Hồi 11: Minh Thái Tổ - Chu Nguyên Chương
Minh Thái Tổ (chữ Hán: 明太祖, 21 tháng 10, 1327 – 24 tháng 6, 1398), tên thật là Chu Nguyên Chương (朱元璋), còn gọi là Hồng Vũ Đế (洪武帝), Hồng Vũ Quân (洪武君), hay Chu Hồng Vũ (朱洪武), thuở nhỏ tên là Trùng Bát (重八), về sau đổi tên thành Hưng Tông (興宗), tên chữ là Quốc Thụy (國瑞). Ông là vị hoàng đế khai quốc của vương triều Nhà Minh trong lịch sử Trung Quốc, cai trị từ năm 1368 đến 1398. Các sử gia gọi thời kỳ cai trị của ông là Hồng Vũ chi trị (洪武之治). Ông được xem như là một trong các hoàng đế vĩ đại nhất của Trung Quốc nhờ các công trạng to lớn của mình với đất nước.
Vào giữa thế kỷ XIV, cùng với nạn đói, bệnh dịch và các cuộc khởi nghĩa nông dân diễn ra khắp nơi, Chu Nguyên Chương trở thành nhà lãnh đạo của một lực lượng đã chinh phục Trung Hoa và chấm dứt Nhà Nguyên, buộc người Mông Cổ phải rút vào thảo nguyên Trung Á. Với việc chiếm được Đại Đô của Nhà Nguyên, ông tuyên bố thiên mệnh thuộc về mình và lập ra Nhà Minh vào năm 1368. Chỉ tin vào gia đình, ông phân phong đất đai cho các con trai thành các phiên quốc trấn thủ các vùng đầm lầy phía bắc và thung lũng sông Dương Tử. Đích trưởng tử, thái tử Chu Tiêu và đích trưởng tôn Chu Hùng Anh của ông chết sớm, những việc này đã khiến ông chọn đích tôn Chu Doãn Văn làm người kế vị cùng với việc ban bố Hoàng Minh Tổ Huấn. Nhưng những việc này đều thất bại, khi Chu Doãn Văn quyết định ra tay với các người chú đã dẫn đến cuộc nổi loạn thành công của Yên Vương Chu Đệ.
Chu Nguyên Chương đặt niên hiệu là Hồng Vũ (洪武). Khi qua đời, ông được truy tôn miếu hiệu là Thái Tổ (太祖) và thụy hiệu là Cao Hoàng đế (高皇帝). Tiểu sử của ông được ghi tại Minh sử, quyển 1-3, Thái Tổ bản kỷ. Ông được an táng ở Hiếu lăng, Nam Kinh.
11.1 Tiểu sử
Nguyên quán của Chu Nguyên Chương ở Tứ Châu (nay là huyện Hu Dị, tỉnh Giang Tô), sau dời về huyện Chung Ly, Hào Châu tức Phụng Dương. Cả gia đình ông trôi nổi nhiều nơi do sinh kế thúc bách. Cha mẹ ông có tám người con, nhưng hai người đã chết yểu, còn lại sáu người, bốn trai hai gái. Chu Nguyên Chương là con út, thuở nhỏ gọi là Trùng Bát, ngay cả tên họ chính thức cũng không có, mãi đến sau khi gia nhập nghĩa quân Quách Tử Hưng, mới lấy tên là Chu Nguyên Chương, tên chữ là Quốc Thụy.
Ông xuất thân từ tầng lớp tá điền nghèo khổ, từng giữ dê chăn bò cho địa chủ. Đời Nguyên năm Chí Chính thứ 4 (1344), vùng đất Hoài Bắc phát sinh hạn hán và châu chấu tàn hại cùng với dịch bệnh nên cha mẹ, các anh đều nối tiếp nhau chết cả. Chu Nguyên Chương không biết lấy gì để sống, tới chùa Hoàng Giác làm thầy tu, từng khất thực ba năm tới phía tây của tỉnh An Huy, phía đông tỉnh Hà Nam, trải qua gian khổ tôi luyện.
Chu Nguyên Chương là người có tính quật cường, từ nhỏ chí khí đã chẳng tầm thường. Do sức ép của cuộc sống nên ông phải xuất gia đi tu, nhưng không muốn làm nhà sư nhỏ bé, vào chùa mới được 15 ngày thì đã làm nhà sư chu du khắp chốn. Trong lúc bôn ba bốn phương, ông đã bí mật tiếp xúc với Bạch Liên giáo đương thời[3], hiểu được tình thế trong thiên hạ, lòng người muốn đổi thay, khí vận triều Nguyên sắp hết. Năm Chí Chính thứ 12 (1352), Chu Nguyên Chương tham gia Hồng Cân quân (quân khăn đỏ) của Quách Tử Hưng, được Tử Hưng tin cậy, nhậm chức Tả phó Nguyên soái nghĩa quân. Năm Chí Chính thứ 16 (1356), Chu Nguyên Chương đánh chiếm Tập Khánh (Nam Kinh ngày nay), được Tiểu Minh vương Hàn Lâm Nhi tiến phong làm Ngô Quốc công. Ông lấy Ứng Thiên (Nam Kinh) làm trung tâm, phát triển rất nhanh. Từ năm 1363 đến 1367, lần lượt tiêu diệt tập đoàn Trần Hữu Lượng ở trung lưu Trường Giang và Trương Sĩ Thành ở hạ lưu Trường Giang, bao gồm cả hai bờ nam bắc.
