Hồi 1: Tần Thuỷ Hoàng
Tần Thủy Hoàng (: 秦始皇) (18 tháng 2 năm 259 TCN – 10 tháng 9 năm 210 TCN), tên huý là Chính (政), (嬴), (趙), là vị vua thứ 36 của , đồng thời là đầu tiên thống nhất Trung Hoa sau khi tiêu diệt sáu nước , chấm dứt thời kỳ vào năm 221 TCN.Ông lên ngôi vua của nước Tần vào năm 13 tuổi, và trở thành hoàng đế vào năm 38 tuổi. Thay vì tiếp tục xưng vương như các vị vua thời và , để đánh dấu mốc cho việc thống nhất Trung Hoa, ông tự tạo ra một danh hiệu mới là "Hoàng Đế" (皇帝) và tự gọi mình là Thủy Hoàng Đế (始皇帝).
Tần Thủy Hoàng là người đã đánh dấu sự khởi đầu Trung Hoa đế quốc mà chỉ kết thúc với sự sụp đổ của vào năm 1912. Sau khi thống nhất Trung Hoa, ông và đã thông qua một loạt các cải cách lớn về kinh tế và chính trị, bao gồm thiết lập hệ thống quan lại nắm quyền ở địa phương do triều đình chỉ định thay vì phân chia ban tước cho các quý tộc như trước kia, cho phép nông dân sở hữu đất, thống nhất hệ thống đo lường, tiền tệ, đi lại, đồng thời xây dựng hệ thống luật pháp chặt chẽ. Ông đã tiến hành nhiều đại dự án, bao gồm việc xây dựng trường thành ở phương bắc, đặt nền móng cho , , , được bảo vệ bởi , với cái giá của rất nhiều mạng người.
Để dập tắt những ý kiến trái chiều và áp đặt tư tưởng theo trường phái , ông đã cho .
Ông trị vì 37 năm, trong đó xưng vương 25 năm, xưng đế 12 năm, qua đời vì bệnh vào năm 210 TCN ở tuổi 49.
1.1 Tên gọi
Phần lớn các nguồn tham khảo hiện đại của Trung Quốc lấy Doanh Chính là tên cá nhân của Tần Thủy Hoàng, với Doanh là họ và Chính là tên. Tuy nhiên, thời Trung Quốc cổ đại có cách đặt tên khác với thời hiện đại, trong trường hợp của ông, Triệu có thể được sử dụng làm họ. Theo , ông được giới thiệu với tên là Chính và họ là Triệu. Tuy nhiên, vì họ trong thời Trung Quốc hiện đại lấy theo họ của tổ tiên, Doanh Chính là tên được đa số mọi người đồng thuận sử dụng khi nói về tên riêng của ông, vì ông thuộc dòng họ nhà Doanh.
Những người cai trị của Tần đã tự phong mình là vua từ thời vào năm 325 TCN. Khi lên ngôi, Chính được gọi là Tần Vương hay Tần vương Chính. Danh hiệu này làm cho ông đứng ngang hàng về mặt danh nghĩa với những người cai trị của và .
Trong thời gian trước thời nhà Chu và sau đó, các nhà cai trị các quốc gia độc lập của Trung Quốc theo quy ước đều xưng "vương" (王). Sau khi đánh bại vị vua chư hầu cuối cùng của Chiến Quốc vào năm 221 TCN, vua Doanh Chính của Tần đã trở thành người cai trị trên thực tế của toàn Trung Hoa. Để ăn mừng thành tích này và củng cố cơ sở quyền lực của mình, Doanh Chính đề nghị các bầy tôi bàn về danh hiệu cho mình. Sau khi bàn bạc, các bày tôi tâu lên Tần vương Chính:
"
Ngũ Đế ngày xưa đất chỉ vuông ngàn dặm, ngoài ra là đất đai của chư hầu và của man di, họ vào chầu hay không thiên tử cũng không cai quản được. Nay bệ hạ giấy nghĩa binh, giết bọn tàn ác và nghịch tặc, bình định được thiên hạ, bốn biển thành quận và huyện, pháp luật và mệnh lệnh đều thống nhất ở một nơi, từ thượng cổ đến nay chưa hề có, Ngũ đế đều không bằng. Bọn thần sau khi bàn bạc kỹ lưỡng với các bậc sĩ thấy rằng: Ngày xưa có Thiên Hoàng, Địa Hoàng, Thái Hoàng, nhưng Thái Hoàng là cao quý nhất. Bọn thần liều chết xin dâng tôn hiệu của nhà vua là Thái Hoàng, mệnh ban ra gọi là "chế", lệnh ban ra gọi là "chiếu", thiên tử tự xưng gọi là "trẫm"."
Tuy vậy, Doanh Chính quyết định không lấy chữ "Thái", mà lấy chữ "Hoàng" (皇) và chữ "Đế" (帝) theo thần thoại (三皇五帝), tạo ra một danh hiệu mới là . Ông tự xưng là Tần Thủy Hoàng Đế (秦始皇帝), thường được rút ngắn là Tần Thủy Hoàng (秦始皇), thay thế cho tên gọi Tần Vương (秦王). Những lời tâu khác thì ông đều làm theo, từ đó mệnh ban ra gọi là chế, lệnh ban ra gọi là chiếu, thiên tử tự xưng gọi là trẫm. Ông truy tôn vua cha là .
" Trẫm nghe nói thời Thái Cổ có hiệu nhưng không có hiệu bụt. Thời Trung Cổ có hiệu và sau khi chết người ta căn cứ vào việc làm của nhà vua mà đặt hiệu bụt. Làm như thế tức là con bàn bạc về cha, tôi bàn luận về vua, thật là vô nghĩa. Trẫm không chấp nhận điều ấy. Từ nay trở đi, bỏ phép đặt hiệu bụt. Trẫm là Thủy Hoàng Đế, các đời sau cứ theo số mà tính: Nhị Thế, Tam Thế đến Vạn Thế truyền mãi mãi. "
— Tần Thủy Hoàng
Ý nghĩa của tên hiệu "Tần Thủy Hoàng Đế":
· Chữ Thủy (始) có nghĩa là đầu tiên. Người thừa kế sau đó sẽ được gọi tiếp là "Nhị Thế", "Tam Thế" và như vậy cho đến muôn đời.
