co so van hoa viet nam
PHÁT THANH TRUYỀN HÌNH II
NGÀNH HỌC: BÁO CHÍ
MSSV: 1010010082
TRẦN HỮU TÀI
MÔN HỌC: CƠ SỞ VĂN HOÁ VIỆT NAM
Văn hóa truyền thống Việt được cha ông đúc kết từ hàng ngàn năm nay và đó là vốn quý của một dân tộc. Ngày nay, trước sự thay đổi đến chóng mặt, những phong tục tập quán truyền thống đang ngày càng bị mai một. Cũng có người cho rằng, trong nét văn hóa truyền thống có nhiều điểm lạc hậu. Ví dụ như coi tuổi trong hôn nhân, chọn ngày cưới xin v.v...Đây là một sự giằng co giữa mới và cũ.
Phong tục hôn nhân
Gắn liền với tín ngưỡng, tiếp nối tín ngưỡng là phong tục. Đó là những thói quen đã ăn sâu vào đời sống xã hội từ lâu đời, được đại đa số mọi người thừa nhận và làm theo (phong: gió, tục : thói quen; phong tục: thói quen lan rộng). Phong tục có trong mọi lĩnh vực của xã hội, ở đây tập trung xem xét ba nhóm phong tục chủ yếu : hôn nhân, tang ma, lễ Tết và lễ hội.
Như ta đã biết, một trong hai đặc trưng cơ bản của làng xã là tính cộng đồng. Người Việt Nam là con người của cộng đồng. Mọi việc liên quan đến cá nhân cũng đồng thời liên quan đến cộng đồng, kể cả hôn nhân là lĩnh vực riêng tư nhất. Hôn nhân của người Việt Nam truyền thống không phải là việc hai người lấy nhau mà là việc hai bên cha mẹ, "hai họ" dựng vợ gả chồng cho con cái. Tục lệ này xuất phát từ quyền lợi của tập thể.
Trước hết là quyền lợi của gia tộc, việc hôn nhân tuy là của hai người nhưng lại kéo theo việc xác lập quan hệ qua lại giữa hai gia tộc. Vì vậy, trong hôn nhân, việc đầu tiên chưa phải là lựa chọn một cá nhân cụ thể, mà là lựa chọn một gia đình, một dòng họ xem cửa nhà có tương xứng không, có môn đăng hộ đối không, tức là xem gia đình thân thuộc hai bên có cân đối, phù hợp với nhau không. Cả lấy vợ lẫn chồng đều phải : Lấy vợ kén tông, lấy chồng kén giống; Mua heo xem nái, cưới gái chọn dòng...
Tiếp theo đối với cộng đồng gia tộc, hôn nhân là một công cụ duy nhất và thiêng liêng để duy trì dòng dõi và phát triển nguồn nhân lực. Để đáp ứng nhu cầu của công việc đồng áng mang tính thời vụ, khi xem xét đến con người trong hôn nhân, trước hết các cụ quan tâm đến năng lực sinh sản của họ. Kén dâu, lấy vợ thì phải chọn người Lưng chữ cụ, vú chữ tâm, phải là: Đàn bà thắt đáy lưng ong - Vừa khéo chiều chồng vừa khéo nuôi con. Năng lực sinh đẻ của người phụ nữ còn có thể nhìn thấy qua gia đình họ : Mua heo chọn nái, mua gái chọn dòng; Ăn mày nuôi cả thể chọn rể nơi nhiều con; lấy con xem nạ (nạ=mẹ). Hướng tới mục đích này là tục "giã cối đón dâu" được xem như một ma thuật nhằm giúp cho đôi vợ chồng sinh đẻ có "đông con nhiều cháu", là tục trải chiếu cho lễ hợp cẩn: gia đình lựa chọn một người phụ nữ cao tuổi, đông con, phúc hậu, vợ chồng song toàn vào trải chiếu cho cô dâu chú rể; chiếu trải phải một đôi - một chiếc trải ngửa, một chiếc trải sấp (một âm một dương) úp vào nhau.
Không chỉ duy trì dòng giống, người con tương lai còn có trách nhiệm làm lợi cho gia đình. Con gái phải đảm đang tháo vát, đem lại nguồn lợi vật chất cho gia đình nhà chồng; con trai phải giỏi giang, đem lại vẻ vang ( nguồn lợi tinh thần) cho gia đình nhà vợ : Chồng sang vợ được đi giầy - Vợ ngoan chồng được tối ngày cậy trông; Trai khôn kén vợ chợ đông- Gái khôn kén chồng giữa chốn ba quân...
Hôn nhân còn phải đáp ứng các quyền lợi của làng xã. Như ta đã nói, mối quan tâm hàng đầu của người Việt Nam là sự ổn định của làng xã. Mối quan tâm đó thể hiện trong lĩnh vực hôn nhân qua quan niệm chọn vợ chồng trong số những người cùng làng : Ruộng đầu chợ, vợ giữa làng; Ruộng giữa đồng, chông giữa làng; Lấy chồng khó giữa làng - Hơn lấy chồng sang thiên hạ ; Ta về ta tắm ao ta - Dù trong dù **c ao nhà vẫn hơn...
Nếu như phân biệt "dân chính cư - dân ngụ cư" là phương tiện hành chính để duy trì sự ổn định của làng xã; cách nói "gắn bó với quê cha đất tổ", với nơi "chôn nhau cắt rốn" là phương tiện tâm lí; thì tục nộp cheo đóng vai trò phương tiện kinh tế phục vụ cho nhu cầu ổn định này : Khi lấy vợ, nhà trai phải nộp cho làng xã bên gái một khoản "lệ phí " dùng vào những việc công ích như tu bổ đình chùa, đào giếng, đắp đường... gọi là "cheo" thì đám cưới mới được xem là hợp pháp. Ca dao, tục ngữ có những câu: Nuôi lợn thì phải nộp cheo cho làng; Lấy vợ mười heo, không cheo cũng mất... Người cùng làng lấy nhau thì nộp ít (có tính chất tượng trưng), gọi là cheo nội; lấy vợ ngoài làng thì cheo rất nặng, gấp đôi gấp ba cheo nội, gọi là cheo ngoại. Năm đầu niên hiệu Cảnh Trị (1663), vua Lê Huyền Tông phải nhắc nhở trong 47 điều giáo hóa của mình rằng "Quan viên và binh lính ở xã thôn nhà gái không được viện cớ người ta lấy chồng làng khác mà đòi tiền cheo quá lạm"; còn đến năm Gia Long thứ ba (1804) thì định lệ "về tiền cheo thì nhà giàu phải nạp mặt quan năm tiền, nhà bậc trung nạp sáu tiền, nhà nghèo nạp ba tiền. Nếu lấy ngời làng khác thì phải nộp gấp đôi".
Trở lên toàn là những nhu cầu của tập thể: gia đình, gia tộc, làng xã. Nhìn chung, lịch sử truyền thống hôn nhân của Việt Nam luôn là lịch sử hôn nhân vì lợi ích của tập thể, của cộng đồng: từ những cuộc hôn nhân nổi danh như Mỵ Châu với Trọng Thủy, công chúa Huyền Trân với Chàm Chế Mân, công chúa Ngọc Hân với Nguyễn Huệ,... rồi vô số những cuộc hôn nhân của các con vua cháu chúa qua các triều đại được triều đình gả bán cho tù trưởng các miền biên ải nhằm củng cố đường biên giới quốc gia; cho đến tuyệt đại bộ phận các cuộc hôn nhân vô danh của thường dân - tất cả đều làm theo ý nguyện của các tập thể cộng đồng lớn nhỏ.
Khi các quyền lợi của tập thể cộng đồng đã được tính đến cả rồi, đã được đáp ứng cả rồi, lúc ấy người ta mới lo đến những nhu cầu riêng tư.
Trước hết là sự phù hợp của đôi trai gái. Trước khi quyết định việc hôn nhân, người Việt Nam truyền thống có tính đến quan hệ này, nhưng sự quan tâm đó cũng chỉ dừng lại ở một thứ quan hệ siêu hình, trừu tượng và vẫn là do cộng đồng gia tộc quyết định : Cha mẹ chỉ giới hạn ở việc hỏi tuổi (qua lễ vấn danh, mà ngày nay gọi là chạm ngõ, hay lễ dạm) xem đôi trai gái có hợp tuổi nhau hay không, còn nếu xung khắc thì thôi.
Để cho quan hệ của đôi vợ chồng được bền vững, khi cưới, đôi vợ chồng trẻ thời Hùng Vương có tục trao cho nhau nắm đất và gói muối : nắm đất tượng trưng cho lời nguyền gắn bó với đất đai - làng xóm - quê hương; gói muối là lời chúc cho tình nghĩa giữa hai người mặn mà thủy chung (Gừng cay muối mặn xin đừng quên nhau). Trong đồ lễ vật dẫn cưới sau này tuy không dùng đất và muối nhưng cũng luôn có một loại bánh đặc biệt rất có ý nghĩa là bánh su sê (tên đọc chệch đi của phu thê). Bánh " phu thê" (vợ chồng) làm bằng đường trắng, dừa, đậu xanh và các hương ngũ vị, rắc vừng (mè), bọc bằng hai khuôn (làm bằng lá cau hoặc lá dừa) hình vuông úp khít vào nhau. Đó chính là biểu tượng của triết lí âm dương (vuông tròn) và ngũ hành (ruột dừa trắng, nhân đậu vàng, rắc vừng đen, khuôn lá xanh, buộc lạt đỏ), biểu tượng cho sự vẹn toàn, hòa hợp - hòa hợp của đất trời và của con người. Khi làm lễ hợp cẩn, còn có tục hai vợ chồng ăn chung một đĩa cơm nếp, uống chung một chén rượu : ý nghĩa của tục này cũng là cầu chúc cho hai vợ chồng luôn gắn bó với nhau : dính nhau như cơm nếp và say nhau như say rượu.
Quan hệ mẹ chồng nàng dâu cũng rất được chú ý. Mẹ chồng nàng dâu thường hay xung khắc vì những chuyện không đâu : Nguyên nhân là cả hai đều cảm thấy tình cảm của người con - người chồng không dành trọn cho mình. Vì vậy mà khi cô dâu mới bước vào nhà có tục mẹ chồng ôm bình vôi lánh sang nhà hàng xóm: Trong gia đình nông nghiệp Việt Nam, người phụ nữ được xem là Nội tướng. Người mẹ chồng lánh đi là có ý nhường quyền "Nội tướng" tương lai cho con dâu để cho trong gia đình trên thuận dưới hòa. Nhưng đó là trong tương lai, còn hiện tại thì chưa, cho nên bà mẹ chồng mới ôm theo chiếc bình vôi, bởi lẽ chiếc bình vôi thiêng liêng gắn liền với đàn bà (tục ăn trầu) chính là biểu tượng cho quyền lực của người phụ nữ.
Theo phong-tục Việt, cái gốc của gia-đình gọi là hôn-nhân. Có hôn-nhân mới có vợ chồng và con cái. Mục-đích của hôn-nhân là để duy-trì gia-thống nên việc lập gia-đình là việc quan trọng của đại gia-đình. Việc lấy vợ lấy chồng gọi là hôn-nhân, cưới xin, hôn-thú, hôn-thư, hay giá-thú. Trên các giấy tờ chứng-nhận, người Việt thường dùng chữ "giá-thú." "Giá" là lấy chồng, "thú" là lấy vợ. Còn hôn-thú chỉ có nghĩa là lấy vợ thôi.
"Hôn" có nghĩa là bố mẹ nàng dâu, "nhân" có nghĩa là bố mẹ chàng rể. Nghĩa tổng-quát của từ "hôn-nhân" là cưới xin (marriage). Theo truyền-thống dân Việt, cha mẹ thường lo cho con đầy-đủ mọi thứ kể cả việc kén vợ kén chồng cho con. Chính vì thế, việc hỏi vợ và gả chồng là bổn-phận của cha mẹ như đã trình-bày trong các câu tục-ngữ sau đây: "Trai lớn dựng vợ, gái lớn gả chồng, cha mẹ đặt đâu ngồi đấy." Vì muốn gia-đình xứng-hợp, tức là "môn đăng (đang, đương) hộ đối," nên đã có trường hợp ngay khi những đứa trẻ còn là bào-thai trong bung mẹ, đôi bên cha mẹ đã đính-ước với nhau rằng nếu về sau một bên sinh con trai và một bên sinh con gái thì sẽ gả con cho nhau. Ngoài vấn đề hai gia đình phải có "môn đăng hộ đối"(gia đình hai bên xứng đáng với nhau), trai gái còn phải tốt-nghiệp trường cao-đẳng thì mới thành vợ thành chồng vì "Phi cao-đẳng bất thành phu phụ."
Theo truyền-thống dân Việt, việc kén vợ kén chồng rất quan-trọng. Sau đây là các phong-tục mà những gia-đình người Việt đã từng áp-dụng để kén vợ kén chồng cho con: lấy vợ xem tông, lấy chồng kén giống, kén con ông cháu cha, và kén gia đình có luân-lý đạo-đức. Kén vợ cho con, các bậc cha mẹ chú-trọng đến đức-hạnh hơn là nhan-sắc vì "cái nết đánh chết cái đẹp." Thêm vào đó, các bậc cha mẹ còn phải xem trai gái có hợp tuổi với nhau không vì có hợp tuổi nhau thì mới hòa-thuận, làm ăn mới thịnh-vượng, và sinh con mới tốt lành. Trai gái không hợp tuổi nhau thì khi lấy nhau sẽ có rất nhiều điều đáng tiếc như hay gây sự với nhau, làm ăn hay bị thất-bại, con cái bị hư hỏng, và vợ chồng sẽ bị ly-thân rồi ly-dị. Trong sách tử-vi tướng-số có bốn nhóm tuổi mà mỗi nhóm gồm có 3 loại tuổi hợp nhau gọi là tam-hợp và có ba nhóm tuổi mà mỗi nhóm có bốn loại tuổi xung-khắc nhau gọi là tứ-hành-xung.
Phong tục tang ma
Do cho rằng trong con người có phần xác và phần hồn, sau khi chết. linh hồn sẽ về nơi "thế giới bên kia" và với thói quen sống bằng tương lai (sản phẩm của lối tư duy theo triết lí âm dương, cho nên người Việt Nam rất bình tĩnh, yên tâm chờ đón cái chết. Chết già vì vậy được xem là một sự mừng : trẻ làm ma, già làm hội. Nhiều nơi có người già chết còn đốt pháo; chắt chút để tang cụ kị thì đội khăn đỏ, khăn vàng (là màu tốt theo Ngũ hành).
Người Việt Nam chuẩn bị khá chu đáo, kĩ càng cho cái chết của chính mình hoặc của người thân. Các cụ già tự mình lo sắm cỗ hậu (chỉ việc về sau, còn gọi là cỗ thọ, quan tài, áo quan). Quan tài của ta làm hình vuông tượng trưng cho cõi âm theo triết lí âm dương. Người cẩn thận còn cho làm thêm chiếc quách bọc ngoài (thành ngữ trong quan ngoài quách. Cỗ thọ làm xong, kê ngay dưới bàn thờ như một việc hết sức bình thường. Có cỗ thọ rồi. các cụ còn lo nhờ thầy địa lí đi tìm đất rồi xây sinh phần. Các vua chúa bao giờ cũng lo tất cả những việc này rất chu tất ngay từ khi mới tên ngôi; các lăng mộ vua còn giữ được ở Huế đồng thời cũng là những nơi thắng cảnh là vì thế.
Khi trong nhà có người nhà hấp hối, việc quan trọng là đặt lên hèm (tên thụy) cho người sắp chết. Đó là một tên mới (do người sắp chết tự đặt hoặc con cháu đặt cho) mà chỉ có người chết, con cháu và thần Thổ công nhà đó biết mà thôi. Khi cúng giỗ, con trưởng sẽ khấn bằng tên hèm. Thổ thần có trách nhiệm chỉ cho phép linh hồn có "mật đanh" đúng như thế vào thôi (vì vậy, tên này còn gọi là tên cúng cơm). Làm như vậy là đề phòng ngừa những cô hồn lang thang vào ăn tranh cỗ cúng sau này.
Trước khi khâm liệm, phải làm lễ mộc **c (tắm gội cho người chết) và lễ phạn hàm: bỏ một nhúm gạo nếp và ba đồng tiền vào miệng (gạo để dùng thay bữa, tiền để đi đò - quan niệm của người vùng sông nước). Khi khâm liệm, phải có miếng vải đắp mặt người chết để khỏi trông thấy cháu con sinh buồn. Trong áo quan, từ thời Hùng Vương đã có tục chia tài sản cho người chết mang theo. Ngày nay, người Việt vẫn để kèm trong áo quan các đồ vật tùy thân như quần áo, gương lược. .. và hằng năm khi giỗ thì "gửi thêm" vàng (giấy), quần áo (giấy).... Trước khi đưa quan tài đến nơi chôn cất, người ta cúng thần coi sóc các ngả đường để xin phép đưa tang. Trên đường đi có tục rắc các thỏi vàng giấy làm lộ phí cho ma quỷ để chúng khỏi quấy nhiễu. Đến nơi, làm lễ tế Thồ thần nơi đó để xin phép cho người chết được nhập cư".
