còi xương

Bệnh còi xương do thiếu vitamin D

BỆNH CÒI XƯƠNG DO THIẾU VITAMIN D

Mục tiêu

1. Kể được các nguyên nhân và các yếu tố nguy cơ của bệnh.

2. Nêu được tầm quan trọng và dịch tễ học của bệnh.

3. Phát hiện được các triệu chứng của bệnh còi xương về lâm sàng và cận lâm sàng.

4. Thực hiện và tuyên truyền giáo dục được các biện pháp phòng, chống bệnh còi xương

1. Chuyển hoá vitamin D và vai trò sinh lý của nó trong cơ thể

1.1. Nguồn cung cấp vitamin D: cơ thể nhận vitamin D từ 2 nguồn

- Thức ăn: có vitamin D như gan, lòng đỏ trứng gà, sữa. Hàm lượng vitamin D trong sữa mẹ và

sữa bò đều rất thấp (0-10 đv/100ml). Nguồn vitamin D từ động vật dễ hấp thu hơn từ thực vật.

- Tổng hợp vitamin D ở da dưới tác dụng bức xạ của tia cực tím trong ánh sáng mặt trời: đây là

nguồn cung cấp vitamin D chủ yếu cho cơ thể. Mỗi ngày cơ thể có thể tổng hợp được từ 50-100

đv vitamin D, nghĩa là đủ thoả mãn nhu cầu sinh lý của cơ thể. Vì vậy trẻ em bị còi xương là do

không được tắm nắng hoặc do ăn uống không đầy đủ.

1.2. Chuyển hoá và vai trò sinh lý của vitamin D trong cơ thể: sau khi được hấp thụ ở ruột hoặc

đựơc tổng hợp ở da, vitamin D được đưa tới gan nhờ protein vận chuyển vitamin D (vitamin D

binding protein-DBP). Ở đó nó được men 25-hydroxylase của tế bào gan biến thành 25 hydroxy

vitamin D (25-OH-D). Chất chuyển hoá này sau đó lại được men 1,a-hydroxylase ở liên bào ống

thận biến thành 1,25-dihydroxyvitamin D (1,25-(OH)2-D). Đây là chất chuyển hoá cuối cùng của

vitamin D và có tác dụng sinh học làm

- Tăng hấp thu Ca ở ruột qua cơ chế tăng tổng hợp protein gắn Ca (Calcium binding protein-

CaBP).

- Huy động canxi ở xương vào máu.

- Đồng thời tăng tái hấp thụ CaPO4 ở ống thận (dưới tác động của hormone tuyến cận giáp:

parathormone).

Sự điều hoà sinh tổng hợp 1,25-(OH)2-D phụ thuộc vào nồng độ Calci-Phospho và hormon tuyến

cận giáp trong máu và theo cơ chế điều hoà ngược (feedback) như là 1 nội tiết tố. Khi Ca máu

giảm, sẽ kích thích tuyến cận giáp bài tiết nhiều hormon cận giáp (PTH-Parathyroid hormone).

Hormon này lại kích thích hoạt tính của 1,a-hydroxylase ở ống thận để tăng tổng hợp 1,25-

(OH)2-D. Chất này làm tăng hấp thu Ca ở ruột và huy động Ca ở xương vào máu, làm cho nồng

độ Ca trong máu trở lại bình thường. Khi cho vitamin D liều cao, nồng độ 25-OH-D sẽ tăng lên,

nhưng nồng độ 1,25-(OH)2-D lại chỉ tăng lên trong một thời gian ngắn, rồi ngừng lại. Sự điều hoà

này giúp cho cơ thể ngăn ngừa được sự tăng Ca máu do tăng nồng độ vitamin D nhất thời. Những

chủng tộc da màu sống ở vùng nhiệt đới có da sẫm màu là cơ chế bảo vệ tự nhiên để chống lại sự

tổng hợp quá nhiều vitamin D dưới tác dụng của ánh sáng mặt trời.