· Chữ Hoàng Đế (皇帝) được lấy từ thần thoại (三皇五帝), nơi chữ này được trích ra. Bằng cách thêm vào một tiêu đề như vậy, Tần Thủy Hoàng hy vọng sẽ có sự thiêng liêng và uy tín của (皇帝) trước kia.
· Ngoài ra, chữ "Hoàng" (皇) có nghĩa là "sáng" hay "lộng lẫy" và "thường xuyên nhất được sử dụng như là một chữ chỉ thiên đường"
1.2 Thân thế
Tần Thủy Hoàng tên thật là Doanh Chính, là con trai của Doanh Dị Nhân (còn có tên khác là Doanh Tử Sở), tức Tần Trang Tương vương. Mẹ của Doanh Chính là Triệu Cơ, mỹ nữ nước Triệu, đàn hay múa giỏi, vốn là người thiếp của Lã Bất Vi, một thương nhân giàu có. Doanh Chính sinh năm 259 TCN ở kinh đô Hàm Đan của nước Triệu (趙). Sử ký Tư Mã Thiên ghi chép về song thân và nơi sinh của Doanh Chính, nhưng cũng chép giả thuyết Doanh Chính là con đẻ của Lã Bất Vi.
Năm 265 TCN, vua Tần là Chiêu Tương vương lập con trai thứ là An Quốc quân Doanh Trụ làm Thái tử. Dị Nhân là con trai giữa của Thái tử với người vợ thứ là Hạ Cơ. Hạ Cơ không được An Quốc quân yêu mến, nên Dị Nhân phải đi làm con tin của Tần ở nước Triệu để đảm bảo hai nước không động binh đao. Tần nhiều lần đánh Triệu, chôn sống bốn mươi vạn quân Triệu ở trận Trường Bình, nên nước Triệu bạc đãi Dị Nhân. Đại phú thương Lã Bất Vi ở Triệu thấy vậy đã kết giao và chu cấp cho Dị Nhân, mưu giúp Dị Nhân làm thái tử nước Tần để mình có thể nhờ Dị Nhân được thành danh. Đồng thời, Lã Bất Vi đã dâng Triệu Cơ cho Dị Nhân, lại giúp Dị Nhân về Tần làm Thái tử rồi đưa ông lên ngôi vua.
Giả thuyết cho rằng Doanh Chính không phải là con ruột của Dị Nhân, mà là con ruột của Lã Bất Vi, được tin tưởng rộng rãi trong suốt lịch sử Trung Quốc, đã góp thêm cái nhìn tiêu cực về Tần Thủy Hoàng. Giả thuyết này cho rằng, khi Triệu Cơ được dâng cho Dị Nhân, bà đã có bầu với Lã Bất Vi. Tuy nhiên, nhiều học giả nghi ngờ về giả thuyết này, do dựa vào thời gian mang thai của Triệu Cơ. Như Vương Tiễn cầm quân đánh dẹp Phàn Ô Kỳ đã nói: "Thái hậu có mang mười tháng mới sinh, vậy nay tức là con tiên vương đẻ ra..." Ngay trong thời đó, những người theo thuyết gán Lã Bất Vi là cha ruột của Doanh Chính cũng không thể lý giải một cách khoa học vì sao Triệu Cơ lại mang thai Doanh Chính tới 12 tháng mà lập luận theo cách "thiên mệnh" rằng: "Có thể tại lòng trời muốn sinh ra một vị chân mạng thiên tử nên mới để người mẹ hoài thai lâu như vậy..."
Các nhà sử học lý giải rằng: Thực tế, Doanh Chính vẫn chỉ nằm trong bụng mẹ 10 tháng như những đứa trẻ khác kể từ khi Triệu Cơ về với Dị Nhân. Do cộng thêm thời gian Triệu Cơ ở với Bất Vi, thời gian mới là 12 tháng. Ngoài ra, giả thuyết này cũng được cho là sản phẩm của sĩ phu các nước chư hầu Sơn Đông bị Tần Thủy Hoàng tiêu diệt. Họ căm giận Tần đã đoạt nước của mình, nên nhân việc mẹ vua Tần từng là thiếp của Bất Vi đã đặt ra chuyện này nhằm hạ thấp Tần.
Các giáo sư John Knoblock và Jeffrey Riegel khi biên dịch Lã thị Xuân Thu bình rằng chuyện Doanh Chính con của Lã Bất Vi "rõ ràng là sai, nhằm mục đích phỉ báng Bất Vi và xúc phạm Thuỷ Hoàng đế". Việc cho rằng Lã Bất Vi - một thương nhân - là cha đẻ của Tần Thủy Hoàng là một sự phỉ báng sâu sắc, vì xã hội Nho giáo sau này coi thương nhân là tầng lớp thấp nhất trong xã hội.
1.3 Bị ám sát lần thứ nhất
Sau khi sự việc làm phản của Lao Ái kết thúc, Tần vương Chính tiếp tục cho quân đội của mình đi đánh chiếm các nước khác. yếu thế, thường bị binh lính sách nhiểu, không thể chống chọi với Tần. Vì vậy, Thái tử Đan mưu dùng hành thích Tần vương Chính vào năm 227 TCN. Đi theo Kinh Kha có . Họ giả vờ tặng cho Doanh Chính bản đồ của Đốc Cương và cái đầu của Phàn Ô Kỳ, kẻ làm phản Doanh Chính và ủng hộ Thành Kiệu đã chạy sang nước Yên vài năm trước.
