con chim khach mau nhiem

oon chim khach nau nhiem

Vào một ngày xa xưa, có hai anh em con một nhà quan nọ một hôm đi chơi thấy một đạo sĩ ngồi bên vệ đường. Trước mặt đạo sĩ có đặt một cái lồng, trong có một con chim khách. Hai anh em sán lại xem và hỏi:

- Chim gì mà trông chẳng đẹp. Nó có hót được không?

- Chim này không phải để nghe hót đâu, đạo sĩ trả lời.

- Thế dùng để làm gì?

- Đây là một con chim khách mầu nhiệm. Ai ăn được thịt nó sẽ trở thành bậc vương giả.

- Có bán không?

- Chỉ bán cho người nào mang tới đây bốn nghìn quan tiền. Đưa về nuôi đúng ba tháng mười ngày, sau đó mới làm thịt. Chỉ cần ăn một miếng thịt chim này tự khắc có ngày phú quý sẽ đến, đứng trùm lên thiên hạ.

- Có chắc thế không?

- Đã mua thì đừng ngờ. Đã ngờ thì đừng mua. Nhưng hãy nhớ, không phải bất kỳ ai có tiền là mua được chim, cũng không phải bất kỳ ai mua được chim là ăn được thịt. Phải có số, lại phải có tài.

Tin tưởng ở lời nói của nhà đạo sĩ, hai anh em liền chạy về nhà lấy trộm của mẹ mình đủ số tiền mang tới cho đạo sĩ để được làm chủ con chim quý.

Trở về, hai anh em giao chim cho ba người thị tỳ, bắt mỗi người phải nhận một việc: người thứ nhất cho chim ăn, người thứ hai tắm rửa, dọn lồng cho chim, còn người thứ ba trông nom săn sóc chim. Hai người chủ còn dặn:

- Tính mệnh cả ba ngươi gắn liền với con chim đó. Ta hứa sẽ cho các ngươi mỗi người một nghìn quan nếu nuôi chim và giữ chim được tốt. Nhưng nếu để chim chết, hoặc bay mất, nhất định sẽ trị tội không tha!

Dặn đoạn, hai anh em trở lại ngôi trường cách xa một ngày đường, tiếp tục học tập.

Hồi đó, ở một nước ngoài có một người học được phép bấm đọn rất tài tình. Ở đâu mất cái gì, hắn cũng có thể dùng phép lạ tìm ra được. Nhờ có phép lạ, hắn biết rằng ở nước Nam có một con chim khách mầu nhiệm: ai ăn thịt nó sẽ được làm vua. Thấy vậy, hắn bèn bán tất cả gia tài điền sản đóng một chiếc tàu quyết sang tận nơi để tìm bằng được.

Sau những ngày lần mò dò hỏi, hắn đã tìm đến đúng nhà có con chim khác. Nhà rất kín cổng cao tường lại có nhiều đầy tớ canh gác, không dễ gì vào lọt. Nhưng khi biết chủ nhân ngôi nhà chỉ là một người đàn bà góa, hai đứa con trai đều đi học vắng, hầu hạ bên mình chỉ có ba cô gái trẻ, thì hắn rất mừng, quyết lập kế để lọt vào cho được. Hắn nhờ mối giới thiệu mình là khách buôn nước ngoài bán rất nhiều hàng nữ trang và lụa là với giá rẻ chưa từng có. Quả nhiên, mưa sâu đã đạt, khi gặp chủ nhân, hắn đưa tặng một chiếc nhẫn ngọc để làm quan. Chỉ một thời gian đi lại, dần dần hắn đã bắt nhân tình được với người đàn bà này. Nhưng khi hỏi dò đến con chim khách, hắn mới biết rằng chim được bảo vệ hết sức cẩn mật, do ba người thị tỳ chia nhau đêm ngày canh giữ.

Túng thế, người khách buôn lại phải giở một thủ đoạn khác. Một hôm, hắn làm bộ sửa soạn cho tàu về nước. Người đàn bà góa ăn phải bả tình, hết lời dỗ dành để cầu mong hắn ở lại với mình. Hắn liền ngỏ ý sẽ ở lại suốt đời, nếu được ăn thịt con chim khách nuôi trong nhà này. - "Tưởng như thế nào chứ việc ấy thì có gì là khó khăn". Đáp đoạn, người đàn bà bèn ra lệnh cho mấy người thị tỳ phải đưa nộp con chim khách. Nhưng cả ba người nhất định không chịu. Họ trả lời: - "Thưa bà, chúng con không thể trái lệnh của hai công tử đã căn dặn trước khi lên đường".

Để buộc mấy người thị tỳ phải tuân lời mình, người đàn bà nọ bèn hành hạ họ một cách tàn khốc. Cuối cùng họ không thể kiên gan được nữa.

Lại nói chuyện một ngày nọ hai anh em đang ngồi làm bài thì tự nhiên ruồi ở đâu kéo tới vây kín lấy đầu ngọn bút không cho nhúng vào mực. Nghĩ là ở nhà có chuyện chẳng lành xảy ra, hai anh em bèn xin phép thầy về thăm nhà.

Khi họ vừa bước vào cửa thì ba người thị tỳ đã chạy tới dắt họ vào buồng kín rồi quỳ xuống, kể hết những chuyện xảy ra ở nhà cho họ nghe: nào là người lái buôn nước ngoài đi lại bất chính với phu nhân, nào là họ bị đánh đập như thế nào chỉ vì không chịu nộp con chim quý, v.v...

Hai anh em hỏi:

- Thế chim hiện giờ ở đâu?

- Đã giết thịt còn kho trên bếp. Chốc nữa ông ấy sẽ đến ăn.

Hai anh em bèn vào ngay nhà bếp ngồi chén kỳ hết thịt con chim khách của mình. Ăn xong, họ lấy trộm tiền mẹ, thưởng cho ba người thị tỳ như lời đã hứa, và dặn họ hãy trốn mau đừng để mẹ mình bắt được. Rồi đó, hai anh em cũng bỏ nhà ra đi. Khi trèo lên một ngọn đèo thì trời vừa tối, hai người ngồi lại nghỉ sức, rồi vì mệt quá nên ngủ quên trên bãi cỏ.

Đang ngủ ngon giấc thì bỗng nhiên trên không trung có hai vị thần bay qua chốn này. Nhìn thấy hai chàng trẻ tuổi nằm giữa cánh rừng hoang, một vị vốn là thần Thiện nói:

- Này này, có hai gã xinh trai, lại có tướng làm vua mà sao lại nằm ở đây không sợ thú dữ ăn thịt? Chúng ta hãy mang họ đến kinh thành giúp cho họ sớm lên ngôi báu.

Nhưng vị kia vốn là thần Ác, đáp:

- Không nên! Không nên! Hãy đưa chúng nó đến những nơi trăm sóng ngàn gió để xem chúng nó chống chèo với số mệnh ra sao đã mới được.

Hai vị thần tranh cãi nhau mãi không ai chịu ai. Mãi đến gần sáng một vị cắp người anh đi sang nước Tề, một vị cắp người em đi sang nước Sở, thả xuống vào lúc mặt trời chưa mọc.

