Cơ sở hình thành tư tưởng HCM về CNXH & nội dung tư tưởng HCM về CNXH ở VN

Câu hỏi 4: Cơ sở hình thành tư tưởng HCM về CNXH & nội dung tư tưởng HCM về CNXH ở VN

1/ Cơ sở hình thành tư tưởng HCM về XHCN

HCM tiếp cận tư tưởng CNXH từ quan điểm hình thái KT-XH của Mác. Luận điểm cơ bản của Mác-ăngghen về 1 xh mới với những đặc trưng bản chất là xóa bỏ chế độ người bóc lột người dựa trên tư hữu về tư liệu sx, xóa bỏ tình trạng bị áp bức về chính trị, nô dịch về tinh thần. Lênin đã phát triển luận điểm về CNXH ở điều kiện CNTB đã chuyển sang giai đoạn độc quyền, tức giai đoạn ĐQCN. CMT10 Nga năm 1917 đã làm cho lý luận trở thành hiện thực: CNXH với tư cách là 1 xh mới, một bước phát triển cao và tốt đẹp hơn so với CNTB. HCM khẳng định vai trò quyết định của sức sx đối với phát triển của xh cũng như đối với sự chuyển biến từ xh nọ sang xh kia. Bác cũng khẳng định, trong ls loài người có 5 hình thức quan hệ sx chính, và nhấn mạnh "không phải quốc gia dt nào cũng đều trải qua các bước phát triển tuần tự như vậy". Bác sớm đến với tư tưởng quá độ tiến thẳng lên CNXH không trải qua giai đoạn TBCN.

HCM đã tiếp cận CNXH từ quan điểm duy vật ls khoa học, từ sự giác ngộ về sứ mệnh ls của GCCN-giai cấp trung tâm của thời đại. NAQ trực tiếp tham gia phong trào công nhân, khi trở thành người cộng sản Người đã tìm hiểu và viết nhiều bài về GCCN (ấn, nhật, trung, thổ nhĩ kỳ...). Tuy hoạt động ở nước ngoài người vẫn theo dõi phong trào công nhân ở VN. Năm 1922, lần đầu công nhân ở chợ lớn bãi công, NAQ coi đó là "dấu hiệu chứng tỏ GCCN đã bắt đầu giác ngộ về lực lượng và giá trị của mình"..."chúng ta phải ghi lấy dấu hiệu của thời đại". "GCCN ở chính quốc không phải chỉ tỏ tình đoàn kết với những người anh em ở đấy bằng lời nói mà thôi, mà còn phải giác ngộ, giáo dục họ về ý thức tổ chức và pp tổ chức".

HCM tiếp cận CNXH từ chủ nghĩa yêu nước và truyền thống văn hóa tốt đẹp của dt.

- Từ đặc điểm ls dt: nước ta không trải qua thời kỳ chiếm hữu nô lệ mang đậm dấu ấn phong kiến phương đông, mâu thuận giai cấp không gay gắt, quyết liệt, kéo dài, như ở phương tây, do đó hình thành quốc gia dt từ sớm; ngày từ buổi đầu dựng nước, chúng ta liên tục phải đấu tranh chống ngoại xâm, hình thành chủ nghĩa yêu nước truyền thống; Là nước nông nghiệp, lấy đất và nước làm nền tảng với chế độ công điền hình thành cộng đồng thêm bền chặt. Tất cả điều này là giá trị cơ bản của tinh thần và tư tưởng XHCN ở VN: tinh thần yêu nước, yêu thường đùm bọc trong họan nạn đấu tranh, cố

kết cộng động quốc gia dt.

- Từ truyền thống văn hóa lâu đời, bản sắc riêng: đó là nền văn hóa lấy nhân nghĩa làm gốc, trừ độc, trừ tham, trọng đạo lý; nền văn hóa mang tính dân chủ; có tính chất khoan dung; một dt trọng hiền tại; hiếu học...