Mang theo một thanh chuỷ thủ tẩm thuốc độc giấu trong tờ bản đồ, Kinh Kha và Tần Vũ Dương vào trong triều đình nước Tần. Tần Vũ Dương mang tờ bản đồ còn Kinh Kha mang theo đầu của Phàn Ô Kỳ. Tần Vũ Dương hoảng sợ biến sắc mặt do run lên vì sợ hãi. Kinh Kha giải thích rằng cộng sự của ông "chưa bao giờ giáp mặt Thiên tử" và lấy bản đồ trong tay Tần Vũ Dương dâng nộp vua Tần. Khi mở bản đồ Kinh Kha rút thanh chủy thủ đâm Doanh Chính. Nhà vua liền lùi lại và rút thanh kiếm sau lưng để bảo vệ mình. Vào thời điểm đó, các quan đều không được phép mang vũ khí. Kinh Kha đuổi theo, cố gắng để đâm nhà vua nhưng lại trượt. Doanh Chính lại rút kiếm của mình và chém vào đùi Kinh Kha. Kinh Kha liền ném con dao găm nhưng lại tiếp tục nhắm trượt. Chịu tám vết thương từ kiếm của nhà vua, Kinh Kha biết rằng đại sự đã hỏng. Cả Kinh Kha và Tần Vũ Dương đều bị giết. 5 năm sau, Yên bị Tần tiêu diệt.
1.4 Bị ám sát lần thứ hai
Cao Tiệm Ly là bạn thân của Kinh Kha, muốn báo thù cho cái chết của bạn mình. Tiệm Ly vốn giỏi gảy đàn trúc. Một ngày kia ông được triệu đếu chơi nhạc cho Tần vương Chính. Trong cung có người có biết ông, liền nói: "Đây là Cao Tiệm Ly". Tần vương Chính tiếc tài nghệ, không giết Tiệm Ly mà móc mắt, nhưng vẫn cho phép Cao Tiệm Ly chơi đàn cho mình. Tần vương Chính say mê tiếng đàn, mỗi ngày lại cho phép xích lại gần hơn. Cao Tiệm Ly lén đổ chì vào bầu đàn rồi nhân dịp Doanh Chính ngồi cạnh mà đánh nhưng vì mắt đã bị mù nên đánh không trúng. Cao Tiệm Ly sau đó bị xử tử.
1.5 Thống nhất Trung Hoa
Đến thời Chiến quốc, sau quá trình thôn tính lẫn nhau, ở Trung Nguyên còn lại bảy nước lớn, gọi là Chiến Quốc Thất hùng, cùng một số nước nhỏ và nhà Đông Chu còn tồn tại thoi thóp. Trong số bảy nước lớn đó, nước Tần nhờ thi hành tân pháp của Thương Ưởng mà trở nên giàu mạnh, dần dần vượt trội sáu nước còn lại.
Nước Tần dần mở rộng lãnh thổ của mình về phía đông, tấn công các nước Hàn, Triệu, Ngụy, Sở, Yên. Các nước chư hầu luôn bị đẩy vào thế chống đỡ, nhiều lần tổ chức liên minh hợp tung chống Tần nhưng chỉ đạt được một số thắng lợi tạm thời, không ngăn cản được quân Tần đông tiến. Tần vương tiếp tục duy trì chính sách "thân xa đánh gần", giao hảo với nước Tề, uy hiếp lấn chiếm các nước còn lại. Nước Tề vì giao hảo với nước Tần nên không ra quân cứu các chư hầu khác, nhưng cuối cùng cũng bị nước Tần thôn tính.
Tần vương Chính kế ngôi vào giai đoạn cuối của Chiến Quốc, lúc đó thế lực của Tần đã rất mạnh, tập hợp nhiều nhân tài. Tần vương Chính bên trong dùng Úy Liêu, Lý Tư bày mưu kế, bên ngoài dùng các tướng tài như Vương Tiễn, Vương Bí, Mông Ngao, Mông Vũ, Mông Điềm, Lý Tín làm tướng đánh dẹp các nước.
Năm 230 TCN, Doanh Chính phát động những chiến dịch cuối cùng của thời Chiến Quốc để lần lượt chiếm lấy từng nước.
Năm 230 TCN, Tần xuất quân đánh Hàn. Hàn từng bị Tần đánh bại nhiều lần, lại là nước nhỏ yếu nhất trong 7 nước, nên là nước đầu tiên bị diệt. Hàn vương An sợ hãi, vội thu hết sổ sách, địa đồ trong nước sang đầu hàng nộp đất. Tần vương đặt đất đai còn lại của nước Hàn làm quận Dĩnh Xuyên.
Năm 229 TCN, Tần vương ra lệnh điều quân lên đánh Triệu. Tướng Triệu khi đó là Lý Mục đẩy lui được quân Tần. Tần vương bèn dùng kế ly gián, sai người đút lót cho gian thần nước Triệu là Quách Khai, xúi Quách Khai nói rằng Lý Mục đang có âm mưu tạo phản. Triệu U Mục vương nghe lời gièm pha, bèn giết chết Lý Mục. Tần chớp thời cơ Lý Mục chết và nước Triệu bị động đất vào năm 229 TCN để dồn ép quân Triệu đến đường cùng. Năm 228 TCN, quân Tần chiếm kinh thành Hàm Đan, bắt sống Triệu vương Thiên. Anh Thiên là Triệu Gia chạy lên đất Đại phía bắc xưng vương.
Năm 227 TCN, sau khi bị Kinh Kha ám sát hụt, Tần vương hạ lệnh cho quân Tần dưới sự chỉ đạo của Vương Tiễn và phó tướng Mông Vũ tấn công vào đất Yên. Tại Dịch Thủy, quân Yên đại bại, lãnh thổ nước Yên bị quân Tần chiếm quá nửa. Sau đó quân Tần công phá Kế Thành, Yên vương Hỉ cùng thái tử Đan dẫn quân lui về Liêu Đông, Lý Tín xuất quân truy đuổi và giành thắng lợi lớn. Yên vương trong thế bị dồn ép đã giết thái tử Đan (người đã ra lệnh cho Kinh Pha ám sát Doanh Chính), dâng thủ cấp để cầu hòa. Quân Tần chấp nhận lời cầu hòa và không xâm lược Yên trong vòng 3 năm tiếp theo.
