Hồi 13: Thanh Cao Tông - Càn Long Đế

Thanh Cao Tông (chữ Hán: 清高宗, 25 tháng 9 năm 1711 – 7 tháng 2 năm 1799), Mãn hiệu Abkai Wehiyehe Huwangdi, Hãn hiệu Mông Cổ Tengerig Tetgech Khan (腾格里特古格奇汗; Đằng Cách Lý Đặc Cổ Cách Kỳ hãn), Tây Tạng tôn vị Văn Thù Hoàng đế (文殊皇帝), là Hoàng đế thứ sáu của Nhà Thanh, và là Hoàng đế Mãn Thanh thứ tư sau khi nhập quan. Trong thời gian trị vì của mình, ông chỉ dùng niên hiệu Càn Long (乾隆), nên còn gọi là Càn Long Đế (乾隆帝).

Là vị Hoàng đế có tuổi thọ lớn nhất trong lịch sử Trung Quốc, thời kỳ trị vì của Càn Long Hoàng đế kéo dài hơn 60 năm; từ 11 tháng 10 năm 1736 đến 1 tháng 9 năm 1795; và là thời cực thịnh về kinh tế cũng như quân sự của Đại Thanh. Vào thời này, lãnh thổ nhà Thanh kéo dài đến Châu thổ sông Y Lê và Tân Cương, lãnh thổ Trung Quốc mở rộng đến tối đa: khoảng 14.000.000 km², so với 9.600.000 km² hiện tại.

Ông học theo cách thức cai trị của ông nội mình là Thanh Thánh Tổ Khang Hi, người mà ông rất ngưỡng mộ. Khi còn trẻ, Càn Long đã khiến Khang Hi ngạc nhiên về rất nhiều lĩnh vực, nhất là về văn học nghệ thuật. Khang Hi đã cho rằng Càn Long có thể sẽ xứng đáng trở thành hoàng đế kế vị sau Ung Chính. Lúc lên ngôi, Càn Long có mở một số cuộc viễn chinh với kết quả lẫn lộn, ông cũng thu nạp nhiều phi tần, tuần du các nơi, kết nạp lộng thần tham nhũng là Hòa Thân.

Năm 1796, ông nhường ngôi cho con trai thứ 15 là Vĩnh Diễm, lên làm Thái Thượng hoàng, vẫn giữ quyền chính trong cung, sử gọi là Huấn chính (训政), vẫn là vị quân chủ tối cao của Đại Thanh không thay đổi. Đến năm Gia Khánh thứ 4 (1799) thì ông mới qua đời, hưởng thọ 88 tuổi. Ông là một trong 4 vị Đế vương thọ nhất của Trung Hoa, trên 80 tuổi, ông (88 tuổi), ba người kia là Lương Vũ Đế (86 tuổi), Võ Tắc Thiên (82 tuổi) và Tống Cao Tông (81 tuổi).

13.1 Thân thế

Càn Long tên thật là Ái Tân Giác La Hoằng Lịch (爱新觉罗弘曆), sinh vào ngày 13 tháng 8 (tức ngày 25 tháng 9 dương lịch) năm Khang Hy thứ 50 (1711), vào lúc nửa đêm tại Đông thư viện của phủ Ung Thân vương, tên khi còn bé nhỏ là Nguyên Thọ (元寿). Thân phụ của ông là Thanh Thế Tông Ung Chính, khi ấy còn là Ung Thân vương. Còn thân mẫu ông là Nữu Hộ Lộc thị, khi ấy còn là Cách cách trong phủ Ung Thân vương.

Khi Hoằng Lịch chào đời, huynh trưởng của ông là Hoằng Huy (弘暉), Hoằng Phán (弘昐), Hoằng Quân (弘昀) đều sớm tạ thế. Hoằng Thời, anh trai thứ 4 (trên danh nghĩa là thứ 3) của Hoằng Lịch, là người con trai trưởng thành nhất của Ung Thân vương. Hoằng Lịch là con trai thứ 5 (trên danh nghĩa là thứ 4) của Ung Thân vương, thực tế là đứng thứ 2.