1.3. Chuyển hoá vitamin D trong giai đoạn thai nghén

Vào cuối thời kỳ thai nghén, nhu cầu về Ca và phospho của thai nhi tăng lên. Sự tăng nhu cầu

này được thoả mãn qua tăng hấp thu Ca và PO4 ở ruột. Với sự cung cấp hàng ngày 700 đơn vị

vitamin D và 1,2 g Ca cho phụ nữ có thai, nồng độ 1,25-(OH)2-D sẽ tăng lên từ 53 pg/ml lên

87pg lúc có thai 3 tháng và đến cuối thời kỳ thai nghén và cho con bú là 100pg/ml. Vì vậy, trong

thời kỳ có thai và cho con bú cần cung cấp thêm cho người mẹ vitamin D và Ca .

1.4. Cơ chế sinh lý bệnh còi xương thiếu vitamin D

76

Bệnh còi xương do thiếu vitamin D

Khi thiếu vitamin D sẽ làm giảm hấp thu Ca ở ruột, Ca máu giảm làm tăng tiết PTH. Tình trạng

cường tuyến cận giáp sẽ đưa đến 2 hậu quả:

- Giảm tái hấp thu phosphat ở ống thận, làm giảm phospho máu, gây ra các biểu hiện rối loạn

chức năng của hệ thần kinh như kích thích, vã mồ hôi.

- Huy động Ca ở xương vào máu gây ra loãng xương.

- Các biến đổi trên đã làm rối loạn quá trình vôi hoá ở xương và gây ra các triệu chứng lâm sàng

và X-quang ở xương.

2. Dịch tễ học

- Còi xương là một bệnh phổ biến ở trẻ em dưới 3 tuổi, đặc biệt là các trẻ từ 3 tháng đến 18

tháng, vì đây là lứa tuổi mà hệ xương đang phát triển mạnh, ảnh hưởng xấu đến sự phát triển thể

lực và sức khoẻ của trẻ. Vì vậy việc phòng chống bệnh còi xương là một vấn đề ưu tiên của sức

khoẻ cộng đồng.

- Nước ta tuy là 1 nước nhiệt đới, có nhiều ánh sáng mặt trời nhưng còi xương vẫn là 1 bệnh phổ

biến. Theo thống kê của Viện Bảo vệ Sức khoẻ trẻ em thì tỷ lệ mắc bệnh trung bình là 9,4%,

trong đó trẻ dưới 3 tuổi chiếm 34-35%.

- Giới: không có sự khác biệt về giới.

Bệnh thường gặp ở những vùng kinh tế thấp, gia đình đông con, nhà cửa ẩm thấp, thiếu ánh sáng

mặt trời.

- Địa dư: thành phố nơi đông dân cư, nhà ở cao tầng, nơi nhiều khói bụi công nghiệp. Ở nước ta,

trẻ em các tỉnh phía Bắc bị mắc bệnh nhiều hơn các tỉnh phía Nam.

3. Nguyên nhân của bệnh còi xương thiếu vitamin D

3.1. Chủ yếu do thiếu ánh sáng mặt trời

- Nhà ở chật chội tối tăm.

- Do tập quán sai lầm, không cho trẻ ra ngoài trời, thậm chí ở trong buồng tối nhất là trong những

tháng đầu sau sinh nên trẻ bị còi xương sớm.

- Mặc quá nhiều quần áo.

- Ở những vùng nhiều sương mù, mùa đông ít ánh sáng mặt trời trẻ mắc bệnh còi xương nhiều.

3.2. Do ăn uống

- Vitamin D trong sữa mẹ và cả sữa bò đều rất ít, nhưng trẻ được nuôi bằng sữa bò dễ bị còi

xương hơn trẻ bú sữa mẹ. Vì tỷ lệ Ca/P trong sữa mẹ sinh lý và dễ hấp thu hơn trong sữa bò, nên

nhu cầu vitamin D ở trẻ bú sữa mẹ thấp hơn.

- Trẻ ăn nhiều chất bột sớm cũng dễ bị còi xương vì trong bột có nhiều acide phytinic, chất này

kết hợp với Ca thành muối calciphitinat không hoà tan làm cho sự hấp thu Ca ở ruột bị giảm.

3.3. Yếu tố thuận lợi

- Tuổi: bệnh hay gặp ở trẻ em dưới 1 tuổi là tuổi mà hệ xương phát triển mạnh nhất.