Lại nói chuyện người anh được thần Thiện thả vào nhà một người dân nghèo. Gia đình ấy hàng ngày đi làm thuê, bữa hôm không biết có bữa mai. Thấy người con trai mặt mũi sáng sủa lại văn hay chữ tốt, người chủ nhà coi như trời đưa đến cho mình một đứa con, nên tuy nhà thiếu ăn, ông cũng không nỡ đuổi. Chàng trẻ tuổi cũng lao vào làm bất cứ công việc gì để sống. Vùng này vừa bị mất mùa trong mấy năm liền, miếng ăn kiếm rất chật vật. Chàng trẻ tuổi hết làm thuê, đến kiếm củi, đào củ mài... quần quật suốt ngày vẫn không đủ bỏ miệng. Nạn đói ngày một dữ dội, người chết đói đầy đường đầy chợ. Trong một vài làng đã xảy ra những vụ cướp thóc. Người chủ nhà đi theo đám đông. Chàng trẻ tuổi cũng hăng hái đi đầu. Thấy anh có tài, người ta tôn anh làm đại vương. Triều đình nghe tin dân đói nổi loạn, vội điều quân tới đánh. Máu chảy khắp nơi. Nhưng bên phía dân đói cũng tập hợp thành những đội quân do anh chỉ huy. Quân của anh ngày một đông: từ hàng nghìn chẳng mấy chốc lên hàng chục vạn. Quân triều đình kéo tới lớp nào bị đánh tan tành lớp ấy. Quân của anh kéo về kinh không một ai dám chống lại. Cuối cùng trong một trận kịch chiến, bọn vua quan nước Tề đều bị tiêu diệt. Cõi bờ nước Tề đều giao lại cho nghĩa binh. Người ta tôn anh lên ngai vàng, gọi là Tề vương.

* * *

Người em được thần Ác thả vào một cái thành. Hồi này ở nước Sở đang bị nạn mãng xà. Mãng xà vốn thích ăn thịt người. Ngày nào nó cũng phải thịt một mạng người mới đủ no. Từ trong hang đá, cứ chừng đúng ngọ thì nó bò ra đi tìm mồi. Xong bữa tiệc, nó lại trở về hang nằm nghỉ. Vì vậy, cứ vào khoảng nửa buổi, mọi người thi nhau chạy đi tìm nơi ẩn náu. Nhưng mãng xà cũng rất tinh khôn, không bao giờ chịu nhịn đói. Suốt mấy năm trời, nó đã ăn hết không biết bao nhiêu mạng người. Nhà vua vô cùng lo lắng, hứa gả công chúa cho người nào có thể trừ được con quái vật.

Chàng trẻ tuổi rơi xuống đúng vào lúc mãng xà tìm đến kiếm ăn ở cái thành này. Anh đang đi dạo chơi các phố, bỗng chốc thấy mọi người đều biến đi đâu mất cả. Đang lúc ngạc nhiên thì mãng xã đã ở đâu xông lại. Thấy thế nguy, anh tuốt gươm đánh trả. Trận đánh diễn ra rất lâu, mấy lần anh đâm trúng vào đầu con vật. Một mũi gươm bị gãy giắt vào trong đó. Nhưng tuy bị thương, mãng xà vẫn còn rất khỏe. Nó quần anh mệt nhoài. Cuối cùng, anh cũng chém được con quái vật, nhưng vì mệt quá nên lăn ra nằm ngất bên vệ đường.

Khi cơn nguy hiểm đã qua, mọi người lục tục ra khỏi chỗ nấp. Một viên quan nhờ phi ngựa đến được chỗ xác mãng xà trước tiên, liền chém lấy cái đầu đưa lên nộp vua, tự xưng mình là người giết được quái vật. Vua y ước gả công chúa cho hắn. Lễ cưới tổ chức rất linh đình. Nhưng giữa lúc mọi người đang tiệc tùng thì chàng trẻ tuổi bỗng xuất hiện ở cửa thành. Anh xin vào gặp vua để đòi lại mũi gươm gãy. Bọn thị vệ đưa đầu mãng xà ra, quả tình được ngay. Thấy chứng cớ sờ sờ, vua sai bắt viên quan bỏ ngục và phong cho chàng trẻ tuổi chức phò mã.

Sau đó ít lâu vua chết không có con nối. Phò mã được mọi người tôn làm vua gọi là Sở vương.

Trong một cuộc hội kiến, Tề vương và Sở vương gặp nhau ở biên giới hai nước. Hai anh em nhận ra nhau ngay, và từ đấy hai nước giữ hòa hiếu lâu dài. Nhân dân nước Tề và nước Sở được hưởng thái bình thịnh trị chưa từng có

chang re thong minh

Có một anh chàng đẹp trai, lanh lợi, nhưng bị tật thong manh từ thuở nhỏ. Cặp mắt anh vẫn trong trẻo nên người ngoài không ai biết là mù. Nhưng anh thì rất khôn khéo, cố tìm cách giấu không cho người lạ biết mình có tật.

Một hôm nghe nói có một đám hát ở một làng nọ, vui bạn, anh theo nhóm trai làng đi xem. Đêm tối, người đông chen chúc, mỗi người tìm ngồi một nơi, nên lúc về họ lục tục mỗi người đi một đàng, bỏ quên anh lại. Anh phải nằm đó đợi sáng, nhưng lúc về vì không thấy rõ đường, anh cứ đi liều. Cuối cùng bị lạc, anh lọt vào một nhà nọ. Nhà này đang sẵn có cuộc vui. Thấy chàng trai lạ đến, họ mời anh vào dự. Anh không từ chối, đi theo người dẫn vào ngồi phía tận cùng. Đến lúc mãn cuộc, anh phải sờ vào vách để tìm cửa ra. Chủ nhân thấy thế, bèn hỏi: - "Anh làm gì đấỷ" Anh nhanh miệng đáp: - "Dạ, cháu đo xem chiều dài nhà này có bằng nhà bố mẹ cháu chăng" - "Thế bên nào rộng hơn?" - "Dạ cũng suýt soát như nhau!". Chủ nhân cho rằng nhà anh này cũng thuộc loại khá giả như mình. Khi đã tìm được cửa ra, anh vội cáo từ chủ nhân để về, nhưng chủ nhân cố lưu anh lại ăn cơm. Đói bụng, anh từ chối lấy lệ rồi cũng ngồi vào mâm. Trước mặt anh là đĩa rau, nên anh cứ gắp mãi vào món ấy. Chủ nhân bảo: - "Đĩa thịt cá đây sao không ăn, lại cứ gắp rau mãỉ" Anh đáp: - "Nhà cháu rau dưa quen thói, chứ không phải làm khách đâu ạ!" Chủ nhân cho anh là con nhà cần kiệm nết na. Ăn xong bước ra hè anh vấp phải cái cào, cán cào va vào đầu đau điếng, bèn ngồi lại nhặt sào, sẵn sờ thấy cái vồ bên cạnh, anh cầm lấy gõ vào đầu cán cào mấy cái cho hả giận. Chủ nhân thấy vậy, hỏi: - "Anh làm gì đấỷ" Đáp: - "Cháu tra cán cào". - "Ồ, tốt quá". Chủ nhân cho anh là con nhà siêng năng, hay lam hay làm. Trong bụng ông nghĩ: - "Con nhà ai đây, nhà thì không đến nỗi nghèo, mà lại siêng năng cần kiệm nết na, thật là ít có. Ta có đứa con gái nên gả cho hạng trai như thế này mới phải". Cho nên khi chàng thong manh cáo từ ra về, chủ nhân ghé vào tai bảo:

- Anh khá lắm. Có muốn lấy con gái lão, lão sẽ gả cho.