Năm 225 TCN, Vương Bí chỉ huy quân Tần đánh kinh đô Đại Lương của Ngụy cho quân dẫn nước sông Hoàng Hà làm ngập thành, khiến hàng vạn binh lính và dân thường thiệt mạng. Ngụy vương Giả không chống nổi phải ra hàng.
Năm 225 TCN, Tần vương Chính sai Lý Tín mang 20 vạn quân đánh Sở. Lý Tín bị tướng Sở là Hạng Yên đánh bại. Tần vương bèn nghe theo lão tướng Vương Tiễn, tổng động viên 60 vạn quân giao cho Vương Tiễn ra mặt trận. Vương Tiễn đánh Sở trong 2 năm, đánh bại Hạng Yên, bắt sống Sở vương Phụ Sô. Hạng Yên chạy thoát, lập vua Sở mới là Xương Bình quân lên ngôi. Vương Tiễn lại tấn công xuống phía nam, giết chết vua Sở và Hạng Yên, bình định nước Sở. Nước Sở, chư hầu lớn nhất và kình địch lớn nhất của Tần bị tiêu diệt vào năm 223 TCN.
Năm 222 TCN, quân Tần dưới sự chỉ huy của Vương Bí tấn công vào Liêu Đông, tiêu diệt phần tàn dư của quân Yên từ trận chiến trước, bắt giữ Yên vương Hỉ và đặt dấu chấm hết cho sự tồn tại của nước Yên. Quân Tần nhân đó tiến sang đánh đất Đại. Đại vương Gia (anh Triệu vương Thiên) tự sát.
Năm 221 TCN, Doanh Chính lấy cớ Tề vương Kiến đem 30 vạn quân phòng thủ ở biên giới phía tây là hành động gây hấn, bèn sai Vương Bí mang quân từ nước Yên tiến thẳng xuống phía nam tiến vào kinh đô Lâm Truy. Nước Tề suốt mấy chục năm không động binh đao, dân quen liềm hái hơn cung nỏ, vì vậy thấy quân Tần hùng hậu tiến vào thì mau chóng tan vỡ. Tề vương Kiến quyết định không gây chiến và đầu hàng quân Tần. Cả sáu nước hoàn toàn bị thôn tính.
Lần đầu tiên trong lịch sử, toàn Trung Hoa được thống nhất. Trong cùng năm đó, Doanh Chính tự xưng là "Thủy Hoàng Đế" (始皇帝), không còn là một vị vua theo nghĩa cũ và vượt qua thành tựu của các vị vua nhà Chu.
1.6 Bị ám sát lần thứ ba
Năm 230 TCN, Tần tiêu diệt Hàn. Trương Lương là sĩ tộc của Hàn thề trả thù hoàng đế Tần. Năm 218 TCN, Lương bán hết gia sản, thuê sát thủ và cho làm chiếc chùy sắt một trăm hai mươi cân (khoảng 160 lb hoặc 97 kg) lập mưu ám sát Tần Thủy Hoàng. Lương và sát thủ mai phục trong bụi cây dọc theo tuyến đường Thủy Hoàng du ngoạn và khi đoàn xa giá đến gần ném chùy làm vỡ tan chiếc xe đi đầu. Tuy nhiên, Tần Thủy Hoàng khi đó đang ở trong chiếc xe thứ hai, trông giống hệt chiếc xe thứ nhất, nên thoát chết. Hoàng để cho truy lùng khắp thiên hạ nhưng cả hai thích khách đều trốn thoát
1.7 Qua đời
Năm 211 TCN, một thiên thạch được cho là rơi xuống Đông Quận (东郡) ở vùng hạ lưu của sông Hoàng Hà. Trên đó có người ghi dòng chữ "Thủy Hoàng sẽ chết và đất nước sẽ bị chia cắt". Khi Thủy Hoàng biết được, ông đã phái người đi điều tra. Không ai nhận là người đã viết dòng chữ nên tất cả những người sống gần đó đều bị giết. Tảng đá sau đó bị đốt cháy và nghiền thành bột.
Sau đó, Tần Thủy Hoàng đi kinh lý phía đông, Tả Thừa tướng Lý Tư đi theo, Hữu Thừa tướng Khứ Tật ở nhà. Hồ Hợi, con nhỏ của Thủy Hoàng, được nhà vua yêu mến xin đi theo, vua bằng lòng. Sau khi tế vua Hạ Vũ ở Cối Kê, Tần Thủy Hoàng trở về kinh. Trên đường trở về phía tây đến bến Bình Nguyên thì bị bệnh.
Tần Thủy Hoàng ghét người ta nói đến việc chết, cho nên quần thần không ai dám nói với nhà vua về việc chuẩn bị cho việc ông qua đời. Khi bệnh càng nặng, nhà vua viết thư đóng dấu của vua gửi đến hoàng tử Phù Tô nói: "Con về Hàm Dương tổ chức đám tang, và chôn cất ta ở đấy." Bức thư đã niêm phong ở trong phủ trung xa thuộc quyền Triệu Cao. Bức thư có dấu của nhà vua làm tin chưa giao cho sứ giả, thì Tần Thủy Hoàng qua đời ở Bình Đài (平台), thuộc đất Sa Khâu (沙丘), là nơi cách khoảng hai tháng đi bằng đường bộ cách kinh thành Hàm Dương vào ngày 10 tháng 9 năm 210 TCN theo lịch Julius. Sử liệu phương Tây cho rằng có thể ông chết do uống phải thủy ngân trong thuốc trường sinh do các nhà giả kim thuật và các ngự y chế ra.