- Trẻ đẻ non, đẻ yếu dễ bị còi xương vì cơ thể không tích lũy đủ muối khoáng và vitamin D trong

thời kỳ bào thai, nhưng tốc độ trẻ phát triển nhanh đòi hỏi nhu cầu vitamin D cao hơn trẻ bình

thường, hoạt tính của hệ thống men tham gia vào chuyển hoá vitamin còn yếu, do đó ngay từ 2-3

tháng trẻ đã có thể mắc bệnh còi xương.

- Bệnh tật: trẻ bị mắc các bệnh nhiễm khuẩn nhất là nhiễm khuẩn hô hấp và tiêu hoá, dễ bị còi

xương. Những trẻ bị rối loạn tiêu hoá kéo dài, tắc mật bẩm sinh làm cản trở sự hấp thu vitamin D

và muối khoáng ở ruột.

- Màu da: các trẻ da đen, nâu dễ mắc bệnh còi xương do kém tổng hợp vitamin D ở da.

- Do dùng thuốc: corticoide, hydantoine, gardenal.

77

Bệnh còi xương do thiếu vitamin D

4. Các thể lâm sàng

4.1. Thể cổ điển ở trẻ trên 6 tháng: gặp nhiều nhất ở trẻ 6-18 tháng. Nguyên nhân thiếu ánh

nắng, thiếu chăm sóc và nuôi dưỡng. Thường kết hợp với SDD. Biểu hiện 4 nhóm triệu chứng

lâm sàng

4.1.1. Triệu chứng liên quan đến hạ Ca máu: quấy khóc về đêm, ra mồ hôi trộm, chậm mọc răng,

mất men răng, thóp liền chậm. Lượng Ca++ máu thường giảm nhẹ, ít khi gây cơn Tétanie.

4.1.2. Biến dạng xương: thường gặp trong giai đoạn tiến triển của bệnh, chủ yếu ở lồng ngực, chi

và cột sống

- Ở ngực: chuỗi hạt sườn, rãnh Harrisson, lồng ngực hình ức gà hoặc hình phễu.

- Cột sống: gù, vẹo. Xương chậu hẹp.

- Xương chi: vòng cổ tay, cổ chân. Chi dưới cong hình chữ X, chữ O; chi trên: cán vá.

4.1.3. Giảm trương lực cơ: thường thấy trong thể nặng làm trẻ chậm phát triển về vận động, bụng

to, cơ hô hấp kém hoạt động, dễ viêm phổi.

4.1.4. Thiếu máu: gặp trong bệnh nặng, chủ yếu là thiếu máu thiếu sắt, có thể kèm gan lách to

vừa ở trẻ nhũ nhi. Thiếu máu, còi xương và suy dinh dưỡng thường được kết hợp trong Hội

chứng thiếu cung cấp: Von Jack Hayem Luzet.

4.1.5. Xét nghiệm

- Thiếu máu.

- Ca++ máu giảm vùa phải, 3-4 mEq/l ở giai đoạn đầu của bệnh, do kém hấp thu và ở giai đoạn

cuối, do kém tái hấp thu ở ống thận. Ở giai đoạn 2, nhờ phản ứng của tuyến cận giáp, Ca được

huy động từ xương vào máu, nên Ca++ máu bình thường hoặc chỉ giảm nhẹ. Đối với trẻ < 6 tháng,

hoạt động của tuyến cận giáp chưa tốt nên triệu chứng hạ Ca++ máu duy trì suốt thời gian tiến

triển của bệnh.

- Phosphore máu thường chỉ giảm ở giai đoạn cuối của bệnh, khi chức năng tái hấp thu của ống

thận giảm. Mức độ giảm từ 1,5-3,5mg% (bình thường 4,5mg%).

- Phosphatase kiềm tăng song song với mức độ giảm của vitamin D, đó cũng là triệu chứng báo

động giống như hạ Ca++ máu. Mức độ tăng có thể từ 20-30 đv Bodansky trong các thể nhẹ, đến

50-60 trong các thể nặng. Trở về bình thường nhanh chóng sau điều trị vitamin D

- X quang xương: chụp cổ tay hoặc cổ chân: đầu xương to bè và bị khoét hình đáy chén, vùng sụn

bị dãn rộng ở giai đoạn tiến triẻn của bệnh, hoặc hình đường viền rõ nét ở giai đoạn phục hồi.