* * *

Cuối cùng anh chàng thong manh cũng lần về được đến nhà. Khi về đến nơi, anh giục bố mẹ đi hỏi cô gái nhà nọ cho anh làm vợ. Do được bố vợ thỏa thuận từ trước, nên mọi việc cưới hỏi đều diễn ra êm thắm trót lọt. Chỉ còn một việc quan trọng là đi làm rể, mà việc này thì không ai thay thế được anh. Vì vậy anh chàng đành phải dấn thân ra đi.

Đến nhà vợ mới được một hôm, anh phải đi cày ruộng. Khi ra đồng, nhờ có mẹ vợ dắt trâu đi trước nên anh theo không chút vất vả. Tới ruộng, mẹ vợ chỉ cho anh phần đất phải cày. Ruộng sẵn có bờ nên anh cũng dễ phân biệt. Vì vậy anh cày đúng ruộng nhà vợ, nhưng đôi lúc cũng cày lấn sang cả ruộng láng giềng, thậm chí còn cày lật cả một đoạn bờ. Khi mẹ vợ ra gọi anh về ăn trưa, thì bà kêu lên: - "Chết nỗi, sao con lại cày sang ruộng của người ta!" Anh đáp không chút ngần ngừ: - "Vì bờ ruộng thấp nên con cày cả hai bên để lấy đất đắp bờ đấy ạ! Nghe nói xuôi tai, bà nhạc không nghi ngờ gì cả.

Ăn cơm xong, anh lần ra giếng thơi, vô phúc thế nào lại rơi tõm xuống nước không lên được, nhưng anh kiên gan không kêu la. Chừng vợ anh ra múc nước, thấy anh dưới giếng thì hốt hoảng: - "Ôi chao, mắt mũi để đâu mà lại ngã xuống giếng thế?". Anh đáp ngay: - "Giếng rong rêu bẩn quá, tao phải xuống khai cho sạch" - "Thế sao không lấy thang mà trèỏ" - "Vội quá không tìm thấy được thang, nên tao phải men tường trèo xuống. Thôi bây giờ vớt hết rồi, hãy bắc thang xuống cho tao lên, kẻo mệt quá". Cả nhà đã không ngờ, mà còn khâm phục.

Mấy hôm sau, vợ anh đi vắng, mẹ vợ thổi xôi bới ra một đĩa mời chàng rể ăn. Đĩa xôi đặt trên mâm nan. Trong khi mẹ vợ lúi húi dưới bếp mà anh thì chưa kịp tới ngồi, con chó thấy vắng người bèn trèo lên mâm chén hết cả. Khi mẹ vợ ở bếp lên thấy đĩa đã sạch trơn xôi, vội nói: - "Con đã ăn hết rồi ư? Có ăn nữa không để mẹ bới thêm?" Biết là con chó đã ăn mất xôi, nhưng anh không ngạc nhiên, chỉ đáp: - "Đủ rồi mẹ a!".

Bận khác, vợ lại đi vắng, mẹ vợ lại thổi xôi dọn ra mời anh ăn. Trong khi bà ta chạy xuống bếp thì anh đã chú ý rình kẻo chó ăn mất như bận trước. Đến khi bà ta mang thức ăn lên đang lúi húi đặt vào mâm, anh tưởng là chó bèn đấm một cái, không ngờ nhằm vào mặt mẹ vợ. Đau quá, bà ta kêu lên. Biết là mình nhầm, anh buông đũa không nói gì cả. Giữa lúc ấy người vợ về. Nghe mẹ mình kể lại câu chuyện vừa rồi, chị ta gầm lên. Anh thủng thỉnh đáp: - "Theo phong tục tổ tiên, chỉ có vợ bưng cơm hầu chồng. Lần trước mẹ đã làm trái, con không dám nói. Nay thì không thể làm trái lần thứ hai. Xin mẹ thứ lỗi cho, con làm thế là bất đắc dĩ. Chẳng qua là để khỏi có sự dị nghị". Nghe nói thế, mẹ vợ và vợ hết giận. Còn bố vợ sau đó về nghe kể lại thì tấm tắc khen ngợi. Ông bảo xóm giềng: "Bây giờ tôi mới hay thằng ấy lại là con nhà có học. Nó làm việc gì cũng đúng phép tắc".

Một hôm bố vợ bảo anh dẫn người nhà vào rừng chặt gỗ làm cày. Đường rừng khó đi, sai một bước là đụng phải cây, vì thế chàng thong manh rất ngại, bèn bảo người nhà: "Đi đường im lặng buồn lắm anh em ạ! Nên thay nhau hò hát ít câu cho vui và bớt sợ". Họ hát lên, anh đi len vào giữa, không sợ lạc nữa. Cả mấy người đẵn được mấy cây gỗ ghé vai khiêng về. Anh cũng đẵn được một cây, nhưng anh biết rằng đi đường rừng mà mắt mù thì không thể nào vác về một cách trót lọt. Mấy người cùng đi bỗng thấy chàng thong manh ta đột nhiên kêu đau bụng ầm lên và quẳng gỗ xuống đất. Xoa bóp mãi không lành, họ đành dìu anh lên một cái chòi bỏ trống ở gần đường cho anh ở lại, còn họ phải đem gỗ về trước.

Sáng hôm sau, có hai người cưỡi ngựa đi qua. Anh rên to tiếng trên chòi. Hai người ghé lại hỏi: - "Sao lại nằm rên một mình ở đâỷ". Anh đáp: "Chao! Tôi đi đẵn gỗ đẽo cày cho chủ tôi, nhưng chưa đẽo được thì không may bị đau bụng, đến nay cũng chưa khỏi". Hai người ấy lại hỏi: - "Anh có cần chúng tôi đưa giúp về không?" - "Nếu các ông có lòng thương tôi, thì sẵn rìu đó làm ơn đẽo hộ cho chủ tôi cái cày, kẻo về đấy ông ấy không trả công cho thì tội lắm, biết lấy gì để nuôi con. Còn bệnh đau bụng của tôi thì cứ để vậy ít bữa nữa rồi cũng lành". Nói rồi anh lại rên hừ hừ. Hai người kia thương hại bèn xuống ngựa đẽo hộ anh, chỉ một lát được một cái cày rất đẹp.

Họ đi được hồi lâu thì vợ anh mang cơm nước và thuốc men đến. Đến chòi, vì chị ta đi nhẹ nhàng không lên tiếng, nên anh không biết. Thấy chồng nhìn mình mà không nhận ra, chị ta hồ nghi, vội hỏi: - "Mắt anh làm sao thế? Hay là có điều gì lạnh nhạt đối với tôi? Vì thấy tôi mà không lên tiếng thì chỉ có một trong hai điều đó thôi". Anh chàng chống chế ngay: "Thú thật là tao cũng có nhìn thấy nhà nó đến, nhưng vì vừa đẽo xong cái cày, thích chí quá nên mải ngắm mà quên đi, có việc gì đâu mà lạnh nhạt". Lại một lần nữa, vợ giải được mối ngờ. Rồi đó hai vợ chồng trở về. Bố vợ thấy cái cày đẽo đẹp, khen lấy khen để.

