêm lẫn ng{y để nhìn thấy một Ai Cập với chế độ dân chủ, nhất định không phải để Huynh Đệ với }m mưu đưa đất nước trở về thời kỳ đồ đ|. Vào giờ phút này, tất cả những gì chúng tôi có thể làm là giám sát kết quả bỏ phiếu thật chặt chẽ. Nhưng nếu Huynh Đệ thắng cử, chúng tôi nhất định sẽ bắt đầu một cuộc cách mạng mới".
Ảnh Mursi trên đường phố Cairo trước cuộc bầu cử đem lại chiến thắng cho Huynh Đệ Hồi giáo.
Không may cho Ahmed và phong trào dân chủ thế tục ở Ai Cập, Huynh Đệ quả thật đ~ thắng không l}u sau đó, dù l{ một bàn thắng không thể s|t nút hơn với khoảng cách chỉ hơn 1% số phiếu bầu. Gần một năm sau, khi tôi đang trên giảng đường thì điện thoại nháy lên tin nhắn của Luai trên facebook: "Mai, Mai! Chúng tôi đang chuẩn bị có một cuộc cách mạng mới. Ngày 30-6 sẽ có một cuộc biểu tình lớn đòi Tổng thống Mursi từ chức. Suốt một năm qua, ông ta đ~ chẳng làm cho kinh tế Ai Cập đỡ khốn nạn hơn thì chớ, lại còn muốn đưa to{n bè lũ Huynh đệ Hồi giáo của mình lên nắm các chức vị chủ chốt! Ai Cập tưởng l{ đ~ có d}n chủ nhưng hóa ra chúng tôi sai toét".
Khốn thay, Luai, cũng như bao nhiêu người d}n Trung Đông không những sai mà còn cả tin. Người Ai Cập cho rằng với một tổng thống được bầu cử theo quy chế tự do và dân chủ thì họ đ~ có d}n chủ. Mà nếu họ đ~ có d}n chủ thì kinh tế phải phát triển, dân phải đỡ nghèo chứ sao lại xăng còn không có m{ mua, b|nh mì còn không có m{ b|n, đ~ thế ông tổng thống mới lại hiện nguyên hình là một nh{ độc tài mới như thế này?
Có lẽ phương T}y đ~ tuyên truyền một niềm tin ho{n to{n ng}y thơ rằng có dân chủ là có hết, v{ để có dân chủ thì chỉ cần một hệ thống bầu cử chính trị dân chủ l{ đủ. Thế nên bây giờ Ai Cập vỡ mộng. Họ xuống đường biểu tình, yêu cầu tổng thống từ chức. Qu}n đội nhìn thấy khả năng đổ máu liền can thiệp bằng cách yêu cầu tổng thống trong vòng bốn mươi tám tiếng phải giải quyết cuộc khủng hoảng niềm tin với dân chúng. Ông Mursi từ chối. Và thế là bị hất cẳng. Những người biểu tình reo mừng: "D}n chủ đ~ chiến thắng!"
Sự thực là: dân chủ đ~ thua một b{n thua đắng ngắt. Vị tổng thống đầu tiên được bầu cử nghiêm túc của Ai Cập chỉ có một năm thay vì bốn năm để l~nh đạo và sửa sai một cách dân chủ. Ngày 03-07-2013, tướng Al-Sisi của qu}n đội Ai Cập đ~ tuyên bố cách chức và bắt giam Tổng thống Mursi sau một năm cầm quyền. Sau ba ngày biểu tình, những người phản đối chính phủ của ông Mursi đ~ th{nh công trong việc tống khứ vị tổng thống đầu tiên được bầu cử dân chủ ra khỏi chiếc ghế quyền lực bằng một phương ph|p kh| l{ phi d}n chủ: dùng qu}n đội làm công cụ gây sức ép và thực hiện việc dỡ bỏ chính quyền.
Đại học Al-Azhar hơn 1000 năm tuổi.
Người Ai Cập có lẽ chưa sẵn s{ng để chấp nhận rằng dân chủ không phải là cách thức, mà là kết quả của một quá trình lâu dài, của một con đường phát triển gian nan chứ không phải là một sự kiện. Một cuộc bầu cử dân chủ không có nghĩa l{ một xã hội dân chủ đ~ hình th{nh. V{ để có một xã hội dân chủ đúng nghĩa chứ không chỉ ở c|i m|c tên nước Democratic thì cần biết bao nhiêu thời gian, bao nhiêu là cố gắng chứ không chỉ là một cuộc bầu cử tự do và công bằng. Để lật đổ một chế độ độc tài chỉ cần một mồi lửa ở đúng điểm sôi, để có một cuộc bầu cử tự do chỉ cần vài tháng, để đảng thắng cử thể hiện rõ t{i năng của mình cần một nhiệm kỳ v{i năm, nhưng để có các bộ phận cấu thành nên một xã hội dân chủ thực sự cần cả một hay nhiều thế hệ. Bất cứ sự thay đổi về chất n{o ban đầu thường đi kèm yếu tố bất ổn, dân chủ qu| độ, thậm chí là gian khó chẳng khác gì một cơn đau đẻ.
Xã hội dân chủ không phải l{ món qu{ đêm Gi|ng sinh, nó l{ kết quả của một quá trình.
Có lẽ c|i m{ người dân Ai Cập mong muốn từ những ng{y đầu của Mùa xuân Ả Rập không phải là dân chủ mà chỉ l{ thay đổi cái chính quyền thối nát mà họ căm ghét. Thế cho nên khi tổng thống được bầu cử dân chủ không giải quyết nhanh chóng được các vấn đề của đất nước thì họ lập tức đòi ông ta từ chức thay vì c|c phương thức dân chủ có tính xây dựng khác. Dân chủ đ~ thua một bàn, và kẻ chiến thắng là những nhà quân sự, nhất l{ khi tướng Al-Sisi sau khi lật đổ chính quyền dưới sức ép của người d}n đang trở nên lạm quyền v{ đ~ quyết định ứng cử tổng thống trong cuộc bầu cử mới. Ai Cập trở thành một đất nước nơi qu}n đội có quyền lực vô tiền khoáng hậu dù không phải là chế độ quân chủ chuyên chế. Điều n{y cũng tạo ra một trường hợp đặc biệt, đó l{ người d}n đ~ chiến thắng nhưng d}n
chủ thì có một bàn thua. Ông Mursi nhậm chức bằng lá phiếu v{ ra đi dưới b{n tay vũ lực. Với những người ủng hộ Huynh Đệ và Mursi, họ cảm thấy bị phản bội và cho rằng dân chủ chẳng còn có ý nghĩa gì.
Và khi quá trình dân chủ chẳng có ý nghĩa gì thì c|ch duy nhất để giành quyền lực là dùng bạo lực[49].
Sự vô tội của Sphinx
Tôi quên rất nhiều câu chuyện đọc hồi bé, nhưng không bao giờ quên câu chuyện về lời đố hóc búa của Sphinx, ai giải được nó sẽ tự nổ tung, ai không giải được thì sẽ bị siết cổ đến chết: "Con gì buổi s|ng đi bằng bốn chân, buổi chiều đi bằng hai chân, buổi tối đi bằng ba ch}n?"
Tôi từng ngốc nghếch nghĩ rằng con Nh}n Sư bảo vệ kho báu này chính là con Sphinx ở Giza cho đến ngày phát hiện ra loài kỳ thú đầu người mình sư tử này có ở trong thần thoại khắp nơi trên thế giới.
Trên đường rời Giza, tất nhiên là không thể thiếu một g~ đ|nh xe ngựa lẵng nhẵng b|m đuôi năn nỉ, mời chào, quấy rối..., tôi ngo|i nhìn con Sphinx lần cuối. Tôi nói lần cuối vì tôi đ~ thề sẽ không bao giờ quay lại Giza lần nữa. Cảm giác rời Giza giống hệt như cảm giác khi tôi rời Angkor Wat vàng son, rời Machu Pichu thần bí, rời Roma nguy nga. Những nền văn minh lớn rồi sẽ lụi tàn. Những người bạn tôi ở đ}y đang tự hào về một Ai Cập cổ nguy nga nhưng o|i ăm thay lại chẳng còn mấy chút dính dáng với một nền văn hóa đang thực sự l{ xương l{ máu của hiện tại với những ngổn ngang tro tàn của vinh quang đ~ tắt, của độc t{i đ{n |p dưới danh nghĩa văn minh, của tôn giáo cực đoan dưới danh nghĩa đạo đức, của những hủ tục ghê rợn thời hoang sơ bộ lạc được hợp pháp hóa dưới danh nghĩa truyền thống, của sự gi{y xéo th}n x|c đ{n b{ dưới danh nghĩa phẩm hạnh tiết trinh. Văn minh Ai Cập đ~ mất. Tiếng Ai Cập đ~ mất. Người Ai Cập giờ theo tôn giáo của kẻ từng tr{n đến thống trị: Hồi gi|o. Người Ai Cập giờ đ}y nói tiếng của kẻ từng đô hộ Ai Cập: tiếng Ả Rập. Một bộ phận tôn giáo cực đoan ở Ai Cập thậm chí muốn hủy hoại các Kim Tự Th|p v{ đền đ{i ở Ai Cập vì cho rằng việc tôn thờ c|c lăng tẩm linh tượng là trái với giáo lý Hồi.
Văn minh Ai Cập cổ từng mạnh mẽ đến mức đế chế Hy Lạp chiếm được Ai Cập đ~ tự nguyện thay đổi hình ảnh bản
thân khi trị vì xứ n{y v{ xưng l{ Pharaoh, đi theo tín ngưỡng của các Pharaoh. Nữ hoàng Cleopatra bản chất không phải người Ai Cập. Câu chuyện trở nên khác hẳn khi đế chế Hồi giáo - kẻ trị vì tiếp theo của Ai Cập - đ~ đồng hóa nơi đ}y đến mức Ai Cập cổ hùng vĩ chỉ còn như một họa tiết trang trí chứ không còn l{ xương m|u linh hồn của dân tộc.
Con Sphinx ở Giza có thể đ~ siết cổ chết nền văn minh l}u đời nhất của lo{i người. Vạn vật có sinh có th|c. Cũng như con người, một dân tộc dù hùng mạnh đến mấy cũng có thời kỳ non yếu phải bò bằng tứ chi, lớn lên trưởng thành vững v{ng trên hai ch}n, để rồi suy yếu trong chiều tàn với cây gậy chống đỡ tuổi già. Mấy ng{n năm của một nền văn minh chói sáng cũng không thể thoát khỏi vòng sinh tử bất biến ấy. Và chẳng phải chỉ có mình con Sphinx đang vắt kiệt những hơi thở cuối cùng của Ai Cập cổ ra khỏi cuộc sống thường nhật, Ai Cập chết vì bản thân những người Ai Cập đ~ bị văn hóa ngoại x}m đồng hóa đến mức thấy Ai Cập cổ trở nên xa lạ mà dửng dưng với nó như một họa tiết trang trí chứ không còn l{ xương m|u linh hồn của dân tộc.
Có một niềm tự hào len lỏi trong tim tôi, tự nhủ rằng dẫu nền văn minh Việt không hùng vĩ v{ l}u đời như Ai Cập, nhưng trải qua bao thăng trầm sóng gió của đô hộ và thực dân, ít nhất người Việt mình vẫn biết ai là bạn ai l{ thù, dù có đổi thù thành bạn, dù có vay mượn ít nhiều cũng vẫn còn một tiếng nói kia để biết rằng ngọn này còn nối liền với gốc.
Tôi yêu tiếng nước tôi từ khi mới ra đời, người ơi Mẹ hiền ru những câu xa vời...
(Phạm Duy)
11
Libya - Ngỡ ngàng rạng đông
Libya là một trong ba đất nước hoàn toàn trong tình trạng vô chính phủ vào đúng thời điểm tôi đặt chân qua biên giới. Tuy nhiên, không giống như Yemen nơi máy bay hạ cánh ngay tại thủ đô, hay Ai Cập nơi dù chính trị có tí loạn lạc nhưng đám khách du lịch kiểu "chưa thấy quan tài chưa nhỏ lệ" vẫn chất đầy vài chuyến xe buýt từ biên giới heo hút, Libya bắt tôi chờ gần năm tiếng ở cửa khẩu vì hải quan Ai Cập nhất định không tin ở tít phía bên kia đường biên, nhân viên của công ty du lịch Libya đang chờ sẵn với visa nhập cảnh. Họ nhìn tôi và bốn bạn đường người Nhật rồi lắc đầu quầy quậy: Làm gì có chuyện thời điểm này có ai xin được visa vào Libya? Ngay cả ở thời bình xin visa du lịch còn khó, phải đăng ký đi theo đoàn hoặc được người bản xứ viết thư mời nữa là lúc đất nước đang loạn lạc kiểu rắn mất đầu như thế này.
Với vốn tiếng Ả Rập vừa ít vừa sai toe toét, tôi dùng cả tứ chi lẫn ngũ giác quan để hiểu và giải thích rằng xin được cái visa này phải mất mấy tháng trời mò tìm môi giới trên mạng, rồi hết hơi tìm bạn đồng hành để được giảm giá, rồi phải gửi đủ thứ giấy tờ bảo đảm, rồi cuối cùng mỗi đứa vẫn mất tới gần 200 đô cho một lời hứa sẽ-được-cộp-dấu còn chưa biết có phải là đồ xịn hay không. Khoa chân múa tay, nhưng cả lũ lòng dạ thắc thỏm: Nhỡ mấy lão hải quan này nói đúng thì sao? Nhỡ bên kia đường biên quả là không có ai chờ chúng tôi thì sao? Nhỡ số tiền chuyển khoản mất hút vào một cái ngân hàng ma nào đấy thì sao? Giữa Ai Cập và Libya là một khoảng đồng không mông quạnh chẳng thuộc địa phận của bất kỳ quốc gia nào. Bước vào đó là coi như chắc chắn thành dê con lạc mẹ, rồi trở thành món lẩu dê lúc nào có trời mới biết.
Người hùng hay kẻ tội đồ?
Từ biên giới, lái xe của công ty cấp visa đưa tôi v{ ông bạn đường Kazuo đặt ch}n đến Benghazi lúc gần ba giờ sáng. Thành phố trong m{n đêm vẫn không giấu nổi vẻ hào hoa của một đế chế dầu mỏ nhiều tiền nhưng đang cố sức hoàn hồn sau cuộc chiến với những tòa nhà bị đ|nh bom n|t bươm. Đất nước vừa qua binh đao loạn lạc mà khách sạn nào ở Benghazi cũng kín chỗ khiến chúng tôi phải hết hơi mò mẫm mới tìm được một phòng hai giường đơn gi| không đến nỗi cắt cổ (115 đô la). Ba người bạn Nhật đi xe m|y ph}n khối lớn thì tiết kiệm triệt để bằng c|ch chăng lều ngủ ngay ngoài vỉa hè. Họ đ~ trải qua hơn ba năm lang thang khắp thế giới trên con ngựa sắt của mình nên túi tiền sắp cạn kiệt. Bức tường nơi "băng đảng tha phương" n{y chọn làm phông nền để hạ cánh phủ kín một bức graffiti khổng lồ hình một g~ r}u ria xoăn tít đang hốt hoảng bỏ chạy, ị đùn be bét cả ra quần. Cả lũ soi đèn pin lên ngắm nghía rồi cười ha ha. Cái gã khốn khổ đó tên l{ Gaddafi.
Biếm họa Gaddafi thua trận sợ ị ra quần.
Trung Đông hầu như to{n c|c nh{ độc t{i, nhưng danh hiệu về sự ấn tượng thì không ai vượt qua nổi vị đại tá từng thống trị Libya suốt bốn mươi hai năm v{ bị quân nổi dậy giết chết một cách thảm khốc trong Mùa xuân Ả Rập năm 2011. Tiếng xấu tiếng tốt đan xen, sau gần nửa thế kỷ cầm quyền, nh{ độc tài kỳ quặc này khiến thế giới dở khóc dở cười. Không chỉ l{ c|ch ăn mặc kỳ quái, nhiều lần công du nước ngoài, Gaddafi thường đòi chủ nhà phải đến tiếp mình trong một c|i... lều kiểu châu Phi
dựng ở đ}u đó quanh khu nh{ chính phủ. Danh sách các vị trí dựng lều của Gaddafi bao gồm cả quảng trường Đỏ nổi tiếng ở Nga, v{ đương nhiên, danh s|ch c|c vị nguyên thủ chịu chui vào lều nói chuyện với Gaddafi bao gồm cả ông mặt sắt Putin. Sự thân cận với Nga dù chỉ là lớt phớt bề mặt cũng khiến Mỹ khó chịu và tổng thống Mỹ Reagan đ~ không ngần ngại đặt cho Gaddafi biệt hiệu nổi tiếng: "Con chó điên của Trung Đông".
Một khu nhà bị bom phá hủy ở Bengazi.
Ng{y đầu tiên đặt ch}n đến Libya, tôi đ|nh bạo ngó vào một vài cửa hàng sách hỏi cuốn Al- Kitab al-Khadra. Ai cũng nhìn tôi như sắp muốn xé phay đến nơi: "Đốt hết rồi! Hỏi l{m gì?" Không nản chí, tôi nhờ bạn bè ở Libya tìm hộ, nhưng rốt cuộc phải thôi vì bắt gặp ánh nhìn nghi ngại với cái dấu hỏi to tướng treo trên tr|n: "Chết! Con n{y gi|n điệp..."
Al-Kitab al-Khadra - hay còn gọi là cuốn Sách Xanh (Green Book) là tên một tài liệu được lưu truyền như th|nh kinh trong chế độ chủ nghĩa x~ hội Hồi giáo (Islamic socialism) mà Gaddafi tạo ra. Ông ta tuyên bố hai mô hình chính trị đang đ|nh nhau khốc liệt lúc ấy là chủ nghĩa tư bản và chủ nghĩa cộng sản đều sai toét. Chủ nghĩa tư bản thì chỉ biết có tiền tiền tiền, chủ nghĩa cộng sản thì là một lũ vô đạo không biết kính sợ Thượng Đế. Rốt cuộc, chỉ có mô hình của ông ta (The Third International Theory) là chuẩn nhất, c|c nước thế giới thứ ba cứ đi theo mô hình n{y l{ ổn thỏa hết, đặc biệt là mấy nước ch}u Phi, vì tiên đo|n của Gaddafi l{ đ~ qua c|i thời dân da trắng làm chủ thuộc địa, dân da vàng xâm lấn bằng vó ngựa, ắt bây giờ phải đến thời d}n da đen đứng lên làm bá chủ thế giới.
Sau cách mạng, những vụn sắt của chiến tranh được sáng tạo thành các tác phẩm nghệ thuật và những hình nộm ghi lại tội ác của Gaddafi.
Những luận thuyết đơn thuần l{ đậm đặc chủ nghĩa M|c cộng với tí mùi tôn giáo của Gaddafi được ông ta viết thành một cuốn sách với ngôn ngữ d}n d~ để ai cũng có thể đọc hiểu. Al-Kitab al-Khadra là khao khát của Gaddafi, để nói cho cả Libya thấy rằng sinh ra là một người gốc Phi không có gì đ|ng xấu hổ. Trải qua bao nhiêu trận chiến chinh, người Ả Rập tr{n đến ch}u Phi, đem theo tôn gi|o, văn minh v{ dần dần đồng hóa người bản địa, trở thành dòng giống cao quý hơn cả người bản địa. Cậu học sinh nghèo sinh ra trong một bộ lạc Phi Berber dù bị bạn bè trêu ghẹo nhưng không nản chí học h{nh, đêm phải ngủ nhờ các th|nh đường, mỗi tuần phải cuốc bộ hai mươi dặm gió bụi mới về đến nhà. Gaddafi làm tôi nhớ đến những gương học giỏi vượt khó ở Việt Nam quyết t}m đổi đời bằng kiến thức. Tuổi thơ bần hàn của Gaddafi khiến ông quyết định dân dã hóa học thuyết của mình để cho đến cả những kẻ nghèo hèn ít học sống du canh du cư ở sa mạc như qu| khứ xa xưa của chính bản thân mình nếu có đọc cũng có thể vỡ ra v{i điều[50].