Từ nhỏ, Hoằng Lịch tư chất hơn người, học đâu nhớ đó. Năm Khang Hy thứ 60 (1721), Khang Hy nghe nói cháu nội Hoằng Lịch ở Ung Thân vương phủ rất thông minh, bèn cho mời gặp. Sau khi gặp, Khang Hy rất thích Hoằng Lịch, lệnh đưa vào cung học vấn, sau đó còn cho đi theo mình đến Nhiệt Hà sơn trang. Khi đó, Hoằng Lịch mới 10 tuổi.

Khi Khang Hi Đế qua đời (1722), Ung Thân vương đăng cơ, tức [Ung Chính đế]. Con trưởng Hoằng Thời hành vi phóng túng, rất không được Ung Chính yêu thích, mà Hoằng Lịch vào những năm cuối, được Khang Hy sủng ái, nên vô hình chung đã khiến địa vị của Ung Chính trong cuộc tranh đoạt Hoàng vị suôn sẻ hơn. Đây có lẽ là lý do Ung Chính đã ngấm ngầm chọn Hoằng Lịch làm Trữ quân.

Trước khi Hoằng Lịch lên ngôi, tin tức về người kế vị đã được nhiều người biết đến. Hoằng Lịch chính là người được tổ phụ là Khang Hi và phụ hoàng là Ung Chính đánh giá cao. Trên thực tế, Ung Chính đã giao cho Hoằng Lịch nhiều công việc quan trọng từ khi Hoằng Lịch còn là hoàng tử, bao gồm cả những việc triều chính liên quan đến các chiến lược quân sự.

Theo mật chỉ do Ung Chính công bố, ngay từ năm Ung Chính nguyên niên (1723), tháng 8, Ung Chính đã chỉ định Hoàng tứ tử Hoằng Lịch chính thức trở thành Trữ quân. Do vậy, sự giáo dục của Hoằng Lịch từ thời khắc đó trở nên chú trọng hơn, bao gồm các lão thần Trương Đình Ngọc, Từ Nguyên Mộng, Thái Thế Xa,... ngoài ra các Hoàng thân như Doãn Lộc, Doãn Hi cũng đều kèm cặp cưỡi ngựa bắn cung cho Hoằng Lịch, để Hoằng Lịch không quên đi nguồn gốc tổ tiên. Do đó, Hoằng Lịch nhanh chóng trở thành hoàng tử hiểu biết Mãn, Hán, Mông văn.

Năm Ung Chính thứ 2 (1724), gặp ngày kị của Khang Hy, Ung Chính sai Hoằng Lịch thay mình tế Cảnh lăng.

Năm Ung Chính thứ 5 (1727), tháng 7, đại hôn, Hoằng Lịch được Ung Chính ban hôn cho Phú Sát thị, con gái Sáp Cáp Nhĩ tổng quản Lý Vinh Bảo, xuất thân từ dòng họ Sa Tế Phú Sát thị của Tương Hoàng kỳ. Đại hôn cử hành ở Tây Nhị sở trong Tử Cấm Thành (về sau Càn Long Đế đổi tên thành Trọng Hoa cung). Năm thứ 8 (1730), Đích tử của Hoằng Lịch ra đời, Ung Chính đích thân đặt tên Vĩnh Liễn (永琏), còn đặc biệt đem Nhạc Thiện đường toàn tập (乐善堂全集) ban chúc mừng.

Năm Ung Chính thứ 11 (1733), ông được gia phong Bảo Thân vương (寶親王). Cùng năm này, Ung Chính Đế cho phép Hoằng Lịch tham gia nghị định đàn áp Hãn quốc Chuẩn Cát Nhĩ và người Miêu ở Quý Châu. Đây đều là đại chính sự khi đó của Đại Thanh, cho thấy tư cách kế vị của Hoằng Lịch đã rõ ràng hơn bao giờ hết. Ngoài ra, việc tế lăng, tế Khổng, tế Quan Thánh Đế Quân, tế Miếu,... những việc tế tự trọng đại đều do Hoằng Lịch đích thân chủ trì.