Một hôm khác, bố vợ giết trâu mở tiệc mừng thọ. Cỗ bốn người một mâm, anh chàng thong manh cũng được dự ngồi một cỗ. Anh lần lượt gắp ăn, nhưng chẳng biết gắp thế nào cho trúng mà gắp không trúng thì e rằng những người cùng dự chê cười. Anh bèn bàn: - "Cỗ chỉ có mấy món thôi, giá ta trộn cả vào với nhau thì ăn ngon hơn. Thế rồi ta chia mỗi người một phần lại càng tiện". Họ đều nghe theo. Nhờ thế anh ung dung gắp ăn phần của mình. Nhưng không may cho anh là ăn phải miếng thịt trâu thái to quá, mà anh lại vội nuốt nên bị nghẽn ở cổ, nhả ra không được. Anh ngồi chống đũa cố nuốt, nước mắt giàn giụa mà miếng thịt vẫn không chịu vào. Mãi sau, anh lấy hết gân sức cố nuốt, cuối cùng miếng thịt cũng trôi được vào dạ dày. Nhưng thật là may mắn, con mắt anh nhờ thế đột ngột sáng ra. Nhìn thấy mọi người mọi vật, anh mừng quá! Anh bỗng có ý muốn nhìn mặt vợ một tí để xem xem con người như thế nào. Nhưng khi đi vào nhà trong thì đàn bà con gái ngồi ăn cỗ ở đây khá đông, anh chả biết làm sao mà phân biệt. Bèn nghĩ được một mẹo: anh làm bộ giả say, chân đi thất tha thất thểu. Đến chỗ có phụ nữ, anh giả vờ hết đụng vào người này lại va vào người khác. Thấy thế, vợ anh nổi ghen, vả cũng sợ chồng mình quá chén còn làm điều gì thất thố nữa chăng, nên vội chạy lại dìu anh vào buồng. Từ đó anh mới biết mặt vợ

chang luoi

Xưa ở vùng nam Tây Nguyên có một bà cụ nghèo, góa bụa, có một người con trai siêng ăn, nhác làm, dân làng quen gọi là chàng Lười. Lười có thể nằm ngủ suốt ngày chỉ cần mở mắt dậy ăn một lát, xong lại nhắm mắt ngủ luôn. Mẹ bảo không được, mẹ nói không nghe, có hôm mẹ bưng cơm canh đến tận buồng mà Lười cũng không chịu thức giấc. Cả đời Lười chưa biết nắng thiêu lửa đốt, không biết khó nhọc là gì.

Một hôm, nghe đồn ngoài sông Hinh (Một con sông ở nam Tây Nguyên) có rất nhiều cá, quờ tay xuống là bắt được, Lười bèn lấy chiếc cần câu cũ của người cha để lại, đem ra câu. Chàng nằm ngửa buộc cần câu vào cổ chân, chờ cá động mới giật cần. Từng đàn cá vàng, cá đỏ thấy mồi, bơi lượn xung quanh nhưng không con nào chịu đớp cả. Mãi tới chiều, Lười mới giật được một con cá nhỏ. Cá lên bờ rồi, Lười cũng không buồn bắt, cứ để cho nó nhảy tanh tách dưới gốc sung. Vừa lúc ấy, một con quạ đen, cổ khoang trắng bay qua, trông thấy cá liền sà xuống cắp mất. Lười đưa mắt nhìn theo tiếc rẻ. Chàng ngáp dài ngáp ngắn thả cần câu cho theo dòng nước rồi đi về. Lên cầu thang, bước vào sàn, Lười ngồi phịch xuống sập, bốc cơm ăn một mạch. Ăn no cũng chẳng uống nước, Lười lại ngả lưng ngủ đến tối mịt.

Tin đồn xa đồn gần, con gái Mtao giàu có nhất vùng, không chồng mà lại đẻ con trai. Thằng bé lớn lên, nước da hơi ngăm đen, nhưng có khuôn mặt rất thông minh, kháu khỉnh. Mtao gạn hỏi con gái mãi nhưng nàng một mực nói rằng, mình chẳng đi lại với ai. Tức quá, Mtao cho tôi tớ cưỡi ngựa đi rao khắp vùng: "Con gái Mtao vừa sinh được một con trai. Ai là cha đứa bé thì đến nhận con, sẽ được thưởng một ngàn con voi và mấy căn nhà dài chứa đầy chiêng ché...".

Trai tráng trong vùng nghe tin ấy liền mặc những chiếc áo thêu đẹp nhất, những chiếc khố dài viền nẹp đỏ, lũ lượt kéo đến nhà Mtao. Con gái Mtao cõng con, chỉ từng chàng trai bảo: "Đây là cha mày! Đây là cha mày!" nhưng thằng bé cứ khóc giẫy nẩy. Đám trai tráng này kéo về, đám khác lại kéo đến, nhưng chẳng ai được thằng bé kháu khỉnh nhận làm cha cả. Giữa lúc ấy, chàng Lười vẫn ngủ li bì suốt ngày. Mtao sai tôi tớ đi từng làng một xem còn sót ai chăng. Ngựa chạy đã mỏi chân, bọn tôi tớ đã gặp gần hết trai làng, ai cũng bảo đã đến nhà Mtao rồi, nhưng đứa bé đều không nhận. Nghĩ mãi mới thấy còn sót chàng Lười, bọn tôi tớ Mtao liền đến nhà xúm nhau đánh thức chàng dậy, nhưng Lười vẫn nhắm mắt. Tức mình, họ nấu chì cho chảy ra rồi để vào bên vành tai Lười. Nóng quá Lười mới chịu dậy, ngồi vào bành voi cho họ chở tới nhà Mtao. Nghe tôi tớ kể lại, Mtao cười nói: "Thằng nhác này cả ngày nó bước đến nhà ai mà đi lại với con gái ta, nhưng cũng cứ cho hắn vào gặp thử". Được tin, người mẹ cõng đứa con trai trên lưng bước xuống cầu thang. Vừa thấy chàng Lười, thằng bé reo lên: "Cha! Cha!" làm cho mọi người hết sức kinh ngạc. Mtao thấy con gái mình xinh đẹp, giàu có mà lại đi lại với một thằng lười nhác, xấu xí như vậy liền nổi giận đuổi con gái lên núi cao. Lười cũng đi theo cô gái. Hai vợ chồng Lười cõng theo được hai gùi gạo to và hai ống muối để ăn. Lên núi, họ dựng tạm túp lều để ở.

Có vợ đẹp, con khôn rồi nhưng Lười vẫn chứng nào tật ấy, ăn rồi lại chỉ nằm lăn ra ngủ. Chị vợ bực nhưng cũng chẳng nói gì. Một bữa, Lười đang ngon giấc, người vợ liền chạy vào, giọng hối hả, lay mạnh Lười dậy, bảo:

- Anh ơi, chúng ta sắp chết đói rồi. Em có cục vàng làm ra cơm ra gạo nhưng thấy con gà ăn thóc, em cầm xua gà chẳng may sẩy tay, vàng văng đi đâu mất. Em tìm suốt từ sáng đến giờ chẳng thấy đâu cả.

Nghe vợ bảo mất cục vàng làm ra cơm gạo, hoảng quá, Lười vác rựa đi phát rừng tìm kiếm. Chàng phát miết, mồ hôi tuôn đầm đìa như tắm, cây đổ ngổn ngang. Người vợ theo sau, lấy cây nhọn, đào lỗ tra lúa.