- Tư duy triết học phương đông: coi trọng hòa đồng, đạo đức nhân nghĩa. HCM quan niệm, CNXH là thống nhất với văn hóa, đạo đức, "CNXH là giai đoạn phát triển cảo hơn so với CNTB về mặt văn hóa và giải phóng con người".

HCM tiếp cận CNXH từ yêu cầu thực tiễn của CMVN và xu hướng phát triển của thời đại.

CMVN đầu thế kỷ 20 đặt ra yêu cầu khách quan là tìm 1 ý thức hệ mới đủ sức vạch ra đường lối và phương pháp CM đúng đắn đem lại thắng lợi cho CMVN. CMVN đòi hỏi có 1 giai cấp tiên tiến đại diện cho phương thức sx mới, có hệ tư tưởng độc lập, có ý thức tổ chức và trở thành giai cấp tự giác đứng lên làm cách mạng. HCM sớm nhìn thấy phong trào yêu nước VN đang rơi vào khủng hoảng về đường lối, vì vậy cách mạng chưa đem lại gpdt. Tư tưởng độc lập dt gắn liền với CNXH xuất phát từ

thực tiễn CMVN.

- CMT10 Nga giành thắng lợi đã mở ra con đường hiện thực cho gpdt ở phương đông: độc lập dt gắn liền với CNXH. NAQ đã bắt đầu truyền bá tư tưởng CNXH trong dân.

HCM đến với CNXH từ tư duy độc lập sáng tạo tự chủ. Đặc điểm của định hướng tư duy tự chủ sáng tạo là: định hướng tư duy trên cơ sở thực tiễn; luôn tìm tận gốc của sự vật, hiện tượng; kết hợp lý trí khoa học và tình cảm cách mạng. Tư duy của HCM là tư duy rộng mở và văn hóa.

2/ Nội dung tư tưởng HCM về CNXH ở VN

Trên cơ sở kế thừa quan niệm của các nhà kinh điển Mác - Lênin về đặc trưng bản chất của chủ nghĩa xã hội và phù hợp với điều kiện thực tế của Việt Nam, tâm lý, tập quán, truyền thống văn hoá của người Việt Nam, Hồ Chí Minh đã đưa ra quan niệm của mình về đặc trưng bản chất của CNXH như sau:

• Chủ nghĩa xã hội là một chế độ xã hội do nhân dân làm chủ. Nó khác với các chế độ xã hội trước ở chỗ quyền làm chủ trong xã hội xã hội chủ nghĩa thuộc về đa số nhân dân, còn quyền làm chủ trong các xã hội trước thuộc về thiểu số giai cấp thống trị.

• Chủ nghĩa xã hội là một xã hội có nền kinh tế phát triển cao dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại và chế độ công hữu về các tư liệu sản xuất chủ yếu, nhằm không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân, trước hết là nhân dân lao động.

• Chủ nghĩa xã hội là một xã hội phát triển cao về văn hoá, đạo đức, trong đó người với người là bạn bè, đồng chí, anh em, con người được giải phóng khỏi áp bức, bóc lột, có cuộc sống vật chất và tinh thần phong phú, được tạo điều kiện để phát triển hết khả năng sẵn có của mình.

• Chủ nghĩa xã hội là một xã hội công bằng và hợp lý, làm nhiều hưởng nhiều, làm ít hưởng ít, không làm thì không được hưởng; các dân tộc đều bình đẳng, miền núi được giúp đỡ để tiến kịp miền xuôi, người già, trẻ em, người tàn tật đượcquan tâm, chăm sóc.

• Chủ nghĩa xã hội là công trình tập thể của quần chúng nhân dân, do nhân dân tự xây dựng lấy, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản.

Tóm lại, trong tư duy Hồ Chí Minh, chủ nghĩa xã hội là một xã hội dân giàu, nước mạnh, công bằng, dân chủ, đạo đức và văn minh, một chế độ xã hội ưu việt nhất trong lịch sử, một xã hội tự do và nhân đạo phản ánh được khát vọng thiết tha của loài người.

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top