Để tránh lặp lại một cuộc tranh giành quyền lực - điều vốn để lại vết nhơ trong con đường đến ngai vàng của mình, Ung Chính Đế đã viết sẵn tên người kế ngôi, đưa vào trong một chiếc hộp niêm phong cẩn thận được đặt phía sau tấm bảng Chính đại quang minh (正大光明) phía trên ngai vàng tại Cung Càn Thanh. Tên người kế vị sẽ được công khai cho các hoàng thân trong cuộc họp mặt của tất cả các quan đại thần, sau khi Hoàng đế mất. Đây chính là hình thức xác nhận ngôi vị Trữ quân mà các hoàng đế Nhà Thanh áp dụng cho đến khi Cách mạng Tân Hợi (1911) nổ ra, chấm dứt triều Thanh.

Vào năm Ung Chính thứ 13 (1735), ngày 23 tháng 8, Ung Chính qua đời. Nội thị lấy chỉ dụ đã được soạn sẵn, công bố trước triều đình. Theo đó, Bảo Thân vương Hoằng Lịch kế thừa Đế vị. Do Hoằng Lịch là được bí mật tuyên chiếu lập vị, ông được mệnh các đại thần phù trợ, bao gồm Trang Thân vương Doãn Lộc, Quả Thân vương Doãn Lễ, Đại học sĩ Ngạc Nhĩ Thái và đại thần Trương Đình Ngọc.

Ngày 3 tháng 9, Hoằng Lịch lên ngôi ở điện Thái Hòa, lấy năm sau là năm đầu niên hiệu Càn Long (乾隆). Ngày 27 tháng 9, di cư Dưỡng Tâm điện.

13.2 Càn Long truyền ngôi cho con trai Lệnh Phi và bí mật kinh hoàng phía sau

Càn Long chọn con trai của Lệnh Phi làm người kế vị không phải là do mối tình sâu đậm của ông dành cho Lệnh Phi hay do vị hoàng tử này có tài có đức.

Trong suốt 130 năm dưới sự trị vì của Khang Hi Đại Đế và Càn Long, giang sơn triều Thanh đã đạt đến đỉnh cao của sự cường thịnh. Có được thành tựu này, ngoài việc người đứng đầu triều đình là nhân tài kiệt xuất, có tài định quốc an bang mà còn là nhờ vào sự chọn lựa sáng suốt người kế vị. Chẳng hạn như Khang Hi chọn Ung Chính và Ung Chính chọn Càn Long, cả hai đều chọn đứa con tài giỏi nhất của mình để kế thừa đại nghiệp.

Đến thời Càn Long, ông có tới 17 người con nhưng cuối cùng lại chọn Gia Khánh – con trai thứ 15 của ông và cũng là con của Lệnh Phi làm người kế vị. Vậy Gia Khánh Hoàng đế là người có tài đức gì mà được Càn Long tin tưởng, chọn làm vị Hoàng đế tiếp theo của Thanh triều?

Gia Khánh Hoàng đế (1760 – 1820) hay còn được biết đến với cái tên Thanh Nhân Tông, nguyên danh là Vĩnh Diễm, con trai thứ 15 của Càn Long Đế với Lệnh Ý Hoàng quý phi. Mặc dù trong sử sách không tìm thấy những ghi chép nói rằng Gia Khánh là một kẻ hoang dâm, tham lam và ngu dốt nhưng ông là một người khá tầm thường, không có tài cán xuất chúng như các vị huynh đệ khác.

Gia Khánh là một người có lối sống giản dị, có lý tưởng cao và luôn mong muốn được thanh trừng những gian thần trong triều đình. Do đó, khi Càn Long qua đời, Gia Khánh đã xử tử Hòa Thân – một đại tham quan trong lịch sử Trung Quốc.

Dưới thời cai trị của mình, Gia Khánh từng thực hiện một cuộc cải cách có quy mô khá lớn, cố gắng khôi phục lại triều Thanh sau một thời gian dài bị lũng đoạn bởi Hòa Thân và chống nạn buôn thuốc phiện ở Trung Hoa. Bên cạnh đó, ông còn thẳng tay đàn áp các cuộc khởi nghĩa của nông dân.