Mặt trời lên, Lười đã đi phát cây. Mặt trời lặn chàng cũng chưa nghỉ tay. Cặm cụi phát mãi, lúc ngoái cổ lại, chàng thấy cả hai quả đồi lúa mọc xanh rờn. Lười hỏi vợ: "Mình ơi, tôi vẫn không tìm thấy vàng, mình ạ!".

Vợ lấy tay quệt mồ hôi chảy lấm tấm trên má, chỉ rẫy lúa xanh mơn mởn và bảo:

- Vàng đấy. Lúa chính là vàng, chàng không biết ư?

Chàng Lười bấy giờ mới hiểu ý vợ.

Tối hôm ấy hai vợ chồng nằm chung bếp lửa ấm, người vợ nhìn đứa con đang ngủ say nói với chồng:

- Em không phải là con gái Mtao đâu. Em là con gái nhà Trời. Thấy anh lười quá, chẳng chịu làm lụng nên Trời sai em xuống làm con gái Mtao, khiến em ăn con cá của anh câu được, do quạ Trời tha tới. Ăn xong con cá ấy, em có mang và sinh được thằng bé này để rồi cùng anh kết duyên lành. Bây giờ anh đã biết làm ăn để nuôi con, nuôi mẹ rồi, em phải về trời. Anh ở lại làm ăn siêng năng cứ qua bốn mùa rẫy, em sẽ lại xuống thăm anh, thăm con một lần.

Nói xong, nàng từ biệt chồng, con về trời. Từ đó ngày hai buổi, càng thương vợ, Lười càng ra sức làm lụng. Chẳng bao lâu, chàng trở nên giàu có nhất vùng. Ai cũng khen Lười là người làm ăn giỏi.

treo co ta len

Ngày xưa, có một bác nông phu rất nghèo khổ. Bác ta ở một mình trong gian nhà tranh xiêu vẹo cách làng xóm rất xa. Một hôm, sau một cơn mưa to gió lớn, gian nhà bác bị sập đổ. Bác ta định làm nhà khác, nhưng số tiền dành dụm được ít quá, chỉ đủ dựng được cái sườn nhà và bốn bức phên tre mà thôi. Bác đến hàng bán tranh mua chịu mấy tấm tranh rẻ tiền thực mỏng, lợp tạm che nắng mưa, định về sau có tiền sẽ lợp lại.

Trong làng có một tên du đãng chỉ sống bằng nghề trộm cắp. Hắn thấy bác nông phu làm nhà mới , nghĩ bụng chắc là bác ta phát tài, không chừng đi cầy cuốc ở đâu bắt được hũ vàng cũng nên. Nghĩ thế hắn nhất định đến trộm nhà bác ta may ra sẽ vớ được món bở.

Đêm đến, hắn leo hàng rào trèo lên mái nhà bác nông phu rình. Chẳng may tranh mỏng quá không đủ chịu sức nặng, hắn ngã lọt ngay xuống đất, đúng vào giường bác nông phu nằm.

Bác nông phu đang ngủ thấy có vật gì rơi vào người, giật mình hoảng hốt thức dậy. Thấy tên trộm , bác định bắt sống, nhưng hắn ta nhanh nhẹn hơn, xô ngã bác và chạy thoát mất.

Tên trộm bị bắt hụt lại không lấy được món gì, cho là một sự nhục nhã nhất trong đời ăn trộm tài danh của mình. Hắn càng nghĩ cảng căm giận bác nông phu, cho là bác cố ý lợp nhà như thế để đánh lừa hắn, và hắn nhất định lên kinh đô kiện với nhà vua.

Vua hỏi hắn ta:

- Tên kia, ngươi là ai? Đến đây có việc gì?

- Tâu Quốc Vương, tôi là một người có công việc làm ăn chắc chắn. Nghề ăn trộm của tôi cha truyền con nối đã mấy đời, không bao giờ tôi ra đi phải trở về tay không. Thế mà, tâu Quốc Vương, nhục nhã thay, hôm qua, tôi leo lên mái nhà một bác nông phu để rình lại suýt bị bắt sống. Nguyên do chỉ vì nhà bác ta chỉ lợp một lớp tranh rất mỏng, mỏng đến nỗi tôi bị ngã lọt xuống đất mà không biết bám viú vào đâu. Tâu Quốc Vương, nếu không may tôi bị què chân thì suốt đời tôi sẽ thành tàn tật chẳng còn làm ăn gì được nữa, còn ai kiếm ra tiền để nuôi vợ nuôi con tôi? Vậy xin Quốc Vương trị tội bác nông phu, chủ nhà lừa đảo ấy để làm gương cho kẻ khác!

Cách xử tội của Quốc Vương rất đặc biệt. Ngài chỉ có hai mệnh lệnh, một là tha bổng, hai là treo cổ mà thôi. Vua ngẫm nghĩ mãi, không biết lợp nhà bằng tranh mỏng có phải là một tội không, có nên xử không? Nhưng nếu không xử thì còn ai đi kiện làm gì, và như thế thì còn gì là uy quyền của Quốc Vương nữa! Sau cùng vua quyết định đòi người nông phu đến. Để tỏ vẻ công bình, vua hỏi:

- Tên này khai đêm qua từ trên mái nhà của ngươi rơi xuống đất có đúng thế không?

Bác nông phu thật thà trả lời:

- Tâu Quốc Vương, đúng thế ạ. May mà hắn ta rơi đè lên người tôi, nếu không chắc què rồi!

Quốc Vương gọi quan Giám Sát bảo:

- Tên này đã nhận tất cả tội lỗi. Truyền đem treo cổ nó lên để làm gương cho dân chúng.

Bác nông phu ngạc nhiên hỏi:

- Tâu Quốc Vương tại sao lại treo cổ tôi! Đáng lẽ Ngài xử tội tên trộm mới phải!

Quốc Vương thấy bác nông phu quê mùa dám cãi lại mệnh lệnh của mình lấy làm tức giận mắng:

- Ngươi dám dạy cả ta nữa sao? Ta là Quốc Vương, ta có đủ thông minh và uy quyền để phân xử, phán đoán.

Bác nông phu hiểu rằng mình không thể nói chuyện phải trái với một ông vua " thông minh " như thế được, bèn than thở:

- Tâu Quốc Vương, Ngài xử thật đúng đắn và công bình. Dối trá là một tội rất to, nhưng thực ra chính người thợ lợp mái nhà lợp cho tôi, chứ không phải chính tay tôi lợp và cố ý dối trá như thế!

Quốc Vương được ca tụng có vẻ bằng lòng lắm, truyền:

- Ừ, nếu vậy ta tha cho ngươi. Quân đâu, bắt tên thợ lợp nhà treo cổ lên!

Quân lính vâng lệnh nhà vua, thả bác nông phu, đi bắt người thợ lợp nhà dẫn ra pháp trường. Người ấy sợ hãi năn nỉ:

- Tôi yêu cầu được tâu với Quốc Vương một câu. Chỉ một câu thôi, tôi chết mới nhắm mắt được!

Quốc Vương truyền:

- Ngươi có tâm sự gì, ta cho phép nói:

- Tâu Quốc Vương, tôi vẫn nghe danh tiếng công bình chánh trực của ngài từ lâu. Xem một việc xử án hôm nay thì biết Ngài đúng là một bậc minh quân vậy! . . .

