Cơ sở ngôn ngữ
Bản chất xã hội của ngôn ngữ
Ngôn ngữ là một hiện tượng xã hội đặc biệt
I. Ngôn ngữ là 1 hiện tượng xã hội:Vì sao ngôn ngữ là 1 hiện tượng xh mà ko fải là ht tự nhiên?
-1.Vì ngôn ngữ ko fải như sinh vật. Tuy nó có sự tồn tại, phát triển nhưng ko bị diệt vong. Có chăng là do dân tộc nói ngôn ngữ đó bị hủy diệt.
-2.Vì ngôn ngữ ko fải là hoạt động bản năng sinh vật của con người. Câu chuyện 2 bé gái Ấn được Rider Xing phát hiện trong hang sói đã chứng minh điều đó (chỉ biết rống).
-3.Vì ngôn ngữ không như những đặc trưng về chủng tộc như 1 số người thường nói. Theo lẽ tự nhiên, cha mẹ da vàng sẽ có con da vàng. Nhưng nếu 1 bé VN chỉ sống với người Mỹ sẽ nói tiếng Anh.
-4.Vì ngôn ngữ ko như những tiếng kêu động vật. Tiếng nói của con người là tín hiệu thứ 2, là tín hiệu của tín hiệu thứ nhất (tiếng kêu mà động vật thường có là tín hiệu thứ 1). Khi con người xhiện, tín hiệu ban đầu đã được thay thế = tín hiệu từ.
II. Ngôn ngữ là hiện tượng xh đặc biệt:
Mọi hiện tượng xã hội đều được xếp vào một trong hai phạm trù cơ sở hạ tầng hoặc kiến trúc thượng tầng. Ngôn ngữ là một hiện tượng xã hội đặc biệt. Nó không thuộc về kiến trúc thượng tầng của riêng một xã hội nào. Ngôn ngữ không mang tính giai cấp.
-1. Không thể xếp ngôn ngữ vào cơ sở hạ tầng, bởi tự nó không tạo ra được một cái gì để nuôi sống con người, hay làm một công cụ trực tiếp để sản xuất ra của cải vật chất.
2.-Ngôn ngữ ko phảI là hoạt động xh thuộc kiến trúc thượng tầng. Một số bộ phận của kiến trúc thượng tầng sẽ sụp đổ theo khi cơ sở hạ tầng bị sụp đổ (pháp luật, nhà nước, thể chế chính trị...). Trong khi đó với tư cách là công cụ giao tiếp và tư duy, ngôn ngữ không bị biến mất khi cơ sở hạ tầng tan rã, nó vẫn được giữ lại, kế thừa và phát triển. Nó nhanh chóng và kịp thời phản ánh mọi mặt hoạt động của xã hội, từ cơ sở hạ tầng đến kiến trúc thượng tầng, đồng thời ảnh hưởng tới mọi sự đổi thay của chúng. Rõ ràng ngôn ngữ không thuộc cơ sở hạ tầng và không thuộc kiến trúc thượng tầng; nó phát triển hay biến mất không phụ thuộc vào cơ sở hạ tầng, không giống với kiến trúc thượng tầng mà theo quy luật riêng của nó.
3.- Ngôn ngữ không phải là tài sản riêng của một giai cấp nào, nó là sản phẩm của toàn xã hội và phục vụ toàn xã hội với tư cách là phương tiện giao tiếp và tư duy.giai cấp thống trị và giai cấp bị trị vẫn phải liên hệ với nhau về kinh tế, về tổ chức xã hội. Do đó, giữa họ cần thiết phải có một phương tiện giao tiếp chung. Ngôn ngữ có thể được các giai cấp sử dụng như một phương tiện đấu tranh giai cấp, nhưng bản thân nó không mang tính giai cấp, nó là phương tiện giao tiếp của toàn dân.
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top