Chôn cất xong, trên nấm mộ đặt bát cơm, quả trứng, đôi đũa (cắm trên bát cơm), nhiều nơi còn đặt thêm mớ bùi nhùi. Tục này mang ý nghĩa chúc tụng : mớ bùi nhùi tượng trưng cho thế giới hỗn mang, trong hỗn mang hình thành nên thái cực (tượng trưng bằng bát cơm), thái cực sinh ra lưỡng nghi (tượng trưng bằng đôi đũa), có lưỡng nghi (âm dương) là có sự sống (tượng trưng bằng quả trứng).Toàn bộ toát lên ý cầu chúc cho người chết sớm đầu thai trở lại. Nhiều nơi có tục làm nhà mồ cho người chết với đủ những tiện nghi. vật dụng tối thiếu.
Để cho linh hồn người chết được yên ổn và phù hộ cho con cháu khoẻ mạnh, làm ăn phát đạt là tục cải táng.
Trong việc tang ma, người Việt Nam bị giằng kéo giữa hai thái cực : Một bên là quan niệm coi chết là bước vào cuộc sống mới ở thế giới khác nên việc tang ma được xem như việc đưa tiễn; bên kia là quan niệm trần tục coi chết là hết nên việc tang ma là việc xót thương.
Xót thương nên muốn níu kéo, giữ lại. Tục khiêng người chết đặt xuống đất, tục gọi hồn là mong người chết sống lại. Vì xót thương nên có tục khóc than (nhà không có con thì thuê người khóc mướn). Vì xót thương nên con cháu không lòng dạ nào mà dùng đồ tốt (nên có tục làm đỗ tang bằng các loại vải thô, xấu như xô gai màu trắng - màu xấu nhất trong Ngũ hành); không tâm trí nào mà nghĩ đến việc ăn mặc (nên trong thời gian tang có tục để gấu xổ, áo trái, đầu bù....); đau buồn quá nên đứng không vững (khi đưa ma, con trai phải chống gậy, gái yếu hơn nên phải lăn đường); đau buồn quá dễ sinh quẫn trí va đập thành trùng tang (nên khi đưa ma. phải đội mũ làm bằng dây chuối,...). Ngày nay, nhiều tục lệ trong số đó không còn tồn tại nữa, lẽ chính là vì chúng quá chi li, cầu kì, chứ không phải vì chúng vô nghĩa.
Ở lĩnh vực tang lễ này cũng thấy rõ tính cộng đồng : nhà có tang, việc thì nhiều mà người nhà lại không còn đủ tỉnh táo minh mẫn nữa, nên bà con xóm làng bao giờ cũng chạy tới giúp rập, lo toan chỉ bảo cho mọi việc. Người Việt Nam quan niệm Bán anh em xa, mua láng giềng gần nên khi nhà có người mất, hàng xóm láng giềng không những giúp đỡ mà còn để tang nhau : Họ dương 3 tháng, láng giềng 3 ngày; Láng giềng còn để ba ngày- Chồng cô, vợ cậu một ngày cũng không. Người nông nghiệp sống gắn bó không chỉ với xóm làng mà còn cả với thiên nhiên, cho nên khi chủ chết, cây cối trong vườn cũng đau buồn mà để tang : nhiều nơi có tục đeo băng trắng cho cả cây cối.
Phong tục tang lễ của ta thấm nhuần rất sâu sắc tinh thần triết lí âm dương Ngũ hành phương nam
Tang lễ truyền thống Việt Nam dùng màu trắng là màu của phương Tây theo Ngũ hành. Mọi thứ liên quan đến phương Tây đều được xem là xấu. Nơi để mồ mả của người Việt và người dân tộc thường là hướng Tây của làng; người dân tộc xem rừng phía Tây là rừng của ma quỷ. Sau màu trắng là màu đen (của phương Bắc theo Ngũ hành). Nếu chắt, chút để tang cụ, kị (là tốt, vì các cụ sống lâu) thì dùng các màu tốt như màu đỏ (phương Nam) và vàng (Trung ương).
Theo triết lí âm dương, âm ứng với số chẵn, dương ứng với số lẻ; vì vậy mọi thứ liên quan đến người chết đều phải là số chẵn. Lạy trước linh cữu thì phải lạy 2 hoặc 4 lạy; ở nhà mồ của các dân tộc miền núi, cầu thang phải làm với số bậc chẵn; hoa cúng nười chết cũng phải dùng số chẵn. khác với người sống ở cõi dương, mọi thứ phải theo số lẻ : lạy người sống phải là 1 hoặc 3 lạy; cầu thang, bậc tam cấp nhà ở phải có số bậc lẻ (thế mới là tam cấp ! ); hoa cho người sống cũng phải có số bông lẻ. Trừ trường hợp chết coi như sống - ví dụ cúng Phật thắp 3 nén nhang, hoặc sống coi như chết - ví dụ con gái lạy cha mẹ trước lúc xuất giá đi lấy chồng 2 lạy).
Cũng theo luật âm dương là việc phân biệt tang cha với tang mẹ : Khi con trai chống gậy để tang thì cha gậy tre, mẹ gậy vông. Đó là vì thân tre tròn. biểu tượng dương; cành gỗ vông đẽo được thành hình vuông, biểu tượng âm. Đưa tang và để tang còn có tục cha đưa mẹ đón (tang cha - đi sau quan tài, tang mẹ - đi giật lùi phía đầu quan tài) và tục áo tang cha thì mặc trở đàng sống lưng ra, tang mẹ mặc trỏ đằng sông lưng vô - hai tục sau cũng đều thể hiện triết lí âm dương qua cặp nghĩa hướng ngoại (dương, cha) - hướng nội (âm, mẹ).
Phong tục tang lễ phổ biến và chính thống của ta còn thừa kế được cả tinh thần dân chủ truyền thống . Thọ Mai gia lễ của ta quy định cha mẹ phải để tang con, và không chỉ cha mẹ để tang con mà cả ông bà và cụ kị cũng để tang hàng cháu, hàng chắt. Trong khi đó thì theo tục lệ Trung Hoa, "Phụ bất bái tử" (cha không lạy con). Con chết trước cha mẹ là nghịch cảnh, là con bất hiếu (một vài nơi ở vùng Bắc Bộ có truyền thống Nho học mạnh cũng theo quan niệm này nên nếu con chết trước thì lúc khâm liệm quấn trên đầu tử thi mấy vòng khăn trắng, ý là ở cõi âm cũng phải để tang báo hiếu sẵn cho cha mẹ!).
Tang lễ là những lễ nghi được đặt ra để bày tỏ lòng thương xót và kính thờ người chết.
Người Việt Nam coi tang lễ cha mẹ là quan trọng nhất.
Khi cha mẹ hấp hối thì phải khiêng ra giữa nhà để tỏ rằng cha mẹ chết một cách quang minh chính đáng. Lúc này phải đặt tên hiệu, tên thụy, còn gọi là tên cúng cơm, rồi thưa cho cha mẹ biết để sau này mỗi khi cúng giỗ, nghe con cháu khấn tên thì cha mẹ về dự lễ. Lại lấy một miếng lụa trắng dài đặt lên mặt, có người nói đặt lên ngực (1) để hồn người sắp chết nhập vào, rồi kết thành hình người, gọi là hồn bạch.
Khi tắt thở rồi thì tang chủ (người chủ lễ, thường là con trai trưởng) lấy một chiếc đũa để ngang hàm, dùng một miếng khăn hoặc một miếng giấy phủ lên mặt để tránh ma quỷ ám hại.
Xong, khiêng xác đặt xuống đất, rồi lại khiêng lên giường, mong rằng người chết hấp thụ sinh khí của đất, may ra sống lại.
Phan Kế Bính cho rằng tục này mang ý nghĩa là người ta bởi đất sinh ra thì khi chết lại về đất (2). Có lẽ Phan Kế Bính đã chịu ảnh hưởng của Đạo Thiên Chúa chăng ? Người con cầm cái áo của người chết mới thay, đi đường phía trước trèo lên mái nhà hú vía ba lần (lễ phục hồn, chiêu hồn) : ba hồn, bảy vía, cha đâu về với con hoặc ba hồn, chín vía mẹ đâu về với con, tỏ ý mong cha mẹ sống lại. Theo quan niệm của Đạo giáo thì phách (hay vía) là phần tinh thần của người phải phụ vào xác mới tồn tại, khi người chết thì tan đi, còn hồn là phần tinh thần không có xác vẫn tồn tại được.
Hú vía xong tụt xuống bằng lối phía sau. Mang áo vừa được hú vía phủ lên xác.
Dùng nước thơm tắm rửa cho người chết (lễ mộc dục ), chải tóc, cắt móng tay móng chân, thay quần áo mới. Con trai tắm rửa cho cha, con gái tắm rửa cho mẹ. Người chết được mặc quần áo sang trọng hay đơn sơ tùy theo nhà giàu hay nghèo, có chức tước hay không, chết già hay chết trẻ. Các đồ dùng và nước tắm của lễ mộc dục được đem chôn.Sau đó làm lễ phạn hàm, hay ngậm hàm. Bỏ một nắm gạo và ba đồng tiền (đồng kẽm, đồng chinh) vào miệng người chết. Gạo để linh hồn người chết ăn, khỏi phải thành ma đói ( ngạ quỷ). Tiền dùng để đi đò hay qua cầu sang bên kia thế giới. Những người lúc sống ăn ở bạc ác thì lúc chết linh hồn phải qua cầu Nại Hà. Người lương thiện được qua cầu Kim Ngân. Ngày xưa nhà giàu dùng gạo và vàng, ngọc để làm lễ phạn hàm.
Từ lúc mặc quần áo đẹp cho người chết xong, con cháu không mặc đồ tốt đẹp, chải chuốt. Ngược lại, càng ăn mặc tiều tụy càng tỏ lòng hiếu thảo.
Tiếp đến là lễ khâm liệm. Khâm liệm là dùng vải bọc xác trước khi đặt vào áo quan. Xác được chèn đồ bổ khuyết, bọc kín và buộc chặt thành một khối vuông vức.
Lúc đặt xác vào áo quan ( lễ nhập quan ), lót giấy bản, rắc bỏng hay trà khô để đề phòng hút nước do xác tiết ra. Nhiều nhà mời thầy phù thủy làm lễ phạt mộc(chém gỗ). Một tay cầm dao, tay kia cầm bó hương, thầy phù thủy vừa niệm thần chú, vừa quát tháo, vừa chém vào thành áo quan để trừ ma quỷ còn ẩn nấp trong áo quan và trong những tấm ván.
Phạt mộc xong, thầy phù thủy bỏ vào trong áo quan một miếng ván đục hình chòm sao bắc đẩu, gọi là ván thất tinh (bảy ngôi sao). Gia đình nghèo thì chỉ vẽ chòm sao lên một mảnh giấy.
Ván thất tinh có công dụng gì ?
Theo quan niệm của Đạo giáo thì trên cõi trời có Ngọc Hoàng Thượng Đế và nhiều vị thần ngự trị. Trong số các vị thần được người đời thờ kính có Nam Tào và Bắc Đẩu, hai vị thần chuyên ghi chép và kiểm soát sổ sinh, sổ tử của loài người.
Chòm sao bắc đẩu (đại hùng tinh) tượng trưng cho thần Bắc Đẩu. Bỏ tấm ván thất tinh vào trong quan tài, người ta hi vọng rằng linh hồn người chết sẽ được vị thần giữ sổ tử che chở.
Người nào chết nhằm giờ xấu thì phải bỏ thêm vào áo quan một cỗ bài tổ tôm, ngày nay có chỗ dùng bộ bài tây, một quyển lịch tàu hoặc lịch ta.
Tục này mang ý nghĩa gì ?
Chữ bài (hán việt, bộ thủ), nghĩa là trừ bỏ, và chữ lịch (bộ chỉ) nghĩa là trải qua, vượt qua.
Chết nhằm giờ xấu, người ta dùng bộ bài, quyển lịch để trừ bỏ điều xấu, vượt qua được mọi khó khăn.
Nhiều nhà còn dán thêm bùa bên trong và bên ngoài áo quan để trừ khử ma quỷ. Có nhà dùng tàu lá gồi thay cho quyển lịch. Lá gồi trừ được thần trùng (2)(3).
Nhập quan rồi, chèn thêm đồ bổ khuyết, đậy nắp áo quan, gắn sơn, đóng cá hoặc đóng đinh cho kín.
Linh cữu được khiêng ra đặt giữa nhà, trên nóc bày một bát cơm úp, cắm một chiếc đũa vót cho sơ ra như gai nhọn (có nơi gọi là chiếc đũa bông), một quả trứng luộc, ba nén hương.
Bát cơm, quả trứng, có thể là bữa ăn để linh hồn người chết khỏi trở thành ma đói. Nhưng chiếc đũa có gai nhọn thì chắc chắn không phải là để dùng ăn cơm. Không ai có thể ăn với một chiếc đũa như thế.
Vậy chiếc đũa gai này mang ý nghĩa gì ?
Chiếc đũa chữ hán việt là khoái (bộ trúc). Chữ khoái (bộ tâm) có nhiều nghĩa : sướng thích, nhanh chóng, sắc bén, và lính đi bắt giặc cướp.
Cái gai nhọnchữ hán việt là thứ (bộ đao), thứ còn có nghĩa là đâm chết.
Chiếc đũa gai tượng trưng cho một tên lính đi bắt và đâm chết giặc cướp, được người xưa dùng làm bùa trừ ma quỷ.
Nếu trong gia đình còn người ở bậc cao hơn người chết thì đặt linh cữu ở gian bên cạnh, đầu quay ra ngoài sân hoặc quay về hướng nam.
Sau vài ba ngày, chờ con cháu ở xa về đông đủ, thì làm lễ thành phục, cũng gọi là phát tang. Gặp mùa nóng bức hoặc lúc có bệnh dịch thì phát tang sớm hơn. Con cháu, họ hàng, tùy theo thứ bậc mà mặc đồ tang. Đồ tang của người vắng mặt được đặt trên linh cữu.
Luật xưa quy định rõ ràng năm hạng quần áo, mũ khăn, cùng thời hạn để tang.
Làm lễ nhập quan rồi nhưng chưa phát tang thì con cháu còn được phép cưới, gọi là cưới chạy tang.
Nhà nào rộng rãi, giàu sang thì đặt linh sàng (giường của linh hồn người chết) và linh tọa (bàn thờ linh hồn).
Buổi sáng bưng chậu nước, khăn mặt vào linh sàng, khóc ba tiếng rồi rước hồn bạch ra linh tọa, lúc đó mới dâng cúng cơm nước. Buổi tối dâng cúng xong, lại rước hồn bạch vào linh sàng, buông màn đắp chăn rồi mới trở ra. Nhà nghèo thì treo hồn bạch vào linh tọa, rồi làm lễ dâng cúng. Lễ này gọi là lễchiêu tịch điện.
Trong mấy ngày linh cữu còn quàn trong nhà, nhiều gia đình mời phường bát âm thổi kèn, đánh trống đệm cho con cháu khóc, và mỗi khi có người tới phúng viếng. Nhà giàu lại còn thuê người khóc mướn cho tăng vẻ thương nhớ, sầu thảm.
Trước hôm đưa ma thì làm lễ thiên cữu (xê dịch linh cữu). Rước linh cữu sang nhà thờ tổ làm lễ yết tổ rồi đưa trở về chỗ cũ. Có nhà rước hồn bạch đi làm lễ. Không có nhà thờ tổ thì xoay linh cữu một vòng rồi lại đặt vào chỗ cũ.
Đến ngày phát dẫn (đưa đám), làm lễ khiển diện (tiễn biệt), rồi rước linh cữu lên đại dư (xe đòn). Có nhà làm lễ cáo thần đạo lộ, xin phép cho đám tang bắt đầu lên đường.Bắt đầu cuộc phát dẫn. Tuỳ theo đám ma to hay nhỏ, cách sắp đặt cũng như thứ tự tuần hành có đôi phần khác nhau.
Đi mở đường là hai phương tướng mặc quần áo đạo sĩ, đeo mặt nạ dữ tợn, cầm gươm xua đuổi ma quỷ. Có khi phương tướng được làm bằng giấy hoặc vẽ vào tấm mộc, cho trẻ con vác.
Tiếp theo làthể kì, một bức hoành trắng do hai người khiêng, viết bốn chữ theo vài công thức có sẵn để đọc lên người lạ cũng có thể biết người chết là đàn ông hay đàn bà. Thí dụ cha chết thì viết câu Hỗ sơn vân ám (núi Hỗ mây che, theo điển tích xưa thì núi Hỗ là nơi tưởng nhớ cha). Mẹ chết thì viết câu Dĩ lĩnh vân mê (núi Dĩ mây mờ, núi Dĩ là nơi ngóng mẹ).
