Hệ thống - hệ thống ngôn ngữ - các kiểu quan hệ trong hệ thống ng2
1. Khái niệm hệ thống và kết cấu
"hệ thống" là một thể thống nhất bao gồm các các yếu tố có quan hệ và liên hệ lẫn nhau. Mỗi đối tượng trọn vẹn làm một hệ thống, chẳng hạn: một cái cây, một con vật, một gia đình v.v... Nói đến hệ thống, cần phải nói đến hai điều kiện: a) Tập hợp các yếu tố; b) Những mối quan hệ và liên hệ lẫn nhau giữa các yếu tố đó.
Cần phân biệt hệ thống với những tập hợp ngẫu nhiên các yếu tố không có quan hệ tất yếu nào đối với nhau. Một đống củi cũng gồm rễ cây, thân cây, cành cây, lá cây... không tạo thành cái cây (hệ thống) mà chỉ là đống củi. Vài ba người ghép lại ở với nhau cũng không thành gia đình, bởi vì họ thiếu những quan hệ thuộc về gia đình.
Khái niệm hệ thống gắn bó chặt chẽ với khái niệm "kết cấu". Nếu hệ thống là một thể thống nhất bao gồm các yếu tố có quan hệ và liên hệ lẫn nhau thì kết cấu là tổng thể các mối quan hệ và liên hệ giữa các yếu tố của thể thống nhất đó. Như vậy, kết cấu không nằm ngoài hệ thống. Đã là hệ thống thì phải có kết cấu.
Trong thực tế, các yếu tố của hệ thống không phải là những điểm trừu tượng mà là những hệ thống phức tạp. Mỗi yếu tố cũng có nhiều nhiều mặt, nhiều thuộc tính, khi tác động lẫn nhau với các yếu tố khác của hệ thống không phải tất cả các mặt, các thuộc tính của nó đều tham gia mà chỉ một số mặt, một số thuộc tính nào đó mà thôi. Vì vậy, tính chất và phẩm chất của các liên hệ phụ thuộc vào đặc điểm của các mặt nào đó của các yếu tố tham gia tác động lẫn nhau. Như vậy, những mặt và thuộc tính của các yếu tố tham gia tác động lẫn nhau càng lớn thì két cấu của hệ thống càng phức tạp. Cùng một số yếu tố, khi tác động lẫn nhau bằng những mặt khác nhau có thể tạo nên các hệ thống khác nhau
Như vậy, khái miệm kết cấu phản ánh hình thức sắp xếp của các yếu tố và tính chất của sự tác động lẫn nhau của các mặt và các thuộc tính của chúng. Nhờ có kết cấu mà chúng ta hiểu được vì sao phẩm chất của hệ thống nói chung không giống với tổng số phẩm chất của các yếu tố tạo thành.
Ngôn ngữ là một hệ thống bởi vì nó cũng bao gồm các yếu tố và các quan hệ giữa các yếu tố đó. Các yếu tố trong hệ thống ngôn ngữ chính là các đơn vị của ngôn ngữ.
Các kiểu quan hệ trong hệ thống ngôn ngữ
- quan hệ ngữ đoạn (quan hệ ngang hay quan hệ tuyến tính) cho phép liên kết các yếu tố đồng loại để tạo ra những đơn vị lớn hơn, như kết hợp âm vị với âm vị để tạo thành hình vị. quan hệ tuyến tính tạo cơ sở cho sự kết hợp.
- quan hệ liên tượng (qh/hệ hệ hình, quan hệ đối vị) là quan hệ theo chiều dọc, là quan hệ giữa một yếu tố với các yếu tố còn lại trong hệ thống, Quan hệ liên tưởng là quan hệ giữa một yếu tố với các yếu tố còn lại trong hệ thống. Khi một yếu tố xuất hiện, người ta có thể liên tưởng tới một hoặc nhiều yếu tố đồng loại hoặc khác loại. Các yếu tố đồng loại có thể thay thế cho nhau ở cùng một vị trí trong lời nói. Chúng có quan hệ dọc, liên tưởng hay đối vị. Chẳng hạn trong câu Tôi đi học, từ tôi có thể được liên tưởng và thay thế bằng mình, ta, tao, thằng này, nó, hắn, ông ta, chúng ta... Nói năng tất phải thực hiện hai thao tác lựa chọn và kết hợp các đơn vị ngôn ngữ. Quan hệ liên tưởng tạo cơ sở cho sự lựa chọn.
- quan hệ thứ bậc là quan hệ giữa các đơn vị ở cấp đọ khác nhau của hệ thống ngôn ngữ. Quan hệ cấp bậc thể hiện ở chỗ: đơn vị thuộc cấp độ cao hơn bao giừo cũng bao hàm đơn vị thuộc cấp độ thấp hơn. Trái lại đơn vị thuộc cấp độ thấp hơn bao giừo cũng nằm tong đơn vị thuộc cấp độ cao hơn, là thành tố cấu tạo đơn vị thuộc cấp độ cao hơn.
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top