Ôm cuốn Sách Xanh trong tay, đ|m học sinh Libya mỗi tuần bỏ ra hai giờ để ngấm đến tận xương tủy rằng gia đình quan trọng thế nào, tự do ngôn luận l{ điều sống còn ra sao (!), đ{n ông đ{n b{ hiển nhiên l{ ho{n to{n bình đẳng, hay tất cả các chế độ chính trị trên thế giới đều không thực sự dân chủ vì quyền năng nằm trong tay một số ít c|c nh{ l~nh đạo. Để giải quyết khiếm khuyết này, ở Libya, hệ thống hội đồng nh}n d}n được thiết lập để tạo nên một nh{ nước "d}n chủ trực tiếp" không có người đứng đầu (direct democracy), "mỗi người dân là một Tổng thống". Bản thân Gaddadi không giữ một chức vụ gì chính thức mà chỉ là một
nh{ l~nh đạo tinh thần. Hẳn nhiên, trong thực tế, Gaddafi đ~ cho ra đời một chế độ xã hội độc nhất vô nhị nơi ông ta l{ kẻ độc t{i nhưng núp dưới chiêu bài dân chủ tuyệt đối.
Tuy nhiên, cũng trong đất nước độc tài ấy, chỉ trong vòng mười lăm năm tỉ lệ biết chữ từ 10% tăng lên 90%, tuổi thọ bình quân từ 57 tăng lên tới 77, giáo dục miễn phí lên đến tận bậc đại học. Đầu những năm 80, Libya trở thành một trong những nước giàu nhất thế giới, đứng trên cả Thụy Sỹ, Ý, Tây Ban Nha và Hàn Quốc. Gaddafi tuyên bố rằng utopia - cái xã hội cộng sản hạnh phúc tốt đẹp đến mức không tưởng mà tác giả Thomas More v{ lo{i người hằng ng{y đêm mơ ước từ thế kỷ thứ 16 đ~ trở thành sự thực ở Libya. Đối với những người chỉ nhìn thấy Gaddafi từ màn hình ti vi thì ít nhất đội vệ sĩ to{n phụ nữ còn trinh, cô nào cô nấy quần áo rằn ri, vuốt lông mi đen rợp cả má của ông đ~ đủ để lại một ấn tượng không thể quên.
Nói đi cũng phải nói lại, Gaddafi có thể đem lại sự bình đẳng cho phụ nữ của cả Libya, tạo tiền đề cho việc sau cách mạng có tới h{ng trăm phụ nữ tham gia tranh cử và chiếm tới gần 17% số ghế quốc hội, nhưng sau khi ông ta chết đi, h{ng loạt các câu chuyện hãm hiếp động trời của Gaddafi và các con trai dần dần bị lộ ra ngoài. Trong cuốn sách mới xuất bản của mình, tác giả Annick Cojean phỏng vấn trực tiếp những nạn nhân giấu mặt của vị đại tá ham mê nhục dục một cách bệnh hoạn. Khi đến thăm c|c trường học, ông ta thường đặt tay lên đầu một cô bé học sinh nữ, dấu hiệu để tay chân thân cận nhận mặt và tiến hành bắt ép gia đình phải giao con gái cho Gaddafi. Một vài nô lệ tình dục của ông ta đơn thuần là khoác lên người bộ quần áo vệ sĩ trên những chuyến công du, bề ngo{i l{ để huênh hoang với phương Tây về vị trí của người phụ nữ trong xã hội Libya hiện đại, bên trong là tấn bi kịch đường cùng của những cô gái không còn có thể quay trở về nhà vì rất nhiều lý do, trong đó có vết nhục làm ô uế danh dự của gia đình v{ dòng họ[51].
Là một nh{ độc tài với những tính c|ch o|i ăm, nhiều mảng miếng tốt xấu như thế nên tôi không ngạc nhiên khi người đầu tiên tôi kết bạn tại thủ đô Tripoly, sau một hồi ngần ngại, đ~ thẳng thắn cho tôi biết rằng ông trung thành với Gaddafi. Jamal là quản đốc trong một công ty dầu lửa. Ông nói tiếng Anh lưu lo|t, từng tu nghiệp nhiều năm ở châu Âu. Suốt bữa ăn mời bạn mới quen, Jamal kể cho tôi nghe về lịch sử Libya từng là thuộc địa của Ý. Trong cuộc chạy đua chiếm hữu c|c vùng đất của châu Phi, Ý chậm ch}n hơn nhiều so với các trùm
sò kh|c như Anh, Ph|p, H{ Lan. Libya l{ mẩu Bắc Phi duy nhất còn sót lại mà Ý có thể chiếm đoạt với lý do l{ vùng đất này cách Ý chỉ v{i trăm c}y số đường biển. Vướng phải sự kháng cự quyết liệt của người bản xứ, qu}n đội Ý t{n ph| h{ng trăm xóm l{ng, đ{y ải hàng chục nghìn người trong các trại lao động và không ngần ngại dùng bom hóa học phá hủy mùa màng.
L|i xe đưa tôi vòng vèo qua những con phố còn đầy những hình vẽ chế nhạo và rủa xả Gaddafi, Jamal thả từng câu chậm r~i: "Đại t| Gaddafi chính l{ người khiến thủ tướng Ý Berlusconi phải hôn tay và xin lỗi vì ba mươi năm đô hộ và trả gần bốn tỉ đô la cho những thiệt hại xảy ra trong quá khứ. Cô có thể tưởng tượng được thủ tướng nước cô khiến tổng thống Pháp phải hôn tay, xin lỗi vì gần một trăm năm đô hộ Việt Nam, rồi lại còn ngỏ ý đền bù cho d}n nước cô hàng tỉ đô la?"
Tôi phì cười!
Câu chuyện sau Mùa xuân Ả Rập lúc n{o cũng r}m ran từng góc phố.
Chạng vạng
Đất nước đang trong thời kỳ chuyển tiếp hỗn mang, các nhóm quân nổi dậy sau khi hạ được nh{ độc tài thì quay ra tranh giành nhau về vùng ảnh hưởng. Libya bản chất là một xã hội bộ lạc, dù phát triển hiện đại vẫn còn nguyên thủy sự trung thành với họ mạc v{ tư tưởng vùng miền. Đường phố Libya cũng vì thế mà nguy hiểm hơn bởi sự đụng chạm giữa các phe
phái khởi nghĩa. Hai lần tôi và một người bạn bản xứ đang đi trên đường phải nhanh chóng rời sang một dãy phố khác vì bất thần có xung đột vũ trang. H{ng to|n thanh niên v|c súng chạy rầm rập qua các ngõ hẻm. Đ|m trẻ con đang chơi bóng đ| hối hả thu nhặt quần áo, hét toáng lên xua chúng tôi chạy ngược lại, nhanh chóng rời khỏi khu vực khuy hiểm. Đêm nằm trong khách sạn tôi v{ Kazuo đếm được hàng chục tiếng súng bắn xa gần. Tôi trèo lên thành cửa sổ, đặt m|y quay phim chĩa v{o đêm tối, mắt thao thức không sao ngủ được, đầu óc quay quay nghĩ đến qu~ng đường từ biên giới tới Bengazhi không biết cơ man n{o l{ trạm kiểm so|t, xe tăng, v{ c|c chiến binh cách mạng xuất xứ thường dân mặc áo phông quần bò, quanh bụng giắt đầy lựu đạn, tay vác khẩu súng m|y to tướng gõ cạch cạch vào thành xe, hứng lên l{ đòi chặn đường xét hỏi giấy tờ.
M{n hình điện thoại của tôi nhấp nháy, báo có tin nhắn mới của Hashim. Hashim là một cậu bạn trên Couch Surfing tôi hẹn uống cà phê hồi chiều: hồn nhiên, ga lăng, v{ đẹp trai quá mức cần thiết (híc!). Trái tim tôi chỉ bớt xao xuyến khi Hashim kể rằng cậu tham gia khởi nghĩa từ những ng{y đầu tiên, lần đầu tiên trong đời chạm tay v{o c}y AK47 cũng l{ lần đầu tiên kéo cò và giết chết một người lính trong qu}n đội của Gaddafi: "Tôi tập bắn những phát đạn đầu tiên bằng cách siết cò súng nhằm thẳng vào quân thù!" Hashim vừa lái xe vừa giải thích. Cậu chìa cho tôi xem chiếc thẻ vệ sĩ có ghi sinh qu|n tại Zintang. Người vùng Zintang nổi tiếng hiếu chiến. Ai nhìn thấy tên quê hương của cậu cũng phải nể sợ. Rồi Hashim cười, nụ cười làm mê mẩn lòng dạ con bé tôi. Cậu xuống xe, bước vòng qua phía sau và lịch lãm mở cửa, lùi lại một bước, nghiêng đầu, dang rộng c|nh tay. Tim tôi rơi cộp một phát xuống lòng đường.
Rời Benghazi, tôi và Kazuo bắt xe khách tới thủ phủ Tripoly. Kazuo 50 tuổi, là một phóng viên tự do, được tôi và ba tay du lịch bằng xe máy rủ nhập hội để giảm giá xin thị thực. Như rất nhiều kẻ đi phượt bụi bặm kh|c, chúng tôi nghe theo s|ch hướng dẫn du lịch Lonely Planet nhằm thẳng Youth Hostelling International (YHI) - một thương hiệu nhà trọ quốc tế giá rẻ sạch đẹp có dormitory giường tầng kiểu ký túc xá chung cho cả nam và nữ.
Chưa bao giờ tôi thấy một cái YHI nào bẩn và tồi t{n hơn thế, toa lét dơ d|y, ga nệm nhăn nhúm, cầu thang đầy bụi, buổi tối hơn mười giờ đ~ khóa tr|i cổng khiến tôi phải hết hơi gọi điện. Khắp hai tầng toàn khách vãng lai nội địa mặt mũi khó đăm đăm, kh|c một trời một
vực với các YHI trên thế giới toàn nam thanh nữ tú trẻ trung vui tươi từ bốn biển tụ về. Ở chưa được một ngày, chúng tôi bị một vài thanh niên sống quanh đó bắt ép quản lý YHI yêu cầu rời khách sạn với lý do Libya l{ đất nước Hồi giáo, không phải là vợ chồng không được ở chung phòng, dù là phòng dorm với cả chục c|i giường một thiết kế cho nhiều khách ở chung.
Mới đầu viên quản lý còn ngọt nhạt giải thích rằng kiểu YHI toàn thế giới nó phải thế, sau bị đe dọa dữ quá lão ta chuyển hệ kiên quyết tống cổ chúng tôi ra đường cho yên chuyện. Tôi cũng không vừa, một tay lia máy quay phim, một tay khăng khăng chìa mảnh giấy bắt gã quản lý phải ký chứng nhận sự việc. Lời qua tiếng lại ỏm tỏi, thấy tôi thân con gái một mình mà gân cổ lên cãi không mệt mỏi (l~o Kazuo nh|t c|y đ~ ngoan ngo~n rời đi trước), gã quản lý nắm tay đấm choang choang xuống bàn còn mấy gã thanh niên máu bốc lên tận mặt thì nhảy choi choi bẻ tay răng rắc, chắc chỉ thiếu chút nữa là nhảy vào nghiền tôi tan xác. Không hiểu ma xui quỷ khiến thế nào mà lúc ấy tôi lại... cười khẩy rồi nói mỉa mai: "Còn trò gì giở nốt ra đi!" Giờ nghĩ lại vẫn thấy mình ngu.
Ai cũng có quyền bảo tôi ngu, điếc không sợ súng. Đất nước đang không có chính quyền, không có cảnh sát, không có tòa án, nếu tôi có mệnh hệ gì thì chẳng ai thèm giải quyết. Chính vì tình trạng vô chính phủ như vậy mà những gã thanh niên vô công rồi nghề mới đột ngột trở nên hung hăng, đường phố mới bất an, và mới có những kẻ chẳng danh tính gì cũng tự cho mình quyền hành xóa bỏ v{ |p đặt các luật lệ đạo đức lên người khác.
Bị đuổi khỏi YHI, tôi và Kazuo lang thang khắp nơi để đi tìm một khách sạn không hét giá cứa cổ. Trong khoảng một tuần ở lại Tripoly, hai đứa phải chuyển chỗ ở tới bốn lần. Lần cuối cùng trụ lại tại một khách sạn tư nh}n gần khu phố cổ, nơi tình cờ tôi gặp Magdi Elsharif - người phát ngôn của mạng giám sát bầu cử quốc gia Elshed. Kể lại cho anh nghe chuyện một lũ đ{n ông nh}n danh Thượng Đế và tôn giáo tống cổ con bé tôi ra đường giữa đêm hôm khuya khoắt, tôi lo lắng cho tương lai của Libya sẽ rơi v{o tay c|c đảng của chủ nghĩa Hồi giáo Islamism giống như Ai Cập, Magdi liền vỗ vai cười lớn: "Ôi Mai đừng lo! Tôi d|m đ|nh cược cái thủ cấp của mình rằng bè lũ Islamist sẽ không bao giờ thắng cử. Những người Hồi chân chính ở Libya gi{u có v{ đầy một sàng học thức, chứ đ}u có nghèo v{ ngu như d}n Hồi ở Ai Cập?"
Tôi vừa cười vừa mếu vì cách nói thẳng thắn diễn đạt sự thật kiểu "trần như nhộng" của Magdi. Nhưng không thể không công nhận anh nói đúng phần n{o. Người Ai Cập ở các vùng nông thôn non nửa mù chữ, non nửa đói nghèo, thế cho nên mạng lưới Islamism Huynh Đệ Hồi giáo mới có thể dùng các chiêu bài bánh mì và cứu trợ để mua chuộc. Khi người ta đói ăn thì c|i quan trọng nhất không phải là chính trị mà là cái bụng no c|i đ~. Khi người ta còn phải lăn ra l{m quần quật thì đảng phái nào cho thêm miếng thịt v{o b|t cơm l{ đảng phái đó sẽ được lá phiếu bầu. Tôi nhớ lần ở châu Phi, một bà mẹ đ~ cười khì v{o mũi tôi m{ rằng: "Tôi bận lắm cô ơi! Bao giờ tôi có thời gian rỗi thì tôi sẽ nghĩ về dân chủ!"
Sau n{y khi tôi đ~ về châu Âu, nghe tin bầu cử từ Libya với chiến thắng |p đảo của những người Hồi theo chủ nghĩa tự do, tôi hối hả mò lên facebook chúc mừng Magdi. Anh cười: "Bảo rồi mà không nghe! Thấy chưa? To{n lo h~o! Người Libya túi đầy tiền đ}u dễ gì bị mấy gã thầy tu làm chính trị dùng bánh mì mua chuộc"[52].
Chân chất
Libya có lẽ l{ đất nước khiến tôi khổ sở nhất, nhưng cũng l{ đất nước khiến tôi ngỡ ngàng nhất bởi sự ch}n th{nh v{ hướng thiện của người dân bản xứ. Dù trong hoàn cảnh hỗn mang vô chính phủ nhưng tội |c không bao trùm đường phố, các phiến qu}n vũ khí đầy mình nhưng không l{m hại đến người dân. Tận mắt tôi chứng kiến một người đ{n ông khiêng hai tay x|ch đầy tiền, tiền phòi cả ra ngoài, hồn nhiên từ góc khuất ng~ tư xuất hiện v{ bước v{o nh{ băng. Cảm giác yên ổn rõ nhất l{ khi bước quanh những phiên chợ đông đúc m{ không bị cò chào mời, không bị người bán hàng níu kéo, không lo bị móc túi và không lo bị lừa hàng dỏm. Những tiệm vàng ở Tripoly không có cửa sắt, vòng vàng dài hàng mét mỗi nút to bằng miệng chén vắt hàng chục h{ng trăm chuỗi trên giá hệt như c|c sản phẩm tiêu thụ hàng loạt trong các siêu thị. Người dân Tripoly mỗi lần bước vào tiệm vàng mua hàng ký, hoặc l{ để chuẩn bị đ|m cưới, hoặc l{ để d{nh đầu tư. Thấy tôi lấp ló ở cửa, một anh chủ còn vui vẻ bắt tôi đeo một c|i vòng v{ng quanh người để chụp ảnh. Cổ tôi trĩu xuống vì vàng, miếng nào miếng ấy xòe tướng to như b{n tay trẻ con đ}m v{o da ngứa ngáy. Tôi cười như mếu trong khi anh chủ tiệm thì khoái chí xoa tay vì ảnh đẹp. Giàu có thế này quả là hao tổn nhan sắc!
Hàng cân vàng è cổ...
Khắp Trung Đông những phiên chợ như thế chỉ có ở Libya nơi người dân có mức sống khá cao. Những người bạn Libya mời tôi ăn h{ng rồi tranh trả tiền cho những c|i hóa đơn m{ nhìn liếc qua cũng nặng ký chẳng khác
gì một bữa đ|nh chén ở châu Âu. Trong số những người tôi quen ở Libya có tới hai ông bạn kết thân từ việc các ông ấy hồn nhiên bước tới làm quen khi thấy tôi ngơ ng|c tìm đường. Tôi thường cảnh giác vô cùng với những cú giao tiếp kiểu này vì rất hay có mùi lợi dụng, nhưng sự chân chất của họ khiến tôi thực sự tin rằng người Libya đơn giản chỉ l{... tò mò. Sự chân chất bỡ ngỡ của dân bản xứ cũng có thể là do hàng chục năm qua họ bị ngăn cấm giao du với người nước ngo{i. Nghe nói dưới thời Gaddafi, 1/10 dân số Libya thuộc lực lượng chìm, theo dõi và báo cáo mọi khả nghi cho chính quyền nh{ độc tài.
Trước khi rời Libya, tôi tranh thủ bắt xe tới Sabratha để thăm một trong những tổ chức hỗ trợ bầu cử mà Magdi giới thiệu. Nhóm thanh niên tình nguyện gồm bốn chàng trai cô gái trẻ trung, tất cả đều tốt nghiệp đại học v{ đi l{m ra một đống tiền chẳng thua gì các thanh niên mới khởi nghiệp ở ch}u Âu. Đón tôi trong văn phòng, họ khiến tôi liên tưởng đến những tháng ngày làm việc vui vẻ và hồn nhiên ở báo Hoa Học Trò nơi tôi v{ cả bộ sậu cộng tác viên trẻ măng sống bên nhau như một gia đình ấm cúng, cười tẹt ga, làm việc th}u đêm, ăn thủng nồi trôi rế, trêu chọc thọc léc nhau không nể nang. Ở Sabratha, mới gặp nhau mà tất cả đ~ hồn nhiên pha trò. Họ nhảy múa, vỗ đùi, h|t r|p liên tu bất tận những bài hát mà tên tôi và tên mọi người được khéo léo lồng vào kèm theo những chuỗi cười vô tư lự.
Tuy nhiên, những cảm nhận của tôi về Libya có lẽ không giống những cảm nhận của gần mười nghìn người Việt Nam xuất khẩu lao động sang đ}y. Với những công nhân bị buộc phải trở về nước sớm hơn thời hạn do cuộc nổi dậy Mùa xuân Ả Rập, Libya trong trí nhớ của họ có lẽ chỉ là những công trình xây dựng còn ngổn ngang, thiếu cơm thiếu nước khi bị mắc kẹt trong khói bom, v{ hơn hết là khoản nợ ba bốn chục triệu đồng chồng chất để lo giấy tờ đi xuất khẩu lao động chưa thể trả, m{ lương thì không được nhận. Rất nhiều người
trong cơn quýnh qu|ng đ~ lại xin đi c|c nước Trung Đông kh|c để có tiền trả nợ: Oman (ok), Dubai (e hèm), và Saudi (chỉ nghe thôi đ~ thấy run).
Những tàn tích của La Mã hùng vĩ thuở xưa ở thành phố cổ Leptis Magna.