1.8 Tại sao cả đời Tần Thuỷ Hoàng không lập Hoàng hậu?
Việc lập hậu và thái tử là chế độ bắt buộc của hậu cung cổ đại Trung Quốc. Nhưng Tần Thủy Hoàng lại không lập hoàng hậu.
Việc lập hậu và thái tử là chế độ bắt buộc của hậu cung cổ đại Trung Quốc. Đây cũng được coi là phần cấu thành quan trọng trong bộ máy chính trị của một đế vương. Từ thời Chiến quốc việc lập hậu đã có sự thay đổi và được quy định rõ ràng. Sau khi hoàng đế tức vị, vợ cả sẽ được lập làm hoàng hậu. Mẫu thân sẽ là hoàng thái hậu. Nhưng có lẽ trong lịch sử phong kiến Trung Quốc, chỉ duy nhất Tần Thủy Hoàng không lập hoàng hậu. Khi khai quật lăng mộ cũng chỉ có duy nhất mộ của Tần Thủy Hoàng chứ không có phần mộ của hoàng hậu. Đây chính là một bí mật lịch sử khó giải.
Theo ghi chép trong lịch sử, 13 tuổi, Tần Thủy Hoàng tức vị nhưng chưa trực tiếp tham gia triều chính. Sau khi chấp chính, trong vòng 17 năm nắm quyền bính trong tay, chinh chiến khắp nơi, thống nhất lục quốc. Sau khi làm vua đầu tiên của Trung Quốc thống nhất, ông ta cũng chỉ cố gắng xây dựng xã hội thịnh vượng, nhưng vẫn không hề lập hoàng hậu. Tuy Tần triều là vương triều đoản mệnh nhưng cũng không phải không có đủ thời gian để Tần Thủy Hoàng lập mẫu nghi thiên hạ.
Liên quan đến việc không lập hoàng hậu của Tần Vương, có rất nhiều cách giải thích khác nhau. Theo ghi chép trong " Sử Ký Lã Bất Vi truyện", mẹ của Tần Thủy Hoàng vốn là ái thiếp của Lã Bất Vi - một thương nhân giàu có thời bấy giờ. Vì mục đích chính trị Lã Bất Vi đã dâng Triệu Cơ đang mang thai cho Tử Sở sau này là Tần Trang Tương Vương, nên Tần Thủy Hoàng là con của Lã Bất Vi chứ không phải con của Tần Trang Tương Vương.
Sau khi Trần Trang Tương Vương chết, thân là thái hậu đương triều nhưng Triệu Cơ hoang dâm vô độ. Bà ta đã nối lại tình xưa với Lã Bất Vi và tiếp tục thông dâm với Lao Ái sinh tiếp hai người con trai nữa. Chính việc làm mất mặt của thái hậu đã khiến Tần Thủy Hoàng cảm thấy xấu hổ, phẫn nộ và ảnh hưởng rất lớn đến tâm lý và tính cách của Tần Vương.
Với tính cách hướng nội, đa nghi, chuyên quyền, ngông cuồng, tàn bạo, lạnh lùng vô tình đã biến ông ta trở thành một bạo vương mất hết lý tính nổi tiếng trong lịch sử. Chính ông ta sau này đã giết chết Lao Ái và hai đứa em ruột cùng mẹ khác cha, đuổi thái hậu ra khỏi Hàm Dương, trút cơn giận lên Lã Bất Vi, bãi miễn chức tể tướng. Lã Bất Vi vì sợ bại lộ sẽ bị mưu sát cả nhà nên đã uống thuốc độc tự sát.
Sau này, Tần Thủy Hoàng cũng có lúc từng cảm thấy hối hận về hành động của mình nhưng đến khi chết ông ta vẫn cương quyết không cho phép thái hậu quay về Hàm Dương. Điều này chứng tỏ tâm lý của Tần Thủy Hoàng bị tổn thương nặng nề.
Các chuyên gia phân tích rằng, chính do hận mẹ nên Tần Thủy Hoàng có tâm lý thù hận và không tin tưởng vào phụ nữ. Tuy trong cung có vô vàn giai nhân nhưng cũng chỉ để thỏa mãn ham muốn và nhu cầu sinh lý cho Tần Vương. Do hành vi của mẹ đẻ đã trở thành trở ngại tâm lý với Tần Thủy Hoàng nên đây chính là một nguyên nhân quan trọng khiến Tần vương mãi không chịu lập hoàng hậu.
Cũng có quan điểm khác cho rằng do yêu cầu của Tần Vương quá cao nên khó chọn được người phù hợp để lập làm hoàng hậu. Tần Thủy Hoàng đánh tan các nước chư hầu thống nhất Trung Quốc có thể nói tư mệnh của ông ta không phải là người bình thường. Cũng chính vì thế phải chọn một người tài sắc vẹn toàn, xứng đôi với mình để làm bậc mẫu nghi thiên hạ. Nhưng tìm mãi không có ai đủ tiêu chuẩn nên vị trí hoàng hậu chốn hậu cung mãi mãi bỏ trống.
Cũng có quan điểm cho rằng, sau khi thống nhất lục quốc, hàng ngày chứng kiến đám giai nhân trong hậu cung nhanh chóng quên đi nỗi nhục mất nước mà quay ra nịnh bợ chủ mới nên Tần Thủy Hoàng rất căm ghét. Ngược lại, ông ta vô cùng tôn sùng và tán dương những người phụ nữ biết thủ trinh trọng tiết. Năm 210 trước công nguyên, trên đường đi tuần thú thiên hạ. Khi đến Triết Giang biết nơi đây nam nữ thoải mái tự do yêu đương và quyết định việc hôn nhân của mình, ở địa phương thường xuyên có chuyện tháo hôn hoặc tái giá, Tần vương cho rằng việc này không phù hợp với đạo đức và luật pháp của xã hội phong kiến nên đã hạ lệnh khắc lên đá không cho phép được tiếp tục tái diễn những hành vi tương tự. Nếu ai vi phạm sẽ bị trị tội.