Các điểm cốt hoá ở bàn tay, bàn chân chậm so với tuổi, lồng ngực có hình nút chai “champagne”.

4.2. Bệnh còi xương sớm ở trẻ < 6 tháng: Gặp nhiều ở nước ta. Nguyên nhân do mẹ kiêng

không cho trẻ ra ngoài sáng nên thiếu vitamin D, chế độ ăn của mẹ sau sinh lại kiêng khem thiếu

các chất giàu Ca. Các triệu chứng đầu tiên xuất hiện từ tuần thứ 2.

4.2.1. Tình trạng hạ Ca++ máu: luôn có và là triệu chứng báo động. Trẻ tăng kích thích thần kinh

- Dễ bị kích thích, ngủ không yên giấc, hay giật mình.

- Khi thở có tiếng rít do mềm sụn thanh quản.

- Khi bú: sữa gây co thắt dạ dày làm cho trẻ nôn, co thắt cơ hoành làm trẻ nấc cụt.

- Nghiệm pháp gây cơn khóc co thắt thanh quản (spasme du sanglot): rất nhạy nhất là đối với trẻ

< 3 tháng và dương tính ở > 90% trẻ được nghi ngờ hạ Ca++ máu.

- Ca++ máu giảm sớm và thường ở mức độ nhẹ, 3-4mEq/l, một số ít có biểu hiện cơn Tétanie với

Ca++ máu < 3mEq/l. Sau điều trị vitamin D, Ca++ máu nhanh chóng trở về bình thường.

4.2.2. Biến dạng xương: chủ yếu ở hộp sọ: hộp sọ trẻ bị bẹp theo tư thế nằm. Bướu trán, bướu

đỉnh. Động tác bú làm xương hàm trên khép lại và nhô ra phía trước so với xương hàm dưới. Nếu

không chẩn đoán và điều trị kịp thời, sẽ có biến dạng lồng ngực, cột sống và các chi như thể cổ

điển.

78

Bệnh còi xương do thiếu vitamin D

4.2.3. Giảm trương lực cơ và thiếu máu thường nhẹ hơn thể cổ điển, nhiều khi không có nếu điều

trị sớm.

4.2.4. Phospho máu thường không giảm hoặc giảm ít và muộn sau 3 tháng tuổi vì chức năng tái

hấp thu của thận chưa bị ảnh hưởng. Phosphatase kiềm tăng nhanh và sớm như trong thể cổ điển.

4.2.5. X quang xương cổ tay, cổ chân không có hình ảnh điển hình như ở thể cổ điển, không có

hình ảnh khoét đáy chén.

4.3. Bệnh còi xương bào thai: nhu cầu Ca và vitamin D tăng gấp 3 ở phụ nữ mang thai để cung

cấp cho bào thai, nhất là trong quý 3 của thai kỳ. Bệnh thường gặp ở trẻ sinh non, đa thai. Trước

sinh, thai cử động yếu. Sau đẻ, bệnh được gợi ý nếu trẻ có thóp rộng 4-5 cm đường kính (bình

thường 2-3 cm). Các mảnh xương sọ rời do bờ rìa chưa được vôi hoá. Ấn lõm hộp sọ “

crâniotabès”.

- Trẻ có tình trạng hạ Ca++ máu, có thể nặng gây ngừng thở từng cơn, hoặc nhẹ gây cơn khóc “dạ

đề”, hay ọc sữa, nấc cụt sau bú và đi phân són.

5. Chẩn đoán còi xương tại cộng đồng

trong điều kiện thực địa kết luận còi xương khi có ít nhất 2 trong số các triệu chứng sau đây:

chuỗi hạt sườn, to đầu chi, mềm hộp sọ, biến dạng đặc biệt ở lồng ngực (lồng ngực hình ức gà,

chuỗi hạt sườn, rãnh Harrisson) kèm theo giảm trương lực cơ.