Mỗi lần nhắc đến Libya, tôi luôn thấy trong lòng bất an, rồi thậm chí cũng không biết mình lo lắng cái gì. Có lẽ bởi những trải nghiệm Libya của tôi là một mớ hỗn độn thập cẩm vui buồn, thất vọng và hy vọng, phơi phới vui tươi v{ cả phát rồ lên vì tức tối. Ở phía trên tôi từng cáu tiết viết rằng đất nước thời kỳ chạng vạng, chuyển tiếp hỗn mang, nhưng kh|ch quan mà nhìn nhận, ít nhất l{ khi tôi đang viết những dòng cuối chương n{y, người lao động Việt Nam đ~ bắt đầu trở lại Libya với mức lương xấp xỉ 300-400 đô la/th|ng, cao hơn hẳn 30% so với thời kỳ trước cách mạng. Đất nước này lại trở th{nh "tia s|ng cuối đường hầm" cho ngành xuất khẩu lao động của Việt Nam đang trong cơn thừa người thiếu việc. Khách du lịch đ~ bắt đầu trở lại những th{nh qu|ch La M~ đẹp nhất thế giới ở Sabratha, Leptis Magna và những bãi biển đẹp như mơ. Visa du lịch không còn l{ điệp vụ bất khả thi. L{ đất nước duy nhất nơi c|c đảng bảo thủ của chủ nghĩa Hồi giáo không thắng cử, Magdi bạn tôi thậm chí đ~ thấy chính trị trở nên "nhạt nhẽo" v{ tếch sang Malaysia du học. Jamal - kẻ ủng hộ Gaddafi - đ~ thôi không còn luyến tiếc vị đại t| độc t{i lúc n{o cũng đeo kính đen v{ mặc những bộ đồ lụng thụng chẳng giống ai. Thậm chí sau vụ đại sứ quán Mỹ bị tấn công ở Benghazi, những người dân Libya đ~ trực tiếp xông vào tấn công trụ sở của nhánh Hồi giáo cực đoan trong khi dưới lòng đường, những thanh niên Libya đứng xếp hàng lặng lẽ, biển tưởng niệm trên tay với hàng chữ: "Nước Mỹ, chúng tôi vô cùng xin lỗi!"
Không biết ai tư vấn tiếng Hoa cho tổng thống Mỹ Kennedy, nhưng ông đ~ dùng nó trong một lần chơi chữ tuy không chính xác về mặt ngữ nghĩa nhưng lại rất thông minh: "Chữ khủng hoảng trong tiếng Hoa gồm hai chữ hiểm nguy và cơ hội. Trong hiểm nguy có cơ hội." Libya cũng vậy, trong sự hỗn loạn của một Mùa xuân Ả Rập ầm ầm bão tố rất có thể là một rạng đông với phập phồng nắng mới cho Libya.
12
Tunisia - Nơi dòng sông bắt đầu
Người bạn đầu tiên lang thang cùng tôi chụp ảnh ở Tunisia là một cậu bé có khuôn mặt vừa điển trai vừa hồn nhiên. Hamdi 22 tuổi sinh ra trong một gia đình lao động ở thành phố Kairouan. Vừa mới quen nhau mà em đã tíu tít tâm sự chuyện tình yêu, rằng từ sau Mùa xuân Ả Rập, những cô gái trùm khăn hijab xuất hiện nhiều hơn hẳn. Em đánh bạo nói chuyện với họ vài lần, và ngạc nhiên vô cùng khi thấy họ cũng rất là dễ thương.
Hamdi nói về những cô gái trùm khăn như thể nói về một sắc tộc hoàn toàn xa lạ mà đến bây giờ em mới có dịp tiếp xúc. Thật ngỡ ngàng khi chiếc khăn tưởng như là đặc trưng của Hồi giáo lại là điều lạ lẫm trong một đất nước với 98% dân số theo đạo Hồi.
"Trả lại khăn cho em"
Tôi gặp Maya ở Libya, tức là từ trước khi tôi đến Tunisia. Maya có th}n hình hơi mỡ màng, nhưng khuôn mặt cô xinh đẹp đến mức ai cũng bị hút hồn bởi đôi mắt nâu nhạt to sắc và nụ cười rất đôn hậu. Buổi chiều hôm ấy, tôi vừa kịp ngỏ ý muốn nhờ Magdi tìm một phụ nữ trẻ để phỏng vấn thì Maya tình cờ bước qua bàn chỗ chúng tôi đang ngồi để đi về phía nhà vệ sinh. Magdi chẳng nói chẳng rằng, đứng lên chặn đường cô gái lạ mặt. Tôi tròn mắt ngạc nhiên. Nhưng anh ch{ng Magdi duyên d|ng chết thôi đ~ thuyết phục được Maya... không đi vệ sinh nữa mà ngồi trước m|y quay phim đến tận gần một tiếng để tôi v{ Kazuo quay như chong chóng.
Sau khi ly dị ông chồng lười chảy thây, Maya quyết định một mình từ bỏ quê hương tìm đường sang Libya gây dựng cuộc sống mới. Cuộc sống thiếu hơi thở tự do văn hóa ở Libya khiến cô nhớ Tunisia đến điên cuồng. Biết tôi chuẩn bị bắt xe đi thủ phủ Tunis, cô liệt kê một danh sách dài những món ngon v{ đường phố đẹp mà tôi nhất định phải nếm thử và
đến thăm. Tôi phì cười hỏi thế có điều gì không muốn nhớ nhung ở Tunisia không, Maya đăm chiêu một lúc rồi trả lời: "Cảnh s|t".
Nếu bạn cho rằng Tunisia cũng l{ một kiểu Taliban ép phụ nữ phải che mặt, hay Saudi nơi hàng ngàn kẻ tình nguyện mang danh người bảo vệ sự trong sạch của Islam (mutaween) tràn ngập phố phường để quản lý hành vi của người dân và lên giọng đạo đức mắng mỏ những phụ nữ không che mặt thì bạn lầm to. Ở Tunisia trong suốt mấy chục năm qua, một trong những nhiệm vụ của cảnh sát là chặn đường các cô gái dám đội khăn trùm đầu, cấm tiệt các cô ả cả gan trùm kín mặt mũi với niqab, và nếu đ{n ông muốn để râu dài lùm xùm kiểu salafi[53] thì trước hết phải xin cho được c|i... giấy phép của chính quyền. Nguyên nhân? Vì những người l~nh đạo Tunisia cho rằng đ}y không phải là tinh thần Hồi giáo chính thống mà chỉ l{ t{n dư của xã hội bộ lạc sa mạc Ả Rập mông muội, theo chân Hồi giáo tràn đến vùng n{y, đi ngược lại với bản chất văn hóa v{ truyền thống của Tunisia.
Tôi và Maya, giờ đ~ th}n thiết như bạn lâu ngày.
Không chỉ Tunisia, một đất nước khác hùng mạnh đến mức từng thống trị cả Trung Đông cũng |p dụng những điều luật tương tự. Tại Thổ Nhĩ Kỳ, chiếc khăn hijab trùm đầu từng bị cấm trong toàn bộ các trụ sở chính quyền v{ trường đại học. Năm 1925 thậm chí còn đánh
dấu bằng một đạo luật cấm loại mũ đ{n ông truyền thống (fez) và thay thế bằng chiếc mũ phớt kiểu panama. Tusinia và Thổ Nhĩ Kỳ l{ hai đại diện tiêu biểu cho phong trào chủ nghĩa dân tộc thế tục ở Trung Đông nơi c|c nh{ l~nh đạo coi những tập tục tôn giáo hủ lậu là rào cản của sự phát triển và tiến hành một cuộc cách mạng cải tạo văn hóa song song với hiện đại hóa đất nước.
Không thể phủ nhận những thành tựu rực rỡ của hai quốc gia Hồi giáo này trong thời kỳ đổi mới tư tưởng. Một kẻ bại trận sau thế chiến và một đất nước vô danh tiểu tốt ở châu Phi bỗng dưng trở th{nh hai ngôi sao băng với những thành tựu phát triển làm cả thế giới sửng sốt, làm nên một sự thần kỳ gần giống với Nhật Bản của châu Á. Chỉ trong vòng hai năm, tỉ lệ biết chữ ở Thổ Nhĩ Kỳ tăng từ 10% đến 70%, tất cả người d}n đến dưới 40 tuổi đều có trách nhiệm đi học. Đất nước cải tổ hoàn toàn với luật kinh doanh mượn của Đức, luật tố tụng mượn của Ý, luật dân sự mượn của Thụy Sĩ. Phụ nữ có quyền bầu cử và ứng cử từ năm 1935, trước cả c|c nước ch}u Âu như Ph|p, Ý, Bỉ, Thụy Sĩ, v{ đương nhiên trước cả Việt Nam.
Tuy nhiên, khi chọn cho mình con đường thế tục (secular), các quốc gia ở Trung Đông thực chất không hẳn là tách rời tôn giáo ra khỏi nh{ nước như ch}u Âu m{ l{ đè bẹp tôn giáo dưới bàn tay độc tài. Thử làm một phép so sánh, khi châu Âu thế tục, nhà thờ đơn giản là tách ra khỏi thể chế cầm quyền trong khi tín đồ Thiên Chúa và các sắc tôn giáo khác vẫn được tôn trọng và tự do hoạt động. Ở Trung Đông, qu| trình thế tục đi kèm với sự thủ tiêu một c|ch cưỡng ép những hành vi tôn giáo bị coi là hủ lậu (khăn trùm đầu, mạng che mặt, tục đa thê) v{ h{ng loạt các tổ chức, nhóm, nhánh tôn giáo bất đồng chính kiến. Ở châu Âu, thế tục là chuyển quyền lực từ nhà thờ sang tay các chế độ được bầu cử dân chủ. Ở Trung Đông, thế tục là chuyển quyền lực từ th|nh đường Hồi gi|o sang tay c|c nh{ độc tài chính trị.
Chính vì vậy, Maya bạn tôi tiêu biểu cho một bộ phận nhỏ những phụ nữ ở Tunisia - những người coi Mùa xuân Ả Rập là một tiếng thở phào nhẹ nhõm để họ có thể tự do thực hiện một thứ quyền dân chủ mà từ lâu họ luôn bị c|c nh{ độc tài vùi dập: đó l{ quyền tự do tôn gi|o, hay đơn giản chỉ là quyền được đội khăn trùm đầu.
"Dù l{ đất nước Hồi gi|o nhưng trước đ}y mỗi lần tôi trùm hijab ra đường là thể nào cũng có cảnh s|t đến hỏi han quấy nhiễu. Khăn trùm đầu bị coi như một thứ phục trang ngoại lai, bị cấm tiệt ở các công sở. Có lần một gã cảnh sát còn hỏi thẳng tôi: Cô l{ người Hồi chứ có phải là tay chân của khủng bố Al-Qaeda đ}u m{ che chắn kín như bưng thế n{y?"
Maya cười khinh khích, cô vui sướng cho tôi xem tủ quần áo mới đ~ được ních đầy những chiếc hijab đính kim sa lấp lánh. Mỗi buổi sáng tỉnh dậy, cô hào hứng chọn cho mình những màu sắc khăn mới điệp màu cùng váy áo. Chẳng còn gã cảnh sát nào có thể chặn cô giữa đường và hoạnh họe về một thứ phục trang mà Maya tin rằng không phải để che giấu bớt đi vẻ đẹp của phụ nữ m{ đơn giản l{ đ~ trở thành một dấu hiệu của đức tin, cũng như người Thiên Chúa đeo th|nh gi| trước ngực, đ{n ông Do Th|i thường đội yarmulke, đ{n ông Sikh thích đội khăn quấn turban, hay nhiều phụ nữ Hindu giáo vẫn hằng ngày gắn hạt bindi trên trán.
Đức tin ở trong tim thôi chưa đủ, mà còn phải thể hiện nó ra bên ngoài nữa. Mùa xuân Ả Rập rốt cuộc đ~ trả lại cho Maya bạn tôi chiếc khăn tôn giáo, trả lại cho cô quyền được xuất hiện hai năm rõ mười, không ai có thể nhầm lẫn, là một tín đồ Islam. Tôi mong trên đời có nhiều cô g|i như Maya, được hưởng một nền giáo dục tốt, được có ít nhất mười t|m năm cuộc đời để tự cân nhắc, tự so sánh, tự chọn lựa, và tự thực hiện những gì thuộc về niềm tin của cô ấy, kể cả đó l{ việc trùm lên đầu một chiếc khăn tôn gi|o, nhưng đó không phải là chiếc khăn của sự bất bình đẳng hay bị ch{ đạp, đó l{ chiếc khăn của trí thức, sự tự tin, và là biểu tượng của nữ quyền.
Phụ nữ Hồi biểu tình đòi quyền được che mặt tại Ph|p: "Mạng che mặt là giải phóng phụ nữ". (Ảnh: Al-Arabiya)
Quran không dễ nhằn
Vấn đề là chiếc khăn tôn gi|o của đạo Hồi không đơn giản như c}y thập giá hay hạt bindi. Thậm chí về bản chất nó cũng không phải là một thứ đặc trưng của Hồi giáo. Maya tự hào rằng chiếc khăn khiến cô trông giống một tín đồ Hồi, nhưng trong thực tế, hàng tỉ tín đồ các tôn giáo khác có thể ăn mặc hệt như Maya. C|c b{ xơ trong nh{ thờ Thiên Chúa, những phụ nữ Thiên Chúa dòng Chính Thống gi|o đi lễ, hay những phụ nữ Do Thái cổ điển trông chẳng kh|c gì người Hồi. Tôi vẫn thường tự hỏi điều gì sẽ xảy ra nếu c|c tín đồ Hồi gi|o như Maya chọn vầng trăng lưỡi liềm trên đỉnh c|c th|nh đường làm dấu hiệu của đức tin thay vì một chiếc khăn rất chung chung và chẳng có gì l{ đặc thù của tôn giáo?
Bởi thực tế là: chiếc khăn trùm đầu và mạng che mặt đ~ có từ rất xa xưa trong rất nhiều mô hình xã hội và tôn giáo khắp thế giới như một biểu tượng của sự tôn kính với bề trên hoặc để đề cao đức khiêm nhường. Xuất hiện từ thế kỷ 13 trước Công Nguyên, tức l{ 2000 năm trước khi Hồi gi|o ra đời, khăn trùm thoạt đầu chỉ dành cho phụ nữ c|c gia đình quý tộc, trong khi tầng lớp lao động chân lấm tay bùn đương nhiên không thể áp dụng phong cách ăn mặc thượng lưu n{y. Nếu bạn lục lại lịch sử, nữ hoàng Elizabeth có rất nhiều ảnh trùm khăn khi tiếp kiến đại sứ nước ngoài. Con gái các nhà quý phái ở Việt Nam ng{y xưa đi ra ngoài phố là che lọng kín mít. Hoàng tộc Việt Nam và châu Á có tục buông rèm nhiếp chính. Được nhìn thấy mặt rồng của các ông hoàng bà chúa là một diễm phúc không thể được ban bố cho bất cứ thường dân nào. Nữ tín đồ Thiên Chúa v{ Do Th|i thường xuyên trùm khăn. Bạn chẳng cần nhìn đ}u xa, tượng Đức Mẹ Đồng Trinh Maria n{o cũng thấy bà khăn |o lướt thướt. Nói tóm lại, chiếc khăn với những biến thể khác nhau là một cách phục trang rất bình thường của phụ nữ trong suốt bao nhiêu nghìn năm lịch sử.
Chiếc khăn trùm đầu có từ rất xa xưa trong hầu hết mọi xã hội. Trong ảnh là hoàng hậu Pháp thế kỷ 15, nhìn không khác gì một phụ nữ Hồi hiện nay.
Hồi gi|o đơn giản là tiếp thu phong tục này. Kinh Quran (24:31) yêu cầu nữ tín đồ che kín khe ngực (juyub) và chỉ để lộ những phần cơ thể "bình thường" (zahara minha) hay tiếng Anh tương ứng l{ "normally apparent". Nhưng m{ những phần n{o l{ "bình thường"? Tóc? Cổ? Mặt mũi? Ch}n tay? Quran lại chẳng hề nói rõ. Mỗi thời kỳ văn hóa v{ tư tưởng l~nh đạo giải thích một kiểu, đương nhiên l{ theo kiểu có lợi cho mình. C|c nh{ nước thế tục muốn hiện đại hóa đất nước thì ủng hộ người Hồi theo trường phái hiện đại v{ ăn mặc hoàn toàn bình thường. Phần lớn c|c tr{o lưu tư tưởng trung dung khuyến khích phụ nữ che một phần tóc bằng khăn hijab hoặc toàn bộ tóc và cổ gọi là al-amira. Các tổ chức tôn giáo bảo thủ và cổ điển thì yêu cầu cho{ng khăn đen trùm qua vai hở mỗi khuôn mặt gọi là chador. Chính quyền cực đoan thì một mực cho rằng đ{n b{ phải mặc niqab chỉ được hở mỗi con mắt, hoặc như thời Taliban ở Afghanistan thì ai cũng buộc phải trùm một c|i "bao tải" kín bưng, phần mắt có khoét ra một khoảng hình chữ nhật nhưng kh}u thêm miếng lưới thưa để nhìn qua, gọi là burka. Tóm lại thêm lần nữa: Kinh Quran là kim chỉ nam cho các xã hội Hồi giáo, nhưng việc hiểu Kinh Quran ra sao và áp dụng trên thực tế như thế nào thì kh| l{... tùy t}m. Chiếc khăn chỉ là một ví dụ rất nhỏ được trích ra từ một danh sách dài lê thê bao gồm rất nhiều sự tranh cãi khác nhau trong nội bộ Hồi giáo, từ những việc tưởng chừng như đ~ thành hiển nhiên như cầu kinh bao nhiêu lần một ngày (3 hay 5 lần?), hoặc vợ không nghe lời thì chồng có quyền đ|nh đập không (!), ăn trộm bị bắt thì có được phép chặt tay không, cho đến những vấn đề lớn lao hơn như liệu Thượng Đế có cho phép con người lập ra nhà nước thế tục?[54][55]
Sự ra đời của chủ nghĩa Hồi giáo
Buổi phỏng vấn thứ hai của tôi diễn ra ở một qu|n café trên đại lộ chính của thủ phủ Tunis. Tôi ngỏ ý muốn được Abdul giới thiệu với một vài phụ nữ Hồi mặc niqab che kín mặt. Vừa lúc ấy có hai bóng đen lướt qua. Hệt như Magdi ở café Casa, Abdul lập tức bật dậy, lao đến chặn đường. Không biết anh ba hoa những gì m{ đến lượt hai cô gái lạ mặt n{y cũng bỏ cả việc mua hàng giữa chừng, s{ v{o qu|n c{ phê để tôi chĩa m|y quay phỏng vấn. Họ đen kịt từ đầu đến ch}n, tay đi găng đen, đến cả đôi mắt cũng được che lại sau một l{n voan đen mỏng.
Trái với sự lầm tưởng của nhiều người, c|c tôn gi|o độc thần ở Trung Đông có sự tương đồng về c|ch ăn mặc nhiều hơn l{ đối lập. Các nhân vật trong kinh thánh hay các nữ tu Thiên Chúa gi|o đều có thể bị nhầm với tín đồ Hồi giáo vì cách mặc áo chùng rộng v{ trùm khăn che kín đầu. Ba cô gái Hồi gi|o người Ma Rốc với c|ch chít khăn ra đằng sau cổ và mặc váy dài khiến không ít người khẳng định họ l{ d}n Do Th|i. (Nhưng bảo họ giống dân Do Thái chắc là họ vô cùng tức giận).
Tôi nhìn quanh, chưa bao giờ trong đời tôi gặp một tổ hợp phức tạp v{ đa dạng đến thế của những con người cùng tôn gi|o nhưng c|ch họ nhìn nhận tôn gi|o kh|c nhau đến mức khó có thể bịa ra một điểm tương đồng.