Tương truyền, có một quả phụ trẻ tên là Hoài Thanh, nhà rất giàu có. Sau khi chồng qua đời nàng đã tự tay chèo chống sự nghiệp gia đình, quyết không tái giá thủ tiết thờ chồng. Đối với Tần Vương đây chính là tấm gương điển hình cho tất cả phụ nữ trong thiên hạ về trinh tiết và đức hạnh. Ông ra đã ban tặng cho nàng hai chữ "bàng tọa" tức có thể được ngồi hoặc đứng ngang hàng với mình. Thậm chí Tần Vương còn cho xây một " Hoài Thanh Đài" dành cho nữ quả phụ này để nhằm biểu dương sự tích về nàng. Có lẽ do quan điểm về sự thủ tiết và đức hạnh của phụ nữ mà ông ta không muốn lập hoàng hậu.
ũng có chuyên gia phân tích và chỉ ra rằng, khi còn là đứa trẻ, Doanh Chính vốn không được yêu thương. Khi lên ba, hai mẹ con họ phải đến làm con tin ở nước Triệu và luôn chịu sự khinh bỉ, coi thường, ngược đãi. Đến khi được trở về Tần quốc thì bị cuốn vào cuộc đấu tranh chính trị đầy phức tạp. Cộng thêm với việc hoang dâm trơ trẽn của mẹ đẻ đã gây ra ảnh hưởng xấu đến tâm lý và dần dần nuôi dưỡng tính cách đa nghi, tàn bạo của ông ta. Đây cũng có thể là một trong những lý do khiến ông không đủ niềm tin sự tiết hạnh của phụ nữ nên đã kiên quyết không muốn lập hoàng hậu.
Cũng có người cho rằng vì muốn trường sinh bất tử nên Tần Thủy Hoàng mới kéo dài việc lập hoàng hậu, nhưng không ngờ rằng chưa kịp lập hoàng hậu đã chết. Giải thích cho việc Tần Thủy Hoàng trong suốt 37 năm trị vì nhưng không hề một lần lập hoàng hậu có rất nhiều nhưng không có nguyên nhân nào được ghi trong chính sử. Những suy luận hay quan điểm hiện nay chỉ dựa vào những bằng chứng và tư liệu còn lại để đưa ra những dự đoán hay ý kiến, còn đúng hay sai có lẽ câu hỏi này vẫn đang còn là một bí mật chưa tìm được lời giải thỏa đáng.
1.9 Vì sao Tần Thuỷ Hoàng xây cung A Phòng và đài thiên văn lớn nhất thế giới?
Để sáng tạo lịch sử nhân loại, mở ra thời kỳ huy hoàng cho văn hóa Trung Hoa, Tần Thủy Hoàng đã đem cung khuyết thiên thượng đến nhân gian, xây dựng cung A Phòng nổi tiếng. Nhưng do chiến hỏa và người đời sau hủy hoại, cuối cùng chưa thể khánh thành và lưu truyền cho hậu thế được.
Một triều thiên tử, một triều dân chúng, một triều văn hóa, một triều trang phục, một triều phong thổ nhân tình, một triều đặc điểm nội hàm. Do đó các cung điện, lăng mộ, địa cung của rất nhiều Thánh hoàng, minh chủ xây dựng thường là tập hợp của những nghệ thuật tinh xảo, mỹ diệu nhất. Qua thời gian, chúng bị chôn vùi trong lòng đất và quên lãng như để bảo tồn thành tựu văn hóa của triều đại đó, vị quân vương đó.
Năm 1974, phía đông mộ Tần Thủy Hoàng núi Li Sơn phát hiện ra các hố tượng binh mã đời Tần, tổng diện tích hơn 2 vạn mét vuông, bày trên 7000 tượng gốm cao khoảng 1.8 mét, trên 700 con ngựa gốm kích thước bằng ngựa thật, 130 chiến xa. Tất cả những hòn ngọc văn minh, tinh túy văn hóa, nghệ thuật, kỹ thuật của nhân loại này đã nằm an toàn dưới lòng đất trên 2000 năm. Khi con người ngày nay bước vào các hố chôn tượng binh mã, mới cảm thán và cảm tạ Tần Thủy Hoàng hơn 2000 năm trước đây đã để lại cho hậu thế và thế giới tài sản quý báu dường này!
Quan sát trời, sao, thể ngộ Thần hiển thị là con đường tuyệt đẹp nhân loại tín Thần, kính Thần, được thần linh khai thị. Thư tịch cổ thường có cổ nhân quan sát trời, sao, chiêm tinh, để thông hiểu sự biến hóa của nhân loại, hung cát họa phúc, để chỉ đạo hành vi và hoạt động của mình. Trong Tam Đại: Hạ, Chu, Thương, đài quan sát sao trời có ở khắp nơi. Rất nhiều đài quan sát sao trên mặt đất được xây dựng đối ứng với các chòm sao, tinh tú trên thiên thượng, để đạt đến cảnh giới cao hơn: Thiên nhân hợp nhất. Khu vực xung quanh rất nhiều đài quan sát sao cũng có các đài lễ tế, dùng để tế lễ thần linh.
Sau khi kiến lập Đại Tần, Thủy Hoàng Đế cho xây dựng các đài thiên văn khắp Đại Tần. "Hán thư – Địa lý chí" có gọi Du Lâm (Thiểm Tây) là "Trinh Lâm". "Trinh" tức là "bói toán", "chiêm tinh", địa danh "Trinh Lâm" tức là các đài thiên văn nhiều như rừng. Dưới thời đế quốc Đại Tần, việc xây dựng các đài thiên văn đã đạt đến đỉnh cao. Thủy Hoàng Đế đem tất cả 332 chòm sao có thể quan sát, gọi tên được (1424 tinh tú) phỏng chiếu tinh tượng trên mặt đất, xây dựng thành các đài đất, hoặc hình tròn, hoặc hình ô van để biểu thị, tổng cộng 1424 đài chiêm tinh, diện tích phân bố 2,8 vạn km2. Phạm vi phân bố đài thiên văn, phía đông đến Hoàng Hà, phía tây đến Trường Thành Đại Biên, phía nam đến hạ du sông Tú Diên, phía bắc đến vùng đông bắc cao nguyên Ordos, chiếm quá nửa các quận thời Tần, là công trình to lớn phức tạp.