Sau thể kì đến minh tinh làm bằng một tấm lụa hay vóc màu đỏ dùng để ghi chức tước, họ tên, thụy hiệu người chết. Đây là chỗ để các gia đình danh giá đua nhau dài dòng minh tinh, đem hết phẩm hàm ra khoe. Nhà nghèo thì dùng giấy điều buộc lên cành tre cho một đứa bé cầm.
Kế tiếp là hương án bày đồ thờ và thực án bày đồ ăn. Rồi đến linh xa chở hồn bạch, có phường bát âm đi kèm bên. Một người cầm biển đan triệu bằng giấy viết hai chữ trung tín hay trinh thuận tuỳ theo người chết là đàn ông hay đàn bà.
Tiếp theo là cờ công bố dẫn đường cho phu khiêng đại dư.
Nhà giàu thường che linh cữu bằng cái nhà táng trang hoàng lộng lẫy, hoặc một chiếc thuyền bát nhã bằng giấy nếu người chết là một Phật tử. Có nhà thắp thêm bảy cây nến xếp thành hình chòm sao bắc đẩu trên nắp linh cữu(1).
Tục ta mong muốn cho người chết được yên nghỉ, cho nên phu khiêng linh cữu, đại dư phải chú ý đi đứng nhẹ nhàng, ngay ngắn. Nhiều nhà cho đặt một chén nước đầy trên linh cữu, nếu trong suốt lúc di chuyển, khiêng vác, nước không sánh ra ngoài thì phu khiêng sẽ được thưởng tiền.Cha đưa mẹ đón. Đám tang cha, con trai chống gậy tre theo sau quan tài. Đám tang mẹ, con trai chống gậy vông (ngày xưa gọi là cây đồng) nửa dưới đẽo vuông, nửa trên vót tròn, đi giật lùi đằng trước quan tài. Con trai nào vắng mặt thì treo cái gậy của người ấy ở đầu đòn đại dư. Nếu có con trai nào chết trước thì con trai của người này (hoặc người được ăn lập tự) phải chống gậy thay cha.
Tại sao lại chống gậy vuông đi giật lùi ?
Nhất Thanh giải thích rằng vì cha nghiêm (nghiêm đường, nghiêm phụ) con chỉ biết lẽo đẽo theo khóc, không dám lên phía trước đón ngăn lại trên đường vĩnh biệt như đối với mẹ hiền (gia từ, từ mẫu)(4).
Giải thích của Nhất Thanh e rằng dễ gây cho ta cảm tưởng rằng con chỉ sợ cha vì cha nghiêm, còn mẹ hiền thì con có thể nhờn. Vả lại Nhất Thanh vẫn chưa cho biết ý nghĩa của cái gậy vuông.
Muốn hiểu được tục này chúng ta phải nhìn lại xã hội phong kiến ngày xưa.
Ai cũng biết rằng Nho giáo rất trọng tôn ti trật tự quân, sư, phụ (vua, thầy dạy học, cha).
Trong gia đình người cha là trên hết. Cha chết, tất cả con cái thuộc bậc dưới phải đi sau quan tài của cha.
Còn vai trò của người mẹ thì ra sao ?
Nho giáo trọng đàn ông con trai, miệt thị đàn bà con gái. Nhất nam viết hữu, thập nữ viết vô (một con trai kể là có, mười con gái kể là không). Cha chết thì quyền huynh thế phụ người anh được thay quyền cha. Chồng chết thì vợ phải phu tử tòng tử, nghĩa là mẹ phải theo con trai. Tuy nhiên, chữ hiếu của Nho giáo lại bắt con trai cũng như con gái phải thờ kính cả cha lẫn mẹ.
Tục lệ tang ma cho người con trai đi giật lùi đằng trước quan tài của mẹ, như vậy là vừa giữ được lòng kính trọng của chữ hiếu vừa giữ được tinh thần trọng nam khinh nữ của Nho giáo.
Hai chiếc gậy tre và gậy vông mang ý nghĩa gì ?
Toan Ánh cho rằng chiếc gậy tre tượng trưng cho ngay thẳng, cứng rắn của cha, gậy vông tượng trưng cho thuần hậu, mềm dẻo của mẹ
Nhưng tại sao lại phải đẽo vuông chiếc gậy vông ?
Người xưa quan niệm rằng trời tròn đất vuông. Quan niệm này được thể hiện rõ ràng qua sự tích bánh giầy bánh chưng của ta.
Vua Hùng Vương thứ 18 muốn truyền ngôi, cho gọi các con vào chầu. Vua nói: "Ta muốn truyền ngôi cho kẻ nào làm ta vừa ý, cuối năm nay mang trân cam mỹ vị đến để tiến cúng tiên vương cho ta được tròn đạo hiếu thì sẽ được ta truyền ngôi".
Lang Liêu nhà nghèo, được thần báo mộng: "Các vật trên trời đất và mọi của quý của người không gì bằng gạo. Gạo có thể nuôi người khỏe mạnh mà ăn không bao giờ chán, các vật khác không thể hơn được. Nay đem gạo nếp làm bánh, cái hình tròn, cái hình vuông để tượng trưng hình trời đất rồi dùng lá bọc ngoài, ở trong cho mỹ vị để ngụ ý công đức sinh thành lớn lao của cha mẹ ".
Lang Liêu làm theo lời thần.
Bánh dâng lên vua, được vua khen vừa ngon vừa có ý nghĩa. Lang Liêu được vua truyền ngôi.
Từ đó, đến ngày Tết thiên hạ thường làm bánh giầy bánh chưng dâng cúng cha mẹ. Gậy tre tròn tượng trưng cho trời. Theo thuyết Âm Dương của Nho giáo thì trời thuộc về dương, chỉ người cha. Gậy vông vuông tượng trưng cho đất. Đất thuộc về âm, chỉ người mẹ.
Vì vậy cho nên đưa đám cha phải chống gậy tròn, đưa đám mẹ thì chống gậy vuông. Con gái, con dâu luôn luôn đi đằng sau linh cữu cha mẹ, dưới tấm phương du bằng vải trắng dùng để che nắng. Khi nào được hiệu lệnh thì con gái trưởng và con dâu trưởng phải vừa khóc vừa lăn đường cho tăng thêm phần thảm thiết.
Các gia đình theo đạo Phật thường mời nhà sư, bà vãi đến tụng kinh, cầu nguyện cho linh hồn người chết được siêu sinh tịnh độ. Lúc đưa đám, các bà vãi đội cầu bát nhã, nhà sư gõ mõ tụng kinh, đi đằng trước linh cữu để dẫn đường linh hồn sang Tây phương cực lạc.
Dọc đường đám tang có người rắc vàng mã . Người ta tin rằng có nhiều ma quỷ theo đuổi ám hại linh hồn người chết. Phải rắc vàng mã để tống tiễn chúng mới buông tha.
Tại huyệt chôn, nhiều nhà làm lễ tế thổ thần nơi đây.
Nhà có chức tước danh vọng còn làm lễ đề chữ , nghĩa là viết nốt chữ chủ còn bỏ dở. Bộ thần chủ được sửa soạn từ trước nhưng người ta chỉ viết chữ thần và ba nét ngang của chữ chủ, cố ý để thiếu nét chấm và nét sổ. Hiếu chủ mời một vị khoa bảng, có chức tước đứng ra làm lễ, cầm bút chấm và sổ cho thành chữ chủ. Thần chủ viết xong được đặt lên linh xa, rước về thờ tại nhà.
Đợi đúng giờ tốt thì hạ huyệt. Huyệt được thầy địa lí tìm phương nhắm hướng trước, lúc này chỉ xê xích linh cữu, đặt cho thật đúng.
Lấp mộ xong thì đốt nhà táng, minh tinh, cầu bát nhã, thuyền bát nhã và phương tướng.
Nếu người chết là Phật tử thì có nhà sư tụng kinh gõ mõ và các bà vãi cầm hương niệm Phật đi quanh mộ. Mỗi người cầm một hòn đất ném vào mộ, gọi là đi dong nhan.
Dong nhan nghĩa là gì ? Các học giả không thống nhất ý kiến. Có người hiểu là tưởng nhớ đến nét mặt người chết, người khác lại hiểu là lấp mặt người chết một lần cuối(5).
Những ngày tiếp theo, con cháu đem trầu rượu ra thăm mộ, gọi là ấp mộ, ngụ ý làm cho người nằm dưới mộ bớt lạnh lẽo. Đến ngày thứ ba làm lễ mở cửa mả. Con cháu đắp lại ngôi mộ, mời thầy phù thủy yểm bùa trừ ma quỷ.
Những gia đình theo Phật giáo, sau đám tang cứ bảy ngày lại làm một tuần chay, tụng kinh tại nhà hay tại chùa. Đến tuần chay thứ bảy, cũng gọi là cúng 49 ngày, thì ngừng.
Được 100 ngày làm tuần bách nhật, còn gọi là tuần tốt khốc nghĩa là từ nay trở đi thôi không khóc nữa. Mỗi năm đến ngày mất, con cháu cúng giỗ để tưởng nhớ. Giỗ đầu gọi là tiểu tường. Năm sau làm lễ đại tường. Sau 27 tháng thì làm lễ trừ phục, hết hạn để tang. Trong thời hạn tiểu tường và đại tường, đến rằm tháng bảy tuần trung nguyên người ta hay đốt vàng mã cho người chết dùng, có khi đốt cả hình nhân, thằng Quýt con Nhài, cho xuống âm phủ hầu hạ người chết. Khi có người chết oan, bị giết, chết bất đắc kì tử, hoặc chết nhằm giờ xấu thì phải làm chay để siêu độ vong hồn. Đàn chay thường được tổ chức ngay tại chỗ người bị chết. Lễ làm chay dung hợp cả Phật giáo và Đạo giáo. Trên đàn tế bày tượng tam bảo, tượng tam phủ, hai bên có tranh thập điện, ở giữa có tranh quan thánh. Buổi lễ do nhà sư hay pháp sư làm chủ lễ. Mục đích của lễ là gọi hồn người chết về, cầu Phật để xin phổ độ, cầu tam phủ để xin xá tội. Nhiều làng quê miền Bắc có tục cải táng (bốc mộ), nghĩa là chôn sang khu đất mới. Lí do là vì sau vài ba năm mộ cũ bị sụt lở, ngập nước, hoặc vì chôn ở nơi xa con cháu muốn đưa về quê nhà, cũng có khi chỉ vì tin thầy địa lí, phù thủy. Con cháu làm lễ cáo từ đường rồi khai mộ, mở nắp quan tài. Tất cả xương cốt được nhặt ra, tẩy rửa bằng nước thơm, lau khô, xếp vào một cái tiểu sành, rồi chôn sang đất khác. Trước khi chôn làm lễ cúng thổ thần mới.Người Việt Nam quan niệm rằng sống gửi thác về (sinh kí tử quy). Chết là trở về với tổ tiên bên kia thế giới. Ai cũng mong muốn cho cha mẹ trở về được thanh thoát, may mắn.
Người con có hiếu phải thờ cha mẹ đã chết cũng như lúc cha mẹ còn sống, thờ khi mất như lúc hãy còn (sự tử như sự sinh, sự vong như sự tồn). nhưng vì câu nệ vào tục Tàu nên các nghi thức trở thành rườm rà, tốn kém, trọng hình thức giả tạo.
Ngày nay đám tang được tổ chức gọn gàng. Hồn bạch, thể kì, minh tinh được thay bằng tấm ảnh chân dung người chết. Linh cữu được chở bằng xe hơi. Nhiều nghi thức, hủ tục bị xoá bỏ (thương vay khóc mướn, lăn đường, cờ quạt rầm rộ, kèn trống ầm ỹ). Tục đốt vàng mã vẫn còn, thậm chí còn gia tăng ở một vài nơi. Đua nhau vén tay áo sô đốt nhà táng giấy, đốt xe hơi, tủ lạnh, giấy tiền đô la...
Thời hạn để tang được rút ngắn. Mồ mả xây đắp cẩn thận, không cần phải cải táng.
Nhiều gia đình cho thiêu xác, giữ tro để thờ tại chùa.
----------------------------------------------------------------------------------------------
Để duy trì sự sống của con người thì ăn uống là việc quan trọng. Người xưa thường nói "có thực mới vực được đạo". Trong các nhu cầu của con người: thực, y, cư, hành, khang, lạc,... thì Thực (ăn) đứng đầu. Mọi hành vi của con người đều được ghép với ăn: ăn uống, ăn mặc, ăn học, ăn nói, ăn ở, ăn chơi, ăn ngủ, ăn nằm,... Nghệ thuật ăn uống của người Việt Nam hết sức tinh tế dựa trên cơ sở của triết lý Âm Dương - Ngũ Hành.
Trong việc ăn, người Việt Nam đặc biệt chú trọng đến quan hệ biện chứng âm dương, bao gồm 3 mặt quan hệ hết sức mật thiết với nhau, đó là: bảo đảm hài hòa âm dương của thức ăn; bảo đảm sự quân bình âm dương trong cơ thể và bảo đảm sự cân bằng âm dương giữa con người với môi trường tự nhiên.
- Thứ nhất, bảo đảm hài hòa âm dương của thức ăn. Để tạo nên các món ăn có sự cân bằng âm dương, người Việt phân biệt năm mức âm dương của thức ăn theo ngũ hành, bao gồm: Hàn (lạnh, âm nhiều, hành thủy), Nhiệt (nóng, dương nhiều, hành hỏa), Ôn (ấm, dương ít, hành mộc), Lương (mát, âm ít, hành kim), Bình (trung tính, hành thổ).
Khi chế biến thức ăn, phải tuân thủ nghiêm ngặt luật âm dương bù trừ và chuyển hóa khi kết hợp các loại lương thực, thực phẩm, gia vị với nhau tạo thành các món ăn có sự cân bằng âm - dương, thủy - hỏa.
Có như vậy, thức ăn mới có lợi cho sức khỏe và ngon miệng. Chẳng hạn: rau răm là nhiệt (dương) được ăn với trứng lộn là hàn (âm) thì ngon miệng, dễ tiêu hóa. Hoặc gừng là thứ gia vị nhiệt (dương) có tác dụng thanh hàn, giải cảm, khi nấu kèm với các loại thực phẩm như: cá, rau cải (kho cá, canh rau cải) là thực phẩm có tính hàn thì ăn rất thơm, ngon.
- Thứ hai, bảo đảm sự quân bình âm dương trong cơ thể. Người Việt Nam sử dụng thức ăn như là các vị thuốc để trị bệnh. Theo quan niệm của người Việt Nam thì mọi bệnh tật sinh ra là do cơ thể bị mất quân bình âm dương, thức ăn chính là vị thuốc để điều chỉnh sự mất quân bình âm dương ấy, giúp cơ thể khỏi bệnh.
Vì vậy, nếu người bệnh ốm do quá âm cần phải ăn đồ ăn dương (đau bụng lạnh, uống nước gừng sẽ khỏi); ngược lại nếu người bệnh ốm do quá dương thì cần phải ăn đồ ăn âm (bệnh kiết lị, ăn trứng gà rang với lá mơ)...
Thứ ba, bảo đảm sự quân bình âm dương giữa con người và môi trường. Người Việt Nam có tập quán ăn uống theo vùng khí hậu và theo mùa. Chẳng hạn, mùa hè nóng (nhiệt - hành hỏa) nên ăn các loại thức ăn hàn, lương (mát), có nước (âm - hành Thủy), có vị chua (âm) thì vừa dễ ăn, vừa dễ tiêu hóa, vừa giải nhiệt. Mùa đông lạnh (hàn - âm) thì nên ăn các loại thức ăn khô, nhiều mỡ (dương), như các món xào, rán, kho...
* Trong chế biến thức ăn, phải đảm bảo đủ ngũ chất gồm: bột, nước, khoáng, đạm, béo; đủ ngũ vị gồm: chua, cay, ngọt, mặn, đắng; đủ ngũ sắc gồm: trắng, xanh, vàng, đỏ, đen.
Du khách nước ngoài đến Việt Nam rất khoái khẩu với món phở Việt Nam, chỉ trong một bát phở ta thấy có đủ sự tổng hợp của mọi chất liệu, mùi, vị, màu sắc. Nó vừa có cái mềm của thịt bò tái hồng, cái dẻo của bánh phở trắng, cái cay dìu dịu của lát gừng vàng, hạt tiêu đen, cái cay xuýt xoa của ớt đỏ, cái thơm nhè nhẹ của hành hoa thơm nhạt, cái thơm hăng hắc của rau thơm xanh đậm, vị chua thanh của chanh và hòa hợp tất cả lại là nước phở dùng được nấu từ xương...