Thứ nhất là Abdul. Anh từng sống ở Pháp và kết hôn với một cô gái Hàn Quốc. Một ng{y đẹp trời cùng vợ đi chơi, không biết xô xát gì với cảnh sát mà gã này buột mồm hỏi vợ Abdul: "Tại sao cô lại cặp với thằng mọi Ả Rập n{y cơ chứ?" Abdul rút dao kết liễu đời viên cảnh
s|t. Tòa |n cho anh được lựa chọn, hoặc là vào tù hoặc là rời Pháp về Tunisia vĩnh viễn. Anh chia tay vợ về cố hương, sau đó t|i hôn v{ sinh được một cô con g|i độc nhất tên là Aysha.
Aysha ngồi cạnh bố, 17 tuổi, đen từ đầu đến chân, cả bàn tay của cô cũng đeo găng đen. Cô bẽn lẽn, e thẹn, phải để bố thuyết phục mãi mới dám ngồi trước m|y quay. Hơn nửa năm trước, Aysha còn mặc bikini tắm nắng ở biển. Mùa xuân Ả Rập mang tự do đến cho cô gái mới dậy thì. Mặc cho cả nhà trố mắt ngạc nhiên, cô tuyên bố từ nay sẽ trở thành một tín đồ Hồi giáo theo "đúng nghĩa" chứ không kiểu "nửa mùa" như ng{y xưa. Chưa hết, cô còn muốn che kín cả mặt mũi, ông bố khốn khổ phải van vỉ khuyên can mãi mới thôi.
Ngồi cạnh Aysha là Hassan. Cậu ch{ng cũng mới tròn 18 tuổi, r}u ria lưa thưa nhưng d{i ngoằng. Rõ ràng là cậu đang cố gắng để mình giống như salafi - những tín đồ Hồi giáo khá cực đoan, cổ động cho cách sống giống hệt như Hồi giáo từ thời mới khởi phát ở thế kỷ thứ 7. Khi mới gặp tôi, cậu bắt tay một cách miễn cưỡng, sau này thổ lộ rằng nguyên tắc tôn giáo cổ điển không cho phép chạm v{o người khác giới, dù chỉ là cái bắt tay. Khi tôi hỏi cậu: "Mẹ của chị theo đạo Phật, ăn chay, bố thí, thế có phải là người tốt không?" - Cậu bé mười tám tuổi nghiêm khắc nhìn tôi trả lời: "Nhưng mẹ chị cũng sẽ vẫn xuống địa ngục! Nếu cụ mà theo đạo Hồi nữa thì cụ sẽ thành người hoàn hảo v{ được lên thiên đường" (!).
Người cuối cùng l{ Hosni, ba mươi tuổi, hiện đang l{m tiến sĩ. Anh cố ý ngồi xa xa, vẻ như không muốn gần c|i đ|m m{ anh coi l{ cuồng đạo. Dù cũng l{ người Hồi, nhưng Hosni từng kiên nhẫn tranh luận rất điềm đạm và khoa học về các phê phán khá hiểm hóc của tôi suốt hàng tiếng đồng hồ mà không hề nổi cáu.
Chưa hết, những người này giỏi tiếng Ph|p hơn tiếng Ả Rập, họ hoàn toàn giao tiếp bằng tiếng Pháp - ngôn ngữ của kẻ đô hộ Tunisia bảy mươi năm, chứ không phải tiếng Ả Rập - ngôn ngữ của kẻ chiếm đóng v{ đồng hóa Tunisia hơn 1300 năm. Văn hóa Ph|p ngấm sâu và lâu ở Tunisia hơn hẳn Việt Nam, có lẽ bởi gốc văn hóa của người Việt mình mạnh hơn gốc văn hóa kiểu bộ lạc rời rạc và cấu trúc xã hội du mục của Tunisia trước khi đất nước này trở thành một phần của đế chế Hồi giáo.
Quay trở lại quán cà phê ở Tunis, tôi hiểu mình đang ngồi cùng bàn với những người Hồi có tư duy hòa bình, cởi mở. V{ cũng ở ngay bên cạnh họ là những đại diện trẻ trung nhất, mới
mẻ nhất, v{ cũng l{ những đại diện hăm hở nhất, cuồng nhiệt nhất của một tư tưởng mà chỉ nghe tên cũng khiến bất kỳ một nh{ l~nh đạo phương T}y hay một tín đồ Hồi chân chính n{o đều phải rùng mình ớn lạnh: chủ nghĩa Hồi giáo (Islamism).
Việc đế chế Hồi giáo một thời vinh quang chói lọi bị sụp đổ, cộng với hầu như to{n bộ Trung Đông đắm chìm trong nghèo đói v{ trở thành các nước chư hầu của thực dân Anh, Pháp, Ý là một vết nhơ trong lịch sử phát triển cực thịnh của Islam. Cùng với Al-Afghani của Thổ Nhĩ Kỳ, một nhân vật xuất sắc của Ai Cập tên l{ Muhammad Abdul đ~ dấy lên phong trào phục hưng, lấy ý tưởng và nguồn lực từ chính tôn gi|o đ~ tạo nên vinh quang cho đế chế. Chủ nghĩa Hồi giáo thống nhất được hình thành với thông điệp tiên phong là chống lại chủ nghĩa thực dân Anh, Pháp, Ý, giải phóng Trung Đông, v{ t|i x}y dựng một dải văn minh rực rỡ trên nền tảng tôn giáo của đạo Hồi, dùng đạo Hồi làm kim chỉ nam cho cuộc sống cá nhân và chính trị của toàn xã hội.
Từ trung tâm Ai Cập, chủ nghĩa Hồi giáo phát triển mạnh mẽ trên toàn thế giới, tỏa ra nhiều nhánh với nhiều hướng đi kh|c nhau, thậm chí xung khắc và triệt tiêu nhau dữ dội. Tư tưởng Islamism cũng ng{y c{ng trở nên cực đoan hơn với mục tiêu tối thượng nhằm vào việc thiết lập một đế chế Hồi giáo toàn cầu thay thế hệ thống nh{ nước thế tục, thiết lập một hệ thống luật pháp dựa trên Shariah, xây dựng một đế chế tôn giáo toàn trị khắp thế giới nơi Thượng Đế nắm quyền tối cao. Các tổ chức của Islamism tỏa nhánh ở năm ch}u với nhiều đảng chính thống ở ch}u Âu, đi theo ba trường phái: bạo lực (Al-Qaeda, Taliban), phi bạo lực (Wahhabism) hoặc kết hợp cả hai (Huynh Đệ Hồi giáo, Hizb ut-Tahrir).
Một trong những nhánh chủ nghĩa Hồi giáo có sức công phá mạnh nhất, có tổ chức quy củ chặt chẽ nhất, có ảnh hưởng rộng lớn nhất không những tại Trung Đông m{ còn ở châu Âu và Mỹ chính là tổ chức Huynh Đệ Hồi giáo. Khi Mùa xuân Ả Rập tràn từ Tunisia đến Ai Cập với h{ng ng{n người xuống đường biểu tình chống lại chế độ độc t{i, Huynh Đệ Hồi giáo hoàn toàn bị bất ngờ, tuy nhiên đ~ nhanh chóng tham gia dòng biểu tình, và bằng sự chỉn chu về mặt tổ chức đ~ trở thành kẻ cầm đầu và thậm chí trúng cử tổng thống dù mới đầu tuyên bố không tham gia chính trường. Với tuyên ngôn "Kinh Quran l{ Hiến ph|p" v{ "Hồi giáo chính là Giải ph|p", Mursi đ~ có những bước đi sai lầm, không những không khiến cho kinh tế Ai Cập thoát khỏi trạng th|i rơi tự do mà còn xây dựng một hình tượng độc tài mới
thâu tóm quyền lực v{ thao túng chính trường bằng người của đảng mình. Chỉ một năm sau khi nhậm chức, vị tổng thống đầu tiên được bầu cử dân chủ của Ai Cập bị hạ bệ.
Trong khi Huynh Đệ Hồi giáo tổn thất nặng nề, một nhánh Islamism khác thì lại hân hoan. Đó l{ c|c tổ chức khủng bố chủ trương dùng vũ lực như Al-Qeada và Taliban. Ngay từ những ng{y đầu của Mùa xuân Ả Rập, thủ lĩnh Ayman al- Zawahiri của Al-Qeada đ~ lớn tiếng nhận định rằng đường lối ôn hòa, dùng chính trị để đi lên của Huynh Đệ Hồi giáo chỉ có thất bại. Việc Mursi bị qu}n đội lật đổ khiến Zawahiri mở cờ trong lòng, vì nó chứng minh rằng không phải dân chủ m{ vũ lực mới l{ con đường để đạt được mục đích c|ch mạng.
V{ bước trên con đường ấy là những chiến binh Islamist trẻ tuổi đầy nhiệt huyết với ước mơ dùng tôn gi|o để xóa bỏ sự b{nh trướng văn hóa phương T}y, khôi phục lại đạo đức kỷ cương x~ hội, tạo dựng một đế chế toàn cầu. Cùng với Mùa xuân Ả Rập, sự trắng tay của những người khởi xướng cách mạng, và cuộc soán ngôi ngoạn mục của c|c đảng phái Hồi giáo, không ai có thể nói trước liệu những thanh thiếu niên như Hassan, Aysha có trở thành những chiến binh biến giấc mơ đế chế mới thành hiện thực. Giờ đ}y, c|c bậc cha mẹ như Abdul hay bậc đ{n anh đ{n chị như Hosni và Maya chỉ còn biết lo thầm ngay ng|y, nhưng h| miệng mắc quai, không thể cấm cản. Việc cô con gái tuổi teen mơn mởn bỗng dưng che chắn kín bưng mặt mũi thậm chí có thể được hiểu l{ cô ta đang trở thành một người ngoan đạo. Cha mẹ nào dám cấm cản con cái trở nên ngoan đạo? Tuy nhiên, không ai có thể kiểm soát được những đổi thay đang diễn ra trong c|i đầu tuổi 17 thừa cả hăm hở lẫn dại khờ. Cũng như không ai có thể dám chắc sự đổi thay quyết liệt về mặt hình thức không đi cùng sự tẩy não của những cô cậu tuổi mới lớn, và liệu họ có đang rơi v{o tay c|c tổ chức Islamism với giấc mơ trở thành những chiến binh của Thượng Đế[56].
Ngọn nguồn của cơn lũ cuốn
Những cuộc phỏng vấn ở Tunisia khiến tôi hiểu Mùa xuân Ả Rập từ một góc nhìn khác hẳn. Nhưng để cho chắc, tôi vẫn bắt xe về một thị trấn nhỏ xíu tên là Sidi Bouzi.
Ng{y 17 th|ng 12 năm 2010, một người bán hoa quả rong ở Sidi Bouzi tên là Bouzizi bị tịch thu đồ nghề và bị một nữ cảnh sát tát vào mặt. Anh phẫn uất tìm đến kêu g{o đòi được thị trưởng giải thích, nếu không anh sẽ châm lửa tự thiêu. Bị từ chối, ngọn lửa sống bốc lên ngay trước cổng tòa thị chính Sidi Bouzi. Hàng chục cuộc biểu tình nổi dậy diễn ra khắp Tunisia, nhưng linh hồn của những cuộc biểu tình không phải là tầng lớp d}n nghèo như Bouzizi mà là tầng lớp trí thức tự do cánh tả đ~ qu| ch|n ng|n chế độ độc tài. Chỉ hơn hai tuần sau, Ben Ali phải cuốn gói rút chạy sau hai mươi ba năm cầm quyền. Chỉ vài tháng sau, cả Trung Đông dậy sóng, chính quyền của tất cả c|c nh{ độc tài lung lay, kẻ vội vàng hứa cải cách ( Jordan), thậm chí cả những cải cách hiến pháp kiểu Ma Rốc khi chuyển đổi từ "Đức Vua là thánh thần" th{nh "Đức Vua không ai có quyền xâm phạm", kẻ nhanh chóng xì ra cả một đống tiền để dân im miệng (Saudi, Oman), kẻ chết thảm như đại tá Gaddafi (Libya), kẻ sống m{ như chết Mubarak (Ai Cập), và kẻ như Assad vẫn đang cố kiết trì hoãn bản án tử hình trong trò chơi nội chiến đẫm m|u cướp đi sinh mạng của hơn 100.000 người (Syria).
Hơn một năm sau ng{y Bouzizi biến mình th{nh đuốc sống vì miếng cơm manh |o bị chà đạp, cả Tunisia không có gì đổi khác, cái sự đổi khác về cơm |o gạo tiền m{ Bouzizi đ~ đổi mạng sống của mình để cất tiếng kêu. Kinh tế Tunisia vẫn đi xuống, trí thức như Hosni phải dừng học tiến sĩ để đi l{m cho công ty điện thoại, Maya bỏ quê hương m{ đi, Ali quần quật 10 tiếng/ngày, 6 ngày/tuần trong lò bánh mì.
Ngay chỗ một cậu bé đang đạp xe qua chính l{ nơi v{o ng{y 17-12- 2010, chàng bán hoa quả rong Bouzizi đ~ ch}m lửa tự thiêu sau khi liên tục bị công an tịch thu hàng gánh và sỉ nhục.
Những điều thay đổi ở Tunisia không phải kinh tế mà là tôn giáo. Cuộc cách mạng bột phát của tầng lớp tự do cánh tả thiếu tiền thiếu tổ chức phải nhường chỗ cho sự lớn mạnh của các tổ chức Hồi giáo từng bị chế độ độc t{i cũ kìm h~m. Trước Mùa xuân Ả Rập, chỉ số nghèo đói của Tunisia là 2% thuộc loại thấp nhất thế giới, quyền phụ nữ ngang với châu Âu, là nước Hồi giáo duy nhất hợp pháp hóa nạo thai vô điều kiện, giáo dục đứng hàng thứ mười bảy, mô hình nh{ nước kiểu độc t{i được xếp cùng thứ hạng với Singapore. Sau Mùa xuân Ả Rập, đảng phái Ennahda, một đồng minh của Huynh Đệ Hồi giáo Ai Cập lên nắm chính quyền với hàng loạt chính sách không phải nhằm thúc đẩy kinh tế m{ trước nhất l{ "chỉnh đốn đạo đức" của một xã hội đang xuống cấp về đức tin.
Habiba đem lại vinh quang cho Tunisia.
Tuy nhiên, chỉ có ngoan đạo thì l{m sao tìm được thiên đường nơi hạ giới? Tunisia thời hậu Mùa xuân Ả Rập kinh tế c{ng thê lương trong khi các thành tựu nhân quyền thì có nguy cơ bị dồn chết v{o góc tường. Điển hình l{ khi người phụ nữ đầu tiên của Tunisia đem về cho đất nước tấm huy chương bạc Olympic ở cự li chạy 3000m, Habiba Ghribi đón nhận hàng ngàn lời tung hô nhưng cũng không ít lời sỉ vả: "Cô ta trần truồng chạy trên đường. Tunisia đ}u cần một tấm huy chương từ một ả điếm không còn nhân phẩm? Cần phải tước bỏ quốc tịch của cô ta!". Bộ trang phục thể thao của Habiba ho{n to{n bình thường so với chuẩn mực quốc tế, nhưng đối với những tín đồ Hồi giáo bảo thủ ở quê nh{, đó chẳng khác gì một cái quần xì líp. Tôi gần như hét lên vì sướng khi Habiba được rất nhiều quan chức có tiếng tăm trong chính phủ bảo vệ: "C|i quần xì líp của cô ấy đem lại vinh quang cho Tunisia, chứ
cái quần xì líp của các vị thì đ~ l{m nên trò trống gì cho đất nước n{o?". Chính thời điểm Habiba đoạt huy chương cũng l{ thời điểm Ennahda đang dần dần để lộ bộ mặt thật của mình, không phải là một đảng Hồi gi|o dung hòa (moderate) như họ đ~ tự vẽ vời hình ảnh của mình lúc tranh cử, mà là một tổ chức chính trị cổ hủ. H~y xem Ennahda đ~ yêu cầu chỉnh sửa hiến pháp của Tunisia như thế nào là có thể nhận ra ngay ch}n tướng của kẻ muốn kéo lùi tiến bộ xã hội bằng con bài tôn giáo. Phụ nữ Tunisia được giải phóng trước cả phụ nữ ch}u Âu, nhưng cứ theo Ennahda thì hiến pháp phải quy định rằng: "Phụ nữ là người bổ trợ cho đ{n ông trong gia đình, v{ l{ người hỗ trợ cho đ{n ông trong x~ hội".
Th|nh đường Hồi giáo Kairouan với tháp gọi cầu kinh (minaret) cổ xưa nhất thế giới được xây từ thế kỷ thứ 8. Hầu hết các minaret sau này của Hồi gi|o đều dựa vào thiết kế này của Kairouan.
Một góc phố yên bình của Kairouan ngày Chủ nhật.
May thay, khi tôi đang sửa những trang cuối của tập s|ch n{y, Ennahda đ~ phải tự rút lui khỏi chính trường dưới sức ép của phe dân chủ ủng hộ nh{ nước thế tục. Hiến pháp mới đ~ được bỏ phiếu thông qua với vai trò của phụ nữ và nam giới hoàn toàn bình đẳng. Tôi thở
phào nhẹ nhõm, cuộc chiến bên bàn cà phê ở Tunis hơn một năm trước dường như đang chuyển dịch với phần thắng nghiêng về những người Hồi như Hosni, Maya v{ Abdul - những Muslim muốn giữ đức tin ở trong trái tim mình chứ không phải Islamist muốn làm vấy bẩn tôn giáo bằng những mớ chiêu bài chính trị.
Tôi ghét thuật ngữ "Mùa xu}n Ả Rập" từ ng{y đặt ch}n đến Tunisia. Tôi gọi đó l{ cơn lũ cuốn Ả Rập khiến cả Trung Đông dậy sóng, thức tỉnh cả thiên thần lẫn quỷ dữ. Nó bắt đầu bằng một tiếng kêu thống thiết từ khô cằn cát sỏi ở Sidi Bouzi, hóa thành một dòng sông tràn qua sa mạc gi~y nóng Trung Đông. Con tạo xoay vần, dòng sông đ|ng lẽ mang nặng phù sa bị biến thành một cơn lũ cuồng nộ, cuốn phăng đi cả mùa m{ng đang chờ ngày gặt hái.
Bouzizi chết để phản đối cuộc sống đói nghèo. Đ{i b|o loan tin anh chết để khai sinh cho cuộc cách mạng tự do dân chủ. Rốt cục, kẻ lên nắm chính quyền lại là những thầy tu tôn giáo. Thế mới biết, dù kẻ nào thắng hay thua, cuộc chiến lý tưởng cao thấp n{o cũng bắt đầu và kết thúc bằng m|u xương của dân nghèo.
13
Ma Rốc - Tình yêu Thượng Đế và tình yêu trần thế
Ngủ yên nhé tình thơ!
"I fell in love with you watching Casablanca... Making love all long hot summer night..."
Hồi thiếu nữ, tôi cũng như h{ng triệu cô bé mới xuân thì khác từng say mê bài hát Casablanca, từng say mê một trong những bộ phim lãng mạn kinh điển nhất của điện ảnh thế giới và nằm mơ đến một tình yêu cháy bỏng đêm hè trong |nh nến bập bùng bên biển đêm. Trong trí tưởng tượng của tôi ngày ấy, Casa l{ thiên đường của n{ng thơ.
Thế cho nên tôi thót hết cả tim khi bước chân lên máy bay, bất ngờ để ý thấy chữ Royal Air (Hãng Hàng không Hoàng Gia) ở cửa m|y bay được... sơn bằng tay.