Cuối 1367, ông xuất quân Bắc phạt. Chu Nguyên Chương phong Từ Đạt làm đại tướng quân, Thường Ngộ Xuân làm phó tướng dẫn 25 vạn đại quân bắc phạt, đã nhanh chóng chiếm được Sơn Đông. Tháng giêng năm 1368, Chu Nguyên Chương xưng đế, đặt quốc hiệu là Minh, trở thành vua Minh Thái Tổ. Cùng năm đó, công phá Đại đô (Bắc Kinh), lật đổ ách thống trị của Nhà Nguyên, từng bước thực hiện thống nhất đất nước. Năm Hồng Vũ thứ 31 (1398), Minh Thái Tổ bệnh mất, hưởng thọ 70 tuổi, ở ngôi 31 năm, chôn tại Hiếu lăng ở phía nam chân núi Chung Sơn thành phố Nam Kinh.
11.2 Chu Nguyên Chương: Từ Hoàng đế xuất thân ăn mày tới bạo quân tàn độc
Mặc dù là một vị vua có nhiều công trạng, khai quốc triều Minh nhưng Chu Nguyên Chương khét tiếng là một ông vua tàn bạo, đối xử tàn nhẫn với các phi tần và vợ của bề tôi.
Chu Nguyên Chương được coi là một trong những vị Hoàng đế có xuất thân khiêm nhường nhất trong lịch sử Trung Hoa. Ông sinh ra trong một gia đình bần nông ở Tứ Châu (nay là huyện Hu Dị, tỉnh Giang Tô). Do kế sinh nhai thúc bách nên cả gia đình ông phải trôi nổi nhiều nơi. Bố mẹ ông có 8 người con nhưng 2 người không may chết yểu, còn 4 nam 2 nữ. Chu Nguyên Chương là con út, thuở nhỏ gọi là Trùng Bát, ngay cả tên họ chính thức cũng không có.
Năm 16 tuổi, Chu Nguyên Chương đi chăn súc thuê nhưng không lâu sau đã bị chủ đuổi vì dám lén thui một con gia súc trong đàn để ăn. Cũng cùng năm đó, một bệnh dịch đã cướp đi sinh mạng của cha mẹ và anh chị của ông, khiến ông phải tá túc làm sư trong một ngôi chùa. Tuy nhiên, do chùa cũng không thể nuôi hết các sư nên ông phải rời chùa, đi ăn mày kiếm miếng cơm lót dạ trong vòng 3 năm. Sau đó, ông lại trở về chùa làm sư trong 3 năm nữa và trong thời gian này ông mới bắt đầu học đọc và viết.
Năm 1352, khi khí vận triều Nguyên sắp tận, Chu Nguyên Chương gia nhập Hồng Cân quân (quân khăn đỏ) của Quách Tử Hưng, được Tử Hưng tin cậy, nhậm chức Tả phó Nguyên soái nghĩa quân. Sau đó, từ một kẻ vô danh tiểu tốt, Chu Nguyên Chương đã trở thành người đứng đầu quân doanh, xuất quân Bắc phạt.
Tháng giêng năm 1368, Chu Nguyên Chương xưng đế, khai quốc vương triều nhà Minh. Cùng năm đó, ông công phá Đại Đô (Bắc Kinh), lật đổ ách thống trị của nhà Nguyên, từng bước thực hiện thống nhất đất nước. Năm 1398, Minh Thái Tổ bệnh mất, hưởng thọ 70 tuổi.
Bạo quân đối xử tàn độc với phi tần cung nữ
Những công lao của Chu Nguyên Chương đối với lịch sử và xã tắc thời bấy giờ là không thể phủ nhận được, nhưng nếu lấy tố chất đạo đức ra để bàn thì ông thực sự là một.... vị vua hạ đẳng. Cho tới ngày nay, bên cạnh những công trạng của ông, sử sách Trung Quốc vẫn còn lưu lại những ghi chép cho thấy Chu Nguyên Chương là một ông vua tàn bạo, máu lạnh, giết người không ghê tay kể cả với những người từng đầu ấp tay gối với mình.
Theo các sử liệu ghi lại, Chu Nguyên Chương và Mã Hoàng hậu có tình cảm rất sâu đậm, cả hai đều dành cho nhau sự tôn trọng. Tuy nhiên, vị Hoàng đế khai sáng nhà Minh này vẫn có tam cung lục viện với 42 phi tần, chưa kể đến các Quý nhân, Chiêu nghi, Tiệp dư khác. Mặc dù vậy, chỉ có 2 trong số 42 phi tần của Chu Nguyên Chương được an táng tử tế, số còn lại bị bức tới chết rồi tùy táng (chôn theo Hoàng đế).