Mặc dù có cố gắng nhưng tài trị quốc kém cỏi khiến thời trị vì của Gia Khánh xảy ra mâu thuẫn xã hội gay gắt, nha phiến lưu nhập Trung Quốc, nạn tham nhũng không những không khởi sắc mà còn nghiêm trọng hơn, triều đình thối nát, khởi nghĩa xảy ra khắp nơi. Đất đai phần lớn tập trung vào tay quan lại và địa chủ. Nông dân trắng tay, chỉ đi làm thuê cuốc mướn và làm nô lệ. Giai đoạn này được sử gọi là Gia Đạo trung suy. Cuối cùng, đế chế cường thịnh Khang – Càn phát triển rực rỡ suốt hơn 100 năm đã tiêu tán dưới tay hoàng đế Gia Khánh.

Trong thời gian tại vị, Gia Khánh nhiều lần bị hành thích bất thành. Năm 1820, Gia Khánh đột ngột băng hà ở tuổi 60 tại sơn trang Thừa Đức. Cái chết của vị Hoàng đế này được sử sách ghi lại một cách rất chung chung, nhưng trong dân gian lại lưu truyền không ít những giai thoại về việc Gia Khánh đế chết vì bị... sét đánh!

Nguyên tắc kế thừa hoàng vị trong thời nhà Thanh thường là "lập đích lập trưởng", tức lập con trai của Hoàng hậu hoặc đứa con trai đầu tiên của Hoàng thượng. Trong khi đó, Gia Khánh lại là con trai thứ 15 của Càn Long, đứng ở vị trí gần cuối và hầu như không có cơ hội để đăng cơ.

Tuy nhiên, ông trời dường như đã cố ý sắp đặt khi để đích tử của Càn Long là Vĩnh Liễn (con trai thứ 2), Vĩnh Tông (con trai thứ 7) và Vĩnh Hoàng, con trai đầu tiên của Càn Long, chết yểu. Mặc dù có tới 17 người con trai nhưng các hoàng tử phần lớn đều chết yểu. Đến khi gần thoái vị, Càn Long chỉ còn lại 5 người con trai nên phạm vi lựa chọn cũng ít đi.

5 người con trai còn lại của Càn Long có thể chọn lựa làm người kế vị là Bát a ca Vĩnh Tuyền, Thập Nhất a ca Vĩnh Tinh, Thập Nhị a ca Vĩnh Cơ, Thập Ngũ a ca Vĩnh Diễm (Gia Khánh Hoàng đế) và Thập Thất a ca Vĩnh Lân. Tuy nhiên, lúc chọn người kế vị, Thập thất a ca lúc đó mới ra đời không lâu nên không thích hợp trở thành trữ quân.

Trong khi đó, Vĩnh Tuyền được đánh giá là một người ham mê tửu sắc, chân lại có tật nên ông không thích hợp ở ngôi Thái tử theo lời của Càn Long Đế. Vĩnh Tinh rất giỏi thư pháp, được liệt vào một trong Tứ đại thư pháp trứ danh thời bấy giờ nhưng tính tình keo kiệt, bủn xỉn, không được Càn Long yêu thích.

Vĩnh Cơ là con trai của Kế Hoàng hậu, là đích tử lại có tài trí, thông minh hơn người, làm việc gì cũng có chính kiến, là người phù hợp nhất để kế vị Càn Long. Tuy nhiên, Kế Hoàng hậu vào những năm cuối đời bị Càn Long Đế ghẻ lạnh, đến chết cũng không được phong thụy hiệu, không có mộ phần riêng nên hoàng tử Vĩnh Cơ ít nhiều cũng bị ảnh hưởng, không được Càn Long coi trọng. Thậm chí, Vĩnh Cơ chỉ có danh xưng Bối lặc, không được phong làm thân vương như các hoàng tử khác.

Bên cạnh đó, Càn Long là một người rất đa nghi và có chủ ý của riêng mình. Càn Long Đế thoái vị sau 60 năm cai trị không phải vì do tuổi già sức yếu, mà chẳng qua là ông không muốn vượt qua thời kỳ cai trị của ông nội Thanh Thánh Tổ Khang Hi Hoàng đế (61 năm trị vì), người Càn Long rất ngưỡng mộ.

Do đó, với bản chất là một người "yêu quyền lực hơn cả sinh mệnh", Càn Long chọn người kế vị nhất định phải là một người tầm thường, tuân thủ mọi mệnh lệnh và ủng hộ quyền lực của ông một cách tuyệt đối. Trong khi đó, Vĩnh Diễm lại là một người có tính cách hướng nội, trầm lặng, thật thà, coi trọng nhân hiếu nên luôn nghe theo và phục tùng Càn Long vô điều kiện.