Tôi đứng chết trân mất tới mấy giây, thậm chí còn bước tới sờ vào lớp sơn đen lem luốc, nét nguệch ngoạc xiên xẹo còn rõ cả vết chổi bị tòe. Tim đập thùm thùm, tôi thắt dây an toàn chặt hơn hẳn mọi khi, bụng thầm cầu khấn tên tất cả các vị thánh thần mà tôi có thể nhớ ra tên. Một c|ch logic, không ai trên đời muốn di chuyển trên đường bộ bằng một phương tiện thủ công đến mức cái nhãn hiệu của nó được sơn bằng tay, huống chi đ}y l{ hẳn một cái máy bay bay trên trời. Như thế n{y kh|c gì đi t{u bay giấy?
Royal Air được sơn bằng tay ở cổng máy bay.
Chưa bao giờ tôi có một chuyến đi đầy thấp thỏm như thế. Khi hạ cánh, tôi thậm chí còn muốn nhảy lên vỗ tay, thiếu điều muốn đập cửa cabin vồ lấy phi trưởng mà ôm hôn. Ấn tượng đầu tiên về Ma Rốc rất "thô sơ" như vậy nên khi bước chân vào sân bay Casa tôi khá bất ngờ trước sự hiện đại tiện nghi và phong cách phục vụ chuẩn ch}u Âu đến khó tin. Không có kiểm tra visa, không phải đóng bất kỳ một thứ phí nhập cảnh n{o. Khi tôi bước xuống cầu thang thì một cô g|i xinh đẹp trong đội tiếp thị đ~ chờ sẵn v{ đưa cho tôi một chiếc sim điện thoại miễn phí. Chỉ trong vòng năm phút, tôi đ~ có thể nhoay nhoáy vào Internet 3G với gi| 10 đô la trong một tuần (thế mới biết internet ở Việt Nam vẫn là rẻ nhất).
Nhưng m{ Casa buồn, chẳng có tí lãng mạn nào. Tìm hết hơi cũng không thấy biển đêm |nh nến bập bùng và tình yêu mùa hè cháy bỏng. Trung tâm thành phố hiện đại và sạch bong như một cái tủ lạnh. Chỉ có những người dân ở Casa là dễ thương, rất hồn hậu và hiếu khách, kiểu hiếu khách của một đô thị tuy lớn nhưng vì không có mấy khách du lịch nên người dân không bị vô tâm. Bất kỳ ai tôi tình cờ hỏi đường đều bỏ hết cả công việc đang l{m để đưa tôi đến tận nơi. Giấc mơ thời thiếu nữ của tôi có lẽ vì thế không bị đập cho tan nát mà chỉ lẳng lặng trôi qua chìm vào giấc ngủ yên như một lời nói dối vô hại.
Th|nh đường Hồi giáo Hassan II tại Casablanca với tháp gọi cầu kinh cao nhất thế giới 210m.
Xin chào những mối tình đầu tiên
Ở rất nhiều thành phố của Ma Rốc, những cô gái bán hoa trở thành một phần tất yếu của cuộc sống đến mức bạn tôi nói hầu như không ai coi đó l{ chuyện bất ngờ nữa. Cũng như nhiều xã hội Hồi giáo khác, quan hệ tình |i trước hôn nh}n l{ điều cấm kỵ nên đa số kinh nghiệm giường chiếu của những chàng trai Ma Rốc đều bắt đầu bằng những cô gái làm nghề hương phấn. Bạn tôi Abdullah nhận được món qu{ năm 19 tuổi từ một người em họ: một cô g|i điếm rất dạn dày. Abdullah nói anh vô cùng biết ơn cô vì nếu không có cô tận tình chỉ bảo, anh sẽ không bao giờ biết rằng "thiên đường có thật và nó ở ngay trên giường".
Tối hôm ấy, tôi, Abdullah và một cô bạn người Canada lần mò theo tiếng nhạc đến một đ|m cưới ở khu chúng tôi ở. Giữa quảng trường thành phố, h{ng trăm thanh niên nam nữ reo hò quanh một chiếc lọng che kín mít đặt trên lưng một con bạch mã tuyệt đẹp. Đo{n rước đi vòng quanh hàng tiếng đồng hồ, trống chiêng um trời, đ|m thanh niên nhảy múa lắc mông lắc ngực hệt như trên một sàn nhảy chính hiệu. Chiếc lọng nghiêng ngả theo vó ngựa khiến tôi có cảm giác cô dâu ngồi bên trong nếu không phải là một con manơcanh giả thì chắc chắn cũng đ~ ngất xỉu vì chóng mặt. Không nén nổi tò mò, tôi chen vào giữa đ|m đông và bảo người nhà cô dâu vén lọng ra cho tôi bắt tay chúc mừng. Họ cười vui vẻ và gõ vào chiếc lọng. Một khuôn mặt đẹp như ngọc ló ra và một nụ cười hạnh phúc rạng rỡ. Tôi thở phào. Đồ - thật!
"Nhưng chưa chắc cái màng trinh của cô ấy đ~ l{ thật!" - Abdullah cười, không rõ là bông phèng hay ác ý.
Các cô gái Ma Rốc hiện đại bây giờ rất hay ăn cơm trước kẻng. Là một chuyên viên điều tra xã hội, Abdullah có thể đưa ra những số liệu khoa học chắc chắn rằng chủ đề nóng bỏng của c|c cô g|i l{ "lỡ" mất gin thì làm thế n{o để khi động phòng vẫn chảy m|u. "Nhưng 1/3 phụ nữ dù chưa quan hệ bao giờ cũng vẫn không chảy m|u m{!" - cả tôi và cô bạn Canada cùng đồng thanh phẫn uất kêu lên. "Trời ơi! Mấy bà không hiểu bọn tôi gì sất! Khoa học làm sao thắng được sự ngu lâu ích kỷ của đ{n ông?" (!)
Bó tay!
Ở chương Jordan, tôi có nhắc sơ qua đến dịch vụ vá màng trinh ở Hà Lan giá từ v{i trăm đến vài ngàn euro cho một cuộc tiểu phẫu ba mươi phút rất thịnh h{nh đối với những cô gái xuất thân từ gia đình nhập cư người Hồi. Không chỉ ở Hà Lan, mà khắp châu Âu và Trung Đông, việc kh}u v| m{ng trinh đ~ trở thành chuyện thường ngày ở huyện. Trong tất cả các quốc gia Hồi gi|o Trung Đông thì có lẽ Iran là cởi mở về vấn đề này nhất. Khi đ|m đ{n ông thường đùa với nhau rằng ở thủ phủ Tehran chẳng còn g|i trinh đ}u, thì thậm chí hình thức phẫu thuật n{y còn được hẳn một l~nh đạo tôn giáo của Iran - đại giáo chủ (Grand Ayatollah) Sadeq Rouhani chính thức ban fatwa cho phép. Tin mới nhất: Trung Quốc không hổ danh l{ vô địch nh|i h{ng đ~ bắt đầu đổ bộ vào thị trường của công nghệ trinh tiết với sản phẩm siêu rẻ made in China: màng trinh giả, chỉ có 25 đô la, chảy m|u như đồ xịn.
Tây Ban Nha
- T}y Ban Nha ư? T}y Ban Nha từng bị chiếm gọn dưới lưỡi gươm của một tên nô lệ Hồi giáo!
Châu Phi cách châu Âu gần như chỉ có một tí tẹo nước. Chiều hôm ấy, tôi và Abdullah trèo lên vắt vẻo ở s}n thượng một trường học của Tangier, thõng ch}n đung đưa, vừa nghếch mũi về phía châu Âu vừa tán phét.
Những chú lừa thồ h{ng giao đến từng ngôi nhà nằm ngoắt ngoéo trong thành phố cổ Fes.
Người Ma Rốc ở miền này rất xinh, cứ như thể chỉ vừa mới hôm qua họ đ~ chạy từ Tây Ban Nha về ch}u Phi sau hơn bảy thế kỷ người Hồi giáo thống trị toàn bộ cửa ngõ châu Âu. Những cô gái Ma Rốc da trắng mịn, mắt n}u đen, sống mũi cao, d|ng người nhỏ nhắn rất đặc trưng của người vùng Nam Âu. Cũng dễ hiểu bởi tuy chính thức l{ người ch}u Phi nhưng họ chỉ cách Tây Ban Nha, theo cách nói của Abdullah, có một "vũng nước".
Tôi chẳng thèm cãi Abdullah, dù không cần hỏi Gú Gồ thì tôi cũng thừa biết đo{n qu}n Hồi giáo chiếm được Tây Ban Nha một phần lớn vì nội bộ của triều đình Visigoth chia rẽ. Ngày ấy, một người quyền quý tên là Julian gửi con gái mình tới ho{ng cung để đi học nhưng lại bị đức vua mới lên ngôi Roderic hãm hiếp. Julian nuôi mối thù, và khi quân Hồi giáo chuẩn bị vượt biển đ|nh T}y Ban Nha thì ông mở toang cửa ngõ Ceuta. Chỉ trong ba tháng, vùng đất tươi đẹp nhất của châu Âu thời ấy nằm gọn trong tay Tariq - một nô lệ được trả tự do và bằng t{i năng qu}n sự của mình trở thành một tướng t{i trong đo{n qu}n Hồi gi|o đi th|nh chiến.
Người Hồi chiếm Tây Ban Nha, chọc thẳng v{o tr|i tim ch}u Âu đến tận vùng Tours của Pháp. Bảy thế kỷ sau đó (thế kỷ 8-13) đ|nh dấu thời kỳ vàng son (Golden Age) của văn minh Hồi giáo, thời kỳ cực thịnh của khoa học kỹ thuật, triết học và nghệ thuật. Châu Âu mông muội bỗng sáng bừng lên bởi những thành tựu rực rỡ của các học giả người Hồi. Chưa một tôn giáo nào lại mang trong mình một th|i độ cởi mở, tân tiến, hiện đại đối với khoa học đến thế. Những trung tâm học thuật lớn mời gọi chèo kéo rất nhiều tên tuổi hàng "khủng" về giảng dạy, bất kể họ l{ người của tôn giáo nào. Hàng ngàn cuốn sách cổ có nguy cơ tuyệt chủng của văn minh Hy Lạp, Ấn Độ, Trung Quốc, Ba Tư được sưu tầm, thu thập, và
dịch ra tiếng Ả Rập. Được xóa rào cản về ngôn ngữ, dòng kiến thức ào ạt chảy giữa Đông v{ T}y. Đó l{ thời kỳ m{ "một giọt mực của học giả còn cao quý hơn một giọt máu của kẻ tử vì đạo".
Hẳn nhiên, cũng như mọi triều đại khác, Golden Age của Hồi giáo dần dần lụi tàn. Thiên Chúa giáo trở lại Tây Ban Nha, dần dần đ|nh đuổi hết người Hồi về phía bên kia "vũng nước", quay trở lại Bắc Phi v{ Trung Đông.
Bảy trăm năm trôi qua cũng l{ bảy trăm năm đế chế Hồi giáo bỏ lại sau lưng một thời kỳ vàng son. Giờ đ}y, từ phía bên n{y "vũng nước", mỗi ng{y có đến hàng chục, h{ng trăm kẻ liều mạng tìm c|ch đặt chân lên châu Âu bằng đủ mọi kế sách: trốn dưới gầm xe tải, chen chúc như c| hộp trong c|c ngăn chứa đồ ở xe buýt, vượt biển bằng thuyền tự chế hoặc trả tới 5000 đô la cho các tay mối lái. Tôi từng đặt ch}n đến vùng cửa khẩu nơi có đến cả trăm thanh niên lang thang lởn vởn chờ các chuyến xe chạy qua để đu người lên. Nhưng thê thảm nhất vẫn là những chiếc thuyền bị lật chìm trên đường vượt biển.
Thành phố màu xanh lam Chefchounen là biểu tượng của giao lưu tôn gi|o. Những năm 1930, người Do Thái từ châu Âu bỏ chạy đến đ}y do bị bài xích bởi tr{o lưu trở về Miền Đất Hứa (Palestine). Họ sơn nh{ m{u xanh lam bởi
m{u lam tượng trưng cho bầu trời, cho Thiên Đ{ng. Người Do Thái không còn nhưng d}n Hồi vẫn giữ màu xanh trên những căn nh{ của mình.
Eo Gibraltar nối hai châu lục chỉ d{i có hơn chục ki lô mét nhưng sở hữu những trận gió khủng khiếp thổi qua Đại T}y Dương v{ Địa Trung Hải. Gió mạnh, biển xanh, cát trắng, nắng vàng tạo nên một thiên đường cho những tay đua thuyền buồm v{ lướt dù gió bên bờ châu Âu. Nhưng thảm thương thay, ở bờ bên n{y, cũng chính trận gió này mỗi năm lật nhào hàng trăm chiếc thuyền, cướp đi mạng sống của hàng chục ng{n người cố sức rời bỏ ch}u Phi đi tìm miền đất mới. Rất nhiều trong số họ là phụ nữ có thai. "Tại sao?" - Tôi hỏi Abdullah khi hai đứa đ~ ngồi tới hàng giờ trước biển, chong mắt nhìn về ch}u Âu như một dải mờ mờ xa hút. Ở giữa chúng tôi và cái dải đất trông mong manh như sương khói đó l{ một chuyến phà tôi đi mất chưa đầy ba mươi phút, trong khi có những kẻ mất cả một đời người, tôi trả 30 đô la trong khi họ phải trả bằng cả mạng sống của mình.
"Tạo sao lại có nhiều phụ nữ có thai ư? Vì họ tin rằng ch}u Âu văn minh nh}n quyền sẽ nương tay với những phụ nữ đang ở cữ. Thế nên họ cố tình l{m mình có thai trước khi lên đường vượt biển... Mai đừng tin vào Casablanca nữa. Tình yêu lãng mạn đ~ chết thật rồi! Cuộc sống trần trụi thế này nên niềm ng}y thơ bị phá sản cũng l{ điều dễ hiểu thôi!"
Những chiến binh tình dục
Tôi biết một cô bé sinh viên người gốc Ma Rốc, sinh ra và lớn lên tại Hà Lan. Hãy tạm gọi em là Layla, một c|i tên thường gặp trong tiếng Ả Rập, có nghĩa l{ "m{n đêm". Layla thường tự hỏi liệu mình có nên trùm lên đầu chiếc khăn tôn gi|o hay không. Ở trường đại học, em được c|c chuyên gia tư vấn khuyên nên tự tìm hiểu một c|ch nghiêm túc v{ sau đó h~y sử dụng quyền tự quyết cho bản thân mình. Hai năm sau gặp lại tôi, Layla mặc niqab che khăn kín mặt, từ chối bắt tay những người nam khác giới, thuyết phục thành công hàng chục bạn nữ kh|c cũng đeo mạng che mặt, trở thành một thành viên của tổ chức chính trị Hồi giáo, cổ động cho Shariah trở thành luật chính thức ở Hà Lan. Em tiết lộ với tôi rằng vị hôn thê của mình đang ở Syria chiến đấu vì Thượng Đế (chứ không phải vì Syria). Khủng khiếp hơn, tôi không tin vào tai mình khi em hỏi: "Cô đến đó (Syria) rồi, cô có cho rằng sex jihad l{ điều chính đ|ng cho những chiến binh của Thượng Đế không?"
Trong tiếng Ả Rập, jihad (cuộc chiến đấu) có hai cách hiểu chính: chiến đấu chống lại kẻ thù của Hồi giáo, và cuộc chiến đấu nội t}m để bảo vệ phần tốt đẹp và tính thiện trong cuộc sống. Tuy nhiên, khi báo chí nhắc đến jihad là nhắc đến cuộc thánh chiến với những tín đồ sẵn sàng chết vì Thượng Đế, và cái chết đó l{ tấm vé vào thẳng cửa thiên đ{ng. Ở Syria, có hai phe cùng chống lại nh{ độc tài Assad, một là các nhóm cách mạng có tư tưởng tôn giáo dung hòa, hai l{ đội ngũ chiến binh Hồi giáo jihadist từ khắp nơi đổ về, chủ yếu là khủng bố Al-Qeada và các tổ chức Islamism khác. Các nhóm cách mạng muốn lật đổ Assad để xây dựng một nh{ nước dân chủ thế tục. Các nhóm chiến binh Hồi giáo dòng Sunni muốn lật đổ Assad theo dòng Hồi Shia để vinh danh Thượng Đế. Cả hai nhóm này hai tay hai kiếm, một kiếm đ|nh nhau với kẻ thù chung Assad, một kiếm để giết người của nhóm kia. Tuy nhiên, nhóm các chiến binh cách mạng có một điểm thua rõ ràng so với nhóm các chiến binh của Thượng Đế: họ đói sex.
Câu chuyện cho đến lúc n{y đ~ chắc chắn là sự thật, nhưng vẫn chưa hết kinh hoàng cho những ai lần đầu tiên nghe tới. Tất cả bắt đầu từ fatwa không rõ thật hay giả của một lãnh đạo tôn giáo dòng Wahhabi kêu gọi các nữ tín đồ Sunni hãy tới Syria để giúp các chiến binh jihadist xả cơn kh|t tình dục. Fatwa đảm bảo rằng sự hy sinh n{y không được coi là tội thông dâm, và do mục đích cao cả vì Thượng Đế, c|c cô g|i cũng sẽ trở thành jihadist và sẽ được lên thẳng thiên đ{ng. Không biết bao nhiêu cô gái Tunisia dại dột đ~ lên đường tới Syria, dâng hiến tấm thân mình cho hàng loạt những g~ đ{n ông đ~ hai năm trời bận bắn giết nhau không một cơ hội làm tình, trở thành những chiến binh tình dục, và quay trở về với cái thai trong bụng[57]. Sex jihad có lẽ là ví dụ khủng khiếp nhất về sức mạnh của tôn giáo khi bị bóp méo, của Thượng Đế khi bị lợi dụng, của nhục dục dơ bẩn và sự ngu muội của con người khi bị đ|nh tr|o tr| hình trên danh nghĩa của đức tin.
Châu Âu mong manh
Trở lại với cô sinh viên Layla. Đối diện với em, giờ nhìn chẳng khác gì một "bóng đêm" theo đúng nghĩa đen, tôi thấy quặn hết cả ruột gan, ước chi mình có thể trói chặt cô bé này lại và chui vào cỗ máy thời gian quay trở về quá khứ. Tôi như bị giáng cho một cú chí mạng vào đầu khi nhận ra rằng những tín đồ của chủ nghĩa Hồi giáo tại châu Âu, về bản chất được
sinh từ chính những giá trị mà châu Âu luôn tôn vinh và tự hào: tự do tư tưởng, tự do ngôn luận, và tự do phán quyết. Những nhà giáo dục như tôi đ~ ng}y thơ tin rằng tự do nhất định sẽ giải phóng con người v{ hướng con người tới sự cởi mở về tư tưởng. Ai có thể lường trước được rằng "quyền tự do lựa chọn" cũng đồng thời l{ "quyền tự do lựa chọn" con đường bảo thủ cực đoan, và nhất là quyền tự do lạm dụng những giá trị cao quý khác. Châu Âu bỗng chốc thấy mình há miệng mắc quai. Vì đ~ tự hào về dân chủ thì sao dám cấm khăn trùm kín mặt, d|m ngăn chặn l{n sóng đổ bộ của c|c th|nh đường Hồi giáo, dám kiểm soát các bài giảng đạo, dám giải tán các cuộc biểu tình với băng rôn "D}n chủ là bệnh ung thư của ch}u Âu", hay d|m phản đối việc các Islamist thành lập đảng có tên "Shariah for Holland"[58]?
Tự do thế n{o l{ đủ? Dân chủ thế nào là vừa?
Châu Âu bảy trăm năm sau ng{y dồn nền văn minh Hồi giáo chói sáng ra khỏi lãnh thổ, giờ đ}y đang đối mặt với một cuộc thánh chiến thứ hai trong lịch sử, lần này không phải l{ đo{n chiến binh Muslim từ Trung Đông đem theo kiến thức và sự khai sáng, mà là một đội quân jihadist/ Islamist được sinh ra và lớn lên từ trong lòng châu Âu, sử dụng chính những giá trị cơ bản nhất của văn minh ch}u Âu để đ|nh đổ ch}u Âu. Phương T}y sẽ bị "chinh phạt và sụp đổ từ bên trong", đúng như cương lĩnh của tổ chức Huynh Đệ Hồi giáo.