Quốc Vương gật đầu mỉm cười:

- Ngươi nói rất đúng, ta ban khen.

- Nhưng có một việc rất nhỏ mà nhà vua chưa thấu rõ là chính người đánh tranh mới có tội. Hắn ta đánh mỏng quá, phần tôi chỉ lợp lên mái nhà mà thôi. Nếu hắn ta đánh dày, kết chặt hơn, thì người đi trên mái nhà dù to béo đến đâu cũng không thể rơi xuống đất được.

Quốc Vương nghe ra cũng có lý, bèn truyền lệnh thả người thợ lợp nhà, đi bắt người đánh tranh.

Khi quân lính dẫn người này đến, Quốc Vương truyền:

- Tên kia, ta phải treo cổ ngươi lên. Tất cả tội lỗi đều do tấm tranh của ngươi gây ra cả!

Người đánh tranh năn nỉ:

- Tâu Quốc Vương, ngài là một vị vua anh minh nhất thế giới. Chỉ một vụ án nhỏ mọn mà Ngài cũng chịu khó xử cẩn thận, đủ biết Ngài thương người và trọng tính mệnh con dân biết bao nhiêu! Tâu Quốc Vương, được chết trước mặt Ngài, đời tôi thực mãn nguyện! Tôi rất tiếc chỉ vì Hoàng Cung của Quốc Vương không cần dùng đến tranh, nên Quốc Vương không hiểu. Thực ra xưa nay tôi đánh tranh bao giờ cũng rất chắc chắn bền bỉ. Câu chuyện không may này xảy ra nguyên do cũng chỉ vì bác hàng xóm của tôi tính thích nuôi chim bồ câu. Một hôm bác ấy mở lồng thả đàn chim ra cho chúng bay lượn tự do trên không trung rất đẹp mắt.

Tôi mãi xem lơ đãng cả công việc, nên mới đánh tranh thưa và mỏng như thế. Xin Quốc Vương xét lại tội này đáng về ai mới phải.

Nghe những lời ca tụng của người đánh tranh, Quốc Vương suy nghĩ một lúc và truyền lệnh thả người ấy, bắt người nuôi chim bồ câu.

Người này mới đến nơi đã sụp quỳ xuống chân nhà vua, và nói không ngừng:

- Tâu Quốc Vương, thực là một dịp may hiếm có, cho tôi được ân điển trông thấy long nhan. Như thế này dù tôi có chết ngay cũng hã lòng hã dạ. Khắp nước đã mấy ai được hân hạnh quì trước mặt Rồng như tôi? Tôi xin cảm tạ Trời Phật đã thương tôi, ban cho dịp may hiếm có này.

Tâu Quốc Vương, Ngài đã từng bao giờ trông thấy chim bồ câu bay lượn trên không trung chưa? Thật là một cảnh đẹp tuyệt vời! Tính tôi thích thả chim bồ câu, xem chúng nó giương hai cánh trắng xóa bay lượn khi thì cao tít, chỉ còn những điểm trắng trên nền trời trong xanh, khi thì là là mặt đất trên đám cỏ non lã lướt, thật là một thú vui thanh nhã vô hại.

- Tâu Quốc Vương, nếu Ngài giết một người nghèo khó vô tội như tôi cũng chẳng thiệt thòi gì cho nước nhà. Nhưng nếu ngài đổi ý, treo cổ tên trộm thì từ nay mọi người đều được yên ổn làm ăn, quốc gia sẽ thái bình thạnh vượng.

Quốc Vương nghe xong gật gù có vẻ rất đồng ý bảo:

- Người nói rất đúng ý ta. Quan Giám Sát đâu? Treo cổ tên trộm!

Quan Giám Sát tuân lệnh, bắt tên trộm dẫn đến giá thắt cổ, nhưng cái giá ấy rất thấp mà tên trộm lại quá cao. Quân lính cố hết sức cũng không làm sao treo được cổ hắn lên. Chân hắn cứ đứng lì dưới đất như mọc rễ ra đấy. Quan Giám sát đành phải báo cáo với nhà vua:

- Tâu Quốc Vương, tên trộm cao lớn quá, chân hắn cứ dính chặt dưới đất không thể nào treo hỏng lên được. Xin Ngài ra lệnh phải làm thế nào bây giờ?

Quốc Vương nổi giận quát lên:

- Chuyện nhỏ mọn như thế mà các ngươi cũng phải làm phiền đến ta! Lũ ngươi thực là một bọn ngu ngốc, ăn toi cơm, mặc phí áo! Có óc cũng bằng thừa! Nếu tên trộm cao quá thì tìm một tên khác lùn hơn treo thế nó không được hay sao? Có ai cấm treo cổ một tên lùn thay thế cho một tên cao đâu! Có thế mà cũng hỏi!

Quan Giám Sát được lệnh, thầm phục nhà vua thông minh vô cùng, và gọi lính bắt ngay một người lùn đang gánh gạo đi ngang qua pháp trường.

Người gánh gạo bỗng nhiên thấy mình bị bắt dẫn đến pháp trường để treo cổ, vừa kinh hãi vừa tức giận hỏi:

- Tôi có tội gì mà các ông giết tôi?

Thấy Quốc Vương đến gần để xem xử tử, hắn ta liền hỏi:

- Tâu Quốc Vương, tôi là một người nghèo khổ, ngày ngày gánh thuê kiếm ăn. Tôi có tội gì đâu? TaÏi sao Ngài lại xử tôi như vậy?

Quốc Vương trả lời:

- Đồ ngu! Ta làm sao biết được ngươi có tội, hay vô tội? Ta chỉ cần phải treo cổ một người mà thôi! Ta vốn định xử tử tên ăn trộm, nhưng vì hắn cao quá, chân cứ dính liền xuống đất treo không được. Còn ngươi, thân hình ngươi lùn hơn, rất vừa phải, dễ treo!

Người gánh gạo hiểu rõ đầu đuôi câu chuyện, liền vui mừng nói:

- Tâu Quốc Vương, được Ngài dạy tôi mới hiểu. Ngài quả thực là thông minh xử việc như thần! Cái giá thắt cổ này thực vừa đúng kích thước, treo tôi thì nhanh chóng giản tiện lắm! Nhưng nếu tôi được chết thay tên trộm trên cái giá thắt cổ của Hoàng Gia này, thì chả hóa ra thiệt thòi cho hắn lắm sao? Tâu Quốc Vương, Ngài là đấng Quân Vương nên chỉ nhìn lên mà không nhìn xuống. Nếu tên trộm cao quá ta có thể đào một cái lỗ dưới chân hắn ta, là chân hỏng mặt đất dễ dàng. Tâu Quốc Vương chính tôi cũng muốn chết lắm, nhưng tranh cái chết của người khác thì không lịch sự và quân tử tí nào. Tôi không đành lòng . . .

Quốc Vương vui vẻ nói:

- Ta không ngờ trong nước ta lại có lắm người hiền và hiểu ta như vậy! Thôi ngươi về, dịp khác sẽ đến phiên ngươi cũng không muộn. Quan Giám Sát đâu? Treo cổ tên trộm và đào lỗ dưới chân hắn. Chính ý định của ta là như thế!

