Vấn đề 3: Làm rõ một số lý thuyết truyền thông ảnh hưởng đến hoạt động PR, QC
Vấn đề 3: Làm rõ một số lý thuyết truyền thông ảnh hưởng đến hoạt động PR, QC ( Lý thuyết truyền thông của Weaver và Shannon, lý thuyết truyền thông 2 giai đoạn của Paul Lazarsfeld, mô hình kim tiên của Harold Lasswell, lý thuyết mã hóa và giải mã của Stuart Hall, tháp nhu cầu cảu Maslow)
Trả lời:
1. Mô hình truyền thông của Lasswell
- Là mô hình truyền thông 1 chiều do Lasswell đưa ra từ năm 1948, là mô hình đc nhắc đến nhiều nhất
- Là mô hình truyền thông đơn giản, song rất thuận lợi khi cần chuyển những thông tin khẩn cấp. Tuy nhien trong mô hình này, những thông tin phản hồi từ phía tiếp nhận chưa đc đề cập tới
Nguồn phát (ai) : người ửi hay nguồn gốc thông điệp
Thông điệp (nói gì): ý kiến, cảm xúc, suy nghĩ, thái độ... đc truyền đi
Kênh: phương tiện mà nhờ đó các thông điệp đc chuyển đi từ nguồn đến ng nhận
Ng nhận: là 1 hay nhóm ng mà thông điệp hướng tới
2. Mô hình truyền thông của Weaver và Shannon
Nhiễu
Nguồn tin -> vật truyền -> kênh -> người nhận -> nơi tin đến
Nhiễu
Vật truyền tin : máy thu hình....
3. Lý thuyết truyền thông hai giai đoạn của Paul Lazarsfeld
Ban có biết "2 step flow communication" là gì, công chúng ành hưởng truyền thông như thế nào?
Theo Paul Lazarsfeld truyền thông ảnh hưởng đến công chúng qua 2 giai đoạn:
Giai đoạn 1: thông tin từ các phương tiện truyền thông đến những người lãnh đạo dư luận (opinion leader: có vai trò ảnh hưởng người khác)
Giai đoạn 2: những người lãnh đạo dư luận này tiếp tục truyền thông tin đến công chúng, và công chúng bị ảnh hưởng từ ý kiến của những người này.
[Bạn hãy áp dung mô hình này trong quảng cáo thuyết phục khách hàng. Không phải tất cả khán giả đều nghe và làm theo quảng cáo. Những người opinion leader của mỗi ngành hàng mỗi sản phẩm là khác nhau.Hay chú ý đến những người này, họ chiếm khoảng 1/4 khán giả, họ thích sử dụng sản phẩm mới trãi nghiệm và thích chia sẽ và tư vấn cho người khác.3/4 khán giả còn lại bị thuyết phục bởi những người này.]
Paul Lazarsfeld khám phá rằng truyền thông đại chúng nói riêng không làm thay đổi suy nghĩ của dân chúng; thay vì vậy, đó là một quá trình có hai bước. Những quan điểm đầu tiên được truyền tải bởi truyền thông và sau đó chúng được lập lại bởi bạn bè, thành viên gia đình, và đồng nghiệp. Ở bước xã hội thứ hai này mà quan điểm chính trị được hình thành. Ở bước này, Internet nói chung và mạng xã hội nói riêng, có thể làm nên thay đổi. Cũng như đối với ấn bản báo chí, Internet phát tán không chỉ truyền thông tiêu thụ mà còn truyền thông xuất bản nữa - nó cho phép dân chúng phát biểu và tranh luận những quan điểm đối nghịch trong hỗn độn ở chốn riêng tư và công cộng.
4. Lý thuyết mã hóa và giải mã của Stuart Hall
5. Tháp nhu cầu của Maslow
Cấp độ 1 hay còn gọi là cấp độ "sinh lý" hoặc "sinh tồn". Nhu cầu của con người ở cấp độ này được mô tả là những nhu cầu cơ bản trong cuộc sống, đó là: cơm ăn, áo mặc và chỗ ở.
Cấp độ 2 hay còn gọi là cấp độ "an toàn và an ninh". Theo Maslow, khi các nhu cầu ở cấp độ 1 được thỏa mãn: con người có cơm ăn, áo mặc và chỗ ở thì sẽ hình thành các nhu cầu ở cấp độ 2, đó là: an toàn và an ninh cho bản thân. Khi đó con người muốn được an toàn, muốn ổn định để phát triển
Cấp độ 3 hay còn gọi là cấp độ "xã hội". Khi nhu cầu ở cấp độ 2 được đáp ứng, các mong muốn của con người sẽ tiếp tục phát triển tạo thành các nhu cầu ở cấp độ 3, đó là nhu cầu khẳng định cái tôi của cá nhân trong xã hội. Nhu cầu này được thể hiện trong mỗi cá nhân con người: họ muốn được yêu, muốn được nhận ra và tôn trọng bởi cộng đồng, muốn được tham gia các hoạt động xã hội, muốn đóng góp bản thân cho cộng đồng...vv
Cấp độ 4 hay còn gọi là cấp độ "tự trọng". Ở cấp độ này, con người có xu hướng hướng đến sự vinh danh của bản thân trong cộng đồng xã hội. Con người ở cấp độ này luôn muốn trở thành người có ích trong xã hội, có một chỗ đứng trong cộng đồng và nhận được sự tôn trọng, kính nể từ những người xung quanh
Cấp độ 5 hay còn gọi là cấp độ của sự "tự khẳng định". Lúc này con người có xu hướng mãnh liệt hoàn thiện bản thân và luôn ước mơ đạt được những thành tựu to lớn trong sự nghiệp và cuộc sống. Nhu cầu đó thể hiện thông qua việc con người luôn luôn muốn làm những gì mình thích và hạnh phúc khi đạt được những mục tiêu đó.
Và theo Maslow, nhu cầu của con người phải dần hình thành và phát triển thông qua từng cấp độ, không thể có sự "nhảy vọt" và bỏ qua một mức nhu cầu trước khi sang một mức nhu cầu cao hơn.
Tuy nhiên, chúng ta cần phải nghiêm túc bàn lại một vấn đề phát sinh: vậy đâu là ranh giới giữa nhu cầu cấp độ 1 "sinh tồn" và cấp độ 2 "an toàn và an ninh cho bản thân".
Để tồn tại (tức là để có cơm ăn, áo mặc và chỗ ở), chúng ta cần lao động và thành quả lao động (tiền hoặc vật chất) sẽ giúp chúng ta tồn tại. Không ai có thể phủ nhận được điều này. Nhưng nếu vì để tồn tại mà chúng ta phớt lờ các yếu tố đảm bảo sự an toàn và an ninh cho bản thân hoặc cố tình đưa ra một lý do để phớt lờ (ví dụ lý do: vì cuộc sống, vì mưu sinh). Và nếu theo tháp nhu cầu của Maslow thì những lý do này nghe rất có lý: đơn giản vì chúng ta vẫn đang phải loay hoay, vật lộn để kiếm sống và để tồn tại. Nói cách khác là chúng ta vẫn đang ở cấp độ 1 và cần có thời gian để lên cấp độ 2 khi chúng ta đã lo đủ những nhu cầu cơ bản để tồn tại.
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top