Chưa bao giờ ch}u Âu mong manh hơn thế.
C|c đảng phái của Islamism chính thức xuất hiện ở ba mươi hai nước, trong đó có bốn nước phương T}y l{ Mỹ, Phần Lan, Hà Lan và Anh. Chính tại trái tim của châu Âu này, c|c tín đồ Hồi giáo trẻ tuổi con cháu thế hệ đầu của những người Hồi di cư trở thành những nạn nhân dễ dàng nhất của Islamism. Chân trong chân ngoài, bật gốc cội rễ, cộng với sự phân biệt đối xử và hoàn cảnh kinh tế khó khăn, những thanh niên sinh ra ở châu Âu với hộ chiếu và nền tảng giáo dục châu Âu vẫn rơi v{o một cuộc khủng hoảng danh tính trầm trọng: Tôi là ai? Người H{ Lan? Người Ma Rốc? Người Hồi? Người Ả Rập? Các câu hỏi tiếp nối câu hỏi với: Tôi sống để làm gì? Mục đích tối thượng của cuộc đời tôi là gì? Ai thực sự cần đến tôi trong đời n{y? Trong cơn hoang mang, ng{y c{ng nhiều thanh niên Hồi rơi v{o ma trận của Islamism. Họ được thuyết phục để tin rằng danh tính quan trọng nhất không phải là một
công dân Hà Lan mà là một chiến binh Hồi giáo, mục đích tối thượng của cuộc đời không phải là trở thành một con người tốt mà trở thành một tín đồ chết vì Thượng Đế, đất nước duy nhất họ có nghĩa vụ trung thành không phải là tổ quốc nơi họ sinh ra mà là một đế chế toàn cầu không biên giới quốc gia ummah[59]. Chính vì qu| trình tr|o đổi danh tính, xóa nhòa biên giới văn hóa-chủng tộc-quốc gia đó m{ người ta trở nên bất ngờ khi ngày càng nhiều khuôn mặt khủng bố có da trắng, mắt xanh, tóc vàng, sinh ra và lớn lên trên chính đất Mỹ v{ ch}u Âu, ăn McDonald v{ đòi đ|nh bom nền văn hóa tư bản. Sự việc trở nên có phần hoang mang khi năm 2012, một người Hồi quốc tịch Mỹ gốc Việt tên là Phạm Quang Minh bị bắt trong đường dây khủng bố Al-Qaeda. Những yếu tố cấu thành hồ sơ của nhân vật này hầu như chẳng liên quan gì đến nhau (người Việt, sống ở Mỹ, Hồi giáo cực đoan) khiến cho khi thông tin được bung ra thì các phản ứng của độc giả là những câu cảm thán vừa ngơ ngác, vừa tếu t|o như không tin v{o sự thật, lại vừa hoảng hốt: "Thế là thế n{o?"; "Chắc anh chàng này bị chập điện nên chọn nhầm kẻ thù"; "Thôi chết, đến cả dân nhập cư người Việt ở Mỹ cũng có thể thành Hồi giáo cực đoan thì còn cửa n{o để tho|t đ}y trời?"
Trong khi đó, đại đa số người Hồi vừa giận giữ, vừa run sợ. Tuy chiếm số đông nhưng cộng đồng Muslim ở châu Âu hầu như không có tiếng nói chính thống. Cũng giống như mọi công dân khác, họ mải mê với công việc l{m ăn, lo lắng cho tụi trẻ con đến trường, nấu những bữa cơm vui vẻ trong một gia đình ấm cúng. Cây muốn lặng gió chẳng đừng, cộng đồng người Hồi bị kẹp giữa một bên là sự phân biệt đối xử, thậm chí b{i xích v{ căm ghét của người da trắng bản địa, một bên là mạng lưới Islamism - kẻ đ~ cướp diễn đ{n của những tín đồ Hồi ch}n chính đang ng{y đêm lớn mạnh v{ b{nh trướng bởi những đồng tiền dầu lửa. Hầu như rất ít người ở châu Âu có thể nhìn ra được sự khác biệt giữa một Muslim và một Islamist, hay giữa Hồi giáo với tư c|ch một tôn giáo (Islam) và Hồi giáo với tư c|ch một chủ nghĩa chính trị (Islamism). Cũng giống như phần còn lại của thế giới đ~ luôn gom tất cả các định nghĩa n{y v{o cùng một giuộc, và những tội ác gây ra bởi Islamist thường bị đổ vấy cho Muslim, sự căm ghét Islamist thường bao trùm cả cộng đồng Muslim vô can một cách oan uổng. Mà Muslim ở châu Âu thì giận giữ, nhưng rời rạc và run sợ[60].
Châu Âu mong manh, còn là vì châu Âu còn lòng tin, nhưng đ~ mất đức tin.
Vào một buổi chiều th|ng 10 năm ngoái (2013), tôi vào facebook và thấy thông tin về nhà thờ Thiên Chúa St Peter ở Staffordshire (Anh) đ~ được b|n cho c|c tín đồ Hồi gi|o địa phương vì không còn người đi lễ. Tin mới đăng, có 61 người thích, 13 người chia sẻ, và một lời bình đập vào mắt tôi: "Cảm ơn Thượng Đế! Cuộc chinh phạt phương T}y của Hồi gi|o đ~ bắt đầu!"
Là một kẻ vô thần, nhưng tay tôi run bắn lên. Hơn 1300 năm trước, Trung Đông c|i nôi của Thiên Chúa biến thành lãnh thổ của Hồi giáo, những nhà thờ Thiên Chúa nguy nga sau những cuộc chinh phạt của vó ngựa Ả Rập biến th{nh c|c th|nh đường Hồi gi|o. Hơn 1300 năm sau, những nhà thờ Thiên Chúa lộng lẫy của châu Âu bị bỏ hoang, không cần ai chinh phạt, ế ẩm qua một đêm đ~ tự nguyện giạng cửa toang hoang, hiến thân cho một tôn gi|o đ~ từng là kẻ cưỡng đoạt mình trong quá khứ.
Bạn tôi than: "Ch}u Âu thế tục đ~ ch|n Thượng Đế mất rồi, b|n đức tin cho đồng tiền v{ đặt cược lòng tin vào những điều phù du như tình yêu trần thế".
14
Tây Ban Nha - Đoạn cuối một cung đường
Bước chân vào Tây Ban Nha, tôi bắt xe thẳng tới Cordoba.
Và tôi dành nguyên một ngày chỉ để đi vòng quanh v{ lang thang trong khuôn viên của một trong những công trình kiến trúc tôn gi|o đẹp nhất châu Âu: St Vincent.
Được xây dựng từ hơn 1400 năm trước với tư c|ch l{ một nhà thờ Thiên Chúa, St Vincent là biểu tượng của sự khoan dung trong tư tưởng cai trị của nhà cầm quyền Hồi giáo. Dù là kẻ thắng cuộc, họ không có chủ trương đốt sạch phá sạch giết sạch mà chỉ yêu cầu tín đồ các tôn giáo khác phải đóng thuế và chịu thần phục. St Vincent bị chia l{m đôi, một nửa vẫn là nhà thờ Thiên Chúa, một nửa được xây dựng lại th{nh th|nh đường Hồi giáo. Kết quả của sự giao hòa tuyệt vời độc nhất vô nhị ấy để lại cho hậu thế một công trình kiến trúc đẹp đến nín thở với một sảnh đường khổng lồ được n}ng đỡ bằng 856 cột đ| v{ h{ng nghìn m|i vòm đôi x}y bằng gạch đỏ rực rỡ. Giữa trùng trùng lớp lớp của rừng cột đ| đó l{ những th|nh điện Thiên Chúa và Hồi giáo uy nghiêm dát vàng son lộng lẫy. Từng nhóm du khách ngửa cổ lên cao, xuýt xoa trầm trồ thán phục.
Th|nh đường St Vincent từng vừa là nhà thờ Thiên Chúa, vừa l{ th|nh đường Hồi giáo.
Đ}y l{ một trong những th|nh đường hiếm hoi, nếu không phải duy nhất, có sự hòa trộn của hai tôn giáo: ban thờ Chúa được trang trí bằng những câu trích lấy từ kinh Hồi giáo Quran.
Giữa h{ng trăm con người ấy, tôi tình cờ để ý thấy một nữ du kh|ch người Hồi đội khăn xanh. Cô len lén rời nhóm bạn và lẩn vào sau một bệ thờ lớn. Tôi tò mò bật máy ảnh và zoom ống kính dõi theo. Thật bất ngờ khi thấy cô ngồi thụp xuống, nhằm hướng Mecca, và bắt đầu nghi lễ quỳ lạy của người Hồi.
Tôi hốt hoảng nhìn quanh, may thay, tất cả các nhân viên bảo vệ đều đứng ở rất xa. Cô gái Hồi đang vi phạm một trong những điều cấm kị của Th|nh đường Thiên Chúa St Vincent. Tôi chợt thấy buồn thắt cả tim, thốt nhiên thấm hết c|i o|i ăm của vòng xoay phát triển và lời nguyền độc địa của thời gian. Lo{i người té ra có những cái mà trải qua cả một ng{n năm cũng chẳng văn minh hơn. Chuyện hai tôn gi|o thù địch vẫn có thể chung nhau một mảnh đất thiêng là chuyện chỉ có thể xảy ra hơn một ng{n năm trước. Cũng như chuyện Hồi giáo với tư c|ch l{ tôn gi|o đi đầu trong khoa học công nghệ và nam nữ bình quyền cũng đ~ l{ chuyện của hơn một ng{n năm trước. Ai có thể giải thích được một tôn giáo cởi mở như thế,
tân tiến hùng mạnh đi trước thời đại như thế cả ng{n năm sau lại bị xoắn vặn, bị nhân danh, mang cả tên Thượng Đế ra để làm công cụ vùi dập chính những điều mà nó từng tôn vinh?
Nhưng thực tế là, có ai cần Thượng Đế?
"Lũ chúng ta ai m{ không cần Thượng Đế?" - Riana bật lại khi chúng tôi đang l|i xe vòng vòng quanh Cordoba - "Không có Người thì lấy đ}u ra niềm tin rằng c|i lũ khốn kiếp quanh ta rồi sẽ bị trừng phạt, rằng ta vẫn có thể cắn răng l{m người tốt dù thiên hạ xấu xa, rằng đ}u đó cuối con đường rồi sẽ có công bằng. Mai không thấy xã hội càng bất công loạn lạc thì Thượng Đế c{ng đắt h{ng đó sao?"
Cũng giống như hầu hết người Việt Nam, trên chứng minh thư của tôi phần "tôn gi|o" có chữ "Không". Nhưng tôi sinh ra đ~ nhìn thấy bàn thờ tổ tiên, thức dậy mỗi sáng trong tiếng mẹ cầu kinh niệm Phật. Tôi chưa bao giờ nghĩ mình theo đạo, nhưng lên chùa biết chắp tay cầu an, vái lạy cả ông Phật, ông Khổng Tử, ông Lão Tử, vái lạy các Thánh Mẫu. Và mỗi khi cảm xúc nổi lên thì tôi vẫn kêu trời một cách vô thức. Vậy nghĩa l{ tôi có theo đạo, không những một mà nhiều thứ đạo khác nhau: Phật, L~o, Nho, đạo Mẫu, cộng thêm cả Thượng Đế dưới cái tên ông trời hay ông giời thậm chí đôi khi không cần viết hoa, và cả tín ngưỡng thờ tổ tiên nữa. Như vậy, điều khác biệt lớn nhất giữa tôi và những người bạn mới quen ở Trung Đông đó l{ tôi lớn lên từ một nền văn minh đa thần giáo, còn Trung Đông v{ hầu như toàn bộ phần còn lại của thế giới thuộc về những nền văn minh độc thần giáo.
Đạo độc thần đầu tiên trên thế giới - Zoroastrianism - ra đời 4000 năm trước ở Iran. Từ Iraq, d}n Israel bước chân về miền đất hứa với đạo độc thần Do Thái. Từ miền đất hứa, Thiên Chúa gi|o ra đời ở Palestine. Từ b|n đảo Ả Rập, Hồi giáo tiếp dòng và trở thành tôn giáo cuối cùng của hệ tôn gi|o độc thần. Bốn chân kiềng ở trái tim của Trung Đông đặt nền móng cho c|c tôn gi|o độc thần lan tỏa và bắt rễ ra toàn thế giới. Linh hồn của độc thần giáo ảnh hưởng mạnh mẽ đến tính c|ch v{ văn hóa gốc của Trung Đông v{ phương Tây: miệt m{i đi tìm một sự thật duy nhất, không chấp nhận sự mập mờ, nước đôi vì trên đời chỉ có một Thượng Đế, kinh thánh chỉ có một bản mà tôn giáo của họ giữ l{ linh thiêng, v{ để sống tốt thì chỉ có cách là noi theo một hệ thống thực h{nh đạo đức nhất định mà tôn giáo của họ đ~ chỉ ra (10 giáo lý của Chúa, 5 quy tắc của đạo Hồi v.v.). Qu| trình đi tìm c|i sự-thật-duy-
nhất ấy khiến khoa học và triết học của họ phát triển rực rỡ, nhưng cũng khiến sự khoan dung với nhau trở thành một điều xa xỉ. Ai cũng tự cho mình l{ đúng v{ duy nhất, cách thờ phụng Thượng Đế của mình l{ đúng v{ duy nhất, lời răn dạy của Thượng Đế gửi cho mình là đúng v{ duy nhất. Đó l{ mầm mống của cực đoan.
Khi sự khoan dung với nhau l{ điều xa xỉ thì sự khoan dung với những thiểu số tôn giáo nhỏ trót sinh ra từ sự giao hòa của cả độc thần v{ đa thần, hay những nh|nh tín ngưỡng nhỏ tách ra từ dòng chính l{ điều không tưởng: Thiên Chúa từng chứng kiến sự tàn sát man rợ giữa Công giáo và Tin Lành; Hồi giáo suốt hơn ng{n năm qua chưa bao giờ máu ngừng rơi, nhất là máu của những cộng đồng thiểu số như Sufi, Alevi, Druze, v{ Alawite. Hẳn bạn còn nhớ Hani bạn tôi ở Syria theo dòng Hồi Alawite, tuy bắt nguồn từ một ông tổ đạo Hồi nhưng bản chất là một món cocktail tổng hợp từ rất nhiều tôn giáo khác nhau, cả độc thần v{ đa thần: Thiên Chúa, thần giáo Hy Lạp, và Hindu/Phật giáo. Ở Alawite, cái ranh giới rõ ràng giữa đúng v{ sai, có đạo v{ vô đạo không rõ ràng, nguyên tắc sự-thật-duy-nhất bị phá bỏ. Và thế là cả hệ thống t}m lý, suy nghĩ, ph|n xét của nguyên lý độc thần tự dưng thấy mình không thể đưa ra quyết định cuối cùng: Alawite! Rốt cuộc mày là ai, mày có phải l{ người Hồi không? Chỉ có thể là có hoặc không! Chỉ có thể có một câu trả lời đơn giản, vì sự thật chỉ có một và duy nhất!
Hẳn nhiên châu Á với truyền thống đa thần không phải không có xung đột tôn gi|o, nhưng ít nhất sự khoan dung, chấp nhận, thậm chí tôn vinh những tôn giáo tổng hòa là có thật. Những triết lý cơ bản của Hindu vẫn thấm đẫm trong Jain giáo và Phật gi|o. Cao Đ{i vẫn mềm mại thờ tứ phương từ Khổng Tử đến Chúa Jesus, từ Victor Hugo đến Nguyễn Bỉnh Khiêm, và thậm chí ngồi trên ngôi cao để tín đồ Cao Đ{i người Việt khấn vái còn có cả Nour el Din Mahmoud - một ông vua ở tận Thổ Nhĩ Kỳ. Một người Việt Nam bình thường vẫn sống theo Tam giáo (Nho-Phật-L~o). Đền thờ đạo Hindu ở Sài Gòn vẫn tấp nập những người Việt theo Tam gi|o đến quỳ lạy trước linga[61]. Các ngôi chùa Phật giáo ở Bhutan kết hợp với Bon giáo sừng sững tượng nam nữ giao phối v{ dương vật đ{n ông được mô tả chi tiết với đầy đủ "c{ ph|o lông mao" (!). Người Chăm B{ ni theo Hồi giáo ở Việt Nam vẫn thờ Thượng Đế cạnh ông bà tổ tiên, Thần Mưa, Thần Nước, Thần Sông. Linh mục Moon của Unification Church ở Hàn Quốc có thể hồn nhiên tuyên bố rằng ông còn là một thầy cúng
(shaman). Con chiên Thiên Chúa của Unification vẫn công nhận rằng Jesus dạy những gì tinh túy nhất của Khổng giáo và Phật giáo. Bàn thờ gia đình một người họ hàng của tôi vẫn có bốn tầng: Thánh Giá, Phật Quan Âm, ảnh các cụ tổ tiên, và giữa tất cả là ảnh... đức Giáo hoàng. Chính vì thế tôi tin rằng, hay đúng hơn l{ cầu mong rằng 70.000 tín đồ và 100 thánh đường Hồi giáo ở Việt Nam sẽ luôn ngấm chất dịu thuần của văn hóa Á Đông để có thể ngăn không cho dù một mảy may nọc độc cực đoan được lẻn vào dải đất mềm mại của quê hương.
Trở về từ Trung Đông, tôi thầm cảm ơn việc đa thần gi|o đ~ sinh sôi nảy nở trên đất n{y, đ~ trở thành một triết lý sống (philosophy of life) hơn l{ một tôn giáo, đ~ thấm vào hệ thống logic tinh thần của xứ sở này từ khi nảy mầm đến khi kết hạt, đ~ dạy cho con d}n phương Đông sự tôn kính với thánh thần của mình và cả khoan dung với thánh thần của kẻ khác, thậm chí không những khoan dung mà còn rộng cửa chào mời một sự giao thoa giáo lý và đức tin đến mức kết quả của quá trình kết hợp ấy là một hỗn thể không còn phân biệt được biên giới. Dù rằng đôi lúc cũng ph|t rồ lên vì 1+1 chưa chắc đ~ bằng 2; dù phải đ|nh vật với c|i thăng bằng }m dương nơi tốt xấu hầu như không có tính giá trị chuẩn, quá nhiều tốt thành xấu, v{ đôi khi qu| nhiều xấu xa lại dẫn đến sự tốt đẹp; dù phải chấp nhận rằng mọi thứ đều tương đối, và sự-thật-duy-nhất l{ điều không bao giờ tồn tại.
Chín th|ng lăn lê qua mười ba đất nước Trung Đông, một đất nước nội chiến, hai đất nước trong tình trạng vô chính phủ, số còn lại ì ầm biểu tình hằng ng{y, chưa bao giờ tôi cảm nhận rõ hơn sức mạnh của tôn gi|o v{ đức tin. Tôi tin rằng Thượng Đế và tôn giáo không đơn giản chỉ l{ để con người chúng ta biết rằng công bằng là có thật, lẽ phải cuối cùng rồi sẽ thắng, rằng mụ phù thủy độc ác sẽ phải đền tội và Lọ Lem rồi sẽ sống đời đời hạnh phúc. Nhất định còn phải có một c|i gì đó cao hơn thế nữa, ví như sự khao kh|t được th}u tóm vũ trụ này trong tầm tay trong khi biết rằng mình hữu hạn, hay ước mơ ch|y bỏng về sự bất tử trong khi biết mình chắc chắn một ngày rồi sẽ chết. Tôi không tin con người đ~ ch|n ng|n Thượng Đế và quay ra chỉ biết có yêu bản thân mình hoặc một tình yêu trần ai phù du xác thịt. Bất lực nhưng lại tham lam v{ đầy hoài bão, khát khao vô tận nhưng phải trở nên hèn mọn vì sự hữu hạn của chính mình, con người đ~ phản chiếu sự quằn quại bất lực của giống
loài lên thành một niềm mơ ước có tên l{ Thượng Đế. Không sinh không diệt, thấu rõ tứ phương vũ trụ, quyền lực tối thượng.