1.10 Cung A Phòng nổi hận ngàn đời của Tần Thuỷ Hoàng
Sử sách ghi cung A Phòng, hay còn gọi là cung A Bàng là một cung điện do Tần Thủy Hoàng xây làm nơi nghỉ mát mùa hè, thuộc địa phần thành Tây An, bên bờ sông Vi, cách trung tâm thành phố Tây An (tỉnh Thiểm Tây) ngày nay khoảng 13km về phía Tây.
Việc xây dựng được bắt đầu vào năm 212 trước Công Nguyên. Song cho tới ngày nay, dấu vết duy nhất còn sót lại của công trình này chỉ là vết tích của sảnh trước cung điện.
Cuốn "Sử ký" của Tư Mã Thiên mô tả, riêng phần đã hoàn thành của cung A Phòng đã rộng lớn tới mức "chiều từ Đông sang Tây của phần điện phía trước dài 500 bộ (hơn 800 mét), chiều Nam sang Bắc dài 50 trượng (hơn 150 mét), phía trên có thể ngồi được hàng chục ngàn người, phía dưới có thể dựng được cột cờ 5 trượng".
Theo đó, ngay từ khi khởi công vào năm Tần Thủy Hoàng thứ 35, cung A Phòng đã là một công trình gây tranh cãi, làm hao tiền, tốn của, kiệt quệ sức dân và mang tới cho vị hoàng đế không ít lửa hận thù từ muôn dân trăm họ.
Cung A Phòng đi vào sách sử, bởi nó được ghi nhận là nơi cất giữ vàng bạc, châu báu cũng như hàng ngàn vạn mỹ nữ mà quân Tần cướp được trong cuộc chiến tranh chinh phục 6 nước chư hầu.
Người ta truyền tai nhau, vàng bạc trong cung điện chất như núi, còn mỹ nữ có cả vạn người. Chuyện phòng the theo kiểu đế vương, tính ngông và đam mê ái tình, vàng bạc đã biến cung điện này trở thành điểm đến thường xuyên của Thủy Hoàng. Vậy tại sao nơi này lại trở thành nỗi hận ngàn đời của Tần Vương?
"Anh hùng khó qua ải mỹ nhân", đó có lẽ là câu châm ngôn đúng với mọi kiếp đời, kiếp người, và Tần Thủy Hoàng không phải ngoại lệ. Theo sách sử ghi chép lại, câu chuyện tình lãng mạn giữa Tần vương với người con người của một thầy thuốc nước Triệu mang tên A Phòng là nguyên do cơ bản hối thúc Tần vương xây dựng cung điện này.
Hai người quen biết nhau từ khi Tần Doanh Chính - tên của Tần Thủy Hoàng - còn ở Hàm Đan, kinh đô nước Triệu. Khi Tần vương trở về Hàm Dương, kinh đô nước Tần thì A Phòng cũng theo cha đến Ham Dương tìm hoa kim cúc để chế thuốc trường sinh. Hai người gặp nhau ở đây và dưới danh nghĩa anh thợ mộc, Doanh Chính ngỏ lời muốn kết hôn cùng A Phòng và được cô nhận lời.
Tưởng như cái kết viên mãn sẽ đến thì câu chuyện tình yêu này đến tai Thái hậu Trịnh Cơ, người muốn Tần Thủy Hoàng lấy công chúa một nước khác để liên bang chính trị. Chính bà và người tình - tướng quốc Lã Bất Vi đã nhiều lần âm mưu giết A Phòng.
Trong bối cảnh rối ren chốn nội cung nước Tần, các nước Triệu, Sở, Ngụy, Vệ,... tìm đủ mọi cách để ám sát Tần Doanh Chính.
Chuyện kể có công chúa nước Triệu mang tên Trường Lạc có dung mạo giống hết A Phòng nên đã đóng giả A Phòng rồi được đưa vào cung nhằm ám sát Tần Doanh Chính. Trùng hợp thay, đám cận về của Đồng Thái thú - thân cận của Thái hậu - tưởng nhầm cô là A Phòng nên đã ra tay giết hại.
Tần Doanh Chính tưởng Trường Lạc là A Phòng nên vô cùng đau đớn, ông đem thi hài công chúa này vào một quan tài bằng pha lê rồi chờ người mang thuốc đến cứu chữa.
Trong khi đó, A Phòng thật sự lại bị các nước chư hầu khống chế, cho uống thuốc mất trí nhớ và lợi dụng cô để ám sát Tần Doanh Chính thêm lần nữa.
Mọi chuyện chỉ dừng lại khi Hoa Dương Thái hậu - bà của Tần Doanh Chính - hát lại bài hát mà họ từng hát với nhau khi xưa. A Phòng tỉnh cơn mê và đôi uyên ương đã nhận ra nhau.
Khi Tần Doanh Chính quyết định đi đánh chiếm các nước khác nhằm thống nhất Trung nguyên, A Phòng vì không khuyên ngăn được nên quyết định tự vẫn. Tần Thủy Hoàng lúc này vô cùng đau khổ, ông quyết thống nhất cho bằng được Trung Hoa, lên ngôi Hoàng đế rồi xây dựng cung điện mang tên A Phòng để tưởng nhớ người tình năm xưa.
Chính sử lẫn dã sử đều cho rằng Tây Sở Bá Vương Hạng Vũ chính là người đã ra lệnh thiêu đốt trụi cung A Phòng, vài năm sau khi cung này hoàn thành. Cung A Phòng bị thiêu đốt "lửa cháy ba tháng không tắt".