Với tính cách này, Càn Long có thể dễ dàng điều khiển và thao túng mọi việc quốc gia đại sự khi tân hoàng đế lên ngôi. Do đó, Vĩnh Diễm đã "lọt vào mắt xanh" của Càn Long khi chọn người kế vị.

Vào năm 1796, Vĩnh Diễm lên ngôi hoàng đế, lấy niên hiệu Gia Khánh và Càn Long lui về làm Thái Thượng hoàng. Mặc dù nắm quyền trong tay nhưng Gia Khánh vẫn chỉ là một hoàng đế bù nhìn, chỉ có danh mà không có thực trong vòng 3 năm. Bởi, Càn Long Thái Thượng hoàng lúc đó vẫn là người ra quyết định chính, phàm là công văn quan trọng, tuyển bổ quan lại đại thần, Gia Khánh Đế phê duyệt xong đều phải đưa cho Thái Thượng hoàng xem xét, sau khi Thượng hoàng đồng ý mới quyết định. Vì thế, trong giai đoạn này, triều Thanh tồn tại cùng lúc "hai vị hoàng đế" và được sử gọi là biện pháp "Huấn chính".

Tới năm 1799, khi Càn Long qua đời, Gia Khánh Đế mới làm lễ lên ngôi, chính thức nắm quyền cai trị đất nước. Tuy nhiên, khi ấy Gia Khánh Đế đã 40 tuổi.

Chốt lại rằng Càn Long chọn Gia Khánh, con trai của Lệnh Phi, làm người kế thừa đại nghiệp không phải vì Gia Khánh là một người có tài hay do tình cảm mặn nồng của ông dành cho Lệnh Phi như trong bộ phim Diên Hi công lược nổi đình nổi đám gần đây, mà chẳng qua là do Càn Long muốn thỏa mãn quyền lực tối cao mà thôi.

13.3 Mối tình đồng tính ít người biết của hoàng đế Càn Long, danh tính "sủng nam" thật sự gây bất ngờ

Vị vua đào hoa nhất lịch sử Trung Hoa được vây quanh bởi vô vàn cung tần mỹ nữ này lại có quan hệ đặc biệt với một nam nhân trong triều.

Càn Long là vị vau nổi tiếng nhất thời Mãn Thanh - triều đại cuối cùng của Trung Hoa.

Trong hơn 60 năm trị vì đất nước, xung quanh Càn Long là vô vàn cung tần mỹ nữ hầu hạ. Tuy nhiên, ít người biết rằng, vị hoàng đế nổi tiếng bậc nhất Trung Hoa cũng vướng phải tin đồn về tình yêu đồng tính.

Câu chuyện bắt đầu từ thời Ung Chính hoàng đế (cha của Càn Long). Khi đó, Ung Chính có một phi tử dung mạo kiểu diễm. Năm 15 tuổi, Càn Long được ở bên cảnh phi tử này. Khi nhìn thấy mỹ nhân chải đầu, Càn Long không cầm được lòng bèn bịt mắt nàng từ phía sau để trêu đùa. Do không biết đó là thái tử, nàng vô tình vung lược ra sau, đập trúng mặt Càn Long. Khi thái hậu thấy vết đỏ trên mặt thái tử liền nghi ngờ phi tử có ý đồ xấu nên ban chết.

Thấy vậy, Càn Long rơi nước mắt, lấy một ngón tay nhuộm đỏ bôi vào cổ phi tử và nói "Là do ta hại chết nàng, nếu như linh hồn nàng linh thiêng, hai mươi năm sau chúng ta sẽ gặp lại nhau".

Sau khi trở thành vua trị vì nhà Thanh, Càn Long vô tình bắt gặp Hòa Thân, trên cổ cũng có một vết bớt đỏ giống với dấu vết mà hoàng đế đã để lại trên thi thể vị phi tần nọ. Do đó, Càn Long cho rằng, đây chính là người mà vị phi tử chọn để đầu thai vào kiếp sau.