Trở về nhà lòng dạ rối bời còn hơn cả lúc mới đặt ch}n lên đường, tôi bắt đầu hiểu rằng sản phẩm lớn nhất của con người không phải là những nền văn minh rực rỡ, mà là một khái niệm chạm đến tận cùng của sự trừu tượng: Thượng Đế to{n năng.
Nhưng nếu ai phản đối và cãi rằng Thượng Đế không thể là sản phẩm tưởng tượng của con người dựa trên hình hài của chính mình thì tôi cũng sẽ lặng im, bởi những trải nghiệm ở Trung Đông khiến tôi hoang mang. Không lẽ mấy ng{n năm qua, con người đ~ hoan ca v{ đổ máu chỉ vì một ảo ảnh?
Cũng có thể Thượng Đế có thật! V{ Người chỉ quá buồn m{ đ~ bỏ đi thôi!
15 Giờ sao?
Tôi có một ông bạn vong niên người Anh sống rất thực tế, khác hẳn với c|i con bé tôi đầu óc lúc n{o cũng chơi vơi "ở trển". Lúc rỗi việc gặp nhau, tôi xả phanh ầm ầm, nói mình khát khao được l{m c|i n{y, thèm được làm cái nọ, muốn nhân tiện làm cả cái kia. Lúc tôi dừng lại để thở, ông thường buông nhõn một c}u: "Giờ sao?"
Trở về Hà Lan phờ phạc sau chuyến đi gần năm trời ròng rã vào một ngày cuối th|ng 8 năm 2012, ông bạn quý đón tôi ở s}n bay, chưa kịp để tôi há mỏ ra luyên thuyên, phán một câu tỉnh rụi: "Giờ sao?"
Như mọi khi, tôi vẫn thường không biết sẽ bắt đầu từ đ}u. Bình thường thì tôi vẫn viết, như một c|ch để ngòi bút khỏi cùn, để khỏi quên tiếng mẹ đẻ, v{ để bơm chút đỉnh vào cái hầu bao lúc n{o cũng rỗng đến mức nhìn cả thấy đ|y. Nhưng mỗi lần lên facebook tôi lại thấy nhụt chí, vì nhận ra rằng những câu chữ của mình chẳng ăn thua v{o đ}u so với cơn cuồng nộ của thông tin ăn xổi. Tôi muốn nói với c|i đ|m đông đang hăng m|u rỉa róc những mẩu tin đẫm máu từ Trung Đông rằng vùng đất khổng lồ mà họ đang nói đến trải dài qua ba châu lục mênh mang. Trên cái diện tích lãnh thổ từ địa đầu ch}u Phi sang đến trung tâm của châu Á ấy, những quốc gia nghèo thiếu ăn nằm cạnh những đất nước mà bữa ăn tối bình thường mắc tiền hơn cả Amsterdam, những thành phố nơi gần như 100% phụ nữ che khăn kín mặt ở c|ch nơi v|y siêu ngắn và cổ áo siêu trễ chỉ non một giờ bay. Trung Đông đối với tôi như một trò ú òa, mỗi buổi sáng thức dậy mở mắt ra là có một bất ngờ mới. Ấy l{ nơi một tối party nhảy nhót vui tươi điên cuồng trong khi đất nước nội chiến lửa cháy ngút trời l{ điều có thể, ấy l{ nơi c|c nh{ độc t{i được người dân yêu quý và luyến tiếc l{ điều có thể, ấy l{ nơi một cô g|i mơn mởn xuân thì bỗng dưng muốn che chắn kín bưng mặt mũi ch}n tay l{ điều có thể, ấy l{ nơi phẫu thuật chuyển giới tính bằng tiền trợ cấp của chính phủ cũng l{ điều có thể. Bất kể một định kiến gì về Trung Đông đều có thể bị đập tan bởi những câu chuyện ho{n to{n đối lập.
Tôi vừa thích vừa sợ facebook và các mạng xã hội. Tất cả những gì quan trọng nhất không phải thông tin mà là tốc độ của thông tin. Báo chí bị cuốn theo cơn lốc cạnh tranh với mục tiêu duy nhất là làm thế n{o để thông tin đến tay của tất cả mọi người và chẳng cần làm cho bất kỳ một ai thông th|i hơn. Thế giới phức tạp, tươi đẹp và hỗn loạn khi bị post và twit lên internet trở thành những lát cắt ngắn ngủn và giản đơn. Tại sao? Vì chúng ta hình như chỉ đủ thời gian để tiêu hóa những gì giản đơn v{ ngắn ngủn. Trung Đông với những cách nhìn phức tạp, các câu chuyện đối chọi và lịch sử ng{n năm giằng chéo với hiện tại sẽ bị lọc qua mạng xã hội và hệ thống báo chí chỉ để lại những chi tiết sốc nhất, những con chữ có tính chất "đập một nhát vào mặt", v{ những hình ảnh đạt tiêu chuẩn "không cần đọc lời bình vẫn có thể đưa ra kết luận".
Chiến tranh Việt Nam, 1963. (Ảnh: Larry Burrows)
Sau đ}y l{ một ví dụ điển hình:
Một buổi chiều trở về nhà sau ngày dài làm việc, tôi tức ức ói máu khi nhìn thấy tấm ảnh n{y trên tường facebook nhà mình với c|i tiêu đề to tướng: "Người Hồi bị đ{n |p ở Việt Nam". Đăng lên mạng ngày 23-8-2013, mới chỉ v{i hôm đ~ có gần 4000 người chia sẻ, và có lẽ hàng triệu người trên thế giới n{y đang đinh ninh rằng người Hồi ở Việt Nam bị trói chằng tay vào nhau, bắt quỳ xuống đất với dao găm kề vào cổ.
Mới đầu, tôi đơn giản chỉ cho rằng kẻ đăng bức ảnh này là một trong muôn vàn những tín đồ Hồi gi|o bình thường cảm thấy bị oan ức khi người Hồi bị xua đuổi và áp bức ở Myanmar, rồi trong cơn ngu dại lôi cả Việt Nam v{o m{ không thèm suy nghĩ. Sau khi v{o tận trang chủ, đọc thêm hàng loạt post, truy cứu nguồn gốc và tổ chức tài trợ, tôi mới phát hiện ra rằng đ}y l{ một forum của Islamism tuyên truyền v{ kích động thánh chiến. Phương pháp của forum là tìm mọi cách mô tả Islam như một tôn gi|o đang l}m nguy, Muslim l{ một cộng đồng đang bị trù dập, và cả thế giới n{y đang tìm c|ch để tiêu diệt Hồi giáo, thậm chí kể cả ở một đất nước xa xôi như Việt Nam. Chính vì thế, việc đưa một bức ảnh tù binh chiến tranh ở Việt Nam bị trói chân trói tay lên và lu loa rằng người Hồi ở đ}y bị đ{n |p không chỉ đơn thuần là một sai sót. Đó l{ chủ ý. Và thế là tất cả nhao nhao lên. Và thế là tất cả sôi máu lên. Và thế là tất cả sẵn s{ng lăn v{o, xả thân cứu anh em bằng hữu. Chỉ có vài comment lẻ tẻ yếu ớt hô lên rằng hình như đ}y l{ cuộc chiến Việt Nam từ ngày xửa ngày xưa. Nhưng vô dụng. Thịt đè người, số lượng like v{ share đè chết sự thật. Chưa bao giờ người hại người lại dễ d{ng đến thế.
Mạng xã hội khiến bất kỳ một gã vô danh tiểu tốt n{o cũng cảm thấy như mình l{ một nhà báo quyền lực vô song. Kể cả khi nhà báo ấy ngu dốt, quan điểm sai lạc, hay như những kẻ đ~ like v{ share c|i ảnh này, chỉ nhăm nhăm muốn gào lên cho cả thế gian này biết người Hồi đang bị hãm hại, còn thời gian đ}u m{ suy nghĩ, m{ truy tìm tư liệu. Rồi thì trong cơn phẫn uất, bạ ai cũng lên |n, vô tình biến cả bạn bè thành kẻ thù. Ai bảo chỉ có mấy thằng khủng bố mới l{m cho người ta trở nên dị ứng với đạo Hồi?
Phải thú thật l{ tôi thường chỉ hào hứng với các cuộc tranh luận khi người đối ẩm là các học giả về Hồi gi|o. Không đơn giản là sự học cao hiểu sâu mà là khả năng họ có thể bước ra khỏi vầng hào quang tôn giáo của chính mình, rồi cùng nắm tay tôi "bay" lên, tho|t x|c, lơ lửng phía trên những thực thể tôn gi|o v{ văn hóa ấy, nhìn ngắm chúng, thảo luận, tranh cãi
như thể nói về một thực thể khoa học mà không sợ bị phạm húy, không sợ vô tình xúc phạm, tổn thương lẫn nhau. Để l{m điều này với những người khác thật là khó, bởi sự nhạy cảm quá mức của một tôn gi|o đang bị cả thế giới hiểu lầm, những tín đồ Hồi thường có hệ thống tự bảo vệ luôn ở chế độ mẫn cảm cực độ, bất kể c}u nói gì cũng có thể dễ d{ng được họ dịch ra th{nh ý đồ của một cuộc tấn công v{o đức tin của chính mình.
Tôi cảm thấy lo lắng vì mình đang sống trong một thế giới mà tốc độ thông tin quá nhanh khiến người thường không mấy ai đủ thời gian để thích nghi. Một bức ảnh bây giờ không chỉ còn có sức mạnh hơn một nghìn con chữ nữa mà còn có thể biến một nghìn kẻ ngu xuẩn thành một nghìn kẻ sẵn sàng phanh ngực áo thành quân cảm tử. Ở thế hệ Facebook và You Tube này, chẳng mấy ai còn có thì giờ để đọc, để cân nhắc, chưa nói đến để suy ngẫm. Đập vào mặt một cái ảnh hay một cái clip thì lập tức tình cảm dồn lên đè bẹp tư duy, ch}n tay như bị chập điện rùng rùng trở th{nh vũ khí cho anh hùng b{n phím. Ai cũng có thể ngồi xuống để viết, dù có thể chưa bao giờ d|m đứng lên để sống[62].
Nhưng m{ rồi tôi vẫn chọn cách viết, vì không còn gì khổ sở hơn l{ phải giữ khư khư một câu chuyện luôn cựa quậy đòi được ra đời. Nhất là những câu chuyện ấy dường như chỉ đợi giây phút mổ vỏ trứng chui ra là có thể ngay lập tức tự đứng lên, tay chống nạnh, mặt hất hàm thách thức những thông điệp chỉ toàn chiến tranh, khủng bố và chém giết từ Trung Đông. Nói đi cũng phải nói lại, một cách thực lòng, vùng đất rộng lớn này không phải là thiên đường của n{ng thơ. V{ tôi dù đọc nhiều cách mấy, viết nhiều cách mấy cũng không thể có câu trả lời cho cái mớ bòng bong rối rắm n{y. Nhưng có hề gì, nh{ thơ người Mỹ Maya Angelou có nói một câu rất đỉnh: "Con chim cất tiếng hót không phải vì nó đ~ tìm ra được giải pháp cho cuộc đời. Nó hót đơn giản bởi vì nó có một b{i h|t thôi".
Trong cuốn s|ch n{y tôi xin được nhận là con chim. Hót váng lên một chặp. Có khi chối tai, chẳng giải quyết được việc gì. Nhưng ít nhất nó cũng cố gắng hoàn thành sứ mệnh của mình. Đ~ l{ chim thì phải hót.
Đi tìm Taliban
Con đường Hồi gi|o cho đến giờ phút n{y đ~ ho{n th{nh một nửa qu~ng đường với cánh cung từ Saudi tỏa sang hướng Tây. Tôi dừng lại đơn giản bởi vì tôi hết tiền. Là chim, tôi xin hứa bao giờ gom góp đủ sẽ tiếp tục bay nốt qu~ng đường sang phía Đông. Nếu thành công, thì bài hát tiếp theo sẽ có tựa đề: Đi tìm Taliban.
Xin giới thiệu với các bạn một mẩu viết trên facebook của tôi sau chuyến đi tiền trạm tới một đất nước ở c|nh cung phía Đông: Pakistan.
Mấy hôm trước tôi phải ngồi soạn đề thi cho sinh viên, đọc bản gợi ý của đồng nghiệp thấy có một câu hỏi về Malala, cô bé Pakistan mười lăm tuổi - nhà hoạt động chính trị bảo vệ quyền được đi học bị tổ chức Hồi giáo cực đoan theo Islamism Taliban |m s|t hụt và bị thương nặng ở đầu. Malala đ~ nổi tiếng càng trở nên nổi tiếng với đề cử giải Nobel Hòa Bình. Từ cõi chết trở về, cô gái nhỏ đầu trùm chiếc khăn tôn gi|o m{u đen xuất hiện trước toàn thế giới, tiếng Anh không tì vết nói đĩnh đạc như một chính trị gia: "Với một cuốn sách và một cây viết, một bé gái sẽ l{m đổi thay thế giới".
Hệt như ti tỉ người khác, tôi tan chảy vì Malala bao nhiêu thì căm ghét bè lũ Taliban bấy nhiêu. Sự yêu ghét rõ ràng ấy chỉ bị đập tan t|c cho đến khi chính bản th}n mình đặt chân đến Pakistan và suốt mấy tuần qua đ~ kịp ngấm đến tận óc một bức tranh chính trị và tôn giáo vô cùng phức tạp của đất nước này.
Gia đình cưu mang tôi ở Islamabad là một tổ ấm năm người với ông bố giảng dạy tại trường đại học. Tối hôm ấy từ trong phòng mình, tôi nghe thấy cô con g|i hai mươi tuổi vừa đi học về khóc nức nở. Cậu em trai đi đón chị từ bến xe trên đường về bị một nhóm cướp chặn đường gí súng v{o đầu để trấn lột. Gia đình đ~ b|o cảnh s|t nhưng tất cả khẳng định rằng cảnh sát biết rất rõ tụi cướp l{ ai nhưng sẵn s{ng l{m ngơ. Bên b{n ăn, đôi mắt cậu bé mới mười bảy tuổi rực lên sự uất ức, căm phẫn và bất lực. Người bố thở d{i: "Chính quyền tham nhũng, thối nát. Nếu phải chọn giữa Taliban và cái chính quyền tồi tệ này, tôi chọn Taliban. Ít nhất với Taliban, chúng tôi có thể đòi lại sự công bằng".
Trong cuộc chiến chống Liên Xô tại Afghanistan, rất nhiều tổ chức chính trị v{ vũ trang của cả Afghanistan và láng giềng Pakistan được Mỹ hỗ trợ để chống lại kẻ thù chung. Khi Liên Xô và chính quyền bù nhìn thua trận rồi Mỹ buông tay, các nhóm quyền lực này tranh giành đẩy Afghanistan rơi v{o cơn loạn lạc. Một trong những nhóm quyền lực này hình thành Taliban (Sinh Viên), bao gồm năm mươi sinh viên người Afghanistan đang tị nạn tại Pakistan với tham vọng thiết lập lại trật tự dựa trên sự nghiêm khắc của tôn giáo. Hành động đầu tiên của họ là giải cứu hai bé gái bị quan chức địa phương gọt đầu hãm hiếp và một bé trai bị đe dọa cưỡng bức. Taliban bắt kẻ có tội đền tội theo luật Hồi giáo và nhận được sự ủng hộ của nhiều d}n thường.
Về sau khi đ~ lan rộng v{ được nhận dạng là một tổ chức Hồi giáo cực đoan, sự tàn khốc của chính quyền ngắn ngủi l~nh đạo bởi Taliban khiến cả thế giới rùng mình. Cách diễn giải Quran và sunnah (lối sống/lời dạy của Muhammad) từ phía l~nh đạo tôn giáo Taliban hạn hẹp, thiển cận và bạo lực đến mức đ{n ông buộc phải để râu, phụ nữ ra đường buộc phải trùm burka kín từ trên xuống dưới v{ có đ{n ông trong nh{ đi theo (một cô gái bị bắt quả tang đi cùng đ{n ông không phải người nhà bị đ|nh 100 roi), phụ nữ chỉ có quyền được làm việc trong bệnh viện, điều này khiến h{ng trăm trường học phải đóng cửa trong đó có trường của Malala, các cuộc tàn sát và các lệnh cấm ngặt nghèo như không được nghe nhạc, không được vỗ tay trong các trận đấu thể thao trở thành cuộc sống thường nhật.
Tuy nhiên, sau khi bị lật đổ, Taliban đ~ dần dần thay đổi phương ph|p, bất chấp mọi cố gắng của qu}n đội chính phủ và can thiệp phương T}y, Taliban đang trở thành một lực lượng chính trị không thể bị tiêu diệt mà buộc phải coi như một đối t|c trên b{n đ{m ph|n. Tại sao? Vì những câu chuyện như đ~ xảy ra với gia đình cưu mang tôi ở Pakistan: khi tội ác đ~ rõ r{nh r{nh v{ quan chức địa phương đứng khoanh tay, Taliban dường như l{ kẻ cuối cùng có thể đòi lại chân lý, mặc dù việc chọn Taliban đồng nghĩa với lựa chọn một nhà tù. Cuối cùng, trong cơn uất ức, tức nước không vỡ được bờ, khát khao trả thù đ~ mạnh hơn sự đe dọa mất tự do.
Thêm một lần nữa tôi ngấm bài học: "Trên đời không có kẻ xấu v{ người tốt, chỉ có kẻ tốt nhiều và tốt ít hơn, hay kẻ xấu nhiều và xấu ít hơn". Giữa hai kẻ xấu, gia đình Pakistan của tôi trong một phút giây giận dữ thậm chí đ~ chọn Taliban với tư c|ch l{ kẻ xấu ít hơn. Với
góc nhìn này, thế giới không có trắng đen, nhất là khi một gi|o sư đại học buộc phải cầu mong công lý từ một tổ chức cực đoan v{ tội |c như Taliban.
Một cô bé Afghanistan trong trại tị nạn tại Islamabad (Pakistan). Cũng trong một trại tị nạn khắc nghiệt như thế này ở biên giới Pakistan, Taliban đ~ th{nh hình.
Gió to làm tắt ngọn lửa nhỏ và thổi bùng ngọn lửa lớn, Xin cảm ơn ngọn gió của tôi!
Chia sẻ ebook : http://downloadsach.com/
Follow us on Facebook : https://www.facebook.com/caphebuoitoi
Chú Thích
[1] Giữa hai nhánh Hồi giáo Shia và Sunni có nhiều xung khắc và bất đồng, trong đó có cả những bất đồng về gia thế của nhà tiên tri. Phái Sunni cho rằng Ruqayyah và Zainab là con chung của Khadijah và Muhammad. Phái Shia thì lại quả quyết chỉ có Fatimah là con chung duy nhất của hai người, ba cô gái còn lại Zainab, Ruqayya và Umm Kulthum là con của chị gái bà Khadijah. Theo lý luận của Shia, Khadijah 40 tuổi qu| gi{ để khi lấy Muhammad vẫn còn có thể đẻ thêm được tận ba, bốn người con.
[2] Trích dẫn từ Islam a short history, (Modern Library, 2002) của Karen Armstrong. Tác giả xuất thân từ một xơ Thiên Chúa, được biết đến như một nhà nghiên cứu có nhiều thiện cảm với Hồi giáo. Những cuốn sách chính của bà: Muhammad - A biography of the prophet; A History of God, The Great Transformation: The Beginning of Our Religious Traditions; Jerusalem: One City, Three Faiths. Giả thuyết Allah là một biến thể của tục thờ thần Mặt Trăng được trích dẫn phần lớn từ cuốn The moon-god Allah in the archelology of the Middle East của Robert Morey.