Trong thời phong kiến ngày xưa, tính mạng của người phụ nữ thật rẻ rúng và trong mắt Chu Nguyên Chương điều đó còn được thấy rõ nét hơn. Ông ta cho rằng đàn bà bị đàn ông chà đạp là lẽ thường tình và chính vì lẽ đó mà ông đối xử rất tàn nhẫn với phụ nữ.
Một khi Chu Nguyên Chương nghi ngờ vị phi tần nào không chung thủy dù chẳng có bất kỳ chứng cứ, bằng chứng nào, thì vị phi tần đó sẽ có kết cục vô cùng thảm khốc. Theo quy định của Chu Nguyên Chương đề ra, những phi tần một lòng hai dạ sẽ bị dùng hình phạt thiết quần (một cái váy bằng sắt hay đai trinh tiết thời xưa). Để thực hiện hình phạt này, các phi tần được coi là bất trung sẽ phải mặc một cái váy bằng sắt rồi nung cháy đỏ trên lửa, khiến da thịt phạm nhân bị nướng chín, đau đớn đến chết
Không chỉ vậy, ngay cả những người có thai với Chu Nguyên Chương nhưng nếu không sinh đủ ngày đủ tháng cũng bị ông kết tội tư thông với kẻ khác và ban chết. Năm Hồng Vũ 14 (1381), người ta phát hiện trên con sông chạy ngang qua hậu cung Minh Triều có một thi thể trẻ con. Sau khi nghe tin này, Chu Nguyên Chương nổi giận lôi đình, nhất quyết cho rằng một phi tần nào đó đã vụng trộm sau lưng ông.
Suy đi tính lại vài ngày, Chu Nguyên Chương một mực cho rằng Hồ Xung Phi chính là "tác giả" của thi thể trẻ con trôi trên sông nên đã sai người giết bà. Tuy nhiên, điều đáng buồn cười là khi đó vị phi tần này đã ngoài 50 tuổi, về cơ bản rất khó có con.
Ghê gớm cả với vợ của bề tôi
Không chỉ đối xử tàn ác với những người phụ nữ của mình, vị vua họ Chu cũng xử tệ với cả những người không thuộc về mình. Theo sử sách ghi lại, vào một năm Chu Nguyên Chương đích thân cầm quân ra trận, trong dòng tộc có một người cháu trai muốn lấy lòng vua nên liền dâng tặng cho ông một mỹ nữ.
Lúc này, Chu Nguyên Chương nói rằng thiên hạ còn chưa bình định, không nên gần đàn bà. Bởi theo quan điểm thời xưa, nếu trong doanh trại có đàn bà hay quan hệ với đàn bà trước khi xuất chinh thì trận chiến đó chắc chắn sẽ đại bại.
Thông thường, nếu không có nhu cầu, Chu Nguyên Chương có thể trả lại hoặc để cô gái kia đi nhưng ông ta không "nỡ lòng" xử đơn giản như vậy. Khi đó, Chu Nguyên Chương đã sai người đưa mỹ nữ đi xử tử.
Dưới trướng Chu Nguyên Chương có một vị tướng tên là Thường Ngộ Xuân, không có con trai nối dõi. Như một cách ban thưởng cho người có công, Chu nguyên Chương đã tặng cho bề tôi vài cung nữ. Vợ của vị công thần ghen tức nên tìm cách đưa người trả về cung. Biết chuyện, Chu Nguyên Chương đã khiến bà chết không toàn thây.
Vợ của danh tướng Từ Đạt cũng có kết cục bi thảm không kém. Trong một lần nói chuyện với Mã Hoàng hậu, vì lỡ oán than, khen Hoàng hậu sung sướng hơn mình, người phụ nữ đó cũng mất mạng vì bị vua cho rằng "có dã tâm".
11.3 Qua đời
Vào ngày 24 tháng 6 dương lịch năm Hồng Vũ thứ 31 (1398), Minh Thái Tổ băng hà ở Nam Kinh, hưởng thọ 71 tuổi. Sau khi ông chết, các ngự y của ông đã bị lưu đày. Khi hai hoàng đế Hoằng Trị và Gia Tĩnh băng hà thì ngự y của họ đều bị xử tử. Ông được táng ở Hiếu lăng, miếu hiệu là Thái Tổ, thụy là Cao hoàng đế. Vì con trai trưởng của ông là thái tử Chu Tiêu mất sớm, Thái Tổ bỏ qua những người con trai đã trưởng thành của mình mà lập đứa cháu nội Chu Doãn Văn làm Hoàng thái tôn để lên kế vị, tức là vua Minh Huệ Đế. Thái Tổ trong tổ huấn đã viết rằng không phải con trai trưởng thì không được kế vị, đây là một trong những nguyên nhân chủ yếu gây nên sự yếu kém ở các quân chủ nhà Minh đời sau.
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top