Để duy trì sự sống của con người thì ăn uống là việc quan trọng. Người xưa thường nói "có thực mới vực được đạo". Trong các nhu cầu của con người: thực, y, cư, hành, khang, lạc,... thì Thực (ăn) đứng đầu. Mọi hành vi của con người đều được ghép với ăn: ăn uống, ăn mặc, ăn học, ăn nói, ăn ở, ăn chơi, ăn ngủ, ăn nằm,... Nghệ thuật ăn uống của người Việt Nam hết sức tinh tế dựa trên cơ sở của triết lý Âm Dương - Ngũ Hành.
Trong việc ăn, người Việt Nam đặc biệt chú trọng đến quan hệ biện chứng âm dương, bao gồm 3 mặt quan hệ hết sức mật thiết với nhau, đó là: bảo đảm hài hòa âm dương của thức ăn; bảo đảm sự quân bình âm dương trong cơ thể và bảo đảm sự cân bằng âm dương giữa con người với môi trường tự nhiên.
- Thứ nhất, bảo đảm hài hòa âm dương của thức ăn. Để tạo nên các món ăn có sự cân bằng âm dương, người Việt phân biệt năm mức âm dương của thức ăn theo ngũ hành, bao gồm: Hàn (lạnh, âm nhiều, hành thủy), Nhiệt (nóng, dương nhiều, hành hỏa), Ôn (ấm, dương ít, hành mộc), Lương (mát, âm ít, hành kim), Bình (trung tính, hành thổ).
Khi chế biến thức ăn, phải tuân thủ nghiêm ngặt luật âm dương bù trừ và chuyển hóa khi kết hợp các loại lương thực, thực phẩm, gia vị với nhau tạo thành các món ăn có sự cân bằng âm - dương, thủy - hỏa.
Có như vậy, thức ăn mới có lợi cho sức khỏe và ngon miệng. Chẳng hạn: rau răm là nhiệt (dương) được ăn với trứng lộn là hàn (âm) thì ngon miệng, dễ tiêu hóa. Hoặc gừng là thứ gia vị nhiệt (dương) có tác dụng thanh hàn, giải cảm, khi nấu kèm với các loại thực phẩm như: cá, rau cải (kho cá, canh rau cải) là thực phẩm có tính hàn thì ăn rất thơm, ngon.
- Thứ hai, bảo đảm sự quân bình âm dương trong cơ thể. Người Việt Nam sử dụng thức ăn như là các vị thuốc để trị bệnh. Theo quan niệm của người Việt Nam thì mọi bệnh tật sinh ra là do cơ thể bị mất quân bình âm dương, thức ăn chính là vị thuốc để điều chỉnh sự mất quân bình âm dương ấy, giúp cơ thể khỏi bệnh.
Vì vậy, nếu người bệnh ốm do quá âm cần phải ăn đồ ăn dương (đau bụng lạnh, uống nước gừng sẽ khỏi); ngược lại nếu người bệnh ốm do quá dương thì cần phải ăn đồ ăn âm (bệnh kiết lị, ăn trứng gà rang với lá mơ)...
- Thứ ba, bảo đảm sự quân bình âm dương giữa con người và môi trường. Người Việt Nam có tập quán ăn uống theo vùng khí hậu và theo mùa. Chẳng hạn, mùa hè nóng (nhiệt - hành hỏa) nên ăn các loại thức ăn hàn, lương (mát), có nước (âm - hành Thủy), có vị chua (âm) thì vừa dễ ăn, vừa dễ tiêu hóa, vừa giải nhiệt. Mùa đông lạnh (hàn - âm) thì nên ăn các loại thức ăn khô, nhiều mỡ (dương), như các món xào, rán, kho...
* Trong chế biến thức ăn, phải đảm bảo đủ ngũ chất gồm: bột, nước, khoáng, đạm, béo; đủ ngũ vị gồm: chua, cay, ngọt, mặn, đắng; đủ ngũ sắc gồm: trắng, xanh, vàng, đỏ, đen.
Du khách nước ngoài đến Việt Nam rất khoái khẩu với món phở Việt Nam, chỉ trong một bát phở ta thấy có đủ sự tổng hợp của mọi chất liệu, mùi, vị, màu sắc. Nó vừa có cái mềm của thịt bò tái hồng, cái dẻo của bánh phở trắng, cái cay dìu dịu của lát gừng vàng, hạt tiêu đen, cái cay xuýt xoa của ớt đỏ, cái thơm nhè nhẹ của hành hoa thơm nhạt, cái thơm hăng hắc của rau thơm xanh đậm, vị chua thanh của chanh và hòa hợp tất cả lại là nước phở dùng được nấu từ xương...
Trứng vịt lộn.
Triết lý Âm Dương - Ngũ Hành còn được thể hiện cả trong đồ uống, hút. Người Việt Nam có tục ăn trầu cau; ngoài ý nghĩa giáo dục, tình cảm anh em, vợ chồng trong gia đình qua câu chuyện cảm động "Sự tích trầu cau", trong đó còn tiềm ẩn triết lý âm dương, tam tài.
Cây cau vươn cao là biểu tượng của trời (dương), vôi đá là biểu tượng của đất (âm), dây trầu không mọc từ đất quấn quít quanh thân cau là biểu tượng cho sự trung gian hòa hợp.
Người Việt Nam có thú vui hút thuốc lào. Sáng dậy người hút thuốc chưa ăn uống gì, nếu hút một điếu thuốc lào có khi say trợn mắt, sùi bọp mép, có khi ngã nhào. Thuốc lào vì vậy trở thành một sự đam mê tột độ, trai gái yêu nhau được ví là "say nhau như điếu đổ", ca dao có câu: "Nhớ ai như nhớ thuốc lào, đã chôn điếu xuống lại đào điếu lên".
Hút thuốc lào cũng là sự tổng hợp biện chứng của âm dương. Lửa (hỏa) đốt thuốc ở trên được rít, kéo xuống gặp nước (thủy), khói thuốc (dương) đi qua nước (âm) được lọc bớt chất độc hại và tạo ra tiếng kêu, đến miệng người hút thấm vào từng tế bào cơ thể, tạo nên trạng thái lâng lâng.
"Hút thuốc lào cho cao sĩ diện, thơm mồm, bổ phổi diệt trùng lao. Ngồi hút thuốc như Khổng Minh xem sách. Tay cầm đóm như Triệu Tử múa đao. Hơi hít vào như Tiêu Dương thổi sáo. Khói thổi ra như rồng cuốn mây bay".
Trong bữa ăn, người Việt Nam xưa không uống bia, cũng không uống "rượu Tây", "rượu Tây" là phù hợp với người xứ lạnh. Thức ăn Việt Nam phải dùng chung với rượu Việt Nam nấu từ gạo nếp mới ngon.
Khi uống rượu, các cụ đốt lên một bình hương trầm thơm, mặc áo the, khăn đóng ngồi trên sập gụ, trước mặt là một đĩa thức ăn ngon, rượu được rót ra chén hạt mít hay chén mắt trâu. Gắp một miếng thức ăn ngon đưa vào miệng, tay đưa chén rượu lên môi nhâm nhi để thưởng thức cái thơm ngon của nó, vừa ăn vừa bàn chuyện văn thơ, thế sự... - một cách ăn uống thật tao nhã.
Để bàn cho hết sự tinh tế trong nghệ thuật ẩm thực của người Việt Nam trong phạm vi bài viết nhỏ này là điều không tưởng; thông qua đây người đọc sẽ cảm nhận được phần nào sự tinh tế ấy, để từ đó tự hào về truyền thống văn hóa của dân tộc.
Nhu cầu ăn uống đối với con người là vô cùng quan trọng cho sự duy trì sự sống: "có thực mới vực được đạo". Bởi vậy trong mọi hoạt động, ngôn ngữ của con người đều được ghép với "ăn": ăn uống, ăn mặc, ăn học, ăn nói, ăn ở, ăn chơi, ăn ngủ, ăn nằm,... Nghệ thuật ăn uống của người Việt Nam, đặc biệt trong các bữa ăn truyền thống hết sức tinh tế dựa trên cơ sở của triết lý Âm Dương, Ngũ Hành.
Ngay từ rất sớm con người đã có những nhận thức về Âm Dương, nó bắt nguồn từ sự quan sát, cảm nhận về sự biến đổi của tự nhiên, họ đã nhận ra sự đối lập diễn ra thường xuyên trong cuộc sống. Từ nhận thức cảm tính đến nhận thức lý tính, người ta đã tìm ra những quy luật vận động của tự nhiên và hình thành nên lối tư duy đặc thù - tư duy Âm Dương.
Âm Dương được hiểu là thuộc tính của mọi hiện tượng, mọi sự vật trong toàn vũ trụ cũng như trong từng tế bào, từng chi tiết chứ không phải là một vật chất cụ thể. Bản chất của Âm Dương chính là sản phẩm của thực tiễn xã hội: chữ "sinh" trong "Thái cực sinh lưỡng nghi, lưỡng nghi sinh tứ tượng, tứ tượng sinh bát quái, bát quái biến hóa vô cùng" là minh chứng cho điều này. Âm Dương chỉ hai mặt đối lập vốn có trong các sự vật hiện tượng: sự đối lập ngay trong mỗi sự vật hiện tượng: trong > < ngoài, trước > < sau,trên > < dưới, phải > < trái,...Sự đối lập giữa các sự vật, hiện tượng: ngày > < đêm, sáng > < tối, nóng > < lạnh, nam > < nữ, ... Các mặt đưa ra xem xét trái ngược nhau (đối lập) nhưng không loại trừ lẫn nhau mà cùng song song tồn tại (bình hành), nương tựa lẫn nhau (hỗ căn), chuyển hoá cho nhau.
Theo Trần Ngọc Thêm triết lý Âm Dương có hai quy luật cơ bản:
Quy luật thành tố: Không có gì hoàn toàn âm hoặc hoàn toàn dương, trong âm có dương, tròn dương có âm. Vì vậy muốn xác định tính chất âm dương của một vật cần xác định đối tượng so sánh, sau đó còn phải xác định cơ sở so sánh.
Quy luật về quan hệ: Âm và Dương luôn gắn bó mật thiết với nhau và chuyển hóa cho nhau: âm cực sinh dương, dương cực sinh âm.
Ngũ Hành được con người ý niệm, phức tạp hóa từ những vật chất cụ thể và thiết thực trong cuộc sống như: đất, nước, cây, lửa, sắt, đá và được kết hợp trong hai bộ tam tài : "Thủy - Hỏa - Thổ" và "Mộc - Kim - Thổ", trong đó Thổ là yếu tố chung. Kết hợp chúng lại, ta được bộ năm với mối quan hệ đa dạng và phong phú, trong đó "Thủy - Hỏa" và " Mộc - Kim" là hai cặp đối lạp rõ rệt, "Thổ" ở giữa điều hòa. Do có mức độ trừu tượng hóa cao, Ngũ Hành không phải là "5 yếu tố" mà là 5 loại vận động, Thủy, Hỏa...không chỉ và không nhất thiết phải là nước, lửa mà còn là rất nhiều thứ khác.
Trong Ngũ hành có 2 qui luật:
Tương sinh (Sinh: hàm ý nuôi dưỡng, giúp đỡ): giữa Ngũ Hành có mối quan hệ nuôi dưỡng, giúp đỡ, thúc đẩy nhau để vận động không ngừng, đó là quan hệ Tương sinh. Người ta qui ước thứ tự của Ngũ hành Tương sinh như sau: Mộc sinh Hỏa, Hỏa sinh Thổ, Thổ sinh Kim, Kim sinh Thủy, Thủy sinh Mộc. Trong quan hệ Tương sinh, mỗi Hành đều có mối quan hệ với hai Hành khác (hai vị trí khác: Cái-Sinh-Nó và Cái-Nó-Sinh). Người hình tượng hóa quan hệ tương sinh cho dễ hiểu bằng hình ảnh quan hệ Mẫu - Tử: chẳng hạn Mộc (Mẹ) sinh Hỏa (Con)... Thí dụ: vận động chân tay (Mộc) làm cho người nóng lên (sinh Hỏa)...
Tương khắc (Khắc hàm ý ức chế, ngăn trở): giữa Ngũ Hành có mối quan hệ ức chế nhau để giữ thế quân bình, đó là quan hệ Tương khắc. Người ta qui ước thứ tự của Ngũ hành Tương khắc như: Mộc khắc Thổ, Thổ khắc Thủy, Thủy khắc Hỏa, Hỏa khắc Kim, Kim khắc Mộc. Trong quan hệ tương khắc, mỗi Hành cũng có quan hệ với hai Hành khác (hai vị trí khác: Cái-Khắc-Nó và Cái-Nó-Khắc). Người xưa hình tượng hóa quan hệ tương khắc thành quan hệ Thắng - Thua: chẳng hạn Mộc (kẻ thắng) khắc Khổ (kẻ thua). Thí dụ: khi vận động chân tay (Mộc) thì hoạt động của tiêu hóa sẽ giảm đi (khắc Thổ)...
Sơ đồ: Quan hệ Tương sinh Tương khắc của Ngũ hành (Tương sinh - Tương khắc)
Tương tự như mối quan hệ giữa Âm và Dương, Tương sinh và Tương khắc không tách rời nhau, nhờ đó vạn vật mới giữ được thăng bằng trong mối quan hệ với nhau. Thí dụ: Mộc khắc Thổ, nhưng Thổ lại sinh Kim khắc Mộc nhờ đó Mộc và Thổ giữ được thế quan bình, Thổ không bị suy. Có tương sinh mà không tương khắc thì không thăng bằng, không phát triển bình thường được. Có tương khắc mà không tương sinh thì không thể có sự sinh trưởng biến hóa. Như vậy, qui luật tương sinh tương khắc của Ngũ hành, về bản chất, chính là sự cụ thể hóa Học thuyết Âm Dương.
Như vậy yếu tố Âm Dương và Ngũ Hành chính là sản phẩm từ sự tiếp xúc với tự nhiên và được con người khái quát, trừu tượng trở thành cơ sở triết lý để khái quát tất cả mọi sự vật và lấy đó làm quy luật căn bản của giới tự nhiên. Từ đó ứng dụng vào cuộc sống, phục vụ cho con người trong đó có ẩm thực.
Thực phẩm nói chung đều là những vật chất có mức tương ứng đối với Âm Dương và Ngũ Hành. Vì vậy trong bữa ăn cả truyền thống và hiện đại con người đều chú ý tới các yếu tố để không chỉ đảm bảo dinh dưỡng mà còn đảm bảo hài hòa Âm Dương của thức ăn; bảo đảm sự quân bình Âm Dương trong cơ thể và bảo đảm sự cân bằng Âm Dương giữa con người với môi trường tự nhiên.
Thứ nhất, bảo đảm hài hòa Âm Dương của thức ăn. Để tạo nên các món ăn có sự cân bằng Âm Dương , người Việt phân biệt năm mức Âm Dương của thức ăn theo Ngũ Hành, bao gồm: Hàn (lạnh, âm nhiều, hành thủy), Nhiệt (nóng, dương nhiều, hành hỏa), Ôn (ấm, dương ít, hành mộc), Lương (mát, âm ít, hành kim), Bình (trung tính, hành thổ).
Khi chế biến thức ăn, phải tuân thủ nghiêm ngặt luật Âm Dương bù trừ và chuyển hóa khi kết hợp các loại lương thực, thực phẩm, gia vị với nhau tạo thành các món ăn có sự cân bằng âm - dương, thủy - hỏa. Có như vậy, thức ăn mới có lợi cho sức khỏe và ngon miệng. Chẳng hạn: rau răm là nhiệt (dương) được ăn với trứng lộn là hàn (âm) thì ngon miệng, dễ tiêu hóa. Hoặc gừng là thứ gia vị nhiệt (dương) có tác dụng thanh hàn, giải cảm, khi nấu kèm với các loại thực phẩm như: cá, rau cải (kho cá, canh rau cải) là thực phẩm có tính hàn thì ăn rất thơm, ngon.
Thứ hai, bảo đảm sự quân bình Âm Dương trong cơ thể. Người Việt Nam sử dụng thức ăn như là các vị thuốc để trị bệnh. Theo quan niệm của người Việt Nam thì mọi bệnh tật sinh ra là do cơ thể bị mất quân bình Âm Dương , thức ăn chính là vị thuốc để điều chỉnh sự mất quân bình Âm Dương ấy, giúp cơ thể khỏi bệnh. Vì vậy, nếu người bệnh ốm do quá âm cần phải ăn đồ ăn dương (đau bụng lạnh, uống nước gừng sẽ khỏi); ngược lại nếu người bệnh ốm do quá dương thì cần phải ăn đồ ăn âm (bệnh kiết lị, ăn trứng gà rang với lá mơ)...
Thứ ba, bảo đảm sự quân bình Âm Dương giữa con người và môi trường. Người Việt Nam có tập quán ăn uống theo vùng khí hậu và theo mùa. Chẳng hạn, mùa hè nóng (nhiệt - hành hỏa) nên ăn các loại thức ăn hàn, lương (mát), có nước (âm - hành Thủy), có vị chua (âm) thì vừa dễ ăn, vừa dễ tiêu hóa, vừa giải nhiệt. Mùa đông lạnh (hàn - âm) thì nên ăn các loại thức ăn khô, nhiều mỡ (dương), như các món xào, rán, kho...