[3] Đế chế Ba Tư l{ thời hoàng kim của Iran, nguyên thủy theo đạo độc thần Zoroastrianism, bao trùm lên lãnh thổ c|c nước Iran, Afghanistan, Pakistan và gần một chục nước khác gồm một phần của Hy Lạp, Ai Cập, Thổ Nhĩ Kỳ, Trung Quốc và Ấn Độ ngày nay.
[4] Một trong những cuốn s|ch đ|ng được lưu t}m về Wahhabism ở Saudi được viết bởi David Commins, The Wahhabi Mission and Saudi Arabia (Tauris, 2009).
[5] Saudi dựa vào một hadith cho rằng Muhammad cấm phụ nữ đi ra ngo{i qu| 24 tiếng mà không có người nam trong gia đình đi cùng. Áp dụng cho Hajj, luật n{y được nới lỏng nếu một nhóm các phụ nữ đi cùng nhau. Bắt đầu từ năm 2014, người nam giám hộ sẽ nhận được một tin nhắn thông báo nếu người phụ nữ họ giám hộ đi ra khỏi biên giới Saudi. Về mức độ đ|ng tin cậy của hadith, xin xem thêm phần "Thưa cùng bạn đọc".
[6] Năm 2005, tờ b|o Đan Mạch Jyllands-Posten đăng ảnh biếm họa về thiên sứ Muhammad khiến hàng triệu tín đồ Hồi giáo nổi giận, các cuộc biểu tình, đốt phá, và trả đũa diễn ra khiến hơn hai trăm người thiệt mạng. Năm 2012, một công dân Mỹ Thiên Chúa gốc Ai Cập sản xuất bộ phim có tiêu đề The Innocence of Muslims (Sự vô tội của người Hồi) gây ra sự phẫn nộ của tín đồ khắp nơi với hậu quả hơn năm mươi người thiệt mạng. Nguyên nhân của sự tức giận này không những là việc thiên sứ Muhammad bị châm biếm mà còn do phần lớn c|c trường phái Hồi giáo (trừ Shia và các nhánh Sufi) tuân theo aniconism - cấm toàn bộ các hình thức mô phỏng Thượng Đế, các thiên sứ, thậm chí thiên nhiên và các sinh vật sống. Chính vì thế kiến trúc của văn minh Hồi gi|o thường là các mô-típ hình họa trang trí đối xứng.
[7] Henry Austin, "Muslims give more to charity than others", NBC, 22-7-2013.
[8] "Phụ nữ giúp việc"
[9] "Nghề giúp việc tại Ả Rập Xê Út: Nhiều rủi ro", phunuonline.com.vn.
[10] "L{m tình với nhau".
[11] Một trong những cuốn s|ch có c|i nhìn tương đối khách quan về Saudi được viết bởi Karen Elliot House, On Saudi Arabia: Its People, Past, Religion, Fault Lines and Future (Vintage, 2013).
[12] "Xóa bỏ những nghi ngờ của bạn về Hồi gi|o"
[13] "Cảm ơn"
[14] Một loại thuốc lá trộn hương hoa quả được hút qua ống điếu lọc nước chạm khắc đẹp và tinh xảo. Bình hút shisha được cho là sáng chế của một người Ấn Độ. Tục hút shisha khởi nguồn từ vùng Ba Tư (Iran ng{y nay) v{ sau n{y lan truyền đến thế giới Ả Rập.
[15] Không có đ{n ông thì cũng chẳng có nước mắt.
[16] Xem "Dictatorship is the best path to development" trên www.debatewise.org, một trang wiki với tính phản biện hai chiều kh| đơn giản và lý thú có bàn về tính hai mặt của chế độ độc tài.
[17] Harem là từ để chỉ một quần thể gia đình đa thê, tương tự như cấm cung nơi c|c vua chúa sống cùng vợ và các cung nữ. Từ "harem" xuất xứ từ chữ "khayrem" (tiếng Do Thái) và chữ "haram" (tiếng Ả Rập) đều có nghĩa l{ sự cấm đo|n, gìn giữ, cách biệt.
[18] Elephant in the room - Ngạn ngữ Anh.
[19] Xem thêm chú thích số 1 chương "Saudi - Trung Đông cấm cung".
[20] Tiếng Ả Rập: "Những kẻ bỏ ra đi".
[21] Kẻ vô đạo, phản đạo.
[22] Có bản kể rằng Khabbab bị giết trước rồi sau đó cả nhà ông mới bị ám hại.
[23] After the prophet được viết bởi Lesley Hazleton (Anchor, 2010) là một cuốn sách rất hay v{ cũng rất khách quan về sự chia rẽ Sunni-Shia trong nội bộ Hồi giáo xuất phát từ việc kế thừa và phân chia quyền bính kể từ gi}y phút Muhammad băng h{. Hiện nay, Hồi giáo Shia ở Iran và Hồi giáo Sunni ở Saudi là hai thế lực đối đầu thù địch. C|c nước có đa số Sunni chiếm phần lớn thế giới Hồi gi|o. C|c nước có dân số Sunni-Shia xấp xỉ bằng nhau hoặc hơn kém chút xíu như Li Băng, Bahrain, Iraq hay Yemen trở thành trận địa để Saudi và Iran tranh giành ảnh hưởng.
[24] Nguyên bản báo cáo của NOREF: "Keep Yemen weak". Đ}y l{ c|ch hiệu quả để Saudi giữ thế chủ động trong Hiệp ước Taif về chủ quyền đất suốt nửa cuối thế kỷ 20.
[25] "Qat" l{ một loại lá cây có chất kích thích rất thịnh hành ở Yemen. Ấn tượng đầu tiên về một khuôn mặt Yemen điển hình là một bên má phồng tướng lên như đang ngậm một quả quýt to đùng v{ một nụ cười chúm chím vì đôi môi còn phải giữ cho quả quýt ấy khỏi phọt ra ngoài. Lá qat nhai thành bã, hết cọng n{y đến cọng kia, không nhổ ra mà giữ ở trong má hàng tiếng liền. Già trẻ lớn bé ai cũng nhai. C|c em học sinh nữ bỏ mạng che mặt ra là thấy phồng cả má. Nhiều em thú nhận không có lá qat không học được bài. Cả đất nước bị nghiện chất kích thích từ lá qat, tốn tiền vì l| qat. Nhưng cũng như "miếng trầu l{ đầu câu chuyện" một thời ở Việt Nam, không có l| qat thì giao lưu x~ hội bị tắc tị và trở nên nhạt phèo.
[26] Mùa Xuân Ả Rập ở Yemen còn là nguồn cảm hứng để bộ phim tư liệu chưa đầy 30 phút Karama has no walls của nữ đạo diễn gốc Yemen Sara Ishaq bừng s|ng v{ được đề cử giải Oscar.
[27] Nh{ thơ t{i năng của Li Băng (1883-1931), người có số lượng tác phẩm xuất bản đứng thứ ba trên thế giới, sau Shakespeare và Lão Tử.
[28] Những bạn đọc muốn tìm hiểu kỹ hơn về nhánh Hồi giáo Shia dòng Alawite xin mời tham khảo thêm bài tôi viết cho tạp chí Illume, "Syria: Alawites, Religious Minorities in the Losing War", www.illumemagazine.com,17-2-2013.
[29] Vào thời điểm tôi đang sửa bản thảo của cuốn sách này, cuộc chiến ở Syria là sự tàn sát lẫn nhau của ba nhóm đối đầu chính: một l{ qu}n đội của độc tài Assad chủ yếu dòng Hồi giáo Shia Alawite, hai là quân nổi dậy theo chủ nghĩa c|nh tả không phân biệt tôn giáo nhưng đại bộ phận là Hồi giáo Sunni, và ba là các chiến binh tử vì đạo jihadist của các tổ chức Hồi giáo cực đoan Islamist dòng Sunni từ khắp nơi trên thế giới đổ về, chủ yếu là lực lượng của khủng bố Al-Qaeda v{ c|c nhóm cùng tư tưởng.
[30] "Từ Syria, gửi đi với tất cả niềm yêu thương" - một mẫu câu quen thuộc khi viết thiệp hoặc thư cho bạn bè v{ người trong gia đình.
[31] Bạn tôi mượn ý của George Carlin: "He – and if there is a God, I am convinced he is a he, because no woman could or would ever fuck things up this badly".
[32] Opera soap: Cụm từ này xuất phát ở Mỹ từ thời nhà sản xuất phim được tài trợ bởi các hãng xà phòng, loại phim dài tập các bà nội trợ hay xem nên chen nhiều quảng cáo xà phòng. Từ này hiện chỉ chung cho phim truyền hình dài tập.
[33] Couch Surfing là một mạng bạn bè trên thế giới nơi những người bản xứ mở cửa đón khách du lịch vào ở nh{ mình như một hình thức giới thiệu văn hóa, trợ giúp lẫn nhau, và thể hiện lòng hiếu khách. Tôi có giới thiệu chi tiết hơn về cái hay và cái dở của Couch Surfing trong cuốn s|ch trước Tôi là một con lừa (Nhã Nam, 2013).
[34] Một chén nhỏ để dốc ngược uống một ngụm là hết luôn.
[35] Người chuyên pha chế các loại rượu và cocktail.
[36] "Tiên sư Assad".
[37] Chia sẻ.
[38] "Cứ dính đến tình dục l{ b|n được h{ng!". Sex sells l{ một trong những chiêu quảng cáo phổ biến nhất trong thương mại.
[39] Comment, bình luận.
[40] Một số tín đồ Hồi giáo cho rằng nam nữ không được động chạm cơ thể, dù chỉ là một cái bắt tay. Điều này xuất phát từ hadith của Maqil Ibn Yasar, kể lại rằng Muhammad khuyên tín đồ không nên chạm tay vào người phụ nữ mà họ không được phép. Tuy nhiên, mỗi trường ph|i v{ người l~nh đạo Hồi giáo lại có những ý kiến rất khác nhau. Xin xem thêm chú giải của hadith ở phần "Thưa cùng bạn đọc".
[41] Tiếng Ả Rập trong Kinh Quran phiên âm thành Lut.
[42] Unspeakable Love: Gay and Lesbian Life in the Middle East, của Brian Whitaker và Anna Wilson (University of California Press, 2006).
[43] Tình dục đồng giới/đồng tính luyến ái và tình dục khác giới.
[44] Bạn đọc có thể tìm hiểu thêm với từ khóa Sykes-Picot Agreement và xem bộ phim Lawrence of Arabia. Xin lưu ý trong phim n{y sĩ quan người Anh Lawrence xúi giục các bộ lạc Ả Rập chống lại Ottoman và thực lòng mong họ có độc lập sau khi Ottoman sụp đổ. Trong thực tế, Lawrence bị đồn "xấu xa" hơn nhiều vì ông biết trước lời hứa của chính phủ Anh là giả dối và các bộ lạc sẽ không bao giờ có độc lập.
[45] Bản thân tôi rất ngưỡng mộ một cuốn sách nghiên cứu gần đ}y có tiêu đề The world through Arab eyes (Basic Books, 2013) với những số liệu cụ thể về tư duy v{ c|ch nhìn nhận của người Ả Rập, đặc biệt là tầm quan trọng của yếu tố Palestine trong việc người Ả Rập chọn bạn chọn thù. Tác giả Shibley Telhami đ~ thu thập thông số chi tiết liên tục từ nhiều năm tại hơn mười quốc gia Trung Đông, đồng thời ph}n tích tư duy t}m lý đ|m đông một cách khá khách quan, khoa học.
[46] Người Hồi gọi theo phiên âm tiếng Ả Rập là Ibrahim.
[47] Kippah hoặc Yarmulke.
[48] 1. Xem thêm b{i "Why have young people in Japan stopped having sex?" của Abigail Haworth trên The Guardian 20-10-2013, www.theguardian.com.
[49] 2. Về vấn đề Ai Cập, tôi có viết một bài phân tích khá chi tiết cho BBC: "Tại sao Ai Cập quan trọng?" ng{y 23-8-2013, www.bbc.co.uk. Tôi cũng xin giới thiệu một cuốn sách mà tôi thấy khá thú vị có tên là After the Arab Spring (Tiếp nối của Mùa xuân Ả Rập, Palgrave Macmillan, 2012). Tác giả John Bradley phân tích rất chi tiết về sự lớn mạnh của chủ nghĩa Hồi gi|o (Islamism) v{ qu| trình Islamist cướp diễn đ{n của phe dân chủ cánh tả. Điểm yếu của cuốn s|ch l{ người đọc có thể cảm giác rằng Bradley không khách quan khi ông thẳng thừng bày tỏ rõ quan điểm cá nhân của mình ngay từ đầu về chủ nghĩa Hồi giáo.
[50] Bạn đọc có thể đọc bản tiếng Anh của Sách Xanh tại http://www.mathaba.net/gci/ theory/gb1.htm
[51] Cuốn sách của Annick Cojean do Grove Press UK ấn h{nh năm 2013 có tựa đề Gaddafi's Harem.
[52] Sự thất bại của c|c đảng phái Hồi giáo bảo thủ Islamist ở Libya là một trường hợp khá đặc biệt, đi ngược lại với xu thế chính trị thời hậu Mùa xuân Ả Rập ở Trung Đông. C|c bạn có thể xem thêm một phân tích ngắn gọn của TS Tawfik Hamid, "6 reasons why Islamists lost liberals prevailed in Libya vote" tại http://middleeastvoices.voanews.com
[53] Tr{o lưu sống theo phong c|ch v{ lý tưởng của đạo Hồi thế kỷ thứ 7, đồng thời là một cách tự xưng gọi của Wahhabi từ Saudi cũng như c|c tín đồ Wahhabi ở c|c nơi kh|c. Hầu hết đ{n ông theo salafi để râu dài vì họ tin rằng Muhammad cũng từng để râu (xem phần "Thưa cùng bạn đọc").
[54] Thiên khải 33:59 cũng thường xuyên được tranh luận về vấn đề nhóm từ "yudnina alayhinna min jalabibihinna" nên được hiểu l{ kéo kín v|y |o hay cho{ng kín người. Nghĩa trước chỉ đơn giản là yêu cầu nữ tín đồ ăn mặc kín đ|o, nghĩa sau thường được Hồi giáo cực đoan hiểu là trùm kín mít thân thể, kể cả mặt mũi ch}n tay. Một trong những bản dịch Quran bằng tiếng Anh mới nhất và nhận được nhiều sự ủng hộ từ các học giả hiện đại được xuất bản bởi Brainbow Press (2007) có nhan đề Quran - A reformist translation. Ba tác giả Edip Yusel, Layth Saleh al-Shaiban và Martha Schulte-Nafeh không những dịch m{ còn đi sâu lý giải tận ngọn nguồn một số cách hiểu và diễn giải sai lầm từ bản gốc v{ nghĩa gốc tiếng Ả Rập. Bạn có thể tải sách tiếng Anh miễn phí từ http://www.studyquran.org/resources/Quran_Reformist_Translation.pdf.
[55] Với những bạn muốn tìm hiểu Quran từ bản gốc, tôi xin gợi ý một trang web với Quran được cắt nghĩa từng từ một http://corpus.quran.com/wordbyword.jsp. Tuy nhiên, với bản Quran này, xin bạn lưu ý l{ mỗi từ Ả Rập gốc thường có nhiều hơn một cách cắt nghĩa, ví dụ từ "daraba" trong thiên khải 4:34 được dịch là chồng có quyền đ|nh vợ, nhưng từ này có hơn một chục nghĩa trong đó cũng có nghĩa xa l|nh. Thêm nữa, để hiểu được ý nghĩa của từng đoạn thiên khải thì cũng cần phải đặt nó vào bối cảnh lịch sử ở thời điểm khi thiên khải đó được "gửi tới" Muhammad. Một ví dụ đơn giản là thiên khải về việc phải có bốn nhân chứng cho tội thông dâm cần phải được hiểu trong bối cảnh Muhammad đang phải đối mặt với việc người vợ yêu của ông Aisha bị d}n th{nh Medina đồn ngoại tình (xin xem thêm chương Jordan).
[56] Một trong những cuốn s|ch tôi vô cùng t}m đắc có tên là The Other Muslims: Moderate and Secular (Palgrave Macmilan, 2010) tập hợp mười bài viết của các học giả Hồi giáo nhằm thức tỉnh mối nguy hiểm của Islamism và cảnh b|o phương T}y cũng như thế giới về sự phát triển chân rết mạnh mẽ của Islamism trên nền tảng dân chủ ch}u Âu, đe dọa không những hệ thống chính trị của châu Âu, mà những nạn nh}n đầu tiên của Islamism chính là cộng đồng tín đồ Hồi giáo. Cuốn sách chỉ ra rằng cuộc chiến tư tưởng lớn nhất của thế kỷ 21 chính là cuộc đối đầu trong nội bộ thế giới Hồi giáo, giữa c|c tín đồ của Islamism (Islamist) v{ c|c tín đồ truyền thống của Islam (Muslim). Nói một cách vắn tắt, Islamism là mối hiểm họa cho Islam, và Islamist là mối hiểm họa cho Muslim. Trong cuốn sách này có câu chuyện của Samia Labidi về việc các thành viên của phong trào Hizb al-Nahda, thông qua con đường hôn nhân một cách có hệ thống, đ~ dần dần biến gia đình cô v{ nhiều gia đình kh|c ở Tunisia trở th{nh tín đồ của Islamism. Labidi trở thành một tín đồ của Islamism, nhưng sau đó tho|t khỏi vòng bủa v}y tư tưởng cùng quá trình tẩy não tinh vi của mạng lưới này.
[57] Sự thật quanh sex jihad đ~ bị bưng bít nhiều và rất khó x|c định. Ví dụ như fatwa có tên Jihad ul Nikaah của l~nh đạo tôn giáo Muhammad Al-Arefe v{o th|ng 3 năm 2013 sau n{y đ~ bị ông phủ nhận là một fatwa giả mạo. Chính phủ Tunisia cũng có những phát ngôn không thống nhất về số lượng các cô gái tới Syria. Tuy nhiên, nhiều nguồn tin và cả các cuộc phỏng vấn trực tiếp cho thấy rằng c|c cô g|i thường hối hận về quyết định của mình sau khi phát hiện ra bản thân thực chất l{ đ~ bị lạm dụng.
[58] Luật Hồi giáo (áp dụng) cho Hà Lan.
[59] Ummah có thể hiểu là cộng đồng. Nguyên bản của từ ummah được thiên sứ Muhammad sử dụng lần đầu tiên trong Hiệp ước Medina (Charter of Medina) với cam kết những người Hồi mới di cư đến đ}y v{ c|c bộ lạc Do Thái bản địa sẽ tạo thành một cộng đồng đa tôn gi|o thống nhất, chung sống với nhau hòa thuận, tôn trọng quyền lợi của nhau. Cùng với thời gian, các thể chế Hồi giáo và nhất là chủ nghĩa Hồi giáo hiện nay đ~ xoắn vặn ý nghĩa gốc mang tính thế tục v{ đa tôn gi|o của từ ummah, biến nó thành từ chỉ một đế chế Hồi giáo toàn cầu chỉ d{nh cho người Hồi có tính toàn trị và thần quyền.
[60] Nếu bạn chỉ có thời gian để đọc một cuốn sách duy nhất về các vấn đề của Hồi giáo hiện đại trong bối cảnh tôn giáo này bị gắn liền với tư tưởng cực đoan, tôi xin gợi ý Islam wihout Extremes: A Muslim Case for Liverty (W.W. Norton & Company, 2011). Học giả người Hồi Mustafa Akyol đ~ viết một tuyệt phẩm đầy thuyết phục mang tính khoa học về lịch sử của tư tưởng Hồi giáo tự do, dân chủ, đồng thời phân tích một cách cặn kẽ về qu| trình tư tưởng này bị tha hóa, bại trận trước làn sóng Hồi giáo chính trị phục vụ cho c|c đế chế quyền lực.
[61] 1. Linga: khối trụ hình dương vật, biểu trưng cho dương tính, thường được gắn với thần Shiva trong Hindu giáo.
[62] 1. Henry David Thoreau: "How vain it is to sit down to write when you have not stood up to live".
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top