Một số tài liệu ghi chép lại cho thấy Hòa Thân là người có dung mạo rất đẹp với nước da trắng, môi đỏ, khuôn mặc sắc nét, quyết rũ, cử chỉ trang nhã chẳng khác gì nữ nhân. Hòa Thân gặp nhà vua năm 20 tuổi. Sử sách Trung Hoa có ghi lại rằng, chàng thanh niên khi ấy còn diễm lệ hơn cả phi tần của Càn Long.

Ngoài sở hữu dung mạo mỹ miều, Hòa Thần còn tinh thông 4 loại văn tự là: Mãn, Hán, Mông Cổ, Tây Tạng và có biệt tài trong việc quản lý tài chính nên ngày càng được Càn Long sủng hạnh. Không những thế, ông còn là một hính trị gia, một nhà ngoại giao, một nhà kinh tế, một nhà thơ, một người am hiểu nghệ thuật.

Một số sách sử ghi rằng, một ngày nếu không thể gặp Hòa Thân, Càn Long sẽ không chịu được. Do đó, vị đại thần này phải luôn ở bên cạnh ngày đêm hầu hạ cho nhà vua.

Càn Long hết mực yêu thương Hòa Thân, thậm chí còn gả đệ nhất công chúa mà ông nhất mực yêu thương cho con trai Hòa Thân và phong hiệu "Phong Thân Ân Đức".

Nhận được sự sủng ái của nhà vua, Hòa Thân từ một người khiêng kiệu đã trở thành vị đại thần được vạn người kính nể. Trong hơn 20 năm, Hòa Thân được thăng chức 47 lần. Sử sách còn ghi lại rằng, Hòa Thân sở hữu quyền thế "khuynh đảo thiên hạ".

Tuy sau này, trải qua biến cố, Hòa Thân bị xử chết tại pháp trường nhưng tình cảm của ông dành cho Càn Long vẫn không đổi. Dân gian truyền rằng, trước khi chết Hòa Thân chỉ nghĩ đến hoàng đế, thậm chí còn sáng tác một bài thơ ngay trước khi nhận án tử với nội dung nếu còn có kiếp sau, Hòa Thân nguyện được làm thần tử tiếp tục hầu hạ Càn Long.

Không ai có thể khẳng định được Hòa Thân có phải là "sủng nam" được Càn Long sủng ái, nuông chiều cả một đời hay không. Có lời đồn rằng tổng cộng gia sản của Hòa Thân ước lượng vào khoảng 1.100 triệu lạng bạc. Thậm chí, có người tin rằng, số bạc tương đương số tiền mà quốc khố nhà Thanh phải mất 15 năm mới thu được. Tuy nhiên, thực hư về câu chuyện lịch sử cho đến nay vẫn là một bí ẩn chưa có lời giải đáp.

13.4 Qua đời

Vào tháng 10 năm 1795, Càn Long chính thức thông báo rằng vào mùa xuân năm sau, ông sẽ tự nguyện thoái vị ngai vàng và chuyển ngai vàng cho con trai mình. Người ta nói rằng Càn Long đã thực hiện một lời hứa trong năm của ông còn tại vị là sẽ không ở ngôi lâu hơn ông nội của ông, Hoàng đế Khang Hi, người đã ở trên ngai vàng đến 61 năm.

Hoàng đế Càn Long đã chính thức thoái vị ở tuổi 85, vào năm thứ 60 ở triều đại của ông, trao lại ngôi vua cho con trai thứ 15 của ông là Vĩnh Diễm, tức vua Gia Khánh, vào năm 1795. Trong bốn năm tiếp theo, ông giữ danh hiệu "Thái Thượng hoàng" (太上皇), mặc dù trên thực tế ông tiếp tục nắm giữ quyền lực và Gia Khánh chỉ có vai trò biểu tượng. Ông không bao giờ chuyển đến các phòng hưu trí của mình trong khu vườn Càn Long. Ông mất vào tháng 2 năm 1799 ở tuổi 87.

*Nhân vật này còn có nhiều khía cạnh góc khuất khác, tôi không tiện khai thác vì e sợ đọc giả khi xem sẽ có cảm giác tôi đem nhân vật ra làm trò hề nên xin phép nhân vật này tôi chỉ khai thác bấy nhiêu thôi* 

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top

Tags: #lichsu