IV. CÓ CẦN THIẾT LẬP NHỮNG NGHI THỨC, QUY TẮC TRONG QUAN HỆ BẠN BÈ ?

Những người dễ tính hay cho rằng: Một khi đã là bạn bè của nhau thì hãy thoải mái với nhau đi, giữ gìn ý tứ làm gì, phải hết mình với nhau chứ v.v... Họ đâu hiểu được một điều đã trở thành chân lý: ai cũng có tự do nhưng tự do trong khuôn khổ, bất kì sự diễn tiến nào cũng điều có giới hạn. Bởi vậy, ngay cả trong quan hệ bán bè thân thiết cũng cần thiết lập những nghi thức, quy tắc cần thiết. Chính những nghi thức, quy tắc này sẽ làm cho tình bạn ngày càng bền chặt hơn chứ không hề khô cứng hay suy giảm chút nào.

1. Chính nghi thức sẽ tạo nên bạn bè.

Thực ra nghi thức là một tên gọi khác của phong cách. Nghi thức là một phần của con người, là những biểu hiện bên ngoài của con người. Về một mặt nào đó người ta coi nghi thức chỉ là hình thức, nhưng thực tế nó có vai trò hết sức quan trọng trong giao tiếp. Chính qua nghi thức này mà đối phương hiểu bạn hơn, từ đó tiến tới mối quan hệ bạn bè một cách dễ dàng. Nghi thức bao gồm cách ăn mặc, trang điểm. Qua nghi thức, người ta đọc được tính cách của đối phương. Một người có phong cách đẹp bao giờ cũng mang trên mình những bộ trang phục nhã nhặn, lịch sự. Chính cái đó làm cho bạn bè dễ gần, dễ mến họ hơn. Vì thế, chúng ta nên tỏ ra tinh tế trong cách ăn mặc.

Ăn mặc đừng nên quá cầu kỳ, mọi người sẽ cảm thấy khó chịu lắm đấy.

Chỉ nên ăn mặc gọn gàng, sạch sẽ. Dù quần áo có hơ lôi thôi một chút nhưng sự gọn gàng tươm tất cũng đủ đưa đến một nữa thành công trong giao tiếp bạn bè.

Trong khi ăn mặc, phải luôn ý thức được hoàn cảnh của mình. Bạn bè đánh giá rất cao về mặt này. Trong bữa tiệc thì mặc quần áo gì. Khi đi thăm bạn ốm ăn mặc như thế nào, đó là tất cả những điểm cần được lưu ý.

Nghi thức ăn mặc, đầu tóc tạo nên nếp quen ổn định của chúng ta. Bạn bè có thể nhìn vào đó để nhận dạng, đánh giá ta là một người như thế nào. Sự thay đổi đột ngột về kiểu tóc, quần áo sẽ gây ra ở thân hữu những thắc mắc, những suy nghĩ. Hướng tới phong cách tốt và cách cư xử đúng mực, lịch sự, nghĩ đến cảm giác của bạn bè khi tiếp xúc với ta, làm được như vậy là đã thu phục được nhân tâm.

2. Những quy tắc, lễ tiết cần thiêt.

Thực ra tuân thủ một số quy tắc, lễ tiết trong quan hệ bạn bè chính là ta đang thể hiện sự tôn trọng đối với bạn. Dù mối quan hệ có thân thiết đến mấy cũng nên giữ lễ tiết, đó là nguyên tắc cơ bản trong quan hệ giao giếp.

Khi hẹn hò với bạn mà ta lại tới muộn và nghĩ rằng "là chỗ thân tình, muộn một chút có sao đâu, chắc bạn ta sẽ thông cảm thôi". Vâng, bạn ta cũng sẽ thông cảm nhưng chắc chắn trong lòng không vui. Và nếu ta cứ tiếp tục chậm trễ như vậy dần dần bạn sẽ buộc phải chấm dứt chờ đợi, và dễ đi đến chấm dứt cả quan hệ nữa. Bởi vì khi đó ta đã làm cho bạn mất tin, trong bạn bè, ta đã trở nên mất tín nhiệm. Sự mất tín nhiệm này rất tai hại, có khi nó kéo theo cả những suy nghĩ tốt mà lâu nay bạn vẫn ưu ái dành cho ta. Lúc ấy, những sở trường ưu điểm của ta cũng không được thừa nhận nữa, trong mắt bạn ta không còn gợi lên chút cảm tình nào.

Chúng ta đã xây dựng được một tình bạn tốt đẹp, vậy hãy nên giữ gìn thật cẩn trọng để tránh rơi vào những khuyết điểm, làm cho bạn mất tin, mất ưu ái. Ngay từ đầu nên biết rằng cái gì cũng có giới hạn, mức độ của nó.

Cứ cho là cực kì thân thiết thoải mái đi, ta có thể ăn ở nhà bạn, ngủ ở nhà bạn. Nhưng chỉ cần một lời nói sàm sỡ, một hành động thô lỗ đủ để bạn có thể tống khứ ta ra khỏi nhà.

Mỗi cặp bạn có những điểm chung riêng, có cách chơi riêng. Vì vậy, lễ tiết, quy tắc trong quan hệ bạn bè nhiều khi cũng hoàn toàn chung nhất để áp dụng cho mọi cặp bạn bè. Tốt hơn hết, ngay từ phút kết giao đầu tiên, các bạn nên đưa ra những cam kết, những quy định của các bạn. Có làm như vậy, mối quan hệ bằng hữu mới trở nên lâu bền được.

3. Những giới hạn trong tình bạn.

Ta có thể tin tưởng vào bạn bè và tâm sự với họ những điều thầm kín. Có thể tìm đến với bạn khi nhận được niềm vui, gặp nỗi buồn phiền. Ta có thể thẳng thắn đặt vấn đề với bạn khi cần được giúp đỡ. Tuy nhiên, cũng nên ghi nhớ một điều: tình bạn dù thân thiện đến mấy vẫn có những giới hạn nhất định.

Người hàng xóm tốt bụng có thể đổ rác cho bạn mỗi ngày trong vài tuần liên tục, nếu gia đình bạn có việc bận. Họ có thể trông con giúp bạn vài lần trong một tháng. Nhưng nếu bạn cứ nhờ họ tới mức tối đa thì chắc chắn họ sẽ cảm thấy phiền toái, có khi đến cả không trả lời điện thoại bạn gọi nữa.

Bạn bè thường sẵn lòng vui vẻ giúp đỡ ta, nhưng họ không thể chịu nổi nếu biết rằng bản thân họ đang bị lợi dụng. Đừng biến bạn thân của mình thành một cái ngân hàng và đòi hỏi lúc nào cũng có tiền cho ta vay. Tình cảm và sự giúp đỡ là con đường hai chiều. Muốn giữ tình bạn, phải biết điều hòa sự có đi có lại một cach hợp lý trong giới hạn của nó.

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top