Vấn đề 1: Vai trò và ảnh hưởng của luật báo chí, luật quảng cáo của VN...
Vấn đề 1: Vai trò và ảnh hưởng của luật báo chí, luật quảng cáo của VN đến hoạt động thực tễn báo chí và truyền thông VN hiện nay
TRA LỜI
Khái niệm
- Pháp luật: là tổng thể các quy tắc xử sự có tính bắt buộc chung, do Nhà nước đặt ra hoặc thừa nhận, thể hiện ý chí của giai cấp cầm quyền, được Nhà nước đảm bảo thực hiện bằng các biện pháp giáo dục, thuyết phục, và cưỡng chế.
- Truyền thông (communication): là quá trình chia sẻ thông tin. Truyền thông là một kiểu tương tác xã hội trong đó ít nhất có hai tác nhân tương tác lẫn nhau, chia sẻ các qui tắc và tín hiệu chung. Ở dạng đơn giản, thông tin được truyền từ người gửi tới người nhận. Ở dạng phức tạp hơn, các thông tin trao đổi liên kết người gửi và người nhận.
- Báo chí: là tên gọi chung của các thể loại thông tin đại chúng. Có những loại báo chí sau: Báo viết, Báo nói, Báo truyền hình, Báo điện tử
-
b) Vai trò của pháp luật đối với hoạt động báo chí truyền thông
-Pháp luật bảo đảm quyền bình đẳng, tự do cho mọi công dân trong thực hiện các quyền về báo chí, truyền thông
Điều 19 Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị:
"Mọi người đều có quyền tự do ngôn luận. Quyền này bao gồm cả quyền tự do tìm kiếm, nhận và truyền đạt mọi loại tin tức, ý kiến, không phân biệt ranh giới, hình thức tuyên truyền miệng, hoặc bằng bản viết, in, hoặc bằng hình thức nghệ thuật hoặc thông qua mọi phương tiện đại chúng khác tùy theo sự lựa chọn của họ."
Điều 4 luật Báo chí cụ thể hóa quyền tự do báo chí, quyền tự do ngôn luận như sau :
"1- Được thông tin qua báo chí về mọi mặt của tình hình đất nước và thế giới ;
2- Tiếp xúc, cung cấp thông tin cho cơ quan báo chí và nhà báo; gửi tin, bài, ảnh và tác phẩm khác cho báo chí mà không chịu sự kiểm duyệt của tổ chức, cá nhân nào và chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung thông tin ;
3- Phát biểu ý kiến về tình hình đất nước và thế giới ;
4- Tham gia ý kiến xây dựng và thực hiện đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước ;
5- Góp ý kiến, phê bình, kiến nghị, khiếu nại, tố cáo trên báo chí đối với các tổ chức của Đảng, cơ quan Nhà nước, tổ chức xã hội và thành viên của các tổ chức đó."
- Kiểm soát việc lạm dụng quyền lực của giới truyền thông:
+ Tự do báo chí nhưng không có nghĩa là không giới hạn. Có những hành động tự do "quá trớn" làm rúng động dư luận thế giới thời gian qua như: Vụ họa sĩ Đan Mạch vẽ tranh biếm họa về nhà tiên tri Mô-ha-mét; vụ một mục sư đạo Tin lành Mỹ đòi đốt kinh Cô-ran; vụ việc lính Mỹ đốt kinh Cô-ran ở Áp-ga-ni-xtan... Những vụ việc này đã làm dư luận phản ứng dữ dội, thậm chí có nơi biến thành bạo loạn xã hội. Nhưng "đình đám nhất" phải kể đến vụ bê bối của tờ News of the World (Tin thế giới). Tháng 7-2011, tờ báo "lá cải" lớn nhất nước Anh đã phải đình bản vĩnh viễn sau 168 năm "làm mưa, làm gió" trên thương trường báo chí quốc tế do nhiều phóng viên bản báo bị cáo buộc là đã nghe lén điện thoại của hàng nghìn người dân để "săn tin".