Quan Giám SaÙt đã quen làm " đúng ý muốn" của nhà vua nên không lạ gì với những mệnh lệnh mới, thay đổi luôn luôn, và bao giờ cũng " đúng ý định" như thế. Quân lính dẫn tên trộm đến giá thắt cổ, tròng giây vào cổ hắn và bắt đầu đào đất.

Nhưng bỗng nhiên tên trộm hốt hoảng kêu lên:

- Các ông ơi, nhanh lên đào nhanh tay lên một tí. Treo cổ tôi lên, tôi cần chết ngay lập tức!

Quốc Vương ngạc nhiên hỏi:

- Trước sau gì cũng chết, còn ai tranh với nhà ngươi đâu mà vội?

- Tâu Quốc Vương, có một Vị Hoàng Đế trên Thiên Quốc vừa mới băng hà. Ngài có để di chiếu lại rằng: Ai chết và đến Thiên Quốc trước hết thì sẽ đuợc truyền ngôi. Vì thế tôi cần phải chết ngay cho sớm sủa kịp giờ. Các ông ơi! Đào mau lên một tí!

Quốc Vương bỗng nhiên cảm thấy ganh tỵ, nghĩ thầm:

- Bộ hắn ta chỉ là một tên trộm hèn hạ mà đủ tư cách làm Hoàng Đế ở Thiên Quốc sao? Chức vị ấy phải để ta làm mới xứng!

Ngài truyền lệnh rất quả quyết:

- Thả tên trộm ra lập tức. Treo cổ ta lên!

Lệnh của Quốc Vương chẳng ai dám trái.

Quan Giám Sát thả tên trộm, tròng giây vào cổ nhà vua và treo lên rất dễ dàng.

Sở dĩ câu chuyện này được chép vào sử sách, vì suốt đời ông vua ấy, tuy đã xử đoán công việc một cách " giản dị và thông minh" phi thường, nhưng ít nhất Ngài cũng đã ra lệnh treo cổ một nguời rất xứng đáng: Chính bản thân nhà vua

tuoi tho

Ngày xửa ngày xưa, những người theo Lão giáo, lao tâm tổn trí cố tìm cho ra thuốc trường sinh. Họ chế luyện những bài thuốc, thức ăn, rượu bổ, cho đến chuyện âm dương vợ chồng cũng phải làm đúng phương pháp để đạt mục đích, không phải sinh con, cũng không phải yêu đương mà để bổ âm, bổ dương, bổ khí, bổ huyết . . . Họ còn len lỏi vào cả trong võ giới, chế biến một vài thế tập của Võ Thiếu Lâm trong Bát Đoạn Cẩm để luyện phép trường sinh. Nhưng rốt cuộc không thấy quý cụ nào từ thế kỷ xa xưa còn ở lại ngồi chơi xơi nước cho đến bây giờ cả. Ai sống lâu lắm cũng chỉ trên dưới 100 tuổi là con cháu thấm mệt.

Thử lui lại thời gian từ thuở tạo thiên lập địa, tìm xem tại sao con người lại có cái tuổi thọ một trăm so với loài vật chỉ từ một vài tháng đến vài chục năm.

Sau bao nhiêu công phu tra cứu, lục tìm sách cổ khắp các thư viện, học hỏi với quí vị cao niên, người ta mới biết được rằng lúc Thượng Đế sáng tạo xong thế giới rồi. Ngài quan sát cuộc sống của muôn loài, so sánh sức khỏe và khả năng để định đoạt tuổi thọ. Thượng Đế ra lệnh cho người cũng như mọi giống vật hội họp lại để nhận tuổi. Lừa xếp hàng đứng đầu nên được lãnh tuổi trước. Lừa hỏi:

- Tâu Thượng Đế, giống Lừa chúng tôi sẽ được sống mấy năm?

Thượng Đế trả lời không ngần ngại:

- Ta cho ngươi 30 năm. Ngươi mãn nguyện chứ?

Lừa nghe xong kinh hoảng la lên:

- Tâu Thượng Đế. Ngài ban cho giống Lừa sống lâu quá. Xin Ngài thương xót phận thân phận Lừa, thương cuộc đời lao động nặng nhọc khổ sở của chúng tôi. Từ sáng đến tối, Lừa phải nai lưng ra chuyên chở những món hàng nặng hàng trăm ký. Lừa cúc cung tận tụy phục vụ Người cho đến khi kiệt sức không còn di chuyển được. Thế mà đền đáp lại, Lừa chỉ nhận được roi vọt đấm đá.

Những ân tình ân nghĩa thì không phải là lời tri ân, chỉ là những câu mắng nhiếc. Nào là "đồ Lừa, không ưa nhẹ chỉ ưa nặng!" Rồi thì, hàng tấn hàng hóa chất thêm lên mình, hàng trăm ngọn roi quất lên lưng, lên mông vùn vụt để cho Lừa làm việc đến ngất ngư. Tâu Thượng Đế, một cuộc sống như thế, Ngài thấy rằng thân Lừa bé bỏng có thể chịu được bao lâu?

Thượng Đế nghe xong thương hại kiếp Lừa vất vả nên bớt đi 18 năm thọ để cho Lừa chóng thoát cuộc sống khổ sở.

Lừa nghe xong sung sướng, cảm tạ Thượng Đế ra về.

Đến lượt Chó lãnh tuổi. Thượng Đế hỏi:

- Còn ngươi thì sao? Ngươi muốn sống bao nhiêu năm? Lừa kêu than 30 năm nhiều quá, nhưng 30 năm đối với bọn ngươi, Chó rừng, Chó nhà gì cũng ngon lành cả.

Chó rầu rĩ đáp:

- Tâu Thượng Đế. Ngài không hiểu đấy thôi, chứ nếu Ngài hiểu rõ chắc sẽ còn thương Chó nhiều hơn thương Lừa nữa. Chó cần phải chạy nhanh, nhưng khi quá 15 tuổi, chân Chó bao nhiêu gân cốt đều muốn sụm cả rồi. Loài Chó chúng tôi nhờ sủa to, cắn mạnh, răng chắc mà kiếm sống. Dù Chó rừng hay Chó nhà cũng thế thôi. Lúc hơi không đủ để sủa to, răng không còn cứng chắc, hàm không mạnh, chân chạy bủn rủn, Chó không làm gì được nữa!

Kiếm ăn ở rừng không được, mà ở nhà cũng nhục nhã. Chẳng ai thương xót hay kính trọng Chó cả. Khi con Chó giữ nhà oai hùng đã thành con Chó già, không đủ sức bảo vệ chủ và tài sản của chủ, thì Chó chỉ ngày ngày bò lê bò la từ góc vườn này sang góc vườn khác, rên rỉ đau khổ, đếm nghe từng lóng xương nhức mỏi, vì chứng phong thấp nổi lên khi trái gió trở trời! Cúi xin Thương Đế thương xót phận Chó thấp hèn, giảm bớt tuổi thọ cho cuộc sống bớt thê lương lúc về già.

Thượng Đế nhìn Chó có vẻ thông cảm và vui lòng giảm bớt cho Chó 12 năm thọ.

Chó sung sướng ra về.

