CÔ ĐƠN VÀO ĐỜI

Chương I: Tuổi thơ lạnh lẽo

1. Lời tự bạch

Tôi tên là Thuỷ Tha Tha. Cái tên nghe có vẻ rất buồn cười đúng không? Thì đúng là vậy mà, nó chỉ là một cái tên giả, chỉ nhìn cũng có thể biết đó là cái tên tôi tự đặt ra. Nhưng mà chỉ cần tôi thích là được rồi, dù cho trên thế giới này chẳng có ai lại đặt một cái tên như thế cả.

Tôi là một cô gái khá xinh đẹp, mặc dù khi còn nhỏ mẹ tôi luôn nói rằng tôi là một bé gái xấu xí. Chắc các bạn đang tự hỏi tại sao tôi lại nói những chuyện này ngay từ lúc mở đầu? Đó là bởi vì các nhân vật trong truyện của tôi đều là những cô gái khá xinh đẹp, chỉ cần trang điểm thêm một chút thôi cũng đủ khiến nhiều người mê mẩn. Viết như vậy, tôi sẽ nhận được sự hưởng ứng nhiệt tình của độc giả nữ, làm cho họ càng thích truyện của tôi hơn.

Cho dù bọn con trai có kêu ca rằng xung quanh chúng chẳng thấy cô gái nào xinh cả thì vẫn có đến 90% các cô gái cảm thấy mình chỉ cần ăn mặc đẹp và trang điểm thêm một chút thôi là có thể thành những cô gái xinh đẹp rồi. Vì thế có thể nói rằng có đến 90% đọc giả nữ của tôi là những cô gái xinh đẹp. Các bạn đọc truyện của tôi sẽ dễ dàng hoà nhập vào với nhân vật trong truyện, có cảm giác như mình là nhân vật nữ chính trong câu chuyện. Ở thời hiện đại ngày nay, ai mà không biết tự yêu quý bản thân mình thì người đó quả thực lạc hậu.

Nếu như bạn cảm thấy dù mình có ăn mặc đẹp đến đâu, trang điểm đến thế nào cũng không thể xinh đẹp được, thì chứng tỏ bạn thuộc vào 10% còn lại. Xin bạn hãy thử suy nghĩ lại về tỷ lệ cụ thể giữa những con số đó và hãy làm điều gì khác biệt. Tôi không thích đọ sức với những người con gái quá xấu.

Nếu như tôi là một thiếu nữ vô cùng xinh đẹp, thì chắc tôi cũng chẳng có thời gian ở đây để viết cuốn tiểu thuyết này. Bởi vì tôi sẽ bận hẹn hò với những người con trai thật đẹp trai hoặc giàu có, có địa vị. Bởi vì tôi biết rằng tuổi thanh xuân sẽ đi qua thật nhanh, nếu như tôi không tận dụng hết thời gian đó thì sẽ vô cùng uổng phí. Sắc đẹp cũng giống như vậy, đợi đến khi già nua liệu bạn sẽ vẫn còn nhớ đến những người con trai hấp dẫn chăng? Bạn cứ mơ mộng đi. Còn lúc này, những người con gái vô cùng xinh đẹp thường xuất hiện trên màn hình tivi, trên gương, hoặc trong những cửa hàng đồ hiệu nổi tiếng ở các trung tâm thương mại. Thực tế những người con gái vô cũng xinh đẹp có rất nhiều, bạn không nhìn thấy họ chẳng qua là bởi vì bạn chưa nhìn thấy họ mà thôi.

Nếu như tôi rất xấu hoặc chỉ rất bình thường, tôi cũng không thể viết những dòng chữ này được. Phải có thật nhiều kinh nghiệm thì mới có thể hiểu rõ. Có yêu nhiều mới biết làm thế nào để giương cao ngọn cờ chiến thắng trong tình trường.

Tôi năm nay hai mươi ba tuổi, mới tốt nghiệp đại học được một năm, kiếm tiền được không nhiều lắm nhưng cũng chẳng đến nỗi chết đói. Nhưng nếu như tôi vẫn cố gắng duy trì việc sử dụng tất cả các sản phẩm chăm sóc da của hãng Sisley, tất cả các mỹ phẩm của hãng Dior, ngày nào cũng lượn lờ ở cửa hàng bán đồ của Louis Vuitton thì chắc là tôi sẽ chết đói trước quầy thanh toán của các cửa hàng.

Vì thế, suy cho cùng tôi vẫn là một kẻ nghèo. Hàng tháng cầm 2000 tệ tiền lương nhưng ngày ngày luôn mơ tưởng dến cuộc sống của kẻ có lương tháng 2 vạn tệ. Điều này thường làm tôi cảm thấy rất buồn, cuộc sống hàng ngày cũng vì thế mà thấy chật vật hơn.

Chắc chắn bạn sẽ cười tôi là kẻ mơ ước viển vông. Nhưng mà đúng thế thật, từ ngày bé tôi đã là người như thế. Lúc mười tuổi, khi tôi chỉ đứng đầu lớp về môn ngữ văn, tôi đã bao lần thầm trách cô chủ nhiệm lớp sao không cho tôi làm liên đội trưởng của trường. Lúc mười lăm tuổi, khi tôi chỉ là học sinh đứng đầu của một trường trung học vô danh, tôi đã bao lần mơ đến việc sẽ trở thành một học sinh xuất sắc của trường Trung học Hoa Trung.

Từ bé đã không biết đến trời cao đất dày là gì, luôn mơ tưởng đến những thứ vượt quá khả năng của bản thân, tôi tự biết cuộc đời mình sẽ có nhiều bi kịch, tôi biết rõ điều này, biết rõ hơn ai hết.

Thế nhưng, tình yêu lại là một ngoại lệ. Trong tình yêu, tôi chưa bao giờ mơ tưởng cái gì. Anh yêu tôi, chỉ một ngày thôi tôi đã cảm thấy vô cùng mãn nguyện. Anh đã yêu tôi một năm, chắc chắn anh cảm thấy chán, tôi cũng vậy. Anh nói anh yêu tôi một đời ư? Anh cho tôi là con ngốc à? Anh coi tôi là con điên sao? Tôi chẳng bao giờ tin vào điều đó.

Tôi nói như vậy các bạn đừng bao giờ nghĩ rằng tôi không tin vào tình yêu. Tôi rất tin. Thật đấy, ít ra đã rất tin. Câu chuyện này nói dễ nghe một chút thì là mỗi con người đều có lúc có những tình cảm rất thơ ngây. Còn nói không dễ nghe thì mỗi con người đều có những lúc ngốc nghếch.

Những năm tháng thơ ngây dùng để tưởng nhớ về một thời đã xa, không có mối quan hệ gì với cuộc sống khi đã trưởng thành cả.

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP  DUNG SAI

CÂU 1: THẾ NÀO LÀ TÍNH ĐỔI LẪN CHỨC NĂNG? Ý NGHĨA CỦA NÓ ĐỐI VỚI SẢN XUẤT?

TL:

Khái niệm:

Đổi lẫn( Lắp lẫn) là tính chất của chi tiết có khả năng  thay thế bằng các chi tiết cùng loại mà không cần phải lựa chọn và sửa chữa gì mà vẫn đảm bảo yêu cầu kỹ thuật.

Gồm có: Đổi lẫn hoàn toàn và đổi lẫn không hoàn toàn

Đổi lẫn hoàn toàn: trong 1 loạt chi tiết cùng loại nếu tất cả các chi tiết có thể thay thế với nhau, đổi lẫn hoàn toàn phải có độ chính xác gia công cao nên giá thành cao.

Đổi lẫn không hoàn toàn: nếu chỉ có 1 chi tiết trong loạt chi tiết đó không có tính chất lắp lẫn. Lắp lẫn không đòi hỏi chính xác cao nên giá thành hạ hơn.

Ý nghĩa:

Đổi lẫn chức năng có vai trò quan trọng trong đời sống, sản xuất và mặt kinh tế:

-         Thuận tiện cho việc sửa chữa và thay thế các CTM

-         Tạo Dk thuận lợi cho việc sản xuất dự trữ CTM để thay thế

-         Chuyên môn hóa sản xuất

-         Nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm

-         Hạ giá thành sản phẩm

CÂU 2: PHÂN BIỆT KÍCH THƯỚC DANH NGHĨA, KÍCH THƯỚC THỰC, KÍCH THƯỚC GIỚI HẠN? CHO VÍ DỤ?

                                                     TL:

Kích thước danh nghĩa (dDN, DDN ): là kích thước được tính toán xuất phát từ chức năng làm việc của CTM, sau đó quy tròn với giá trị gần đúng nhất với dãy kích thước tiêu chuẩn.VD: sau khi tính toán ra kích thước của chi tiết là 39.875 mm sau đó quy chuẩn với giá trị tiêu chuẩn thì có được kích thước danh nghĩa là 40mm.

Kích thước thực(dth, Dth ): là các kích thước được đo trực tiếp trên CTM với dụng cụ đo và sai số cho phép của thước. VD: khi gia công được 1 CTM và lấy thước đo được kết quả là 25.85mm thì đó chính là kích thước thực của CTM.

Kích thước giới hạn: khi gia công CTM nào đó cần phải qui đinh phạm vi cho phép của sai số chế tạo cho kích thước CTM đó. Phạm vi ấy gọi là được giới hạn bởi 2 kích thước: Kích thước giới hạn lớn nhất(dmax, Dmax ) và Kích thước giới hạn nhỏ nhất(dmin, Dmin ) VD: cho Ф40+0.03 mm  kích thước giới hạn lớn nhất là 40.03mm, kích thước giới hạn nhỏ nhất là 40mm

CÂU 3: KHÁI NIỆM CỦA SAI LỆCH GIỚI HẠN VÀ SAI KÍCH THƯỚC? CHO VÍ DỤ?

TL:

Khái niệm:

Sai lệch giới hạn: Là hiệu đại số giữa kích thước giới hạn và kích thước danh nghĩa của CTM:

·        Sai lệch giới hạn trên: Là hiệu đại số giữa kích thước giới hạn lớn nhất và kích thước danh nghĩa: Đối với trục: es= dmax  - dDN ; Đối với lỗ: ES = Dmax - DDN

·        Sai lệch giới hạn dưới: Là hiệu đại số giữa kích thước giới hạn nhỏ nhất và kích thước danh nghĩa: Đối với trục: ei= dmin  - dDN ; Đối với lỗ: ES = Dmin - DDN

Sai lệch kích thước: là hiệu đại số giữa kích thước giới hạn lớn nhất và kích thước giới hạn nhỏ nhất ký hiệu là Td(D): Đối với trục: Td = dmax – dmin = es - ei;

đối với lỗ: T­D = Dmax – Dmin = ES – EI

VD: cho Ф40+0.03 mm  kích thước giới hạn lớn nhất là 40.03mm, kích thước giới hạn nhỏ nhất là 40mm, dung sai kích thước là T = 300µm

CÂU 4: KHÁI NIỆM VỀ LẮP GHÉP? THẾ NÀO LÀ LẮP GHÉP CÓ ĐỘ HỞ? CHẶT VÀ TRUNG GIAN? CHO VÍ DỤ?

TL:

Khái niệm về lắp ghép: 2 hay một số chi tiết phối hợp với nhau một cách cố định hoặc di động thì tạo thành 1 mối lắp ghép. Những bề mặt mà  dựa theo chúng các chi tiết phối hợp với nhau gọi là bề mặt lắp ghép. Bề mặt lắp ghép thường là bề mặt bao bên ngoài và bề mặt bị bao bên trong. Kích thước bề mặt bao KH là D, kích thước bề mặt bị bao là d. kích thước danh nghĩa của lắp ghép là chung cô cả beef mặt bao và bị bao: DN = dn.

Các loại lắp ghép thường được sử dụng là: Lắp ghép bề mặt trơn; lắp ghép côn trơn; lắp ghép ren; lắp ghép truyền động bánh răng.

Nhóm lắp lỏng: Kích thước bề mặt bao luôn lớn hơn bề mặt bị bao. KH là S và được tính như sau: S = D – d

Độ hở lớn nhất: Smax = Dmax - dmin = ES - ei

Độ hở nhỏ nhất: Smin = Dmin - dmax  = EI - es

Độ hở trung bình: Sm  = ( Smax + Smin ) / 2

Dung sai độ hở: TS  = TD + Td  

Nhóm lắp lỏng: Kích thước bề mặt bao luôn nhỏ hơn bề mặt bị bao. KH là N và được tính như sau: N = d – D ( độ dôi)

Độ dôi lớn nhất: Nmax = dmax - Dmin = es - EI

Độ dôi nhỏ nhất: Nmin = dmin - Dmax  = ei - ES

Độ dôi trung bình: Nm  = ( Nmax + Nmin ) / 2

Dung sai độ dôi: TN  = TD + Td  

Nhóm lắp trung gian: miền dung sai kích thước của bề mặt bao và bề mặt bị bao xen lẫn với nhau. Như vậy kích thước bề mặt bao được phép dao động trong phạm vi có thể lớn hơn hoặc nhỏ hơn kích thước bề mặt bị bao và lắp ghép nhận được có thể là độ dôi hoặc độ hở.

Trường hợp nhận lắp ghép có độ hở lớn nhất: Smax = Dmax – dmin  = ES – ei

Trường hợp nhận lắp ghép có độ dôi nhỏ nhất: Nmin = dmax – Dmin  = es – EI

CÂU 5: BIỂU DIỄN SƠ ĐỒ MIỀN PHÂN BỐ DUNG SAI CỦA LẮP GHÉP VÀ Ý NGHĨA CỦA BIỂU DIỄN MIỀN PHÂN BỐ DUNG SAI?

TL:

Ý nghĩa: để đơn giản và thuận tiện cho tính toán người ta biểu diễn lắp ghép dưới dạng sơ đồ phân bố miền dung sai.

Cách xây dựng sơ đồ miền phân bố dung sai: dùng hệ trục tọa độ vuông góc với trục tung biểu thị sai lệch của kích thước giới hạn tính theo micromet, trục hoành biểu thị vị trí của kích thước danh nghĩa. Ứng với vị trí trên trục hoành kích thước dung sai bằng 0; bên dưới trục hoành gọi là sai lệch âm; bên trên trục hoành gọi là sai lệch dương. Miền bao gồm giữa 2 sai lệch giới hạn là miền dung sai kích thước, được biểu diễn bang hình chữ nhật.

CÂU 6: SAI SỐ GIA CÔNG VÀ QUI LUẬT PHÂN BỐ CỦA KÍCH THƯỚC GIA CÔNG?

TL:

Sai số kích thước khi gia công: là lượng chênh lệch giữa các kích thước chi tiết khi gia công xong so với kích thước của chi tiết trên bản vẽ. Sai số này do nhiều nguyên nhân: Độ chính xác của máy, đồ gá bị mòn; độ chính xác của dụng cụ cắt; độ chính xác của dụng cụ đo; biến dạng do kẹp chặt; độ cứng vững của hệ thống máy làm CTM; biến dạng nhiệt và ứng suất bên trong;..

CÂU 7: CÁC HỆ THỒNG LẮP GHÉP?

TL:

Hệ thống lỗ cơ bản: là hệ thống các kiểu lắp ghép mà vị trí của miền dung sai lỗ là cố định, còn muốn được các kiểu lắp có đặc tính khác nhau ta điều chỉnh vị trí của miền dung sai trục so với kích thước danh nghĩa. Sai lệch lỗ cơ bản KH là H và ứng với sai lệch giới hạn sau: H: ES = +TD  ; EI = 0; TD là dung sai kích thước lỗ cơ bản, được xác định tùy thuộc vào cấp chính xác và kích thước danh nghĩa.

Hệ thống trục cơ bản: là hệ thống các kiểu lắp ghép mà vị trí của miền dung sai trục là cố định, còn muốn được các kiểu lắp có đặc tính khác nhau ta điều chỉnh vị trí của miền dung sai lỗ so với kích thước danh nghĩa. Sai lệch trục cơ bản KH là h và ứng với sai lệch giới hạn sau: h: es = 0 ; ei = - Td ; Td là dung sai kích thước trục cơ bản, được xác định tùy thuộc vào cấp chính xác và kích thước danh nghĩa.

Sai lệch cơ bản: là sai lệch xác định vị trí của miền dung sai so với kích thước danh nghĩa. Nếu miền dung sai nằm ở phía trên  kích thước danh nghĩa thì SLCB là sai lệch dưới (ei or EI), còn nếu miền dung sai nằm ở phía dưới kích thước danh nghĩa thì SLCB là sai lệch trên (es or ES).

CÂU 8: CỌN KIỂU LẮP GHÉP TIÊU CHUẨN CHO MỐI GHÉP KHI THIẾT KẾ?

TL:

Để quyết định kiểu lắp ghép cho mối ghép người ta thường tiến hành theo 2 phương pháp:

-         Chọn kiểu lắp dựa theo kinh nghiệm, túc là thừa kế các thiết kế đã có sẵn hoặc tham khảo các tài liệu kỹ thuật.

-         Trong trường hợp cần thiết người ta phải tính toán chính xác và đưa ra phương án lắp ghép.

Chọn kiểu lắp ghép lỏng tiêu chuẩn: đặc tính của nhóm lắp ghép lỏng là luôn đảm bảo độ hở S = D – d. Với đặc tính ấy lắp lỏng thường được sử dụng trong trường hợp 2 chi tiết lắp ghép chuyển động tương đối với nhau hoặc khi cần độ chính xác định tâm cao, tháo lắp dễ dàng. Các kiểu lắp ghép H7/h6, H8/h7, H8/h8 có độ hở rất nhỏ và độ chính xác cao, độ hở nhỏ nhất bằng 0; các kiểu lắp H7/g6, G7/h6 có độ hở nhỏ; H7/f7, F8/h6 có độ hở trung bình; H9/d9, H8/d9 có độ dung sai lớn độ chính xác không cao.

Chọn kiểu lắp ghép chặt tiêu chuẩn: Lắp ghép được sử dụng với các mối ghép cố định không tháo được và không có chi tiết kẹp chặt. Tính toán lắp ghép có độ dôi nhằm dảm bảo độ bền của mối ghép, nghĩa là giữa các chi tiết bị bao và bao không có dịch chuyển tương đối, đồng thời sức bền của các chi tiết không bị phá hỏng. 2 yêu cầu trên đã đặt ra cho tính toán 2 nhiệm vụ:

-         Xác định độ dôi cho phép nhỏ nhất để truyền được tác dụng ngoại lực.

-         Xác định độ dôi cho phép lớn nhất để không gây biến dạng dẻo cho chi tiết lắp ghép.

Kiểu lắp H7/p6, P7/h6 có độ dôi rất nhỏ dùng cho các mối ghép truyền mô-men xoắn nhỏ. Kiểu lắp H7/r6, H7/s6 là các kiểu lắp ghép có độ dôi vừa phải; Kiểu lắp ghép H7/u7, H8/u8 có độ dôi lớn và độ chính xác không cao lắm.

Chọn kiểu lắp ghép trung gian tiêu chuẩn: Chọn kiểu lắp ghép trung gian thường được tiến hành theo kinh nghiệm. việc tính toán ít được tiến hành mà chủ yếu được nghiệm lại. Nếu có tính toán thì tính xác xuất hiện độ dôi và độ hở của lắp ghép; Tính toán độ hở lớn nhất theo độ lệch tâm cho phép. Các kiểu lắp ghép H7/js7, Js7/h6 thường cho độ hở và độ dôi lớn; Kiểu lắp ghép H7/k6, K7/h6 là kiểu lắp ghép trung gian phổ biến nhất, khi thực hiện theo mối ghép này thì thường nhận được độ dôi lớn hơn độ hở; Kiểu lắp ghép H7/n6, N7/h6 là mối ghép bền chắc nhất trong các kiểu lắp trung gian, thực tế không xuất hiện độ hở. Độ dôi tương đối lớn nên khi tháo lắp cần 1 lực lớn để tháo.

CÂU 9: NÊU CÁC LOẠI DUNG SAI HÌNH DẠNG VÀ VỊ TRÍ BỀ MẶT; ĐỘ NHÁM BỀ MẶT?

TL:

Sai lệch hình dạng:

-         Sai lệch độ tròn: Là khoảng cách lớn nhất từ các điểm của Profine thực tới vòng tròn áp.

-         Sai lệch profine mặt cắt dọc: là khoảng cách lớn nhất từ các điểm của Profine thực tới Profine áp.

-         Sai lệch độ trụ: là khoảng cách lớn nhất từ các điểm thuộc mặt Profine thực tới mặt trụ áp.

-         Sai lệch độ phẳng: là khoảng cách lớn nhất từ mặt Profine thực tới mặt phẳng áp trong giới hạn phần chuẩn L.

-         Sai lệch độ thẳng: là khoảng cách lớn nhất từ Profine thực tới đường thẳng áp trong giới hạn phần chuẩn L.

Sai lệch về vị trí bề mặt:

-         Sai lệch song song của mặt phẳng: Là hiệu giữa khoảng cách lớn nhất và nhỏ nhất giữa 2 mặt phẳng áp.

-         Sai lệch độ vuông góc của các mặt phẳng: là sai lệch góc giữa các mặt phẳng so với góc vuông, biểu thị bằng đơn vị dài Delta trên chiều dài phần chuẩn.

-         Sai lệch về độ đồng trục: là khoảng cách lớn nhất giữa mặt phẳng đối xứng của phần tử được khảo sát và mặt phẳng đối xứng của phần tử chuẩn.

-         Sai lệch độ giao trục: là khoảng cách nhỏ nhất giữa 2 đường tâm danh nghĩa.

-         Sai lệch độ đối xứng: là khoảng cách lớn nhất Delta giữa mặt phẳng đối xứng của phần tử khảo sát so với mặt phẳng đối xứng được chọn làm chuẩn.

-         Sai lệch độ tâm: là khoảng cách lớn nhất giữa tâm đang xét so với tâm được gọi là chuẩn.

-         Sai lệch độ đảo hướng kính: là hiệu khoảng cách lớn nhất và nhỏ nhất từ các điểm trên Profine thực của bề mặt quay đến đường tâm chuẩn trong mặt phẳng vuông góc với đường tâm chuẩn.

-         Sai lệch độ đảo mặt mút: Là hiệu khoảng cách lớn nhất và nhỏ nhất của mặt phẳng mút so với đường chuẩn vuông góc đường tâm.

Nhám bề mặt:

-         Sai lệch trung bình số học Profine Ra: là trung bình số học các giá trị tuyệt đối của sai lệch biên dạng trong giới hạn chiều dài chuẩn. Sai lệch (y) là khoảng cách từ các điểm trên Profine thực đến trục trung bình.

-         Sai lệch chiều cao mấp mô theo 5 điểm cao nhất và 5 điểm thấp nhất so với đường làm chuẩn Rz: là tổng trung bình cộng của 5 đỉnh cao nhất so với đường chuẩn và 5 đỉnh thấp nhất so với đường chuẩn.

CÂU 10:  CHO BIẾT CÁC QUI ĐỊNH VỀ DUNG SAI THEN; THEN HOA; Ổ LĂN?

TL:

Then:

-         Dung sai: Lắp ghép then được sử dụng rất phổ biến, để cố định các chi tiết lắp ghép trục như bánh răng, bánh đai, tay quay,.. và thực hiện chức năng truyền mô men xoắn hoặc dẫn hướng chính xác các chi tiết cần di trượt dọc trục. Then có nhiều loại: then bằng, then bán nguyệt, then hoa răng chữ nhật. Các kích thước và lắp ghép của then được qui định theo tiêu chuẩn TCVN4216 ÷ 4218 – 86.

-         Lắp ghép then: tùy chức năng của mối ghép mà ta có thể chọn kiểu lắp ghép tiêu chuẩn như sau:

+) TH bạc cố định trên trục ta chọn kiểu lắp ghép mà có độ dôi lớn với trục và có độ dôi nhỏ so với bạc để tạo điều kiện tháo lắp dễ dàng.

+) TH then dẫn hướng, bạc di trượt dọc trục, ta chọn kiểu lắp mà có độ hở lớn với bạc đảm bảo bạc di chuyển dọc trục dễ dàng.

+) TH mối ghép then có chiều dài lớn, ta chọn kiểu lắp ghép mà có độ hở với rãnh trục và rãnh bạc. Độ hở của lắp ghép nhằm bồi thường cho sai số vị trí rãnh then.

Then hoa:

- Trong thực tế khi cần truyền mô men xoắn lớn và yêu cầu độ chính xác định tâm cao giữa trục và bạc thì mối ghép then không đáp ứng được mà phải sử dụng mối ghép then hoa

   Mối ghép then hoa có nhiều loại: then hoa răng hình chữ nhật, răng hình thang, răng tam giác, răng thân khai. Nhưng phổ biến nhất là then hoa dạng răng chữ nhật. Với loại then này chức năng truyền lực được bề rộng rãnh then hoa hình chữ nhật (b), còn để đảm bảo độ đồng tâm và trục thì cần thực hiện theo đường kính D của then hoa chữ nhật. Thường thì sử dụng phương pháp làm đồng tâm theo D vì nó kinh tế hơn. Còn phương pháp cần độ chính xác cao và độ rắn bề mặt chi tiết bạc quá cao thì phải chọn phương pháp làm đồng tâm theo d, còn làm đồng tâm theo b thì ít dùng vì độ đồng tâm thấp.

- Lắp ghép then hoa chỉ được thực hiện theo  2 trong 3 yếu tố kích thước d, D, b

+) Khi thực hiện đồng tâm theo D thì lắp ghép theo D và b.

+) Khi thực hiện đồng tâm theo d thì lắp ghép theo d và b.

+) Khi thực hiện đồng tâm theo b thì lắp ghép chỉ theo b.

Ổ lăn

- Ố lăn là một bộ phận của máy đã được chế tạo theo tiêu chuẩn và chế taoj sẵn. Khi thiết kế chế tạo các thiết bị dụng cụ, người ta chỉ mua về và sử dụng. Cấu tạo ổ lăn gồm 3 chi tiết: Vòng trong, vòng ngoài và con lăn.  Theo tiêu chuẩn TCVN1484 – 85 thì ổ lăn có các cấp chính xác sau: 0,6,5,4,2 ( tăng dần).

- Ổ lăn với trục theo bề mặt trụ trong của vòng trong và lắp với lỗ thân hộp theo bề mặt trụ ngoài của vòng ngoài. Đây là các lắp ghép trụ trơn, vì vậy miền dung sai kích thước trục và lỗ được chọn theo tiêu chuẩn lắp ghép bề mặt trơn. Miền dung sai kích thước các bề mặt lắp ghép của ổ lăn (d và D) là không đổi và đã được xác định khi đã chế tạo. Còn khi sử dụng ổ lăn, người thiết kế phải thay đổi miền dung sai trục và lỗ thân hộp để được các kiểu lắp ghép có đặc tính phù hợp với điều kiện làm việc. Việc chọn kiểu lắp ghép ổ lăn cũng chính là chọn miền dung sai kích thước trục và lỗ thân hộp.

- Chọn kiểu lắp ghép trục với vòng trong thân hộp với vòng ngoài phụ thuộc chủ yếu vào đặc tính và dạng tải trọng tác dụng lên các vòng của ổ lăn. Dạng tải trọng tạc dụng lên  các vòng ổ lăn bao gồm: dạng tải trọng chu kì, dạng tải trọng cục bộ và dạng tải trọng dao động.

+) Dạng tải trọng Chu kỳ: tải trọng lần lượt tác dụng lên khắp các đường lăn của ổ và lặp lại sau mỗi chu kì của ổ. Vòng chịu tải chu kì thường được ;ắp có độ dôi để duy trỳ trạng thái tác dụng đều đặn của lực lên khắp đường lăn làm cho vòng lăn mòn đều, nâng cao độ bền của ổ.

+) Dạng tải trọng cục bộ và dao động: Tải trọng chỉ tác dụng lên một phần đường lăn còn các phần khác thì không nên mòn cục bộ. Vòng chịu tải cục bộ và dao động thường được lắp có độ hở đẻ dưới tác động của va đập và chấn động, vòng ổ lăn bị xê dịch đi, miền chịu lực thay đổi làm cho vòng lăn mòn đều hơn nâng cao độ bền.

CÂU 12: KHÁI NIỆM CHUỖI KÍCH THƯỚC VÀ PHÂN LOẠI CHUỖI KÍCH THƯỚC?

TL:

Khái niệm chuỗi kích thước: là một tập hợp các kích thước có quan hệ lẫn nhau tạo thành một vòng kín và xác định vị trí các bề mặt( hoặc đường tâm) của một hoặc một số chi tiết. Như vậy để hình thành chuỗi kích thước phải có 2 điều kiện: Các kích thước quan hệ nối tiếp với nhau và tạo thành 1 vòng kín.

Phân loại:

-         Chuỗi kích thước chi tiết: Các kích thước của chuỗi còn gọi là khâu, thuộc về 1 chi tiết.

-         Chuỗi kích thước lắp: Các khâu của chuỗi là kích thước các chi tiết khac nhau lắp ghép trong bộ phận máy hoặc máy.

Về mặt hình học người ta còn phân loại chuỗi thành: Chuỗi đường thẳng, chuỗi mặt phẳng, chuỗi không gian.

10. Rung động đầu đời

Giờ ra chơi, Hứa Lật Dương hỏi thăm vết thương ở tay của tôi.

"Tay cậu làm sao thế?"

"Tớ không cản thận nên bị đứt tay." Tôi trả lời đơn giản cho qua chuyện. Nào ai biết nguyên nhân sâu xa cảu vết thương này thật khó có thể nói ra. Tôi rất sợ Hứa Lật Dương sau khi biết được gia cảnh thật của tôi sẽ coi thường và ghét bỏ tôi, coi thường đứa con gái có đầu óc bất thường do người mẹ có đầu óc bất thường sinh ra.

Tôi cúi mặt xuống, trộm nhìn ánh mắt quan tâm, dịu dàng của Hứa Lật Dương.

Kể từ ngày hôm đó, ngày nào tôi cũng nghĩ đến cậu ấy.

Trong giờ học thì nghĩ xem liệu cậu ấy đang chăm chú nghe thầy cô giáo giảng bài hay lại đang ngẩn người ra sau lưng tôi. Lúc về nhà thì nghĩ không biết giờ này cậu ấy đang làm bài gì, đang đánh bóng rổ hay đi một mình về nhà và thi thoảng liệu cậu ấy có nghĩ đến tôi không?

Chúng tôi bắt đầu nói chuyện với nhau, nhưng rất ít.

Trong thế gian này, chúng tôi được định mệnh sắp đặt cho gặp nhau và thương yêu nhau.

Tôi tin rằng từ sau chuyện lọ thuốc Vân Nam, Hứa Lật Dương cũng bắt đầu cảm nhận được tình cảm tôi dành cho cậu ấy.

Và cùng lúc đó, tôi cũng nhận ra chút thay đổi trong cách cư xử của cậu ấy đối với tôi.

Ví dụ nếu so với lúc trước thì giờ đây cậu ấy nói chuyện với tôi dịu dàng hơn rất nhiều, hay đôi lúc ánh mắt hai chúng tôi gặp nhau, cậu ấy cũng đỏ ửng mặt y như tôi vậy.

Đối với tôi, lúc cậu ấy cười trông hệt như bông hoa đang nở còn lúc cậu ấy chau mày trông lại giống bông hoa vừa tàn. Chỉ có điều suy nghĩ đó, cậu ấy không hề hay biết.

Thế giới một mình. Sân khấu một mình. Biểu diễn một mình. Vui buồn một mình.

Tuy chúng tôi chưa ai nói câu: "Tớ thích cậu."

Tuy chúng tôi chưa bao giờ ngồi riêng với nhau.

Tuy chúng tôi chưa hề nắm tay nhau.

Nhưng ngoài việc học ra, trong đầu tôi toàn là những suy nghĩ về cậu ấy: từng vui buồn, từng cử chỉ.

Lúc đó những cảm xúc đầu đời bắt đầu xuất hiện trong đầu của một cô thiếu nữ mới lớn như tôi, có thật nhiều tình cảm và thời gian cho chúng tôi bày tỏ, và đủ để cho chúng tôi chờ đợi tình cảm đó nở hoa kết trái.

Tôi bắt đầu điên cuồng để ý đến việc cậu ấy nói chuyện với người con gái nào. Hằng ngày, vừa bước chân vào lớp, ánh mắt đầu tiên của tôi chắc chắn sẽ hướng về chỗ ngồi của cậu ấy, xem cậu ấy đã đến chưa, đang làm gì, đang nói chuyện với ai. Nếu như cậu ấy đang nói chuyện với một người con gái hoặc có một người con gái chạy đến bên cạnh chỗ ngồi của cậu ấy để bắt chuyện thì cả ngày hôm đó, tâm trạng của tôi sẽ không vui, không thèm quan tâm, không thèm nói chuyện với cậu ta. Khi phát hiện ra những điều đó, tôi ngạc nhiên vì không hiểu từ lúc nào tôi lại bắt đầu quan tâm tới một người nhiều đến thế.

Thực ra nếu như cậu ấy chỉ nói chuyện với Châu Hảo thôi thì không sao. Dù Châu Hảo có tán gẫu, đong đưa cậu ấy thì tôi vẫn có thể miễn cưỡng chấp nhận được. Nếu có tức gì thì trút lên đầu Châu Hảo. Bởi vì tôi biết cậu ấy không thể nào thích Châu Hảo, không bao giờ có khả năng đó. Tôi quả thực không có lòng tin ở Châu Hảo.

Người mà tôi không thể chịu đựng được không phải là Châu Hảo mà là những đứa con gái xinh đẹp khác, đặc biệt là đứa xinh nhất lớp, Đoạn Tiểu Ngữ.

Ở trường trung học, nếu như một đứa con gái không chỉ xinh đẹp mà còn nhanh nhẹn, hoạt bát, hơn nữa học lại rất giỏi, nhà cửa đàng hoàng thì đứa con gái đó sẽ luôn nổi tiếng. Đoạn Tiểu Ngữ khi đó chính là một "hot girl" không những ở lớp mà còn là của cả trường tôi.

Tôi không thể trở thành nhân vật tiêu điểm như vậy. Nếu các bạn đã đọc kỹ phần trước tôi viết thì chắc các bạn cũng biết rằng tôi không thể trở thành một nhân vật như thế. Nói hay hơn chút nữa là tôi sống khá nội tâm. Còn nói tệ hơn một chút nữa là tôi thuộc tuýp người tẻ nhạt.

Tôi không thể đùa vui, hội nhập với tất cả lũ con trai, không thể lúc nào cũng tươi cười chào đón tất cả bọn họ. Tuy tôi cũng rất muốn trong giờ học có vài bạn trai réo rắt gọi tên tôi ngoài hành lang rồi sau đó cười chạy mất. Tuy tôi cũng rất muốn trên đường tan học về, đằng sau lưng sẽ có những tiếng thì thầm to nhỏ, dường như cố tình để cho tôi nghe thấy "Nhìn kìa, kia chính là ai ai ai đó, nghe nói ai ai ai đó thích cô ta. Thầy cô giáo cũng rất yêu quý cô ta."

Khi đó, tôi hầu như lúc nào cũng đứng đầu lớp. Đoạn Tiểu Ngữ và Hứa Lật Dương cũng nằm trong top 10, còn Châu Hảo thì đứng trong top 5 đếm ngược từ dưới lên cùng với mấy đứa đúp lại tranh nhau ngôi vị đội sổ.

Nhưng cũng phải nói thật là tôi rất ngưỡng mộ Đoạn Tiểu Ngữ. Cô ta luôn rạng rỡ hơn tôi. Ngày nào cô ấy cũng tươi cười, hầu như với tất cả mọi người, đặc biệt là hội con trai luôn thích nói chuyện và chơi đùa với cô ấy. Cô ấy có rất nhiều bạn và được hội bạn đó tâng bốc hệt như công chúa. Trong đó có một đứa dáng rất cao và thô nhưng lại thích mặc những chiếc váy hoa nhỏ li ti cũ cũ bẩn bẩn. Ngày nào nó cũng cùng đi học và về nhà với Đoạn Tiểu Ngữ.

Ánh mắt Ngô Tam Cúc nhìn Đoạn Tiểu Ngữ luôn thành kính và sùng bái. Mọi người đều nói là Ngô Tam Cúc lẽo đẽo đi theo Đoạn Tiểu Ngữ là vì để hàng ngày được ăn ké những đồ ăn vặt linh tinh mà Đoạn Tiểu Ngữ mang đến lớp. Nào là bánh gatô, nào là những thanh chocolate Đức to, rồi những hộp sữa chưa lô hội, sữa chua dâu tây... Nhưng tôi biết không phải là như vậy bởi vì bạn bè của Đoạn Tiểu Ngữ rất nhiều, Trong lớp luôn có mấy đứa con gái cả ngày lẽo đẽo theo nó, những lợi ích đó liệu chia được cho Ngô Tam Cúc mấy phần?

Có mấy lần tôi thấy Đoạn Tiểu Ngữ lấy từ trong cặp ra một đống kẹo chocolate, đám con gái đó mỗi người đều được chia một cái nhưng Ngô Tam Cúc thì chẳng được gì. Lúc ở trường có buổi biểu diễn, Đoạn Tiểu Ngữ và mấy đứa con gái khác cùng nhau tập múa, tôi lúc đó cũng tham gia đội múa. Hằng ngày, sau khi tan học Ngô Tam Cúc ôm hết quần áo và cặp sách của mấy đứa đó đứng ngoài cổng. Sau khi tập xong, Đoạn Tiểu Ngữ vô tư cấm lấy quần áo và cặp sách, không hề cảm ơn lấy một cậu. Không những thế mà còn trách móc sao Ngô Tam Cúc tại sao không mua nước cho cô ta.

Vì thế, tôi biết Ngô Tam Cúc không bao giờ muốn lợi dụng Đoạn Tiểu Ngữ về tiền bạc cả, còn Đoạn Tiểu Ngữ thì rõ ràng chỉ coi Ngô Tam Cúc là một người hầu chứ chẳng hề coi cô ta là một người bạn.

Sau này lớn lên, tôi thường nghĩ không hiểu sao lúc nhỏ những người con gái xấu xí, bình thường lại rất hay bám đuôi, phục vụ những đứa con gái xinh đẹp và kiêu ngạo như công chúa. Có lẽ là bởi lúc đó họ quá ngây thơ, luôn sùng bái những có những thứ mà họ không có được, coi những người đó như thần thánh. Mọi thứ mà chúng ta thích đều là thần thánh, đều hoàn mỹ cả. Chúng ta cam tâm tình nguyện cống hiến, tự hạ thấp địa vị của mình, tất cả mọi cố gắng đều là để lý tưởng hoá những ước mơ. Cho dù chỉ vừa chạm tới ước mơ đó thôi cũng thấy vô cùng hoan hỉ. Vì thế ở đây, việc ngày ngày bên cạnh những đứa con gái xinh đẹp và kiêu ngạo như công chúa cũng giống với việc dường như họ đang tiến gần đến cái đích để làm con người hoàn thiện như trong mơ ước. Ngày nhỏ, chúng ta đều đã từng ngưỡng mộ những đứa con gái vô cùng kiêu ngạo kia.

Khi lớn lên, mọi thứ vẫn vậy, chỉ có điều cái lợi lộc mà điều đó đem đến thường nhiều hơn. Giống như vậy những người lớn lao tâm khổ tứ nghĩ mọi cách để được gần những người nổi tiếng, giàu có và thành công. Chỉ có điều nó đã không còn là sự thành kính được lý tưởng hoá của thời trơ bé nữa mà là từng bước, từng bước thực hiện những kế hoạch để giành được những thứ mà bạn muốn.

So với Đoạn Tiểu Ngữ, tôi thấy mình vô cùng cô đơn. Tôi chẳng có bạn bè. Tuy cũng có đứa ở cùng lớp muốn gần gũi chơi thân với tôi nhưng tôi luôn có tinh thần cảnh giác trước những người có ý định muốn gần với tôi. Tôi đã quá quen với việc cuộn mình lại, chìa những chiếc gai nhọn hoắt ra phía mọi người.

Có thể bạn hỏi tại sao tôi lại như vậy? Tôi cũng chẳng biết nữa. Tôi chỉ luôn cảm thấy rất tự ti, cho dù người khác có luôn ngưỡng mộ sựu ưu tú của tôi thì tôi vẫn cảm thấy mình cô đơn, không được cảm thông, không được yêu thương và sợ người khác sẽ làm tổn thương mình.

Cho dù tôi biết rằng không phải ai cũng xấu xa, không phải ai cũng có ý định làm hại tôi nhưng cái cảm giác cô đơn đó đã sớm ăn sâu vào tận xương tuỷ. Tôi không biết mình phải làm thế nào để thay đổi nó, rũ bỏ được nó.

Tôi còn ngưỡng mộ Đoạn Tiểu Ngữ vì cô ấy không cần dành quá nhiều thời gian cho học tập mà vẫn giữ được kết quả tốt trong suốt thời gian qua. Tôi thì không như thế. Cả cuộc sống của tôi, ngoài Hứa Lật Dương và mẹ, tôi dành tất cả cho mỗi việc học mà thôi. Tôi thấy mình khá thông minh, nhưng đáng tiếc không phải là dạng thiên tài thông minh tuyệt đỉnh, vì thế tôi chỉ không ngừng cố gắng chăm chỉ học hành mới có thể giữ vững được vị trí đứng đầu lớp.

Do cũng không quá tối dạ, lại vô cùng chăm chỉ, vì thế kết quả học tập của tôi rất xuất sắc. Xuất sắc đến độ các môn thi như Toán, tiếng Anh, tôi đúng là một cao thủ thi cử, mỗi kì thi không phải giành số điểm tuyệt đối mà là muốn cao bao nhiêu điểm thì sẽ được bấy nhiêu.

Còn cao thủ tình trường thực sự không phải như giày dép hỏng rồi mới vất đi mà là muốn đá thì đá, muốn bị đá thì bị đá. Đó mới thực sự là cảnh giới của cao thủ. Người bình thường đều không thể đạt được đến cảnh giới đó, vì thế người bình thường đều cảm thấy cách nói này có đôi chút biến thái. Điều này tôi có thể hiểu được.

Do có kết quả học tập xuất sắc nên đứa con gái có tính cách khép kín như tôi mới nhận được sự ngưỡng mộ của đại đa số học sinh trong lớp trừ Đoạn Tiểu Ngữ ra.

Đa số con người sống trong hầu hết các môi trường sống đều giống bạn, giống tôi, không phải là người thông minh nhất, cũng không phải là người xinh đẹp nhất, càng không phải là người giàu có nhất. Nói tóm lại, chúng ta không phải là người giỏi nhất về một phương diện nào đó trong một tập thể. Ngưỡng mộ cũng chẳng để làm gì, thứ duy nhất hữu ích mà chúng ta có thể lựa chọn là làm tốt nhất những gì mà bản thân có thể cho mình được tốt nhất. Làm được điều đó thì có ngày bạn phát hiện ra rằng hoá ra mình đã trở thành một người giỏi nhất về một phương diện nào đó trong tập thể, khiến cho người khác phải ngưỡng mộ, khiến cho người khác phải đố kị.

Từ nhỏ tôi đã biết rằng nếu tôi cứ tiếp tục cố gắng làm tốt nhất những gì mình có thể thì một ngày nào đó, tôi trở thành người con gái giỏi nhất trong mắt mọi người.

Trước khi Hứa Lật Dương vào lớp, sự ngưỡng mộ của tôi dành cho Đoạn Tiểu Ngữ chỉ đơn thuần là sự ngưỡng mộ mà thôi, thế nhưng đến khi một người như thế có mối quan hệ trực tiếp ảnh hưởng đến cuộc sống của tôi, hơn nữa ánh hào quang của cô ta dường như còn làm đau tôi thì sự ngưỡng mộ đó nhanh chóng thay đổi, dần dần biến thành sự hận thù và đố kị.

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top

Tags: #hehe