Những hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động quảng cáo
+ Với hoạt động Quảng cáo, Nghiêm cấm, quy định về hoạt động quảng cáo; quyền, nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân trong hoạt động quảng cáo. Ví dụ, cấm:
1-Quảng cáo làm tiết lộ bí mật nhà nước, phương hại đến độc lập, chủ quyền quốc gia, quốc phòng, an ninh và an toàn xã hội;
2-Quảng cáo trái với truyền thống lịch sử, văn hoá, đạo đức
3-Sử dụng Quốc kỳ, Đảng kỳ, Quốc huy, Quốc ca hoặc giai điệu Quốc ca, hình ảnh lãnh tụ, hình ảnh đồng tiền Việt Nam, hình ảnh biển báo giao thông để quảng cáo;
4-Quảng cáo gian dối;
5-Quảng cáo làm ảnh hưởng xấu đến mỹ quan đô thị, cảnh quan, môi trường và trật tự an toàn giao thông;
6- Lợi dụng quảng cáo để xúc phạm danh dự, uy tín hoặc xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân;
7-Quảng cáo sản phẩm, hàng hoá chưa được phép lưu thông, dịch vụ chưa được phép thực hiện tại thời điểm quảng cáo;
8- Quảng cáo hàng hoá, dịch vụ mà pháp luật cấm kinh doanh hoặc cấm quảng cáo.
=> Nếu người làm báo chí truyền thông vi phạm pháp luật cũng phải bị xử lý như các công dân khác phạm pháp, trước pháp luật quan và dân điều bình đẳng như nhau.
-Chấn chỉnh, hạn chế các tác động của cơ chế thị trường đối với hoạt động báo chí, truyền thông
+Pháp luật phải điều chỉnh kịp thời những tác động của thị trường, quy luật cung cầu. Báo chí đáp ứng được nhu cầu, thị hiếu của quần chúng nhưng điều đó không được dẫn đến khuynh hướng thương mại hóa một cách tràn lan và sự lũng đoạn của đồng tiền đối với báo chí.
Ví dụ: - Dùng sức mạnh của internet để bôi xấu đối thủ cạnh tranh. Cụ thể, DN này muốn chơi xấu DN kia, viết những bài PR mang tính cảnh báo hướng vào sản phẩm nào đó, đặc biệt trong ngành thực phẩm. Sau đó chỉ cần bỏ tiền thuê một trang mạng đăng lên
- Gần đây, vụ PR cho mì Gấu Yêu "3 không" (không chất bảo quản, không sử dụng bột ngọt, không phẩm màu) bị Cục An toàn vệ sinh thực phẩm "tuýt còi" vì gây ảnh hưởng đến nhận thức của người tiêu dùng, ảnh hưởng đến tình hình sản xuất kinh doanh, môi trường cạnh tranh lành mạnh của các DN khác, gây xáo trộn thị trường.
+Nhu cầu thông tin và được thông tin cần có sự giao lưu quốc tế. Sự giao lưu này ngày càng mở rộng, nhất là khi Việt Nam đã chính thức trở thành thành viên WTO. Pháp luật về báo chí phải phù hợp với các chuẩn mực và cam kết mà Việt Nam ký kết hoặc tham gia.
Ở bất kỳ quốc gia nào, cũng đều có những quy định đối với hoạt động báo chí. Đối với nước ta, các quy định trong Luật Báo chí (Điều 2) cũng là nhằm bảo đảm cho "báo chí hoạt động trong khuôn khổ pháp luật và được nhà nước bảo hộ; không một tổ chức, cá nhân nào được hạn chế, cản trở báo chí, nhà báo hoạt động" nhưng cũng "không ai được lạm dụng quyền tự do báo chí, tự do ngôn luận trên báo chí để xâm phạm lợi ích của nhà nước, tập thể và công dân".
Chính vì hoạt động báo chí có tác động sâu, rộng đến dư luận xã hội nên nếu không làm tốt công tác quản lý báo chí bằng pháp luật thì rất có thể báo chí sẽ đi vào con đường lệch lạc, gây hậu quả khó lường.
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top