Kế đến là Khỉ đến xin lãnh tuổi. Thượng Đế hỏi:

- Ngươi vui lòng sống 30 năm chứ? Loài Khỉ chẳng cần làm gì cả, không phải làm việc khuân vác nặng nhọc như Lừa, cũng không phải giữ nhà hay săn mồi như Chó. Khỉ chỉ nhảy nhót chơi đùa, chuyền cành hái quả. Khỉ có thể sống một cách an nhàn để hưởng tất cả lạc thú ở đời.

Khỉ buồn rầu nước mắt chảy quanh trả lời:

- Tâu Thượng Đế, mới trông bề ngoài ai cũng tưởng khỉ sung sướng, nhưng sự thực trái hẳn. Lúc Khỉ bị bắt, bị huấn luyện để phục vụ cho loài người thì Khỉ suốt ngày phải làm trò khỉ, phải nhăn mặt, méo mồm, múa may quay cuồng, chạy nhảy leo trèo làm cho người xem vui cười.

- Nếu chủ vui lòng sẽ ném cho Khỉ một nắm cơm nguội, hay một quả ổi xanh. Khỉ được thưởng ổi vui mừng cắn ăn, nhưng lúc nhai rồi mới biết đấy chỉ là một quả ổi sống chát ngắt, Người không thèm ăn nên mới vứt cho. Đời Khỉ đầy nước mắt đau khổ triền miên nấp sau nụ cười gượng gạo, và hoan lạc dù chỉ tưởng tượng cũng quá ngắn ngủi.

Khỉ không thể nào sống nổi 30 năm một cuộc sống như thế. Chưa kể khi Khỉ bị nhốt

trong lồng chật hẹp tù túng để cho Người quan sát trò khỉ. Xem chán chê rồi Người chỉ trích chê bai từng cách ngồi, lối nhảy, từng cử chỉ.

Câu "Khỉ ăn gừng, ăn ớt" là để tả dung nhan của Khỉ lúc về già. Thực không còn gì tủi nhục hơn. Xin Thượng Đế vạn năng từ bi độ lượng, rút ngắn cuộc sống đáng thương của Khỉ.

Thượng Đế vốn là đấng sáng tạo ra muôn loài, là cha của tất cả, nên tội nghiệp Khỉ, bớt cho Khỉ 10 năm thọ.

Đại biểu của loài người đến với một thái độ nồng nhiệt yêu đời. Người trông vui vẻ khỏe mạnh, hùng dũng đầy nhựa sống. Người cất tiếng nói giọng sang sảng:

- Xin Thượng Đế cho biết tuổi thọ của Người được mấy trăm năm?

Thượng Đế giật mình hỏi lại:

- Làm gì đến mấy trăm năm! Tiêu chuẩn của ta đã định cho muôn loài là 30 năm mà thôi. Thế mà cho đến bây giơ loài nào cũng kêu than xin bớt tuổi thọ, bớt khổ nhục. Ta cũng cho loài người 30 năm, không thiên vị tí nào!

Người nghe xong hoảng hốt quì xuống gục đầu vào chân Thượng Đế năn nỉ:

- Tâu Thượng Đế 30 năm ít quá. Lúc Người được 30 tuổi là tuổi đang lớn. Nguời như một cây vừa bén rể, cành muốn tung lên vun vút tận mây xanh, rể đâm sâu vào lòng trái đất, chi nhánh muốn vươn ra bao trùm mọi vật. Người đầy hùng tâm muốn lăn xả vào cuộc sống cho hết mình. Và cũng là lúc Người mới xây dựng được căn nhà, trồng được mảnh vườn đầu tiên, chờ đợi khai hoa kết quả.

- Người mới vừa cưới vợ, tình yêu đang nồng nàn. Con của Người còn bé vừa chập chững tập đi. Người sắp sửa được hưởng kết quả công lao khó nhọc, được hưởng sự sung sướng an lạc của cuộc đời thì phải chết. Tâu Thượng Đế, xin Ngài cho thêm vài trăm năm thọ nữa để Người có đủ thì giờ gây dựng cho thế hệ sau, làm một sự nghiệp gì để lại cho đời, và cũng để khỏi mang tiếng là tránh trách nhiệm với hậu thế.

Thượng Đế nghe xong, ngẫm nghĩ, thấy Người nói có lý, Ngài phán:

- Ta cho Người thêm 18 năm tuổi thọ của Lừa, cộng với 30 năm của Người là 48 năm. Ngươi thấy đủ chưa?

Người thở dài lắc đầu:

- Tâu Thượng Đế chưa đủ. Tuổi ấy con cái chưa khôn lớn, chưa có khả năng đảm nhận trách nhiệm ở đời. Cha mẹ chết làm sao yên tâm được!

Thương Đế trả lời không do dự:

- Thế 12 năm thọ của Chó, ta cho Người luôn. Tuổi này con khôn lớn ăn học thành tài rồi.

Người vẫn năn nỉ:

- Tâu Thượng Đế vẫn còn ít lắm. Tuy con cái đã trưởng thành. Nhưng chưa nhìn thấy cháu, chưa được bế cháu thì cũng chưa có thể gọi là nhận được đủ Phước Lộc Thọ của Thượng Đế ban cho.

Thượng Đế phán giọng cương quyết:

- Nếu vậy ta cho nốt người 10 năm của Khỉ. Đó là tất cả tuổi thọ không ai nhận. Ta không thể bớt của loài khác cho Người được. Thượng Đế có quyền nhưng không thể bất công.

Người lãnh tuổi xong, thất vọng ra về vì biết rằng dù năn nỉ cũng vô ích, nhưng trong thâm tâm Người cũng quyết định là sẽ tìm cách sống lâu hơn.

Từ đó loài người sống đổ đồng kẻ già người trẻ, trung bình ít nhất được 70 tuổi. 30 năm đầu Người sống với tuổi thọ nguyên thủy của Thượng Đế ban cho mình. 30 năm qua thật chóng.

Trong thời gian ấy, Người làm việc rất hăng hái và cũng hưởng thụ được cuộc sống ngọt ngào. Công danh, sự nghiệp, tiền tài, tình duyên tất cả đều ở trong tầm tay, ai giỏi thì với tới.

Kế đến 18 năm của Lừa. Trong thời gian này, nhiều gánh trách nhiệm nặng nề đè nặng trên vai. Người phải làm việc cho người khác hưởng. Nhưng đền đáp lại ngoài hoan lạc phút giây, người cũng nhận được những sự bội bạc vô ơn và những bài học chua cay đau đớn của đời.

Tiếp đến là 12 năm của Chó. Trong thời gian này, sức bắt đầu yếu, Người chỉ thích nằm một nơi, buồn lắng nghe những đốt xương nhức nhối. Người cũng không còn răng để nhai đồ ăn cứng, chỉ còn nhai trệu trạo nuốt những món ăn mềm.

Kế tiếp thời kỳ nằm nghe xương nhức của Chó là thời kỳ cuối cùng 10 năm thọ thừa hưởng của Khỉ. Người biến thành đãng trí, mất ngủ, lẫn lộn, nói trước quên sau, để đâu quên đó. Người có nhiều cử chỉ ngớ ngẩn như trẻ con, và đồng thời cũng rất hãnh diện với tuổi thọ của mình. Và lại cũng như trẻ con, ngày ngày người ngồi đếm tháng ngày qua, chờ Tết đến để chúc nhau "Sống lâu trăm tuổi".

Mai mot em oshin gia chac xau du lam,binh thuong da vay roi,haha

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top

Tags: #tích