Cái chết của người mình yêu, những trò vui tiêu khiển kinh động đất trời song không thể làm nguôi ngoai tình cũ đã biến đây trở thành một niềm uất hận không thể nào nguôi của Tần Thuỷ Hoàng, cho đến khi vị vua tàn bạo bậc nhất lịch sử Trung Hoa này qua đời.
1.11 Giải mã nỗi sợ của Tần Thủy Hoàng: Nguyên nhân khiến nhà Tần bị diệt vong sau 14 năm tồn tại?
Chỉ sau 14 năm, nhà Tần đã bị diệt vong. Nguyên nhân một phần đến từ chính sự thống nhất giang sơn của Tần Thủy Hoàng.
Dưới triều đại nhà Tần, các chính sách thống nhất như chữ viết, tiền tệ, hành chính được áp dụng, đặt nền móng quản lý cho các nhà nước phong kiến hùng mạnh sau này như Hán, Đường, Minh...
Tuy nhiên, so với các triều đại phong kiến về sau thì nhà Tần lại chỉ tồn tại trong một khoảng thời gian rất ngắn ngủi. Nguyên nhân sụp đổ của triều đại này được các sử gia đánh giá là do nhiều yếu tố. Nhưng có một yếu tố không ngờ, đó là do... chưa quen với lãnh thổ lớn.
Như chúng ta đã biết, trước khi Tần Thủy Hoàng thống nhất Trung Hoa thì lãnh thổ Trung Hoa trên danh nghĩa là dưới triều đại nhà Chu nhưng theo chế độ "phân quyền".
Các lãnh địa được chia nhỏ ra cho các chưa hầu quản lý, dẫn đến việc hình thành các quốc gia nhỏ thời Xuân Thu tới Chiến Quốc. Khi Tần Thủy Hoàng làm vương ở nước Tần thì còn có 6 quốc gia khác là Hàn, Sở, Yên, Triệu, Tề, Nguỵ (còn gọi là Chiến Quốc Thất Hùng).
Thời kỳ chia cắt, vương quốc cát cứ này diễn ra hơn 500 năm, khiến sự khác nhau giữa các vùng trở nên sâu sắc.
b. Nỗi lo sợ của Tần Thuỷ Hoàng
Một điều quan trọng là sau khi Tần Thủy Hoàng thống nhất Trung Hoa, ông ta luôn sợ sự phản kháng và cát cứ trở lại từ những tướng lĩnh hay quan lại từ quốc gia cũ. Chính vì thế, Tần Thủy Hoàng lập tức bổ nhiệm hệ thống quan lại mới, do chính mình chỉ định, đều là người trung thành với nước Tần. Nó khiến cho hiệu quả quản lý ở địa phương không cao.
Trong khi đó, diện tích nhà Tần sau khi đánh bại sáu quốc gia khi ấy là vào khoảng 3,4 triệu km vuông. Vào thời điểm đó là rất lớn, chưa có nhà nước nào trước đó sở hữu diện tích như vậy. Để quản lý một vùng như vậy là không hề dễ dàng, chưa kể đã bị chia cắt trong hàng trăm năm.
Để giải quyết vấn đề này, Tần Thủy Hoàng lại dùng đến vũ lực, ông trao quyền cho hai đại thần là Vương Tiễn và Vương Bí, tiến hành thẳng tay đàn áp bất cứ ai phản kháng lại sự lãnh đạo của mình. Chính vì thế, người bất mãn lại càng nhiều, kẻ nổi dậy cũng bất phục.
Thêm vào đó, người Hung Nô ở phương Bắc luôn bị Tần Thủy Hoàng coi là mối đe dọa hàng đầu, ông cho xây Vạn Lý Trường Thành, duy trì quân đội lên đến 1 triệu người để đàn áp khởi nghĩa và đề phòng kẻ địch. Số quân này cần khoản chi phí và lương thực khổng lồ để duy trì, khiến gia tăng áp lực thuế khóa lên thường dân.
Đến đời Tần Nhị Thế bất tài, quân đội suy yếu, các cuộc khởi nghĩa lớn mạnh, nhà Tần không được lòng dân và dễ dàng sụp đổ, cho dù vài chục năm trước đó họ có một sức mạnh quân sự đáng kinh ngạc.
Sự hà khắc của nhà Tần được đánh giá trong "Sử Ký" của Tư Mã Thiên, phần "Tần bản ký". Tuy vậy, đánh giá đó lại không phải do Tư Mã Thiên viết mà do một học giả nổi tiếng thẳng thắn và có nhiều bài luận là Giả Nghị soạn ra.
Cụ thể, Giả Nghị đã viết thêm trong "Sử Ký" một bài luận nổi tiếng là "Qua Tần luận". Ông đánh giá cao sự siên năng của các vua Tần trước thời Tần Thủy Hoàng, sự cứng rắn của Tần Thủy Hoàng trong cải cách quân đội và chủ trương hình pháp. Điều đó giúp Tần Thủy Hoàng thống nhất nhanh chóng Trung Hoa. Nhưng ông phê phán chính sách sau chiến tranh.
Giả Nghị viết rằng "đối với trong nước, có thể kết luận sự diệt vong của nhà Tần là do "nhân nghĩa bất thi" – tức không thực hiện chính sách khoan dung nhân nghĩa để lấy được lòng người thiên hạ.
Tóm lại, sự rộng lớn của lãnh thổ cũng chính là con dao hai lưỡi, khiến một nhà nước Tần mới sở hữu đất đai rộng không có kinh nghiệm để quản lý rơi vào khủng hoảng.
Sau này, có các triều đại khác với diện tích lớn ở Trung Hoa như nhà Hán, nhà Đường đã rút kinh nghiệm và duy trì được hàng trămg năm thay vì chỉ 14 năm như nhà Tần.
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top