6. Điều trị

6.1. Nguyên tắc điều trị: hướng dẫn và tuyên truyền cho bà mẹ

- Cải thiện dinh dưỡng: cho thực phẩm giàu vitamin D như dầu cá (3 thìa trà dầu cá cung cấp

3000 UI vitamin D), bơ, gan, lòng đỏ trứng, sữa có bổ sung vitamin D.

- Điều trị tiêu chảy và tiêu chảy phân mỡ.

- Bảo đảm tiếp xúc đủ với ánh sáng mặt trời.

6.2. Điều trị đặc hiệu

6.2.1. Còi xương cổ điển: liều điều trị vitamin D 5000đv/ngày uống liên tục trong 2-3 tuần.

Liều điều trị được chỉ định dựa vào hình ảnh X quang xương cổ tay hoặc cổ chân, đầu xương bị

khoét hình đáy chén. Sau 2-3 tuần điều trị chụp kiểm tra lại:

- Nếu có hình ảnh đường viền của giai đoạn phục hồi, chuyển sang liều phòng bệnh: 400 đv/ngày

.

- Nếu còn hình ảnh khoét xương: tiếp tục liều điều trị thêm vài ngày.

- Kết hợp thêm chế độ ăn giàu chất đạm và đủ các chất, không cần thêm thuốc có Ca

6.2.2. Còi xương sớm: cho cả vitamin D và Ca

- Vitamin D: 1500-2000 đv/ngày (3-4 tuần, sau đó chuyển sang liều phòng bệnh 400đv/ngày liên

tục cho đến tuổi biết đi không cần kiểm tra xương như trong thể cổ điển.

- Đối với trẻ bú mẹ: nên kiểm tra Ca++ máu của mẹ và khuyên mẹ không kiêng cữ trong chế độ

ăn. Nếu Ca++ máu của mẹ giảm, cho mẹ uống Gluconate hoặc lactate Ca 2g/ngày cho đến khi

Ca++ máu trở về bình thường. Nếu Ca++ máu của trẻ giảm (Ca huyết thanh < 7.0 mg/dl hay Ca++

< 3.5mg/dl)

+ Cho Calcium gluconate 10% liều 1-2ml/kg tiêm tĩnh mạch chậm, theo dõi ECG nếu có. Duy trì

bằng chuyền tĩnh mạch liều 4-6ml/kg/ngày (36-54 meq/kg/ngày). Nếu cần có thể lặp lại như trên

lần thứ 2.

+ Duy trì: cho Ca đường uống 75mg/kg/ngày chia đều 4 lần

6.2.3. Còi xương bào thai: cũng điều trị như thể sớm nhưng cần chú ý tình trạng hạ Ca++ máu có

thể nặng. Cần kiểm tra Ca ++ máu của mẹ và điều trị như trên

79

Bệnh còi xương do thiếu vitamin D

7. Phòng bệnh

Muốn phòng chống tốt bệnh còi xương do thiếu vitamin D, chúng ta cần giáo dục cách nuôi con

theo khoa học bao gồm

7.1. Giáo dục sức khoẻ

- Khuyên bà mẹ loại bỏ những tập quán lạc hậu như: kiêng nắng, kiêng gió, kiêng ăn 1 số thức ăn

trước và sau khi sinh.

- Hướng dẫn mẹ tắm nắng cho cả 2 mẹ con vào buổi sáng sớm, thời gian tăng dần, trung bình 10-

30 phút. Lưu ý cho da của trẻ tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng mặt trời.

- Giáo dục dinh dưỡng cho các bà mẹ : nuôi con bằng sữa mẹ, ăn dặm đúng phương pháp: ngoài

những bữa bú sữa mẹ, mỗi bữa ăn của trẻ phải có đầy đủ các thành phần trong ô vuông thức ăn.

7.2. Cho uống vitamin D liều phòng bệnh

- Từ ngày thứ 7 sau sinh cho trẻ uống vitamin D 400 đv cho đến tuổi biết đi.

- Đối với trẻ sinh non, sinh đôi, sinh ba: trong tháng đầu tiên cho liều cao hơn: 1000đv/ngày.

- Đối với phụ nữ mang thai, nếu ít có điều kiện tiếp xúc thường xuyên với ánh nắng mặt trời có

thể cho uống mỗi ngày 1000 đv từ tháng thứ 6 của thai kỳ cho đến khi sinh.

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top

Tags: