Full
Nên tôi rời xa mảnh quê yêu dấu, và rằng sẽ không còn lưu luyến mỗi khi gặp lại em nữa.
Tuy nhiên, cảm xúc lúc nào cũng chiến thắng lý trí. Nay khi ngồi một mình trên sân thượng, nhìn những dãy nhà cao tầng san sát nhau vô cùng hiện đại, tôi lại buộc lòng nhớ về những ngày xưa cũ..
...
Mặc dù chỉ mới đến đầu con ngõ, nhưng tôi đã nghe tiếng xôn xao khắp nẻo đường. Nào là:
"Cái thằng Tại Hưởng nghe bảo học chữ tốt lắm, còn viết báo ở trên thành thị đấy! Nay chả biết sao lại cuốn gói trở về quê."
"Chắc do xích mích với ông lớn nào ấy mà, cái bị mất việc mới vác mặt về đây."
Và vân vân đủ thứ trên đời, những chuyện bé cỏn con mà qua tay các bà hàng xóm, bảo đảm không thành chuyện lớn ngang tầm cỡ vũ trụ mới lạ.
Tôi về làng, chỉ vì tôi muốn tìm lại sự bình yên, không hối hả bộn bề, dù thời gian ngắn ngủi, tôi cũng về. Về tìm lại chính cảm xúc từ lâu đã chai sạn vì lòng người nơi đất khách.
Tôi mệt mỏi trở về con nhà nhỏ, khi mà giờ đây chỉ còn mình tôi đơn độc với bốn bức tường vây quanh. Bởi anh chị tôi đã lên thành phố mưu sinh kiếm sống từ lâu, người mẹ già giờ cũng đã hóa bướm bay vút lên trời. Cánh cửa sổ mỏng tanh chẳng che nổi ngọn gió ùa vào, se lạnh. Có chiếc lá trên cành cây khế gần đó rơi nhẹ lên ô cửa. Tôi bước đến, đặt lá nhỏ trong tay mình, mân mê ngắm nghía, dù tôi chẳng biết tại sao.
"Chú cũng thích lá ạ?"
Từ đâu một giọng nói trong trẻo non nớt vang lên, tôi đoán đây là một đứa nhỏ cấp một.
Tôi theo quán tính, mỉm cười, gật gù. "Ừ, chú thích lắm."
Thằng bé hỏi tôi tên là Chí Thành, tôi cho rằng thằng bé luôn có một tâm hồn rộng mở, đến bây giờ vẫn thế.
Bọn trẻ trong làng chơi vui vẻ lắm, Chí Thành lúc nào cũng tò tò theo tôi, bởi vì thằng bé bảo, tôi là một người ấm áp.
Cá nhân tôi cũng rất thích Chí Thành, nên tôi luôn dạy nó học chữ, mặc dù chưa vào lớp một nhưng nó rất hứng thú với sách vở. Ngày nào cũng lặn lội chờ chuyến đò cả sáng chở nó từ bên kia bờ sông qua nhà tôi hai tiếng chỉ để học. Thậm chí nó còn bỏ luôn cả mấy trò chơi vặt vãnh của bọn trẻ khác mà theo tôi chú tâm học.
Riêng hôm nay thì khác, trái với tiết hạ nóng nực, tôi bắt chuyến đò đầu tiên vào đầu thu.
Đón tôi là một thiếu nữ nhỏ nhắn, chiếc áo lụa mảnh mai và cái nón lá che khuất nửa khuôn mặt.
Mặt hồ phẳng lặng trong veo như tấm gương, tôi có thể thấy bọn cá đang bay lượn trên những áng mây trắng. Bỗng, tôi nghe có giọng nữ thanh thanh rót vào tai.
"Anh là người mới chuyển đến à? Tôi nhìn anh sao lạ quá.."
Vẻ lúng túng của tôi hiện dần trên nét mặt, tôi nhìn kĩ khuôn mặt được giấu thật tinh tế sau cái nón, những đường nét giản dị, mộc mạc nhưng cũng chẳng kém phần xinh đẹp và thanh tú của em - cô gái lái đò.
Tôi mãi ngẩn ngơ, quên mất rằng mình được hỏi. Đến khi em nhíu mày, tôi mới bất giác buộc miệng nói.
"Tôi tên Hưởng, là nhà báo, mới chuyển về đây vài tuần thôi. Cô ở đây từ bao lâu rồi?"
Câu trả lời của em, không nằm ngoài dự đoán của tôi.
"Tôi là Trí Tú, từ nhỏ đã buộc mình với đất nơi đây. Hằng ngày niềm vui của tôi là khi một chuyến đò đã cập bến sông."
Tôi nhủ thầm trong lòng mãi.
Trí Tú.
Trí Tú.
Trí Tú.
Tên đẹp, và người cũng thế.
Tú làm nghề lái đò, mà có lẽ chính vì vậy Tú cũng thật khéo khi lái luôn cả con tim tôi.
Tình cờ làm sao, Chấn Anh bên kia bờ sông, cũng thương thầm người tôi thương.
Mỗi ngày khi Chấn Anh bước qua chúng tôi, tôi đều sẽ thì thầm vào tai Chí Thành.
"Đó là tình địch của chú đấy!"
"Tình địch là gì hả chú?"
Thằng bé hỏi vậy, tôi hơi nghiêng nghiêng đầu tìm từ giải thích, chép miệng.
"Tình là tình yêu, địch là địch thủ. Tình địch là địch thủ trong tình yêu, con hiểu chưa?"
"Dạ, chưa hiểu." Thằng bé ngơ ngác đáp.
"Cái thằng này!" Tôi hừ một tiếng, cố gắng giải thích lại lần nữa.
"Chú thương cô Tú, chú Chấn Anh cũng thương cô Tú. Nên cả hai trở thành tình địch."
Tới đây thì mặt thằng bé mới bớt ngờ nghệch đi, gật gù trông như ông già.
"Vậy cô Tú thương ai hả chú?"
Thằng bé hỏi, tôi cay đắng đáp.
"Cô Tú không thương ai cả."
Mỗi lần tôi dẫn theo thằng bé qua nhà Tú vào mấy buổi đêm khuya (thật ra thằng bé chỉ là cái cớ), Tú đều chẳng ngó ngàng gì đến tôi. Lúc thì em nấu nướng, lúc thì em may vá thêu thùa, lúc thì em giặt đồ bên mé sông này,.. những lúc đó, vị trí của tôi là ngồi từ xa, ngắm nhìn Tú. Tôi hỏi, Tú chỉ ậm ừ đáp, nhưng đôi mắt vẫn chẳng một lần nhìn về phía tôi. Tú chỉ ngước mặt lên trò chuyện khi có chuyện cần hỏi Chí Thành, đại loại là những câu hỏi:
"Hôm nay con làm bài có tốt không?"
"Mai con có đi học chứ?"
Và mỗi khi Tú bảo, "Con về nhà đi, mai đi học sớm đấy!" thì tôi mới ngầm hiểu được, Tú đang 'đuổi khéo' tôi. Lúc ấy tôi mới cùng thằng bé ra về, mặc cho lòng đầy tiếc nuối.
Tôi thường kể Chí Thành, thế nào gọi là thích, là thương. Khi mà đã để ý một người, ta sẽ để ý từng chi tiết nhỏ nhặt nhất của người đó và ghi nhớ trong lòng mãi, dù người đó không còn ở bên ta, nhưng ta vẫn nhớ từng thói quen cử chỉ của người đó. Như Tú hôm nay mặc áo màu gì, mang vòng tay gì, buộc tóc bằng gì, dùng son màu gì, tôi đều để ý. Đêm ngày luân phiên ngự trị trên bầu đất màu mỡ, cuốn lịch đổi thay từng con số mới, áo em nay cũng ngả màu, nhưng chỉ có sự hờ hững và thờ ơ của Tú dành cho tôi là bất diệt.
Tôi từng ngỏ lời với Tú, "hay Tú lên Sài Gòn với tôi nhé?"
Nhưng Tú chỉ lẳng lặng lắc đầu. Tôi hiểu, em không muốn đổi mới mình, em chỉ muốn sống mãi đến già ở nơi hẻo lánh này. Và thay vì sống xa hoa ở một nơi hoa lệ nức lòng dân, em lại chỉ chọn mình làm người lái đò, lái hết chuyến này tới chuyến khác, lái đến khi nước sông cạn vơi, ngày qua ngày bầu bạn với mái chèo gỗ mục và bầy cá bay nhảy trên những tia nắng vàng ươm.
Còn về Chấn Anh, cậu là một thầy đồ có tiếng trong làng, bọn trẻ bên kia sông khâm phục cậu lắm, nếu là tôi tôi cũng thế. Tôi thường nghe Chấn Anh thả buồn vào những câu hát vu vơ, hay những bài thơ da diết, chẳng hạn như:
"Yêu nào đủ nói một câu
Khi nàng chẳng ngó, đoái hoài gì tôi."
Hay,
"Đò em lỡ chuyến khách sang
Có người đứng đợi, nắng vàng lẻ loi."
Có lẽ việc để nỗi buồn trôi vào bến sông đã khiến những 'vị khách' trên trời (mà Chí Thành thường bảo đó là những cô tiên) đã chú ý đến cậu chăng? Bởi, chỉ sau ngần ấy năm theo đuổi, Tú cũng về một nhà với Chấn Anh.
Hôm đó, trời đầy nắng nhưng trời trong tôi lại đổ mưa. Tôi bắt chuyến đò cuối cùng, nhỏ giọng hỏi, cố nén đau thương:
"Ngày mai Tú về nhà chồng à?"
"Ừ. "
Tôi cắn môi thật chặt để ngăn dòng lệ chảy, Tú vẫn vậy, vẫn biết cách bóp nát trái tim tôi.
"Nay mai nữa Hưởng về Sài Gòn."
"Vậy Hưởng còn định về đây không?"
Nếu về rồi thì Tú có chào đón tôi không? Tôi trăn trở nghĩ.
Gật đầu, chần chừ vài giây lại lắc đầu. Tôi không về, còn về làm gì nữa. Chuyến đò hôm ấy thật suôn sẻ, nắng vẫn cháy bỏng trên đỉnh đầu, người lái đò vẫn một mực cảm xúc phẳng lặng như dòng nước. Còn tình yêu của tôi, dù cho bắt từ bến sông này sang bến sông kia, tôi vẫn một lòng hướng về bến sông tên Tú, trước sau vẫn vậy, như em.
Ngày Tú lên xe hoa, ngọn nến trong tôi chỉ còn trơ trọi, héo hắt soi giữa đêm đen. Dường như những ngọn đèn hoa đăng trên trời cũng chẳng còn sáng như thường lệ nữa, có nhẽ rằng chúng đang khóc than cho tôi, cho mối tình gục ngã của tôi. Hoặc bởi lẽ do "người buồn cảnh có vui đâu bao giờ."
Tôi nghe kể lại, hôm ấy Tú ra bờ sông giặt mẻ đồ, không cẩn thận trượt chân ngã xuống. Cùng lúc, Chấn Anh vừa mới từ bàn nhậu trở về nhà thấy được thì lập tức tỉnh rượu, lao xuống sông chẳng màng trời đất. Nào ngờ cậu đâu hề biết chính hành động đó đã cứu lấy trái tim của cậu, và cũng đồng thời cứu luôn cả tình yêu mà cậu vẫn cố ngày ngày vun vén. Vì, Tú đã xem cậu là ân nhân của em, cứu em cả thể xác lẫn tâm hồn, nên em mang ơn cậu, nguyện một lòng một dạ với cậu đời đời kiếp kiếp. Cô dâu ở bờ bên kia sông xinh đẹp, tấm thiệp mời trên bàn để đó nhưng tôi chẳng dám lấy ra xem. Tôi chỉ khóc, mà chẳng biết tại sao mình lại khóc. Chắc là tâm tôi đã chết rồi, thật tốt, bởi vì chết rồi sẽ không còn chết nữa, chết rồi sẽ không còn cảm thấy đau đớn buồn rầu nữa.
Và rồi, tôi cũng như một bông hoa, sớm nở chóng tàn, những mảnh vụn vỡ cứ thế mặc gió xuôi đi.
Một lần, thằng bé Chí Thành thấy tôi ũ rủ, nó bèn hỏi:
"Sao chú buồn vậy?"
"Chú sợ cô Tú về nhà chồng rồi không cảm thấy hạnh phúc."
Thằng bé tròn xoe mắt, đáp:
"Con vừa nghe tin cô Tú đã mang bầu rồi đấy chú!"
Nghe xong lời đó, dường như tất thảy lo âu của tôi đều bay biến, thế là tôi cười cười, xoa đầu thằng bé.
"Vậy là cô Tú hạnh phúc rồi."
"Sao chú biết hở chú?"
"Bởi đứa con chính là món quà mà tạo hóa ban cho người mẹ, phụ nữ khi mang thai, nếu chưa hạnh phúc thì sẽ tìm thấy hạnh phúc, còn nếu đã hạnh phúc rồi thì sẽ hạnh phúc gấp đôi!" Tôi đã chắc nịch như vậy.
Xách vali giã từ mái làng nhỏ - nơi bình yên thanh thản nhất đối với tôi, tôi cất hồi ức và chôn sâu tình yêu này vào tim, bước chân từng bước, từng bước rời đi, chẳng một lần nhìn lại phía sau.
Nếu có, tôi hy vọng nếu mình quay đầu lại, đứng cuối con đường sẽ là Tú trong chiếc áo bà ba với chiếc nón lá, mỉm cười với tôi, như thế đã quá đủ.
...
..
.
Dập tắt điếu thuốc đang hút dở trên môi, tôi lại tò mò rằng chẳng biết bây giờ cuộc sống Tú ra sao. Thế là, tôi tự phá vỡ đi cái chìa khoá vẫn luôn xiềng xích bó lấy nơi góc tim, xách vali trở về miền thơ ấu..
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top