Ví dụ: trong đám cưới, vợ chồng trẻ thường tặng cho nhau một nắm đất và một nắm muối, như lời thề nguyền gắn bó với nhau và câu ca dao: "Gừng cay muối mặn xin đừng quên nhau". Để cho tình cảm vợ chồng gắn bó, ăn đời ở kiếp với nhau, ngày cưới người ta còn làm bánh ph thê : hình tròn, bọc trong khuôn hình vuông (dương trong âm). Bánh có ruột dừa trắng, nhân đậu vàng, rắc vừng đen, khuôn lá xanh, buộc lạt đỏ - đó là biểu tượng của triết lý Âm Dương - Ngũ Hành, biểu tượng cho sự vẹn toàn, hòa hợp của đất trời và con người.
Các món ăn còn thể hiện được vị : mặn, ngọt, chua, cay, đắng; Ngũ sắc: Trắng, đen, xanh, đỏ, vàng. Để thỏa mãn 5 giác quan khi ăn: mũi ngửi mùi thơm, mắt thấy được màu sắc, tai thấy được tiếng nhai, lưỡi nếm được mùi vị, và tay cầm và cảm nhận. Nó liên quan tới hoạt động của ngũ tạng (tâm, can, tỳ, phế, thận), điều hòa lục phủ ngũ tạng.
Các món ăn ngày tết của mỗi miền dù khác nhau đến đâu cũng không thoát khỏi mô hình canh - rau - mặn. Miền Bắc ăn nhiều chất béo để giữ ấm. Tết rất lạnh, nên mới có món thịt đông. Sự khác biệt của món ăn các vùng chịu ảnh hưởng của phong thổ, vị trí địa lý. Chịu ảnh hưởng của gió biển, gió núi, khí hậu khắc nghiệt, các sản vật miền Trung không thể phong phú bằng hai miền Bắc, Nam. Vì vậy, các món ăn có nhiều vị cay, mặn (ăn mặn có thể do tính tằn tiện, còn ăn cay để chống lại cái lạnh cũng như kháng lại mùi tanh của cá). Trong khi đó, món ăn ngày tết của miền Nam nhiều cá, thịt, cây trái. Khi chế biến, món gì cũng được cắt to, thái dày. Chẳng hạn, món thịt kho ngày tết bao giờ cũng thái vuông lớn thay vì thái lát mỏng như ngày thường. Từ mâm ngũ quả của miền Bắc vào đến miền Nam đã trở thành "mũ quả", với hoa tươi, trái ngọt phương Nam. Người Nam còn sắp trái cây theo kiểu chơi chữ, như cầu vừa đủ xài với quả mãng cầu, dừa (vừa), đu đủ, xoài (xài). "Văn hóa cuốn" cũng là đặc trưng của món ăn ngày Tết Nam Bộ.
Bánh chưng là sản phẩm lâu đời của nền văn minh nông nghiệp lúa nước. Bánh chưng vừa bình dị, thân thiết với người Việt Nam, vừa thể hiện tính tư duy sâu sắc của người xưa và thấm đượm triết lý âm dương, tam tài và ngũ hành. Bánh chưng được làm từ sản phẩm nông nghiệp trồng trọt và chăn nuôi đó là: gạo nếp, đậu xanh, thịt heo, gia vị (thảo quả, hạt tiêu, muối). Tất cả những thứ ấy được gói lại bằng lá dong hay lá chuối vuông vức và được cột bằng dây lạt mềm mại buộc chặt.
Bánh chưng trong ngày tết tuy đơn giản như thế nhưng thể hiện tính tư duy sâu sắc của người xưa. Khi cắt bánh chưng ra, một tổng thể 5 màu sắc thật hấp dẫn: Màu vàng ngà của nhân đậu bùi thoảng hương thơm, màu đỏ hồng của thịt heo chín, màu trắng ngần của nếp dẻo thơm, màu xanh biếc của lá dong hay lá chuối và chấm đen của thảo quả, hạt tiêu. Từ trong ra ngoài của chiếc bánh thể hiện triết lý âm dương, tam tài, ngũ hành. Năm màu sắc ấy tượng trưng cho ngũ hành trong triết lý phương Đông. Thủy (màu đen), hỏa (màu đỏ), mộc (màu xanh), kim (màu trắng), thổ (màu vàng). Ngũ hành tương sinh tương khắc hài hòa bổ trợ cho nhau trong tổng thể vuông vức ấy.
Màu vàng ứng với hành thổ trong thế đất vuông nằm ở trung tâm, tượng trưng cho con người. Trong chiếc bánh, hạt đậu vàng được đặt ở giữa làm nhân, bên cạnh thịt lợn đỏ hồng. Đây là hai cặp phạm trù âm dương hòa quyện vào nhau (hạt đậu: là sản phẩm từ thực vật, thể hiện văn hóa trọng tình, là âm; thịt heo: sản phẩm từ động vật, thể hiện văn hóa trọng động, là dương), chúng bổ trợ cho nhau trong quá trình phát triển. Ngay trong đời sống thực vật và động vật đã có sự nương dựa vào nhau và chuyển hóa cho nhau. Thực vật là nguồn sống của động vật và ngược lại, chất thải của động vật lại là nguồn dinh dưỡng cho thực vật hấp thụ phát triển.
Bánh chưng còn thể hiện triết lý âm dương trong cách bố trí hình thể và nhân chiếc bánh. Bánh chưng hình vuông (là âm), bên trong nhân bánh hình tròn (là dương). Cùng bao bọc của nhân đậu, thịt heo (âm - dương) là màu trắng của nếp. Nếp - đậu - thịt heo (âm - dương - âm, thực vật - động vật - thực vật) tạo thành tam tài. Tam tài với 3 cặp phạm trù âm - dương: nếp - thịt heo (âm - dương), đậu - thịt heo (âm - dương), nếp - đậu (âm - dương, nếp được trồng dưới nước là âm, đậu trồng trên cạn là dương).
Từ âm dương, tam tài đã phát triển lên thành ngũ hành, đó là lạm bàn bản chất của bánh chưng. Ngay cả quá trình luộc bánh chưng cũng thể hiện triết lý ngũ hành: thủy, hỏa, mộc, kim và thổ. Khi nấu bánh phải dùng nồi kim loại lớn (kim), xếp bánh vào nồi rồi đổ nước (thủy) vào, lửa (hỏa) được đốt từ củi (mộc). Cả 5 yếu tố trên luôn bổ trợ cho nhau, hài hòa bên nhau.
Người Việt Nam còn quan niệm: "Ăn trông nồi, ngồi trông hướng", ăn uống phải có ý tứ, mực thước là biểu hiện cân bằng âm dương trong khi ăn. Người ăn uống lịch sự không nên ăn nhanh quá hay chậm quá, không nên ăn nhiều quá hay ít quá, không nên ăn hết cũng đừng ăn còn. Do vậy, khi ăn phải cố gắng ăn cho ngon miệng để tỏ lòng biết ơn và tôn trọng chủ nhà, lại phải để chừa một ít thức ăn trong các đĩa đồ ăn để tỏ rõ rằng mình không tham ăn. Một bữa ăn ngon là sự tổng hợp cái ngon của mọi yếu tố: Thức ăn ngon ăn không hợp thời tiết thì không ngon; ngồi không hợp chỗ ăn không ngon; không có không khí vui ăn không ngon; đặc biệt thức ăn ngon không có bạn bè tâm giao ăn không ngon.
Trong ăn uống, không chỉ biết ăn hợp thời tiết, đúng mùa, người Việt sành ăn còn phải biết chọn đúng bộ phận có giá trị nhất để ăn "đầu cá chép, mép cá trôi, môi cá mè, lườn cá trắm"; phải chọn đúng trạng thái thực phẩm có giá trị "tôm nấu sống, bống để ươn"; đúng thời điểm có giá trị "cơm chín tới, cải vồng non, gà ghẹ ổ" thì ăn mới ngon.
Ngoài ra, còn phải chọn thức ăn đang ở dạng âm dương cân bằng, là thức ăn ngon, giàu chất dinh dưỡng như: trứng lộn, giá, nhộng, đuông, cốm,... Người xưa cho rằng: "Cốm hóa vàng, chim cu ra ràng, cà cuống trứng" là ngon nhất...
Triết lý Âm Dương - Ngũ Hành còn được thể hiện cả trong đồ uống, hút. Trong bữa ăn, người Việt Nam xưa không uống bia, cũng không uống "rượu Tây", "rượu Tây" là phù hợp với người xứ lạnh. Thức ăn Việt Nam phải dùng chung với rượu Việt Nam nấu từ gạo nếp mới ngon. Khi uống rượu, các cụ đốt lên một bình hương trầm thơm, mặc áo the, khăn đóng ngồi trên sập gụ, trước mặt là một đĩa thức ăn ngon, rượu được rót ra chén hạt mít hay chén mắt trâu, vừa ăn vừa bàn chuyện văn thơ, thế sự... một cách ăn uống thật tao nhã.
Trong chế biến thức ăn, người Việt đều chú ý đến mối quan hệ Âm Dương, Ngũ Hành và ngay cả việc sắp xếp không gian cho bữa ăn, thời gian cũng đều được chú ý, tùy thuộc vào điều kiện khí hậu mỗi vùng, tính chất của thực phẩm...Tuy nhiên như đã nói quy luật Âm Dương hay Ngũ Hành không phải là một phép toán cố định, một vật có thể vừa âm vừa dương, vừa sinh vừa khắc. Vì vậy việc áp dụng cho bất kỳ một hiện tượng nào cũng chỉ mang tính chất cơ sở tương đối. Bởi còn phụ thuộc rất nhiều yếu tố, đặc biệt là việc am hiểu những đặc trưng, quy luật vận hành của Âm Dương, Ngũ Hành.
Bữa ăn truyền thống của người Việt Nam là sản phẩm của truyền thống nông nghiệp lúa nước, nó chứa đựng những tư duy, triết lý sâu sắc trong việc nhận thức về vũ trụ. Người Việt Nam đã biết vận dụng những nguyên lý ấy để làm cho bữa ăn của mình đa dạng, giàu dinh dưỡng, có ích đối với sức khỏe. Tùy vào con người (chủ thể), không gian và cả thời gian mà họ có cách chế biến khác nhau phù hợp, trong đó yếu tố Âm Dương, Ngũ Hành được đảm bảo. Ngày nay, khi khoa học công nghệ hiện đại phát triển, song bữa ăn của người Việt vẫn lưu giữ được những nét truyền thống và được bạn bè quốc tế đánh giá cao. Việc vận dụng những nguyên lý của Âm Dương, Ngũ Hành trong việc chế biến thức ăn là điều cần thiết, để đảm bảo cho sức khỏe.
Hôn nhân
Đặc điểm cơ bản của phong tục hôn nhân trước hết là quyền lợi của gia tộc. Đối với cộng đồng hôn nhân là một công cụ duy nhất và thiêng liêng để duy trì dòng dõi và phát triển nguồn nhân lực. Việc hôn nhân tuy là của hai người nhưng lại là việc xác lập quan hệ giữa hai gia tộc. Không chỉ duy trì dòng giống, người con tương lai còn có trách nhiệm là lợi cho gia đình.
Hôn nhân còn phải đáp ứng quyền lợi của làng xã, mối quan tâm hàng đầu của người Việt là sự ổn định của làng xã. Quan niệm chọn vợ chồng cùng làng cũng thể hiện rõ yêu cầu ổn định của làng xã này.
Khi các quyền lợi của tập thể cộng đồng đã được tính đến và đáp ứng cả rồi, lúc ấy người ta mới lo đến những nhu cầu riêng tư. Trước hết là sự phù hợp của đôi trai gái thể hiện bằng hỏi tuổi (lễ vấn danh). Quan hệ mẹ chồng - nàng dâu cũng rất được chú ý. Khi cô dâu mới bước vào nhà, có tục mẹ chồng ôm bình vôi lánh sang nhà hàng xóm ý nghĩa để cho trong gia đình trên thuận dưới hòa.
Trước hết là quyền lợi của gia tộc.
Việc hôn nhân tuy là của hai người nhưng lại kéo theo việc xác lập quan hệ qua lại giữa hai gia tộc. Vì vậy, trong hôn nhân, việc đầu tiên chưa phải là lựa chọn một cá nhân cụ thể, mà là lựa chọn một gia đình, một dòng họ xem cửa nhà có tương xứng không, có môn đăng hộ đối không, tức là xem gia đình thân thuộc hai bên có cân đối, phù hợp với nhau không. Cả lấy vợ lẫn chồng đều phải : Lấy vợ kén tông, lấy chồng kén giống; Mua heo xem nái, cưới gái chọn dòng...
Tiếp theo đối với cộng đồng gia tộc, hôn nhân là một công cụ duy nhất và thiêng liêng để duy trì dòng dõi và phát triển nguồn nhân lực. Để đáp ứng nhu cầu của công việc đồng áng mang tính thời vụ, khi xem xét đến con người trong hôn nhân, trước hết các cụ quan tâm đến năng lực sinh sản của họ. Kén dâu, lấy vợ thì phải chọn người Lưng chữ cụ, vú chữ tâm, phải là: Đàn bà thắt đáy lưng ong - Vừa khéo chiều chồng vừa khéo nuôi con. Năng lực sinh đẻ của người phụ nữ còn có thể nhìn thấy qua gia đình họ : Mua heo chọn nái, mua gái chọn dòng; Ăn mày nuôi cả thể chọn rể nơi nhiều con; lấy con xem nạ (nạ=mẹ). Hướng tới mục đích này là tục "giã cối đón dâu" được xem như một ma thuật nhằm giúp cho đôi vợ chồng sinh đẻ có "đông con nhiều cháu", là tục trải chiếu cho lễ hợp cẩn: gia đình lựa chọn một người phụ nữ cao tuổi, đông con, phúc hậu, vợ chồng song toàn vào trải chiếu cho cô dâu chú rể; chiếu trải phải một đôi - một chiếc trải ngửa, một chiếc trải sấp (một âm một dương) úp vào nhau.
Không chỉ duy trì dòng giống, người con tương lai còn có trách nhiệm làm lợi cho gia đình. Con gái phải đảm đang tháo vát, đem lại nguồn lợi vật chất cho gia đình nhà chồng; con trai phải giỏi giang, đem lại vẻ vang ( nguồn lợi tinh thần) cho gia đình nhà vợ : Chồng sang vợ được đi giầy - Vợ ngoan chồng được tối ngày cậy trông; Trai khôn kén vợ chợ đông- Gái khôn kén chồng giữa chốn ba quân...
Hôn nhân còn phải đáp ứng các quyền lợi của làng xã.
Như ta đã nói, mối quan tâm hàng đầu của người Việt Nam là sự ổn định của làng xã. Mối quan tâm đó thể hiện trong lĩnh vực hôn nhân qua quan niệm chọn vợ chồng trong số những người cùng làng : Ruộng đầu chợ, vợ giữa làng; Ruộng giữa đồng, chông giữa làng; Lấy chồng khó giữa làng - Hơn lấy chồng sang thiên hạ ; Ta về ta tắm ao ta - Dù trong dù đục ao nhà vẫn hơn...
Nếu như phân biệt "dân chính cư - dân ngụ cư" là phương tiện hành chính để duy trì sự ổn định của làng xã; cách nói "gắn bó với quê cha đất tổ", với nơi "chôn nhau cắt rốn" là phương tiện tâm lí; thì tục nộp cheo đóng vai trò phương tiện kinh tế phục vụ cho nhu cầu ổn định này : Khi lấy vợ, nhà trai phải nộp cho làng xã bên gái một khoản "lệ phí " dùng vào những việc công ích như tu bổ đình chùa, đào giếng, đắp đường... gọi là "cheo" thì đám cưới mới được xem là hợp pháp. Ca dao, tục ngữ có những câu: Nuôi lợn thì phải nộp cheo cho làng; Lấy vợ mười heo, không cheo cũng mất... Người cùng làng lấy nhau thì nộp ít (có tính chất tượng trưng), gọi là cheo nội; lấy vợ ngoài làng thì cheo rất nặng, gấp đôi gấp ba cheo nội, gọi là cheo ngoại. Năm đầu niên hiệu Cảnh Trị (1663), vua Lê Huyền Tông phải nhắc nhở trong 47 điều giáo hóa của mình rằng "Quan viên và binh lính ở xã thôn nhà gái không được viện cớ người ta lấy chồng làng khác mà đòi tiền cheo quá lạm"; còn đến năm Gia Long thứ ba (1804) thì định lệ "về tiền cheo thì nhà giàu phải nạp mặt quan năm tiền, nhà bậc trung nạp sáu tiền, nhà nghèo nạp ba tiền. Nếu lấy ngời làng khác thì phải nộp gấp đôi".
Trở lên toàn là những nhu cầu của tập thể: gia đình, gia tộc, làng xã. Nhìn chung, lịch sử truyền thống hôn nhân của Việt Nam luôn là lịch sử hôn nhân vì lợi ích của tập thể, của cộng đồng: từ những cuộc hôn nhân nổi danh như Mỵ Châu với Trọng Thủy, công chúa Huyền Trân với Chàm Chế Mân, công chúa Ngọc Hân với Nguyễn Huệ,... rồi vô số những cuộc hôn nhân của các con vua cháu chúa qua các triều đại được triều đình gả bán cho tù trưởng các miền biên ải nhằm củng cố đường biên giới quốc gia; cho đến tuyệt đại bộ phận các cuộc hôn nhân vô danh của thường dân - tất cả đều làm theo ý nguyện của các tập thể cộng đồng lớn nhỏ.
Khi các quyền lợi của tập thể cộng đồng đã được tính đến cả rồi, đã được đáp ứng cả rồi, lúc ấy người ta mới lo đến những nhu cầu riêng tư. Trước hết là sự phù hợp của đôi trai gái. Trước khi quyết định việc hôn nhân, người Việt Nam truyền thống có tính đến quan hệ này, nhưng sự quan tâm đó cũng chỉ dừng lại ở một thứ quan hệ siêu hình, trừu tượng và vẫn là do cộng đồng gia tộc quyết định : Cha mẹ chỉ giới hạn ở việc hỏi tuổi (qua lễ vấn danh, mà ngày nay gọi là chạm ngõ, hay lễ dạm) xem đôi trai gái có hợp tuổi nhau hay không, còn nếu xung khắc thì thôi. Để cho quan hệ của đôi vợ chồng được bền vững, khi cưới, đôi vợ chồng trẻ thời Hùng Vương có tục trao cho nhau nắm đất và gói muối : nắm đất tượng trưng cho lời nguyền gắn bó với đất đai - làng xóm - quê hương; gói muối là lời chúc cho tình nghĩa giữa hai người mặn mà thủy chung (Gừng cay muối mặn xin đừng quên nhau). Trong đồ lễ vật dẫn cưới sau này tuy không dùng đất và muối nhưng cũng luôn có một loại bánh đặc biệt rất có ý nghĩa là bánh su sê (tên đọc chệch đi của phu thê). Bánh " phu thê" (vợ chồng) làm bằng đường trắng, dừa, đậu xanh và các hương ngũ vị, rắc vừng (mè), bọc bằng hai khuôn (làm bằng lá cau hoặc lá dừa) hình vuông úp khít vào nhau. Đó chính là biểu tượng của triết lí âm dương (vuông tròn) và ngũ hành (ruột dừa trắng, nhân đậu vàng, rắc vừng đen, khuôn lá xanh, buộc lạt đỏ), biểu tượng cho sự vẹn toàn, hòa hợp - hòa hợp của đất trời và của con người. Khi làm lễ hợp cẩn, còn có tục hai vợ chồng ăn chung một đĩa cơm nếp, uống chung một chén rượu : ý nghĩa của tục này cũng là cầu chúc cho hai vợ chồng luôn gắn bó với nhau : dính nhau như cơm nếp và say nhau như say rượu. Quan hệ mẹ chồng nàng dâu cũng rất được chú ý. Mẹ chồng nàng dâu thường hay xung khắc vì những chuyện không đâu : Nguyên nhân là cả hai đều cảm thấy tình cảm của người con - người chồng không dành trọn cho mình. Vì vậy mà khi cô dâu mới bước vào nhà có tục mẹ chồng ôm bình vôi lánh sang nhà hàng xóm: Trong gia đình nông nghiệp Việt Nam, người phụ nữ được xem là Nội tướng. Người mẹ chồng lánh đi là có ý nhường quyền "Nội tướng" tương lai cho con dâu để cho trong gia đình trên thuận dưới hòa. Nhưng đó là trong tương lai, còn hiện tại thì chưa, cho nên bà mẹ chồng mới ôm theo chiếc bình vôi, bởi lẽ chiếc bình vôi thiêng liêng gắn liền với đàn bà (tục ăn trầu) chính là biểu tượng cho quyền lực của người phụ nữ.
Người Việt Nam có truyền thống văn hóa lâu đời chính vì vậy trong những việc trọng đại như cưới xin, lễ tết, tang ma... người Việt có những nghi thức, phong tục được lưu giữ qua bao đời nay.
Do cho rằng trong con người có phần xác và phần hồn, sau khi chết. linh hồn sẽ về nơi "thế giới bên kia" và với thói quen sống bằng tương lai (sản phẩm của lối tư duy theo triết lí âm dương, cho nên người Việt Nam rất bình tĩnh, yên tâm chờ đón cái chết. Chết già vì vậy được xem là một sự mừng : trẻ làm ma, già làm hội. Nhiều nơi có người già chết còn đốt pháo; chắt chút để tang cụ kị thì đội khăn đỏ, khăn vàng (là màu tốt theo Ngũ hành).
Người Việt Nam chuẩn bị khá chu đáo, kĩ càng cho cái chết của chính mình hoặc của người thân. Các cụ già tự mình lo sắm cỗ hậu (chỉ việc về sau, còn gọi là cỗ thọ, quan tài, áo quan). Quan tài của ta làm hình vuông tượng trưng cho cõi âm theo triết lí âm dương.
Người cẩn thận còn cho làm thêm chiếc quách bọc ngoài (thành ngữ trong quan ngoài quách. Cỗ thọ làm xong, kê ngay dưới bàn thờ như một việc hết sức bình thường. Có cỗ thọ rồi. các cụ còn lo nhờ thầy địa lí đi tìm đất rồi xây sinh phần. Các vua chúa bao giờ cũng lo tất cả những việc này rất chu tất ngay từ khi mới tên ngôi; các lăng mộ vua còn giữ được ở Huế đồng thời cũng là những nơi thắng cảnh là vì thế.
Khi trong nhà có người nhà hấp hối, việc quan trọng là đặt lên hèm (tên thụy) cho người sắp chết. Đó là một tên mới (do người sắp chết tự đặt hoặc con cháu đặt cho) mà chỉ có người chết, con cháu và thần Thổ công nhà đó biết mà thôi.
Khi cúng giỗ, con trưởng sẽ khấn bằng tên hèm. Thổ thần có trách nhiệm chỉ cho phép linh hồn có "mật đanh" đúng như thế vào thôi (vì vậy, tên này còn gọi là tên cúng cơm). Làm như vậy là đề phòng ngừa những cô hồn lang thang vào ăn tranh cỗ cúng sau này.
Trước khi khâm liệm, phải làm lễ mộc đục (tắm gội cho người chết) và lễ phạn hàm: bỏ một nhúm gạo nếp và ba đồng tiền vào miệng (gạo để dùng thay bữa, tiền để đi đò - quan niệm của người vùng sông nước). Khi khâm liệm, phải có miếng vải đắp mặt người chết để khỏi trông thấy cháu con sinh buồn.
Trong áo quan, từ thời Hùng Vương đã có tục chia tài sản cho người chết mang theo. Ngày nay, người Việt vẫn để kèm trong áo quan các đồ vật tùy thân như quần áo, gương lược. .. và hằng năm khi giỗ thì "gửi thêm" vàng (giấy), quần áo (giấy)....
Trước khi đưa quan tài đến nơi chôn cất, người ta cúng thần coi sóc các ngả đường để xin phép đưa tang. Trên đường đi có tục rắc các thỏi vàng giấy làm lộ phí cho ma quỷ để chúng khỏi quấy nhiễu. Đến nơi, làm lễ tế Thồ thần nơi đó để xin phép cho người chết được nhập cư".
Chôn cất xong, trên nấm mộ đặt bát cơm, quả trứng, đôi đũa (cắm trên bát cơm), nhiều nơi còn đặt thêm mớ bùi nhùi. Tục này mang ý nghĩa chúc tụng : mớ bùi nhùi tượng trưng cho thế giới hỗn mang, trong hỗn mang hình thành nên thái cực (tượng trưng bằng bát cơm), thái cực sinh ra lưỡng nghi (tượng trưng bằng đôi đũa), có lưỡng nghi (âm dương) là có sự sống (tượng trưng bằng quả trứng).
Toàn bộ toát lên ý cầu chúc cho người chết sớm đầu thai trở lại. Nhiều nơi có tục làm nhà mồ cho người chết với đủ những tiện nghi. vật dụng tối thiếu.
Để cho linh hồn người chết được yên ổn và phù hộ cho con cháu khoẻ mạnh, làm ăn phát đạt là tục cải táng.
Trong việc tang ma, người Việt Nam bị giằng kéo giữa hai thái cực : Một bên là quan niệm coi chết là bước vào cuộc sống mới ở thế giới khác nên việc tang ma được xem như việc đưa tiễn; bên kia là quan niệm trần tục coi chết là hết nên việc tang ma là việc xót thương.
Xót thương nên muốn níu kéo, giữ lại. Tục khiêng người chết đặt xuống đất, tục gọi hồn là mong người chết sống lại. Vì xót thương nên có tục khóc than (nhà không có con thì thuê người khóc mướn).
Vì xót thương nên con cháu không lòng dạ nào mà dùng đồ tốt (nên có tục làm đỗ tang bằng các loại vải thô, xấu như xô gai màu trắng - màu xấu nhất trong Ngũ hành); không tâm trí nào mà nghĩ đến việc ăn mặc (nên trong thời gian tang có tục để gấu xổ, áo trái, đầu bù....); đau buồn quá nên đứng không vững (khi đưa ma, con trai phải chống gậy, gái yếu hơn nên phải lăn đường); đau buồn quá dễ sinh quẫn trí va đập thành trùng tang (nên khi đưa ma. phải đội mũ làm bằng dây chuối,...). Ngày nay, nhiều tục lệ trong số đó không còn tồn tại nữa, lẽ chính là vì chúng quá chi li, cầu kì, chứ không phải vì chúng vô nghĩa.
Ở lĩnh vực tang lễ này cũng thấy rõ tính cộng đồng : nhà có tang, việc thì nhiều mà người nhà lại không còn đủ tỉnh táo minh mẫn nữa, nên bà con xóm làng bao giờ cũng chạy tới giúp rập, lo toan chỉ bảo cho mọi việc.
Người Việt Nam quan niệm Bán anh em xa, mua láng giềng gần nên khi nhà có người mất, hàng xóm láng giềng không những giúp đỡ mà còn để tang nhau : Họ dương 3 tháng, láng giềng 3 ngày; Láng giềng còn để ba ngày- Chồng cô, vợ cậu một ngày cũng không.
Người nông nghiệp sống gắn bó không chỉ với xóm làng mà còn cả với thiên nhiên, cho nên khi chủ chết, cây cối trong vườn cũng đau buồn mà để tang : nhiều nơi có tục đeo băng trắng cho cả cây cối.
Phong tục tang lễ của ta thấm nhuần rất sâu sắc tinh thần triết lí âm dương Ngũ hành phương nam
Tang lễ truyền thống Việt Nam dùng màu trắng là màu của phương Tây theo Ngũ hành. Mọi thứ liên quan đến phương Tây đều được xem là xấu. Nơi để mồ mả của người Việt và người dân tộc thường là hướng Tây của làng; người dân tộc xem rừng phía Tây là rừng của ma quỷ. Sau màu trắng là màu đen (của phương Bắc theo Ngũ hành). Nếu chắt, chút để tang cụ, kị (là tốt, vì các cụ sống lâu) thì dùng các màu tốt như màu đỏ (phương Nam) và vàng (Trung ương).
Theo triết lí âm dương, âm ứng với số chẵn, dương ứng với số lẻ; vì vậy mọi thứ liên quan đến người chết đều phải là số chẵn.
Lạy trước linh cữu thì phải lạy 2 hoặc 4 lạy; ở nhà mồ của các dân tộc miền núi, cầu thang phải làm với số bậc chẵn; hoa cúng nười chết cũng phải dùng số chẵn. khác với người sống ở cõi dương, mọi thứ phải theo số lẻ : lạy người sống phải là 1 hoặc 3 lạy; cầu thang, bậc tam cấp nhà ở phải có số bậc lẻ (thế mới là tam cấp ! ); hoa cho người sống cũng phải có số bông lẻ. Trừ trường hợp chết coi như sống - ví dụ cúng Phật thắp 3 nén nhang, hoặc sống coi như chết - ví dụ con gái lạ ycha mẹ trước lúc xuất giá đi lấy chồng 2 lạy).
Cũng theo luật âm dương là việc phân biệt tang cha với tang mẹ : Khi con trai chống gậy để tang thì cha gậy tre, mẹ gậy vông. Đó là vì thân tre tròn. biểu tượng dương; cành gỗ vông đẽo được thành hình vuông, biểu tượng âm.
Đưa tang và để tang còn có tục cha đưa mẹ đón (tang cha - đi sau quan tài, tang mẹ - đi giật lùi phía đầu quan tài) và tục áo tang cha thì mặc trở đàng sống lưng ra, tang mẹ mặc trỏ đằng sông lưng vô - hai tục sau cũng đều thể hiện triết lí âm dương qua cặp nghĩa hướng ngoại (dương, cha) -hướngnội(âm,mẹ).
Phong tục tang lễ phổ biến và chính thống của ta còn thừa kế được cả tinh thần dân chủ truyền thống . Thọ Mai gia lễ của ta quy định cha mẹ phải để tang con, và không chỉ cha mẹ để tang con mà cả ông bà và cụ kị cũng để tang hàng cháu, hàng chắt.
Trong khi đó thì theo tục lệ Trung Hoa, "Phụ bất bái tử" (cha không lạy con). Con chết trước cha mẹ là nghịch cảnh, là con bất hiếu (một vài nơi ở vùng Bắc Bộ có truyền thống Nho học mạnh cũng theo quan niệm này nên nếu con chết trước thì lúc khâm liệm quấn trên đầu tử thi mấy vòng khăn trắng, ý là ở cõi âm cũng phải để tang báo hiếu sẵn cho cha mẹ!).
ĂN UỐNG
Tính tổng hợp trong lối ăn của người Việt trước hết thể hiện trong cách chế biến đồ ăn. Hầu hết các món ăn Việt Nam đều là sản phẩm của sự pha chế tổng hợp : rau này với rau khác, rau với các loại gia vị, rau quả với cá tôm,... có không ít những câu ca dao nói lên cách thức phối hợp các nguyên liệu để có một bát canh ngon : Bồng bồng nấu với tép khô - Dầu chết xuống mồ cũng dậy mà ăn; Rau cải nấu với cá rô - Gừng thơm một lát cho cô lấy chồng; Rủ nhau xuống bể mò cua - Đem về nấu quả mơ chua trên rừng...
Nói về cách chế biến tổng hợp, tục ngữ Việt Nam có một hình ảnh so sánh thật dí dỏm: "Nấu canh suông ở truồng mà nấu"! Dù là bình dân như xôi ngô, ốc nấu, phở...; cầu kì như bánh chưng, nem rán (= chả giò).... hay đơn giản như rau sống, nước chấm - tất cả được tạo nên từ rất nhiều nguyên liệu. Các món xào, nấu, ninh, tần, hấp, nộm của ta bao giờ cũng có thịt, cá, rau, quả, củ, đậu, lạc.... rất ít khi chỉ có thịt không. Từng ấy thứ tổng hợp lại với nhau, bổ sung lẫn nhau để cho ta những món ăn có đủ mọi chất : chất đạm, chất béo, chất bột, chất khoáng, chất nước; nó không những có giá trị dinh dưỡng cao còn tạo nên một hương vị vừa độc đáo ngon miệng, vừa nồng nàn khó quên của đủ ngũ vị :mặn -béo -chua -cay -ngọt, lại vừa có cái đẹp hài hòa của đủ ngũ sắc: đen-đỏ-xanh-trắng-vàng.
Ví như nem rán (miền Nam gọi là "chả giò") có vỏ bọc là bánh đa làm từ gạo với lõi gồm thức ăn động vật là thịt hoặc tôm, cua, và rau độn là giá đỗ, su hào, đu đủ hoặc củ đậu thái nhỏ, cũng có thể là miến dong....Một món quà sáng bình dân như xôi ngô (thường gọi là xôi lúa) không chỉ chứa gạo nếp, ngô, đỗ, mà còn được rắc muối lạc, rưới nước mỡ trộn hành phi mỡ; ở miền Nam nó được rắc thêm đường, cùi dừa. Món ốc nấu không chỉ có ốc, mà còn được gia giảm thêm đậu phụ, thịt mỡ, chuối xanh, rau tía tô.
Món rau sống cũng vậy, không khi nào lại chỉ cỏ một thứ rau, đó thực sự là một dàn hợp xướng của đủ loại rau : xà lách, giá, rau muống chẻ nhỏ, rau húng, rau diếp cá,... Ngay chỉ một chén nước chấm thông thường thôi, bà nội trợ khéo tay cũng phải pha chế rất kì công sao cho đủ vị : không chỉ có cái mặn đậm đà của nước mắm mà còn phải có cái cay của gừng, ớt, hạt tiêu; cái chua của chanh, dấm; cái ngọt của đường, cái mùi vị đặc biệt của tỏi,... Và một bát phở bình dân thôi cũng đã có sự tổng hợp của mọi chất liệu : mọi mùi vị, mọi sắc màu. Nó vừa có cái mềm của thịt bò tái hồng, cái dẻo của bánh phở trắng, cái cay dìu dịu của lát gừng vàng, hạt tiêu đen, cái cay xuýt xoa của ớt đỏ, cái thơm nhè nhẹ của hành hoa xanh nhạt, cái thơm hăng hắc của rau thơm xanh đậm, và hòa hợp tất cả những thứ đó lại là nước dung ngọt từ cái ngọt của tủy xương ...
Tính tổng hợp còn thể hiện ngay trong cách ăn. Mâm cơm của người Việt Nam dọn ra bao giờ cũng có đồng thời nhiều món : cơm, canh, rau, dưa, cá thịt, xào, nấu, luộc, kho. ... Suốt bữa ăn là cả một quá trình tổng hợp các món ăn. Bất kì bát cơm nào, miếng cơm nào cũng đã là kết quả tổng hợp rồi : trong một miếng ăn đã có thể có đủ cả cơm- canh-rau-thịt. Điều này khác hẳn cách ăn lần lượt đưa ra từng món của người phương Tây - ăn hết món này mới đưa ra món tiếp theo - đó là cách ăn theo lối phân tích hoàn toàn
Cách ăn tổng hợp của người Việt Nam tác động vào đủ mọi giác quan : mũi ngửi mùi thơm ngào ngạt từ những món ăn vừa bưng lên, mắt nhìn màu sắc hài hòa của bàn ăn, lưỡi thưởng thức vị ngon của đồ ăn; tai nghe tiếng kêu ròn tan của thức ăn (không phải ngẫu nhiên mà khi uống trà ngon người Việt thích chép miệng, khi uống rượu ngon thích "khà" lên mấy tiếng), và đôi khi nếu được mó tay vào cầm thức ăn mà đưa lên miệng xé (như khi ăn thịt gà luộc) thì lại càng thấy ngon!
Tính tổng hợp kéo theo tính cộng đồng. Ăn tổng hợp, ăn chung, cho nên các thành viên của bữa ăn liên quan mật thiết với nhau, phụ thuộc chặt chẽ vào nhau (khác hẳn phương Tây, nơi mọi người hoàn toàn độc lập với nhau - ai có suất người ấy). Vì vậy mà trong lúc ăn uống, người Việt Nam rất thích chuyện trò (khác với người phương Tây tránh nói chuyện trong bữa ăn). Thú uống rượu cần của người miền Thượng (mọi người ngồi xung quanh bình rượu, tra những cần dài vào mà cùng uống hoặc lần lượt chuyền tay nhau uống chung một cần) chính là biểu hiện một triết lí thâm thúy về tính cộng đồng của người dân buôn làng sống chết có nhau.
Tính cộng đồng trong ăn uống đòi hỏi nơi con người một thứ văn hóa giao tiếp cao - văn hóa ăn uống. Bài học đầu tiên mà các cụ dạy cho con cháu là ăn trông nồi, ngồi trông hướng. Vì mỗi thành viên trong bữa ăn của người Việt Nam đều phụ thuộc lẫn nhau nên phải có ý tứ khi ngồi và mực thước khi ăn.
Tính mực thước đòi hỏi người ăn đừng ăn quá nhanh, quá nhiều hết phần người khác, nhưng đồng thời cũng đừng ăn quá chậm khiến người ta phải chờ. Người Việt Nam có tục khi ăn cơm khách, một mặt phải ăn sao cho thật ngon miệng để tỏ lòng biết ơn và tôn trọng chủ nhà, nhưng mặt khác, bao giờ cũng phải để chừa lại một ít trong các đĩa đồ ăn để tỏ rằng mình không chết đói, không tham ăn; vì vậy mà tục ngữ mới có câu : ăn hết bị đòn, ăn còn mất vợ.
Tính cộng đồng trong bữa ăn thực hiện tập trung qua nồi cơm và chén nước mắm. Các món ăn khác thì có thể có người ăn, người không, còn cơm và nước mắm thì ai cũng xơi và ai cũng chấm. Vì ai cũng dùng, cho nên chúng trở thành thước do sự ý tứ do trình dộ văn hóa của con người trong việc ăn uống. Nói ăn trông nồi... chính là nói đến nồi cơm. Chấm nước mắm phải làm sao cho gọn, sạch, không rớt. Hai thứ đó là biểu tượng của tính cộng đồng trong bữa ăn, giống như sân đình và bến nước là biểu tượng cho tính cộng đồng nơi làng xã. Nồi cơm ở đầu mâm và chén nước mắm ở giữa mâm còn là biểu tượng cho cái đơn giản mà thiết yếu : cơm gạo là tinh hoa của đất, mắm chiết xuất từ cá là tinh hoa của nước- chúng giống như hành Thủy và hành Thổ là cái khởi đầu và cái trung tâm trong Ngũ hành.
Có thể nói rằng, cái ngon của bữa ăn đối với người Việt Nam là tổng hợp cái ngon của đủ mọi yếu tố. Có người đã nói rằng có thức ăn ngon mà ăn không hợp thời tiết thì không ngon; hợp thời tiết mà không có chỗ ăn ngon thì không ngon; có chỗ ăn ngon mà không có bè bạn tâm giao cùng ăn thì không ngon; có bạn bè tâm giao mà không khí bữa ăn không vui vẻ thì cũng không ngon nốt. Chỉ khi, có không khí bữa ăn đầm ấm, có người cùng ăn tâm đầu ý hợp.... thì một bát canh dù chỉ được tổng hợp từ những thứ rẻ tiền nhất cũng ngon và ngọt biết bao: "Râu tôm nấu với ruột bầu. Chồng chan vợ húp gật đầu khen ngon"....
Hãy nói cho tôi biết anh thích ăn gì, tôi sẽ nói cho anh biết anh là người thế nào", - "Số phận của các quốc gia tùy thuộc vào cách dinh dưỡng"...
Mấy câu châm ngôn trên đây của lý luận gia ẩm thực Pháp Brillat Savarin cho ta thấy hai yếu tố chủ yếu trong văn hóa ẩm thực của một dân tộc: ăn uống gì, cách chế biến thế nào? Ứng xử cùng giao tiếp trong ẩm thực ra sao?
Để trả lời những câu hỏi trên, cần dựa chủ yếu vào địa lý tự nhiên, các yếu tố khí hậu, đất đai, sông ngòi, thực vật, động vật, kể cả những bằng cứ lịch sử và dân tộc học.
Theo nhiều nhà nhân học văn hóa có uy tín như G.Hofstede (Hà Lan) và E. Hall (Mỹ), các nền văn hóa dân tộc khác nhau do nhiều sắc thái, quan trọng nhất là ba khía cạnh tương phản: văn hóa nặng về tính cá thể hay tính cộng đồng, - nặng về nam tính hay nữ tính, - quan hệ trên dưới gần nhau hay xa nhau. Áp dụng những khía cạnh ấy vào văn hóa Việt Nam thì có thể đưa ra nhận định: văn hóa Việt Nam thuộc loại nặng về tính cộng đồng, trọng nam hơn nữ, tôn ti trật tự rất chặt chẽ. Những nét chung ấy thể hiện rõ rệt trong ứng xử ẩm thực.
Bữa ăn của ta, dù trong gia đình hay làng xã mang tính cộng đồng, chia sẻ với nhau, có tôn ti trật tự, nữ là phận dưới nhưng chịu trách nhiệm chế biến là chính (ở phương Tây, nam lại là đầu bếp giỏi). Theo bà Higuchi đã nghiên cứu so sánh hai văn hóa nặng về cộng đồng Nhật Bản và Việt Nam, gia đình ở Việt Nam có tầm quan trọng số một, còn ở Nhật Bản xếp số hai sau bạn bè. Bữa "cơm nhà" của ta, ngày hai bữa, mang tính lễ nghi gắn bó các thành viên gia đình, ta chủ yếu là xã hội nông nghiệp nên có điều kiện dễ tập hợp, thường là ba thế hệ, ta ngồi trên chiếu, quanh chiếc mâm tròn, bày các món ăn sẵn cùng một lúc, có bát nước chấm chung. Mọi người ăn trông nồi, ngồi trông hướng. Có những quy định bất thành văn. Bà mẹ hay con dâu trưởng ngồi đầu nồi xới cơm cho cả nhà, xới cơm dẻo cho ông bà cha mẹ trước, trước khi ăn, có lời mời "xơi" cơm đối với người hơn tuổi mình, ăn xong, phải có lời "xin phép" rồi mới đứng dậy. Thật đáng tiếc, từ ngày Cách mạng 45, nhiều gia đình bỏ tục mời ăn, cho là phong kiến. Tôi nghĩ chữ Lễ về mặt khoa học tạo ra phản xạ có điều kiện kiểu Pavlov, - "mời ăn" hàng ngày lặp đi lặp lại trong tiềm thức tình cảm kính trên nhường dưới thân thương, giúp cho đức dục gia đình. Miếng ngon (như phao câu, âu cánh) gắp cho người có tuổi và trẻ em, điều không có trong bữa ăn Tây. Đũa cấm so lệch, - vì người ăn sẽ bị xúi quẩy. Gắp cho khách ăn, phải trở đầu đũa hay dùng đôi đũa riêng. Không vừa cầm đũa vừa cầm thìa múc canh, đưa bát đũa phải đưa hai tay.
Có khách đến đúng bữa ăn, thêm bát thêm đũa thành thực mời ăn cùng. Dân gian có rất nhiều câu khuyên về ăn uống như: Ăn cơm không rau, như nhà giàu chết không kèn trống, - Ăn lắm không biết miếng ngon, Nói lắm sẽ hết lời khôn, hóa rồ, - Miếng ăn là miếng nhục, - Ăn tham trời làm chết nghẹn...
Bữa ăn cũng là lúc đoàn tụ chuyện trò thân mật, kiêng to tiếng mắng mỏ: "Trời đánh tránh bữa ăn". Tiếc thay, vài thập kỷ nay, người thành phố đi làm thông tầm, cả nhà bố mẹ con cái chỉ gặp nhau bữa tối. Có khi cả nhà vừa ăn vừa xem ti vi rồi đi ngủ!
Những bữa ăn chung làng xã, ở đình càng cho thấy rõ tính cộng đồng theo tôn ti trật tự, mâm trên mâm dưới rõ ràng. Nhưng một miếng giữa làng hơn sàng xó bếp cũng dễ gây ra tranh chấp mất đoàn kết, - sĩ diện là một mặt trái của văn hóa nặng tính cộng đồng. Đi ăn cỗ mang quà về cho con cháu là nét hay: Cỗ ngày giỗ ngày Tết có quy định mấy bát mấy đĩa. Tiếp khách có trầu - trà theo quy tắc.
Ẩm thực của ta sớm gắn với các giá trị tâm linh, thờ cúng, lễ hội. Vật tế ẩm thực thường có ý nghĩa tượng trưng, người Việt cúng lễ, để nguyên các món ăn, đặt cả mâm lên bàn thờ. Vì ta thuộc văn minh lúa nước, nên tục cúng cơm rất quan trọng. Sau tang lễ, trong thời gian dài, hàng ngày cúng cơm có kèm đôi đũa cái bát, khiến người sống đỡ xót thương. Cúng lễ nói chung hay có xôi gà. Dùng từ ngữ "ăn xôi" thay cho "chết". Ngoài cúng thần Phật, phổ biến nhất là cúng gia tiên, mùa nào thức ấy, mỗi lễ Tết có những món riêng. Đồ cúng hạ xuống, người hạ giới ăn chung coi như lộc của thần Phật và ông bà ông vải, âm dương cùng hưởng. Có những đồ cúng thuần Việt như trầu cau, rượu nếp, bánh dày bánh chưng, quả nhiệt đới (ngũ quả...). Có người tiếc là nhiều ngày lễ ta bắt chước Tàu quá. Như vậy là chưa nắm được một quy luật của nhân học văn hóa: các nền văn hóa đều ít nhiều mượn của nhau, nhưng qua giao tiếp sẽ khác đi và trở thành một yếu tố bản sắc của dân tộc mình. Các ngày Tết Mùng 3 tháng 3, Mùng 5 tháng 5 đã được Việt hóa: nhân dân ta giết sâu bọ, ăn bánh trôi bánh chay... có cần biết Giới Tử Thôi hay Khuất Nguyên là ai đâu.
Những giá trị đạo đức cũng nhiều khi mượn ẩm thực để nhắc nhở: Ăn cây nào rào cây ấy, - Một miếng khi đói bằng một gói khi no, - Ăn mặn thì khát nước, Cơm ba bát, áo ba manh, - No mất ngon, giận mất khôn... Hay phản ánh thói đời: No nên Bụt, đói nên ma, - Người ăn ốc, người đổ vỏ, - Muốn ăn gắp bỏ cho người...
Ta còn mượn ẩm thực để nói lên tình cảm: tình yêu trai gái, quê hương, bạn hữu: Gừng cay muối mặn xin đừng quên nhau, Râu tôm nấu với ruột bầu, Chồng chan vợ húp gật đầu khen ngon, Ai ơi bưng bát cơm đầy, Dẻo thơm hạt gạo đắng cay muôn phần...
Nói đến "đậm đà bản sắc dân tộc", một số bạn trẻ thường thắc mắc: thế nào là bản sắc dân tộc Việt Nam? điểm qua một số nét ứng xử và giao tiếp trong ẩm thực cũng đủ thấy: ta là ta, dù khi có mượn Tây - Tàu cũng đã Việt hóa rồi.
GIAO TIẾP ỨNG SỬ
Bản chất con người chỉ bộc lộ ra trong giao tiếp. Chữ "nhân" với nghĩa là "tính người" bao gồm chữ "nhị" và bộ "nhân đứng" - tính người bộc lộ trong quan hệ giữa hai người.
Trước hết, xét về thái độ của người Việt Nam đối với việc giao tiếp, có thể thấy được đặc điểm của người Việt Nam là vừa thích giao tiếp, lại vừa rất rụt rè.
Người Việt Nam nông nghiệp sống phụ thuộc lẫn nhau và rất coi trọng việc giữ gìn các mối quan hệ tốt với mọi thành viên trong cộng đồng, chính đó là nguyên nhân dẫn đến việc coi trọng giao tiếp. Sự giao tiếp tạo ra quan hệ : Dao năng liếc thì sắc, người năng chào thì quen. Sự giao tiếp củng cố tình thân : áo năng may năng mới, người năng tới năng thân. Năng lực giao tiếp được người Việt Nam xem là tiêu chuẩn hàng đầu để đánh giá con người : Vàng thì thử lửa, thử than - Chuông kêu thử tiếng, người ngoan thử lời.
Vì coi trọng giao tiếp cho nên người Việt Nam rất Thích Giao Tiếp. Việc thích giao tiếp này thể hiện chủ yếu ở hai điểm:
Từ gốc độ của chủ thể giao tiếp, người Việt Nam có tính thích thăm viếng. Đã là người Việt Nam, đã thân với nhau, thì cho dù hàng ngày có gặp nhau ở đâu, bao nhiêu lần đi nữa, những lúc rảnh rỗi, họ vẫn tới thăm nhau. Thăm viếng nhau đây không do nhu cầu công việc ( như ở Phươg Tây) mà là biểu hiện của tình cảm, tình nghĩa, có tác dụng thắt chặt thêm quan hệ.
Với đối tượng giao tiếp thì người Việt Nam có tính hiếu khách. Có khách đến nhà, dù quen hay lạ, thân hay sơ người Việt, dù nghèo khó đến đâu, cũng cố gắng tiếp đón một cách chu đáo và tiếp đãi một cách thịnh tình, dành cho khách các tiện nghi tốt nhất, các đồ ăn ngon nhất : Khách đến nhà chẳng gà thì gỏi, bởi lẽ đói năm, không ai đói bữa. Tính hiếu khách càng tăng lên khi về những miền quê hẻo lánh, những miền rừng núi xa xôi.
Đồng thời với việc thích giao tiếp, người Việt Nam lại có một đặc tính hầu như ngược lại là rất rụt rè - điều mà những người quan sát nước ngoài rất hay nhắc đến. Sự tồn tại đồng thời hai tính cách trái ngược nhau (tính thích giao tiếp và tính rụt rè ) này bắt nguồn từ hai đặc tính cơ bản của làng xã Việt Nam là tính cộng đồng và tính tự trị :
Đúng là người Việt Nam xởi lởi, rất thích giao tiếp, nhưng đó là khi thấy mình đang ở trong phạm vi của cộng đồng quen thuộc, nơi tính cộng đồng (liên kết) ngự trị. Còn khi đã vượt ra khỏi phạm vi của cộng đồng, trước những ngời lạ, nơi tính tự trị phát huy tác dụng thì người Việt Nam, ngược lại, lại tỏ ra rụt rè. Hai tính cách tưởng như trái ngược nhau ấy không hề mâu thuẫn với nhau vì chúng bộc lộ trong những môi trường khác nhau, chúng chính là hai mặt của cùng một bản chất, là biểu hiện cách ứng xử linh hoạt của người Việt Nam.
Xét về quan hệ giao tiếp, nguồn gốc văn hóa nông nghiệp với đặc điểm trọng tình đã dẫn người Việt Nam tới chỗ lấy tình cảm - lấy sự yêu sự ghét - làm nguyên tắc ứng xử : Yêu nhau yêu cả đường đi - Ghét nhau, ghét cả tông ti họ hàng; Yêu nhau cau sáu bổ ba - Ghét nhau cau sáu bổ ra làm mười; Yêu nhau củ ấu cũng tròn - Ghét nhau bồ hòn cũng méo; Yêu nhau mọi việc chẳng nề - Dẫu trăm chỗ lệch cũng kê cho bằng; Yêu nhau chín bỏ làm mười....
Nếu trong tổng thể, người Việt Nam lấy sự hài hòa âm dương làm nguyên lí chủ đạo nhưng vẫn thiên về âm tính hơn, thì trong cuộc sống người Việt Nam sống có lí có tình nhưng vẫn thiên về tình hơn. Khi cần cân nhắc giữa tình với lí thì tình được đặt cao hơn lí : Một bồ cái lí không bằng một tí cái tình; Đưa nhau đến trước cửa quan - Bên ngoài là lí, bên trong là tình. . .
Với đối tượng giao tiếp, người Việt Nam có thói quen ưa tìm hiểu, quan sát, đánh giá. Tuổi tác, quê quán, trình độ học vấn, địa vị xã hội, tình trạng gia đình (bố mẹ còn hay mất, đã có vợ/chồng chưa, có con chưa, mấy trai mấy gái,...) là những vấn đề người Việt Nam thường quan tâm. Thói quen ưa tìm hiểu này (hoàn toàn trái ngược với người phương Tây!) khiến cho người nước ngoài có nhận xét là người Việt Nam hay tò mò. Đặc tính này - dù gọi bằng tên gọi gì đi chăng nữa - chẳng qua cũng chỉ là một sản phẩm nữa của tính cộng đồng làng xã mà ra.
Do tính cộng đồng, người Việt Nam tự thấy có trách nhiệm phải quan tâm đến người khác, mà muốn quan tâm thì cần biết rõ hoàn cảnh. Mặt khác, do phân biệt chi li các quan hệ xã hội, mỗi cặp giao tiếp đều có những cách xưng hô riêng, nên nếu không có đầy đủ thông tin thì không thể nào lựa chọn từ xưng hô cho thích hợp được.
Tính hay quan sát khiến người Việt Nam có được một kho kinh nghiệm xem tướng hết sức phong phú : chỉ cần nhìn vào cái mặt, cái mũi, cái miệng, con mắt,... là đã biết được tính cách của con người. Chẳng hạn, riêng về xem người qua con mắt đã có các kinh nghiệm : Đàn bà con mắt lá dăm- Lông mày lá liễu đáng trăm quan tiền; Người khôn con mắt đen sì, Người dại con mắt nửa chì nửa thau, Con lợn mắt trắng thì nuôi - Những người mắt trắng đánh hoài đuổi đi, Những người ti hí mắt lươn - Trai thì trộm cướp, gái buôn chồng người; Trên trời Phạm Nhan, thế gian một mắt.
Biết tính cách, biết người là để lựa chọn đối tượng giao tiếp thích hợp : Tùy mặt gửi lời, tùy người gửi của; Chọn mặt gửi vàng. Trong trường hợp không được lựa chọn thì người Việt Nam sử dụng chiến lược thích ứng một cách linh hoạt : ở bầu thì tròn , ở ống thì dài ; Đi với Bụt mặc áo cà sa, đi với ma mặc áo giấy.
Tính cộng đồng còn khiến cho người Việt Nam, dưới gốc độ chủ thể giao tiếp, có đặc điểm là trọng danh dự : Tốt danh hơn lành áo; Đói cho sạch rách cho thơm; Trâu chết để da, người ta chết để tiếng. Danh dự được người Việt Nam gắn với năng lực giao tiếp : Lời nói ra để lại dấu vết, tạo thành tiếng tăm, nó được truyền đến tai nhiều người, tạo nên tai tiếng. Không phải ngẫu nhiên mà từ "tiếng" trong tiếng Việt, từ nghĩa ban đầu là "ngôn ngữ" (vd: tiếng Việt ), đã được mở rộng ra để chỉ sản phẩm của ngôn ngữ ( vd: tiếng lành đồn xa, tiếng dữ đồn xa), và, cuối cùng, chỉ cái thành quả mà tác động của lời nói đã gây nên - đó là "danh dự, uy tín" (vd: nổi tiếng).
Chính vì quá coi trọng danh dự nên người Việt Nam mắc bệnh sĩ diện : ở đời muôn sự của chung - Hơn nhau một tiếng anh hùng mà thôi; Đem chuông đi dấm nước người - Không kêu cũng đấm ba hồi lấy danh; Một quan tiền công, không bằng một đồng tiền thưởng . ở chốn làng quê, thói sĩ diện thể hiện trầm trọng trong tục lệ ngôi thứ nơi đình trung và tục chia phần. Các cụ già tám mươi, tuy ăn không được, nhưng vì danh dự ( sĩ diện), vẫn có thể to tiếng với nhau vì miếng ăn : Một miếng giữa làng, bằng một sàng xó bếp. Thói sĩ diện đã tạo nên giai thoại cá gỗ nổi tiếng.
Về cách thức giao tiếp, người Việt Nam ưa sự tế nhị, ý tứ và trọng sự hòa thuận.
Lối giao tiếp ưa tế nhị khiến người Việt Nam có thói quen giao tiếp "vòng vo tam quốc", không bao giờ mở đầu trực tiếp, nói thẳng vào vấn đề như người phương Tây. Truyền thống Việt Nam khi bắt đầu giao tiếp là phải vấn xá cầu điền, hỏi thăm nhà cửa ruộng vườn. Cũng để tạo không khí, để đưa đẩy, người Việt Nam trước đây có truyền thống "miếng trầu là đầu câu chuyện". Với thời gian, trong chức năng "mở đầu câu chuyện" này, "miếng trầu" từng được thay thế bằng chén trà, điếu thuốc, ly bia...
Để biết người đối ngoại với mình có còn cha mẹ hay không, người Việt Nam thường hỏi : Các cụ nhà ta vẫn mạnh giỏi cả chứ? Để biết người phụ nữ đang nói chuyện với mình có chồng hay không, người Việt Nam ý tứ sẽ hỏi : Chị về muộn thế liệu anh nhà( ông xã) có phàn nàn không? Còn đây là lời tỏ tình rất vòng vo của ngời con trai Nam Bộ - nơi mà người Việt có tiếng là bộc trực hơn cả : Chiếc thuyền giăng câu, Đậu ngang cồn cát, Đậu sát mé nhà, Anh biết em có một mẹ già, Muốn vô phụng dưỡng, biết là đặng không? ( Ca dao).
Lối giao tiếp "vòng vo tam quốc" kết hợp với nhu cầu tìm hiểu về đối tượng giao tiếp tạo ra ở người Việt Nam thói quen chào hỏi - "chào" đi liền với "hỏi" : "Bác đi đâu đấy?", "Cụ đang làm gì đấy ?"... Ban đầu, hỏi là để có thông tin, dần dần trở thành một thói quen, người ta hỏi mà không cần nghe trả lời và hoàn toàn hài lòng với những câu "trả lời" kiểu : "Tôi đi đằng này một cái" hoặc trả lời bằng cách hỏi lại : Cụ đang làm gì đấy? Đáp : Vâng ! Bác đi đâu đấy?
Lối giao tiếp ưa tế nhị, ý tứ là sản phẩm của lối sống trọng tình và lối tư duy coi trọng các mối quan hệ (tư duy biện chứng). Nó tạo nên một thói quen đắn đo cân nhắc kĩ càng khi nói năng : Ăn có nhai, nói có nghĩ; Chó ba quanh mới nằm, người ba năm mới nói; Biết thì thưa thốt, không biết thì dựa cột mà nghe; Khôn cũng chết, dại cũng chết, ai biết thì sống; Người khôn ăn nói nữa chừng, Để cho kẻ dại nữa mừng nữa lo,...Chính sự đắn đo cân nhắc này khiến cho người Việt Nam có nhược điểm thiếu tính quyết đoán. Để tránh phải quyết đoán, và đồng thời để không làm mất lòng ai, để giữ được sự hòa thuận cần thiết, người Việt Nam rất hay cười. Nụ cười là một bộ phận quan trọng trong thói quen giao tiếp của người Việt; có thể gặp nụ cười Việt Nam vào cả những lúc ít chờ đợi nhất.
Tâm lý trọng sự hoà thuận khiến người Việt Nam luôn chủ trương nhường nhịn : Một sự nhịn chín sự lành; Chồng giận thì vợ bớt lời - Cơm sôi nhỏ lửa có đời nào khê
Người Việt Nam có một hệ thống nghi thức lời nói rất phong phú.
Trước hết, đố là sự phong phú trong hệ thống xưng hô bằng các từ chỉ quan hệ họ hàng. Hệ thống xưng hô này có các đặc điểm : Thứ nhất, có tính chất thân mật hóa (trong tình cảm), coi mọi người trong cộng đồng như bà con họ hàng trong một gia đình. Thứ hai, có tính chất xã hội hóa, cộng đồng hóa cao - trong hệ thống từ xưng hô này, không có cái "tôi" chung chung. Quan hệ xưng hô phụ thuộc vào tuổi tác, địa vị xã hội, thời gian, không gian giao tiếp - chú khi ni , mi khi khác. Cùng là hai người, nhưng cách xưng hô có khi đồng thời tổng hợp được hai quan hệ khác nhau : Chú - con, bác - con, bác - em, anh- tôi,... Lối gọi nhau bằng tên con, tên cháu, tên chồng; bằng thứ tự sinh ( Cả, Hai, Ba, Tư...). Thứ ba, thể hiện tính tôn ti kĩ lưỡng: Người Việt Nam xưng và hô theo nguyên tắc xưng khiêm hô tôn (gọi mình thì khiêm nhường, còn gọi đối tượng giao tiếp thì tôn kính). Cùng một cặp giao tiếp, nhưng có khi cả hai đều cùng xưng hô là em và đều cùng xưng là em và đều gọi nhau là chị. Việc tôn trọng, đề cao nhau dẫn đến tục kiêng tên riêng : người ta chỉ gọi tên cái ra để chửi nhau; đặt tên con cần nhất là không được trùng với tên của những người bề trên trong gia đình, gia tộc cũng như ngoài xã hội. Vì vậy mà trước đây có tục nhập gia vấn húy (vào nhà ai, hỏi tên chủ nhà để khi nói nếu có động đến từ đó thì phải nói lệch đi).
Nghi thức lời nói trong lĩnh vực cách nói lịch sự cũng rất phong phú. Do truyền thống nặng về tình cảm và linh hoạt nên người Việt Nam không có những từ cảm ơn, xin lỗi khái quát dùng chung cho mọi người trường hợp như người phương Tây. Cũng như trong xưng hô, đối với mỗi người ta có một cách cảm ơn, xin lỗi khác nhau : Con xin chú (Cảm ơn khi nhận quà), Chị chu đáo quá, Anh tốt quá (cảm ơn khi được quan tâm), Bác bày vẽ quá (cảm ơn khi được tiếp đón nồng hậu), Quý hóa quá (cảm ơn khi có khách đến thăm), Anh quá khen (cảm ơn khi được khen),...
Áo. Đồ mặc thường bằng vải, chủ yếu che từ cổ xuống ngực, bụng, lưng. Áo cà sa: áo choàng của nhà tu hành theo đạo Phật gấp bằng tấm vải dài, thường là màu gụ hay màu vàng. Áo ngắn: cổ đứng hoặc viền, xẻ nách, thường có hai túi dưới. Áo dài: áo dài đến giữa ống chân, xẻ tà dọc hai bên cho đến hông, khuy cài từ cổ đến nách và một bên hông, phụ nữ thường mặc vào dịp lễ, Tết. Áo khách: áo cánh phụ nữ theo kiểu người Hoa (Khách), cổ cao xẻ giữa có khuy tết. Áo năm thân: áo dài, kiểu cũ, phía dưới có thân vạt nhỏ, cài khuy về phía nách bên phải. Áo nâu: áo vải màu có nẹp, xưa dùng cho phu, lính, những người rước xách trong lễ. Áo sô (áo tang): áo bằng vải sô mặc đại tang. Áo tứ thân: áo dài kiểu cũ của phụ nữ, hai vạt trước rộng như nhau, thường buộc chéo vào nhau. Áo bà ba: áo dài tay, không cổ, dưới có hai túi vuông, thường bằng vải đen, phổ biến ở vùng quê Nam Bộ. Thành ngữ: Nhường cơm xẻ áo. - Vạch áo cho người xem lưng (bới móc chuyện xấu trong nhà cho người ngoài biết). Ca dao: Yêu nhau cởi áo cho nhau, Về nhà dối mẹ qua cầu gió bay.
Trang phục
Áo dài ngũ thân
Trang phục Việt Nam rất đa dạng. Ở thời phong kiến, người ta có những quy định rất khắt khe về cách ăn mặc. Dân thường không được phép mặc đồ nhuộm bất kì màu nào khác ngoài những màu đen, nâu hay trắng. Quần áo của người dân hầu hết là tầm thường và đơn sơ, để hợp với thân phận của mình trong xã hội (ngoài những dịp lễ quan trọng hoặc lể cúng tế, đám cưới...).
Một trong những y phục cổ xưa nhất được người phụ nữ bình dân mặc cho đến đầu thế kỉ XX là bộ "Áo tứ thân". Có nhiều nhà nghiên cứu cho rằng là "Áo tứ thân" có thể đã ra đời từ thế kỷ 12.
Vào thế kỷ 18, người bình dân ở hết 3 miền Việt Nam đã bắt đầu mặc bộ đồ pijama đơn sơ (có thể có nguồn gốc ở miền Nam), được gọi là áo cánh ở miền Bắc và Áo bà ba ở miền nam. Khăn trùm đầu của họ là một mảnh vải đơn giản quấn quanh đầu và đồ đi dưới chân chỉ là một đôi guốc. Trong những dịp trọng đại, đàn ông mặc hai thứ đồ truyền thống là áo dài có xẻ hai bên, và một khăn xếp, ( khăn đóng ) thường có màu đen hay xám và được làm bằng vải bông hay tơ tằm.
Trang phục của cung đình( Kinh thành ) khác biệt hẳn so với trang phục đơn sơ của nông dân, khá phức tạp, có tới ba chục kiểu áo khác nhau để hợp với từng dịp và nghi lễ. Chỉ riêng nhà vua được quyền mặc đồ màu vàng, quan lại mặc đồ đỏ hay màu tía. Phức tạp hơn nữa là mỗi triều đại có thể chuộng các kiểu trang phục cung đình khác triều đại trước đó. Chính vì vậy, trang phục ở trong cung đình ( Kinh thành ) nhiều lúc thay đổi với mỗi triều đại.
Trang phục nữ có lâu đời ở Việt Nam được giới nữ ưa chuộng nhất ngày nay, chiếc "Áo dài Việt nam", thường được mặc trong những dịp đặc biệt như cưới hỏi,tang tế v.v. Trang phục này có nguồn gốc từ thế kỷ 18. Từ lúc đó, Áo dài đã trải qua nhiều sự phát triển, cải tiến. Bộ áo dài nguyên thủy là áo ngũ thân rất rộng và không bó vào người như Áo dài hiện nay. Cũng có người cho rằng Áo tứ thân mới là Áo dài đầu tiên, đã được biến thành Áo ngũ thân và cuối cùng mới thành chiếc Áo dài hôm nay.Áo dài trắng đã trở thành trang phục bắt buộc tại nhiều trường phổ thông cấp III ở Việt Nam. Các giáo viên nữ mặc Áo dài mỗi buổi lên lớp. Một số nữ nhân viên văn phòng như tiếp tân, thư ký, hướng dẫn viên du lịch cũng mặc Áo dài khi làm việc. Ngày nay các Trường Đại học nữ SVHS chỉ mặc vào ngày đầu tuần. Và theo đánh giá của một tờ báo ở Nhật dường như chỉ có dáng của người con gái Việt Nam mặc áo dài đẹp nhất.Ngày nay Hoa hậu trái đất cũng mặc Áo dài khăn đóng
Vì sự phổ biến của nó, áo dài đã trở thành biểu tượng quốc gia, đại diện cho các giá trị văn hóa Việt Nam.Trong đời sống thường nhật ngày nay, trang phục đã theo phong cách phương tây. Những bộ quần áo truyền thống chỉ được mặc trong những dịp đặc biệt.Phụ nữcó thể không mặc váy hoặc tùy thích.
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top